Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chuyên đề tổ chức bộ máy thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.68 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Sự cần thiết nghiên cứu........................................................................................1
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu.............................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................2

PHẦN 2. NỘI DUNG..........................................................................................4
I. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THANH TRA VỀ ĐẤT ĐAI....................................4
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ
ĐẤT ĐAI...................................................................................................................7
III. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH
TRA CHUYÊN NGÀNH ĐẤT ĐAI TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG......9

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................15
1. Kết luận..............................................................................................................15
2. Kiến nghị............................................................................................................ 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................16

i


PHẦN 1.
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Thanh tra là một nội dung không thể thiếu được của quản lý nhà nước, là
một giai đoạn trong chu trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả
của quản lý nhà nước. Nhiệm vụ trọng yếu có tính chất quyết định của công tác
Thanh tra là tìm ra các thiếu sót trong công tác quản lý, nhằm khắc phục kịp thời
những sơ hở, yếu kém, kiến nghị đề xuất những biện pháp đổi mới và nâng cao


hiệu quả quản lý, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm giúp các cơ quan quản lý
quản lý có hiệu quả hơn. Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý phải có thanh tra
và thanh tra phải phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước. Ở nước ta hiện nay,
công tác thanh tra ngày càng cần thiết và có một vai trò hết sức quan trọng để
quản lý nền kinh tế và góp phần quản lý xã hội. Do đó, việc đổi mới công tác
thanh tra mà nhất là đổi mới hệ thống tổ chức thanh tra trong bộ máy nhà nước
trong giai đoạn phát triển kinh tế theo xu hướng hội nhập và phát triển nền kinh
tế Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới là một công việc hết sức quan trọng.
Điều này phụ thuộc vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
tổ chức thanh tra. Việc làm rõ vị trí của cơ quan thanh tra là cơ sở để xác định
nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thanh tra, qua đó làm tốt nhiệm vụ quan
trọng, có tích chất quyết định của hoạt động thanh tra là “nhằm phát hiện sơ hở
trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi
phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của
pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Hiện nay, theo Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7
năm 2011, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra gồm cơ quan thanh tra nhà
nước và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Hệ


thống cơ quan thanh tra nhà nước (được quy định tại Khoản 1, Điều 4 Luật
Thanh tra năm 2010), bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan
ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện). Cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (được quy định cụ thể tại Điều 6, Điều 7
và Điều 8 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính

phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
và hoạt động thanh tra chuyên ngành), bao gồm: Tổng cục và tương đương, Cục
thuộc Bộ; Cục thuộc Tổng cục và tương đương; Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc
Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Tuy nhiên, hiện tại trong thực tế thì tổ chức thanh tra cấp Bộ còn vướng mắc và
chống chéo với tổ chức được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Đây là vấn đề cần được xem xét và có qui
định lại trong tổ chức thanh tra Bộ hiện nay.
Vì vậy, cần củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và hoạt động của thanh tra
tài nguyên và môi trường nói chung, tổ chức và hoạt động của thanh tra đất đai
nói riêng theo hướng thống nhất, đủ năng lực thực hiện các hoạt động thanh tra,
kiểm tra về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương.
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành về đất đai từ
Trung ương đến địa phương theo hướng thống nhất, đủ năng lực thực hiện các
hoạt động thanh tra, kiểm tra về quản lý và sử dụng đất đai theo chức năng và
nhiệm vụ được giao.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Thu thập và nghiên cứu các văn bản quy phạm
pháp luật và các tài liệu khác trong nước có liên quan tới các quy định về hệ
thống tổ chức thanh tra nói chung, hệ thống tổ chức thanh tra đất đai nói riêng.
Kế thừa có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án, đề
tài khoa học có liên quan.
2


- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn, trưng cầu ý kiến của các chuyên
gia có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh tra nói chung, thanh tra đất
đai nói riêng.
- Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phương pháp phân

tích, bình luận; phương pháp đánh giá, đối chiếu, so sánh, diễn giải, điều tra;
phương pháp tổng hợp, quy nạp...

3


PHẦN 2.
NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THANH TRA VỀ ĐẤT ĐAI
1. Trước ngày Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực (ngày 01/7/2011)
1.1. Tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
Theo Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường; Nghị định
số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 sửa đổi, bổ sung các
Điểm c, d, g, h và i Khoản 5, Điều 2 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04
tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng
8 năm 2010 sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04
tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 02
tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trường, thì ở cấp Bộ có:
- Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm có 07
phòng chuyên môn, trong đó có phòng 01 chuyên môn về đất đai và đo đạc bản
đồ;
- Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai có 03 phòng
chuyên môn: Phòng Thanh tra Hành chính và Tổng hợp, phòng Thanh tra Khiếu tố 1, phòng Thanh tra - Khiếu tố 2.

1.2. Tại Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
- Công tác thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường nói chung
và về đất đai nói riêng được giao cho Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
4


thực hiện;
- Công tác kiểm tra về đất đai do Chi cục đất đai (đối với Sở Tài nguyên
và Môi trường đã thành lập Chi cục đất đai) hoặc phòng Quản lý đất đai hoặc
phòng chuyên môn khác (đối với Sở Tài nguyên và Môi trường chưa thành lập
Chi cục đất đai) thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
2. Sau ngày Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực (ngày 01/7/2011)
2.1. Tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
Theo Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
nguyên và Môi trường được thay thế Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04
tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 19/2010/NĐ-CP
ngày 05 tháng 3 năm 2010 sửa đổi, bổ sung các Điểm c, d, g, h và i Khoản 5,
Điều 2 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 sửa đổi, bổ sung
Điều 3 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có tổ chức Thanh tra bộ và Tổng cục Quản lý
đất đai là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và
hoạt động thanh tra chuyên ngành về đất đai.
Thanh tra Bộ có chức năng giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành

thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý
của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân
thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật (Điều 17
Luật Thanh tra năm 2010).
2.1.1. Đối với Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hiện nay, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm có 07 phòng
5


chuyên môn, trong đó có phòng 01 chuyên môn về đất đai và đo đạc bản đồ thực
hiện công tác thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc
phạm vi quản lý nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ.
2.1.2. Đối với Tổng cục Quản lý đất đai
Theo Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09
tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, Tổng
cục Quản lý đất đai là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, Tổng cục Quản
lý đất đai không được thành lập cơ quan Thanh tra độc lập mà chỉ được thành
lập Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đất đai.
Để ổn định tổ chức, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt
động thanh tra chuyên ngành theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và
Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ, Tổng
cục Quản lý đất đai có Quyết định số 07/QĐ-TCQLĐĐ ngày 15 tháng 01 năm
2013 sát nhập tổ chức thanh tra vào Vụ Chính sách và Pháp chế và thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành.
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng, trình Chính phủ
ban hành quyết định thay thế Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng
10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Theo đó, Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước và là cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành đất đai; dự kiến thành lập Cục Kiểm soát
Quản lý và Sử dụng đất đai là cơ quan giúp Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện
công tác thanh tra chuyên ngành về đất đai.
2.2. Tại Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
Trước và sau khi Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực thi hành (ngày
01/7/2011), chức năng và nhiệm vụ của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
6


không thay đổi.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN
NGÀNH VỀ ĐẤT ĐAI
1. Tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.1. Đối với Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hiện nay, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm có 07 phòng
chuyên môn, trong đó có phòng 01 chuyên môn về đất đai và đo đạc bản đồ.
Phòng Thanh tra đất đai và Đo đạc bản đồ có chức năng thực hiện công
tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đất đai và đo đạc bản đồ trên phạm vi cả
nước.
1.2. Đối với Tổng cục Quản lý đất đai
Theo Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thì
cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai có cơ quan Thanh tra; hoạt động
của Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai theo Quyết định số 91/QĐ-TCQLĐĐ
ngày 15 tháng 12 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục,
cụ thể:
1.2.1. Vị trí và chức năng
Thanh tra là tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện chức năng
thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên đất thuộc phhạm
vi quản lý nhà nước của Tổng cục.
Thanh tra Tổng cụa Quản lý đất đai chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục
trưởng Tổng cục Quản lý đất đai đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công
tác, nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng chương trình, kế hoạc thanh tra, kiểm tra hàng năm của Tổng
cục trình Tổng cục trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền
phê duyệt;
7


- Trình Tổng cục trưởng quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi
phạm pháp luật về đất đai, quyết định thành lập đoàn thanh tra hoặc phân công
thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo chương trình, kế hoạch đã được
phê duyệt;
- Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ
được giao của các đơn vị, cá hân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục
trưởng; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc
chấp hành các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng chống tham nhũng thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục;
- Chủ trì hoặc phối hợp thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp
luật về đất đai đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân;
- Xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật;
- Đề xuất với Tổng cục trưởng kiến nghị cấp có thâm quyền đình chỉ hành

vi vi phạm pháp luật về đất đai của tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định
hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi óc nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân; kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ
những quy định trái với quy định của pháp luật về đất đai thuộc chức năng quản
lý của Tổng cục được phát hiện qua thanh tra;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau
thanh tra, kiểm tra;
- Phối hợp với Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm
vụ thường trực đường dây nóng về đất đai của Tổng cục; giúp Tổng cục trưởng
trả lời các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân theo phân công của
Tổng cục trưởng;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Tổng cục;
- Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách
8


hành chính của Tônge cục và phân công của Tổng cục trưởng;
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo Thanh tra Tổng cục có Chánh Thanh tra và không quá 03 Phó
Chánh Thanh tra.
+ Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về nhiệm vụ
được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Thanh tra
Tổng cục; xây dựng quy chế làm việc của Thanh tra Tổng cục; thừa lệnh Tổng
cục trởng ký các văn bản theo sự phân cấp của Tổng cục trưởng; ký các văn bản
về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Phó Chánh Thanh tra giúp việc cho Chánh Thanh tra,chịu trách nhiệm

trước Chánh Thanh tra về lĩnh vực công tác được phân công.
- Bộ máy tổ chức của Thanh tra gồm 03 phòng chuyên môn: Phòng Thanh
tra Hành chính và Tổng hợp, phòng Thanh tra - Khiếu tố 1, phòng Thanh tra Khiếu tố 2.
2. Tại Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
Trước và sau khi Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực thi hành, chức
năng và nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
không thay đổi. Do đó, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc
thanh tra, kiểm tra 07 lĩnh vực về tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực
đất đai.
III. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC
NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐẤT ĐAI TỪ TRUNG ƯƠNG
ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG
Theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010 thì thanh tra chuyên ngành có
những đặc điểm sau:
Một là, hoạt động thanh tra do các cơ quan có chức năng quản lý nhà
nước về ngành, lĩnh vực tiến hành như Bộ, Sở, Thanh tra bộ, Thanh tra sở, cơ
quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (Tổng cục, Cục
9


thuộc bộ, Chi cục thuộc sở).
Hai là, đối tượng thanh tra chuyên ngành là mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân
chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành.
Ba là, nội dung của thanh tra chuyên ngành là xem xét, đánh giá việc chấp
hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản
lý của ngành, lĩnh vực. Khi xem xét, các cơ quan tiến hành có quyền xử phạt vi
phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.
Xuất phát từ đó, để phù hợp với Luật Thanh tra 2010 và tổ chức hoạt động
thanh tra chuyên ngành nói chung, thanh tra chuyên ngành đất đai nói riêng có

hiệu quả, nhằm phát hiện ra những thiếu sót, sai phạm trong việc thực hiện chính
sách pháp luật để kiến nghị, đưa ra các biện pháp xử lý mang tính quyền lực nhà
nước mà qua đó góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật, giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng và từ đó chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Do vậy, cần kiện toàn hệ thống tổ
chức thanh tra chuyên ngành đất đai từ trung ương đến địa phương theo hướng
thống nhất, đủ năng lực thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra về quản lý,
sử dụng đất đai không phải chủ yếu là phát hiện các sai phạm, vi phạm các quy
định pháp luật và có các biện pháp xử lý mà quan trọng hơn, có tác dụng phòng
ngừa hữu hiệu các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng và chống tham nhũng. Cụ thể như sau:
1. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.1. Tại Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
Phòng Thanh tra đất đai và Đo đạc bản đồ có chức năng thực hiện công
tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đất đai và đo đạc bản đồ trên phạm vi cả
nước.
1.2. Tại Tổng cục Quản lý đất đai
Theo Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09
tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, Tổng
cục Quản lý đất đai là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
10


ngành môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, Tổng cục Quản
lý đất đai không được thành lập cơ quan Thanh tra độc lập mà chỉ được thành
lập Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đất đai.
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng, trình Chính phủ
ban hành quyết định thay thế Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng
10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Theo đó, Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước và là cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành đất đai; dự kiến thành lập Cục Kiểm soát
Quản lý và Sử dụng đất đai là cơ quan giúp Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện
công tác thanh tra chuyên ngành về đất đai.
- Về pháp lý:
+ Theo quy định tại Điều 132 của Luật Đất đai năm 2003 thì: “Thanh tra
đất đai là thanh tra chuyên ngành về đất đai”.
+ Theo quy định tại Khoản 10, Điều 2 Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg
ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai được giao: Thực hiện
thanh tra chuyên ngành về đất đai trong phạm vi cả nước; Hướng dẫn về chuyên
môn, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai
trong phạm vi cả nước theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường; Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo phân công của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Theo Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày
09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, Tổng
cục Quản lý đất đai là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng không được thành
lập cơ quan Thanh tra độc lập mà chỉ được thành lập Bộ phận tham mưu về công
11


tác thanh tra chuyên ngành đất đai.
+ Phù hợp với Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy
định về thẩm quyền của thanh tra trong việc xử phạt vi phạm hành chính và áp

dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
có sự thay đổi về tên gọi thì chức danh đó có thẩm quyền xử phạt (Điều 53 Luật
Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).
- Về thực tiễn: Thực hiện Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng
10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và
Môi trường và Quyết định số 91/QĐ-TCQLĐĐ ngày 15 tháng 12 năm 2008 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục, trong thời gian qua, công tác
thanh tra, kiểm tra về đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường nói chung và của
Tổng cục Quản lý đất đai nói riêng đã được đẩy mạnh và thu được kết quả quan
trọng, được đánh giá cao và xã hội đồng tình ủng hộ, có tác dụng lớn đối với
công tác quản lý, sử dụng đất đai hiện nay. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai của Tổng cục Quản lý đất đai đã
thực hiện tốt theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, công tác phòng,
chống tham nhũng cũng thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Việc tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra về đất đai thời gian qua đã tạo sự chuyển biến
tích cực trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước; công
tác chỉ đạo, hướng dẫn và tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra, xử lý vi
phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai ở địa
phương cũng được quan tâm. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện
những bất cập của pháp luật trong lĩnh vực đất đai để kiến nghị cấp có thẩm
quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành theo thẩm quyền, góp phần hoàn thiện các
cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất đai.
Như vậy, trong thời gian qua và những năm tiếp theo, thanh tra đất đai đã
và sẽ trở thành công cụ quản lý nhà nước có hiệu quả về quản lý và sử dụng đất
12



đai.
- Về tổ chức:
+ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 30 Luật Thanh tra 2010: “Cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan
thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do người
được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định
của Luật Thanh tra năm 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
+ Theo quy định tại Khoản 9, Điều 6 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày
09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, Tổng
cục Quản lý đất đai là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất đai và phù hợp với
Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02
năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, hiện nay, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đang xây dựng, trình Chính phủ ban hành quyết định thay
thế Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó,
Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai trong
phạm vi cả nước và là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành đất đai; dự kiến thành lập Cục Kiểm soát Quản lý và Sử dụng đất đai là
cơ quan giúp Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện công tác thanh tra chuyên
ngành về đất đai. Bộ máy tổ chức của Cục Kiểm soát Quản lý và Sử dụng đất
đai có 04 phòng chuyên môn; Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng, không quá 03
Phó Cục trưởng.
Như vậy, Cục Kiểm soát Quản lý và Sử dụng đất đai là cơ quan tham mưu
và thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành đất đai là phù hợp với pháp luật
hiện hành và yêu cầu công tác quản lý nhà nước về đất đai hiện nay.

13


Tổ chức bộ máy hoàn chỉnh của Cục Kiểm soát Quản lý và Sử dụng đất
đai được minh họa theo mô hình như sau:
CỤC TRƯỞNG

PHÓ
CỤC TRƯỞNG

Phòng
Tổ chức,
Hành
chính,
Tổng
hợp

PHÓ
CỤC TRƯỞNG

Phòng
Kiểm
soát,
Đánh giá
thông tin
báo cáo

Phòng
Giám sát
hoạt

động
quản lý
đất đai

PHÓ
CỤC TRƯỞNG

Phòng
Giám sát
sử dụng
đất đai

2. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
Hiện nay, chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường
(bao gồm 07 lĩnh vực) do Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
Tuy nhiên, do cán bộ thanh tra chuyên trách về lĩnh vực đất đai còn ít và
còn phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác nên chất lượng công việc
không thể đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, sử dụng đất đai, đặc biệt trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, cần thiết phải
tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành đất đai về cả số
lượng lẫn chất lượng.

14


PHẦN 3.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hiện nay, Pháp luật về hoạt động thanh tra đã qui định rõ nhiệm vụ, quyền

hạn cho từng tổ chức thanh tra nhưng về góc độ nhiệm vụ quyền hạn thì chưa
phân biệt rõ nhiệm vụ quyền hạn thanh nhà nước theo cấp hành chính và thanh
tra nhà nước theo ngành theo lĩnh vực. Do đó, còn có sự chồng chéo về phạm vi,
chức năng, nhiệm vụ, đối tượng thanh tra giữa thanh tra nhà nước ở cấp trung
ương với Thanh tra Bộ, ngành và thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện; giữa Thanh tra
nhà nước ở bộ, ngành với Thanh tra chuyên ngành và Thanh tra sở, ngành, cụ
thể là:
- Thanh tra nhà nước có quyền thanh tra các lĩnh vực, các đối tượng trong
phạm vi cả nước. Như vậy việc qui định này trùm lên phạm vi và đối tượng của
thanh tra bộ, ngành và thanh tra các cấp;
- Thanh tra bộ, ngành (thanh tra nhà nước ở bộ, ngành) có quyền thanh tra
các đối tượng, các lĩnh vực do bộ, ngành quản lý trong phạm vi cả nước. Như
vậy có sự chồng chéo với thanh tra chuyên ngành và thanh tra theo cấp hành
chính;
- Thanh tra nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện có quyền thanh tra các lĩnh
vực, các đối tượng do ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý. Như vậy sẽ trùm lên
thanh tra sở, chồng chéo với thanh tra chuyên ngành, bộ ngành.
Nguyên nhân dẫn đến sự chồng chéo trên là vì:
- Thứ nhất: các cơ quan thanh tra nhà nước được tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc kết hợp giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ,
nhưng lại thiếu sự phân định rành mạch, rõ ràng cả về nội dung và đối tượng
quản lý;
- Thứ hai: việc phân định phạm vi, ranh giới về nhiệm vụ quyền hạn giữa
các tổ chức thanh tra nhà nước chưa rõ ràng, nhất là vấn đề thanh tra chuyên
ngành không được làm rõ nên cũng dẫn đến sự trùng lặp;
15


Thực trạng thể chế nhà nước ta hiện nay ghi nhận sự tồn tại nhiều loại
hình hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát. Về mặt tích cực đây là các mũi

nhọn trong việc phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, các
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức và công dân. Tuy có cùng mục tiêu,
nhưng sự tồn tại nhiều loại hình tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát với những
phương thức gần giống nhau đã gây nên tình trạng chồng lấn trong hoạt động
của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát. Một đối tượng của
quản lý phải chịu rất nhiều sự thanh, kiểm tra, giám sát của nhiều cơ quan khác
nhau. Thậm chí có lúc có nơi một đối tượng quản lý bị nhiều đoàn thanh tra,
kiểm tra, giám sát đến làm việc cùng một thời gian, điều này đã gây cản trở
không nhỏ đến thời gian hoạt động sản xuất của đối tượng quản lý.
2. Kiến nghị
Nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước, việc xác định
rõ vị trí chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống thanh tra nói
chung, cơ quan thanh tra trong hệ thống thanh tra đất đai nói riêng là rất quan
trọng và bức thiết. Hoạt động của hệ thống thanh tra đất đai không chỉ nhằm
đảm bảo hiệu quả, hiệu lực cuả nền hành chính nói chung mà còn phải góp phần
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy đòi hỏi cần có những xem
xét thích hợp đảm bảo cơ chế quản lý hoạt động thống nhất và tập trung trong
toàn bộ hệ thống thanh tra đất đai. Cần xây dựng hệ thống tổ chức thanh tra đất
đai theo hướng cụ thể hơn nhất là tổ chức thanh tra bộ khi kết hợp thanh tra hành
chính và thanh tra chuyên ngành đất đai mà hiện tại đang hoạt động có hiệu quả.
Bên cạnh đó là việc nghiên cứu xây dựng mô hình nhằm năng cao thẩm quyền
cho các cơ quan thanh tra đất đai với bộ máy tinh gọn độc lập với các cơ quan
nhà nước khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thanh tra 2010;
2. Luật Đất đai 2003;
16



3. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
4. Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường;
5. Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường;
6. Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 sửa đổi, bổ sung các
Điểm c, d, g, h và i Khoản 5, Điều 2 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04
tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
7. Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 sửa đổi, bổ sung
Điều 3 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
8. Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy
định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt
động thanh tra chuyên ngành;
9. Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường
10. Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Tổng cục Quản lý đất đai;
11. Quyết định số 91/QĐ-TCQLĐĐ ngày 15 tháng 12 năm 2008 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Quản lý đất đai quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục.

17




×