Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu chuyên môn bảo quản tại Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




DƢƠNG THỊ HOÀ




TỔ CHỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU
CHUYÊN MÔN BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM
KHÍ TƢỢNG THUỶ VĂN QUỐC GIA- BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LƯU TRỮ HỌC
VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG











HÀ NỘI- 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




DƢƠNG THỊ HOÀ





TỔ CHỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU
CHUYÊN MÔN BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM
KHÍ TƢỢNG THUỶ VĂN QUỐC GIA- BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lƣu trữ
Mã số: 603224





Ngƣời hƣớng dẫn: TS Nguyễn Liên Hƣơng

Hà Nội- 2009


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
Chương 1. THÀNH PHẦN, NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA TÀI
LIỆU TRUNG TÂM TƯ LIỆU KTTV 11

1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tư
liệu KTTV 11
1.2. Thành phần, nội dung, đặc điểm của tài liệu KTTV 20
1.2.1. Thành phần, nội dung tài liệu KTTV 20
1.2.2. Đặc điểm tài liệu KTTV 34
1.3. Ý nghĩa của tài liệu KTTV 36
1.3.1. Tài liệu chuyên ngành KTTV phục vụ cho việc dự báo thời tiết 36
1.3.2. Tài liệu chuyên môn ngành KTTV phục vụ cho các ngành kinh tế 37
1.3.3. Ý nghĩa tài liệu KTTV trong an ninh, quốc phòng 40
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KHAI THÁC, SỬ
DỤNG TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM TƯ LIỆU KTTV 42
2.1. Thực trạng tài liệu tại Trung tâm Tư liệu KTTV 42

2.2. Tình hình tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu KTTV 49
2.2.1. Những văn bản quản lý, chỉ đạo về tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu
KTTV 49
2.2.2. Các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu KTTV 54
2.2.3. Các công cụ tra cứu tài liệu KTTV 61
2.2.4. Số lượng, đối tượng độc giả khai thác và sử dụng tài liệu KTTV 61
2.2.5. Thành phần, nội dung tài liệu KTTV được khai thác,sử dụng chủ yếu . 69
2.3. Những kết quả đạt được trong việc khai thác, sử dụng tài liệu KTTV 71
2.4 Nhận xét 74
2.4.1. Về văn bản quản lý chỉ đạo công tác tổ chức, khai thác, sử dụng tài liệu
KTTV 74

2.4.2. Về hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu KTTV 78

2.4.3. Về các nghiệp vụ lưu trữ 80
2.4.4 Về những kết quả đạt được trong công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài
liệu KTTV 81
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ
CHỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU KTTV 85

3.1. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa của tài liệu KTTV 85
3.2. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác tài liệu KTTV 87
3.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức
khai thác, sử dụng tài liệu KTTV 90
3.4.Bảo quản an toàn tài liệu KTTV nhằm phục vụ công tác khai thác, sử dụng
lâu dài 98
3.5. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác tài liệu KTTV 99
3.6. Đa dạng hoá, hiện đại hóa các hình thức khai thác sử dụng tài liệu KTTV
100
3.7. Hiện đại hoá công tác tư liệu KTT Vtạo điều kiện hiện đại hoá công tác tổ
chức khai thác, sử dụng tài liệu 105
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 116



















PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Tài liệu lưu trữ là di sản văn hoá của dân tộc. Chính vì vậy, ngay từ xa xưa
con người đã biết lưu giữ lại những tài liệu có giá trị để khai thác và sử dụng
vào nhiều mục đích khác nhau. Đến nay, với sự phát triển không ngừng của
khoa học kỹ thuật, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan,
tổ chức cũng ngày càng phong phú về nội dung và đa dạng về loại hình. Đây là
những tài liệu có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của đất nước. Nhưng để
tài liệu lưu trữ có thể phát huy được giá trị đích thực của nó đòi hỏi phải có
những biện pháp tổ chức, sử dụng hợp lý.
Tài liệu lưu trữ ngành khÝ tîng thuû v¨n được hình thành trong quá trình
hoạt động của các cơ quan đơn vị thuộc Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc
gia. Tài liệu này có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, đối
với vấn đề an ninh quốc phòng cũng như cuộc sống hàng ngày của người dân.
Tài liệu khí tượng thuỷ văn (viết tắt là KTTV) ghi lại những mốc quan
trọng của sự biến đổi thời tiết, giúp cho các cơ quan chức năng trong ngành khí
tượng thuỷ văn nghiên cứu về sự biến đổi thời tiết từ đó có thể dự báo về những
hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Nhờ đó, chúng ta có thể phòng chánh được
những thiên tai bất ngờ do thời tiết gây ra như bão, lũ, lụt, hạn hán, sóng

thần…Những kết quả quan trắc về mây, mưa, gió bão, thuỷ triều…còn có ý
nghĩa đặc biệt đối với nhiều ngành kinh tế quốc dân như xây dựng, giao thông,
thuỷ điện, nông nghiệp, y tế, môi trường…Thậm chí, ở những nước phát triển
cả ngành thương mại, tài chính, bảo hiểm cũng là những ngành quan tâm đến sự
thay đổi thời tiết.



Sự ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc
gia hay khu vực mà nhiều khi ảnh hưởng đến cả kinh tế thế giới. Ngoài ra,
những thông tin trong tài liệu khí tượng thuỷ văn cũn phục vụ công tác nghiên
cứu xây dựng chiến lược bảo vệ an ninh quốc phũng của đất nước và phục vụ
cho cuộc sống hàng ngày của nhân dân.
Xuất phát từ ý nghĩa của tài liệu lưu trữ ngành khí tượng thuỷ văn, chúng
ta có thể khẳng định rằng: Đây là một tài sản rất có giá trị của Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta. Chính vì vây, việc bảo quản thống nhất, tổ chức khai thác và sử
dụng khối tài liệu này rất quan trọng và cần phải được thực hiện một cách khoa
học phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước.
Hiện nay, tài liệu khí tượng thuỷ văn được lưu trữ tại Trung tâm Tư liệu
khí tượng thuỷ văn, đây là lưu trữ chuyên ngành khí tượng thuỷ văn. Trung tâm
có nhiệm vụ thu thập, bảo quản và tổ chức sử dụng toàn bộ tài liệu lưu trữ
chuyên môn của ngành. Tuy nhiên, trong thực tế công tác tổ chức, khai thác và
sử dụng tài liệu tại Trung tâm vẫn còn nhiều hạn chế nên tài liệu lưu trữ chưa
phát huy được hết giá trị đích thực của nó. Việc nghiên cứu vấn đề tổ chức sử
dụng tài liệu lưu trữ chuyên ngành khí tượng thuỷ văn sẽ giúp chúng ta đưa ra
những biện pháp thiết thực để tổ chức sử dụng tốt nhất tài liệu lưu trữ của
ngành.
Là một giảng viên Trường Cán bộ quản lý ngành Giao thông vận tải
nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp tôi hiểu sâu hơn về mặt lý luận và thực tiễn của
công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ. Điều này, có ý nghĩa thiết

thực đối với công tác giảng dạy của chúng tôi.
Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Tổ chức khai thác, sử
dụng tài liệu chuyên môn bảo quản tại Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc
gia- Bộ Tài nguyên và Môi trường” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu của đề tài
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi tìm hiểu chủ yếu về tổ chức khai thác
và sử dụng tài liệu chuyên môn thuộc ngành Khí tượng thuỷ văn hiện đang được
bảo quản tại Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn.
Thực hiện đề tài, chúng tôi tập trung vào những vấn đề cơ bản sau đây:
- Giới thiệu về thành phần, đặc điểm và giá trị của tài liệu KTTV
- Tìm hiểu khái quát về tình hình tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu khí
tượng thuỷ văn hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ
văn
- Đề xuất giải pháp nhằm giúp Trung tâm Tư liệu KTTV thực hiện tốt
hơn công tác tổ chức khai thác và sử dụng tài lưu trữ của ngành.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong lưu trữ Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn có nhiều khâu
nghiệp vụ quan trọng trong đó tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu là khâu nghiệp
vụ cuối cùng, có khả năng quyết định đến vai trò của lưu trữ. Mặt khác, trong
quá trình hoạt động ngành khí tượng thuỷ văn hình thành nhiều loại tài liệu khác
nhau như tài liệu hành chính, tài liệu phim ảnh, tài liệu bản đồ, tài liệu điện
tử…nhưng trong phạm vi luận văn này chúng tôi không đi sâu nghiên cứu tất cả
các khâu nghiệp vụ liên quan đến các loại hình tài liệu được bảo quan tại Trung
tâm mà tập trung chủ yếu vào nghiêu cứu: công tác tổ chức, sử dụng tài liệu
chuyên môn ngành khí tượng thuỷ văn tại Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ
văn.
4. Đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu hai
đối tượng chính:
- Hệ thống lý thuyết về tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ.

- Khối tài liệu lưu trữ chuyên môn ngành khí tượng thuỷ văn và tình hình
khai thác và sử dụng tài liệu này tại Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của công tác lưu trữ . Chính vì lẽ đó, vấn đề này đã được sự
quan tâm của nhiều tác giả trong và ngoài nước thể hiện dưới dạng viết sách,
báo, tạp chí và các đề tài khoá luận tốt nghiệp, luận văn cao học liên quan đến
vấn đề tổ chức khai thức và sử dụng tài liệu. Cụ thể như sau:
Trước hết vấn đề khai thác và sử dụng tài liệu đã được nghiên cứu bởi các
nhà lưu trữ học của nhiều nước trên thế giới và được công bố ở một số cuốn
sách như: “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Liên Xô” của nhóm tác giả
G.A.Bêlốp, A.N.Lôghinôva, K.G.Michiáep, N.R.Prôkôphenkô; “Lưu trữ Pháp”
của Cục Lưu trữ Cộng hoà Pháp…
Ở Việt Nam, vấn đề này cũng được nhiều tác giả nghiên cứu ở những góc
độ khác nhau như: “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” (Vương Đình Quyền
chủ biên); Các bài viết liên quan đến vấn đề khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ
trên Tạp chí Văn thư lưu trữ. Ví dụ như: “Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ trong
thời kỳ đổi mới của đất nước” trên tạp chí Lưu trữ số 01 năm 1994; bài viết
“Một số suy nghĩ về vấn đề tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ ở nước ta” của tác
giả Vũ Thị Phụng trên tạp chí Lưu trữ số 02 năm 1994; bài viết “Mấy ý kiến về
công tác lưu trữ tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật thuỷ lợi”-Tạp chí Lưu trữ Việt
Nam, số 3 năm 1994 của tác giả Vũ Văn Minh …
Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học
của học viên, sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đề cập đến vấn
đề này. Cụ thể như: “Xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng
tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương”
(Luận văn thạc sĩ khoa học của Học viên Hà Văn Huề năm 2002); “Công tác tổ
chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ tỉnh Thái Nguyên”
(Khoá luận tốt nghiệp của Trần Thị Phương Thuý); “Tổ chức khai thác, sử dụng
tài liệu kỹ thuật các công trình thuỷ lợi tại Lưu trữ Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn” (Luận văn thạc sĩ khoa học của Nguyễn Thị Phương Huyền
năm 2007); “Tổ chức và sử dụng tư liệu tại viện lịch sử Đảng phục vụ nghiên
cứu lịch sử” (Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thuỳ Dương năm 2008); “Hoàn
thiện các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu
trữ Quốc gia I” (Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hương năm 2008); “Tổ
chức khai thác, sử dụng tài liệu tại kho lưu trữ Văn phòng Quốc hội thực trạng
và giải pháp” (Luận văn thạc sĩ khoa học của Đặng Thị Thu Trang năm 2009);
Kết quả của hội thảo khoa học về tổ chức, sử dụng tài liệu lưu trữ như:
Kỷ yếu hội nghị khoa học về “Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ yêu cầu
chia sẻ nguồn lực thông tin theo tinh thần Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia” ngày 14
tháng 11 năm 2004; Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế về “Phát huy giá trị tài
liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” H, 2008.
Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào các hướng sau đây:
- Xây dựng cơ sở khoa học cho công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu
- Phân tích vai trò của tài liệu lưu trữ và tầm quan trọng của việc tổ chức
khai thác và sử dụng tài liệu phục vụ cho các nhu cầu thiết thực trong quản lý,
nghề nghiệp của mình.
- Nghiên cứu thực trạng công tác khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại
từng cơ quan, từng lĩnh vực cụ thể, từ đó phân tích hiệu quả của việc khai thác
sử dụng tài liệu lưu trữ trong thực tiễn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có tham khảo và kế thừa nội
dung về mặt lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ bao gồm các vấn đề phương pháp
luận và phương pháp tổ chức sử dụng và bảo quản tài liệu cùng nhiều vấn đề khác
trong các công trình nghiên cứu trên.
Nhìn chung, những khía cạnh mà các đề tài nghiên cứu khoa học, khoá
luận, luận văn thạc sĩ, các bài viết trên các tạp chí đã đề cập tương đối nhiều
và khá chi tiết về vai trò của công tác tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu. Tuy
nhiên, trong thực tế chưa có đề tài nào nghiên cứu về tổ chức sử dụng tài liệu
khí tượng thuỷ văn. Vì vậy, với đề tài này chúng tôi mong muốn đưa ra một bức
tranh toàn cảnh về thực trạng công tác khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ

ngành khí tượng thuỷ văn tại Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn, qua đó đưa
ra những giải pháp cụ thể phù hợp với thực tiễn để công tác này đạt kết quả cao
hơn nữa.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ mà để tài đặt ra, chúng tôi đã vận dụng các
nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Với
việc tìm hiểu và nghiên cứu những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài của
mình, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin
phục vụ cho vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát tình
hình thực tế, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra số liệu qua các sổ sách,
văn bản… để đưa ra những đánh giá, nhận xét. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử
dụng phương pháp mô tả để tái hiện lại tình hình thực tế về tổ chức khai thác và
sử dụng tài liệu tại cơ quan.
7. Đóng góp của luận văn
- Giới thiệu các loại tài liệu khí tượng thuỷ văn, làm rõ hơn gía trị và ý
nghĩa của khối tài liệu khí tượng thuỷ văn
- Phản ánh thực trạng tình hình tổ chức và khai thác cũng như hiệu quả của
việc sử dụng tài liệu khí tượng thuỷ văn. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu này.
8. Tài liệu tham khảo
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã thu thập, sử dụng những nguồn tư
liệu, tài liệu sau:
- Các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường và
Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia về công tác lưu trữ nói chung và tổ
chức sử dụng tài liệu lưu trữ nói riêng.
- Giáo trình, tài liệu về khoa học nghiệp vụ lưu trữ.
- Các khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ chuyên ngành lưu trữ có nội
dung liên quan đến các khâu nghiệp vụ của khối tài liệu khoa học kỹ thuật và
vấn đề tổ chức sử dụng khối tài liệu kỹ thuật.
- Các bài viết trên tạp chí Lưu trữ và Tạp chí Văn thư – Lưu trữ về tổ

chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu khoa học kỹ thuật
nói riêng.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm những chương sau:
Chương I: Thành phần, nội dung, đặc điểm, ý nghĩa tài liệu Trung tâm
Tư liệu khí tượng thuỷ văn
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại
Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức khai thác,
sử dụng tài liệu KTTV
Trong quá trỡnh thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tỡnh của các cấp lónh đạo Trung tâm Tư liệu KTTV, các bạn bè đồng nghiệp
đặc biệt là sự hướng dẫn tận tỡnh của TS. Nguyên Liên Hương. Bên cạnh đó,
chúng tôi gặp không ít những khó khăn khi thực hiện đề tài này. Tài liệu KTTV
là loại tài liệu mang tính đặc thù của ngành đũi hỏi người nghiên cứu phải có
những hiểu biết nhất định về chuyên môn ngành KTTV, hơn nữa nguồn tài liệu
tham khảo về KTTV không nhiều, thủ tục xin tài liệu tại Trung tâm Tài liệu
KTTV khó khăn, phức tạp. Chính vỡ vậy, mặc dù đó rất cố gắng, nỗ lực để
hoàn thành tốt đề tài, nhưng đề tài không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè, các độc giả quan
tâm để đề tài được hoàn thiện hơn.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Lưu trữ
học và Quản trị Văn phũng, Trường Đại học Khoa học xó hội và nhân văn,
Lónh đạo Trung tâm Tư liệu Khí tượng thuỷ văn, cán bộ thư viện Trung tâm
Khí tượng thủy văn Quốc gia, bạn bè, đồng nghiệp đó tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lũng biết ơn sâu sắc tới TS
Nguyễn Liên Hương đó hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2009



Dương Thị Hoà














CHƢƠNG 1:
THÀNH PHẦN, NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA TÀI LIỆU TRUNG
TÂM TƢ LIỆU KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN

1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tƣ
liệu khí tƣợng thuỷ văn
1.1.1. Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Khí tƣợng
Thuỷ văn Quốc gia
Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với biển Đông
và khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có điều kiện và tài nguyên khí hậu phong
phú, đa dạng nhưng cũng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ. Hơn nữa, nước ta là
một nước nông nghiệp, việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên đặc biệt là thời tiết. Chính vì vậy, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước
ta rất quan tâm đến ngành khí tượng, thuỷ văn nhất là trong điều kiện khí hậu

diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hơn 60 năm xây dựng và trưởng
thành ngành khí tượng, thuỷ văn đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Trong
mỗi giai đoạn ngành KTTV đã không ngừng vươn lên, phục vụ ngày càng tốt
hơn, có hiệu quả hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Từ mạng lưới trạm KTTV thưa thớt do thực dân Pháp thành lập bắt đầu từ
năm 1891, ngay sau khi giành được chính quyền năm 1945 chủ tịch Hồ Chí
Minh đã quan tâm đến công tác KTTV. Ngày 03 tháng 10 năm 1945 chủ tịch
Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 41 đưa Sở thiên văn và Đài thiên văn Phủ
liễn trực thuộc Bộ Công chính và Giao thông.
Ngày 28 tháng 9 năm 1955, Chính phủ ban hành Nghị định số 916/TTg về
việc thành lập Nha Khí tượng thuỷ văn.
Đến ngày 29 tháng 12 năm 1958, Chính phủ ban hành Nghị định số
563/TTg chuyển công tác thuỷ văn sang Bộ Thuỷ lợi và đổi tên Nha Khí tượng
thuỷ văn thành Nha khí tượng trực thuộc Phủ Thủ tướng.
Đặc biệt sau khi đất nước thống nhất, ngày 14 tháng 10 năm 1975 Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 21-NQ/QHK6 thành lập Tổng cục Khí
tượng Thuỷ văn trên cơ sở hợp nhất Nha khí tượng và Cục Thuỷ văn thuộc Bộ
Thuỷ lợi.
Để đảm bảo cơ sở pháp lý cho Tổng cục KTTV hoạt động, ngày 05 tháng
11 năm 1976 Chính phủ ban hành nghị định số 215/CP quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục KTTV. Từ đó đến
nay, Tổng cục KTTV đã có nhiều lần thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu
tổ chức cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước.
Ngày 11 tháng 11 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số
91/2002/NĐ-CP thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo
đó Trung tâm KTTV Quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ. Tiếp đó ngày
09 tháng 01 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định số 15/2003/QQĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia. Theo
Quyết định này, Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia là đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường, có chức năng thực hiện các hoạt
động điều tra cơ bản và dự báo khí tượng, thủy văn, quan trắc môi trường
không khí và nước phục vụ phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế, xã hội và
đảm bảo an ninh, quốc phòng trong phạm vi cả nước.
Thực hiện chức năng trên, trong những năm qua, Trung tâm KTTV không
ngừng phát triển về mọi mặt, mạng lưới trạm khí tượng không ngừng tăng và
ngày càng hiện đại. Công tác nghiên cứu khoa học phát triển mạnh mẽ với nhiều
đề tài nghiên cứu cấp Ngành, cấp Nhà nước có tính ứng dụng cao trong thực
tiễn.
Đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của ngành cũng không ngừng lớn
mạnh về số lượng cũng như năng lực chuyên môn và khả năng ứng dụng khoa
học, kỹ thuật hiện đại.
Trong thời kỳ hiện nay, do những diễn biến ngày càng phức tạp của thời
tiết, khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước và cuộc sống
nhân dân vì vậy Đảng, Nhà nước ngày càng đáng giá cao vai trò vị trí của
ngành KTTV. Nhà nước ta cũng xác định những nhiệm vụ mới đặt ra đối với
Trung tâm Khí tượng, Thuỷ văn Quốc gia nói riêng, ngành KTTV nói chung.
Điều này được thể hiện rõ ngày 17 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 128/2008/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia. Trong đó
nhiệm vụ chính của Trung tâm được quy định cụ thể như sau:
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chiến lược phát triển,
chương trình, kế hoạch năm năm, hàng năm, các đề án, dự án của Trung tâm và
tổ chức thực hiện sau khi được phể duyệt.
- Tham gia xây dựng văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
định mức kinh tế, kỹ thuật về khí tượng, thủy văn.
- Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới điều tra cơ bản về khí
tượng bề mặt, khí tượng cao không, khí tượng nông nghiệp, khí tượng biển,

thủy văn lục địa và thủy văn biển; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chiến
lược tổng thể quốc gia về dự báo, cảnh báo thiên tai thuộc phạm vi trách nhiệm
của Trung tâm.
- Tổ chức quan trắc, thu thập tài liệu trên hệ thống quan trắc khí tượng,
thủy văn; tổ chức điều tra, khảo sát khí tượng, thủy văn, diễn biến địa hình lòng
sông, cửa sông và vùng biển ven bờ để bổ sung tài liệu điều tra cơ bản ở những
nơi thiếu trạm quan trắc, nơi thường xảy ra bão, lũ và các thiên tai nguy hiểm
khác; thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường không khí và nước theo phân
công của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tổ chức thực hiện công tác dự báo khí tượng, thủy văn; phát tin chính
thức về diễn biến thời tiết, áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lụt và triều cường theo quy
định của pháp luật; tổ chức quan trắc và truyền số liệu mực nước biển phục vụ
công tác cảnh báo sóng thần, phòng, chống lụt, xâm nhập mặn và các tác động
gây biến đổi khí hậu, cảnh quan môi trường.
- Cử đại diện có thẩm quyền của Trung tâm tham gia Ban chỉ huy phòng,
chống lụt, bão và tìm kiếm- cứu nạn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
- Tổ chức đánh giá chất lượng điều tra cơ bản dự báo khí tượng, thủy văn
thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm, quản lý và lưu trữ tài liệu khí tượng,
thủy văn; tổ chức cung cấp thông tin tài liệu khí tượng, thủy văn theo quy định
của pháp luật.
- Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin điện tử khí tượng thủy văn và các
công nghệ khác phục vụ điều tra cơ bản, dự báo khí tượng, thủy văn, cảnh báo
thiên tai trong mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia.
- Tổ chức lựa chọn, thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện đo
khí tượng, thủy văn; bảo vệ hành lang an toàn kỹ thuật và di chuyển công trình
khí tượng, thủy văn theo quy định của pháp luật.
- Tham gia thẩm tra việc sử dụng dữ liệu điều tra cơ bản về khí tượng,
thủy văn đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng trọng điểm quốc gia và
cac công trình, dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định và quản lý

đầu tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng các cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tham gia thực hiện các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu theo sự
phân công của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế về khí
tượng, thủy văn sau khi được phê duyệt; tham gia thực hiện các hoạt động hợp
tác đa phương, song phương, các điều ước quốc tế về khí tượng, thủy văn theo
phân công của Bộ Tài nguyên và Môi trường; nghiên cứu khoa học, ứng dụng
chuyển giao công nghệ về khí tượng, thủy văn theo quy định của pháp luật
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, tránh và giảm nhẹ
thiệt hại do thiên tai theo phân công của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Liên
doanh, liên kết hoặc tự tổ chức cung cấp, khai thác các dịch vụ về khí tượng,
thủy văn và môi trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, Trung tâm KTTV Quốc gia được giao
thêm nhiều nhiệm vụ mới ngày càng quan trọng hơn như: phát tin chính thức về
diễn biến thời tiết, áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lụt và triều cường theo quy định
của pháp luật; phục vụ công tác cảnh báo sóng thần, phòng, chống lụt, xâm
nhập mặn và các tác động gây biến đổi khí hậu, cảnh quan môi trường; xây
dựng, phát triển hệ thống thông tin điện tử khí tượng thủy văn và các công nghệ
khác phục vụ điều tra cơ bản, dự báo khí tượng, thủy văn, cảnh báo thiên tai
trong mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia;tuyên truyền nâng cao nhận thức
cộng đồng về phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai…
Về tổ chức của Trung tâm Khí tƣợng thuỷ Quốc gia văn hiện nay gồm
những đơn vị sau:
Lãnh đạo: Lãnh đạo Trung tâm có Tổng giám đốc và 03 Phó Tổng giám
đốc.
Tổng giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm
vụ được giao; quy định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Trung
tâm, xây dựng quy chế làm việc và chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Trung

tâm.
Bộ máy giúp việc Tổng giám đốc gồm có:
- Văn phòng
- Ban Tổ chức cán bộ
- Ban Kế hoạch- Tài chính
- Ban Khoa học- Công nghệ và Hợp tác quốc tế
- Trung tâm Công nghệ thông tin KTTV
- Trung tâm Mạng lưới khí tượng thuỷ văn và môi trường
- Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương
- Trung tâm Tài liệu KTTV
- Trung tâm Ứng dụng công nghệ và bối dưỡng nghiệp vụ khí tượng thủy
văn và môi trường
- Liên đoàn Khảo sát khí tượng thuỷ văn
- Đài Khí tượng cao không
- Đài KTTV khu vực Tây Bắc (tại thị xã Sơn La tỉnh Sơn La)
- Đài KTTV khu vực Việt Bắc (tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)
- Đài khí tượng khu vực Đông Bắc ( tại thành phố Hải Phòng)
- Đài KTTV khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ (tại thành phố Hà Nội)
- Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ (tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An)
- Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ (tại thành phố Đà Nẵng)
- Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ (tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh
Hoà)
- Đài KTTV khu vực Tây Nguyên (tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)
- Đài KTTV khu vực Việt Bắc (tại thành phố Plâycu, tỉnh Gia Lai)
- Đài KTTV khu vực Nam Bộ (tại thành phố Hồ Chí Minh)
- Tạp chí khí tượng, thủy văn.
Ngoài ra, để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ được giao, ngành khí
tượng nước ta đã thiết lập được một mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thuỷ
văn trong phạm vi cả nước. Mạng lưới các trạm quan trắc dưới sự quản lý của
Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia hiện nay đã lên đến gần 600 trạm các

loại được trải khắp mọi miền đất nước từ vùng biên giới, núi cao đến hải đảo.
Trong đó, máy móc thiết bị phục vụ công tác quan trắc khí tượng, thuỷ văn ngày
càng hiện đại. Cụ thể như sau:
Quan trắc khí tượng bề mặt: Hiện có 168 trạm khí tượng bề mặt, gồm; 57
trạm hạng I, 68 trạm hạng II và 43 trạm hạng III. Trong đó có 122 trạm synop,
46 trạm khí hậu, 13 trạm đo bức xạ mặt trời và 25 trạm thám báo quốc tế. Ngoài
ra, còn có 393 điểm đo mưa nhân dân.
Quan trắc khí tượng nông nghiệp: Hiện có 27 trạm khí tượng nông nghiệp,
trong đó có 15 trạm cơ bản, 12 trạm phổ thông đại diện cho các vùng.
Quan trắc khí tượng cao không: Hiện có 3 trạm thám không vô tuyến tại
Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội và Đà Nẵng quan trắc
mỗi ngày 2 lần, tại Thành phố Hồ Chí Minh quan trắc mỗi ngày một lần. Các
yếu tố quan trắc trên cao gồm: khí áp, nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió từ
mặt đất lên đến độ cao 30km. Có 7 trạm đo gió bằng kinh vĩ quang học, 3 trạm
đo tổng lượng ôzôn và bức xạ cực tím.
Quan trắc ra đa thời tiết: Hiện có 6 trạm ra đa thời tiết gồm 8 ra đa phục
vụ phát triển, theo dõi bão và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác.
Quan trắc thuỷ văn: Hiện có 231 trạm thuỷ văn trong đó có 88 trạm tự ghi,
tự báo mực nước, 100 trạm vùng ảnh hưởng thuỷ triều.
Quan trắc vệ tinh: Hiện nay đã lắp đặt tại Hà Nội 01 trạm thu số liệu vệ
tinh địa tĩnh GMS và vệ tinh quỹ đạo cực NOOA với độ phân giải cao.
Quan trắc môi trường không khí và nước: Hiện nay, có 154 trạm, điểm đo
gồm: 6 trạm quan trắc tự động môi trường không khí, 18 trạm quan trắc bụi và
thành phần hoá học nước mưa, 48 trạm quan trắc môi trường nước sông, 8 trạm
quan trắc môi trường nước vùng hồ, 6 trạm quan trắc môi trường nước biển ven
bờ, 68 điểm đo mặn.
Trong quá trình quan trắc các yếu tố khí hậu, thời tiết và môi trường đã
hình thành ra khối lượng lớn tài liệu chuyên môn của ngành KTTV. Những tài
liệu này không chỉ có ý nghĩa hiện hành mà nó còn có ý nghĩa lịch sử, phục vụ
cho nhiều mục địch khai thác khác nhau. Hiện nay, khối tài liệu chuyên ngành

này được lưu trữ tại Trung tâm Tư liệu KTTV.
Như vậy, qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành ngành khí tượng thuỷ
văn không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Cơ quan quản lý ngành- Trung tâm
Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cũng ngày càng được Đảng, Nhà nước giao cho
những trọng trách mới để đáp ứng và phù hợp với những biến đổi của thiên
nhiên trong nước và trên toàn thế giới. Đây cũng là những thách thức mới đối
với Trung tâm.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung
tâm Tƣ liệu KTTV
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tư liệu
KTTV hiện nay được quy định trong Quyết định số 759/QĐ-KTTVQG ngày 27
tháng 10 năm 2008 của Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc
gia về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tư liệu
KTTV.
1.1.2.1. Vị trí, chức năng của Trung Tƣ liệu KTTV
Trung tâm Tư liệu KTTV là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Trung Tâm khí
tượng Thủy văn Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng thu
nhận, quản lý, khai thác và sử dụng tài liệu khí tượng bề mặt, khí tượng nông
nghiệp, khí tượng cao không, khí tượng biển, thuỷ văn biển, thuỷ văn lục địa và
môi trường đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tê-xã hội, đảm bảo an ninh quốc
phòng trong phạm vi cả nước.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của Trung tâm Tƣ liệu KTTV
Trung tâm Tư liệu KTTV có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật, quy trình, định mức kinh tế-kỹ thuật về công tác tài liệu KTTV và tổ
chức thực hiện sau khi đã được duyệt.
- Thu thập toàn bộ tài liệu KTTV từ các Đài KTTV khu vực và các đơn vị
sự nghiệp khác trực thuộc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia.
- Thực hiện việc kiểm tra chất lượng tài liệu, chỉnh lý, lưu trữ, bảo quản tài
liệu KTTV theo quy định của Nhà nước và các cơ quan quản lý chuyên ngành.

- Xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác cac cơ sở dữ liệu KTTV; tổ
chức xây dựng và khai thác cổng thông tin điện tử tài liệu KTTV.
- Ký kết và triển khai thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ về tài liệu
KTTV cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. Đồng
thời liên doanh, liên kết, hoặc tự tổ chức cung cấp khai thác các dịch vụ về tài
liệu khí tượng thuỷ văn theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, duy trì, khai thác hệ thống mạng truyền nhận dữ liệu điều tra cơ
bản KTTV giữa Trung tâm Tư liệu KTTV và các đơn vị trực thuộc Trung tâm
KTTV quốc gia.
- Nghiên cứu và triển khai áp dụng khoa học, công nghệ vào việc thu thập,
xử lý, kiểm tra chất lượng chỉnh lý, lưu trữ, bảo quản, khai thác phục vụ tài liệu
KTTV.
- Tham gia thẩm tra việc sử dụng tài liệu điều tra cơ bản về KTTV đối với
các công trình, dự án đầu tư xây dựng theo sự phân công của Tổng giám đốc
Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia.
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chỉnh lý, lưu trữ và quản lý tài
liệu KTTV cho các cán bộ làm công tác tài liệu KTTV
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song phương và tổ
chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về tài liệu KTTV theo
sự phân công của Tổng giám đốc Trung tâm KTTV Quốc gia.
Ngoài ra, Trung tâm Tư liệu KTTV còn một số nhiệm vụ khác nữa về tổ
chức quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động của Trung tâm được hiệu quả.
1.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tƣ liệu KTTV
Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và các Phó giám đốc
Các bộ phận trực thuộc Trung tâm gồm có:
- Văn phòng
- Phòng Công nghệ thông tin
- Phòng Cơ sở dữ liệu KTTV
- Phòng Tư vấn khai thác tài liệu KTTV
- Phòng Chỉnh lý tài liệu KTTV

- Phòng Bảo quản tài liệu KTTV
1.2. Thành phần, nội dung, đặc điểm tài liệu khí tƣợng thuỷ văn
1.2.1. Thành phần, nội dung tài liệu KTTV
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan
thuộc Trung tâm KTTV Quốc gia đã hình thành ra khối tài liệu lớn bao gồm
nhiều loại tài liệu khác nhau như tài liệu hành chính, tài liệu nghe nhìn, tài liệu
điện tử và tài liệu chuyên môn. Trong những loại tài liệu trên, tài liệu chuyên
môn là khối tài liệu thể hiện những hoạt động mang tính đặc thù của ngành
KTTV. Chính vì vậy, khối tài liệu này có vị trí vô cùng quan trọng đối với hoạt
động của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia. Khối tài liệu này có khoảng
2644m giá, bao gồm tài liệu từ thời Pháp thuộc đến nay, hiện đang được lưu trữ
tại Trung tâm Tư liệu Khí tượng, thủy văn. Đây là khối tài liệu đa dạng về loại
hình và phong phú về nội dung bao gồm những nhóm sau:
Tài liệu khí tượng bề mặt
Tài liệu bức xạ
Tài liệu khí tượng nông nghiệp
Tài liệu khí tượng cao không
Tài liệu khí tượng hải văn
Tài liệu môi trường không khí và nước
Tài liệu thuỷ văn vùng sông không ảnh hưởng thuỷ triều
Tài liệu thuỷ văn vùng sông ảnh hưởng thuỷ triều
Tài liệu điều tra khảo sát khí tượng, thuỷ văn, môi trường
Bản đồ dự báo thời tiết
Tài liệu chuyên khảo
Mỗi nhóm tài liệu trên, có những nội dung riêng phản ánh quá trình quan
trắc các hiện tượng khí hậu, thời tiết của các trạm khí tượng trong phạm vi cả
nước. Tuy nhiên, mỗi nhóm tài liệu đều bao gồm hai loại tài liệu đó là tài liệu
gốc và tài liệu thứ cấp.
Tài liệu KTTV gốc là tài liệu do phương tiện đo, do con người quan trắc
hoặc kết hợp giữa phương tiện đo với con người thu thập và ghi nhận trên các

vật mang tin phổ thông, hiện đại trong quá trình quan trắc, điều tra, khảo sát.
Tài liệu thứ cấp là tài liệu đã được xử lý, chỉnh biên hoặc tính toán từ tài
liệu gốc theo quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật và được trình bày trên
các vật mang tin. [6,tr.5]
Trong hai loại tài liệu trên, tài liệu thứ cấp được hình thành trên cơ sở tài
liệu gốc và đã qua quá trình xử lý số liệu ví dụ như tính lượng mưa trung bình,
tính tổng lượng bức xạ, tốc độ gió…Đây là tài liệu có giá trị sử dụng cao trong
thực tế.
1.2.1.1. Tài liệu khí tƣợng bề mặt
Là tài liệu được hình thành từ các trạm quan trắc khí tượng bề mặt trên
phạm vi cả nước, phản ánh những số liệu quan trắc cơ bản về thời tiết, khí hậu
của một vùng như gió, mây, nhiệt độ không khí, ẩm độ không khí, áp suất khí
quyển, nhiệt độ đất, trạng thái mặt đất…
Tài liệu khí tượng bề mặt bao gồm tài liệu là sổ gốc và tài liệu chỉnh lý hay
nói cách khác là tài liệu thứ cấp:
Tài liệu gốc bao gồm các loại sau:
- Các loại sổ quan trắc (ký hiệu là SKT): Theo quy định của ngành KTTV
việc quan trắc khí tượng bề mặt được thực hiện vào các thời điểm 1, 7, 13, 19
giờ (giờ Hà Nội) hàng ngày. Sau khi quan trắc xong toàn bộ số liệu quan trắc
được các quan trắc viên phải ghi ngay vào sổ SKT bằng bút chì. Chính vì vậy,
những số liệu trong sổ quan trắc khí tượng thể hiện một cách chính xác và chân
thực nhất những hiện tượng khí hậu, thời tiết của vùng quan trắc.
Những yếu tố khí hậu được phản ánh trong sổ quan trắc khí tượng bề mặt
đó là: nhiệt độ không khí, ẩm độ không khí, áp suất không khí, nhiệt độ điểm
sương, áp suất hơi nứơc, chênh lệch bão hoà, lượng và loại mây, tầm nhìn xa,
hướng và tốc độ gió, lượng mưa, lượng bốc hơi, nhiệt độ mặt đất, số giờ nắng.
Sổ quan trắc khí tượng gồm các loại sau:
+ Sổ quan trắc khí tượng cơ bản có ký hiệu là SKT-1: Đây là sổ ghi lại
toàn bộ những kết quả quan trắc về hiện tượng khí hậu, thời tiết cơ bản như gió,
mây, mưa, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển …của vùng quan trắc.

+ Sổ quan trắc khí tượng ký hiệu SKT-2: Sổ SKT-2 là sổ được dùng để ghi
những số liệu quan trắc của những trạm làm quan trắc các Synop và quan trắc
phục vụ báo bão từng giờ.
+ Sổ quan trắc nhiệt độ đất có ký hiệu SKT-3: Việc quan trắc nhiệt độ đất
được tiến hành mỗi ngày 2 lần vào 7h và 19h. Những kết quả quan trắc nhiệt độ
mặt đất (như xác định trị số nhiệt độ mặt đất, nhiệt độ lớp đất sâu 5, 10, 15,
20cm ở khu đất tơi không có cây cỏ, nhiệt độ đất ở các lớp sâu: 50, 100, 150,
300cm ở khu đất có cỏ) được ghi vào sổ SSKT-3.
+ Sổ quan trắc bốc hơi GGI-3000 có ký hiệu SKT-13a, sổ quan trắc bốc
hơi CLASS-A có ký hiệu là SKT-13b: Theo quy định các trạm khí tượng đo bốc
hơi ngày 2 lần vào 7h và 19 giờ bằng dụng cụ đo bốc hơi GGI-3000 và chậu bốc
hơi CLASS-A. Kết quả quan trắc bằng dụng cụ đo bốc hơi GGI-3000 được ghi
vào sổ SKT-13a còn kết quả quan trắc bằng chậu bốc hơi CLASS-A được ghi
vào sổ SKT-13b.
Tài liệu thứ cấp: Sau khi quan trắc xong các số liệu được ghi váo sổ quan
trắc khí tượng tiếp đó được chỉnh lý theo quy định của ngành và được ghi vào
các “Bảng số liệu khí tượng”. Các bảng số liệu khí tượng bề mặt bao gồm nhiều
loại:
+ Bảng số liệu khí tượng BKT-1. Sau khi quan trắc các hiện tượng khí
tượng bề mặt cơ bản xong bên cạnh việc ghi kết quả quan trắc vào sổ quan trắc
khí tượng SKT-1, các quan trắc viên phải chỉnh lý số liệu và ghi vào bảng số
liệu khí tượng BKT-1. Những kết quả ghi vào bảng số liệu BKT-1 chủ yếu dựa
vào sổ SKT-1.
+ Bảng số liệu khí tượng về ẩm- nhiệt độ BKT-2a. Những số liệu quy
toán từ giản đồ nhiệt, ẩm ký, sau khi đã hiệu chính được chuyển vào BKT-2a.
+ Bảng số liệu khí tượng về khí áp BKT-2b: Áp suất khí quyển (khí áp) là
áp suất thủy tĩnh của cột khí quyển, được xác định bởi trọng lượng cột không
khí có chiều cao bằng bề dày của khí quyển nén lên một đơn vị diện tích. Nội
dung quan trắc khí áp gồm: xác định khí áp mặt trạm, khí áp mặt biển, độ cao

×