Lê anh hoa trờng thcs cầu giát quỳnh lu nghệ an
đề thi chọn học sinh giỏi đội sơ tuyển lớp 9
Môn Ngữ văn Năm học 2007-2008
Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1,
a, Câu ca dao sau liên quan đến phơng châm hội thoại nào?
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
b, Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của câu ca dao?
Câu 2,
Em hãy phát biểu những hiểu biết và đánh giá của em về t tởng đợc thể
hiện qua câu văn: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trớc lo trừ bạo
( Trích Nớc Đại Việt ta Nguyễn Trãi-Ngữ văn 8)
Câu 3, Thơ mới của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt
ra cũng nh thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn nh thơ chúng tôi, nhng một thứ
lãng mạn có nhiều máu huyết hơn; thơ của chúng tôi thì đập cho mở cửa
trời, nhng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khoá: Cách mạng...Thơ chúng tôi nh
những con chim dù hát ca da diết đến đâu, nhng cứ đập cánh vào song cửa
chiếc lồng, còn thơ Tố Hữu, mặc dầu tác phẩm của nó nhiều năm ở trong
song sắt, chính thơ Tố Hữu là con chim bay giữa đất trời cao rộng ( Tố Hữu
với chúng tôi Báo Văn nghệ Số ra ngày 6/3/1976).
Từ sự cảm nhận bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu, em hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
Ngời ra đề: Lê Anh Hoa
đáp án , biểu điểm
thi chọn học sinh giỏi đội sơ tuyển lớp 9 ngữ văn
Câu 1, ( 1,5 điểm)
a, Câu ca dao liên quan đến phơng châm hội thoại lịch sự. ( 0,5 điểm)
b, Nghệ thuật, văn hoá ứng xử của mỗi ngời thể hiện qua lời nói, cách
nói ( 1 điểm)
Câu 2, ( 2,5 điểm)
* Về kiến thức: Học sinh làm rõ đợc các ý sau:
+ Nhân: Lòng yêu thơng con ngời; nghĩa: Tôn trọng, yêu chuộng lẽ
phải. ( 0,5 điểm)
+ Nhân nghĩa vốn là một quan niệm đạo đức Nho giáo truyền thống đã
đợc Nguyễn Trãi vận dụng sáng tạo và đậm giá trị nhân đạo. Gốc rễ của nhân
nghĩa là yên dân, vì dân mà trừng phạt kẻ có tội. T tởng nhân nghĩa không
dừng ở lí thuyết chung chung mà xuất phát từ sự quan tâm đến dân đen, con
đỏ...Bản chất của t tởng nhân nghĩa theo quan niệm của NT là t tởng thân dân,
xuất phát từ tấm lòng Ưu dân, ái quốc của tác giả. ( 1,5 điểm)
+ T tởng của Nguyễn Trãi không chỉ tiến bộ, thể hiện đạo lí truyền
thống của dân tộc mà còn vợt thời đại; đến nay vẫn còn giá trị mới mẻ. ( 0,5
điểm).
* Về kĩ năng: Yêu cầu diễn đạt thành đoạn văn mạch lạc, trôi chảy;
không vi phạm lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Học sinh có thể không nói đúng
đợc một cách thấu đáo song phải hiểu đúng tinh thần của t tởng tác giả.
Câu 3, ( 6 điểm)
* Về kiến thức: Học sinh làm rõ đợc các ý sau:
+ ý 1: Giải thích sơ lợc nội dung của ý kiến: Đánh giá về điểm gặp gỡ
của Tố Hữu và các nhà Thơ Mới cùng thời:
- Giống: Cùng cảm xúc, khát vọng lãng mạn...
- Khác: Hồn thơ TH có sự định hớng về t tởng: Đó là tiếng nói cất lên từ
một trái tim khoẻ khoắn, tìm đợc lối thoát, hớng đến tơng lai.
-> Thơ Tố Hữu là sự gặp gỡ may mắn và kì diệu của một hồn thơ lãng
mạn và bản lĩnh của ngời chiến sĩ cách mạng.
+ ý 2: Cảm nhận bài thơ Khi con tu hú để chứng minh ý kiến trên:
- Bài thơ Khi con tu hú bộc lộ một cái tôi lãng mạn đắm say tha thiết:
HS cảm nhận qua khổ thơ 1: Hình ảnh bức tranh mùa hè qua tâm tởng của nhà
thơ. Đó là bức tranh sự sống trác tuyệt với đủ hình ảnh, vạn vật, sắc màu, âm
thanh bung nở một sức sống căng tràn, cực thịnh: lúa chiêm, trái cây, tiếng
ve...
Thực chất bức tranh đó chính là biểu hiện của lòng yêu đời, gắn bó với
cuộc sống, yêu tự do mãnh liệt của một nhà thơ trẻ trong hoàn cảnh ngục tù...
- Bài thơ còn thể hiện nhận thức của tác giả ở khổ thơ thứ 2 về hoàn
cảnh thực tại của mình để quyết tâm thoát khỏi nó với một ý chí kiên cờng,
một sức sống mãnh liệt đợc thôi thúc từ khí huyết, con tim: Cảm giác ngột,
uất, muốn đạp tan phòng...
+ ý 3: So với các nhà Thơ Mới cùng thời, Tố Hữu đã thể hiện một cái
tôi khoẻ khoắn ( Học sinh có thể so sánh để nhận ra điểm khác biệt so với cốt
lõi t tởng trong bài Nhớ rừng, Ông đồ...Dẫu có da diết đến đâu cái tôi Thơ Mới
cũng không thoát khỏi bé tắc, cô đơn, buồn đau...)
* Về kĩ năng: - Học sinh không sa vào quá sâu phân tích đoạn thơ, nhng
lại phải thể hiện đợc khả năng cảm nhận thơ một cách tinh tế.
- Hành văn trôi chảy, có cảm xúc; dùng từ đặt câu đúng chuẩn...
- Bài viết có bố cục 3 phần.
* Cách cho điểm:
Có đủ bố cục 3 phần hợp lí: 1 điểm
ý 1: 1 điểm
ý 2: 3 điểm
ý 3: 1 điểm
Các ý trên đợc điểm tối đa khi bảo đảm yêu cầu về kĩ năng. Học sinh có
thể không diễn đạt hoàn toàn đúng nh đáp án; giám khảo căn cứ vào thực tế
bài làm của học sinh để chọn đúng học sinh giỏi.