Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 16: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.82 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11
TUẦN 17 - TIẾT 67: THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ
KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt
Ôn luyện và nâng cao thêm một bước kiến thức cơ bản về một số kiểu câu (Câu bị động,
câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống) và tác dụng của các kiểu câu đó trong sự liên
kết ý ở văn bản. Củng cố và nâng cao kĩ năng nhận diện và phân tích câu trong văn bản, kĩ năng
đặt câu theo những kiểu câu thích hợp với ngữ cảnh để đảm bảo và tăng cường vai trò thể hiện
ý, liên kết ý trong văn bản.
Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích được đặc điểm cấu tạo của ba kiểu câu, phân tích
được tác dụng về diễn đạt ý của ba kiểu câu đó trong văn bản. Lựa chọn cách đặt câu sao cho
thích hợp với sự triển khai ý trong văn bản.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Em có nhận xét như thế nào về tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét qua mười sáu lời thoại trong
văn bản Tình yêu và thù hận ?

HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY VÀ
TRÒ

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Câu bị động: có
chủ ngữ ở đầu câu
biểu hiện đối
tượng của hoạt
động, có các từ bị,


được, phải sau chủ
ngữ.

I. Dùng kiểu câu bị động
Bài tập 1
a) Câu bị động: hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả
b) Chuyển sang chủ động: chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả
c) Thay câu chủ động vào vị trí câu bị động thì thấy câu chủ động
không tiếp nối được mạch ý của đoạn, không phù hợp với hướng triển
khai ý của cả đoạn.


Bài tập 2
- Câu có khởi ngữ:
đứng đầu câu thể
hiện đề tài và
điểm xuất phát của
thông báo, có thể
có từ thì, là, mà đi
sau để tách biệt.

Câu bị động: Đời hắn … “dàn bà”. Tác dụng: tạo sự liên kết ý với câu
đi trước: tiếp tục nói về hắn. Nếu dùng câu chủ động thì đột ngột
chuyển sang nói về một bàn tay “đàn bà”.
Bài tập 3
Chú ý sự liên kết của các câu trong đoạn văn.
II. Dùng kiểu câu có khởi ngữ
Bài tập 1

- Câu có trạng ngữ

chỉ tình huống: ở
đầu câu, do động
từ, tính từ hay
cụm động, cụm
tính từ đảm nhiệm
và biểu hiện hoạt
động trạng thái
đồng thời hay xảy
ra trước hoạt
động, trạng thái ở
vị ngữ của câu.

a) Hành thì nhà thị may lại còn.
b) Tác dụng: liên kết câu chứa nó với những câu đi trước.
Bài tập 2
A: không phù hợp với sự liên kết ý.
B: câu bị động, tuy có liên kết ý nhưng gây ấn tượng nặng nề.
D: có liên kết ý nhưng không dẫn nguyên văn lời các anh lái xe, vì thế
mất đi sắc thái kiêu hãnh của cô gái.
C: vừa liên kết ý, vừa gây được sắc thái kiêu hãnh của cô gái.
Bài tập 3
a) Khởi ngữ: Tự tôi

- Tác dụng của
việc đặt câu theo
các kiểu câu trên
là tạo được sự liên
kết về ý giữa các
câu trong văn bản,
ngoài các tác dụng

về thay đổi cách
diễn đạt cho linh
hoạt, tác dụng
phân biệt thông tin
đã biết với thông
tin mới.

- Vị trí: đầu câu, trước chủ ngữ.
- Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.
- Tác dụng: nêu được một đề tài có quan hệ liên tưởng với điều đã nói
trong câu trước (đồng bào - tôi).
b) Khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc
- Vị trí: đầu câu, trước chủ ngữ.
- Có quãng ngắt sau khởi ngữ.
- Tác dụng: nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi
trước.
III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống
Bài tập 1
a) Vị trí đầu câu.


- Đặt câu trong
văn bản: yêu cầu
đảm bảo đúng về
nội dung, cấu tạo
ngữ pháp và nhất
là đảm bảo có sự
lien kết với các
câu khác. Vì thế
cần đặt câu phù

hợp với yêu cầu
liên kết.

b) Là cụm động từ.
c) Chuyển như sau: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười. Nhận xét: sau khi
chuyển, câu có hai vị ngữ cùng cấu tạo là cụm động từ, cùng biểu hiện
hoạt động của một chủ thể là bà già kia. Nhưng sự liên kết ý, sự nối
tiếp mạch ý không rõ rệt như cách viết cũ.
Bài tập 2
Câu C: vừa đúng về ý, vừa liên kết ý chặt chẽ, vừa mềm mại, uyển
chuyển.
Bài tập 3
a) Trạng ngữ chỉ tình huống: Nhận được …đốc bộ đường
b) Tác dụng: thể hiện thông tin thứ yếu so với thông tin ở vị ngữ.
IV. Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản
1. Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và
thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều thường ở vị trí đầu câu.
2. Các thành phần kể trên thường thể hiện tin đã biết từ phần văn bản đi
trước, hoặc dễ dàng liên tưởng với những điều đã biết từ phần văn bản
đi trước, hoặc thể hiện một tin không quan trọng so với tin ở vị ngữ.
3. Việc sử dụng những kiểu câu như trên trong văn bản có tác dụng liên
kết ý, tạo mạch lạc cho văn bản.

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Chuyển đổi kiểu câu theo bảng sau:

1a. Câu chủ động: Lão Hạc rất yêu quý
con chó.


1b. Câu bị động: ………………………………

2a. Câu không có khởi ngữ: Tôi xem phim 2b. Câu có khởi ngữ: ………………………….
ấy rồi.
3a. Câu không có trạng ngữ tình huống:
Nó xem xong thư, rất phấn khởi.

3b. Câu có trạng ngữ chỉ tình huống: …………
…………………………………………………


2. Hướng dẫn
Chuẩn bị: Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn; đối với người trả lời phỏng vấn?



×