Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp mây tre ngọc sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.38 KB, 49 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1

Lê Thị Nguyệt

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển đến đỉnh cao
với sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế cũng như các doanh
nghiệp, đơn vị trong cả nước. Để có thể tự khẳng định mình và đảm bảo cho
sự tồn tại lâu dài thì các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến công nghệ,
mở rộng sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Do đó vấn đề đầu tiên có thể
đảm bảo nhu cầu này là phải tập chung sản xuất, tiết kiệm chi phí và hạ giá
thành sản phẩm trên cơ sở đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ sản xuất, kêu
gọi sự hợp tác giữa các đơn vị với nhau. Mặt khác Xí nghiệp mây tre đan
Ngọc Sơn là một doanh nghiệp đã gây được nhiều uy tín đối với các đơn vị ,
khách hàng trong và ngoài nước. Do đó khối lượng khách hàng làm ăn với Xí
nghiệp tương đối nhiều, đòi hỏi Xí Nghiệp phải mở rộng hơn nữa quy mô sản
xuất kinh doanh. Xí nghiệp mây tre đan Ngọc Sơn đã liên kết với nhiều thành
phần kinh tế và hình thành lên một loạt cơ sở mới. Đồng thời do đặc thù trong
công tác giao dịch, ký kết tìm nguồn hàng mà các cơ sở này cũng không được
phép hạch toán độc lập. Kế toán là công cụ để điều hành quản lý các hoạt
động tính toán kinh tế và kiểm tra bảo vệ tài sản sử dụng tiền vốn nhằm đảm
bảo quyền chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin mà kế
toán cung cấp trở nên vô cùng quan trọng giúp cho các nhà quản lý có cái
nhìn tổng thể cũng như chi tiết về các sự kiện kinh tế đang phát sinh trực tiếp
có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên cơ sở các thông tin này các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích đánh giá
mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực và đưa ra các quyết định
đúng đắn.
Trong công tác kế toán chia ra làm nhiều khâu, nhiều ngành nhưng giữa


chúng có mối quan hệ hữu cơ gắn bó tạo thành hệ thống quản lý thực sự có
hiệu quả cao.
Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2

Lê Thị Nguyệt

Thông tin kế toán là những thông tin có tính hai mặt của mỗi hiện tượng,
mỗi quá trình: Vốn, nguồn vốn, tăng và giảm... Mỗi thông tin thu được là kết
quả của quá trình có tính hai mặt: Thông tin và kiểm tra.
Kế toán chi phí và tính giá thành có vai trò hết sức quan trọng trong công
tác kế toán của doanh nghiệp vì nó là chỉ tiêu phản ánh mọi mặt quản lý kinh
tê của doanh nghiệp, giá thành cao hay thấp được thể hiện trong công tác
quản lý chi phí. Trong bối cảnh thị trường luôn luôn biến động và cạnh tranh
gay gắt như hiện nay thì việc hạch toán chi phí để tìm ra các biện pháp tiết
kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm lại càng trở nên vô cùng quan trọng
hơn vì nó quyết định đến việc nâng cao sức cạnh tranh và chiến lược thị phần
trên thị trường. Vì vậy trong quá trình thực tập ở Xí nghiệp mây tre đan Ngọc
Sơn em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
tại Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn” cho bài thực tập tốt nghiệp.
Nội dung của báo cáo chuyên đề kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 phần:
Phần I: Tình hình chung của Xí Nghiệp mây tre Ngọc Sơn
Phần II: Thực trạng công tác hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành

sản phẩm tại Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn.
Phần III: Nhận xét đánh giá và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công
tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp mây tre Ngọc
Sơn.

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3

Lê Thị Nguyệt

PHẦN I

TÌNH HÌNH CHUNG, ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH
VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP MÂY TRE
NGỌC SƠN
I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP MÂY TRE NGỌC SƠN
1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp.
1.1

Khái quát về Xí Nghiệp

- Chủ Xí nghiệp: Ông Nguyễn Đức Kiên
- Tên Doanh nghiệp: Xí Nghiệp mây tre Ngọc Sơn
- Tên giao dịch: Ngọc Sơn Bamboo and Ratan Enterprise

- Tên viết tắt: Ngọc Sơn B/R ENT
- Trụ sở chính: Ninh Kiều- Thị trấn Chúc Sơn- huyện Chương Mỹ- Tỉnh
Hà Tây
- Điện thoại: 0343 866 934

Fax: 0343 866 078

- Mã số thuế: 0500237014
- Tổng số vốn đầu tư: 1.500.000.000đ
- Tổng số công nhân viên: 115 người
- Mã số Tài khoản tại các ngân hàng:
+ Tài khoản tiền VND- ngân hàng Công Thương: 001 100 002698 2
+ Tài khoản USD- ngân hàng Công Thương: 001 137 0100689
+ Tài khoản giữ hộ- ngân hàng Công Thương: 001 037 002117 2
+ Tài khoản tại Ngân Hàng Nông Nghiệp: 421 104 0311 53
+ Tài khoản USD- ngân hàng Nông Nghiệp: 648 220 00276 4
+ Tài khoản tại Hàn Quốc: 422 101 3708 129 7
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4

Lê Thị Nguyệt


Sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mây tre giang
cói, thêu ren, móc sợi, đan dệt len may mặc, nhập khẩu nguyên vật liệu để
sản xuất hàng thủ công xuất khẩu.
1.2

Quá trình hình thành và phát triển của Xí Nghiệp mây tre

Ngọc Sơn
Xí Nghiệp mây tre Ngọc Sơn được thành lập trên cơ sở cao hơn của tổ
mây tre đan Chi Nê trước đây.
Năm 1987, được chính sách của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận
lợi cùng với sự động viên và giúp đỡ của các cấp chính quyền xã Trung Hòa
huyện Chương Mỹ, được sự choi phép của UBND huện Chương Mỹ nên tổ
mây tre đan Chi Nê đã được thành lập vào tháng 2 năm 1987 với ban đầu là
20 hộ gia đình thôn Chi Nê xã Trung Hoà tham gia.
Thời kỳ 1987 cho đến năm 1989 tổ mây tre đan Chi Nê hoạt động theo
hình thức bao cấp là nhận kế hoạch, hợp đồng sản xuất hãng mây tre đan xuất
khẩu từ Xí Nghiệp mây tre đan Chương Mỹ, tổ chức sản xuất giao hàng tại Xí
Nghiệp mây tre đan Chương Mỹ. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị
trường hoà mình vào sự phát triển chung của đất nước Xí nghiệp đã chuyển
sản xuất gia công hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
Căn cứ vào giấy phép thành lập số 80GP/ UB do UBND tỉnh Hà Tây cấp
ngày 15 tháng 2 năm 1993.
Căn cứ vào đăng ký kinh doanh số 015137 do trọng tài kinh tế Nông
Nghiệp tỉnh Hà Tây cấp ngày 17 tháng 2 năm 1993.
Dưới sự lãnh đạo của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Tây, Xí nghiệp đã phát
triển từ một cơ sở nghèo nàn đến nay đã có hơn 30 đơn vị thành viên cùng
tham gia sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ mây tre, cói, guột
nan, sợi... Hiện nay Xí nghiệp mây tre đan Ngọc Sơn đã được biết đến với tên
giao dịch Ngọc Sơn Bamboo and Ratan Enterprise.

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

5

Lê Thị Nguyệt

Vị trí địa lý của Xí nghiệp: Xí Nghiệp mây tre đan Ngọc Sơn nằm trên
địa bàn khu công nghiệp thị trấn Chúc Sơn, trên trục chính của đường quốc lộ
6 cách thủ đô Hà Nội 15km, đây là địa bàn đang phát triển có rất nhiều các
công ty xí nghiệp kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch với
các đơn vị kinh doanh khác, rất thuận lợi cho việc tìm kiếm nguyên vật liệu
đầu vào và thị trường tiêu thụ đầu ra.
Ngoài chức năng chủ yếu là sản xuất và gia công hàng thủ công mỹ nghệ
xuất khẩu, hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp còn nhằm vào nhiệm
vụ chính:
- Tổ chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và các mặt hàng
theo đúng ngành nghề quy định.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh.
- Thực hiện nghĩa vụ nhà nước giao.
- Thực hiện phân phối kết quả theo lao động, chăm lo và không ngừng
cải thiện đời sống vật chất bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học
kỹ thuật và chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp.
- Bảo vệ xí nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trậ tự an
ninh an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
Kết quả sản xuất 3 năm của Xí nghiệp

Đơn vị tính: đồng
So sánh
Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007
2007/2006(%)

Tổng doanh thu
LN trước thuế
Thuế phải nộp NS

43.891.424.588 22.619.171.531

88.386.142.095

390.8

2.575.071.033

436.728.803

3.310.918.733

14.6

721.019.889


122.284.065

280.000.000

1.2

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LN sau thuế

1.854.051.144

6
314.444.738

Lê Thị Nguyệt
3.030.918.733

13.4

Qua việc tổng hợp các số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn qua 3 năm ta thấy kết quả kinh doanh của Xí
nghiệp tăng giảm khác nhau, cụ thể: Tổng doanh thu Năm 2007 so với năm
2006 tăng rất cao( 390.8%) tương ứng với mức tăng tuyệt đối là
65.766.970.564đ làm cho lợi nhuận của Xí nghiệp tăng(13.4%) ứng với số

tiền 2.716.473.995đ, trong khi đó tổng doanh thu của năm 2006 so với năm
2005 lại giảm( 48.47%) tương ứng với mức giảm tuyệt đối là
21.272.253.057đ làm cho lợi nhuận của Xí nghiệp giảm( 83.04%) ứng với số
tiền là 1.593.606.406đ, điều này cho thấy trong năm 2007 Xí nghiệp đã thay
đổi phương hướng sản xuất kinh doanh mới, mở rộng được thị trường và có
nhiều đối tác ký kết hợp đồng tạo được uy tín cho Xí nghiệp. Tốc độ tăng
doanh thu lại lớn hơn mức độ tăng chi phí đã làm cho lợi nhuận trước thuế và
sau thuế không ngừng tăng cao, tạo điều kiện cho Xí nghiệp tăng cường nghĩa
vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước tạo điều kiện tái mở rộng. Để đạt được
những thành quả đó năm 2007 Xí nghiệp đã không ngừng tạo ra những sản
phẩm với nhiều kiễu dáng mẫu mã mới nhằm thu hút lực lượng đông đảo
khách hàng. Trong vài năm gần đây Xí nghiệp đã phát triển thêm mặt hàng
móc sợi đây là một ngành mới đã đem lại kết quả khả quan cho Xí nghiệp,
doanh thu chủ yếu từ mặt hàng này. Riêng doanh số của mặt hàng móc sợi là
98%, doanh thu tăng do phát triển mặt hàng Giỏ lidan móc sợi, giỏ
Komplement, vòng treo... đã xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Châu âu và
thị trường Mỹ.
2. Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn
2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Xí nghiệp

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

7

Lê Thị Nguyệt


2.2 Trách nhiệm, quyền hạn, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận quản
lý trong Xí nghiệp.
* Ban giám đốc
- Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp
- Tổ chức bộ máy, quyết định các vấn đề liên quan đến kinh doanh và kết
quả kinh doanh, lương và các chế độ cho cán bộ công nhân viên trong XN.
- Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng( ISO) nêu rõ mục đích yêu cầu
của Xí Nghiệp, tổ chức thực hiện.
- Phân công, bổ nhiệm các vị trí trong Xí nghiệp, quy định trách nhiệm
quyền hạn cho từng vị trí.
- Tạo môi trường tốt trong Xí nghiệp với các chỉ tiêu: Trung thực, tôn
trọng, tin cậy, đoàn kết.
- Bảo đảm điều kiện làm việc và quyền lợi của cán bộ công nhân viên
phù hợp với pháp luật.
* Nhóm thực hiện ISO
- Đảm bảo các quá trình cần thiết của HTQLCL được thiết lập, thực hiện
và duy trì hoạt động cân đối, hiệu quả, ổn định.
- Báo cáo cho giám đốc về kết quả hoạt động của HTQLCL từng tháng
và đề xuất cải tiến nếu có( trừ trường hợp đột xuất).

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

8


Lê Thị Nguyệt

- Đề xuất các biện pháp cần thiết thúc đẩy toàn bộ tổ chức nhận thức
được các yêu cầu của khách hàng và hướng tới sản xuất- giao hàng với chất
lượng, số lượng, thời gian theo yêu cầu của khách hàng.
* Ban IWAY
Đề xuất các chương trình hoạt động và duy trì môi trường làm việc, lao
động trong Xí nghiệp phù hợp với yêu cầu của luật pháp Việt Nam và yêu cầu
của IKEA.
*Phòng Kinh Doanh
Phải hiểu rõ về hàng hoá sản phẩm mình đang kinh doanh, không ngừng
sáng tạo thu thập thông tin cung cấp với phòng thiết kế tạo ra mẫu mã mới,
sản phẩm mới, mặt hàng mới. Tìm khách hàng thuyết phục họ mua hàng của
Xí nghiệp, soạn hợp đồng kèm theo phương án kinh doanh để ban giám đốc
phê duyệt. Sau khi có hợp đồng ngoại thì lập phương án thu mua, lập tài liệu
kỹ thuật để ban quản đốc và công nhân phân xưởng thực hiện. Hoàn thiện lập
bảng kê và dự án nguyên vật liệu để phòng vật tư chuẩn bị kịp thời. Kiểm tra
hàng trước khi xuất nhằm đảm bảo hàng chuẩn bị giao là phù hợp với yêu cầu
của khách hàng.
* Phòng kế toán tài vụ
- Ghi chép theo dõi phản ánh các hoạt động kinh doanh theo đúng chế độ
kế toán hiện hành.
- Quản lý tốt tài sản, vật tư, tiền vốn theo dõi công nợ chính xác, chặt chẽ
để có kế hoạch sử dụng đồng vốn có hiệu quả.
- Lập phương án vay vốn.
- Lập báo cáo định kỳ với cơ quan chức năng thuế, thống kê... theo quy
định của pháp luật. Duy trì quan hệ tốt với các cơ quan hỗ trợ như ngân hàng,
phòng công nghiệp, liên minh hợp tác xã.
Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ


Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

9

Lê Thị Nguyệt

- Theo dõi bảng lập lương, cùng với phòng hành chính đảm bảo các chế
độ lương, BHXH, BHYT và các chế độ liên quan đến quyền lợi được hưởng
của cán bộ công nhân viên.
* Phòng hành chính nhân sự
- Quản lý hồ sơ của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp.
- Đề xuất và tổ chức tuyển nhân viên khi có yêu cầu, tổ chức đào tạo
nhân viên mới, công nhân mới. Soạn hợp đồng lao động.
- Tổ chức phổ biến các vấn đề mới liên quan đến quyền lợi của cán bộ
công nhân viên
- Phối hợp với phòng kế toán làm tốt chế độ lương và các chế độ khác
của người lao động.
- Quản lý công văn giấy tờ, con dấu, lưu trừ tài liệu.
- Xây dựng lịch hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường.
* Phòng Kế hoạch vật tư
Căn cứ vào đơn đặt hàng đã ký của phong kinh doan, phối hợp với
phòng kinh doanh và các bộ phận liên quan tính toán thiết lập kế hoạch triển
khai đơn hàng, dự trù vật tư, gọi mua vật tư và đưa kế hoạch triển khai hàng
xuống cho ban quản đốc. Lập bảng chi tiết kỹ thuật. Theo dõi vật tư, không để
hư hỏng, hao hụt, thất thoát dưới mọi hình thức.
* Phòng thiết kế và quản lý mẫu
- Sáng tạo ra các mẫu khả thi có thể sản xuất thủ công được.

- Nhận ý tưởng thiết kế của khách hàng để tạo mẫu theo yêu cầu của
khách hàng.
- Khi tạo ra mẫu phải lưu trữ theo quy trình quản lý mẫu, thiết lập quy
trình sản xuất, nguồn vật tư.
Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

10

Lê Thị Nguyệt

- Quản lý và sắp xếp phòng mẫu dễ thấy, tạo ấn tượng tốt cho khách đến
tham quan làm việc hoặc mua hàng.
* Ban quản đốc
- Phân công các tổ chức, bộ phận làm việc trong Xí nghiệp sao cho khoa
học thuận tiện phù hợp với ISO và IWAY.
- Giao việc và phân việc, tính toán đơn giá khoán, hướng dẫn các tổ,
công nhân, thực hiện đơn hàng đảm bảo tiến độ, chất lượng theo yêu cầu của
khách hàng.
- Nhận kế hoạch triển khai từ phòng kế hoạch vật tư, để triển khai sản
xuất hàng theo đúng kế hoạch.
- Giám sát đôn đốc việc kiểm tra hàng từ đầu vào đến đầu ra đảm bảo
chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.
* Các tổ sản xuất 1,2,3..
- Phải hiểu rõ nội quy trong Xí nghiệp, quy định về an toàn lao động.
- Yêu cầu được cung cấp phương tiện dụng cụ, tạo điều kiện làm việc

phù hợp.
- Hiểu rõ việc làm của mình, khi không rõ hoặc chưa rõ phải hỏi người
phụ trách, làm xong phải báo cáo cho người phụ trách cấp trên.
- Nhận sản xuất và hoàn thiện theo yêu cầu của ban quản đốc.
- Sản xuất hàng theo yêu cầu chất lượng và giá khoán của từng mã hàng.
* Các tổ dịch vụ
- Tổ dịch vụ mây tre:
Đảm nhiệm các công việc: sơn, luộc, hấp, sấy hàng cho các tổ sản xuất
mây tre. Vận hành, bảo dưỡng các thiết bị máy móc như: máy nén khí, hệ
thống sử lý nước thải.
Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

11

Lê Thị Nguyệt

- Tổ dịch vụ móc sợi:
Đảm nhiệm các công việc về tem mác cho các tổ khâu hoạt động.
*Tổ KCS
- Tổ KCS mây tre:
Nghiệm thu hàng đầu vào từ các nhà cung cấp và đầu ra từ các tổ hoàn
thiện trong Xí nghiệp. Ghi chép phản ánh khả năng của các nhà cung cấp và
khả năng làm việc của các tổ chức hoàn thiện trong Xí nghiệp.
- Tổ KCS móc sợi:
-


Kiểm tra hàng đầu vào của các cơ sở gia công

-

Kiểm tra sợi nguyên vật liệu đầu vào.

-

Nghiệm thu hàng đầu ra của các tổ khâu tem.

-

Kiểm tra cuối cùng trước khi đóng cont.
* Thủ kho
- Thủ kho hàng hoá mây tre:
Thống kê cập nhật hàng hoá đầu vào từ các cơ sở và dầu ra xuất cont. Từ

đó lắm được kho lượng hàng hoá tồn kho trong xưởng.
- Thủ kho hàng hoá móc sợi:
Thống kê hàng hoá đầu vào và đầu ra, ghi nhận số lượng tồn kho trong
phân xưởng . Thống kê lượng hàng hoá nhập kho, xuất kho.
- Thủ kho vật tư
Nhập kho các loại vật tư: Sơn, keo, phẩm nhuộm, tem, mác, phụ liệu sản
xuất ... xuất theo đề nghị của các tổ sản xuất. Thông kê lượng tiêu thụ và ghi
nhận số lượng tồn kho.

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

12

Lê Thị Nguyệt

II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC, PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP MÂY TRE
NGỌC SƠN
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn là một đơn vị sản xuất kinh doanh chế biến
và gia công hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu. Các mặt hàng sản xuất kinh
doanh chủ yếu là sản phẩm được chế biến thủ công từ mây, tre, giang, cói,
guột. Vài năm gần đây Xí nghiệp còn phát triển thêm hàng móc sợi, doanh số
bán hàng từ mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số bán hàng,
98% mặt hàng này dùng để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Do Xí nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ với nguồn nguyên liệu
đầu vào chủ yếu lấy từ nông nghiệp là lâm nghiệp. Vì thế hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng phần nào chịu ảnh hưởng của tính thời vụ của hai ngành
trên. Doanh nghiệp thường sản xuất theo đơn đặt hàng của các đối tác nước
ngoài với các kiểu dáng mẫu mã hàng hoá thường xuyên thay đổi do bên đối
tác yêu cầu.
Đối tượng kinh doanh:
Đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp là các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ được làm từ nguyên liệu như: mây, tre, giang, cói, guột, sợi... Doanh
nghiệp chính là người cung ứng đầu vào là các nguyên liệu trên hoặc bán
thành phẩm. Sau đó thu mua đầu ra là các bán thành phẩm hoặc thành phẩm
về sơ chế, gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi xuất khẩu ra nước ngoài.

vì vậy thực chất hoạt động chính của Xí nghiệp là cung cấp nguyên vật liệu,
mẫu mã rồi thuê sản xuất, gia công bên ngoài chứ không phải là hoạt động
sản xuất sản phẩm đơn thuần. Bên cạnh đó Xí nghiệp cũng phải gia công
thêm cho hàng hoá, bán thành phẩm thành sản phẩm hoàn chỉnh và hàng hoá
vẫn thuộc quyền sở hữu của Xí nghiệp.
Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

13

Lê Thị Nguyệt

2. Tổ chức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
a) Bộ phận sản xuất chính của Xí nghiệp
- Các tổ sản xuất
b) Do đặc điểm của quá trình sản xuất là sản xuất thủ công nên bộ phận
sản xuất phụ là bộ phận cung cấp năng lượng, nhiên liệu
c) Do đặc điểm của sản xuất nên mỗi người tự sản xuất và hoàn thiện
một sản phẩm của mình nên bộ phận sản xuất phụ thuộc không có.
d) Bộ phận cung cấp của Xí nghiệp là bộ phận cung ứng vật tư, nguyên
liệu, trang thiết bị.
Các nguồn cung ứng vật tư, nhiên liệu, trang thiết bị là do Xí nghiệp đặt
hàng hoá rồi bên cung cấp sẽ trở đến, nguồn cung ứng này chủ yếu trong
nước, chỉ có một số ít trang thiết bị tiến tiến hiện đại mà trong nước chưa sản
xuất thì Xí nghiệp mới nhập khẩu.
e) Xí nghiệp không có bộ phận vận chuyển: Vì Xí nghiệp mua nguyên

liệu nhập kho thì gía mua đã bao gồm chi phí vận chuyển nên bên bán có
trách nhiệm trở hàng đến tận kho bãi của Xí nghiệp.
3. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
Loại hình sản xuất của Xí nghiệp là sản xuất hàng loạt
Công nghệ sản xuất: xuất kho sản phẩm sản xuất- kiểm tra sản phẩmkhâu tem mác- đóng kiện.
Chu kỳ sản xuất: 1h/ 1sản phẩm
Kết cấu chu kỳ sản xuất: xuất kho sản phẩm sản xuất hết 40phút, kiểm
tra sản phẩm 5 phút, khâu tem mác 5 phút, đóng kiện 10 phút.
Sơ đồ mạng lưới kinh doanh của Xí nghiệp
Các làng nghề

Xí nghiệp

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Khách hàng
Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

14

Lê Thị Nguyệt

Các sản phẩm của Xí nghiệp là hàng thủ công nên chúng chủ yếu được
sản xuất bởi các làng nghề truyền thống trong huyện Chương Mỹ- Hà Tây và
một số làng nghề ở Nga Sơn- Thanh Hoá. Đối với mặt hàng móc sợi Xí
nghiệp sẽ cung cấp mẫu và nguyên liệu cho các làng nghề này để họ sản xuất.
Còn các mặt hàng như mây, tre, cói... thì người sản xuất phải tự đi mua

nguyên vật liệu trên thị trường hoặc do Xí nghiệp bán. ở các làng nghề này
đều có các đại lý gọi là chủ hàng, họ sẽ nhận nguyên liệu của Xí nghiệp sau
đó phân phối cho các hộ gia đình là người trực tiếp tạo ra sản phẩm. Các chủ
này cũng thực hiện mua các sản phẩm của hộ gia đình sản xuất rồi nhập hàng
cho Xí nghiệp. Thu nhập của các chủ hộ này là phần chênh lệch giữa giá mà
Xí nghiệp quy định nhập hàng về với giá mà họ trả cho người sản xuất. Sau
khi doanh nghiệp thu mua sản phẩm thô từ các làng nghề trên sẽ tổ chức gia
công, sơ chế thành phẩm hoàn chỉnh đóng gói, chuẩn bị để tiêu thụ.

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

15

Lê Thị Nguyệt

Sản phẩm mây tre

Màu tự nhiên

Sản phẩm sợi

Màu sơn

Tiếp nhận thông tin yêu cầu của sản
phẩm

Làm mẫu, thiết kế mẫu, đàm phán
với gia
khách
hàng
Sơ đồ quy trình sản xuất
công
chế biến sản phẩm của Xí nghiệp
Làm hợp đồng
Duyệt
Lập kế hoạch sản xuất
Mua vật tư, thuê thầu, chuyển giao
Kiểm tra
Nhập kho- Xuất kho
Hoàn thiện
Kiểm tra sản phẩm
Bao Bắc
gói Bộ
Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT
Kiểm tra

Lớp: KT 46D
Nhập kho


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

16

Lê Thị Nguyệt


Thuyết minh sơ đồ dây truyền
Phòng kinh doanh: Tiếp nhận thông tin về yêu cầu của sản phẩm theo ý
của khách hàng và đàm phán với khách hàng, làm mẫu hàng, thiết kế hàng.
sau đó làm hợp đồng rồi trình giám đốc duyệt rồi giao cho ban quản đốc triển
khai thực hiện.
Phòng kế hoạch: lập kế hoạch thu mua nguyên liệu, thuê thầu chuyển
giao cho nhà thầu.
Các bộ phận kho tổ chức kiểm tra nguyên liệu nhập kho. Căn cứ vào
phiếu xuất kho rồi xuất kho vật liệu cho sản xuất sản phẩm.
Vật liệu xuất kho cho các tổ sản xuất để hoàn thiện sản phẩm căn cứ vào
bảng giao việc.
Bộ phận KCS kiểm tra sản phẩm mà tổ sản xuất đã hoàn thành chuyển
cho các tổ sản xuất khác đi bao gói sản phẩm. Sau đó bộ phận KCS kiểm tra
kỹ một lần nữa những sản phẩm hoàn thành đúng chất lượng, mẫu mã quy
định rồi nhập kho.
Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

17

Lê Thị Nguyệt

Cuối cùng ban quản đốc, phòng kinh doanh, kho kiểm tra lại lần cuối.
Khi có yêu cầu xuất kho hàng hoá tiêu thụ
3. Đặc điểm của thị trường tiêu thụ.
Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn là một đơn vị kinh doanh xuất, nhập khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ. Khách hàng chủ yếu là các đối tác từ Nhật bản, Đài
Loan, Hàn Quốc, Hà Lan... Đây là khách hàng truyền thống nhưng tương đối
khó tính vì vậy yêu cầu về sản phẩm phải có chất lượng cao.
Việc tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp được tiến hành như sau:
Đối với thị trường nước ngoài: Sau khi hoàn thành ký kết hợp đồng
ngoại Xí nghiệp kiểm tra hàng hoá trước khi giao cho khách hàng, sau đó tổ
chức chở hàng hoá tới cảng, cửa khẩu, làm thủ tục hải quan tại các bến cảng,
cửa khẩu rồi giao hàng cho khách hàng. Khách hàng của Xí nghiệp là các đối
tác nước ngoài nên việc thanh toán sẽ thông qua ngân hàng Công Thương Việt
Nam.
Đối với thị trường trong nước: Khi có hợp đồng hoặc đơn đặt hàng Xí
nghiệp sẽ xuất hàng hoá tại kho giao cho khách hàng hoặc giao đến tận nơi
cho khách hàng. Hình thức thanh toán có thể bằng chuyển khoản hoăch trực
tiếp bằng tiền mặt.
III.TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
XÍ NGHIỆP MÂY TRE NGỌC SƠN.
1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp.
1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán tổ chức theo hình thức kế toán tập chung để phù hợp với
điều kiện trình độ quản lý cũng như kế toán của xí nghiệp. Theo hình thức này
toàn bộ công tác kế toán trong Xí nghiệp được tiến hành tập trung tại phòng

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Lê Thị Nguyệt


18

kế toán. ở các phân xưởng chỉ bố trí nhân viên thống kê và không hạch toán
độc lập.
KẾ TOÁN TRƯỞNG

KT
Nguyên
Vật
Liệu

KT
Giá
Thành

KT
Tiêu
Thụ

KT
Thanh
Toán

KT
Công
Nợ

Thủ
Quỹ


NHÂN VIÊN KẾ TOÁN
PHÂN XƯỞNG

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
* Kế toán trưởng
Là người đứng đầu bộ máy kế toán điều hành trực tiếp các nhân viên kế
toán, chịu sự chỉ huy trực tiếp của Giám đốc Xí nghiệp, tham mưu cho giám
đốc trong việc đầu tư sử dụng các nguồn quỹ, các chế độ liên quan đến đời
sống phúc lợi của cán bộ công nhân viên. Đồng thời chịu trách nhiệm trước
giám đốc về tình hình tài chính của Xí nghiệp.
* Kế toán nguyên vật liệu
Có nhiệm vụ thống kê toàn bộ nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
Đảm bảo toàn bộ hệ thống sổ sách chứng từ liên quan đến vật tư một cách
hợp lý.
* Kế toán tính giá thành
Có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ các chi phí đầu vào, phân bổ cho từng đối
tượng tính chi phí để xác định giá thành đơn vị của từng sản phẩm và giá
Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

19

Lê Thị Nguyệt

thành toàn bộ. Điều này giúp cho việc hoạch định giá bán của sản phẩm trên

thị trường.
* Kế toán tiêu thụ.
Có nhiệm vụ hạch toán quá trình bán hàng của Xí nghiệp. Thống kê số
lượng hàng hoá tiêu thụ, các khách hàng liên quan.
* Kế toán thanh toán.
Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng, tạm thu,
tạm ứng, thanh toán các khoản phải thu phải trả nội bộ, thanh toán với ngân
sách Nhà nước, thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp.
* Kế toán công nợ
Theo dõi các khoản khách hàng còn nợ khi bán hàng chưa thu được tiền
hoặc các khoản còn nợ với nhà cung cấp khi mua hàng chưa trả tiền, các
khoản nợ đối với ngân hàng.
* Thủ quỹ
Là người quản lý tài chính của Xí nghiệp, có trách nhiệm căn cứ vào các
phiếu thu, phiếu chi do kế toán trưởng lập và được giám đốc phê duyệt chi
tiền mặt hoặc thu tiền nhập quỹ.
* Nhân viên kế toán phân xưởng
Có trách nhiệm thu thập toàn bộ chứng từ liên quan đến tình hình thu
mua nguyên vật liệu sản xuất, nhập kho và xuất kho, chế độ làm việc của
công nhân... ở phân xưởng chuyển lên bộ phận kế toán trên để vào sổ sách kế
toán tính giá thành sản phẩm.
2. Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp
Hiện nay Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn đang áp dụng hình thức ghi sổ kế
toán theo hình thức “ Chứng từ ghi sổ”, có sử dụng máy vi tính trong việc

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

20

Lê Thị Nguyệt

hạch toán, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, soạn thảo văn bản...Mỗi bộ phận kế toán
được trang bị một máy vi tính.
Hình thức này thích hợp với mọi loại hình doanh nghiệp thuận tiện cho
việc áp dụng với máy vi tính, tuy nhiên đối với việc ghi chép bị trùng lặp
nhiều nên việc xác định báo cáo luôn bị chậm nhất là trong điều kiện thủ
công.

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc

Sổ quỹ

Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp
chứng từ gốc

Sổ, thẻ kt
chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái


Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối sps
Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ
Báo cáo tài chính

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

21

Lê Thị Nguyệt

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
a. Đặc điểm của hình thức “ Chứng từ ghi sổ"
Các hoạt động kinh tế, tài chính được phản ánh trên chứng từ gốc được
phân loại tổng hợp, lập chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để
ghi vào các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp có liên quan.
Tách rời việc ghi sổ theo thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống trên hai
sổ kế toán tổng hợp riêng biệt: Sổ cái các tài khoản và sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ.
b. Trình tự và phương pháp ghi sổ
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ

gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ
gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để vào các sổ, thẻ kế
toán chi tiết.
Cuối tháng( quý) phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát
sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ
vào sổ cái để lên bảng cân đối các tài khoản, bảng cân đối kế toán.
Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

22

Lê Thị Nguyệt

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi
tiết lập báo cáo tài chính.
c. Hình thức hạch toán hàng tồn kho
Căn cứ vào quy mô kinh doanh Xí nghiệp áp dụng phương pháp hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp “ kê khai thường xuyên”. Việc hạch toán
này thuận tiện cho việc theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của hàng hoá
trong Xí nghiệp.
d. Hình thức áp dụng tính thuế
Xí nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, hạn
nộp thuế hàng tháng vào ngày 06 của tháng sau.


PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN
CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP
MÂY TRE NGỌC SƠN
I.

TÌNH HÌNH CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP MÂY TRE NGỌC SƠN.

1. Tình hình phân cấp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh( SXKD)
của Xí nghiệp.
Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn được chia làm hai phân xưởng riêng biệt đó
là phân xưởng mây tre và phân xưởng sợi. Hai phân xưởng này được phân
chia trên cơ sở nguyên liệu tạo thành các sản phẩm, việc phân chia này tạo
điều kiện cho công tác quản lý và chuyên môn hoá việc gia công sản phẩm.
Chi phí sản xuất, gia công sản phẩm cũng được tập hợp theo từng phân
xưởng. Đối với phân xưởng mây tre thì do các sản phẩm được làm từ nguyên
liệu tự nhiên nên thường rất thô, vì vậy chúng cần được đánh bóng cắt tỉa, gia

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

23

Lê Thị Nguyệt


cồn thêm mới có thể trửo thành sản phẩm hoàn chỉnh được. Còn đối với phân
xưởng sợi, các sản phẩm nhập về đã tương đối hoàn chỉnh nên thường chỉ càn
sơ chế, cắt tỉa rồi đóng gói.
Các phân xưởng này chia thành các tổ nhỏ, mỗi tổ chịu trách nhiệm về
một mảng mặt hàng khác nhau. Như vậy sẽ thuận tiện hơn trong việc quản lý
chi phí và tính giá thành của sản phẩm. Xí nghiệp không sử dụng các tài
khoản 621, 622 để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà tập
hợp chi phí trực tiếp qua TK 154, vì vậy cũng gây ra một số khó khăn trong
việc quản lý chi phí và nhất là trong công tác tính giá thành sản phẩm. Cũng
do hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp chủ yếu là gia công hàng hoá và cũng
do lượng công nhân phân xưởng không nhiều chỉ vào khoảng 40 người nên
chi phí tiền lương của công nhân được hạch toán và tài khoản 642- chi phí
quản lý Doanh nghiệp. Tương tự toàn bộ khấu hao về TSCĐ và phân bổ công
cụ dụng cụ dụng cụ, chi phí mua ngoài đều được Xí nghiệp tập hợp hết vào tài
khoản 642. Cách tập hợp này là do đặc điểm kinh doanh của Xí nghiệp thế
nhưng bản thân nó cũng còn nhiều bất cập. Nó sẽ làm giảm giá thành của sản
phẩm nhưng lại làm tăng chi phí từ đó sẽ lamg giảm lợi nhuận của Xí nghiệp.
Trong chuyên đề này các chi phí được tập hợp trực tiếp qua tài khoản 154 nói
trên sẽ được gọi chung là chi phí sản xuất chứ không tách biệt thanhf chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp như thông thường nữa.
2.Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp mây tre Ngọc
Sơn.
Để nhận thức và đánh giá một cách chính xác, toàn diện và khách quan
tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn, qua
đó thấy được tác động ảnh hưởng của nó đến quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của Xí nghiệp.

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

24

Lê Thị Nguyệt

Do công tác hạch toán kế toán của Xí nghiệp áp dụng phần mềm kế toán
trên máy vi tính. Đây là điều kiện rất tốt đối với việc hạch toán vì đối với việc
sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính giúp cho việc quản lý số liệu cũng
như công tác hạch toán chính xác hơn, vì nếu hạch toán sai thì sau khi nhập
chứng từ xong để thực hiện các bút toán kết chuyển báo cáo sẽ không thực
hiện được số liệu sẽ không cân đối. Chính vì vậy mà đòi hỏi các bộ phận kế
toán cần nhập số liệu thật chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hơn nữa
việc hạch toán trên phần mềm kế toán sẽ làm giảm nhẹ khối lượng công việc
trong công tác kế toán vì chỉ cần nhập số liệu một cách chính xác thì phần
mềm sẽ tự động lên các sổ chi tiết của các tài khoản liên quan sau khi nhập
chứng từ xong kế toán chỉ cần kết chuyển vào các tài khoản có liên quan sẽ
lên được báo cáo tài chính.
Quá trình luân chuyển chứng từ: sau khi có chứng từ kế toán, kế toán
trưởng sẽ phân công nhập chứng từ vào máy trên tất cả các máy của các bộ
phận kế toán sẽ hiển thị tất cả các phần hành mà các kế toán đã nhập các
chứng từ.
Đối với việc luân chuyển chứng từ của công tác kế toán ở Xí nghiệp em
thấy khác so với quá trình luân chuyển em đã học đó là: Tại xí nghiệp Việc
luân chuyển từ chứng từ vào chứng từ ghi sổ phải đăng ký chứng từ sau đó
vào sổ đăng ký chứng từ mới vào chứng từ ghi sổ còn thực tế trên lý thuyết
em học thì ngược lại lập chứng từ ghi sổ sau đó mới vào sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ.

Đối với phần hành chi phí sản xuất kinh doanh Xí nghiệp chỉ bao gồm
các khoản chi phí sau
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp( TK 642) Gồm các chi phí như: chi phí
điện thoại, điện nước, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi
phí hội họp, công tác phí...

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

25

Lê Thị Nguyệt

+ Chi phí hoạt động tài chính: lãi tiền vay ngân hàng
Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn áp dụng việc hạch toán đúng theo chế độ kế
toán. Các mẫu sổ sách được tuân thủ theo quyết định 48 của bộ tài chính bán
hành.
II. Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp mây tre Ngọc
Sơn.
1.

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là một bộ phận chi phí phát sinh trong quá trình
sản xuất sản phẩm nhưng không tính vào giá thành sản phẩm
-


Chi phí nhân viên quản lý

-

Chi phí vật liệu quản lý

-

Chi phí đồ dùng văn phòng

-

Chi phí khấu hao tài sản cố định

-

Thuế, phí lệ phí

-

Chi phí dịch vụ mua ngoài

-

Chi phí bằng tiền khác
Nội dung kết cấu TK 642
TK 642

Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực - hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi

tế phát sinh trong kỳ

- kết chuyển vào TK 911

- Lập dự phòng phải thu khó đòi, dự
phòng phải trả
- Dự phòng trợ cấp mất việc làm

Trường CĐ Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ

Lớp: KT 46D


×