Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT của các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế quận hoàn kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.87 KB, 39 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Khoa :Thuế Hải Quan
-------***-------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “HOAN THIỆN CONG TAC QUẢN LÝ THUẾ GIA
TRỊ GIA TANG DỐI VỚI HỘ KINH DOANH CA THỂ TẠI
CHI CỤC THUẾ QUẬN HOAN KIẾM”

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thủy Trang

Lớp

: CQ50/02.02

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Lê Xuân Trường

Hà Nội 2016

SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 1
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................iii

SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG ii
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Cơ cấu kinh doanh của khu vực kinh doanh cá thể trên địa bàn
Quận Hoàn Kiếm........................................Error: Reference source not found
Bảng 2.2. Số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Hoàn kiếm giai
đoạn 2013-2015........................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.3 Số hộ theo cơ cấu ngành nghề trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2015
...................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện chỉ tiêu nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh cá
thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2013-2015......Error: Reference
source not found
Bảng 2.5: Bình quân doanh thu, mức thuế của khu vực Hộ kinh doanh cá
thể theo phương pháp khoán trên địa bàn quận Hoàn Kiếm theo ngành
nghề năm 2015............................................ Error: Reference source not found
Bàng 2.6: Lượt hộ kinh doanh cá thể tạm nghỉ hàng tháng trên địa bàn
Quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2013-2015.....Error: Reference source not found
Bảng 2.7. Kết quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đối với hộ kinh
doanh cá thể tại chi cục thuế quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2013-2015. Error:
Reference source not found
Bảng 2.8. Tình hình nợ thuế của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận
Tây Hồ giai đoạn 2013-2015......................Error: Reference source not found


SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG iii
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuế có vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì thuế là nguồn thu chủ yếu và

ổn định của NSNN, là công cụ phân phối thu nhập quốc dân và thực hiện điều
tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của thuế, nhà nước đã
tiến hành các cuộc cải cách về thuế nhằm khắc phục những hạn chế của sắc
thuế cũ thay bằng những tiến bộ của sắc thuế mới, đảm bảo công bằng xã hội.
Trong đó, công tác quản lý thuế GTGT trong thời gian qua đã đạt nhiều kết
quả quan trọng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế ở khu vực
hộ kinh doanh cá thể trên cả nước nói chung và trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm
nói riêng: không quản lý hết được các hộ kinh doanh(các hộ ngừng, nghỉ...),
dây dưa nợ đọng thuế...
Trong thời gian qua, công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần hạn
chế thất thu, tăng thu cho NSNN.Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật về
thuế của các hộ kinh doanh vẫn xảy ra, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp
thuế còn thấp. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra cho chi cục thuế Quận là phải
tập trung nghiên cứu và đề ra các biện pháp nhằm tạo ra sự chuyển biến mới,
có hiệu quả thiết thực trên các mặt công tác của mình.
Bắt nguồn từ những lý do trên, sau một thời gian thực tập ở chi cục

thuế cùng với sự hướng dẫn và chỉ bảo của thầy và các cán bộ tại chi cục thuế,
em đã nghiên cứu và lựa chọn Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu Thuế
GTGT của các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm” để
nghiên cứu viết Luận văn tốt nghiệp của mình.
2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích chủ yếu của Luận văn là góp phần hệ thống hóa những vấn đề

lý luận về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, phân tích thực trạng
SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 1
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
công tác quản lý thuế GTGT từ các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Chi cục
Thuế Quận Hoàn Kiếm, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể- tại Chi cục
Thuế quận Hoàn Kiếm
3.

Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hoàn thiện công tác quản lý thuế

GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tại Chi cục thuế quận Hoàn KiếmThành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn
từ năm 2013 đến năm 2015.
4.


Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích có sử dụng

tiếp cận phân tích sự việc trong sự biến động hiện tượng nghiên cứu gắn với
điều kiện lịch sử cụ thể.
Đồng thời, các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phân tích hệ
thống cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn
Luận văn kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của một số tác
giả có công trình nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý thuế GTGT đối
với hộ kinh doanh cá thể
5. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế giá trị gia tăng đối
với hộ kinh doanh cá thể.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế thuế giá trị gia tăng đối
với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 2
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia
tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 3
LỚP: CQ50/02.02



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT
ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
1.1 Những vấn đề cơ bản về hộ kinh doanh cá thể
1.1.1 Khái niệm
Cá nhân kinh doanh là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành
nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1.1.2 Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
- Đặc điểm về sở hữu: hộ kinh doanh mang tính chất của 1 hộ gia đình,
hoạt động dựa vào vốn, tài sản và sức lao động của những người trong gia
đình
-Về qui mô SXKD nhỏ, trình độ chuyên môn, quản lý chủ yếu từ kinh
nghiệm
- Số lượng HKD lớn, đa dạng về đối tượng, hình thức, địa bàn, ngành
nghề và thời gian hoạt động
-Về ý thức tuân thủ pháp luật thuế còn thấp
1.2 Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT đối hộ kinh doanh cá thể
1.2.1 Khái niệm
Thuế GTGT là sắc thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ
phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
1.2.2 Phương pháp tính thuế
Hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
+ Nguyên tắc áp dụng : là cá nhân có phát sinh doanh thu từ kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các ngành nghề sản xuất, kinh doanh và mức
doanh thu đạt trên 100 triều đồng/năm
+ Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là
doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế trên doanh thu

SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 4
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
a)

Doanh thu tính thuế: là doanh thu bao gồm thuế của tiền bán

hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ
tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ
•Trường hợp nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì
doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn
•Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính
thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm
quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản
lý thuế
b)

tỷ lệ thuế tính trên doan thu

•Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế GTGT là 1%
•Dịch vụ xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế GTGT là 5%
•Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu
nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế GTGT là 3%
•Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế GTGT 2%
c)

Xác định số thuế phải nộp


Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT × Tỷ lệ thuế GTGT
1.2.3 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT
-Thu nhập của hộ gia đình trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, làm muối nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản chưa qua chế biến
hoặc chỉ qua sơ chế thông thường chưa chế biến thành các sản phẩm khác và
phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện
+Có quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, quyền sử dụng mặt nước, quyền
thuê mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản
+Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng đánh bắt thủy sản
SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 5
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
+ Các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối nuôi trồng đánh bắt
thủy hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới chỉ sơ chế
thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt,
cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác
- Doanh thu của cá nhân kinh doanh từ 100 triệu đồng/ năm trở xuống
- Trước ngày 15/01 hàng năm, Căn cứ vào HSKT, kết quả công khai
niêm yết lần 1, biên bản họp với HĐTVT và văn bản chỉ đạo của Cục thuế từ
đó chi cục thuế lập và duyệt sổ bộ
- Hàng tháng, căn cứ vào
1.3 Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh
cá thể
1.3.1 Khái niệm

Quản lý thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế nhằm mục đích đảm
bảo nguồn thu thuế GTGT cho NSNN, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của
luật thuế GTGT.
1.3.2 Nội dung quản lý thuế GTGT
a. Quản lý khai nộp thuế GTGT
- Nguyên tắc khai thuế
Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế khoán một năm một lần tại chi cục thuế
-Hồ sơ khai thuế
Cá nhân khai thuế khoán theo tờ khai mẫu số 01/CNKD
-Phát tờ khai, hướng dẫn kê khai
Từ ngày 20/11 đến hết ngày 05/12 hàng năm, đội thuế LXP và cán bộ
thuộc bộ phận phối hợp của chi cục thuế tổ chức phát tờ khai thuế khoán cho
năm sau cho các hộ kinh doanh, hướng dẫn kinh doanh và đôn đốc hộ kinh
doanh nộp tờ khai
-Tiếp nhận tờ khai thuế khoán
SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 6
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Đội thuế LXP có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai của hộ CNKD và thực hiện:
+Ghi sổ nhận hồ sơ khai thuế
+Phân loại HSKT được sắp xếp theo địa bàn, khu vực và đóng tệp để
thuận tiện cho việc tra cứu, nhập thông tin tờ khai
+Kiểm tra đối chiếu số liệu kê khai, đội thuế LXP chuyển thông tin cho
đội KK-KTT thực hiện cập nhật thông tin tờ khai vào hệ thống TMS.
-Thu nộp thuế
+Chi cục thuế khảo sát doanh thu tại địa bàn để đưa ra dự kiến mức thuế
khoán, mức doanh thu. Tiếp đó đội thuế LXP dán niêm yết công khai để lấy ý

kiến phản hổi của CNKD, tham vấn ý kiến của HĐTVT từ đó tổng hợp và
duyệt Sổ bộ thuế.
+ Đội thuế LXP căn cứ vào Sổ bộ thuế đã đuyệt đôn đốc các hộ CNKD
nộp tiền thuế đúng thời hạn.
b.Thanh tra, kiểm tra thuế GTGT đối với hộ kinh doanh CNKD
Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện chủ yếu như sau:
-Đội thuế LXP phối hợp với UBNN Xã, phường, thị trấn chỉ đạo các bộ
phận chức năng có liên quan đối chiếu, rà soát địa bàn để nắm tình hình biến
động về hoạt đông kinh doanh của cá nhân, để tổ chức quản lý.
-Trường hợp cần yêu cầu kiểm tra để làm rõ thông tin xác minh số thuế
được miễn giảm đối với các hộ ngừng/ nghỉ kinh doanh thì đội LXP ( hoặc
đội kiểm tra thuế) thực hiện kiểm tra.
c.Tuyên truyền hỗ trợ NNT
* Nội dung hoạt động tuyên truyền về thuế
-Tuyên truyền giải thích về bản chất, vai trò của thuế, các lợi ích xã hội
có được từ việc sử dụng tiền thuế
- Tuyên truyền phổ biến nội dung các chính sách, pháp luật về thuế.

SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 7
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-Phổ biến các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan
thuế, của NNT và của các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội, trong việc cung
cấp thông tin và phối hợp trong việc thực hiện các luật thuế.
-Phổ biến các thủ tục về thuế, quy định về việc xử lý các vi phạm pháp
luật thuế.
-Tuyên dương khen thưởng NNT chấp hành tốt pháp luật về thuế.

* Nội dung hỗ trợ NNT
-Hỗ trợ NNT tức là việc hướng dẫn, giải thích, tư vẫn cho NNT hiểu rõ
các vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ thuế đã được quy định.
-Hoạt động hỗ trợ NNT có thể bao gồm các nội dung sau đây:
+Hướng dẫn, tư vấn các nội dung về chính sách, chế độ thuế.
+Hướng dẫn tư vấn các thủ tục, quy trình chấp hành nghĩa vụ thuế như
thủ tục đăng kí thuế, kê khai thuế, nộp thuế, xin miễn giảm thuế…
+Hướng dẫn tư vấn lập các mẫu biểu báo cáo về thuế.
+Tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế như kế toán thuế.
+Hướng dẫn và cung cấp các thông tin cảnh báo về các trường hợp trốn
thuế, gian lận thuế, các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật
về thuế.
+Giải đáp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ
thuế của NNT.
*Các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT
-Tuyên truyền qua hệ thống tuyên giáo như: tuyên truyên qua nội dung
sinh hoạt các chi bộ Đảng, giao ban với các cơ quan thông tấn, tập huấn cho
các báo cáo viên,..
-Cung cấp thông tin qua mạng Internet. NNT có thể tra cứu các thông tin
hiểu biết chung về chính sách, thủ tuc, các sắc thuế thông qua trangWeb của
Tổng cục thuế, cục thuế và qua các diễn đàn trên mạng về thuế.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 8
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-Tuyên truyền qua tờ rơi, ấn phẩm, băng rôn, áp phích.
-Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát
thanh, truyền hình, báo…

-sử dụng hộp thư trả lời tự động: Là hệ thống điện thoại trong đó đã cài
đặt những thông tin cơ bản về các sắc thuế, giải đáp các vấn đề mà NNT
thường mắc phải.
-Cán bộ thuế trực tiếp trả lời điện thoại: Khi có những vướng mắc về
NNT gọi tới số mà cơ quan thuế cung cấp. Cán bộ thuế nghe những vướng
mắc của NNT sau đó trả lời ngay cho NNT nếu có thể nằm trong phạm vi vho
phép của họ.
-Hướng dẫn giải đáp cho NNT bằng văn bản: NNT gửi cho CQT công
văn, trong đó nêu ra những vấn đề thắc mắc yêu cầu CQT giải đáp. Sau khi
tiếp nhận công văn của NNT, CQT xem xét kỹ các vấn đề mà NNT thắc mắc
sau đó trả lời NNT cũng bằng công văn.
-Tổ chức tiếp và trả lời câu hỏi của NNT tại trụ sở CQT.
d. Quản lý nợ và cưỡng chế thuế
Quản lý nợ thuế là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các
khoản thu khác do CQT quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số
nợ của NNT.
Cưỡng chế thuế là việc cơ quan thuế và cơ quan bảo vệ pháp luật áp
dụng các biện pháp buộc NNT phải thực hiện nghĩa vụ thuế.
-Nội dung của quản lý nợ thuế:
Thứ nhất, thống kế và nắm đầy đủ tình hình nợ thuế của NNT, số thuế
phải nộp, số thuế đã nộp của NNT, số thuế ghi thu, số thuế đã thu, số thuế còn
nợ tại một cơ quan thuế trong một thời kỳ nhất định.
Thứ hai, phân tích và đánh giá tình trạng nợ thuế thông qua việc phân
loại nợ thuế, phân tích các nguyên nhân nợ thuế…Nội dung này đòi hỏi bộ
SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 9
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

phân quản lý nợ của CQT phải đánh giá được thực trạng nợ thuế bằng cách
chỉ rõ diễn biến nợ thuế trong những thời kì nhất định để thấy được công tác
quản lý nợ tốt lên hay xấu đi, thấy được tuổi nợ, mức nợ, loại nợ theo từng
tiêu chí phân loại.
Thứ ba, thực hiện các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc nộp tiền thuế và các
khoản thu khác do CQT quản lý. Vì mục tiêu của quản lý nợ thuế là phải đảm
bảo thu hồi số nợ thuế. Do vậy, nội dung cuối cùng nhưng không kém phần
quan trọng của công tác quản lý nợ thuế là phải nhắc nhở, đôn đốc bằng các
hình thức cụ thể do pháp luật quy định để NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
của mình.
-Nội dung của cưỡng chế thuế:
Để đảm bảo mục tiêu buộc NNT tuân thủ quyết định hành chính thuế ,
công tác cưỡng chế thuế có nội dung cơ bản là thông báo cho NNT biết trách
nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ thuế và những hậu quả có thể phải gánh chịu
nếu không thực hiện nghĩa vụ thuế.
Đồng thời bằng các biện pháp cưỡng chế như: Trích tiền từ tài khoản của
đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc, tổ chức tín dụng; bán đấu giá tài sản kê
biên theo quy định của pháp luật để thu tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp
tiền thuế vào NSNN, đình chỉ hoạt động kinh doanh….để buộc người nộp
thuế phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng
- Hệ thống chính sách
Để cho các đối tượng tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình thì trước hết
bản thân họ phải hiểu rõ về luật thuế đó, phải tính ra được số thuế mà họ phải
nộp và số thuế này phải nằm trong khả năng đóng góp của họ. Vì vậy thuế
GTGT phải nộp có nội dung đơn giản, dễ hiểu, mang tính phổ thông, phù vời

SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 10
LỚP: CQ50/02.02



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
trình độ của người nộp thuế và quan trọng là mức thuế suất phải phù hợp. Có
như vậy mới tăng được tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế
-Cơ quan quản lý thu thuế
+ Công tác tổ chức thi đua, tuyên truyền
Công tác tổ chức thu thập thông tin từ đối tượng nộp thuế, từ các tổ chức
cá nhân liên quan ảnh hưởng đến tính trung thực và tính chính xác việc kê
khai của đối tượng nộp thuế. Cơ quan thuế cần tăng cường các biện pháp phối
hợp với các ngành các cấp có liên quan để chống gian lận, trốn thuế thu hồi số
nợ đọng lại và khai thác đầy đủ các nguồn thu ngân sách nhà nước
+ Trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm của cán bộ quản lý thu thuế có ý
nghĩa quyết định đến kết quả công tác quản lý thuế. Nhân tố này có tác động
đến tất cả các nội dung của công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh
doanh cá thể, từ tổ chức thực hiên chính sách đến thanh tra thuế
Trong quá trình quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể có
thể gặp khó khăn, nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ thuế phải
có trách nhiệm cao mới có thể kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nộp thuế từ
khu vực kinh tế cá thể này
+ Phương tiện làm việc chế độ lương bổng, khen thưởng, kỉ luật là
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế. Nếu một
hệ thống thu thuế được kết nối bằng mạng nội bộ, phương tiện kĩ thuật hiện
đại sẽ giúp cho việc quản lý thu thuế hiệu quả, kịp thời và tiết kiệm chi phí
hơn so với quản lý theo kiểu thủ công
Ngoài ra chế đô lương bổng, khen thưởng hợp lý để động viên các cán
bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng là một yếu tố quan trọng
trong công tác quản lý thuế
- Sự tự nguyện, ý thức chấp hành của đối tượng nộp thuế


SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 11
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Ý thức chấp hành luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng tỷ lệ
thuận với ý thức về trách nhiệm nộp thuế. Khi đối tượng nộp thuế có ý thức
1.4 Quy trình quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
Quản lí thường xuyên tại địa bàn
Đội thuế LXP phối hợp với các bộ phận chức năng xã, phường, thị trấn đối
chiếu, rà soát để nắm tình hình biến động về hoạt động kinh doanh của cá nhân.
Tuyên truyền hỗ trợ NNT trong thời gian lập Sổ Bộ thuế khoán đầu năm
-Chậm nhất 10/11 hằng năm, Cục Thuế in tờ rơi để chuyển cho chi cục thuế
-Chậm nhất 15/11 hằng năm, Cục Thuế Chi cục Thuế phối hợp với
UBND xã, phường, thị trấn thực hiện tuyên truyền về chính sách thuế thông
qua truyền hình, báo địa phương..
Quản lý trang thái hoạt động và khai thuế
* Đối với cá nhân kinh doanh ổn định
-Chậm nhất 19/11 hằng năm, Chi cục Thuế thành lập Tổ công tác phát tờ
khai thuế và Tổ công tác tiếp nhân tờ khai.
-Từ ngày 20/11-05/12 hằng năm, Tổ công tác phát tờ khai thực hiện phát
tờ khai và có ký xác nhận của cá nhân kinh doanh đã nhận tờ khai vào danh
sách mẫu 02-1/Qtr-CNKD.
-Chậm nhất 06/12 Tổ công tác phát tờ khai chuyển 1 bản chụp Danh
sách 02-1/Qtr-CNKD cho đội KK-KTT để nhập vào hệ thống TMS trước
ngày 10/12.
-CNKD ký xác nhận và nộp tờ khai cho Tổ công tác tiếp nhận tờ khai
thuế vào danh sách mẫu 02-2/Qtr-CNKD chậm nhất 15/12 hằng năm.
-Chậm nhất là 16/12 hằng năm Đội thuế LXP chuyển 1 bản chụp danh

sách 02-2/Qtr-CNKD cho đội KK-KTT để nhập vào hệ thống TMS chậm
nhất là 20/12 hắng năm.

SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 12
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
*Đối với cá nhân mới ra kinh doanh tại địa bàn và cá nhân thay đổi
hoạt động kinh doanh trong năm
-CNKD ký xác nhận đã nhận tờ khai vào sổ giao hồ sơ theo mẫu 024/Qtr-CNKD và ký xác nhận nộp tờ khai vào Sổ nhận hồ sơ thuế mẫu 025/QTr-CNKD chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày mới ra kinh doanh.
*Đối với cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh có ra quyết định miễn, giảm thuế
-Đáp ứng 2 điều kiện: (1) Được CQT lập Bộ Thuế ổn định sau đó phát
sinh việc ngừng nghỉ kinh doanh trong năm và (2) có thông báo bằng văn bản
đến CQT về việc ngừng/nghỉ kinh doanh.
-Đội thuế LXP tiếp nhận thông báo ngừng/nghỉ và chuyển đến bộ
phận”một cửa” trong 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận. Bộ phận “một cửa” chuyển
cho đội KK-KTT chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo.
-Nếu CNKD thông báo ngừng kinh doanh trước khi lập bộ thuế khoán ổn
định năm tình thuế, thì đội KK-KTT chuyển bộ phận đăng kí để cập nhập
trạng thái ngừng hoạt động.
-Nếu CNKD thông báo ngừng nghỉ sau khi đã ổn định thuế khoán năm,
thì đội KK-KKT phối hợp với bộ phận QLN thực hiện xác nhận nợ thuế, dự
thảo quyết định miễn/giảm thuế (hoặc dự thảo thông báo không được miễn/
giảm thuế). Trường hợp cần yêu cầu kiểm tra làm rõ thì đôi KK-KTT lập
phiếu đề nghị giải quyết, thì đội LXP( hoặc đội kiểm tra thuế) tiến hành kiểm
tra địa bàn. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đội KK-KTT nhập vào TMS, đồng
thời đội LXP gủi thông báo được miễn( hoặc không) và yêu cầu CNKD ký
xác nhận vào hồ sơ thuế mẫu 02-4/Qtr-CNKD.

*Đối với cá nhân ngừng/ nghỉ kinh doanh không ra quyết định miễn
giảm thuế
- CNKD không thỏa mãn 2 điều kiện Đối với cá nhân ngừng/ nghỉ kinh
doanh có ra quyết đinh miễn giảm
SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 13
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-Nếu cá nhân đã ngừng/nghỉ kinh doanh thì đội thuế LXP lập danh sách
04-4/Qtr-CNKD để lãnh đạo chi cục duyệt khi duyệt Sổ bộ thuế phát sinh và
sổ bộ thuế ổn định.
-Căn cứ vào kết quả phê duyệt đội KK-KTT cập nhật trạng thái ngừng
nghỉ vào TMS để ngừng theo dõi nghĩa vụ thuế.
Xử lý tờ khai thuế và nhập vào hệ thống TMS
-Đối với tờ khai chưa có MST, đội LXP yêu cầu CNKD bổ sung hồ sơ
theo quy định và chuyển về cho đội KK-KTT đê đăng ký và cấp MST.
-Sau khi tất cả CNKD đã có MST, đội thuế LXP phân loại theo địa bàn,
khu vực…rồi chuyển cho đội KK-KTT nhập vào hệ thống TMS trước ngày
17/12 năm liền trước năm tính thuế.
-Sau khi nhập vào TMS, đội KK-KTT chuyển lại toàn bộ tờ khai cho đội
LXP lưu trũ.
Chi cục thuế khảo sát doanh thu của CNKD tại địa bàn
-Đội THNVDT lập kế hoạch kháo sát doanh thu tại địa bàn theo mẫu 031/Qtr-CNKD trình lãnh đạo chi cục phê duyệt trước ngày 15/02, thực hiện kế
hoạch khảo sát theo mẫu 03-2/Qtr-CNKD, Kết quả khảo sát doanh thu lập
thành biên bản theo mẫu 03-3/Qtr-CNKD, tổng hợp kết quả khảo sát dựa trên
biên bản theo mẫu 03-4/Qtr-CNKD từ đó xác định mức thuế khoán bình quân.
Cập nhật kết quả khảo sát vào CSDL riêng của Chi cục thuế.
Duyệt Sổ Bộ Thuế ổn định

-Chậm nhất là ngày 20/12 hằng năm, đội KK-KTT, LXP và THNVDT
đưa ra dự kiến doanh thu và mức thuế khoán dựa vào Doanh thu khoán năm
liền trước năm tính thuế, mức doanh thu do cá nhân khai, thông tin CSDL của
chi cục thuế,…

SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 14
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-Từ ngày 20/12-31/12 hằng năm, Chi cục thuế công khai thông tin lần 1
về doanh thu và mức thuế khoán theo 2 hình thức gửi trực tiếp và dán niêm
yết công khai để nhận ý kiến phản hồi từ CNKD, UBND xã, phường, thị trấn.
-Tham vấn ý kiến HĐTVT chậm nhất là ngày 12/01 về doanh thu và
mức thuế khoán.
-Chậm nhất ngày 15/01 hằng năm, lãnh đạo chi cục thuế họp duyệt Sổ
Bộ thuế với các đội liên quan.
-Chậm nhất là ngày 20/01 đội KK-KTT in và thông báo về việc nộp
thuế.
-Chậm nhất 29/01 hằng năm, công khai thông tin lần 2 theo 3 hình thức:
gửi trực tiếp, dán niêm yết, công khai trên trang Thông tin điện tử ngành thuế
để thông báo về việc nộp thuế.
Duyệt Sổ Bộ thuế phát sinh
-Chậm nhất ngày 01-05 hằng tháng, các đội KK-KTT,LXP, THNVDT
họp để đưa ra dự kiến mức doanh thu và mức thuế khoán.
-Chậm nhất ngày 12 hằng tháng lấy ý kiến tham vấn HĐTVT.
-Chậm nhất ngày 15/01 hằng tháng , lãnh đạo chi cục và các bộ phận liên
quan họp duyệt Sổ Bộ Thuế phát sinh.
-Chậm nhất 20/11 hằng tháng, đội KK-KTT in thông báo về việc nộp thuế.

Công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của ngành Thuế
-Đội KK-KTT gửi cho phòng THNVDT “duyệt công khai” chậm nhất là
ngày 29 hằng tháng và đưa lênWebsite của cục thuế tại chuyên mục “ Công
khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế khoán”
Tổ chức công tác chỉ đạo, kiểm soát việc lập bộ thuế tại chi cục Thuế
-Trước ngày 14/01 hằng năm Phòng THNVDT kiểm tra thực tế tại chi
cục. Lập biên bản kiểm tra tại từng chi cục làm cơ sở phê duyệt Sổ Bộ Thuế.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 15
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-Hằng quý, phòng KTNB của Cục thuế tổ chức kiểm tra thực tế tại chi cục.
Đôn đốc và tổ chức công tác thu nộp thuế
-Đội thuế LXP căn cứ Sổ Bộ Thuế đã duyệt đôn đốc CNKD nộp tiền
dưới các hình thức: KBNN, NHTM, hoặc thu trực tiếp bằng biên lai.
- Đội KK-KTT nhận dữ liệu từ KBNN và biên lai thu thuế để đối chiếu,
xử lý sai lệch, theo dõi thu nộp của CNKD.
-Đội QLN tiến hành tính tiền nộp chậm và kết hợp với đội thuế LXP
thực hiện đôn đốc, QLN và CCN.

SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 16
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT
ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN

HOÀN KIẾM
2.1. Đặc điểm KT-XH của Quận Hoàn Kiếm và cơ cấu tổ chức bộ máy
của chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm
2.1.1. Đặc điểm KT-XH của Quận Hoàn Kiếm
Hoàn Kiếm là một trong 9 quận của Hà Nội, có vị trí quan trọng về chính
trị -văn hóa kinh tế. Với diện tích 5,3km2 và có khoảng 147300 người. Đây là
trung tâm buôn bán lâu đời của thủ đô và còn là nơi tập trung những đầu mối
giao thông quan trọng của cả nước như ga Hà Nội, ga Long Biên….Vì vậy, có
thể nói Quận Hoàn Kiếm đã phản ánh tương đối rõ nét tình hình hoạt động
thương mại của thành phố va cả nước. Song song hoạt động với các hộ kinh
doanh cá thể trên địa bàn quận là rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài
quốc doanh, trực thuộc 10 đội LXP. Trong những năm gần đây, cùng với sự
chuyển biến của cả nước, Quận hoàn Kiếm cũng có nhiều thay đổi ảnh hưởng
tốt đến đời sống tinh thần và vật chất của mọi người dân đang đi vào ổn định,
phát triển
2.1.2. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn chi cục thuế Quận
Hoàn Kiếm

SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 17
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Bảng 2.1 Cơ cấu kinh doanh của khu vực kinh doanh cá thể trên địa bàn
Quận Hoàn Kiếm
Ngành

Năm


Năm

Năm

2013

2014

2015

Số hộ

Tỷ trọng

Số hộ

(%)

Tỷ trọng

Số hộ

(%)

Tỷ Trọng
(%)

Sản xuất

67


0.56

59

0.46

33

0.26

Dịch vụ

2115

17.64

2427

18.92

2560

20.26

Thương

7125

59.43


7989

62.29

8040

63.63

Ăn uống

2658

22.17

2309

18.00

1991

15.76

Vận tải

23

0.19

41


0.32

11

0.09

Tổng

11988

100

12825

100

12635

100

mại

Nguồn: Chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm
Nhìn vào bảng ta thấy được quy mô hộ kinh doanh cá thể quận Hoàn
kiếm lớn (12635 hộ tính đến cuối năm 2015). Phân bố trên khắp các phường
chợ, tập trung đông nhất là Phường Đồng Xuân với 3445 hộ, tập trung thưa
thớt hơn ở Phường Chương Dương là 159 hộ. Do đây là quận phát triển nhất
nhì của Thủ Đô, là trung tâm buôn bán lâu đời, là đầu mối giao thông . Do đó,
các hộ kinh doanh hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề thương mại, dịch

vụ, ăn uống( chiếm hơn 90%) vì đây là các ngành có lịch vực thị trường lớn,
đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều phù hợp với nguồn vốn hạn hẹp của các hộ,
khả năng vòng quay nhanh.
2.1.3. Nhiệm vụ của chi cục và cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục thuế
Quận Hoàn Kiếm
a. Nhiệm vụ của chi cục:

SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 18
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-Phối kết hợp với cơ quan chức năng, tổ chức quản lý các đối tượng kinh
doanh trên địa bàn, đảm bảo nguồn thu vào ngân sách thông qua các sắc thuế
theo qui định của nhà nước
-Phân loại và hướng dẫn các đối tượng kinh doanh khai đăng kí thuế,
tính thuế, lập bộ thuế, đôn đốc nộp thuế vào ngân sách nhà nước đúng kì hạn
- Giải quyết các khiếu nại, vướng mắc và xử lý những hành vi vi phạm,
chống thất thu cho ngân sách Nhà nước trong phạm vi quyền hạn quy định
của luật

SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 19
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


b. Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI CỤC THUẾ QUẬN HOÀN KIẾM
CHI
CHI CỤC
CỤC TRƯỞNG
TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC
TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC
TRƯỞNG

Đội

Khai
Tin
học
KT
Thuế

Đội
Nghiệ
p
Vụ
Dự
Toán

Đội
Tuyên

Truyền
Hỗ Trợ
NNT

SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG

Đội
Quản

Nợ

Đội
KTS1

20

Đội
KTS2

PHÓ CHI CỤC
TRƯỞNG

10
Đội
Quản

Phường
Chợ

Đội

Kiể
m
Tra
Nội
Bộ

Đội
Hành
Chính
Nhân
Sự

LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
2.2. Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi
cục thuế Quận Hoàn Kiếm
2.2.1 Quản lý khai nộp thuế
Quản lý khai thuế
Theo luật quản lý thuế, tất cả các cơ sở kinh doanh đều phải kê khai,
đăng kí thuế. Công tác này không chỉ để thực hiện quy trình thu nộp vào ngân
sách mà còn thực thi kiểm tra, kiểm soát quá trình vận động của nền kinh tế.
Qua đó, Nhà nước và cơ quan thuế có thể nắm bắt được số hộ sản xuất kinh
doanh, phân loại và có những chính sách quản lý phù hợp.
- Theo số lượng hộ
Bảng 2.2. Số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Hoàn kiếm giai
đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu


Năm 2013

Hộ khai thuế (hộ) 11988

Năm 2014

Năm 2015

12825

12635

Nguồn: Chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm
Thông Qua bảng số liệu về số lượng hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn Quận thì năm 2015 tăng lên so với năm 2013 nhưng giảm đi so với năm
2014. Nguyên nhân do sự cạnh tranh của các hộ kinh doanh cá thể của các
khu vực lân cận, thậm chí còn trong cùng khu vực. Do lực lượng quản lý còn
quá mỏng trong khi phải quản lý số lượng đối tượng nộp thuế quá lớn, dẫn
đến một số hộ làm đơn xin nghỉ nhưng thực tế vẫn đang hoạt động, hay hộ có
nhiều cửa hàng chỉ khai báo một hoặc ít hơn. Tuy nhiên trong năm 2015, do
sự thay đổi của chính sách thuế các hộ kinh doanh cá thể chuyển hết sang
hình thức nộp thuế khoán kê khai ngay từ đầu năm và nộp thuế theo tháng,
nên công tác quản lý của CQT có phần dễ dàng hơn.
-Theo ngành nghề kinh doanh
SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 21
LỚP: CQ50/02.02


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Bảng 2.3 Số hộ theo cơ cấu ngành nghề trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2015
Ngành nghề

Số lượng hộ khoán

Sản xuất

33

Dịch vụ

2560

Thương mại

8040

Ăn uống

1991

Vận tải

11

Tổng số

12635
Nguồn: Chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm


Theo bảng số liệu phản ánh số lượng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn
quận, trong năm 2015 vừa qua, các ngành nghề dịch vụ, thương mại, ăn uống
chiếm trên 90% số lượng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn. Nổi bật nhất với
ngành thương mại 8040 hộ chiếm hơn 60% hộ cá thể toàn Quận, vì thế quận
Hoàn kiếm luôn được coi là trung tâm buôn bán lâu đời- nhớ thương mại phát
triển đây cũng được coi là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
Quản lý thu nộp thuế GTGT
Đây là một khâu quan trọng của chu trình Quản lý thuế.Vì khâu này có
quản lý tốt hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả động viên vào
NSNN và phản xu hướng của nền kinh tế.

SV: NGUYỄN THỊ THỦY TRANG 22
LỚP: CQ50/02.02


×