Học viện tài chính
1
Luận văn tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Vũ Thanh Tùng
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
2
Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC
Báo cáo tài chính
ĐTPT
Đầu tư phát triển
HĐND
Hội đồng nhân dân
KB
Kho bạc
NS
Ngân sách
NSNN
Ngân sách nhà nước
NSX
Ngân sách xã
TK
Tài khoản
TSCĐ
Tài sản cố định
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCB
Xây dựng cơ bản
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
3
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 – Danh mục chứng từ kế toán
Bảng 2.1 – Các khoản thu chủ yếu tại xã Trực Đại
Bảng 2.2 – Các khoản chi chủ yếu tại xã Trực Đại
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
4
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Hình 2.2 – Phiếu thu NSX chưa qua kho bạc
Hình 2.3 – giấy nộp tiền vào NSNN khoản thu NSX đã qua kho bạc
Hình 2.4: Các khoản chi tại xã Trực Đại
Hình 2.5 – Phiếu chi ngân sách xã đã qua kho bạc
Hình 2.6 – Giấy nộp tiền vào NSNN khoản chi NSX đã qua kho bạc
Hình 2.7 – Phiếu chi ngân sách xã chưa qua kho bạc
Hình 2.8 – Giấy xin chi NSX
Hình 2.9 – Danh sách hội nghị đi kèm giấy xin chi
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
5
Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
6
Luận văn tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán
đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách
nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh,
quốc phòng và đối ngoại của đất nước; là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã
hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh
đời sống xã hội.
Trong hệ thống các cấp Ngân sách ở nước ta, cấp ngân sách xã là cấp ngân
sách cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện triển khai các chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước. Ngân sách xã còn là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp
xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Hiện nay, thu – chi Ngân sách nhà nước là một trong những vấn đề nhức nhối,
có nhiều khoản thu – chi chưa hợp lý, gây bức xúc cho nhân dân trên cả nước, để
khắc phục tình trạng này, xã Trực Đại đã có những đổi mới trong việc thực hiện
công tác kế toán các khoản thu – chi ngân sách xã. Nhờ vậy, việc quản lý và cân đối
Ngân sách ngày càng vững chắc, nguồn thu Ngân sách tăng lên đáp ứng nhu cầu chi
đảm bảo duy trì ổn định cho hoạt động quản lý trong địa bàn xã, mang lại lợi ích
không nhỏ cho việc phát triển sự nghiệp Kinh tế - Văn hóa - Xã hội. Tuy nhiên, bên
cạnh đó công tác quản lý thu, chi Ngân sách xã vẫn còn nhiều khuyết điểm, hạn chế.
Hiệu quả các nguồn chi Ngân sách còn thấp, chi đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung
dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao, gây tình trạng lãng phí; chi thường xuyên vượt
dự toán. Năng lực của các cán bộ tài chính - kế toán chưa đáp ứng được hết yêu cầu
ngày càng cao của công tác quản lý.
Để quản lý chặt chẽ và tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý thu, chi
Ngân sách thì việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán các thu, chi Ngân sách xã
Trực Đại là vấn đề đáng được quan tâm và chú trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề
tài: “Hoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sách xã Trực Đại - Huyện Trực
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
7
Luận văn tốt nghiệp
Ninh - Tỉnh Nam Định” là cấp thiết, phù hợp với thực tế; nhằm góp phần hoàn
thiện công tác quản lý các khoản thu, chi Ngân sách trên địa bàn xã Trực Đại.
Mục đích nghiên cứu:
2.
Trên cơ sở lý luận chung về Kế toán hành chính sự nghiệp, luận văn đi sâu
phân tích, đánh giá những điều đã làm được và những hạn chế còn tồn tại trong
công tác kế toán các khoản thu chi tại UBND xã Trực Đại trong những năm gần
đây, từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện hơn công tác kế toán các
khoản thu – chi ngân sách xã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán nghiệp vụ thu, chi ngân sách xã Trực
Đại.
Phạm vi nghiên cứu
-
Về nội dung nghiên cứu: Tổ chức công tác kế toán các khoản thu – chi Ngân sách
xã, phường;
-
Về không gian nghiên cứu: tại UBND xã Trực Đại - Huyện Trực Ninh - Tỉnh Nam
Định;
-
Về thời gian nghiên cứu: từ ngày 25/1/2016 đến ngày 7/5/2016;
-
Phạm vi, tài liệu nghiên cứu: Giáo trình “Quản lý tài chính xã, phường, thị trấn”;
Giáo trình “Kế toán ngân sách và tài chính xã”; Các tài liệu thu thập được ở đơn vị
thực tập và các tài liệu có liên quan.
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
4.
8
Luận văn tốt nghiệp
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn gồm tổng hòa các phương pháp:
-
Phương pháp phỏng vấn;
-
Phương pháp khảo sát;
-
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu sau khảo sát;
-
Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
-
Phương pháp quan sát thực tế.
-
Dựa vào những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng; chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển Kinh tế - Xã hội, về quản
lý thu – chi Ngân sách xã, phường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán các khoản thu, chi ngân sách xã.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán các khoản thu, chi ngân sách xã tại xã
Trực Đại.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán các khoản thu, chi ngân sách
xã tại xã Trực Đại.
Với kiến thức của một sinh viên về lý luận và thực tế còn nhiều hạn chế nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót khi nhìn nhận, đánh giá các vấn đề. Tôi rất
mong muốn được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để có nhận thức đúng
đắn hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Phạm Thu Huyền – giáo viên trực tiếp
hướng dẫn tôi và các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán công, cùng các anh chị
trong phòng tài chính – kế toán UBND xã Trực Đại đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt bài luận văn này.
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
9
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU, CHI
NGÂN SÁCH XÃ
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH - TÀI
CHÍNH XÃ
1.1.1. Tổng quan về ngân sách xã
1.1.1.1. Khái niệm Ngân sách xã:
Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể
khác phát sinh trong quá trình phân phối nhằm tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ gắn liền
với việc thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền cấp xã hằng năm.
1.1.1.2. Đặc điểm của Ngân sách xã:
Ngân sách xã là cấp cơ sở trong hệ thống NSNN. Cho dù cấp ngân sách ở các
quốc gia có sự khác nhau; song ở bất cứ hệ thống NSNN của quốc gia nào cũng
luôn tồn tại cấp Ngân sách xã. Đóng vai một cấp ngân sách, vì Ngân sách xã cũng
được phân cấp quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chi như một cấp ngân sách thực
thụ. Ngân sách xã được coi là cấp ngân sách cơ sở vì nó là cấp cuối cùng của hệ
thống NSNN; và là nơi trực tiếp diễn ra các giao dịch phản ánh các quan hệ phân
phối giữa nhà nước với các chủ thể khác.
Nhìn trên giác độ huy động, quản lý sử dụng tiền, Ngân sách xã thể hiện các
hoạt động như đơn vị dự toán. Đóng vai như đơn vị dự toán, bởi: Tại xã có phát
sinh các khoản do chính quyền xã trực tiếp thu vào Ngân sách xã, xã được giữ lại
một phần hay toàn bộ số thu đó để sử dụng; và xã cũng chi trả thanh toán cho các
đầu vào để đảm bảo hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã về quản lý kinh tế,
xẫ hội, quốc phòng, an ninh;….và các khoản này cũng đều do chính chủ tài khoản
Ngân sách xã ký lệnh chuẩn chi.
Quản lý điều hành Ngân sách xã nhất thiết phải tuân thủ theo chu trình đã
được xác lập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật NSNN. Trong đó, quyền
và trách nhiệm về ngân sách luôn đặt lên vai cơ quan quyền lực nhà nước và những
người đứng đầu cơ quan hành pháp. Nhận diện rõ đặc điểm này giúp ta phân biệt rõ
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
10
Luận văn tốt nghiệp
cơ chế quản lý của các quỹ tiền tệ khác cũng do chính quyền cấp xã quản lý.
1.1.1.3. Vai trò của Ngân sách xã:
Ngân sách xã đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước ở cở
sở. Do Ngân sách xã tập trung trong tay một phần giá trị của cải xã hội để thực hiện
các nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, nên đây chính là nguồn lực đảm bảo chi phí
cho bộ máy nhà nước ở cấp xã.
Ngân sách xã là công cụ đặc biệt quan trọng giúp chính quyền cấp xã thực
hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa
phương. Thu, chi Ngân sách không chỉ đơn giản là quá trình tạo lập và sử dụng quỹ
tiền tệ mà còn thông qua đó, hoạt động này còn là công cụ để thực hiện việc kiểm
tra,kiểm soát,điều chỉnh các hoạt động kinh tế,xã hội trên địa bàn theo đúng chính
sách, chế độ.
1.1.2. Tổng quan về kế toán ngân sách – tài chính xã
1.1.2.1. Khái niệm, nội dung
Kế toán ngân sách và tài chính xã là việc thu thập, xử lý, giám đốc, và cung
cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế - tài chính xã, bao gồm các hoạt động thu
chi ngân sách và hoạt động tài chính khác của xã.
Nội dung kế toán ngân sách và tài chính xã:
o
Kế toán tiền mặt, tiền gửi tại kho bạc
o
Kế toán các khoản thu ngân sách
o
Kế toán các khoản chi ngân sách
o
Kế toán các quỹ công chuyên dung của xã
o
Kế toán thanh toán
o
Kế toán các hoạt động tài chính khác của xã
o
Kế toán vật tư, tài sản, đầu tư XDCB, nguồn vốn đầu tư XDCB và nguồn
kinh phí đã hình thành TSCĐ
o
Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán để nộp cho UBND xã, HĐND
xã và gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
1.1.2.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán ngân sách và tài chính xã
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
11
Luận văn tốt nghiệp
Vai trò: Kế toán ngân sách và tài chính xã đóng vai trò là công cụ quản lý
ngân sách và tài chính xã. Như các công cụ kế toán khác, kế toán ngân sách và tài
chính xã đảm nhận các chức năng thu thập, xử lý, kiểm tra giám sát và cung cấp
thông tin. Tuy nhiêm điểm khác biệt là các thông tin do kế toán ngân sách và tài
chính xã cung cấp gắn liền với sự vận động của quỹ ngân sách, các quỹ tài chính và
hoạt động kinh tế, tài chính khác của xã.
Nhiệm vụ: Là công cụ đắc lực được sử dụng trong quản lý ngân sách và tài
chính xã, kế toán ngân sách và tàu chính xã có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
-
Tính toán, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi khoản
thu, chi ngân sách, các quỹ công chuyên dung, các khoản thu đóng góp
của dân, các tài sản, vật tư và các hoạt động sự nghiệp của xã;
-
Kiểm tra, kiểm soát và phân tích tình hình chấp hành dự toán thu, chi
Ngân sách xã, các quy định về tiêu dung, định mức, tình hình quản lý,
sử dụng các loại vật tư, tài sản, quỹ công chuyên dùng, các khoản thu
đóng góp của dân; tình hình sử dụng kinh phí cuả các bộ phận trực
thuộc và các hoạt động tài chính khác của xã; cung cấp thông tin kế
toán, tham mưu, đề xuất với UBND, HĐND xã các giải pháp nhằm
thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn;
-
Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách trình HĐND xã
thảo luận và phê chuẩn, phục vụ công khai tài chính trước nhân dân.
TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ
1.2.
1.2.1.
Nội dung và nguyên tắc kế toán
1.2.1.1 Nội dung các khoản thu Ngân sách xã
-
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, Luật sửa đổi bổ sung một số điềucủa Luật
NSNN;
-
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấp
quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước và Nghị định
số51/1998/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
12
Luận văn tốt nghiệp
sung một sốđiều của Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996 quy định chi tiết việc
phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước;
-
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư “Quy định về quản lý ngân sách
phường và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường, thị trấn” trong đó quy
định rõ ràng:
Thu ngân sách xã gồm ba nguồn: Các khoản thu xã hưởng 100%, các khoản
thu phân chia theo tỉ lệ % giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên, thu bổ sung từ
ngân sách cấp trên cho ngân sách xã. Trong đó :
Các khoản thu xã hưởng 100% là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn
bộ số thu trên địa bàn xã như:
- Các khoản phí, lệ phí quy định thu vào ngân sách xã.
- Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp kinh tế, văn hoá, phường hội, y tế và
sự nghiệp khác.
- Các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho xã.
- Thu đấu thầu và thu khoán theo mùa vụ từ sử dụng quỹ đất công ích 5% và
hoa lợi công sản do xã quản lý.
- Thu chênh lệch (thu lớn hơn chi) từ các hoạt động sự nghiệp và các hoạt
động sinh lời của xã.
- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp
cho phường.
- Thu kết dư ngân sách năm trước.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % giữa ngân sách phường với ngân
sách cấp trên là khoản thu mà phường được hưởng một phần đảm bảo nguồn tài
chính cho phường hoạt động. Các khoản thu này, tỉ lệ ngân sách phường được
hưởng tối thiểu là 70% và tối đa là 100% căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của
phường do HĐND cấp tỉnh quyết định. Các khoản thu gồm :
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
13
Luận văn tốt nghiệp
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế nhà, đất.
- Tiền cấp quyền sử dụng đất.
- Thuế giá trị gia tăng không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các
đơn vị hạch toán toàn ngành và thu xổ sổ kiến thiết.
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
- Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài.
- Thu sử dụng vốn ngân sách.
- Thuế tài nguyên.
- Lệ phí trước bạ nhà đất.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá sản xuất trong nước thu vào các mặt hàng bài
lá, hàng mã, vàng mã và các dịch vụ vũ trường, mát xa, karaoke….
Thu bổ sung từ ngân sách trên là nguồn thu có số thu chiếm tỷ trọng lớn nhất
ở hầu hết các phường, phường trên toàn quốc hiện nay, do thị phần kinh tế phường
hội mà phường được phân cấp quản lý để mang lại nguồn thu phường hưởng 100%
và hưởng theo tỷ lệ phân chia là nhỏ, yếu kém chính vì thế số thu từ các hoạt nguồn
này rất nhỏ so với nhu cầu chi tiêu của phường do đó phường phải trông chờ vào
hai nguồn thu bổ sung :
- Bổ sung để cân đối ngân sách.
- Bổ sung có mục tiêu theo các chế độ hoặc các chương trình, mục tiêu của
Nhà nước.
1.2.1.2. Nội dung các khoản chi Ngân sách xã
Căn cứ vào thông tư : ‘Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài
chính khác ở xã, phường, thị trấn’ đã quy định:
Phản ánh các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản theo dự toán
ngân sách đã được Hội đồng nhân dân phường quyết định vào chi ngân sách
phường đã qua Kho bạc, “Chi ngân sách phường chưa qua Kho bạc” và việc quyết
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
14
Luận văn tốt nghiệp
toán các khoản chi theo Mục lục ngân sách nhà nước. Chi ngân sách ñược phân làm
2 loại:
Các khoản chi thường xuyên:
●
Chi cho hoạt động của văn phòng UBND phường, như tiền công, tiền lương
cho cán bộ, công chức cấp phường; sinh hoạt phí đại biểu HĐND …
●
Chi kinh phí hoat động cho cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở cấp phường
sau khi đã trừ đi khoản thu đảng phí theo điều lệ và các khoản thu khác
●
Chi kinh phi hoạt động cho các tổ chức chính trị phường hội của phường
như: Mặt trận tổ quốc Việt nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sau khi trừ
các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
●
Chi đóng bảo hiểm phường hội bảo hiểm y tế cho cán bộ phường và các đối
tượng khác theo chế độ hiện hành.
●
Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn phường hội.
●
Chi cho công tác phường và hoạt động thông tin văn hóa, thể dục thể thao do
phường quản lý
●
Chi sự nghiệp giáo dục
●
Chi sự nghiệp y tế
●
Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi công cộng, các công trình kết
cấu ha tầng do phường quản lý
●
Chi hỗ trợ, khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế
●
Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật
Các khoản chi đầu tư phát triển
●
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, phường hội của
phường không có khả năng thu hồi vốn, theo phân cấp của tỉnh.
●
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, phường hội của
phường từ nguồn huy động đóng góp của các cá nhân, tổ chức cho từng dự
án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND phường quyết định.
●
Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
15
Luận văn tốt nghiệp
1.2.1.3. Nguyên tắc kế toán:
Kế toán các khoản thu Ngân sách xã phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Không hạch toán vào thu ngân sách xã những khoản thu để hình thành các
quỹ công chuyên dùng của xã, những khoản thu hộ cơ quan cấp trên.
- Toàn bộ các khoản thu ngân sách phường được hạch toán chi tiết theo mục
lục ngân sách xã để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán
thu ngân sách.
- Những khoản thu ngân sách trong ngày nếu chưa kịp nộp vào Kho bạc thì
phải nhập và quỹ tiền mặt của phường và hạch toán tăng thu ngân sách chưa qua
Kho bạc. Khi nào xuất quỹ nộp tiền vào Kho bạc thì hạch toán chuyển thành thu
ngân sách đã qua Kho bạc.
- Nhưng khoản thu ngân sách nếu thu xong phải nộp thẳng vào Kho bạc trong
ngày, căn cứ vào giấy nội tiền vào ngân sách thì hạch toán thu ngân sách đã qua
Kho bạc.
- Trường hợp phường quá xa Kho bạc, được cơ qua Tài chính cho phép giữ lại
một số thu ngân sách tại xã để chi ngân sách, khi thu, chi hạch toán chưa qua Kho
bạc. Định kỳ lập bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã để làm thủ tục ghi thu, ghi
chi ngân sách Nhà nước tại Kho bạc.
- Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ và thu từ ngân sách cấp trên: khi
nhận được giấy báo có hoặc bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc, kế toán xã hạch
toán thu ngân sách đã qua Kho bạc.
- Đối với các khoản thu hiện vật và các khoản thu bằng ngày công lao động do
nhân dân đóng góp được quy ra tiền thì hạch toán vào thu ngân sách phường chưa
qua Kho bạc. Sau đó lập bảng kê kèm theo chứng từ làm thủ tục ghi thu ghi chi
ngân sách Nhà nước tại Kho bạc.
Kế toán các khoản chi Ngân sách xã tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tất cả các khoản chi ngân sách phường được hạch toán bằng Đồng Việt Nam
theo từng niên độ ngân sách. Các khoản chi ngân sách bằng hiện vật, ngày công lao
động phải thay đổi và hạch toán bằng Đồng Việt Nam theo giá do cơ quan thẩm
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
16
Luận văn tốt nghiệp
quyền quyết định.
- Phải tổ chức hạch toán chi tiết các khoản chi ngân sách theo mục lục NSNN
hiện hành, theo nội dung kinh tế các khoản chi. Đảm bảo khớp đúng số liệu giữa
hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp giữa số liệu trên sổ chi ngân sách với
chứng từ và báo cáo kế toán.
- Đối với các khoản chi thẳng qua Kho bạc Nhà nước và chi sinh hoạt phí tại
phường đã có đủ điều kiện chi chính thức. Phường lập lệnh chi tiền đến cơ quan
Kho bạc thực hiện chi và hạch toán vào các tài khoản “Chi ngân sách phường đã
qua Kho bạc”.
- Đối với các khoản chi từ tiền tạm ứng của Kho bạc, tiền thu ngân sách được
phép giữ lại để chi, chi hiện vật, ngày công lao động hạch toán vào tài khoản “Chi
ngân sách phường chưa qua Kho bạc”. Sau đó làm thủ tục ghi chi ngân sách tại cơ
quan Kho bạc. Khi Kho bạc ghi chi Ngân sách phường và xác nhận vào chứng từ thì
kế toán chuyển khoản chi đó sang tài khoản “Chi ngân sách đã qua Kho bạc”.
1.2.2. Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán các khoản thu, chi ngân sách xã
Căn cứ quyết định số 94/2005/QĐ – BTC và thông tư 146/2011/TT-BTC của
Bộ Tài chính và đặc điểm thu chi của xã: Chứng từ là các văn bản giấy tờ ghi lại nội
dung của một sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ phát sinh. Chứng từ hợp lệ là các
văn bản ghi lại nội dung giao dịch phát sinh phải đảm bảo:
- Tính pháp lý
- Đảm bảo tính pháp luật: tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước, kể
cả về mặt hình thức.
- Đảm bảo tính trung thực: sự kiện ghi lại phải là có thực, không được bịa đặt
- Tính rõ ràng: đầy đủ nội dung, cụ thể, dể hiểu, không đa nghĩa.
Tuỳ theo từng nghiệp vụ phát sinh khác nhau mà có các chứng từ khác nhau. Có thể
chỉ một văn bản chứng từ cũng là đầy đủ cho một nghiệp vụ, và cũng có những
nghiệp vụ phải có nhiều loại văn bản chứng từ đi cùng với nhau mới tạo thành một
bộ chứng từ đầy đủ.
Bảng 1.1 – Danh mục chứng từ kế toán
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
ST
T
1
A
17
Luận văn tốt nghiệp
Số hiệu
chứng từ
3
TÊN CHỨNG TỪ
2
Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán này
1
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
C 01- X
2
Bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp
C 02 –X
3
Biên lai thu tiền
C 27 – X
4
Bảng tổng hợp biên lai thu tiền
C 19 – X
5
Hợp đồng giao thầu
C 51 –X
6
Hợp đồng giao thầu
C 52 –X
7
Biên bản thanh lý hợp đồng
C 53 –X
8
Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã
C 60 – X
9
Thông báo các khoản thu của xã
C 61 - X
10
Giấy báo ngày công lao động đóng góp
C 62 - X
11
Bảng kê các khoản đóng góp bằng hiện vật
C 63 - X
12
Giấy đề nghị KBNN chuyển số kết dư ngân sách xã
C 64 - X
13
Phiếu kết chuyển số liệu tài khoản
C 65 – X
C 66 – X
B
Chứng từ kế toán ban hành trong chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp
I
Chỉ tiêu lao động - tiền lương
1
Bảng chấm công
2
Bảng chấm công làm thêm giờ
3
Bảng thanh toán tiền thưởng
4
Bảng thanh toán phụ cấp tháng
5
Giấy đi đường
6
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
7
Hợp đồng giao khoán công việc, SP ngoài giờ
8
Giấy thanh toán tiền thuê ngoài
9
Biên bản thanh lý, nghiệm thu hợp đồng
10
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
11
Bảng kê các khoản thanh toán công tác phí
II
Chỉ tiêu vật tư
1
Phiếu nhập kho
2
Phiếu xuất kho
3
Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ
4
Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa
5
Phiếu kê mua hàng
6
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá
III
18
Luận văn tốt nghiệp
Chỉ tiêu tiền tệ
1
Phiếu thu
2
Phiếu chi
3
Giấy đề nghị tạm ứng
4
Giấy thanh toán tạm ứng
5
Giấy đề nghị thanh toán
6
Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt
7
Bảng kê chi tiền cho những người tham dự hội thảo, tập huấn
IV
Chỉ tiêu tài sản cố định
1
Biên bản giao nhận tài sản cố định
2
Biên bản thanh lý tài sản cố định
3
Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
4
Biên bản kiểm kê TSCĐ
5
Biên bản bàn giao sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
6
C
19
Luận văn tốt nghiệp
Bảng tính hao mòn TCSĐ
Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác
1
Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt
2
Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản
3
Bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước
4
Lệnh thu ngân sách nhà nước
5
Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm lĩnh tiền mặt
6
Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm chuyển khoản, tiền thư điện, cấp
séc bảo chi
7
Bảng kê chi ngân sách
8
Bảng kê chứng từ chi
9
Giấy đề nghị kho bạc thanh toán tạm ứng
10
Giấy nộp tiền
11
Giấy xác nhận hàng viện trợ không hoàn lại
12
Giấy xác nhận tiền viện trợ không hoàn lại
13
Bảng kê chứng từ gốc gửi nhà tài trợ
14
Đề nghị ghi thu - ghi chi ngân sách tiền, hàng viện trợ
15
Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt
16
Giấy rút vốn đầu tư kiêm chuyển khoản, tiền thư điện, cấp séc bảo
chi
17
Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư
18
Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành
19
Phiếu kê thanh toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành
20
Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư
21
Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư
22
Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
20
Luận văn tốt nghiệp
23
Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản
24
Biên lai thu tiền (thu phí, lệ phí)
...
...
1.2.1.1. Lập chứng từ kế toán
Các nghiệp vụ, kinh tế tài chính phát sinh có liên quan đến thu, chi ngân sách
xã đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán hợp pháp,hợp lệ là căn cứ duy
nhất để ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán còn là căn cứ quan trọng để thực hiện công
tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu, chi ngân sách xã.
Chứng từ kế toán thu, chi ngân sách xã phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời,
chính xác theo nội dung quy định trên mẫu chứng từ. Trong trường hợp những
chứng từ kế toán chưa có qui định mẫu thì xã được tự lập chứng từ kế toán do xã
qui định nhưng phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán theo qui
định dưới đây.
Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ thu, chi ngân sách xã
không được viết tắt, không được tẩy xoá, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số
và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị
tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào
mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào tất cả các liên của
chứng từ viết sai.
Chứng từ kế toán thu, chi ngân sách xã phải được lập đủ số liên qui định cho
mỗi chứng từ. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ
kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. Các chứng từ lập để giao
dịch với tổ chức, cá nhân gửi ra bên ngoài xã thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu
của UBND xã.
Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán
phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán phải có những nội dung chủ yếu sau:
-
Tên và số hiệu của chứng từ;
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
21
Luận văn tốt nghiệp
-
Ngày, tháng, năm lập chứng từ, ;
-
Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
-
Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
-
Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
-
Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính
ghi bằng số, tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu,
chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến
chứng từ kế toán.
1.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán các khoản thu, chi ngân sách
xã
Căn cứ quyết định số 94/2005/Q Đ – BTC và thông tư 146/2011/TT-BTC của
Bộ Tài chính và đặc điểm hoạt đ ộng, đối tượng kế toán phát sinh trong đơn vị; kế
toán thu – chi NSX sử dụng 5 tài khoản loại I và được chi tiêt như sau:
Tài khoản sử dụng trong kế toán các khoản thu ngân sách xã:
-
TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc. Có 2 tài khoản loại 2:
TK 7141- Thuộc năm trước :
TK 7142- Thuộc năm nay
-
TK 719 – Thu NSX chưa qua Kho bạc, có 2 tài khoản loại 2:
TK 7191- Thuộc năm trước : được mở 3 tài khoản loại 3
TK 71911 : Thu bằng tiền
TK 71912 : Thu bằng hiện vật
TK 71913 : Thu bằng ngày công
-
TK 7192- Thuộc năm nay:
Cũng được mở 3 tài khoản như TK 7191
TK 71921 : Thu bằng tiền
TK 71922 : Thu bằng hiện vật
TK 71923 : Thu bằng ngày công
Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán chi ngân sách xã:
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
-
22
Luận văn tốt nghiệp
Tài khoản 814 – Chi NSX đã qua Kho bạc
Có 2 tài khoản loại 2:
TK 8141- Thuộc năm trước
TK 8142- Thuộc năm nay
-
Tài khoản 819 – Chi NSX chưa qua Kho bạc :
TK 8191- Thuộc năm trước : Được mở 2 tài khoản loại 3
TK 8192- Thuộc năm nay : Cũng được mở 2 tài khoản loại 3 .
Ngoài ra còn TK 914- Chênh lệch thu, chi NSX.
Tài khoản này dùng cho NSX để phản ánh số thực thu, thực chi ngân sách
thuộc năm trước trên cơ sở đó xác định số kết dư ngân sách năm trước.
Sau khi kết chuyển xong tài khoản này không có số dư.
1.2.4. Sổ kế toán sử dụng trong kế toán các khoản thu, chi ngân sách xã
1.2.4.1. Sổ kế toán sử dụng:
Căn cứ danh mục sổ kế toán trong quyết định 94/2005/QĐ-BTC, căn cứ
nghiên cứu thông tin phục vụ quản lý tài chính ngân sách xã:
-
Các xã phải mở sổ kế toán theo phương pháp “kế toán kép” để ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lưu trữ toàn bộ số liệu kế toán
và làm cơ sở lập báo cáo tài chính.
-
Các xã có qui mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện
phương pháp "kế toán đơn”, chỉ mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết,
không mở "Nhật ký - Sổ Cái".
* Danh mục chi tiết các sổ sử dụng cho kế toán thu – chi ngân sách xã; phụ
lục số 01
1.2.4.2. Hình thức ghi sổ kế toán
a. Hình thức kế toán áp dụng cho các xã thực hiện phương pháp "kế
toán kép" là hình thức Nhật ký - Sổ Cái, gồm 2 loại sổ:
-
Nhật ký - Sổ Cái : Là sổ kế toán tổng hợp, phần Sổ Nhật ký dùng
để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian;
phần Sổ Cái dùng để ghi chép, hệ thống các nghiệp vụ kinh tế theo
nội dung kinh tế (tài khoản kế toán).
-
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình thu, chi
ngân sách; thu, chi các quỹ, các nguồn vốn, quỹ hiện có, tình hình
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
23
Luận văn tốt nghiệp
biến động về tiền, vật tư, tài sản, công nợ và các hoạt động tài
chính khác.
-
Nhật ký - Sổ Cái phải có đầy đủ các yếu tố sau:
+ Ngày, tháng ghi sổ;
+ Số hiệu, ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính, phát sinh;
+ Số hiệu tài khoản ghi Nợ, số hiệu tài khoản ghi Có của nghiệp vụ kinh tế,
tài chính;
+ Tên các tài khoản kế toán, mỗi tài khoản có 2 cột Nợ và Có. Số lượng các
cột trên Nhật ký - Sổ Cái nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng tài khoản xã áp dụng;
+ Số tiền ghi bên Nợ và số tiền ghi bên Có của từng tài khoản.
b. Hình thức kế toán trên máy vi tính
Các xã thực hiện ghi sổ kế toán trên máy vi tính được thực hiện thống nhất
theo chương trình phần mềm do Bộ Tài chính quy định
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng
Hình 1.1 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
1.2.5. Trình tự hạch toán
1.2.5.1 Trình tự hạch toán các khoản thu ngân sách xã
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
24
Luận văn tốt nghiệp
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02
Học viện tài chính
25
Luận văn tốt nghiệp
1.2.5.2Trình tự hạch toán các khoản chi ngân sách xã
TK 819 – Chi NSX chưa qua KB
TK 814 – Chi NSX đã qua KB
TK 111
TK
914
Xuất quỹ tiền
Làm thủ tục ghi chi ngân sách
Kết chuyển
số chi
mặt chi hội nghị,
công tác phí
TK 311
TK 112
Thanh toán các khoản
TK 311
Chi ngân sách xã qua
Thu hồi
các khoản
tạm ứng, công tác phí
tài khoản
chi sai
thuộc ngân
hoặc chi hành chính
sách
năm trước không
TK 331
được duyệt
Các khoản phải trả
về chi thường xuyên
SV: Vũ Thanh Tùng
Lớp: CQ50/23.02