Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn thuế, kế toán, kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.5 KB, 102 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

BÙI MINH ĐỨC
CQ50/22.07

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNG
VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC CHI NHÁNH PHÍA BẮC
THỰC HIỆN
Chuyên ngành: KIỂM TOÁN
Mã số

: 22
Người hướng dẫn:
TS. TẠ VĂN KHOÁI

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn
( ký và ghi rõ họ tên)
Bùi Minh Đức



i


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY
ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH 3
1.1 Các vấn đề cơ bản về chu kỳ huy động vốn và hoàn trả 3
1.1.3. Đặc điểm của chu kì ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính 7
1.2.2. Căn cứ kiểm toán 9
1.3. Quy trình kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả 10
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 10
1.3.2. Thực hiện kiểm toán 11
1.3.3. Tổng hợp kết quả kiểm toán 14

CHƯƠNG 2 15
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KÌ HUY ĐỘNG
VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC CHI NHÁNH PHÍA BẮC
THỰC HIỆN 15
2.1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty
TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc 15
2.1.1. Khái quát về công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc
15
2.1.2. Chức năng hoạt động của công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc 17
2.1.3 Nguồn nhân lực của công ty công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc 17


2.2. Tổ chức thực hiện kiểm toán tại cty TNHH kiểm toán AFC chi
nhánh phía bắc 18
2.2.1: Quy trình kiểm toán chung của công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía
bắc ( AFC) 18

ii


2.3 Thực hiện kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả 21
2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 21
2.3.2.. Thực hiện kiểm toán 27
2.3.2.1 Kiểm toán chi tiết nghiệp vụ và số dư vốn vay 29
2.3.2.2 Kiểm toán vốn chủ sở hữu 31
2.3.3. Tổng hợp kết quả kiểm toán 38

2.4. Đánh giá thực trạng kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả
do công ty TNHH tư vấn thuế, kế toán, kiểm toán AFC chi nhánh phía
bắc thực hiện 39

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KÌ HUY
ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC CHI NHÁNH PHÍA
BẮC 45
3.1 : PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
CHU KỲ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN
BCTC TẠI CTY TNHH KIỂM TOÁN AFC CHI NHÁNH PHÍA BẮC
45
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện: 45
- Thứ nhất :Chu kỳ huy động vốn và hoàn trả là một chu kỳ quan
trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu tài chính của chu

kỳ ảnh hưởng đến một số lượng lớn các khoản mục trên BCTC như:
nguồn vốn chủ sở hữu, vay và nợ dài hạn, vay ngắn hạn…Những thông
tin đó không chỉ là mối quan tâm của các chủ doanh nghiệp mà còn là
mối quan tâm của các bên liên quan như các cổ đông, các chủ đầu tư,
ngân hàng và còn là đối tượng của các cơ quan nhà nước như cơ quan
thuế, thanh tra nhà nước...Việc kiểm toán chu kỳ huy động vốn và
hoàn trả sẽ giúp doanh nghiệp thấy được những sai sót, yếu kém cần
khắc phục về công tác kế toán cũng như công tác quản lý các khoản
mục mua vào và các khoản công nợ phải trả…góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các bên liên
quan, công tác này sẽ giúp đảm bảo các quyền lợi hợp pháp chính đáng
và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.Vấn đề này càng thiết yếu hơn
khi Việt Nam đang từng bước thực hiện các cam kết hội nhập WTO,
iii


nhu cầu kiểm toán vì vậy mà cũng ngày càng cấp thiết hơn. Vì vậy để
cung cấp các dịch vụ với chất lượng được hoàn thiện không ngừng,
không chỉ AFC mà các hãng kiểm toán độc lập khác luôn phải tự hoàn
thiện kiểm toán đối với từng phần hành và toàn bộ BCTC để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng và người sử dụng BCTC. 45
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động
vốn và hoàn trả do công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc
thực hiện 47
Giải pháp về bảng câu hỏi KSNB : thực tế cho thấy , việc thiết kế sẵn
bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đã
giúp cho KTV tiết kiệm thời gian thực hiện kiểm toán, nhưng để bảng
câu hỏi đó thực sự phù hợp và đem lại hiệu quả cao hơn nữa cho mọi
khách hàng, AFC có thể thiết kế thêm bảng câu hỏi cho các công ty có
tính đặc thù hoặc giới hạn mức câu hỏi cho những công ty có quy mô

nhỏ, nghiệp vụ huy động vốn và hoàn trả phát sinh ít. Để quy định mức
đánh giá hệ thống KSNB là tốt, khá hay yếu, cần các KTV có kinh
nghiệm, năng lực thống nhất một ngưỡng quy định để làm cơ sở cho
các cuộc kiểm toán tiếp theo. 47
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 50
3.3.1 Về phía cơ quan nhà nước và hiệp hội nghề nghiệp 50
3.3.2 Về phía công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc 52
3.4.3 Về phía cá nhân các kiểm toán viên 53

Kết luận 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
KTV
BCTC
KSNB
BCĐKT
KH

DIỄN GIẢI
Kiểm toán viên
Báo cáo tài chính
Kiểm soát nội bộ
Bảng cân đối kế toán
Khách hàng
Công ty TNHH kiểm toán AFC chi

AFC


nhánh phía bắc
iv


TK
RRTT
RRKS
RRKT

Tài khoản
Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro kiểm soát
Rủi ro kiểm toán

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ hạch toán vốn đầu tư chủ sở hữu Error: Reference source not

found
Sơ đồ 1-2: Sơ đồ hạch toán vay dài hạn...... Error: Reference source not found
Sơ đồ 1-4: Quá trình lập kế hoạch kiểm toán......... Error: Reference source not

found
sơ đồ 2-2: Quy trình kiểm toán chung .......Error: Reference source not found
Sơ đồ 2-4: nhân sự công ty A ..................Error: Reference source not found

vi



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong kiểm toán báo cáo tài chính thì chu kỳ huy động vốn và hoàn trả là
một chu kỳ quan trọng, là khâu đầu tiên trong quá trình sản xuất và có ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hơn nữa, chu kỳ
huy động vốn và hoàn trả là chu kỳ có mật độ phát sinh các nghiệp vụ ít
nhưng giá trị lớn, liên quan đến nhiều đơn vị trong và ngoài doanh nghiệp, rủi
ro phát sinh các sai phạm trong chu kỳ này cao và từ đó phản ánh sai lệch
thông tin tài chính của doanh nghiệp, theo đó ảnh hưởng đến quyết định của
người sử dụng báo cáo tài chính.
Nhận thức được tầm quan trọng của chu kỳ huy động vốn và hoàn trả,
cùng với lý do cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả công việc kiểm toán,
trong quá trình thực tập tại công ty em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn
thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán
báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn thuế, kế toán, kiểm toán AFC
chi nhánh phía bắc thực hiện”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp góp phần hoàn
thiện quy trình và phương pháp kiểm toán chu kì huy động vốn và hoàn trả
dựa trên những hiểu biết về lý luận được học ở trường và dựa trên việc nghiên
cứu thực trạng kiểm toán chu kỳ này do Công ty TNHH tư vấn thuế, kế toán,
kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc thực hiện. Em mong kết quả nghiên cứu đề
tài mình chọn sẽ giúp quy trình kiểm toán chu kì huy động vốn và hoàn trả
cũng như các chu kỳ khác hoàn thiện hơn, nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm
toán của công ty. Đồng thời, qua việc nghiên cứu em sẽ hiểu biết sâu sắc hơn
về lý luận cũng như thực tiễn quy trình kiểm toán chu kì huy động vốn và
hoàn trả nói riêng cũng như kiểm toán báo cáo tài chính nói chung.

1



3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi của các dịch vụ kế toán, kiểm toán ngày càng mở rộng, nhưng
kiểm toán báo cáo tài chính vẫn là một loại hình dịch vụ chính và là loại hình
dịch vụ có thế mạnh của các công ty kiểm toán Việt Nam.
Đề tài chỉ nghiên cứu quy trình kiểm toán do kiểm toán viên độc lập thực
hiện. Đề tài không nghiên cứu kiểm toán nội bộ, kiểm toán Nhà nước nhưng
kết quả nghiên cứu có thể vận dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chủ
thể kiểm toán nội bộ và kiểm toán Nhà nước thực hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp như phân
tích, tổng hợp lý thuyết, chuẩn tắc, thống kê, so sánh.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài của em bao gồm ba
chương:
Chương 1. Lý luận chung về quy trình kiểm toán chu kì huy động vốn
và hoàn trả trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Chương 2. Thực trạng quy trình kiểm toán chu kì huy động vốn và
hoàn trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn thuê,
kế toán, kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc thực hiện
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kì
huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty
TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc

2



CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY
ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
1.1 Các vấn đề cơ bản về chu kỳ huy động vốn và hoàn trả
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm vai trò của chu kỳ huy động vốn và hoàn trả
Chu kỳ huy động vốn và hoàn trả được coi là chu trình đầu tiên để tạo ra
nguồn lực bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết
định cơ cấu vốn của doanh nghiệp và do đó quyết định chiến lược phát triển
của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp được chia thành hai phần:
phần thứ nhất là vốn chủ sở hữu bao gồm các loại vốn thuộc quyền sở hữu
của chủ doanh nghiệp, phần thứ hai là nợ phải trả bao gồm các nghĩa vụ pháp
lý của một doanh nghiệp, được phân thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Việc hình thành vốn ban đầu của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào từng loại
hình doanh nghiệp: ở doanh nghiệp Nhà nước, vốn được Nhà nước cấp ban
đầu; với các Công ty liên doanh vốn được góp từ các bên tham gia liên doanh;
đối với các Công ty cổ phần, vốn được hình thành chủ yếu từ các cổ đông
đóng góp qua mua cổ phiếu; với các doanh nghiệp tư nhân vốn do chủ nhân
đầu tư.
Vốn vay của doanh nghiệp là khoản vốn doanh nghiệp nợ có tính pháp lý
đối với chủ cho vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân và đơn vị khác…).
Các khoản vốn vay được thực hiện thông qua các khế ước hoặc hợp đồng vay
vốn giữa doanh nghiệp và chủ cho vay. Các khoản vay ngắn hạn và vay dài
hạn tuỳ thuộc vào thời hạn vay của từng khế ước hoặc hợp đồng.
Nợ là các khoản phải thanh toán của doanh nghiệp khi có quan hệ phải
trả với các chủ nợ của mình về khoản vay nợ tiền vốn cho kinh doanh. Các
quan hệ thanh toán đều tồn tại trong sù cam kết vay nợ giữa chủ nợ với con
3



nợ về một khoản tiền theo điều khoản đã quy định có hiệu lực trong thời hạn
vay nợ.
1.1.2.

Hạch toán kế toán kế toán đối với hoạt động huy

động vốn và hoàn trả
Việc hạch toán các tài khoản, nghiệp vụ trên phải tuân theo các nguyên
tắc:
Nguyên tắc hạch toán vốn chủ sở hữu
•Doanh nghiệp có quyền chủ đông sử dụng các loại vốn và các quỹ hiện
có theo chế độ hiện hành nhưng phải hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại
vốn, quỹ phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành và theo đối tượng
tạo vốn với tư cách là chủ sở hữu trực tiếp của doanh nghiệp.
•Việc chuyển dịch từ loại vốn này sang vốn khác phải theo đúng chế độ
và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết.
•Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu vốn
chỉ được nhận những giá trị còn lại sau khi đã thanh toán các khoản nợ đã trả.
•Mối quan hệ giữa tính chất, đặc điểm của các tài khoản, nghiệp vụ kể
trên cùng các nguyên tắc hạch toán các tài khoản nghiệp vụ đó với công tác
kiểm toán có các đặc điểm sau:
•Việc huy động vốn và và sử dụng các khoản vốn đó phải tuân theo
những quy định có tính pháp lý về mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân
hàng, các tổ chức tín dụng, các đối tác liên doanh; với Ngân sách Nhà
nước...Việc huy động vốn được thực hiện bằng nhiều hình thức, mỗi hình
thức có quy định riêng ngoài quy định chung của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế:
+ Vay vốn của ngân hàng: Quy định của ngân hàng về vay vốn.
+ Vay vốn nước ngoài: Nghị định về vay vốn nước ngoài của chính phủ.
+ Phát hành trái phiếu: Nghị định quy định về việc doanh nghiệp Nhà
nước phát hành trái phiếu.

4


•Thành lập Công ty Cổ phần, huy động vốn cổ phần: Nghị định về Công
ty Cổ phần, nghị định về DNNN chuyển thành Công ty Cổ phần.
Nguyên tắc hạch toán các khoản tiền vay
•Doanh nghiệp phải phản ảnh chi tiết từng khoản, lần vay với từng đối
tượng chủ nợ.
•Doanh nghiệp phải phản ánh tình hình trả nợ và lãi suất nợ theo quy
định trong khế ước vay hoặc hợp đồng thuê vốn.
•Trường hợp doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ và thanh toán gốc lãi
vay bằng ngoại tệ phải song song chi tiết ghi với từng loại ngoại tệ gốc và giá
trị đồng Việt Nam quy đổi theo tỷ gía phát sinh ở thời điểm vay, trả.
Các nguyên tắc kế toán này là thước đo đúng sai cho các chỉ tiêu, số dư
phản ánh trên báo cáo tài chính, là cơ sở cho kiểm toán viên khi tiến hành
kiểm toán.
Các chứng từ sử dụng trong chu kỳ huy động vốn và hoàn trả:
Các chứng từ chứng minh các nghiệp vụ tăng, giảm vốn đã thực sự phát
sinh và là căn cứ để ghi sổ kế toán như: chứng từ ghi nhận tiền vay, phân phối
lợi nhuận, sử dụng nguồn vốn, bảng tính lãi vay phải trả, các biên bản đối
chiếu số dư nợ vay với ngân hàng và các đối tượng khác.
Các tài khoản sử dụng:
Các tài khoản, nghiệp vụ trong chu trình huy động vốn và hoàn trả là đối
tượng trực tiếp của công việc kiểm toán do đó nó là một nội dung quan trọng
cần xem xét khi đề cập tới kiểm toán chu trình huy động vốn và hoàn trả:
Các tài khoản trong chu trình huy động vốn và hoàn trả bao gồm: các tài
khoản vốn chủ sở hữu: nguồn vốn kinh doanh (411), các quỹ, lãi chưa phân
phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá (413); các tài khoản
vay nợ: nợ ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn. Số phát sinh Nợ, Có; số dư của
các tài khoản thường do sự phát sinh của các nghiệp vụ: nghiệp vụ giao nhận

5


vốn; góp vốn liên doanh; bổ sung vốn; sự chuyển đổi giữa các nguồn vốn
đánh giá lại tài sản; hạch toán chênh lệch tỷ giá; vay vốn; trả nợ; tiền lãi đến
hạn… nhìn chung các nghiệp vụ phát sinh rất ít nhưng đòi hỏi phải được hạch
toán chính xác vì số tiền phát sinh thường lớn.
Sơ đồ hạch toán:
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ hạch toán vốn đầu tư chủ sở hữu
111,112,15
6

411
(4111)

111,112
Nhận góp vốn bằng tiền

Trả lại vốn cho chủ sở hữu

111,112
Phát hành cổ phiếu

211, 213
Trả lại vốn bằng tài sản cố định
214

152, 211, 213

131, 138


Số đã khấu hao

Trả cổ tức bằng cổ phiếu

Xử lí nợ phải thu khó đòi

421
Nhận góp vốn bằng tài sản

Khi chuyển sang công ty cổ phần

6


Sơ đồ 1-2: Sơ đồ hạch toán vay dài hạn

1.1.3. Đặc điểm của chu kì ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính
Chu kì này ảnh hưởng trọng yếu trong việc kiểm toán báo cáo tài chính
dựa trên các đặc điểm:

7


- Vốn gắn với tài sản và quá trình kinh doanh -> Kiểm toán chu kỳ này
cần gắn chặt với kiểm toán tài sản và quá trình kinh doanh -> nghĩa là cần
xem xét sự tăng giảm PS trong kỳ và số dư cuối kỳ có cân đối, phù hợp với sự
tăng, giảm tương ứng của tài sản ko (TSLĐ, TSCĐ)
- Các quan hệ về vốn chứa đựng những quan hệ pháp lý phức tạp (thể
hiện trong các hợp đồng, khế ước, chế độ…) -> Kiểm toán cần kết hợp giữa

việc kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ (cần xem xét các NV
và số dư có đảm bảo tuân thủ các quy định của NN ko ví dụ huy động vốn
thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu phải tuân thủ quy định của NN...;
xem có đầy đủ hợp đồng vay vốn có giá trị pháp lý hay ko...)
- Các nghiệp vụ về vốn không nhiều nhưng có giá trị lớn (vốn do NN
cấp, các cổ đông góp, các bên liên doanh góp từ các hợp đồng vay…) ->
Kiểm toán thường kiểm tra tất cả các nghiệp vụ liên quan đến vốn và kiểm tra
rất chi tiết (thường ko kiểm tra chọn mẫu mà kiểm tra chi tiết 100% )
- Việc bỏ sót hay sai sót các nghiệp vụ về vốn rất nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến giá trị các khoản mục và BCTC -> Kiểm toán cần tập trung khi
kiểm toán, đặc biệt quan tâm đến sự đầy đủ và chính xác của số liệu
- Vốn trong doanh nghiệp gắn với hình thức sử hữu với quyền hạn và
trách nhiệm pháp lý, với quy mô và loại hình kinh doanh. Vì vậy mỗi sai
phạm đều bị xét xử theo pháp luật. -> Kiểm toán cần phải cụ thể hoá và chi
tiết cho từng doanh nghiệp khi kiểm toán và phải đảm bảo đưa ra ý kiến phù
hợp

8


1.2 Kiểm toán chu kì huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán báo cáo
tài chính
1.2.1. Mục tiêu kiểm toán chu trình huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán
báo cáo tài chính

Mục tiêu kiểm toán cụ thể của chu kì này là:
- Kiểm tra chi tiết đối với các nghiệp vụ liên quan đến vốn vay trên các
cơ sở dẫn liệu như: Sự phát sinh, sự tính toán, đánh giá, phân loại và hạch
toán.
- Kiểm tra chi tiết đối với số dư các loại vốn vay trên các cơ sở dẫn liệu

như: Sự hiện hữu, tính toán, đánh giá, tính toán tổng hợp, sự trình bày báo
cáo.
1.2.2. Căn cứ kiểm toán
Báo cáo tài chính của đơn vị: gồm bảng cân đối kế toán (báo cáo các
thông tin như vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, trái phiếu phát hành);
bản thuyết minh BCTC (báo cáo các thông tin chi tiết về vay dài hạn cụ thể
vay ngân hàng, vay đối tượng khác, trái phiếu phát hành, nợ dài hạn như thuê
tài chính, nợ dài hạn khác);
Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến vốn vay và trả nợ vay, liên quan
đến phân phối lợi nhuận như kế hoạch vay, kế hoạch trả nợ, các chính sách,
các quy chế kiểm soát nội bộ đối với vay và trả nợ vay ( hợp đồng vay vốn,
quyết định của ban giám đốc về huy động vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu,
phân phối lợi nhuận, chính sách huy động vốn…)
Các sổ hạch toán liên quan đến chu kì huy động vốn và hoàn trả như các
sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán. Các sổ kế toán gồm sổ kế
toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết các tài khoản có liên quan như 311, 411,
412…

9


Cỏc chớnh sỏch v quy ch v huy ng vn ca n v; cỏc quy ch v
KSNB do chớnh bn thõn n v ban hnh, phõn cp huy ng vn bao gm
thm quyn huy quyt nh huy ng vn.
1.3. Quy trỡnh kim toỏn chu k huy ng vn v hon tr
Kim toỏn chu k huy ng vn v hon tr nm trong kim toỏn bỏo
cỏo ti chớnh, v cng ging nh cỏc chu k khỏc, quy trỡnh kim toỏn gm ba
giai on: lp k hoch kim toỏn, thc hin kim toỏn v kt thỳc kim toỏn.
1.3.1. Lp k hoch kim toỏn
Quỏ trỡnh lp k hoch bao gm cỏc giai on: chun b lp k hoch,

thu thp thụng tin c s, thu thp thụng tin v cỏc ngha v phỏp lý ca khỏch
hng, ỏnh giỏ tớnh trng yu v ri ro kim toỏn, tỡm hiu c cu kim soỏt
ni b v ỏnh giỏ ri ro kim soỏt, lp k hoch chi tit v thit k chng
trỡnh kim toỏn (S : 1-3). Trong ú, mi phn trong 5 phn u nhm mc
ớch giỳp kim toỏn viờn khai trin phn cui cựng.
S 1-4: Quỏ trỡnh lp k hoch kim toỏn.
Chuẩn bị lập kế hoạch
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thôngtin về các nghĩa vụ pháp lý
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
Tìm hiểu cơ cấu KSNB và đánh giá rủi ro
Lập kế hoạch chi tiết và chơng trình

10


1.3.2. Thực hiện kiểm toán
Thử nghiệm kiểm soát:
a) Vốn chủ sở hữu:

Đối với khoản mục vốn chủ sở hữu, phương pháp kiểm toán thích hợp là
phương pháp kiểm toán cơ bản, do vậy rất có thể các thử nghiệm kiểm soát
được bỏ qua. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, kiểm toán viên có
thể thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nhằm đạt được một mức độ đánh giá
chắc chắn hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, và như vậy kiểm
toán viên sẽ có thể nhận diện được các sai số, sai sót tiềm tàng hoặc đối với
các Công ty Cổ phần đại chúng, các nghiệp vụ về vốn xảy ra nhiều. Các thử
nghiệm kiểm soát đối với vốn chủ sở hữu chủ yếu là xem xét các chính sách
phê duyệt, ghi chép và phân loại, kiểm tra các nghiệp vụ liên quan đến các tài
khoản vốn. Nhìn chung, các thử nghiệm kiểm soát được tiến hành đơn giản do

các tài khoản vốn chủ sở hữu có rất ít nghiệp vụ biến động, ngoại trừ đối với
các côngty cổ phần đại chóng.
b) Vốn vay

Đối với các doanh nghiệp mà nghiệp vụ vay vốn ít xảy ra, thông thường
cũng như kiểm toán vốn chủ sở hữu, các kiểm toán viên sẽ bỏ qua các thử
nghiệm kiểm soát. Còn đối với các doanh nghiệp mà nghiệp vụ vay nợ
thường xuyên xảy ra do tính chất đặc biệt của ngành nghề kinh doanh như các
Công ty Bảo hiểm, ngân hàng… thì các thử nghiệm kiểm soát là rất cần thiết.
Một số thủ tục kiểm soát các doanh nghiệp thường áp dụng được miêu tả
trong Bảng 1-4. (Phụ lục: bảng 1-4)
Thử nghiệm cơ bản:
a) Vốn chủ sở hữu:
Các thủ tục kiểm toán thích hợp phụ thuộc vào mật độ các nghiệp vụ
vốn, loại hình doanh nghiệp. Đối với các Công ty B các nghiệp vụ về vốn xảy
ra với số lượng lớn, phức tạp như các Công ty Cổ phần đại chúng thì các thử
11


nghiệm cơ bản áp dụng trong kiểm toán vốn chủ sở hữu có sự khác biệt lớn so
với các loại hình doanh nghiệp khác thường có rất ít các nghiệp vụ về vốn xảy
ra. Do vậy ở đây kiểm toán vốn chủ sở hữu trên hai góc độ: kiểm toán vốn
chủ sở hữu các Công ty Cổ phần và kiểm toán vốn chủ sở hữu các loại hình
doanh nghiệp khác.
 Kiểm toán vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần :
♦ Kiểm toán vốn cổ phần và vốn góp.
Có bốn mục tiêu chính khi kiểm toán cổ phần vốn và vốn góp trội hơn
mệnh giá:
- Các nghiệp vụ cổ phần vốn hiện có đều được ghi sổ
- Các nghiệp vụ cổ phần vốn ghi sổ đều được phê chuẩn và đánh giá

đúng đắn.
- Cổ phần vốn được đánh giá đúng đắn
- Cổ phần vốn được Công ty công khai đúng đắn
♦ Kiểm toán cổ tức:
Trọng tâm của cuộc kiểm toán cổ tức là nhằm vào các nghiệp vụ hơn là
nhằm vào số dư cuối kỳ. Bảy mục tiêu của quá trình kiểm soát nội bộ các
nghiệp vụ cũng thích hợp cho cổ tức. Những cổ tức điển hình được kiểm toán
theo tỷ lệ 100% và thường không phức tạp.
Dưới đây là các mục tiêu quan trọng nhất, gồm cả những mục tiêu trong
trường hợp có cổ tức phải trả:
- Cổ tức ghi sổ phải được phê chuẩn
-Cổ tức hiện có phải được ghi sổ
-Cổ tức được đánh giá đúng đắn
-Cổ tức thanh toán cho cổ đông có căn cứ hợp lý
-Cổ tức phải trả đều được ghi sổ
-Cổ tức phải trả được đánh giá đúng đắn
12


 Kiểm toán vốn chủ sở hữu của các loại hình doanh nghiệp khác :
Kiểm toán viên lập bảng phân tích cho từng loại như sau : nguồn vốn
kinh doanh, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, lãi chưa phân
phối, quỹ phát triển kinh doanh, quỹ khen thưởng phúc lợi, nguồn vốn xây
dựng cơ bản. Trong vốn kinh doanh nếu có chi tiết cần lập bảng riêng cho
từng loại : vốn điều lệ, vốn tự có bổ sung, vốn liên doanh...
Bảng phân tích bao gồm các nội dung là các số dư đầu kỳ, các nghiệp vụ
phát sinh tăng trong kỳ, các nghiệp vụ phát sinh giảm trong kỳ và số dư cuối
kỳ. Căn cứ vào các bảng phân tích sau đó kiểm toán viên kiểm tra về việc tính
toán và đối chiếu tổng hợp với sổ cái.
Khi xem xét cụ thể số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ về vốn, kiểm toán

viên phân định theo từng loại hình doanh nghiệp và xác định những đơn vị đã
từng tiến hành kiểm toán và chưa từng kiểm toán. Với những doanh nghiệp
mới tiến hành kiểm toán lần đầu thì kiểm toán viên phải xác định lại số dư tài
khoản từ khi đơn vị được sáng lập hoặc sát nhập giao vốn giữa quá trình kinh
doanh của đơn vị.
Các thủ tục kiểm toán thích hợp thường là : xem xét tính hợp lệ của các
nghiệp vụ tăng giảm vốn; đối chiếu việc ghi chép các nghiệp vụ tăng giảm
vốn với những chứng từ, biên bản gốc (biên bản góp vốn liên doanh, biên bản
giao vốn, giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, các quyết định phân chia lợi
tức, phân chia lãi, quyết định đánh giá lại tài sản…); gửi thư xác nhận đến các
đối tượng có liên quan; rà soát việc ghi sổ, phân loại, trình bày các tài khoản
nguồn vốn chủ sở hữu, phương pháp hạch toán các tài khoản nguồn vốn chủ
sở hữu.
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau các hình thức phê chuẩn
khác nhau, các mục tiêu gian lận (nếu có) khác nhau, các quy định pháp lý
khác nhau đồng thời tính chất hoạt động ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ
13


quy định sự phát sinh sự nhiều hay Ít các nghiệp vụ phát sinh đối với mỗi tài
khoản. Do vậy các thử nghiệm cơ bản sẽ được tiến hành tập trung nhiều hơn
vào những mục tiêu nhất định. Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp tư nhân
và doanh nghiệp liên doanh thường có xu hướng khai tăng vốn chủ sở hữu
hoặc các doanh nghiệp Nhà nước thường hạch toán sai giữa các tài khoản
nguồn vốn kinh doanh, quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển nên kiểm toán viên
sẽ thực hiện những thủ tục kiểm toán với mục tiêu phát hiện ra các sai sót,
gian lận đó.
b) Nợ, vay phải trả:
Các thử nghiệm cơ bản nợ, vay phải trả: Trong quá trình thực hiện kiểm
toán, kiểm toán viên thường sử dụng các thử nghiệm chi tiết số dư nợ vay

theo bảng sau: (Phụ lục: bảng 1-5)
1.3.3. Tổng hợp kết quả kiểm toán
Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán chu trình huy động vốn và hoàn trả
đưa ra kết luận về việc có thể hiện vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh
nghiệp tại thời điểm ghi trong bảng cân đối kế toán một cách trung thực
không. Đồng thời kiểm toán viên phải đảm bảo các giải trình kèm theo cho
mỗi sự thay đổi của nghiệp vụ vốn:
+Hợp đồng góp thêm vốn.
+Biên bản hội nghị có quyết định về phân chia lợi tức.
+Các khế ước vay: số tiền vay, thời hạn vay, tỷ lệ vay.
+Bản giải trình hoặc thuyết minh báo cáo tài chính vè biến động tăng
giảm vốn.
Trên cơ sở tổng hợp kết luận về tất cả các phần hành kiểm toán cụ thể,
kiểm toán viên trưởng lập báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến độc lập về sự
trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính đơn vị được kiểm toán theo chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 700.

14


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KÌ HUY ĐỘNG
VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFC CHI NHÁNH
PHÍA BẮC THỰC HIỆN
2.1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty
TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc
2.1.1. Khái quát về công ty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh phía bắc

Công ty là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu của Việt Nam

sớm tham gia thị trường cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập từ năm 1992 với
tư cách là chi nhánh phía Nam của Công ty dịch vụ kế toán (ASC).
Sau 3 năm hoạt động có hiệu quả cao, để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị
trường dịch vụ kiểm toán, đặc biệt là nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán của
các doanh nghiệp tại các vùng kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và các
công trình trọng điểm phía Nam, để đảm bảo mức tăng trưởng cho công ty và
tạo sự cạnh tranh thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ kiểm toán, Bộ trưởng
Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 108-TC/TCCB cho phép chuyển chi
nhánh thành một công ty kiểm toán độc lập với tên gọi là Công ty Kiểm toán
và Tư vấn Tài chính Kế toán Sài Gòn (AFC) có trụ sở chính tại số 138
Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Theo Quyết định số 263/QĐ-BTC ngày 19/01/2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc phê duyệt phương án chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công
ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán Sài Gòn (AFC Saigon) thành Công
ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán (AFC).
Thực hiện Nghị định 105/2004/NĐ-CP của Chính phủ về Kiểm toán độc
lập, Thông tư 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 của Bộ Tài chính, Nghị định
133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ và Công văn số 204/TCT15


ĐT ngày 28/11/2006 của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước
về phương án chuyển đổi Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế
toán thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty đã hoàn tất quá trình
chuyển đổi sở hữu và kể từ ngày 07/05/2007 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn Tài chính Kế toán chính thức đi vào hoạt động theo giấy chứng nhận đăng
ký kinh số 4102049845 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
cấp. Ngày 09 tháng 12 năm 2009 Công ty thay đổi giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh lần thứ 7 đổi tên thành Công ty TNHH BDO Việt Nam và đến
ngày 30 tháng 11 năm 2012, Công ty đổi tên là Công ty Kiểm toán AFC Việt
Nam theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0300448995 do Sở Kế

hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Hiện nay, công ty có 3 văn phòng đặt tại các địa điểm sau:
Văn phòng chính
TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Lầu 2, Tòa nhà Indochina, 4 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa
Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: +848 22200237 | Fax: +848 22200265
Email:
Văn phòng Cần Thơ
Địa chỉ: A1-28, Đường số 6, Khu dân cư Công An, Khu vực Thạnh Lợi,
Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ
ĐT: +710 3827888 | Fax: +710 3823209
Chi nhánh phía Bắc
Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán AFC VIỆT NAM - CN PHÍA
BẮC
Địa chỉ VPGD tại Hà Nội: P12A03, Tòa nhà Sunrise, Trần Thái Tông, Q.
Cầu Giấy, TP Hà Nội.

16


Email:
Điện thoại: 0912 165 566

Di động: 0912 165 566

Chi nhánh vừa được thành lập vào tháng /2015 theo
2.1.2. Chức năng hoạt động của công ty TNHH kiểm toán AFC chi
nhánh phía bắc
- Dịch vụ kiểm toán độc lập

- Dịch vụ kế toán
- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Tư vấn tài chính
- Tư vấn thuế

2.1.3 Nguồn nhân lực của công ty công ty TNHH kiểm toán AFC chi
nhánh phía bắc
Đội ngũ chuyên viên của Công ty TNHH Kiểm toán AFC chi nhánh
phía Bắc thường xuyên được nâng cao cả về số lượng cũng như về chất
lượng. Hiện nay, chi nhánh có hơn 30 nhân viên chuyên nghiệp đã tốt nghiệp
đại học và trên đại học trong và ngoài nước, trong đó người có chứng chỉ
kiểm toán viên hành nghề do Bộ Tài chính cấp. Công ty tin rằng đội ngũ nhân
viên của mình là cốt lõi của doanh nghiệp. Công ty đã đầu tư xây dựng một
đội ngũ nhân viên vững mạnh, chuyên nghiệp và tận tụy để có thể đem kiến
thức kinh nghiệm chuyên biệt của mình nhằm hiểu và phục vụ khách hàng tốt
hơn.
2.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lí của đơn vị
Để đạt được thành công trong hoạt động, công ty luôn coi trọng việc xây
dựng một cơ cấu tổ chức vững mạnh như sau:
Đứng đầu là : Giám đốc chi nhánh
Thứ 2 là : phó giám đốc chi nhánh
Thứ 3: các phòng bán:

17


Phòng hành chính-kế toán: chịu trách nhiệm về sổ sách kế toán tài chính,
nghĩa vụ thuế của công ty đối với nhà nước (ghi chép, tổng hợp số liệu, lập
báo cáo tài chính theo định kỳ) đồng thời quản lý công tác văn thư, lưu trữ,
bảo mật công văn giấy tờ.

Phòng nghiệp vụ 1,2: thực hiện các dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính,
tư vấn thuế, tư vấn kế toán.
Phòng thẩm định tài sản: thẩm định giá bất động sản; thẩm định giá máy,
thiết bị; xác định giá trị doanh nghiệp.
Phòng xây dựng cơ bản: Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây
dựng cơ bản hoàn thành, thẩm định đầu tư.
2.2. Tổ chức thực hiện kiểm toán tại cty TNHH kiểm toán AFC chi nhánh
phía bắc
2.2.1: Quy trình kiểm toán chung của công ty TNHH kiểm toán AFC chi
nhánh phía bắc ( AFC)

18


×