Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp ngô lai trong vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ OANH
Tên đề tài :
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI TRONG VỤ XUÂN NĂM 2017
TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ OANH
Tên đề tài :
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI TRONG VỤ XUÂN NĂM 2017
TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học cây trồng
Lớp
: K46 – TT – N01
Khoa
: Nông học
Khóa học
: 2014 – 2018
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Thị Vân

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình
học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học, không chỉ là

một phần học bắt buộc mà còn là cơ hội để mỗi sinh viên vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tiễn.
Đối với bản thân em, thời gian hoàn thành khóa luận là thời gian để
lại nhiều kỉ niệm sâu sắc nhất trong quãng đời sinh viên. Tuy có vất vả
nhưng hơn tất cả em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích, đồng thời
cũng cảm thấy yêu hơn ngành nghề em đang theo đuổi và mái trường mà
mình đang học.
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, em luôn nhận được sự chỉ dẫn nhiệt
tình của cô giáo hướng dẫn TS. Phan Thị Vân. Em xin được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới cô, người đã luôn chỉ bảo và hướng dẫn để em hoàn thành tốt
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Nông học và các thầy, cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đợt
thực tập.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do hạn chế về trình độ lí luận, kinh
nghiệm thực tế và thời gian nghiên cứu chưa lâu nên khoá luận của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy, cô giáo cùng
các bạn để khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018
Sinh viên
Hoàng Thị Oanh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2006-2016 .............. 6
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô của các châu lục năm 2016 ......................... 7

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2016 .... 8
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 ....... 13
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất ngô của các vùng năm 2015 ............................ 14
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên năm 2005 - 2015 ............ 20
Bảng 3.1. Các THL tham gia thí nghiệm và đối chứng .................................. 23
Bảng 4.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các THL thí nghiệm vụ
Xuân 2017 tại Thái Nguyên ............................................................ 34
Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL thí nghiệm vụ Xuân
2017 tại Thái Nguyên...................................................................... 35
Bảng 4.3. Động thái ra lá của các THL tham gia thí nghiệm vụ Xuân năm 2017
tại Thái Nguyên............................................................................... 37
Bảng 4.4. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các THL thí nghiệm vụ
Xuân 2017 tại Thái Nguyên ............................................................ 39
Bảng 4.5. Số lá và chỉ số diện tích lá của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2017 tại
Thái Nguyên.................................................................................... 42
Bảng 4.6. Đánh giá mức độ nhiễm sâu đục thân và sâu cắn râu của các THL thí
nghiệm vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên .......................................... 44
Bảng 4.7. Đường kính gốc và khả năng chống đổ của các THL thí nghiệm vụ
Xuân 2017 tại Thái Nguyên ............................................................ 46
Bảng 4.8. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp các THL thí nghiệm vụ
Xuân 2017 tại Thái Nguyên ............................................................ 47
Bảng 4.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL thí nghiệm vụ Xuân
2017 tại Thái Nguyên...................................................................... 49
Bảng 4.10. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các THL thí nghiệm
vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên ....................................................... 52


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai, giống thí
nghiệm vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên .......................................... 41
Hình 4.2. NSLT và NSTT của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2017 tại Thái
Nguyên ............................................................................................ 53


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CIMMYT

: Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ Quốc tế

CSDTL (LAI)

: Chỉ số diện tích lá

CV%

: Hệ số biến động

Đ/c

: Đối chứng

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc


G-CSL

: Thời gian gieo đến chín sinh lý

G- PR

: Thời gian gieo đến phun râu

G- TP

: Thời gian gieo đến tung phấn

G-TC

: Thời gian gieo đến trỗ cờ

Ha

: Hec ta

LSD

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

M1000 hạt

: Khối lượng nghìn hạt

NSLT


: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

P

: Xác suất

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TGST

: Thời gian sinh trưởng

THL

: Tổ hợp lai

TP-PR

: Tung phấn phun râu

TPTD

: Thụ phấn tự do


USDA

: Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 3
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 4
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 4
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu ngô trên thế giới .................... 5
2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô trên thế giới ......................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới................................................... 9
2.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu và tiêu thụ ngô tại Việt Nam ................. 12
2.3.1. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam .................................................... 12
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam ............................................... 15
2.4. Tình hình sản xuất ngô và kết quả thử nghiệm các giống ngô lai mới tại

Thái Nguyên .................................................................................................... 19
2.4.1. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên ............................................... 19
2.4.2. Kết quả thử nghiệm các giống ngô lai mới tại Thái Nguyên ................ 20


vi

Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 23
3.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 23
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 23
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 24
3.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ................................ 25
3.5. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm........................................... 30
3.6. Thu thập số liệu ........................................................................................ 31
3.7. Xử lí số liệu .............................................................................................. 31
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 32
4.1. Khả năng sinh trưởng của các THL thí nghiệm ....................................... 32
4.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các THL thí nghiệm ............ 32
4.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các THL thí nghiệm ............ 35
4.1.3. Tốc độ ra lá của các THL thí nghiệm.................................................... 36
4.2. Một số đặc điểm hình thái, sinh lý của các THL tham gia thí nghiệm .... 38
4.2.1. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp ....................................................... 38
4.2.2. Số lá và chỉ số diện tích lá..................................................................... 41
4.3. Khả năng chống chịu của các THL thí nghiệm........................................ 43
4.3.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các THL trong thí nghiệm ...... 43
4.3.2. Khả năng chống đổ của các THL tham gia thí nghiệm ........................ 45

4.4. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các THL thí nghiệm ....... 46
4.4.1. Trạng thái cây ........................................................................................ 47
4.4.2. Trạng thái bắp ....................................................................................... 47
4.4.3. Độ bao bắp ............................................................................................ 48


vii

4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL thí nghiệm ........................ 48
4.5.1. Số bắp trên cây ...................................................................................... 49
4.5.2. Chiều dài bắp......................................................................................... 50
4.5.3. Đường kính bắp ..................................................................................... 50
4.5.4. Số hàng hạt trên bắp .............................................................................. 50
4.5.5. Số hạt trên hàng ..................................................................................... 51
4.5.6. Khối lượng 1000 hạt ............................................................................. 51
4.6. Năng suất các THL tham gia thí nghiệm ................................................. 52
4.6.1. Năng suất lý thuyết (NSLT) .................................................................. 52
4.6.2. Năng suất thực thu (tạ/ha) ..................................................................... 53
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây ngô (Zea mays L.) thuộc chi Maydeae, họ hòa thảo Gramincae, có
nguồn gốc từ Trung Mỹ, là một trong 3 cây lương thực quan trọng nhất của con
người, góp phần nuôi sống 1/3 dân số trên thế giới. Vì ngô có khả năng chống
chịu rất tốt nên ngô đã được trồng từ lâu đời để làm lương thực, đặc biệt ở
những vùng khó khăn. Ở một số nước như: Mexico, Ấn Độ, Philipin và một số
nước Châu Phi khác người ta dùng ngô làm lương thực chính (Nguyễn Đức
Lương và cs, 2000)[7].
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng ngô làm thực phẩm ngày càng
lớn. Người ta dùng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp vì có hàm lượng dinh dưỡng
cao. Các loại ngô nếp, ngô đường (ngô ngọt) được dùng để làm quà ăn tươi
(luộc, nướng). Ngoài ra ngô còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp
lương thực- thực phẩm và công nghiệp nhẹ để sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu,
bánh kẹo… Người ta đã sản xuất ra khoảng trên 670 loại sản phẩm từ ngô bằng
công nghiệp lương thực, thực phẩm, công nghiệp nhẹ và dược phẩm (Ngô Hữu
Tình, 1997)[11].
Ngô còn là cây trồng cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn gia
súc, gia cầm, công nghiệp dược phẩm của nhiều quốc gia trên thế giới. Với
vai trò quan trọng như vậy trong những năm qua sản xuất ngô trên thế giới
không ngừng phát triển để đáp ứng cho nhu cầu ngày một tăng của con người.
Diện tích, năng suất và sản lượng ngô liên tục tăng, năm 2005 diện tích trồng
ngô đạt 147,5 triệu ha với năng suất 48,4 tạ/ha đạt tổng sản lượng là 713,6
triệu tấn, đến năm 2016 diện tích ngô tăng lên đáng kể đạt 181,4 triệu ha,
năng suất 57,3 tạ/ha và sản lượng đạt 1040,2 triệu tấn (USDA, 2018)[24]. Sở
dĩ có sự phát triển như vậy là do cây ngô có khả năng thích ứng với điều kiện


2

sinh thái rộng, có thể áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật về mặt di truyền chọn
giống, về kỹ thuật canh tác, về cơ giới hóa và bảo vệ thực vật vào sản xuất,

đặc biệt là những ứng dụng ưu thế lai trong quá trình chọn tạo giống ngô.
Ngày nay, khi mà nguồn năng lượng dầu mỏ, than đá đang dần cạn kiệt,
khoa học công nghệ phát triển, con người đã tạo ra được nhiên liệu sinh học –
Ethanol từ ngô để thay thế, làm giảm ô nhiễm môi trường vì có lượng khí thải
CO2 thấp hơn xe chạy xăng gần một nửa. Đây là một lý do quan trọng để phát
triển và mở rộng diện tích trồng ngô.
Ở nước ta, sản xuất ngô có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2015, diện tích
ngô của cả nước là 1.179,3 nghìn ha, sản lượng ngô đạt 5.281,0 nghìn tấn, năng
suất 44,8 tạ/ha (Tổng Cục thống kê, 2018)[14]. Ngô đã được đánh giá là một
trong những cây lương thực quan trọng trong cơ cấu cây trồng của Việt Nam,
đặc biệt ở các tỉnh Trung du và miền núi trong đó có Thái Nguyên.
Để phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam, từ năm 1990 các nhà khoa học
đã nghiên cứu chọn tạo các giống ngô lai thay thế cho các giống ngô thụ phấn
tự do. Hiện nay, diện tích ngô lai đã chiếm khoảng 95% diện tích trồng ngô của
cả nước. Chúng ta đã có hàng trăm giống ngô lai tốt, có năng suất và chất
lượng cao không kém gì so với giống của các nước tiên tiến trên thế giới. Viện
nghiên cứu ngô là cơ quan khoa học hàng đầu của đất nước trong lĩnh vực
chọn tạo giống ngô với nhiều giống tốt được sử dụng rộng rãi trong sản xuất
như: LVN10, LVN14, LVN99, LVN25, LVN66, LVN6,… bên cạnh đó các
Trường Đại học Nông Lâm cũng là những cơ quan hợp tác, nghiên cứu và
tham gia tích cực vào mạng lưới khảo nghiệm các giống mới. Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên là một trong 4 điểm nằm trong mạng lưới khảo
nghiệm giống ngô ở miền Bắc, trong những năm qua thầy trò nhà trường
đã tham gia tích cực vào việc nghiên cứu, khảo nghiệm cũng như hợp tác


3

sản xuất giống ngô lai và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển sản
xuất nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất ngô nói riêng.

Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc
với địa hình đặc trưng đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và
đồi dạng bút tháp, có điều kiện đất đai, khí hậu cận nhiệt đới ẩm tiêu biểu đại
diện cho vùng. Đây cũng là nơi có hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển
trong đó ngô được xem là một trong những cây trồng chính góp phần thúc đẩy
sản xuất phát triển, ổn định và nâng cao đời sống cho người dân. Nhưng thực
tế năng suất ngô còn thấp hơn năng suất trung bình của cả nước. Năm 2015,
năng suất ngô của Thái Nguyên đạt 44,8 tạ/ha. Để phát triển sản xuất ngô ở
Thái Nguyên một trong những giải pháp hiệu quả nhất là chọn giống phù hợp
với điều kiện sinh thái của tỉnh. Nếu lựa chọn được cơ cấu giống thích hợp sẽ
thuận lợi cho việc luân canh cây trồng, không ảnh hưởng đến cơ cấu vụ sau và
nâng cao hệ số sử dụng đất, nâng cao năng suất.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp ngô
lai trong vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai tham
gia thí nghiệm để làm cơ sở chọn giống thích hợp cho vụ Xuân tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống trong điều
kiện vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống thí nghiệm.
- Nghiên cứu một số đặc tính chống chịu của các giống ngô lai thí nghiệm
(chống chịu sâu bệnh, chống đổ…).


4

- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống

tham gia thí nghiệm.
- So sánh và sơ bộ kết luận về khả năng thích ứng của các giống ngô lai.
Chọn được giống ngô lai có triển vọng để khảo nghiệm sản xuất.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định được tổ hợp ngô
lai có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt phù hợp với điều kiên sinh thái vụ Xuân
của Tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho nhà nghiên cứu, sinh viên,
cán bộ nông nghiệp tại Tỉnh Thái Nguyên truy cứu và tham khảo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng và kỹ thuật
chăm sóc cây trồng, biết được phương pháp thu thập số liệu, xử lí số liệu, và cách viết
một báo cáo tốt nghiệp.
- Góp phần vào công tác chọn tạo giống ngô lai mới có khả năng sinh trưởng,
phát triển tốt phục vụ cho sản xuất ở địa phương.
Trên cở sở những kiến thức nắm được sẽ là hành trang phục vụ cho công
việc của sinh viên sau khi ra trường.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp, giống tốt góp phần nâng khoảng 30% đến
50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực. Muốn có những giống ngô
mới năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại
cảnh cần nghiên cứu lai tạo và chọn lọc một cách kỹ lưỡng, xác định vùng thích
nghi của các giống mới trước khi đưa vào sản xuất trên diện rộng. Vì thế, các

giống mới cần được khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất, để có thể đánh giá
đầy đủ khách quan khả năng thích nghi của giống với vùng sinh thái cũng như
khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu với những điều kiện bất
lợi khác. Kết quả của quá trình khảo nghiệm giống sẽ là cơ sở khoa học để lựa
chọn những giống tốt thích nghi với điều kiện của từng vùng, từng miền, phù
hợp với từng mùa vụ và các chế độ canh tác khác nhau.
Để tạo ra một giống ngô lai mới, quá trình chọn tạo giống phải trải qua
nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó đánh giá các tổ hợp lai là giai đoạn rất quan
trọng, phải thực hiện lặp lại ở nhiều vụ và các vùng sinh thái để loại bỏ các tổ
hợp lai có các yếu điểm về các đặc tính nông sinh học như: thời gian sinh trưởng
quá dài, cây quá cao, chống đổ kém, dễ nhiễm sâu bệnh và có sức sống kém,
năng suất thấp….
Kết quả đánh giá tổ hợp lai sẽ chọn được tổ hợp ngô lai tốt phát triển thành
giống phục vụ sản xuất. Xuất phát từ những cơ sở khoa học trên, chúng tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài này.
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu ngô trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô trên thế giới
Trong các cây lương thực chính ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng cao
nhất về năng suất do không ngừng cải tiến các biện pháp kĩ thuật canh tác và
đặc biệt ứng dụng những thành tựu kĩ thuật mới trong chọn tạo giống.


6

Do có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có khả năng thích ứng rộng
với các vùng sinh thái, khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất
thuận, cho nên ngô là cây trồng có địa bàn phân bố vào loại rộng nhất trên thế
giới: trải dài trên 900 vĩ tuyến (400 vĩ Nam tới gần 550 vĩ Bắc), từ độ cao 1-2m
đến gần 4000m so với mặt biển (Nguyễn Đức Lương và cs, 2000)[7]. Cây ngô
đã có sự phát triển lan rộng trên toàn thế giới góp phần quan trọng vào việc bảo

đảm an ninh lương thực toàn cầu trong bối cảnh gia tăng dân số, biến đổi khí
hậu, thu hẹp diện tích đất trồng trọt.
Ngô còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các
lĩnh vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hóa, điện khí
hóa và tin học... vào công tác nghiên cứu và sản xuất (Ngô Hữu Tình và cs,
1997)[11].
Do nhận thức được vai trò quan trọng của cây ngô trong nền kinh tế nên
diện tích năng suất, sản lượng ngô từ đầu thế kỷ 20 đến nay liên tục tăng. Tình
hình sản xuất ngô trên thế giới được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2006-2016
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

2015
2016

146,8
158,4
162,7
158,7
163,9
171,3
178,8
185,9
184,7
182,5
187,6

48,2
49,9
51,1
51,8
51,9
51,8
48,9
54,6
56,2
55,4
56,4

706,9
790,3
830,6

820,2
851,3
886,9
874,2
1015,4
1038,3
1010,6
1060,1

(Nguồn: Số liệu thống kê FAO, 2018) [21]


7

Kết quả thống kê của FAO cho thấy, trong 10 năm trở lại đây sản xuất
ngô tăng cả về diện tích, sản lượng và năng suất, cụ thể diện tích ngô năm
2006 đạt 146,8 triệu ha, nhưng đến năm 2016 diện tích ngô đạt 187,6 triệu
ha. Sản lượng ngô toàn cầu tăng từ 706,9 triệu tấn (năm 2006) lên 1060,1
triệu tấn (năm 2016).
Kết quả trên có được là nhờ có cuộc cách mạng về chọn tạo giống ngô,
đặc biệt là giống ngô lai và các biện pháp kỹ thuật canh tác mới được đưa vào
áp dụng trong sản xuất ngô. Do trình độ khoa học kỹ thuật, tập quán canh tác,
điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ở mỗi châu lục khác nhau, nên diện tích, năng
suất và sản lượng ngô của các vùng lãnh thổ trên thế giới có sự khác biệt.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô của các châu lục năm 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(triệu ha)

(tạ /ha)

(triệu tấn)

Châu Á

63,45

51,08

324,09

Châu Âu

17,75

66,16

117,41

Châu Mỹ

70,07

78,12

547,42


Châu Phi

36,61

19,27

70,56

Khu vực

(Nguồn: FAOSTAT, 2018)[21]
Diện tích, năng suất và sản lượng ngô có sự chênh lệch tương đối lớn
giữa các châu lục trên thế giới do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, tập quán
canh tác, cũng như trình độ kĩ thuật. Châu Mỹ - quê hương của cây ngô là châu
lục có diện tích trồng ngô lớn nhất với diện tích 70,07 triệu ha. Đây cũng là châu
lục có năng suất ngô cao nhất đạt 78,12 tạ/ha (năm 2016). Trong khi đó châu
Phi là châu lục có năng suất ngô rất thấp và có tốc độ tăng năng suất chậm,
năng suất chỉ đạt 19,27 tạ/ha (năm 2016) nên mặc dù châu Phi có diện tích trồng
ngô lớn thứ 3 sau châu Mĩ và châu Á nhưng sản lượng chỉ đạt 70,56 triệu tấn
vào năm 2016. Sở dĩ châu Phi có năng suất ngô thấp nhất thế giới là do điều


8

kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ thâm canh thấp, chưa có điều kiện để áp
dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất. Châu Á có diện tích và sản lượng tương
đối lớn, đứng thứ 2 sau châu Mỹ với diện tích 63,45 triệu ha đạt sản lượng
324,09 triệu tấn (năm 2016). Châu Âu có diện tích trồng ngô nhỏ nhưng đây là
nơi tập trung nhiều nước có trình độ phát triển cao nên có năng suất ngô tương

đối cao, mặc dù đây là những khu vực có điều kiện tự nhiên không thuận lợi
cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô, năm 2016 năng suất ngô của châu
Âu đạt 66,16 tạ/ha.
Không những có sự chênh lệch lớn về diện tích, năng suất và sản lượng
giữa các châu lục mà sự khác biệt này còn thể hiện rất rõ giữa các quốc gia
trên thế giới.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2016
Nước

Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)

Mỹ

35,1

109,6

384,8

Trung Quốc

39,0

59,5

231,8

Brazil

14,9


42,9

64,1

Canada

1,3

93,7

12,3

(Nguồn: FAOSTAT, 2018)[21]
Trên thế giới, Mỹ là nước có sản lượng ngô lớn nhất đạt 384,8 triệu tấn
chiếm 37% sản lượng ngô thế giới. Diện tích ngô của Mỹ là 35,1 triệu ha, đứng
thứ 2 sau Trung Quốc. Ở Mỹ 100% diện tích trồng ngô đã sử dụng các giống
ngô lai (Ngô Hữu Tình và cs, 2009) [12], nên năng suất rất cao, năm 2016 năng
suất ngô của Mỹ đạt 109,6 tạ/ha.
Trung Quốc là nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới với 39,0
triệu ha đạt sản lượng 231,8 triệu tấn. Giống ngô lai được đưa vào Trung Quốc
từ những năm 60, hiện nay giống ngô lai chiếm 90% diện tích trồng ngô ở
Trung Quốc.


9

Mặc dù có diện tích trồng ngô nhỏ nhưng với trình độ khoa học cao, đầu
tư lớn nên Canada có năng suất ngô cao chỉ sau Mỹ đạt 93,7 tạ/ha (năm 2016).
Trước sức ép của sự gia tăng dân số để đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm

cho con người nhiều nước đã tích cực phát triển ngành chăn nuôi do đó nhu cầu
sử dụng ngô để chế biến thức ăn gia súc - gia cầm ngày một tăng. Tất cả những
dẫn chứng trên cho thấy cần phải phát triển sản xuất ngô một cách bền vững,
trong đó các nhà khoa học cần chọn lọc, lai tạo ra các giống ngô mới có năng
suất và chất lượng phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hiện nay.
Tổng lượng nhu cầu ngô trên thế giới có xu hướng tăng từ niên vụ
2001/2002 đến 2013/2014, mức tăng bình quân là 3,6%/năm (tương đương mức
tăng lượng cung). Lượng cầu chiếm từ 83 - 87% tổng lượng cung, lượng dự trữ
của năm chiếm 13 - 17% tổng lượng cung ngô hàng năm. Lượng ngô sử dụng
cho chăn nuôi chiếm 60 - 70% tổng lượng tiêu thụ ngô của năm (Hồ Cao Việt
và cs, 2014)[17].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới
Cây ngô đã được biết đến qua những nền văn minh của người da đỏ từ
thời cổ đại. Năm 1492, Columbus tìm ra Châu Mỹ, khi phát hiện ra Châu Mỹ thì
ngô đã được trồng rộng rãi tại đây. Năm 1494, trong chuyến thám hiểm thứ hai ở
châu Mỹ của Columbus, cây ngô lần đầu tiên được đưa về trồng ở Tây Ban Nha
và đã góp phần mang lại nền văn minh cho châu Âu (Ngô Hữu Tình, 1997)[11].
Tuy nhiên, phải rất lâu sau các nhà khoa học mới có sự nghiên cứu sâu về loại cây
trồng này.
Năm 1716, Cottin Matther là người đầu tiên thực hiện thí nghiệm về giới
tính của ngô. Ông đã quan sát thấy sự thụ phấn chéo ở cây ngô tại
Massachusettes.
Tám năm sau Matther, Paul Dudly đã đưa ra nhận xét về giới tính của
ngô và cho rằng gió đã giúp ngô thực hiện quá trình thụ phấn. Năm 1876,
Charles Darwin tiến hành thí nghiệm với hàng loạt cá thể giao phối và tự thụ
phấn ở nhiều loài khác nhau như đậu đỗ, ngô, ông đã quan sát thấy sự hơn hẳn


10


của các cây giao phấn với các cây tự thụ phấn về chiều cao, tốc độ nảy mầm
của hạt, số bắp trên cây và cả sức chống chịu với điều kiện bất thuận và năng
suất hạt.
Trong quá trình nghiên cứu, hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô được các
nhà khoa học quan tâm từ rất sớm. Nhà nghiên cứu người Mỹ Bill tiến hành
nghiên cứu từ năm 1876, ông đã thu được con lai có năng suất cao hơn bố mẹ
từ 10-15%. Năm 1909, Shull đã đưa ra ý kiến sản xuất hạt giống ngô lai F1
bằng lai đơn nhằm tạo ra sự đồng đều cao nhất, các dòng bố mẹ càng thuần
chủng, tạo ưu thế lai càng mạnh. Đầu năm 1917, Jones đã đề xuất sử dụng hạt
lai kép trong sản xuất để giảm giá thành hạt giống, tạo điều kiện cho cây ngô
phát triển mạnh ở Mỹ và các nước có kỹ thuật trồng ngô tiên tiến.
Năm 1877, Charles Darwin sau khi làm thí nghiệm so sánh hai dạng ngô
tự phối và giao phối và đi tới kết luận: “Chiều cao cây ở dạng ngô giao phối
cao hơn 19% và chín sớm hơn 9% so với dạng ngô tự phối”( Hallauer A. R.,
1981)[20].
Năm 1904, G.H.Shull đã tiến hành tự thụ cưỡng bức ở ngô để thu được
các dòng thuần. Một thời gian sau ông công bố các giống ngô lai đơn (single
cross) cho năng suất cao hơn hẳn so với các giống ngô khác thời gian đó. Năm
1914, Shull đã đưa vào tài liệu khoa học thuật ngữ Heterosis để chỉ ưu thế lai
của các giống lai dị hợp tử. Những công trình nghiên cứu về ngô lai của Shull
đã đánh dấu điểm khởi đầu cho chương trình chọn tạo giống ngô trên thế giới.
Năm 1905, Edward Murray East tiếp tục nghiên cứu cũng nhằm so sánh
giữa tự phối và giao phối ở ngô, ông và Shull đều nhận thấy rằng tự phối làm
suy giảm sức sống và giao phối thì khôi phục lại. Ông đã phát minh ra phương
pháp “lai kép” (double cross) vào năm 1917, phát kiến này là một bước tiến rất
quan trọng trong sản xuất, các nhà chọn giống nhanh chóng áp dụng chương
trình phát triển dòng thuần và các tổ hợp lai kép mới. Từ đó lai kép được áp
dụng rộng rãi ở các nước như Canada, Mỹ, Châu Âu. Năm 1918, Jone đã đề
xuất ứng dụng hạt lai kép trong sản xuất để giảm giá thành hạt giống, thành



11

công của sử dụng hạt giống ngô lai kép đã tạo điều kiện cho cây ngô phát triển
mạnh mẽ ở Mỹ và một số nước phát triển trên thế giới (Ngô Hữu Tình và cs,
1997)[11].
Nhưng đến năm 60 của thế kỷ 20 các nghiên cứu đã phát triển được nhiều
dòng thuần khỏe năng suất cao, tạo điều kiện đưa lai đơn vào sản xuất thay thế
lai kép, bởi lai đơn có độ đồng đều và năng suất cao hơn lai kép. Nên chỉ trong
vòng 10 năm lai kép đã bị thay thế hoàn toàn bởi lai đơn hoặc lai đơn cải tiến.
Năm 1966, trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT)
được thành lập tại Mexico. Từ khi thành lập đến nay, CIMMYT đã xây dựng,
cải thiện và phát triển khối lượng lớn nguồn nguyên liệu, vốn gen, các giống
thí nghiệm, cung cấp cho khoảng hơn 80 nước trên thế giới thông qua mạng
lưới khảo nghiệm giống Quốc tế. Các nguồn nguyên liệu mà chương trình ngô
CIMMYT cung cấp cho các nước là cơ sở cho chương trình tạo dòng và giống
lai. Trung tâm này đã nghiên cứu đưa ra giải pháp, tạo giống ngô thụ phấn tự
do (OPV) làm bước chuyển tiếp giữa giống địa phương và ngô lai. Dòng thuần
là nguyên liệu được sử dụng trong chọn tạo giống ngô lai cũng được chú trọng.
Theo điều tra của Bauman năm 1981, ở Mỹ các nhà tạo giống đã sử dụng 15%
quần thể có nguồn di truyền rộng, 16% từ quần thể có nền di truyền hẹp, 14%
từ quần thể của các nguồn ưu tú, 39% từ tổ hợp lai của các dòng ưu tú và 17%
từ quần thể hồi giao để tạo dòng (Bauman Loyal F, 1981)[22].
Năm 1766, khi tiến hành lai các cây trồng thuộc chi Nicotiana, Dianthus,
Vurbascum, Mirabilic và Datura với nhau, Koeleviter lần đầu tiên đã phát hiện
và miêu tả hiện tượng tăng sức sống của con lai ở cây ngô (Stuber, 1994) [23].
Việc ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại vào công tác chọn tạo giống
ngô các nhà khoa học đã đạt được nhiều kết quả to lớn như:
- Tạo dòng thuần bằng phương pháp nuôi cấy invitro, nuôi cấy bao phấn.
- Thụ tinh trong ống nghiệm đã thành công khôi phục nguồn gen trong

tự nhiên.
- Nuôi cấy bao phấn tách rời trong thụ tinh, đa bội thể và tái sinh
lưỡng bội.


12

Bên cạnh tạo giống có năng suất cao các chuyên gia tạo giống ngô tại
CIMMYT đã phát triển giống ngô chất lượng cao Protein QPM.
Ngô lai là một trong những thành tựu khoa học nông nghiệp cực kỳ
quan trọng của thế giới. Nó đã tạo ra bước nhảy vọt cho sản xuất ngô trên
thế giới ở thế kỷ 20. Sang thế kỷ 21 cây ngô tiếp tục là cây đầy triển vọng
của loài người. Các nhà khoa học trên thế giới vẫn không ngừng tạo ra những
giống ngô mới với những đặc điểm tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
con người.
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, công tác chọn tạo giống
cây trồng ngày nay đã được trợ giúp bởi nhiều kỹ thuật mới. Bằng việc ứng
dụng công nghệ sinh học các gen kháng sâu bệnh, chịu hạn, chịu lạnh, chịu
mặn... được chuyển cho các giống ngô, như giống ngô BT kháng sâu đục thân
của Công ty MonSanto. Ngô biến đổi gen được đưa vào canh tác đại trà từ năm
1996, mang lại lợi ích ổn định, đã đóng góp một lượng ngô đáng kể làm nhiên
liệu sinh học và thức ăn gia súc ở Mỹ. Năm 2014, diện tích ngô biến đổi gen
thế giới đã đạt 54,3 triệu ha (Nam Phương, 2015)[9].
2.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu và tiêu thụ ngô tại Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam
Ở nước ta, ngô là cây trồng nhập nội được đưa vào Việt Nam khoảng
300 năm trước và đã trở thành cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương
thực quốc gia (Ngô Hữu Tình và cs, 1997)[11]. Nhờ những đặc tính sinh học
ưu việt như khả năng thích ứng rộng, trồng được ở nhiều vùng sinh thái trong
những vụ khác nhau, khả năng chịu thâm canh và cho năng suất cao nên diện

tích trồng ngô ngày càng được mở rộng. Cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều
quan điểm về sự du nhập của cây ngô vào nước ta, có quan điểm cho rằng ngô
được du nhập vào nước ta từ Trung Quốc nhưng cũng có quan điểm cho rằng
ngô được du nhập vào nước ta từ các nước ngoài khơi phía nam. Có thể khẳng
định ở nước ta ngô là cây trồng nhập nội với lịch sử phát triển khoảng 300
năm. Sau khi du nhập vào nước ta cây ngô có tốc độ phát triển chậm. Chỉ đến


13

đầu thế kỉ 20 khi thực dân Pháp đẩy mạnh việc khai thác thuộc địa thì ngô mới
được xuất khẩu sang Pháp làm thức ăn cho gia súc. Số lượng ngô hạt xuất
khẩu tăng từ 16000 tấn (năm 1905) lên 84000 tấn (năm 1910) và 140000 tấn
năm 1929 (kể cả của Lào và Campuchia) (Nguyễn Đức Lương và cs, 2000)[7].
Trong khi trên thế giới cây ngô có sự phát triển đi lên thì ở nước ta cây ngô
phát triển chậm và kém bền vững. Suốt một giai đoạn dài phải đến những năm
80 trở đi ngô ở nước ta mới có sự phát triển mạnh về diện tích, năng suất và
sản lượng. Từ sau những năm 90, với việc sử dụng các giống ngô lai vào sản
xuất đồng thời áp dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật nên sản xuất ngô ở
nước ta đã có nhiều khởi sắc. Năm 1980, diện tích trồng ngô của nước ta
khoảng 389.600 ha với năng suất 11 tạ/ha đạt tổng sản lượng 428.800 tấn, đến
năm 2015, diện tích trồng ngô của nước ta là 1179 nghìn ha, sản lượng khoảng
5281 nghìn tấn, năng suất tăng đáng kể đạt 44,8 tạ/ha bằng 82,8%.
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015
Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(1000 ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)

2005

1053

36,0

3787

2006

1033

37,3

3855

2007

1096

39,3

4303


2008

1140

40,1

4573

2009

1089

40,1

4472

2010

1126

41,1

4626

2011

1121

43,1


4836

2012

1157

43,0

4974

2013

1172

44,3

5193

2014

1179

44,1

5192

2015

1179


44,8

5281

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2018)[21]


14

Sản xuất ngô ở nước ta đã có sự phát triển nhưng vẫn còn thấp hơn so
với sự phát triển chung của thế giới. Trong nước sự phát triển sản xuất ngô cũng
có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền.
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất ngô của các vùng năm 2015
Diện tích

Vùng

Năng suất Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

Đồng bằng sông Hồng

91,3


48,1

438,7

Trung du và miền núi phía Bắc

504,9

37,9

1912,6

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

210,4

44,2

929

Tây Nguyên

241,3

53,7

1295,5

Đông Nam Bộ


78,8

62,4

491,9

Đồng bằng sông Cửu Long

38,1

57,6

219,5

(Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2018)[14]
Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy vùng Trung du và miền núi phía Bắc có diện
tích trồng ngô lớn nhất với 504,9 nghìn ha (năm 2015) nhưng đây cũng là vùng
có năng suất ngô thấp nhất, năng suất đạt 37,9 tạ/ha do ngô chủ yếu được trồng
trên các nương rẫy có độ dốc lớn, ít được thâm canh.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long tuy có diện tích gieo trồng ngô ít nhất
với 38,1 nghìn ha nhưng năng suất ngô cao thứ 2 cả nước đạt 57,6 tạ/ha, sản
lượng đạt 219,5 nghìn tấn. Các vùng khác ở khu vực phía Nam có điều kiện đất
đai bằng phẳng và màu mỡ hơn, thuận lợi cho việc cơ giới hóa và áp dụng tiến
bộ kĩ thuật vào sản xuất nên có năng suất cao hơn năng suất trung bình của cả
nước. Vùng Đông Nam Bộ có năng suất ngô cao nhất cả nước đạt 62,4 tạ/ha,
diện tích gieo trồng của vùng này trong năm 2015 là 78,8 nghìn ha, sản lượng
đạt 491,9 nghìn tấn. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ nhờ
những thuận lợi về điều kiện tự nhiên như: nhiệt độ bình quân cao, nguồn ánh



15

sáng dồi dào, hệ thống thủy lợi rộng khắp thuận lợi cho tưới tiêu, đất đai màu
mỡ nên năng suất ngô của 2 vùng cao nhất cả nước.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác nghiên cứu về ngô chậm hơn nhiều nước trên thế
giới vài thập kỷ. Tuy nhiên giai đoạn 1955-1970 các nhà khoa học cũng đã
bước đầu điều tra về thành phần loài và giống địa phương. Trên cơ sở đánh giá
các giống địa phương, đã chọn ra những giống tốt và tiến hành chọn lọc phục
vụ cho sản xuất (Cao Đắc Điểm, 1988)[4].
Sản xuất ngô của Việt Nam thực sự có bước đột phá khi ứng dụng thành
công các kết quả nghiên cứu ngô lai vào sản xuất. Có thể tóm tắt quá trình phát
triển giống ngô lai ở Việt Nam thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1991-1995: Nghiên cứu lai tạo, chọn lọc bộ giống ngô mới có
thời gian sinh trưởng khác nhau, thích hợp với cơ cấu mùa vụ, các vùng sinh
thái, chống chịu các điều kiện bất thuận và có năng suất cao phẩm chất tốt. Giai
đoạn này chủ yếu sử dụng các giống lai không quy ước như LS3, LS5, LS6,
LS8..., ưu điểm của bộ giống này là những giống có tiềm năng cho năng suất từ
3-7 tấn/ha, giá bán thấp (5000-8000 đồng/kg) nên mỗi năm diện tích gieo trồng
các giống ngô lai này tăng trên 8000 ha và làm tăng năng suất trên 1 tấn/ha so
với trồng giống ngô thụ phấn tự do. Năm 1992-1993 các công ty Pacific, Bioseed
và CP Group đã khảo nghiệm các giống ngô lai đơn ở Việt Nam.
- Giai đoạn 1996-2002: Nhờ chính sách đổi mới, được sự quan tâm đầu
tư đúng mức của Nhà nước và sự phát huy nội lực của các nhà chọn tạo giống
ngô trong nước, những giống ngô lai quy ước như LVN10, LVN4, LVN20,
LVN25, V98, T9,... đặc biệt là giống LVN10 đã nhanh chóng trở thành các
giống ngô chủ lực trong sản xuất ngô của Việt Nam. Trong giai đoạn này, nhiều
công ty giống ngô nước ngoài đã bán giống ngô ở Việt Nam với số lượng lớn.



16

Cùng với chọn tạo giống ngô mới thì công nghệ sản xuất hạt giống lai
ngày càng hoàn thiện giúp cho các giống ngô lai của Việt Nam có chất lượng
không thua kém các công ty nước ngoài nhưng giá rẻ hơn.
- Giai đoạn 2003 đến nay với sự mở rộng hợp tác quốc tế, các nhà tạo
giống ngô Việt Nam đã thu thập được nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Nhờ
nguồn vật liệu phong phú, một số giống ngô lai thế hệ mới được chọn tạo bằng
phương pháp truyền thống hoặc kết hợp giữa phương pháp chọn tạo truyền
thống và công nghệ sinh học như LVN885, LVN145, LVN66, LVN61,
LVN154, LVN146, LVN14, LVN36 ... đã được ứng dụng vào sản xuất. Các
giống ngô lai thế hệ mới này có nhiều ưu thế như chịu hạn, chống đổ, ít nhiễm
sâu bệnh, chịu thâm canh, màu hạt đẹp thích ứng tốt trong điều kiện sản xuất
hàng hóa. Giống ngô của các công ty đa quốc gia như Bioseed, Pacific,
Syngenta, Bionear, Mosanto và một số công ty khác đã cung cấp cho sản suất
ngô ở Việt Nam số lượng lớn giống ngô với quy mô chiếm trên 50% diện tích
trồng ngô lai của Việt Nam.
Giai đoạn 2011 – 2013 đã có 14 giống ngô được công nhận, trong đó có
4 giống được công nhận chính thức là LVN146, LVN66, LVN092, SB099; 10
giống được công nhận sản xuất thử: LVN154, LVN111, LVN81, LVN102,
VS36, LVN152, LVN62, Nếp lai số 5, Nếp lai số 9 và Đường lai 20. Đặc điểm
chung về các giống mới được tạo ra trong giai đoạn này là thích ứng rộng (cả
trong và ngoài nước: Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia); chống
chịu tốt hơn với hạn, sâu bệnh, đổ gãy; thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trung
bình; tiềm năng năng suất cao, trong thí nghiệm đạt tới 120 – 130 tạ/ha; chất
lượng hạt tốt; đã có các giống ngô nếp, ngô đường lai đơn có thể cạnh tranh
được với các giống nước ngoài về năng suất, chất lượng và giá giống. Các giống
ngô mới đang được Viện, các trung tâm trực thuộc, một số công ty hạt giống



×