Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ khoáng NTR1 và NTR2 đến sinh trưởng cây rau cải xanh vụ Hè Thu 2017 tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GIÁP VĂN HOÀNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ
KHOÁNG NTR1 VÀ NTR2 ĐẾN SINH TRƯỞNG
CÂY RAU CẢI XANH VỤ HÈ THU 2017
TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên - 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GIÁP VĂN HOÀNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ KHOÁNG NTR1
VÀ NTR2 ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY RAU CẢI XANH VỤ HÈ THU
2017 TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Lớp

: K46 – TT – N01

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2014– 2018


Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM VĂN NGỌC

Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu một cách nghiêm túc tại Khoa
Nông học - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự giảng dạy và chỉ
bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo, em đã trang bị cho mình kiến thức cơ
bản về chuyên môn.
Để củng cố, xâu chuỗi lại kiến thức đã học cũng như làm quen với công
việc ngoài thực tiễn thì thời gian thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian rất
quan trọng đối với học viên. Qua quá trình thực tập học viên có điều kiện,
thời gian tiếp cận và đi sâu vào thực tế, qua đó học hỏi kinh nghiệm, kiến thức
bản địa, từng bước nâng cao kiến thức kỹ năng của bản thân. Sau một thời gian
nghiên cứu, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Có được kết quả này trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự
giúp đỡ tận tình của TS. Phạm Văn Ngọc trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô giáo
trong khoa Nông học, bạn bè, người thân, xin chân thành cảm ơn bà con nhân
dân xã Đông Cao huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong
nghiên cứu khoa học, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do
vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn học cùng
lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Giáp Văn Hoàng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới giai đoạn 2010 - 2016....6
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục trên thế giới giai
đoạn từ năm 2010 đến năm 2016 ................................................................................7
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng và rau của Việt Nam qua các năm. ...................9
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng phân bón ở một số nước Đông Nam Á năm 2016 .....12
Bảng 2.5: Ngưỡng giới hạn hàm lượng NO-3 trong rau tươi .....................................19
Bảng 2.6: Ngưỡng giới hạn hàm lượng NO-3 trong rau của CHLB Nga ......................20
Bảng 4.1: Ảnh hưởng các tổ hợp phân bón NTR1 và NTR2 đến thời gian qua các
thời kỳ sinh trưởng cây rau cải xanh. ...........................................................35
Bảng 4.2: Ảnh hưởng các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 tới động thái tăng trưởng
chiều cao cây rau cải xanh. ..........................................................................37
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của tổ hợp phân NTR1 và NTR2 tới tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây rau cải xanh .....................................................................................38
Bảng 4.4: Ảnh hưởng các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 tới động thái ra lá cây rau
cải xanh. .......................................................................................................39
Bảng 4.6: Ảnh hưởng các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 tới động thái tăng chiều dài,
chiều rộng lá cây rau cải xanh. .....................................................................41
Bảng 4.7: Ảnh hưởng các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 đến mức độ nhiễm sâu, bệnh
hại cây rau cải xanh. .....................................................................................43
Bảng 4.8: Ảnh hưởng các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 đến yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất cây cải xanh trong vụ Hè Thu năm 2017 .........................45

Bảng 4.9: Ảnh hưởng các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 đến hiệu quả kinh tế của
cây rau cải xanh trong vụ Hè Thu năm 2017. ..............................................48


iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Ảnh hưởng các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 đến yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất cây cải xanh. ........................................................46


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

CV

: Coefficient of variance (hệ số biến động)

ĐC

: Đối chứng

Ha

: Hecta


KLTB

: khối lương trung bình

NL

: Nhắc lại

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

NXB

: Nhà xuất bản

P

: Probabllity (xác xuất)

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

FAO


: Food agriculture Organization (tổ chức Nông – Lương thế giới)

LSD

: Least significant difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)


v

MỤC LỤC
PHẦN 1.MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ............................................................................2
1.2.1. Mục đích của đề tài ...........................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..............................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...............................................................................3
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
2.1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn. .................................................................................................5
2.2. Khái quát tình hình sản xuất rau xanh trên thế giới và ở Việt Nam ....................6
2.2.1. Tình hình sản xuất rau xanh trên thế giới. ........................................................6
2.2.2. Tình hình sản xuất rau xanh trong nước. ..........................................................8
2.3. Tình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới và Việt Nam ......................12
2.3.1. Tình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới .........................................12
2.3.2. Tình hình sản xuất sử dụng phân bón hữu cơ ở Việt Nam .............................13
2.4. Tổng quan về phân hữu cơ khoáng NTR1 và NTR2 .........................................13
2.5. Khả năng tồn dư NO3 trong rau xanh ................................................................18

2.5.1. Ảnh hưởng của NO-3 tới sức khỏe và tuổi thọ của con người. .......................18
2.5.2. Ngưỡng hàm lượng NO-3 trong rau. ................................................................19
2.5.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ..........................................21
2.6. Giới thiệu cây rau cải xanh ................................................................................24
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................28
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................28
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................28
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................29


vi
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................29
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................29
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đánh giá ..............................................30
3.3.3. Quy trinhg trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm ..............................................30
3.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của thí nghiệm ................................33
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................34
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................35
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 đến sinh
trưởng và phát triển của cây rau cải xanh .................................................................35
4.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 đến thời gian
qua các thời kỳ sinh trưởng cây rau cải xanh. ...........................................................35
4.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 tới một
số chỉ tiêu sinh trưởng của cây rau cải xanh .............................................................36
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 đến mức độ
biểu hiện sâu bệnh hại ...............................................................................................42
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 đến yếu tố cấu
thành năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cây rau cải xanh trong vụ đông xuân
2017 ...........................................................................................................................42

4.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 đến yếu tố
cấu thành năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cây rau cải xanh trong vụ
đông xuân 2017 .........................................................................................................45
4.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 đến hiệu quả
kinh tế của cây rau cải xanh trong vụ Hè Thu năm 2017..........................................46
4.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các tổ hợp phân NTR1 và NTR2 đến hiệu quả
kinh tế của cây rau cải xanh trong vụ đông xuân 2017 .............................................47
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................50
5.1. Kết luận ..............................................................................................................50
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................52


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón hữu cơ khoáng với
thành phần đa dạng như phân hữu cơ Sông Gianh, Đầu Trâu.....được sử dụng
cho nhiều đối tượng cây trồng. Phân hữu cơ khoáng NTR1và NTR2 là 2 sản
phẩm khoa học Công nghệ của trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái
Nguyên. Phân NTR1 có hàm lượng lân tương đối cao nên dùng chuyên bón
lót, còn phân NTR2 có hàm lượng N và K20 cao chuyên dùng bón thúc. Phân
NTR1 và NTR2 đã nghiên cứu sử dụng cho nhiều loại cây trồng nhưng chưa
nghiên cứu xậy dựng quy trình kỹ thuật bón phân cho cây rau. So với các loại
phân khoáng hưu cơ trên thị trường thì NTR1 và NTR2 có hàm lượng hữu cơ
cao hơn (>20%) và giá thành cũng rẻ hơn.
Năm 2017, Trường Đại học Nông lâm được Bộ Khoa học và Công
nghệ giao nhiệm vụ thương mại hóa công nghệ sản xuất phân hữu cơ khoáng
NTR1 và NTR2 cho các tỉnh Trung du miền núi phía bắc và các tỉnh thành

trong cả nước. Để thương mại hóa công nghệ thì phải thương mại hóa được
sản sản phẩm phân NTR1và NTR2. Muốn thượng mại hóa sản phẩm thì phải
nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật bón phân NTR1và NTR2 có hiệu quả
cho cây trồng trong đó có cây rau.
Hiện nay, vấn đề về sản xuất rau an toàn theo quy trình Viet GAP đang
được cả dư luận và xã hội quan tâm, trong đó ảnh hưởng của phân bón đến
năng suất và chất lượng cây rau cải xanh được coi là vấn đề quan trọng nhất.
Phân hữu cơ khoáng NTR1và NTR2 là sản phẩm mới gồm khoáng hữu cơ –
phân hữu cơ khoáng. Để xây dựng quy trinh kỹ thuật sử dụng phân bón này
cho cây rau nói chung và cây cải xanh nói riêng cần phải nghiên cứu ảnh
hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của rau cải xanh.


2
Vùng sản xuất rau an toàn Phổ Yên – Thái Nguyên là nơi có diện tích
trồng rau an toàn lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, tuy nhiên người dân sản xuất cải
xanh chưa được khoa học theo quy trình Viet GAP và rau chưa đảm bảo chất
lượng như bà con thiên về sử dụng phân chuồng tươi và sử dụng nhiều phân
khoáng... Trong quá trình sản xuất, nông dân thường bón phân chưa cân đối,
bón nhiều đạm (ure) làm cây mất cân đối về dinh dưỡng (gây ra thừa đạm)
ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, cây dễ bị nhiễm các loại sâu bệnh hại dẫn
đến năng suất còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao. Đặc biệt việc bón
quá nhiều đạm hoặc bón quá gần ngày thu hoạch và dư lượng nitrat tích lũy
trong cây cải xanh vượt quá mức cho phép, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
người sử dụng. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành trên
cây rau cải xanh tại vùng sản xuất rau an toàn – Phổ Yên – Thái Nguyên. Xuất
phát từ các vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của phân hữu cơ khoáng NTR1 và NTR2 đến sinh trưởng cây rau cải xanh
vụ Hè Thu 2017 tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.2.1.Mục đích của đề tài
- Xác định khối lượng tổ hợp phân hữu cơ khoáng NTR1và NTR2 thích
hợp cho cây rau cải xanh đạt hiệu quả kinh tế cao trồng tại xã Đông Cao - Thị
xã Phổ Yên – Tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2.Yêu cầu của đề tài
+ Đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát triển của rau cải xanh.
+ Đánh giá được mức độ biểu hiện sâu bệnh hại.
+ Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của giống cải
xanh ở các mức bón phân khác nhau.
+ Xác định được liều lượng bón phân hữu cơ khoáng NTR1và NTR2
hợp lý cho sản xuất rau cải xanh an toàn và hiệu quả.


3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật bón phân NTR1 và
NTR2 cho cây cải xanh vào sản xuất nông nghiệp.
- Kết quả của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật bón phân,
bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về cây rau cải xanh.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng kỹ thuật trồng rau
tại vùng sản xuất rau an toàn Phổ Yên – Thái Nguyên thông qua biện pháp kỹ
thuật bón phân, đồng thời đảm bảo an toàn về dư lượng NO3- trong sản phẩm.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa họccủa đề tài

2.1.1. Cơ sở lý luận
Bằng kinh nghiệm sản xuất của mình nhân dân ta đã đúc kết “nhất
nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” câu nông dao trên đã khẳng định vai trò
của phân bón trong hệ thống liên hoàn tăng năng suất cây trồng. Phân hóa học
không chỉ có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát
triển mà còn có tác dụng tăng chất hữu cơ cho đất thông qua việc làm tăng
sinh khối cây trồng. Nếu toàn bộ sản phẩm của cây trồng được trả lại cho đất
thì độ phì của đất được ổn định và nâng cao dần.
Trong mấy thập kỉ qua, năng suất cây trồng không ngừng tăng lên,
ngoài vai trò của giống mới, phân bón cũng có vai trò quyết định. Giống mới
chỉ có thể phát huy được tiềm năng, cho năng suất cao nhất khi được bón đầy
đủ và hợp lí. FAO đã tổng kết bón phân không cân đối làm giảm hiệu suất sử
dụng 20-50% (Nguyễn Ngọc Nông,1999)[7]. Khi bón phân phải kết hợp giữa
phân vô cơ và phân hữu cơ thì mới phát huy được hiệu quả cao và bền vững.
Việc sử dụng phân bón thông thường cây hấp thu nhờ lông hút của bộ rễ và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đất, nước, giống, thời tiết, vi sinh vật, phân chuồng…
Mặt khác, chi phí phân bón trong nông nghiệp chiếm đến 30% - 50% .
Trong đó mục đích của người sản xuất không chỉ nhằm đặt năng suất tối đa
mà còn tìm lợi nhuận cao nhất. Cho nên con người phải tìm đến những biện
pháp kỹ thuật bón phân cân đối hợp lý cho từng loại cây trồng khác nhau.
Bón phân vô cơ là rất tốt cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tuy
nhiên nếu bón không đúng nồng độ, liều lượng, thời gian cách ly không đảm
bảo sẽ dẫn đến tình trạng dư lượng NO3- trong sản phẩm vượt quá ngưỡng
cho phép ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và sức khoẻ người tiêu dùng.


5
Vì vậy, trong việc sử dụng phân đạm hay bất cứ loại phân nào khác ta
phải sử dụng hợp lý cho từng loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng, loại đất,
nước, vi sinh vật và mùa vụ khác nhau…đồng thời bón đúng chủng loại, đúng

lúc đúng cách đúng nồng độ, liều lượng, đảm bảo thời gian cách ly. Như vậy sẽ
góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và bảo vệ môi trường.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn.
Sản xuất rau nói chung và rau cải xanh nói rêng ở xã Đông Cao thị xã
Phổ Yên cũng như các vùng rau khác trong cả nước đều thiếu phân bón hữu
cơ trầm trọng. Trong canh tác rau truyền thống, phân chuồng là giải pháp chủ
yếu của phân bón cho rau, tuy nhiên hiện nay, lượng phân chuồng trong chăn
nuôi hiện có trong các nông hộ không thể đáp ứng nổi cho sự mở rộng diện
tích trồng và thâm canh rau nhằm tăng tổng sản lượng cung cấp cho nhu cầu
của thị trường ngày càng lớn.
Quá trình thâm canh rau với sự có mặt tràn lan, mất cân đối của các
chất hóa học như phân hóa học, phân chuồng tươi, thuốc bảo vệ thực vật đã
làm tăng lượng Nitrat và các chất độc hại dư thừa trong rau, tạo ra sự mất vệ
sinh an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Về lâu dài, đất
càng ngày càng bị chai cứng hơn do dung nhiều phân hóa học, tính đệm của
đất giảm nhiều do thiếu mùn, sự ô nhiễm nặng nề về môi trường sản xuất đã
dẫn đến hệ sinh vật đất và thiên địch có lợi cho cây trồng bị tiêu diệt. Nguồn
nước ngầm đang dần dần bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ thiếu tài nguyên nước
sạch xung quanh đô thị.
Vì vậy, việc sử dụng phân hữu cơ sinh học bón cho rau là biện pháp có
hiệu quả nhất hiện nay để bổ sung chất hữu cơ cho đất, nâng cao hiệu quả sử
dụng phân bón, tăng cường hoạt động của các chủng vi sinh vật hữu ích, thúc
đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp, cung
cấp mùn cho đất, cải tạo và bồi dưỡng đất, tiến tới nền sản xuất nông nghiệp
hữu cơ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao năng suất và chất lượng rau.


6
2.2. Khái quát tình hình sản xuất rau xanh trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất rau xanh trên thế giới.

Tình hình sản xuất rau trên thế giới được thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới
giai đoạn 2010 - 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2010

18.400.753

141,147

259.721,091

2011

18.372.783

141,945

260.792,753


2012

19.028.297

142,893

271.900,678

2013

19.757.918

140,676

277.946,312

2014

19.952.674

142,751

284.826,209

2015

20.281.352

141,945


287.883,795

2016

20.573.058

141,025

290.130,864

Năm

Nguồn: FAOSTAT, 2018[15]
Qua bảng 2.1 cho ta thấy:
Về diện tích: Diện tích trồng rau trên thế giới có sự biến động qua
các năm. Năm 2011 diện tích trồng rau trên thế giới giảm so với năm 2011,
từ năm 2012 đến năm 2016 diện tích trồng rau có xu hướng tăng.
Về năng suất: năm 2012 có năng suất cao nhất trong 7 năm, đạt 142,893
tạ/ha. Năm 2013, năng suất thấp nhất (140,676 tạ/ha). Từ năm 2010 đến năm
2012 và từ năm 2014 đến 2016, năng suất có xu hướng tăng.
Về sản lượng: từ năm 2010 đến năm 2016, sản lượng rau tươi trên thế
giới đều đạt trên 250 nghìn tấn và có xu hướng tăng dần. Năm 2016, sản
lượng rau lớn nhất đạt 290.130,864nghìn tấn.


7
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục
trên thế giới giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016
Chỉ


Châu

tiêu

lục

Năm
2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Phi

2.511.565

2.515.702

2.523.903


2.585.889

2.629.366

2.636.584

2.678.196

Diện

Mỹ

601.449

567.833

561.557

564.144

554.739

571.125

571.407

tích

Á


14.565.657

14.589.605

15.248.019

15.920.826

16.101.696

16.401.323

16.658.849

(ha)

Âu

683.739

659.348

656.933

645.762

624.300

631.111


622.830

Úc

38.344

40.296

37.885

41.297

42.574

41.209

41.776

Phi

67,756

70,951

72,798

73,273

72,654


73,306

73,633

Năng

Mỹ

120,941

128,951

132,741

132,242

138,581

132,860

133,286

suất

Á

153,310

153,365


153,778

150,521

152,947

152,130

151,014

(tạ/ha)

Âu

169,127

171,064

167,732

174,968

178,660

171,956

170,450

Úc


146,065

145,976

151,160

144,516

143,305

146,210

145,196

Phi

17.017,394

17.849,081

18.373,473

18.947,711

19.103,406

19.327,761

19.720,447


Mỹ

7.273,965

7.322,240

7.454,167

7.460,357

7.687,609

7.587,954

7.616,051

Á

223.305,769

223.754,158

234.481,505

239.642,646

246.271,329

249.513,266


251.571,626

Âu

11.563,895

11.279,053

11.018,865

11.298,792

11.153,767

10.852,305

10.616,163

Úc

560,069

588,220

572,666

596,806

610,100


602,509

606,577

Sản
lượng
(Nghìn
tấn)

Nguồn: FAOSTAT, 2018[15]
Qua bảng 2.2 cho ta thấy:
Về diện tích: Châu Á có diện tích trồng rau cao nhất thế giới, từ năm
2010 đến 2016 diện tích trồng rau của châu Á nhìn chung có xu hướng tăng,
cao nhất là năm 2016 đạt 16.658.849 ha chiếm 80,97% diện tích trồng rau của
thế giới. Diện tích trồng rau của châu Phi lớn thứ 2 sau châu Á và có xu hướng
tăng từ năm 2010 đến năm 2016. Diện tích trồng rau của châu Âu lại có xu
hướng giảm, năm 2010 có diện tích lớn nhất. Tiếp theo là đến châu Mỹ cũng có
diện tích trồng rau khá lớn nhưng có biến động qua các năm không theo qui
luật tăng hay giảm ổn định. Châu Đại Dương có diện tích trồng rau nhỏ nhất
thế giới, năm 2012 diện tích trồng rau thấp nhất và chỉ đạt 37.885 ha.
Về năng suất: Tuy có diện tích trồng nhỏ hơn Châu Á và Châu Phi
nhưng năng suất rau của châu Âu lại cao nhất trên thế giới, năm 2014 năng suất


8
cao nhất đạt 178,66 tạ/ha. Châu Phi có năng suất rau thấp nhất thế giới, năm
2016 năng suất cao hơn so với 6 năm còn lại cũng chỉ đạt 73,633 tạ/ha. Năng
suất rau của châu Á có biến động qua các năm, năm 2012 có năng suất cao nhất
đạt 153,778 tạ/ha. Châu Úc có năng suất rau khá cao, năm 2012 năng suất đạt
151,160 tạ/ha cao hơn so với 6 năm còn lại. Năng suất rau của Châu Mỹ có

biến động qua các năm, năm 2014 năng suất cao nhất đạt 138,581tạ/ha.
Về sản lượng: Châu Á có sản lượng rau lớn nhất thế giới và có xu
hướng tăng qua các năm, sản lượng tăng từ 223.305,769 nghìn tấn (năm
2010) lên 251.571,626 nghìn tấn (năm 2016). Do diện tích trồng ít nên châu
Đại Dương có sản lượng thấp nhất trong các châu lục, năm 2014 sản lượng
đạt 610,1 nghìn tấn , chỉ chiếm 0,21% sản lượng rau của thế giới. Sản lượng
rau của châu Phi có biến động qua các năm, năm 2016 sản lượng cao nhất đạt
19.720,447 nghìn tấn. Châu Âu có sản lượng rau cao thứ 3 trong các châu lục,
năm 2010 có sản lượng cao nhất đạt 11.563,895 nghìn tấn và có xu hướng
giảm dần đến 2016. Châu Mỹ có sản lượng rau biến động qua các năm, sản
lượng cao nhất đạt 7.687,609 nghìn tấn (năm 2014).
2.2.2. Tình hình sản xuất rau xanh trong nước.
Lịch sử sản xuất rau: Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ từ vĩ tuyến 8 0 đến
vĩ tuyến 230, với các vùng sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ nhiệt
đới - ôn đới/cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam.
Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại
rau quả. Nước ta có lịch sử trồng rau rất lâu đời. Từ đời Hùng Vương, bầu bí
đỏ được trồng trong các vườn rau gia đình. Theo sổ sách ghi chép, rau được
nhập vào nước ta từ thời nhà Lý (thế kỷ thứ 10). Năm 1721-1783 Lê Quý Đôn
đã tiến hành tổng kết các vùng phân bố rau.
Trước đây giống rau có ít, được gọi là "rau ta" như rau muống, rau cải,
rau đay, rau dền... Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự mở mang đô thị ngành
trồng rau cũng được phát triển. Nhiều giống rau quý, dinh dưỡng cao được du


9
nhập trong thời Pháp thuộc được gọi là "rau tây" như cải bắp, su hào, cải
bông, hành tây, tỏi, cà rốt, cà chua,... Ngoài ra một số giống rau nhập từ
Trung Quốc được gọi là "cải tàu" như cải tàu cuốn, cải xanh…
Cho tới nay có khoảng 70 loài thực vật được sử dụng làm rau hoặc

được chế biến thành rau. Riêng rau trồng có khoảng hơn 30 loài trong đó có
khoảng 15 loài là chủ lực, trong số này có hơn 80% là rau ăn lá . Diện tích rau
tập trung ở 2 vùng chính là vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng đồng bằng
Nam Bộ.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng và rau của Việt Nam qua các năm.
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2010

425,927

162,445

6.918,967

2011

361,524


157,151

5.681,386

2012

705,619

161,219

11.375,934

2013

847,472

143,833

12.189,458

2014

881,712

147,555

13.010,090

2015


890,202

145,269

12.931,867

2016

907,771

148,858

13.512,879

(Nguồn: FAO Start Database Results 2018)[15]
Bảng 2.3 cho ta thấy:
Về diện tích: Diện tích trồng rau ở Việt Nam có sự biến động qua các
năm. Nhìn chung từ năm 2010 đến năm 2016, diện tích trồng rau ở Việt
Nam có xu hướng tăng. Năm 2016, diện tích trồng rau là cao nhất trong 5
năm, đạt 907,771 nghìn ha.
Về năng suất: năm 2010 có năng suất cao nhất trong 7 năm, đạt
162,445 tạ/ha. Năm 2013, năng suất thấp nhất (143,833tạ/ha). Từ năm 2010
đến năm 2016, năng suất biến động không đều.


10
Về sản lượng: từ năm 2010 đến năm 2016, sản lượng rau ở Việt Nam
có xu hướng tăng cao (từ 6.918,967– 13.512,879nghìn tấn). Riêng năm 2015
sản lượng đạt 12.931,867nghìn tấn, giảm hơn so với năm 2014.

Một số vùng sản xuất rau chủ yếu của Việt Nam:
Nghiên cứu những đặc điểm sản xuất rau theo vùng cho thấy đối với
rau, ĐBSH là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản lượng rau toàn
quốc. Điều này là do đất đai ở vùng ĐBSH tốt hơn, khí hậu mát hơn và gần
thị trường Hà Nội. Thời tiết mát trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 2 là
điều kiện tốt để trồng các loại rau ôn đới như cải bắp, hành, cà chua, củ cải và
súp lơ. ĐBSCL là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả nước, chiếm 23% sản
lượng rau của cả nước.
Vùng rau chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp, chiếm 3840% diện tích và 45- 50% sản lượng. Tại đây, rau sản xuất phục vụ cho tiêu
dùng của dân cư tập trung là chủ yếu. Chủng loại rau vùng này rất phong phú
và năng suất cũng cao hơn. Tuy nhiên, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm rau
xanh ở đây lại thấp hơn so với các vùng sản xuất khác. Sản xuất rau là ngành
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu rau
quả khi thực hiện đề tài cấp nhà nước KC.06.10 NN giai đoạn 2001- 2004,
trên mỗi héc ta trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng, thu nhập bình quân 10,211,6 triệu đồng/ha/2 vụ, nếu trồng thêm một vụ rau đông với thu nhập bình
quân 21 triệu đồng sẽ gần gấp đôi 2 vụ lúa. Tại vùng chuyên canh rau ven
thành phố Hà Nội, theo mô hình trồng rau ngoài đồng 4 vụ, thu nhập bình
quân 76 - 83 triệu đồng/ha/năm, trong nhà lưới 124 - 153 triệu là mức có thu
nhập cao so với 26,8 triệu đồng/ha bình quân của ngành trồng trọt (Trần Khắc
Thi, Nguyễn Công Hoan – 2005) [10].
Tuy nhiên, việc sản xuất rau quả vẫn còn nhiều bất cập như diện tích
còn manh mún, chưa hình thành các vùng tập trung lớn để cung cấp nguyên
liệu ổn định cho thị trường, năng suất chưa cao, chất lượng nguyên liệu còn


11
thấp chưa đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là cho xuất khẩu;
những sản phẩm có thị trường tiêu thụ thì thiếu nguyên liệu để chế biến. Hầu
hết các nhà máy chế biến hiện đều thiếu nguyên liệu, nhất là cà chua và dứa,
dẫn đến việc các nhà máy hoạt động không đủ công suất, bình quân chỉ đạt

20- 25% so với công suất thiết kế.
Giá trị kinh tế của rau xanh:
- Rau là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao:
Giá trị sản xuất một ha rau gấp 2-3 lần so với 1ha lúa (Tạ Thu Cúc,
2006)[9]. Hiệu quả lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào trình độ người sản xuất,
công nghệ sản xuất, kinh nghiệm và chủng lọai rau. Nhìn chung, cây rau có
thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm do đó sản
lượng trên đơn vị diện tích tăng.
- Rau là một loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao
Rau là loại mặt hàng xuất khẩu quan trọng, thu ngoại tệ mạnh của nhiều
nước trên thế giới. sản phẩm rau xuất khẩu có thể là tươi sống hoặc đã qua
chế biến như: cà chua, dưa chuột, nấm, hành tây, cải bắp, ớt, tỏi…nhưng tình
hình xuất khẩu rau của nước ta còn rất hạn chế về chủng loại, chất lượng, mẫu
mã, bao bì và thị trường tiêu thụ. Vì vậy, nguồn thu ngoại tệ từ ngành rau quả
còn ít. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu rau của cả nước là 200 triệu USD,
năm 2003 là 150 triệu USD và dự tính đến năm 2010 là 47 triệu USD
(Nguyễn Văn Nam, 2005)[6].
Qua một vài số liệu trên cho thấy thành tựu của ngành rau quả Việt
Nam trong xuất khẩu còn rất khiêm tốn điều quan trọng mà chúng ta phải đặc
biệt quan tâm là mở rộng và tìm kiếm thị trường xuất khẩu rau quả. Thị
trường xuất khẩu rau quả chủ yếu của Việt Nam là: Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan, CHLB Nga, Hồng Kông….
Rau góp phần phát triển các ngành kinh tế khác như: ngành chăn nuôi
(là nguồn thức ăn cho chăn nuôi) rau cung cấp một lượng thức ăn và chất
xanh thúc đẩy chăn nuôi phát triển.


12
2.3. T ình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới

Phân bón có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngay
từ thời cổ đại, người Trung Quốc và Hi lạp đã biết sử dụng tro đốt và phân chăn
nuôi để bón cho cây trồng. Tiêu thụ phân hóa học tăng mạnh là một trong những
nguyên nhân làm tăng giá phân bón. Theo Hiệp hội phân bón thế giới, mức tiêu
thụ phân bón toàn cầu đã tăng đều qua các năm và đạt 155.438.000 tấn quy về
dinh dưỡng nguyên chất (N +P2O5 +K2O) vào năm 2005, tăng 19,75% so với
năm 1995 và 3,87% so với năm 1961. Gần đây lượng tiêu thụ tại các nước đang
phát triển tăng mạnh, trong khi các nước phát triển lại có xu hướng giảm. Trung
Quốc là nước tiêu thụ nhiều phân bón nhất thế giới với tổng lượng 46.204.100 tấn
năm 2005, chiếm tỉ lệ 29,7% so với toàn cầu.
Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phân
khoáng nhiều hơn nhiều hơn bình quân thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí
hậu nóng) lại dùng phân khoáng ít hơn bình quân toàn châu Á. Trong đó Trung
Quốc và Nhật Bản lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân toàn châu Á.
Việt Nam là nước sử dụng nhiều phân khoáng trong số các nước ở Đông Nam Á.
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng phân bón ở một số
nước Đông Nam Á năm 2016
STT

Nước

Lượng NPK sử dụng (tấn)

1

Indonesia

5.437.185,02

2


Malaysia

1.520.029,38

3

Myanma

194.960,58

4

Philippin

880.000,38

5

Thái Lan

2.718.350,33

6

Việt Nam

3.007.634,25
(Nguồn: FAOSAT, 2016)



13
2.3.2. T ình hình sản xuất sử dụng phân bón hữu cơ ở Việt Nam
Dấu ấn người Việt Nam biết sử dụng phân hữu cơ để bón ruộng được
Lê Quý Đôn (1773) viết trong cuốn Vân Đài Loại Ngữ ghi lại từ sách Tề Dâm
Yếu Thuật: "Phép làm tốt ruộng thì trước hãy nên trồng đậu. Đậu xanh tốt hơn,
thứ đến đậu nhỏ và vừng (hồ ma). Các thứ ấy đều trồng trong tháng 5 tháng 6.
Đến tháng 7 tháng 8 thu hoạch xong, cày lật úp xuống, làm ruộng rồi trồng lúa
thì mùa xuân năm sau mỗi mẫu thu được vài chục tạ thóc. Những cây đậu,
vừng vùi làm phân như thế bón ruộng tốt ngang với phân tằm và phân người".
Đặc biệt vị trí bèo dâu dùng làm phân hữu cơ bón cho cây trồng đã được xác
định ít nhất vào giữa thế kỷ 19. Việc làm phân ủ (compost) để bón ruộng
ở nước ta xuất hiện từ bao giờ chưa rõ. Song vào đầu thế kỷ 20 người ta đã biết
dùng phân hoai để bón cho chè, có nghĩa là đã qua quá trình ủ.
Bên cạnh những kết quả nghiên cứu về phân hữu cơ (phân chuồng,
phân bắc, phân xanh, phân vi sinh vật) đã có nhiều phong trào cổ vũ người
nông dân sản xuất và sử dụng phân hữu cơ, như: Phong trào “sạch làng tốt
ruộng”; Phong trào “rừng điền thanh”, “biển bèo dâu”, “đồi cốt khí” và
phong trào chuồng lợn 2 bậc, hố xí 2 ngăn, v.v... (Bùi Huy Hiền, 2014) [1].
Trong lịch sử phát triển nền nông nghiệp của mỗi quốc gia trên thế giới đã, đang
và sẽ trải qua các hình thức phát triển nông nghiệp và sử dụng phân bón gồm:
- Nền nông nghiệp cổ điển: Là hái lượm (không trồng trọt) nên không
đáp ứng được nhu cầu sống của con người khi dân số ngày càng tăng.
- Nền nông nghiệp hữu cơ: Là dựa vào chăn nuôi để lấy phân và trồng
cây phân xanh, tận dụng tàn dư thực vật, không dùng phân hóa học và thuốc
bảo vệ thực vật, dựa vào vi sinh vật sống trong đất và điều kiện phát triển vi
sinh vật cung cấp dinh dưỡng cho cây.
2.4. Tổng quan về phân hữu cơ khoáng NTR1 và NTR2
Công nghệ sản xuất phân hữu cơ khoáng NTR1, NTR2 từ phân lợn nái và
phân gà là công nghệ mới. Công nghệ sản xuất phân hữu cơ khoáng do

Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên nghiên cứu và sản xuất.


14

Sơ đồ : Quy trình sản xuất phân hữu cơ khoáng NTR1 và NTR2
Chế phẩm sinh học

(EMINA)
Phân lợn nái

Sản xuất sinh khối
VSV đậm đặc

Phân gà

Phân loại và sơ chế

Phân loại và sơ chế

Trộn lẫn
Nghiền thô và ủ háo khí
Sàng và nghiền nhỏ
Ủ hoạt hóa
Ủ nguội
Phân tích thành phần dinh dưỡng
Bổ sung đạm, lân kali
Phân NTR1, NTR2 đóng
bao, bảo quản
Kiểm nghiệm

Cung cấp ra thị trường


15
Trong nước hiện nay nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ khoáng chủ yếu
từ nguồn nguyên liệu hữu cơ từ than bùn. Than bùn sau khi khai thác được sơ
chế và bổ sung các dinh dưỡng đạm, lân, kali các chất dinh dưỡng trung vi
lượng thành phân hữu cơ khoáng. Còn phân NTR1, NTR2 nguyên liệu từ phân
lợn nái và phân gà chăn nuôi quy mô công nghiệp. Phân NTR1 và NTR2 hàm
lượng hữu cơ lớn hơn 20%, trong khi đó các phân hữu cơ khoáng hiện có trên
thị trường hiện nay chỉ đạt 15%. Ngoài ra trong phân NTR1, NTR2 còn có các
chất trung vi lượng cân đối giúp cây phát triển và năng suất cao ổn định.
Phân NTR1 có hàm lượng (%) và tỷ lệ N:P2O5:K2O = 2,5:5,5: 1,5 nên
dùng làm bón lót cho các loại cây trồng. Phân NTR2 có hàm lượng (%) và tỷ lệ
N:P2O5:K2O = 5,5:1,5: 4 nên dùng để bón thúc cho các loại cây trồng.
- Nhân sinh khối vi sinh vật: Chế phẩm sinh học EMINA được nhân
sinh khối trước khi sử dụng. Dung dịch dùng nhân sinh khối được pha từ 1 kg
mật gỉ đường với 5 lít nước. Sau khi khuấy đều hòa tan mật gỉ đường trong
nước thì bổ sung 1 kg chế phẩm gốc EMINA và tiếp tục khuấy đều. Sau khi
nhân sinh khối từ 2-3 ngày, thấy dung dịch có nhiều bảo tử nấm nổi lên thì có
thể dùng được.
- Sơ chế phân gà, phân lợn: Phân lợn sau khi vận chuyển ra khỏi khu
vực trang trại chăn nuôi tiến hành gỡ bỏ túi ny lông để sơ chế. Nếu phân lợn
quá ướt thì bổ sung phân gà khô. Phân lợn đổ dày khoảng 30-40 cm thì phun
một lớp chế phẩm EMINA. Độ cao đống phân khoảng 1,0 -1,2 m thì lại phun
EMINA kín bề mặt và rắc thêm phủ một lớp phân chuồng khô lên trên bề mặt
đống ủ. Đối với phân gà sau khi đổ phân ra khỏi bao, nếu độ ẩm quá cao
>50% thì bổ sung phân chuồng hoai khô. Phân gà được đổ theo lớp, cứu mỗi
lớp 30 - 40 cm lại phun EMINA. Tương tự như sơ chế phân lợn, trên bề mặt
đống ủ cũng phủ kín một lớp phân chuồng hoai khô và phun EMINA để khử

mùi thối của phân gà.
Trong quá trình đống ủ sơ chế lên men, nhiệt độ đống ủ tăng cao trên
50oC dùng máy súc lật đảo từ 2-3 lần để đống ủ lên men thuận lợi và giảm độ


16
ẩm. Trong quá trình đảo trộn bổ sung thêm chế phẩm EMINA dạng bột. Khi
độ ẩm phân giảm còn khoảng 35-40% thì tiến hành phối trộn phân lợn với
phân gà để nghiền thô.
- Nghiền thô và ủ háo khí: Phân lợn và phân gà sau khi phối trộn rải
mỏng để phân lên men và giảm độ ẩm nhanh. Khi độ ẩm đạt mức thích hợp
tiến hành nghiền nhỏ, nguyên liệu sau khi nghiền nhỏ để khoảng 2-4 ngày tiếp
tục lên men tiếp.
- Sàng và nghiền nhỏ: Sau khi để lên men tự nhiên, độ ẩm giản còn 3035% thì tiến hành sàng. Nguyên liệu nhỏ có kích thước nhỏ hơn 5mm thì đưa
vào đống để ủ hoạt hóa, những nguyên liệu còn to thì tiếp tục nghiền và
sàng lại.
- Ủ hoạt hóa: Nguyên liệu nhỏ sau khi sàng, nếu khô thì bổ sung thêm
nước để đạt độ ẩm 30-35% để ủ hoạt hóa thuận lợi. Sau khi ủ hoạt hóa 3-4
ngày nhiệt độ tăng cao 60 - 65oC, thì đảo trộn. Tủy khả năng năng lên men,
đống ủ được đảo trộn 2-3 lần.
- Ủ nguội: Giai đoạn đầu ủ hoạt hóa nhiệt độ đống ủ tăng dần sau đó
nhiệt độ giảm dần thì đảo trộn vận chuyển sang kho chứa nguyên liệu ủ nguội.
Trong quá trình ủ nguội, che đậy nguyên liệu để hạn chế bốc hơi nước và thất
thoát đạm.
- Phân tích thành phần dinh dưỡng cơ chất: Nguyên liệu sau khi nguội
gọi là cơ chất, Lấy 01 mẫu đại diện cơ chất ở mỗi lô (khoảng 20 tấn/lô) đi
phân tích chất lượng. Các chỉ tiêu cần phân tích: OM. Nts, P2O5 hh, K2Ohh, độ
ẩm và vi sinh vật gây hại Vi khuẩn Salmonella, Vi khuẩn E. coli . Thông
thường nếu ủ đúng kỹ thuật thì hàm lượng OM và vi sinh gây hại đều đạt tiêu
chuẩn cho phép, còn các dinh dưỡng còn lại thì nếu dinh dưỡng nào thiếu thì

bổ sung chất dinh dưỡng ở dạng khoáng vô cơ.
- Phối trộn, đóng bao và bảo quản: Trên cơ sở kết quả phân tích xác
định hàm lượng các chất dinh dưỡng, xác định được khối lượng phân đạm,
lân và kali cần bổ sung. Cơ chất và phân khoáng bổ sung được đưa vào máy


17
trộn đều. Sau khi trộn, sản phẩm phân NTR1 độ ẩm 20% phải đạt hàm lượng
(%) ≥: Hữu cơ: 20; N-P2O5-K2O : 2,5-5,5-0,5; và phân NTR2 độ ẩm 20% phải
đạt ≥ hữu cơ: 20; N-P2O5-K2O:5,5-1,5-4.
Phân NTR1, NTR2 thành phẩm được bảo quản trong kho. Trước khi
xuất ra thị trường được phân tích kiểm tra lại, nếu lô sản phẩm đạt yêu cầu
tiêu chuẩn chất lượng thì cho lưu thông trên thị trường, nếu không đạt tiêu thì
phối trộn đóng lại.
Phân hữu cơ khoáng NTR1, NRT2 có hàm lượng hữu cơ >20%, cao
nhất so với các loại phân bón trên thị trường hiện nay. Nếu được sản xuất trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên gần nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ
sẽ giảm giá thành so sản phẩm cùng loại.
Chế phẩm sinh học EMINA có tác dụng xử lý phân chuồng thành phân
hữu cơ rất hiệu quả. Theo quy trình giới thiệu sử dụng, chế phẩm EMINA xử
lý phân lợn làm phân hữu cơ, có khuyến cáo bổ sung trấu và mùn cưa vào
phân lợn trong quá trình xử lý. Việc bổ sung trấu và mùn cưa gây lãng phí
trong quá trình sản xuất phân hữu cơ quy mô công nghiệp. Bởi vì mùn cưa và
trấu chỉ là chất cải tạo đất không có nhiều dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng,
hơn nữa giá thành trấu còn cao hơn phân gà. Chính vì vậy cần nghiên cứu ứng
dụng chế phẩm EMINA và chế biến phân lợn, phân gà thành phân hữu cơ cần
thay thế mùn cưa và trấu bằng dùng than bùn và phân gà có lẫn trấu sẽ tăng
chất lượng phân hữu cơ và ứng dụng phát triển quy mô công nghiệp.
Sản xuất phân hữu cơ khoáng sẽ giúp giảm gây ô nhiễm môi trường do
phụ phẩm chăn nuôi. Nếu phân chuồng của các trang tại chăn nuôi quy mô

công nghiệp trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên không được xử lý khoa học để
làm phân bón thì có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Ngoài ra trong
phân còn có nhiều vi sinh vật gây bệnh cho người và gia súc gia cầm. Nên sản
xuất phân hữu cơ khoáng NTR1, NTR2 còn góp phần hạn chế lây lan dịch hại
cho người và động vật nuôi.


×