Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Phân tích tài chính doanh nghiệp công ty CP cơ điện và xây dựng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.29 KB, 89 trang )

Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề cơ bản về phân tích Tài Chính Doanh Nghiệp
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích Tài Chính Doanh Nghiệp là quá trình xem xét,phân tích một cách
toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động của Tài Chính Doanh Nghiệp. Qua đó
Doanh nghiệp có cách nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính của Doanh
nghiệp mình, xá định điểm mạnh,điểm yếu,nhân tố và mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp.Từ những phân tích trên Doanh nghiệp đưa ra các giải pháp, cách
thức thực hiện cho hoạt động của Doanh nghiệp trong các kỳ tới và kế hoạch
cho tương lai.
Như vậy, phân tích Tài Chính Doanh Nghiệp làm cho các con số,chỉtiêu trên
báo cáo tài chính biết nói,phản ánh rõ nét nhất về tình hình tài chính của công ty
hiện tại,dự đoán xu hướng biến động và đưa ra quyết định hợp lý nhất cho tưong
lai gần và xa.
1.1.2 Tầm quan trọng của công tác phân tích Tài Chính Doanh Nghiệp
Hoạt dông tài chính là một mặt hoạt động của Doanh nghiệp nhằm đạt tới
các mục tiêu của Doanh nghiệp đề ra. Hiệu quả của hoạt động tài chính quyết
định rất lớn đến hiệu quả của các mặt hoạt động khác trong Doanh nghiệp.Tài
Chính Doanh Nghiệp đóng vải trò rất quan trọng đối với hoạt động của Doanh
nghiệp và được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
- Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của
Doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục:
Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của Doanh nghiệp. Trong các
hoạtđộng của Doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài
hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển của
Doanh nghiệp. Viêc thiếu vốn sẽ khiến cho hoạt động của Doanh nghiệp gặp khó
khăn hoặc không triển khai được. Do vậy, việc đảm bảo cho các hoạt động của


Doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất lứon vào việc
tổ chức huy động vốn Tài chính doanh nghiệp.
SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

1


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
một phần lớn được quyết định bởi chính sách tài trợ huy động vốn của Doanh
nghiệp
- Tài Chính Doanh Nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp .
Việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá,
lựa chọn đầu tư từ góc độ tài chính.
Việc huy độngvốnkịp thời đầy đủ giúp cho Doanh nghiệp chớp đượcc hội
kinh doanh.
Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp có thể giảm
bớt được chi phí sử dụng vốn góp phần rất lớn tăng lợi nhuận chua Doanh
nghiệp .
Sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đặc biệt la fsử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý
là yếu tố gia tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận VCSH.
Huy động tối đa vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể tránh được
thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm được số vốn vay từ đó
giảm được tiền tra lãivay góp phần rất lớn tăng lơqị nhuận sau thuế của Doanh
nghiệp.
-Tài Chính Doanh Nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soat tình hnhf kihn
doanh của Doanh nghiệp .

Quá trình hoạt động kinh doanhcủa Doanh nghiệp cũng là quá trình vận
động, chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ. Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ
hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính và đặc biệt là các báo cáo tài
chính có thể kiểm soát kịp thời, tổn quát các mặt hoạt động của Doanh nghiệp,
từ đó phát hiện nhanh chóng những tồn tại và những tiềm năng chưa được khai
thác để đư ra quyết định thích hợp điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt tới mục
tiêu đề ra của Doanh nghiệp .
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Tài Chính Doanh Nghiệp ngày càng
trở nên quan trọng đối với hoạt động của Doanh nghiệp bởi:
+ Hoạt động tài chính của Doanh nghiệp liên quan và ảnh hưởng đến tất cả
các hoạt động của Doanh nghiệp .
+ Quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn cho hoạt động của Doanh nghiệp ngày
càng lớn. Mặt khác, thị trường tài chính càng phát triển nhanh chóng, các công
SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

2


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

cụ tài chính để huy động vốn ngày càng phong phú và đa dạng. Chính vì vậy
quyêt định huy động vốn, quyêt định đầu tư....ảnh hưởng ngày càng lớn đến tình
hình và hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
+ Các thông tin về tình hình tài chính là căn cứ quan trọng đối với các nhà
quản lý Doanh nghiệp để kiểm soát và chỉ đạo các họat động của Doanh nghiệp.
1.1.3 Đối tượng sử dụng thông tin tài chính
Trên thực tế có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài
chính của doanh nghiệp:
- Nhà quản trị doanh nghiệp:

Những thông tin có được từ quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ
giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được tình hình thực hiện các mục tiêu
tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ vào hiện tại, từ đó định hướng cho
việc ra quyết định quản trị và lập kế hoạch tài chính trong tương lai.
- Chủ sở hữu doanh nghiệp:
Điều mà chủ sở hữu doanh nghiệp quan tâm là khả năng sinh lời của VCSH. Do
đó, họ rất chú ý đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh cũng như những
quyết định về việc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Các chủ nợ (Ngân hàng, các nhà cung cấp, những người cho vay…):
Mối quan tâm của nhóm đối tượng này lại hướng vào khả năng trả nợ của doanh
nghiệp. Do đó, họ rất chú ý đến khả năng thanh toán, tỷ lệ VCSH trên tổng
nguồn vốn cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp để từ đó đưa ra quyết
định cho vay hay bán chịu sản phẩm cho doanh nghiệp.
- Các nhà đầu tư trong tương lai:
Điều mà họ quan tâm là mức độ an toàn và sinh lời của vốn đầu tư, thời gian
hoàn vốn đầu tư. Vì vậy, họ cần những thông tin về tình hình tài chính, kết quả
hoạt động kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp qua các thời kỳ.
Từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, đầu tư dưới
hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực nào.
- Đối với các cơ quan chức năng:
Thông qua các chỉ tiêu và thông tin trên báo cáo tài chính, cơ quan thuế có
thể xác định được các khoản nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện đối với
nhà nước. Cơ quan thống kê có thể tổng hợp thông tin phân tích để hình thành
nên số liệu thống kê, chỉ số thống kê.
SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

3



Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

1.1.4 Nguồn số liệu sử dụng để phân tích
Cơ sở để phân tích là thông tin, số liệu, là các chỉ tiêu thể hiện tình hình tài
chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Yêu cầu về mặt số liệu là phải
đầy đủ, chính xác, thì kết quả phân tích, mới có giá trị thực tiễn.
Hiện nay phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu dựa vào số liệu trên báo cáo
tài chính của doanh nghiệp cung cấp, đó là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài
ra còn sử dụng các thông tin phi tài chính như những thông tin chung về nền
kinh tế, chính sách thuế, chính sách tiền tệ, đặc điểm ngành, môi trường pháp lý,
hình thức tổ chức doanh nghiệp
1.1.5. phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp là các cách thức, kỹ thuật để
đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp ở quá khứ, hiện tại và dự đoán
tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Để phân tích tài chính
doanh nghiệp, chúng ta sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khac nhau trong
hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Sau đây là một số
phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến trong thực tế:
1.1.5.1 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung
và trong phân tích tài chính nói riêng. Khi sử dụng phương pháp này cần đảm
bảo những nội dung sau đây:
Về điều kiện so sánh:
- Phải đảm bảo tồn tại ít nhất hai đại lượng để so sánh.
- Các đại lượng ít nhất phải đảm bảo tính chất so sánh được. Đó là sự thống
nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường.
Cách xác định gốc để so sánh:
Tuỳ thuộc vào mục đích phân tích cụ thể để xác định kỳ gốc so sánh. Cụ thể:
- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so

sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ
trước(năm trước)

SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

4


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu,nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là
trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích.
- Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là giá trị
trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.
Kỹ thuật so sánh:
Thông thường, người ta sử dụng hai kỹ thuật so sánh cơ bản sau:
- So sánh về số tuyệt đối: là việc xác định số chênh lệch giữa giá trị của chỉ
tiêu kỳ phân tích với giá trị của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh phản ánh sự
biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích.
- So sánh về số tương đối: là việc xác định tỷ lệ tăng (giảm) của chỉ tiêu phân
tích giữa thực tế so với kỳ gốc. Qua đó, đánh giá được tốc độ phát triển hoặc kết
cấu của chỉ tiêu này.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng kỹ thuật phân tích theo chiều dọc và kỹ thuật
phân tích theo chiều ngang. Trong đó:
Kỹ thuật phân tích theo chiều dọc là việc xem xét xác định tỷ trọng của từng
chỉ tiêu trong tổng thể chung qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ
tiêu trong tổng thể.
Kỹ thuật phân tích theo chiều ngang là việc so sánh về lượng trên cùng một
chỉ tiêu. Thực chất đây là việc áp dụng phương pháp so sánh cả về số tuyệt đối

và số tương đối với những thông tin thu thập được sau khi xử lý và thiết kế dưới
dạng bảng.
1.1.5.2 Phương pháp chi tiết
Thông thường, trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta
thường chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạt được qua những chỉ tiêu kinh tế
theo những tiêu thức sau:
- Chi tiết theo yếu tố cấu thành: là việc chia nhỏ chỉ tiêu nghiên cứu thành các
bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó.
- Chi tiết theo thời gian phát sinh: là việc chia nhỏ quá trình và kết quả kinh tế
theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển.
- Chi tiết theo không gian phát sinh: là việc chia nhỏ quá trình và kết quả kinh
tế theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu.
1.1.5.3 Phương pháp tỷ lệ

SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

5


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các hệ số tài chính thường được xác
định bằng cách đem chia trực tiếp một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác để thấy
được mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng chỉ tiêu thành phần đến chỉ tiêu cần
phân tích. Do đó, ngoài những phương pháp nêu trên, người ta còn sử dụng
phương pháp tỷ lệ như một phương pháp có tính hiện thực cao trong việc phân
tích các hệ số tài chính doanh nghiệp. Những tỷ lệ tài chính được phân thành các
nhóm tỷ lệ đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo từng mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán,tỷ lệ về cơ

cấu vốn, tỷ lệ về năng lực hoạt động và tỷ lệ về khả năng sinh lời.
1.1.5.4 Phương pháp phân tích mối liên hệ tương tác giữa các hệ số tài chính
Mức sinh lời của VCSH của một doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàng
loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy được sự tác
động của mối quan hệ giữa việc tổ chức sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản
phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp, người ta đã xây dựng hệ thống các chỉ
tiêu để phân tích sự tác động đó. Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ đã thiết lập và
phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính. Phương pháp này có ý
nghĩa thực tiễn rất cao.
Những mối quan hệ chủ yếu được xem xét trong phương pháp Dupont là :
- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất LNST trên vốn kinh doanh với hiệu suất
sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận.
- Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận VCSH.
Ngoài những phương pháp cơ bản nêu trên, trong phân tích tài chính doanh
nghiệp, người ta còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp biểu
đồ, đồ thị, phương pháp tương quan hồi quy, phương pháp quy hoạch tuyến tính,
phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng….
Như vậy, để đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính của doanh nghiệp thì
ngoài việc xác định rõ mục tiêu và đối tượng phân tích, chúng ta còn phải biết
lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp, kết hợp sử dụng nhiều phương pháp
để có thể đưa ra những kết luận phân tích đầy đủ và chính xác.

1.2. Nội dung phân tích tài chính công ty.
1.2.1 Phân tích tổng quát.
1.2.1.1 Phân tích sự biến động về tài sản

SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

6



Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

Chúng ta đi xem xét sự biến động của tổng tài sản (vốn) cũng như từng loại
tài sản thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ cả về số tuyệt đối lẫn số
tương đối của tổng tài sản. Qua đó cho thấy sự biến động về quy mô kinh doanh,
năng lực kinh doanh của Công ty . Xem xét cơ cấu vốn có hợp lý không thông
qua việc xác định tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh
tỷ trọng từng loại giữa cuối kỳ so với đầu kỳ để thấy sự biến động của cơ cấu
vốn.
1.2.1.2 Phân tích sự biến động về nguồn vốn
Tình hình nguồn vốn của Công ty thể hiện qua cơ cấu và sự biến động của
nguồn vốn . Việc tổ chức huy động vốn trong kỳ của Công ty như thế nào được
phản ánh thông qua sự biến động của nguồn vốn và chính sự biến động khác
nhau giữa các loại nguồn vốn cũng sẽ làm cơ cấu nguồn vốn thay đổi. Phân tích
cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn để khái quát đánh giá khả năng tự tài trợ
về mặt tài chính của Công ty, xác định mức độ độc lập tự chủ trong sản xuất
kinh doanh hoặn những khó khăn mà Công ty gặp phải trong việc khai thác
nguồn vốn. Chúng ta đi xem xét, so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ và
đầu kỳ cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với
đầu kỳ về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số để xác định chênh lệch cả
về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có
xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của
Công ty là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và
ngược lại.
1.2.1.3 Đánh giá chung kết quả kinh doanh của Công ty
Đánh giá chung kết quả kinh doanh của Công ty được tiến hành thông qua
phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước(năm nay với năm trước) dựa vào việc so

sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối giữa chỉ tiêu kỳ này và chỉ tiêu kỳ
trước( năm nay với năm trước). Đồng thời, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức
độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của Công ty. Đặc biệt chú ý
đến sự biến động của doanh thu thuần,tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh,
lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đồng thời giải trình tổng lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh tăng hay giảm là do những nhân tố nào ảnh hưởng đến

SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

7


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

(Bởi đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn và quyết định sự tồn tại và phát
triển của Công ty )
1.2.2 Phân tích các chỉ số đặc trưng.
Các hệ số tài chính được coi là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình
tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Mỗi một doanh nghiệp
khác nhau tại những thời điểm khác nhau sẽ có các hệ số tài chính khác nhau.
Các hệ số tài chính này sẽ lột tả một cách rõ nét và cụ thể về thực trạng tài chính
của doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích các hệ số tài chính là một nội dung
quan trọng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp.
Tài liệu chủ yếu đế phân tích các hệ số tài chính là bảng cân đối kế toán và
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính
là cánh cửa quan trọng để nhận biết tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bảng
cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài
sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá: Tài sản và nguồn vốn hình
thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là bức ảnh tài chính

của doanh nghiệp tại một thời điểm và được lập theo nguyên tắc cân đối:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Khi sử dụng các hệ số tài chính cần chú ý là các hệ số tự nó không có mấy ý
nghĩa, chúng chỉ thực sự có ý nghĩa khi được so sánh:
- So sánh hệ số kỳ này với hệ số kỳ trước của cùng doanh nghiệp, qua đó
xem xét xu hướng thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- So sánh với các hệ số trung bình của các doanh nghiệp trong ngành để đánh
giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp hoặc so sánh với doanh nghiệp tiên
tiến trong ngành để rút ra những nhận định về tình hình tài chính của doanh
nghiệp và đưa ra những quyết định tài chính phù hợp.
Khi sử dụng các hệ số tài chính, người phân tích phải hiểu được các yếu tố
tham gia vào cấu trúc của hệ số, trên cơ sở đó mới có thể đánh giá được sâu sắc
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Các hệ số tài chính phản ánh đặc trưng tài chính của doanh nghiệp gồm:
- Hệ số khả năng thanh toán
- Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

8


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

- Hệ số hiệu suất hoạt động
- Hệ số khả năng sinh lời
- Hệ số giá thị trường
1.2.2.1 Các hệ số về khả năng thanh toán

Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp chúng ta sử dụng các hệ
số tài chính sau đây:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số này biểu hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp
với tổng nợ phải trả (bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn).
Hệ số khả năng thanh toán được xác định theo công thức sau:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả
Hệ số này phản ánh một đồng nợ của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao
nhiêu đồng tài sản. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy: tổng tài sản hiện có (bao
gồm cả tài sản lưu động và tài sản cố định) không đủ để trả hết số nợ mà doanh
nghiệp phải thanh toán. Điều này báo hiệu nguy cơ phá sản của doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng tài sản doanh nghiệp thừa để
thanh toán hết các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Nếu hệ số này bằng một
chứng tỏ tổng tài sản của doanh nghiệp vừa đủ để thanh toán hết các khoản nợ
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng được
dùng để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay. Vì vậy, việc
đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào
khả năng chuyển đổi thành tiền của số tài sản mà doanh nghiệp hiện có và giá trị
các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hay hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn)
Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng tải sản lưu động(TSNH) chia cho nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời= Tổng tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn
Tổng tài sản lưu động bao hàm cả đẩu tư tài chính ngắn hạn. Số nợ ngắn hạn
là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12 tháng bao gồm: các
khoản vay ngắn hạn,phải trả cho người bán,thuế và các khoản phải trả người lao
động, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác có thời hạn dưới 12 tháng.


SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

9


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các
khoản nợ ngắn hạn, vì thế,hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Để đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ số trung bình của các doanh nghiệp
trong toàn ngành. Hệ số này ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau có sự khác
nhau. Một căn cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số thanh toán ở các
thời kỳ trước đó của doanh nghiệp.
Thông thường, khi hệ số này thấp thể hiện khả năng trar nợ của doanh
nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính
mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thấy
doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến
hạn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đã phản
ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Do vậy,đẻ đánh giá đúng hơn
cần xem xét thêm tình hình của doanh nghiệp

Hệ số thanh toán nhanh
Là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp
được xác định bằng tải sản lưu động trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn
hạn. Ở đây hàng tồn kho bị loại trừ ra, bởi lẽ, trong tài sản lưu động hàng tồn
kho đựơc coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Hệ số này được xác

định bằng công thức:
Hệ số thanh toán nhanh = ( tổng tài sản lưu động – hàng tồn kho)/ Nợ ngắn
hạn
Hệ số thanh toán nhanh được xem như là thước đo phản ánh khả năng trả
ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải
bán các loại vật tư, hàng hoá trong kho. Đây là chỉ tiêu được các chủ nợ ngắn
hạn rất quan tâm vì thông qua chỉ tiêu này, các chủ nợ có thể đánh giá được tại
thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ
ngắn hạn hay không. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chỉ tiêu này chưa phản
ánh một cách chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là
những doanh nghiệp có các khoản phải thu chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản lưu
động.

SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

10


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

Do đó, để đánh giá một cách chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh
nghiệp, người ta còn sử dụng hệ số thanh toán tức thời
Ngoài ba hệ số trên để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh
nghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số vốn bằng tiền hay còn gọi là hệ số
thanh toán tức thời.

Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời = ( tiền + các khoản tương đương tiền) / Nợ ngắn
hạn.

Ở đây, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đăng chuyển. Các khoản tương
đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn
hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không
gặp rủi ro lớn.
Hệ số thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
của doanh nghiệp ở bất kỳ thời điểm nào bởi vì nguồn trang trải cho các khoản
nợ của doanh nghiệp là hết sức linh hoạt.

Hệ số thanh toán lãi vay
Đây cũng là một hệ số cần xem xét khi phân tích kết cấu tài chính của doanh
nghiệp. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và
cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ.
Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ
phải trả đúng hạn cho các chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh
doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có
thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận
trước lãi vay và thuế ( EBITE). Hệ số thanh toán lãi vay phản ánh mỗi quan hệ
giữa lợi nhuận trước lãi vay và thuế với lãi vay phải trả. Hệ số này được xác
đinh bằng công thức sau:
Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / số lãi tiền vay
phải trả trong kỳ.
Như vậy, hệ số thanh toán lãi vay phản ánh số lợi nhuận trước lãi vay và thuế
mà doanh nghiệp có được đủ để bù đắp số lãi tiền vay phải trả trong kỳ tới mức
độ nào. Nếu hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả mức sinh
lời của đồng vốn cao đủ để đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn và ngược
lại.
SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

11



Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

1.2.2.2 Hệ số hiệu suất hoạt động
Để đánh giá mức độ hoạt động của doanh nghiệp, thông thường chúng ta sẽ
phải đi vào phân tích các hệ số hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Các hệ số
hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lực quản lý và sử dụng vốn
hiện có của doanh nghiệp.
 Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển
trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức sau:
Số vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ số hàng tồn kho bình quân
trong kỳ
Số hàng tồn kho bình quân có thể tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với
số dư cuối kỳ và chia đôi. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất
lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh.
Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao hơn so với doanh nghiệp
trong ngành cho thấy việc tổ chức và quản lý dự trữ hàng tồn kho của doanh
nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm
được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho.
Ngược lại, nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thường gợi lên rằng doanh
nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm
bị tiêu thụ chậm. Từ đó, có thể dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm
đi và có thể đạt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai.
Tuy nhiên để đánh giá thỏa đáng hơn cần xếmt cụ thể và sâu hơn tình thế của
Doanh nghiệp chẳng hạn, nếu nguyên nhân là do doanh nghiệp tăng dự trữ
nguyên vật liệu vì biết trước giá nguyên vật liệu sẽ tăng hoặc nguyên vật liệu sẽ
trở nên khan hiếm trong tương lai thì điều này là hoàn toàn hợp lý.
 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức:
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho=Số ngày trong kỳ/số vòng quay hàng
tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình để thực hiện một vòng quay hàng
tồn kho. Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho nằm trong
kho. Nếu số ngày này càng ngắn thì điều đó chứng tỏ hàng tồn kho quay vòng

SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

12


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

càng nhanh, doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi được vốn về, hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp được đánh giá tốt và ngược lại.
 Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải
thu thành tiền mặt của doanh nghiệp và được xác định theo công thức:
Vòng quay khoản phải thu= DTT trong kỳ/ Số dư bình quân các khoản phải
thu
 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền trung bình có thể xác định theo công thức sau:
Kỳ thu tiền trung bình(ngày)=Số dư bình quuân các khoản phải thu/Doanh thu
bình quân 1 ngày trong kỳ.
Là một hệ số hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, nó phản ánh độ dài
thời gian thu tiền bán hàng của Doanh nghiệp kể từlúc xuất giao hàng cho đến
khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp phu thuộc
chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp.

Do vậy, khi xem xét đến chỉ tiêu này cần đặt trong mối liên hệ với sự tăng
trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Nếu việc chấp nhận thời gian bán chịu dài
hơn cho khách hàng làm tăng doanh số hàng bán ra,tăng doanh thu và từ đó gia
tăng lợi nhuận thì chứng tỏ chính sách bán chịu của doanh nghiệp là có hiệu quả.
Ngược lại, nếu không tăng được doanh số bán ra, không tăng được doanh thu thì
đó là biểu hiện xấu và như vậy rủi ro tài chính sẽ tăng lên. Tuy nhiên,nhìn
chung, doanh nghiệp không nên để kỳ thu tiền bình quân quá dài so với các
doanh nghiệp khác trong ngành vì như vậy sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng nợ khó
đòi.
 Số Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay
của vốn lưu động thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm).
Công thức xác định như sau:
Số vòng quay vốn lưu động = Tổng mức luân chuyển của vốn lưu động ở
trong kỳ/vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ
Hiện nay, tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng DTT bán
hàng của doanh nghiệp trong kỳ.
SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

13


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

Số vốn lưu động bình quấn sử dụng trong kỳ được xác định bằng phương
pháp bình quân số học.
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn lưu động đầu tư trong kỳ sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu. Như vậy, nếu trong kỳ, vốn lưu động quay vòng càng

nhanh, tức là bình quân một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ tạo ra càng nhiều doanh
thu,thì điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng
cao.
 Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh số ngày bình quân cần thiết
để vốn lưu động thực hiện một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng
quay của vốn lưu động ở trong kỳ.
Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:
Kỳ luân chuyển vốn lưu động= Số ngày trong kỳ/số vòng quay vốn lưu
động
Như vậy kỳ luân chuyển vốn lưu động sẽ tỷ lệ nghịch với số vòng quay vốn
lưu động. Nếu doanh nghiệp phấn đấu rút ngắn kỳ luân chuyển vốn lưu động thì
sẽ làm tăng vòng quay vốn lưu động. Từ công thức tính kỳ luân chuyển vốn lưu
động cho thấy: Thời gian luân chuyển vốn lưu động phụ thuộc vào số vốn lưu
động bình quân sử dụng trong kỳ và tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong
kỳ. Vì vậy, việc tiết kiệm số vốn lưu động hợp lý và nâng cao tổn mức
luânchuyển vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
Ta có: Sau khi vốn lưu động luân chuyển xong một vòng thì phần lợi nhuận
cũng đượcthực hiện. Do đó việc tăng hiệu suất luân chuyển vốn lưuđộng sẽ góp
phần tăng hiệu suất hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc
tính hiệu suất sử dụng vốn lưu động trên cơ sở tốc độ luân chuyển vốn lưu động
cũng còn một số hạn chế nhất định, do đó ngoài chỉ tiêu tốc độ luânchuyển vốn
lưu động, người ta còn đo lường bằng một số chỉ tiêu khác như: Mức tiếtkiệm
vốn lưu động, hàm lượng vốn lưu động.
* Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ
luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc(kỳ báo cáo).
Công thức như sau: VKT()=
SV: Lê Kim Liên

CQ43/11.09

M1
M1 M1
*(K1-K0) hoặc =
360
L1 L0
14


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

Trong đó:
VTK: Số vốn lưu động có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do ảnh
hưởng của tốc độ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh với kỳ gốc.
M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh ( kỳ kế hoạch)
K1,K0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.
L1, L0 : Số lần luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.
* Hàm lượng vốn lưu động (còn gọi là mức đảm nhiệm vốn lưu động) là số
vốn lưu động cần có để đạt một đồng DTT về tiêu thụ sản phẩm.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Hàm lượng vốn lưu động=

VLDBQ
S

Trong đó: S: Doanh thu bán hàng trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh để có mộtđồng DTT về bán hàng cần bao nhiêu vốn
lưu động.
 Hiêụ suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác

Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác là chỉ tiêu đo lường hiệu
quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác= DTT trong kỳ/Vốn cố
định và vốn dài hạn khác bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định và vốn dài hạn khác tham
gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng DTT.Thông
qua hệ số này có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp.
 Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ vốn
hiện có của Doanh nghiệp. Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:
Vòng quay toàn bộ vốn=DTT trong kỳ/ Số tài sản hay vốn kinh doanh bình
quân sử dụng trong kỳ.
Hệ số này chịu sự ảnh hưởng đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lược kinh
doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản vốn của Doanh nghiệp.
Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể biết được một đồng vốn đưa vào
kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng DTT. Từ đó, đánh giá được khả năng sử dụng

SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

15


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung nếu vòng quay toàn bộ vốn càng lớn thì
chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
1.2.2.3 Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản



Hệ số cơ cấu nguồn vốn là một hệ số tài chính hết sức quan trọng

đối với nhà quản lý doanh nghiệp các chủ nợ cũng như nhà đầu tư.
Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp thông qua hệ số nợ cho thấy độc lập
về mặt tài chính mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp
phải để từ đó có sự điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp.
Đối với các chủ nợ qua xem xét hệ số nợ của doanh nghiệp thấy được sự an
toàn của khoản cho vay để đưa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ.
Nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp, trên cơ
sở đó để cân nhắc đầu tư.
 Hệ số nợ
Hệ số nợ = Tổng số nợ / tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Hoặc = 1 - Hệ số VCSH
Hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì có
mấy đồng được hình thành từ vay nợ bên ngoài
Hệ số này thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức
nguồn vốn và điều đó cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của
doanh nghiệp. Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy tài chính không phải lúc nào
cũng đưa lại kết quả tích cực cho chủ sở hữu doanh nghiệp, nó cũng có thể gây
ra tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng không có
hiệu quả số vốn vay, nếu số lợi nhuận trước lãi vay và thuế được tạo ra từ sử
dụng vốn vay nhỏ hơn số lãi tiền vay phai trả thì nó làm giảm sút nhanh hơn tý
suất lợi nhuận VCSH và nếu doanh nghiệp bị thua lỗ thì càng bị lỗ nặng nề hơn.
*Tác động tích cực
- Hệ số nợ cao sẽ làm gia tăng giá trị sử dụng của doanh nghiệp vì doanh
nghiệp được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ phải đầu tư một lượng vốn
nhỏ.
- Hệ số nợ cao có tác dụng khuếch đại tỷ suất lợi nhuận VCSH.

SV: Lê Kim Liên

CQ43/11.09

16


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

- Lãi tiền vay được coi nhu một khoản chi phí hợp lý và được trừ vào thu
nhập chịu thuế. Do đó việc sử dụng nợ vay được xem như là một lá chắn thuế
của doanh nghiệp.
*Tác động tiêu cực
- Nếu hệ số nợ quá cao sẽ làm gia tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán, đe
doạ đến sự an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp
- Khi doanh nghiệp sử dụng không có hiệu quả số vốn vay, nếu số lợi nhuận
trước lãi vay và thuế được tạo ra từ sử dụng vốn vay nhỏ hơn số lãi tiền vay phải
trả thì nó làm giảm sút nhanh hơn tý suất lợi nhuận VCSH và nếu doanh nghiệp
bị thua lỗ thì càng bị lỗ nặng nề hơn.
 Hệ số VCSH
Hệ số VCSH được xác định theo công thức sau
Hệ số VCSH = nguồn VCSH/tổng nguồn vốn
Hoặc
= 1- hệ số nợ
Hệ số này phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh thì có mấy đồng VCSH
và cho thấy mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh
của mình. Hệ số này càng cao thì tính độc lập về mặt tài chính càng cao doanh
nghiệp ít bị chịu sự ràng buộc hay chịu các sức ép từ các khoản vay và các món
nợ vay dễ được hoàn tra đầy đủ hơn.Do đó, uy tín của doanh nghiệp đối với các
chủ nợ được nâng cao, việc huy động vốn của doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng
hơn. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao chư chắc đã tốt vì khi đó doanh nghiệp sử
dụng nhiều vốn tự có thì khó có thể khuếch đại được doanh lợi VCSH để làm

gia tăng lợi ích của doanh nghiệp.
Việc xác định hệ số nợ và hệ số VCSH là bao nhiêu để xây dựng được một
cỏ cấu vốn hợp lý còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh
nghiệp,xong trong bất kỳ trường hợp nào vẫn phải đảm bảo nguyên tắc tối thiểu
hoá chi phí sử dụng vốn trên cơ sở có tính đến các rủi ro tài chính.

Hệ số cơ cấu tài sản
Hệ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp: tài
sản lưu động,tài sản cố định và TSDH khác. Để đánh giá về cơ cấu tài sản của
doanh nghiệp, chúng ta đi sâu vào phân tích hai chỉ tiêu cỏ bản sau
 Tỷ suất đầu tư vào tải sản lưu động
Tỷ suất đầu tư vào tài sản lưu động = TSNH/tổng tài sản
SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

17


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp này
bỏ ra thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên TSNH.
Thông qua đó cho thấy mức độ đầu tư vào TSNH của doanh nghiệp: tiền và
các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho,các khoản phải thu..
 Tỷ suất đầu tư vào TSDH
Tỷ suất đầu tư vào TSDH= TSDH/tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ
ra thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên TSDH. Đồng thời, chỉ
tiêu này còn phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản cố định và tình hình trang bị cơ
sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất hiện có và xu hướng phát triển lâu dài của

doanh nghiệp trong tương lai.
Nhìn chung, khi đánh giá về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, cần căn cứ vào
đặc điểm của từng ngành nghề kinh doanh để xem xét tính hợp lý trong việc đầu
tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp
1.2.2.4 Hệ số sinh lời.
Đây là những chỉ số được các nhà quản trị quan tâm nhất bởi đó là thước đo
căn bản để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là kết quả
tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và các quyết định quản lý doanh nghiệp.
Đồng thời, đó cũng là cơ sở quan trọng để các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra
những dự đoán tài chính đúng đắn cho tương lai.
 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
Được xác định bằng công thức:
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu= Lợi nhuận trước thuế/ Doanh
thu trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế tren doanh thu có thể tính cho hoạt động sản
xuất kinh doanh hoặc có thể tính cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của Doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trước thuế. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là
2 yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của Doanh nghiệp
trên thương trường và lợi nhuận thể hiên chất lượng, hiệu quả cuối cùng của
Doanh nghiệp.Khi tỷ số này càng lớn thì vị thế, hiệu quả hoạtđộng của Doanh
nghiệp càng tốt hơn.

SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

18


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)


 Tỷ suất LNST trên doanh thu hay hệ số lãi ròng
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa LNST và DTT trong kỳ của doanh
nghiệp. Nó thể hiện, khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong kỳ, Doanh nghiệp có
thể thu được bao nhiêu đồng LNST. Tỷ suất LNST trên doanh thu được xác định
theo công thức sau:
Tỷ suất LNST trên doanh thu (hệ số lãi ròng) =LNST trong kỳ/doanh thu
trong kỳ
Thông thường, tỷ suất nói trên cao là tốt nhưng khi đánh giá cần so sánh với
tỷ suất của các doanh nghiệp trong cùng ngành cũng như bản thân doanh nghiệp
đó trong các thời kỳ khác nhau để thấy được xu hướng tăng giảm của tỷ suất lợi
nhuận, từ đó rút ra kết luận chính xác hơn.
 Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay
tỷ suất lời kinh tế của tài sản(ROAe)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh
không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của
vốn kinh doanh.
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất lời kinh tế của tài sản (ROAe) = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/tài
sản hay vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu tỷ suất lời kinh tế của tài sản không chỉ có ý nghĩa để đánh giá khả
năng sinh lời của đồng vốn đối với bản thân doanh nghiệp mà còn cho thấy giá
trị mà doanh nghiệp đem lại cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay và chưa tính đến ảnh
hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định theo công
thức sau:
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh(ROA e)=Lợi nhuận trước
thuế trong kỳ/vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ.

 Tỷ suất LNST trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng LNST.
Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:
SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

19


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

Tỷ suất LNST trên vốn kinh doanh = LNST trong kỳ/vốn kinh doanh
(hay tài sản) bình quân trong kỳ
Tỷ suất LNST trên vốn kinh doanh còn được xác định theo phương pháp
Dupont như sau:
Tỷ suất LNST trên vốn kinh doanh = tỷ suất LNST trên doanh thu * vòng
quay toàn bộ vốn
Như vậy, cứ một đòng vốn tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận là do:
- Một đồng vốn tham gia vào quá trình kinh doanh thì tạo ra được mấy đồng
DTT.
- Trong một đồng DTT thì có mấy đồng lợi nhuận.
Thông qua công thức trên, ta có thể thấy được tác động của hai tỷ số LNST
trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn đến tỷ suất LNST trên vốn kinh
doanh. Trên cơ sở đó, nhà quản lý doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp
để tăng tỷ suất LNST trên vốn kinh doanh.
Trong hai chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh và tỷ
suất LNST trên vốn kinh doanh thì tỷ suất LNST trên vốn kinh doanh được các
nhà quản trị tài chính sử dụng nhiều hơn, bởi lẽ nó phản ánh số lợi nhuận còn

lại(sau khi đã trả lãi vay ngân hàng và thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước)
được sinh ra do sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh.
 Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE)
Mục tiêu hoạt động của vốn doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ
doanh nghiệp.Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu này. Chỉ tiêu
này phản ánh cứ một đồng VCSH đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng LNST.
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:
Tỷ suất lợi nhuận VCSH(ROE) = LNST/ Vốn chue sở hữu bình quân sử
dụng trong kỳ
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCSH còn được xác định theo phương pháp
Dupont như sau:
Tỷ suất lợi nhuận VCSH(ROE)= Tỷ suất LNST doanh thu * vòng quay toàn
bộ vốn * thừa số VCSH
Thừa số VCSH = 1/(1-hệ số nợ)
SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

20


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

Như vậy, trong một đồng VCSH bình quân mà chủ doanh nghiệp bỏ ra sẽ tạo
ra được bao nhiêu đông lợi nhuận là do:
- Trong một đồng vốn kinh doanh bình quân có bao nhiêu đồng hình thành từ
nợ vay.
- Trong một đồng vốn kinh doanh bình quân tham gia vào quá trình kinh
doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng DTT.
- Trong một đồng doanh thu bình quân có bao nhiêu đồng LNST.

 Thu nhập 1 cổ phần (EPS)
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần
phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu LNST.
Công thức như sau:
Thu nhập1 cổ phần (EPS)= (LNST- cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi)/ Tổng số
cổ phần thường đang lưu hành.
Hệ số EPS cao hơn các Doanh nghiệp cạnh tranh khác là một trong những
mục tiêu mà các nhà quản lý Doanh nghiệp luôn hướng tới.
 Cổ tức 1 cổ phần (DIV)
Chỉ tiêu này mỗi cổ phần thường nhận đựợc bao nhiêu đồng cổ tức trong
năm.
Cổ tức một cổ phần thường (DIV)= Số LNST dành trả cổ tức cho cổ đông
thường/ Số cổ phần thường đang lưu hành.
 Hệ số trả cổ tức
Chỉ tiêu này phản ánh Công ty đã dành ra bao nhiêu phần trăm(%) thu nhập
để trả cổ tức cho cổ đông.
Hệ số trả cổ tức= Lợi tức một cổ phần thường/ Thu nhập 1 cổ phần thường
trong năm.
1.2.2.5 Hệ số giá thị trường

Hệ số giá trên thu nhập( hệ số P/E)
Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng để xem
xét lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu của các côngty. Hệ số này được xác định bằng
công thức sau:
Hệ số giá trên thu nhập= Giá thị trường 1 cổ phần/ Thu nhập một cổ phần
Chỉ tiêu này phản ánh nhà đầu tư hay thị trường trả giá bao nhiêu cho 1 đồng
thu nhập của Công ty . Nhìn chung hệ số này cao là tốt, thể hiện sự đánh giá cao
SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09


21


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

triển vọng Công ty của nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi sử dụng hệ số này cần xếmt
thận trọng.
 Hệ số giá thị trường trên giá trị số sách.(hệ số M/B)
Hệ số này được xác định theo công thức sau:
Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách= Giá thị trường một cổ phần/ Giá trị
sổ sách 1 cổ phần
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị sổ sách 1 cổ
phần của Công ty,nó cũng cho thấy sự tách rời giữa giá thị trường và giá trị sổ
sách. Hệ số này nếu nhỏ hơn 1 là dấu hiệu xấu về triển vọng của Công ty,ngược
lại hệ số này quá cao đòi hỏi nhà đầu tư phải xếmt thận trọng trong việc quyết
định đầu tư vào Công ty.
 Tỷ suất cổ tức
Chỉ tiêu này được xác định theo côngthức sau:
Tỷ suất cổ tức= Cổ tức 1 cổ phần/ Giá thị trường 1 cổ phần
Chỉ tiêu này phản ánh, nếu nhà đầu tư bỏ ra 1 đồng đầu tư vào cổ phần của
Công ty trên thị trường thì có thể thu được bao nhiêu cổ tức.
1.2.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho phép đánh giá một cách
khái quát những thay đổi của nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán,
từ đó định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn ở các kỳ tiếp theo.
Mục đích của việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là phải trả
lời được ba câu hỏi sau:
- Vốn lấy từ đâu?
- Sử dụng vốn vào việc gì?

- Việc sử dụng vốn như vậy đã hợp lý hay chưa?
Việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn được thực hiện theo
trình tự sau đây:
Bước 1: Tổng hợp sự thay đổi của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, tiến hành so sánh số liệu các khoản mục giữa
cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra số chênh lệch.
Bước 2: Đưa kết quả vừa tổng hợp vào bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và
sử dụng vốn.
SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

22


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

Với mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một
trong hai cột sử dụng vốn hoặc diễn biến nguồn vốn theo cách thức sau:
- Sử dụng vốn sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn.
- Diễn biến nguồn vốn sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.
Ở đây, xem xét diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn trong mối liên
hệ giữa vốn bằng tiền.
Bước 3: Tính tỷ trọng của từng khoản mục trên bảng phân tích diễn biến nguồn
vốn và sử dụng vốn.
Phản ánh tỷ trọng tăng, giảm của các khoản mục vào cột tỷ trọng của hai
phần sử dụng vốn và diễn biến nguồn vốn.
Bước 4: Tiến hành phân tích thông qua các kết quả đã tính toán được từ các
bước trên.
Đưa ra những phân tích, đánh giá tổng quát và trả lời những câu hỏi đặt ra để
làm rõ tính hiệu quả, hợp lý trong việc tổ chức sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Khi phân tích diễn biến nguồn vốn, chúng ta phải trả lời được câu hỏi: “Vốn
lấy từ đâu?”, số vốn tăng hay giảm của doanh nghiệp ở trong kỳ đã được sử
dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hoặc giảm vốn
trên cơ sở phân tích, có thể định hướng huy động vốn cho kỳ tiếp theo
1.2.4 Phân tích tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng là một trong những chỉ tiêu quan trọng của Công ty bởi
khi Công ty có tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng gia tăng và gia tăng thị phần thì
lợi nhuận của Công ty tăng lên nhanh chóng. Vì thế, tăng trưởng và phân tích
tăng trưởng là vấn đề cần được đặc biệt quantam khi tiến hành phân tích tài
chính Doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy khôngphải chỉ có Công ty suy
thoái , bị phá sản, mà có nhiều Doanh nghiệp bị phá sản bởi tăng trưởng quá
nhanh, một số khác thì tăng trưởng quá chậm. Việc quản lý để đạt được sự tăng
trưởng quá mức và bền vững là mục tiêu theo đuổi nênu muốn tối đa hóa lợi
nhuận.. Với mỗi Doanh nghiệp khác nhau, vấn đề tăng trưởng được đặt ra theo
những tiêu chuẩn khác nhau.
Tăng một lượng là có công thức tính như sau:
g = ROE * k
Hoặc:
g =
Doanh thu
x Tổng số vốn x Lợi nhuận sau thuế x
k
thuân
kinh doanh
23
SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)


Tổng số vốn
Vốn chủ sở
kinh doanh
hữu
Trong đó:
g: Tốc độ tăng trưởng
k: Phần trăm lợi nhuận để lại tái đầu tư

Doanh thu thuần

CHƯƠNG II:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ
phần Cỏ Điện và Xây Dựng Việt Nam.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Cơ Điện và
Xây Dựng Việt Nam .
2.1.1.1. Giới thiệu chung về Công Ty Cổ Phần Cơ Điện và Xây Dựng Việt Nam
SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

24


Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)

Tên tiếng việt:
Tên viết tắt:
Địa chỉ:
Điện thoại:

Fax:
E- mail:
Mã số thuế:
Hình thức sở hữu vốn:
Lĩnh vực kinh doanh:
Vốn điều lệ:
Năm tài chính:

Công Ty Cổ Phần Cơ Điện và Xây Dựng Việt Nam
MECO.JSC
Ngõ 102 Trường Chinh, phường Phương Mai, quận
Đống Đa, tp Hà Nội
(04)3.8.693.434
(04)3.8.691.568

0100103295
Công ty cổ phần
Xây dựng, dich vụ, sản xuất
168.000.000.000 VNĐ
Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
hàng năm

Năm tài chính 2008 là năm tài chính thứ 3 của Công ty từ khi chuyển đổi
hình thức sang công ty cổ phần.
Các đơn vị trực thuộc:
Tên đơn vị
Chi nhánh Vĩnh Phúc
Chi nhánh Tuyên Quang

Địa chỉ

Xã Hoàng lâu,huyện TamDương,tỉnh Vĩnh Phúc
Xã Hưng Thành, thị xã TuyênQuang, tỉnh
Tuyên Quang
Chi nhánh Thanh Hóa
Ngã Ba chè, Thiệu Đô, Thiệu Hóa, Thanh Hóa
Chi nhánh Miền trung
Xã Hương vân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế
Chi nhánh Hồ Chí Minh
Số 1,Ngô Bệ, Phường 13,quận Tân Bình,TP Hồ
Chí Minh
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công Ty Cổ Phần Cơ Điện và Xây Dựng Việt Nam tiền thân là công ty Cơ
Điện Xây Dựng Nông Nghiệp & Thủy lợi Hà Nội, là doanh nghiệp Nhà Nước
trực thuộc tổng công ty Cỏ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và thủy lợi, được
thành lập theo quyết định số 4797/QĐ/BNN-TCCB ngày 29 tháng 10 năm 2003
của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Từ ngày 09 tháng 12 năm 2004, Công ty chuyển đổi hoạt đọng sang hình
thức Công ty Cổ phần theo quyết định số 4465/QĐ/BNN_TCCB của Bộ Trưởng
SV: Lê Kim Liên
CQ43/11.09

25


×