Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 3: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.03 KB, 3 trang )

1

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
( Tiếp theo)

A. Mục tiêu bài học:
B. Chuẩn bị:
GV: SGK, giáo án.
HS: SGK, bài soạn, vở ghi
C. Cách thức tiến hành:
Gợi ý, nêu câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận đi đến nội dung tổng kết ở mục ghi nhớ.
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. KTBC:
Trong giao tiếp nói và viết TV cần đảm bảo những hệ thống chuẩn mực nào?
Sử dụng TV một cách trong sáng thể hiện được phẩm chất gì ở người sử dụng? Từ đó đặt
ra yêu cầu gì đối với HS chúng ta ngày nay?
3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

GV cho HS tìm hiểu về trách II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng
nhiệm của mình trong việc giữ của TV:
gìn sự trong sáng của TV.
Giữ gìn sự trong sáng của TV là trách
GV:Chúng ta có trách nhiệm nhiệm của mỗi người VN, để được như
như thế nào trong việc giữ gìn thế:
sự trong sáng của tiếng Việt ?
- Trước hết đòi hỏi phải có tình cảm yêu


HS: thảo luận và nêu lên ý mến và ý thức quí trọng TV.
kiến của mình
- Phải xem “ Tiếng nói là thứ của cải vô

Bổ sung


2

GV: nhận xét, bổ sung.

cùng lâu đời và vô cùng quí báu của
dân tộc…”
- Mỗi người cần có những hiểu biết cần
thiết về TV. Đó là những hiểu biết về
chuẩn mực và quy tắc của TV ở các
phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ,
đặt câu, tạo lập văn bản…
- Bản thân phải tự trau dồi, học hỏi:
+ Tránh những lời nói thô tục, lai căng,
kệch cởm.
+ Biết cách tiếp nhận có chọn lựa tiếng
nước ngoài.
+ Làm cho TV trở nên giàu có hơn,
trong sáng hơn, góp phần vào sự phát
triển và giao lưu quốc tế trong giai đoạn
hiện nay.
* GHI NHỚ : SGK trang 44

HS đọc ghi nhớ SGK trang 44

* Luyện tập, kiểm tra đánh giá:
BT1: (sgk trang 44)
Câu a : không trong sáng do lẫn lộn giữa trạng ngữ với chủ ngữ của động từ.
Câu b,c,d: là những câu trong sáng: thể hiện rõ các thành phần ngữ pháp và các quan hệ
ý nghĩa trong câu.
BT2: Trong lời quãng cáo, người viết dùng tới ba hình thức cho cùng một nội dung: ngày
lễ tình nhân, ngày valentine, ngày tình yêu. Tiếng Việt có hình thức biểu hiện thoả đáng
là ngày tình yêu, nên việc dùng từ nước ngoài Valentine không thật cần thiết. Còn hình
thức ngày lễ tình nhân thì lại thiên nói về con người, không có được sắc thái ý nghĩa cao
đẹp là nói về tình người như hình thức ngày tình yêu. Vì thế giữa hai hình thức đó nên
dùng ngày tình yêu.


3

4. Củng cố: nhắc các kiến thức vừa học.
5. Dặn dò:
- Xem lại nội dung bài học. Đọc các bài đọc thêm trong sgk.
- Chuẩn bị trước bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của
dân tộc.
+ Tóm tắt tiểu sử tác giả Phạm Văn Đồng, hoàn cảnh, mục đích sáng tác văn bản
(Tiểu dẫn).
+Bố cục văn bản.
+ Xác định các luận cứ, luận điểm trong từng phần.



×