ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
*****************
PHẠM NGỌC THẠNH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG
MỘC KIM BỒNG Ở THÀNH PHỐ HỘI AN,
TỈNH QUẢNG NAM
( Thuộc nhóm ngành: KHXH&NV )
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn:
TH.S NGUYỄN THANH TƯỞNG
Đà Nẵng, 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
*****************
PHẠM NGỌC THẠNH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG
MỘC KIM BỒNG Ở THÀNH PHỐ HỘI AN,
TỈNH QUẢNG NAM
( Thuộc nhóm ngành: KHXH&NV )
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn:
TH.S NGUYỄN THANH TƯỞNG
Đà Nẵng, 2018
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ ..................................................................1
BẢNG SỐ LIỆU ............................................................................................................1
A. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................2
2. Mục tiêu của đề tài: ...................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................... 2
5. Phạm vị nghiên cứu: ..................................................................................................3
6. Lịch sử nghiên cứu: ...................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
7.1. Phương pháp khảo sát thực địa .........................................................................3
7.2. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu, tư liệu ............................3
7.3. Phương pháp điều tra xã hội ..............................................................................3
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................4
B. PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ .............................................................................................................................5
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ ....................................................................5
1.1.1. Khái niệm làng nghề ........................................................................................5
1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề..........................................................................7
1.1.3. Phân loại làng nghề ..........................................................................................8
1.1.3.3. Theo phương thức sản xuất và loại hình sản phẩm .....................................8
1.1.4. Những đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam ..........................................9
1.1.5. Vai trò của phát triển làng nghề đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
....................................................................................................................................11
1.1.6. Các nhân tố ảnh hướng tới sự phát triển làng nghề ...................................14
1.1.6.1. Nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường .............................................14
1.1.6.3. Trình độ nghệ nhân và đội ngũ lao động ...................................................15
1.1.6.4. Chính sách nhà nước ..................................................................................15
1.1.6.5. Các nhân tố khác ........................................................................................16
1.2. THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH QUẢNG NAM ......17
3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG MỘC KIM BỒNG Ở.........19
THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM ........................................................19
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HỘI AN
.......................................................................................................................................19
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ..........................................................................................19
2.1.1.1.Vị trí địa lý ..................................................................................................19
2.1.1.2. Khí hậu .......................................................................................................19
2.1.1.3. Thủy văn ....................................................................................................20
2.1.1.4. Sinh vật ......................................................................................................20
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ............................................................ 21
2.1.2.1.Tình hình kinh tế .........................................................................................21
2.1.2.2. Tình hình xã hội .........................................................................................21
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG MỘC KIM BỒNG Ở THÀNH PHỐ
HỘI AN .........................................................................................................................22
2.2.1. Đặc trưng của sản phẩm làng mộc ............................................................... 22
2.2.2. Vốn sản xuất ...................................................................................................23
2.2.3. Nguyên liệu sản xuất ......................................................................................24
2.2.4. Mặt bằng sản xuất ..........................................................................................24
2.2.5. Lao động của làng mộc ..................................................................................25
2.2.6. Lượng khách đến làng mộc ...........................................................................26
2.2.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng mộc ......................................................28
2.2.8. Chính sách phát triển làng mộc ....................................................................29
2.2.9. Đánh giá chung ............................................................................................... 30
2.2.9.1. Những ưu điểm ..........................................................................................30
2.2.9.1. Những tồn tại ............................................................................................. 32
2.2.9.3. Nguyên nhân .............................................................................................. 33
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG MỘC KIM
BỒNG Ở THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM........................................35
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG MỘC KIM BỒNG Ở THÀNH PHỐ
HỘI AN .........................................................................................................................35
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG MỘC KIM BỒNG Ở THÀNH PHỐ HỘI
AN .................................................................................................................................36
3.2.1. Giải pháp về thị trường sản phẩm ................................................................ 36
3.2.2. Giải pháp về vốn ............................................................................................. 37
4
3.2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ...........................................................37
3.2.4. Giải pháp về cung cấp nguyên liệu ............................................................... 38
3.2.5. Giải pháp phát triển bền vững về môi trường.............................................38
3.2.6. Giải pháp về mặt bằng sản xuất ...................................................................39
3.2.7. Giải pháp về cơ chế chính sách .....................................................................39
C.
KẾT LUẬN ........................................................................................................42
PHẦN PHỤ LỤC .........................................................................................................46
5
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ
BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế của thành phố Hội An và các ngành từ năm 2013 –
2017
Bảng 2.2. Lượt khách đến với làng nghề (2012 – 2016)
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện lượng khách đến làng mộc Kim Bồng từ năm 2012 2016 ( người)
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện các quốc gia đến với làng mộc Kim Bồng
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Các làng nghề trên địa bàn thành phố Hội An đã có lịch sử hình thành và phát triển
từ khá lâu. Hiện nay, số lượng làng nghề ở thành phố Hội An là không nhiều, tập trung
chủ yếu vùng ven. Các làng nghề ở Hội An đã có bước phát triển nổi bậc, trong đó có
làng mộc Kim Bồng, một trong những làng nghề không thể không nhắc khi nói đến
Hội An, tuy nhiên làng nghề vẫn còn một số hạn chế, quy mô sản xuất còn nhỏ, phân
tán, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng và mẫu mã sản
phẩm chưa đáp ứng thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, trình độ tay nghề
của người lao động chưa cao, thu nhập trong các làng nghề chưa đủ sức thu hút người
lao động, quy mô lao động làm nghề ngày càng giảm. Con người của làng nghề cần
cù, chịu khó, có tay nghề, hơn nữa, làng mộc nằm trong thành phố Hội An là một di
sản văn hoá thế giới, là địa bàn có vị trí thuận lợi ở gần 2 di sản văn hoá thế giới cố đô
Huế và khu đền tháp Mỹ Sơn, là trung đểm giao lưu của cả nước tạo điều kiện thuận
lợi cho việc giao lưu hàng hoá, du lịch. Tuy nhiên, địa phương và làng môc Kim Bồng
vẫn chưa khai thác hết lợi thế và tiềm năng sẵn có của mình.Xuất phát từ những lý do
trên nên tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển làng mộc Kim Bồng ở
Thành phố Hội An, tỉnh Quảng nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá được thực trạng phát triển làng nghề mộc Kim Bồng ở thành phố Hội
An, chỉ ra được những mặt mạnh và các điểm yếu của quá trình phát triển
- Đề xuất được các giải pháp để phát triển làng nghề mộc Kim Bồng ở thành phố
Hội An, tỉnh Quảng Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về phát triển làng nghề truyền thống: làng mộc
Kim Bồng
- Phân tích, đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của
làng mộc Kim Bồng
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất của làng nghề
trên địa bàn thành phố Hội An trong thời gian tới.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng và giải pháp phát triển làng mộc
Kim Bồng
2
5. Phạm vị nghiên cứu:
- Không gian : làng mộc Kim bồng tại thành phố Hội An
- Thời gian: từ năm 2015 cho đến nay và định hướng đến năm 2020
6. Lịch sử nghiên cứu:
Đã có nhiều đề tài của nhiều các tác giả khác nhau nghiên cứu tương tự như đề tài của
chúng tôi. Sau đây là một số đề tài chúng tôi thu thập được:
- Đề tài: “Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam”
của Phan Văn Anh – Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học Đà Nẵng
- Đề tài: “Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”
- Đề tài: “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở vùng ven thủ đô Hà Nội” của tác giả Mai Thế Hởn.
- Đề tài: “Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng - thực trạng và giải pháp” của Thạc sĩ Vũ Thị Hà năm 2002.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu về thưc trạng và giải pháp phát triển làng mộc Kim Bồng ở Thành
phố Hội An, tỉnh Quảng nam, đề tài lựa chọn những phương pháp nghiên cứu chính.
7.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Mục đích của phương pháp nghiên cứu này là thu thập thông tin và biết được
thông tin sơ bộ tình hình phát triển làng mộc Kim Bồng ở TP.Hội An. Địa điểm thực
hiện tại làng nghề nêu trên.
7.2. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu, tư liệu
Là phương pháp thu thập toàn bộ số liệu. thông tin (doanh thu, số lượt khách…)
sau đó tiến hành xử lý, đánh giá tài liệu thu thập được. Các thông tin này được chúng
tôi thu thập được ở cơ quan: tổng cục thống kê ở TP.Hội An, tổng cục du lịch …
Với các số liệu thu thập được cần phải tổng hợp, xử lí và phân tích để nghiên cứu
đề tài. Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu là một trong bước cơ bản để nghiên cứu.
Bản thân số liệu là những số liệu thô qua xử lý phân tích thông tin tạo thành tri thức.
Đây là điều mà các đề tài nghiên cứu mong muốn.
7.3. Phương pháp điều tra xã hội
Phương pháp thu thập thông tin về mối quan hệ giữa đề tài và thực tế nhằm hiểu
rõ hơn hoàn cảnh thực tế của đề tài. Và đưa ra hướng phát triển đề tài cho phù hợp.
3
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Bài luận phân tích rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề. Đánh giá thực
trạng phát triển làng nghề ở thành phố Hội An giai đoạn 2013 cho đến nay. Trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp để phát triển làng nghề mộc Kim bồng ở Hội An trong thời
gian đến.
Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc phát triển làng
nghề ở Hội An.
4
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ
1.1.1. Khái niệm làng nghề
Quan niệm thứ nhất: làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt
động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu. Nhưng với quan niệm như vậy thì
làng nghề đó hiện nay không còn nhiều.
Quan niệm thứ hai: làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không
nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều khi
cũng là người làm nghề nông. Nhưng do yêu cầu chuyên môn hoá cao đã tạo ra những
người thợ chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại làng nghề hay phố
nghề ở nơi khác. Quan niệm về làng nghề như vậy là chưa đủ, điều đó nói lên rằng
không phải bất cứ làng nào có vài ba lò rèn hay vài ba gia đình làm nghề mộc, nghề
dệt … đều là làng nghề. Để xác định đó có phải là làng nghề hay không, cần xem xét
tỷ trọng lao động hay số hộ làm nghề so với toàn bộ lao động và hộ ở làng hay tỷ trọng
thu nhập từ ngành nghề so với tổng thu nhập của làng.
Quan niệm thứ ba: làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ
nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ
trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, theo kiểu hệ thống doanh
nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề. Song ở đây chưa phản ánh đầy đủ tính chất của
làng nghề; nó là một thực thể sản xuất kinh doanh tồn tại và phát triển lâu đời trong
lịch sử là một đơn vị kinh tế TTCN có tác dụng to lớn đối với đời sống kinh tế - văn
hoá - xã hội một cách tích cực.
Từ cách tiếp cận trên cho thấy quan niệm về làng nghề liên quan đến các nghề
thủ công cụ thể. Tên gọi của làng nghề gắn liền với tên gọi của các nghề thủ công như
nghề gốm sứ, đúc đồng, khảm trai, kim hoàn, dệt vải, dệt tơ lụa, … Trước đây, quan
niệm làng nghề chỉ bao hàm các nghề thủ công nghiệp, ngày nay, khi mà trên thế giới
khu vực dịch vụ đóng vai trò quan trọng và trở thành lĩnh vực chiếm ưu thế về mặt tỷ
trọng, thì các nghề dịch vụ trong nông thôn cũng xếp vào các làng nghề. Như vậy,
trong làng nghề sẽ có loại làng một nghề và làng nhiều nghề, tuỳ theo số lượng ngành
nghề thủ công và dịch vụ có ưu thế trong làng. Làng một nghề là làng duy nhất có một
nghề xuất hiện và tồn tại, hoặc có một nghề chiếm ưu thế tuyệt đối, các nghề khác chỉ
có ở một vài hộ không đáng kể. Làng nhiều nghề là làng xuất hiện và tồn tại nhiều
5
nghề có tỷ trọng các nghề chiếm ưu thế gần như tương đương nhau. Trong nông thôn
Việt Nam trước đây loại làng một nghề xuất hiện và tồn tại chủ yếu, loại làng nhiều
nghề gần đây mới xuất hiện và có xu hướng phát triển mạnh. Từ các quan niệm trên
đây, có thể khái quát về khái niệm làng nghề như sau:
Làng nghề được hiểu là “một địa bàn hay khu vực dân cư sinh sống trong một
làng (thôn, tương đương thôn) có hoạt động cùng ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, sản xuất ở từng hộ gia đình hoặc các cơ sở trong làng; có sử dụng nguồn
lực trong và ngoài địa phương, phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu
nhập chủ yếu của người dân trong làng”.
Làng nghề truyền thống:
Các làng nghề truyền thống có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, tồn tại cho
đến nay. Tuy nhiên, vẫn chưa có một khái niệm chính thống:
- Quan niệm thứ nhất: Làng nghề truyền thống là một cộng đồng dân cư, được cư
trú giới hạn trong một địa bàn tại các vùng nông thôn tách rời khỏi sản xuất nông
nghiệp, cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công có truyền thống lâu đời để sản xuất ra
một hoặc nhiều loại sản phẩm bán ra thị trường để thu lợi. Quan niệm này mới thể hiện
được yếu tố truyền thống lâu đời của làng nghề, còn những làng nghề mới, nhưng tuân
thủ yếu tố truyền thống của vùng hay của khu vực chưa được đề cập đến.
- Quan niệm thứ hai: LNTT là những làng nghề làm thủ công có truyền thống lâu
năm, thường là qua nhiều thế hệ. Quan niệm này cũng chưa đầy đủ. Bởi vì khi nói đến
LNTT ta không thể chú ý tới các mặt đơn lẻ, mà chú trọng đến nhiều mặt trong cả
không gian và thời gian, nghĩa là quan tâm đến tính hệ thống, toàn diện của làng nghề
đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩm, kỹ thuật sản xuất và thủ pháp
nghệ thuật.
- Quan niệm thứ ba: LNTT là những làng có tuyệt đại dân số làm nghề cổ truyền.
Nó được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được nối tiếp từ thế hệ
này sang thế hệ khác kiểu cha truyền con nối, hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm.
Trong làng sản xuất mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài ba và một nhóm
người có tay nghề giỏi làm hạt nhân để phát triển nghề. Đồng thời, sản phẩm làm ra
mang tính tiêu biểu độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng và đậm nét văn hoá dân tộc. Thu nhập
từ nghề chiếm tỷ trọng 60% trở lên trong tổng thu nhập của gia đình và giá trị sản
lượng của nghề chiếm trên 50% giá trị của địa phương (thôn, làng).
Như vậy có thể nói: làng nghề truyền thống là một cộng đồng dân cư, được cư
trú giới hạn trong một địa bàn tại các vùng nông thô, tách rời khỏi sản xuất nông
6
nghiệp, cùng làm một hay nhiều nghề thủ công có tính truyền thống lâu đời, để sản
xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm bán ra thị trường để thu lợi nhuận. Những làng nghề
truyền thống lâu đời, nổi tiếng trước đây, nhưng hiện nay phát triển cầm chừng, không
ổn định, gặp nhiều khó khăn, thậm chí có những làng nghề đã và đang mai mọt cũng
được coi là làng nghề truyền thống.
1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề
- Hai tiêu chí cơ bản phản ánh quy mô hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp là
giá trị sản xuất và lao động làm nghề. Ngành nghề phi nông nghiệp gắn liền với làng
nên phải tính tỷ lệ lao động hay số hộ và thu nhập từ làm nghề làm nghề trong tổng số
lao động (hay tổng số hộ) và trong tổng số thu nhập của làng.
- Đối với loại ngành nghề khác nhau thì tỷ lệ lao động làm nghề cũng khác nhau,
song với làng nghề truyền thống theo điều tra của Bộ Lao động Thương binh Xã hội tỷ
lệ này thấp nhất là 30 - 35 %. Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỷ lệ này
phải chiếm 30% trở lên.
- Về thu nhập từ làm nghề, hầu hết các nghiên cứu để cho rằng thu nhập từ ngành
nghề phi nông nghiệp cần phải chiếm ít nhất 50% tổng thu nhập của làng mới đạt tiêu
chuẩn làng nghề.
- Làng nghề được công nhận ( theo thông tư 116/2006/TT – BNN) của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn phải đạt 3 tiêu chí sau:
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận
+ Chấp hành tốt chính sách và pháp luật của nhà nước.
Như vậy, tiêu chí công nhận làng nghề gồm có những tiêu chí cụ thể sau:
- Làng đó phải có nghề mang tính đặc thù, có một số người (hay nhóm người)
giỏi nghề. Những sản phẩm sản xuất ra phải có tính đặc thù riêng của làng đó.
- Phải có một hay một nhóm người giỏi nghề làm hạt nhân để phát triển một nghề
nào đó.
- Phải tìm được nguồn nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất của làng.
- Phải lựa chọn được một mặt hàng nào đó đáp ứng với nhu cầu thị trường và phù
hợp với điều kiện sản xuất của làng.
7
- Phải có số vốn ban đầu để mua nguyên liệu và chuẩn bị các điều kiện cho sản
xuất.
- Làng phải có cơ sở vật chất, hạ tầng nhất định.
- Giá trị sản xuất của làng nghề chiếm tỷ trọng trên 70% tổng giá trị sản xuất của
làng.
- Số lao động làm nghề (ở độ tuổi lao động) là trên 30% so với tổng số lao động
của làng.
1.1.3. Phân loại làng nghề
Việc phân loại làng nghề gặp những khó khăn bởi tính đa dạng và quy mô, lĩnh
vực và lịch sử hình thành; tùy theo các tiêu chí khác nhau sẽ có cách phân loại là ngày
khác nhau:
1.1.3.1. Theo lịch sử hình thành và phát triển làng nghề
- Làng nghề truyền thống: xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử từ hàng trăm năm
hoặc lâu hơn nữa và tồn tại cho đến hiện nay.
- Làng nghề mới: là làng nghề xuất hiện do sự phát triển, lan tỏa của các làng
nghề truyền thống trong những năm gần đây, là kết quả của quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn.
1.1.3.2. Theo sản lượng nghề
- Làng một nghề: ngoài nghề nông chỉ có thêm một nghề phi nông nghiệp xuất
hiện, tồn tại và chiếm ưu thế tuyệt đối.
- Làng nhiều nghề: là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề có tỉ trong chiếm ưu
thế gần như tương đương nhau. Loại làng nhiều nghề gần đây mới xuất hiện và có xu
hướng phát triển nhanh.
1.1.3.3. Theo phương thức sản xuất và loại hình sản phẩm
- Làng nghề thủ công: làm ra các mặt hàng sử dụng thường nhập như mây tre
đan, dao, kéo,chiếu,… sản xuất thủ công bằng tay và các dụng cụ đơn giản
- Là nghề thủ công mỹ nghệ như: sản xuất các mặt hàng có giá trị văn hóa
trang trí như đồ khảm, chạm khắc và đồ mỹ nghệ như thêu ren, dệt thảm, giác vàng
bạc,…
- Làng nghề công nghiệp tiêu dùng: sản xuất các mặt hàng bán thành sản phẩm
như mặt hàng sản xuất giấy, dệt, may mặc gốm sứ, tái chế nhựa, kim loại, thuộc gia,…
- Làng nghề chế biến lương thực - thực phẩm: chế biến các loại nông sản như
xay xát, sản xuất bún, nấu rượu,…
8
- Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng như: sản xuất các vật liệu xây dựng
như gạch, ngói, vôi, cát,…
- Làng nghề buôn bán dịch vụ như: chuyên buôn bán lẻ, cung cấp các dịch vụ
liên quan.
1.1.3.4. Theo quy mô làng nghề
- Làng nghề quy mô lớn hơn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một nghề
hoặc cùng một không gian địa lý lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề ở đó có
các làng nghề, có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lực lượng
lao động tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động đến làm thuê.
- Làng nghề quy mô nhỏ, là trong phạm vi một làng theo địa giới hành chính.
Ở làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp, được
truyền nghề theo phạm vi dòng tộc
1.1.3.5. Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề
- Các làng nghề vừa sản xuất cho nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghề
phi nông nghiệp.
- các làng nghề thủ công chuyên nghiệp.
- Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.
1.1.4. Những đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam
Nhìn chung xuất phát từ thực tiễn hiện nay thì các làng nghề truyền tống có
những đặc điểm sau:
- Hoạt động làng nghề truyền thống gắn liền với làng quê và sản xuất nông
nghiệp:
Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, các nghề thủ công truyền thống dần
dần xuất hiện với tư cách là nghề phụ, việc phụ trong các gia đình nông dân và nhanh
chóng phát triển ở nhiều làng quê. Thời gian người lao động ở làng quê dành cho hoạt
động sản xuất nông nghiệp (do ruộng đất bình quân thấp, đặc điểm mùa vụ của cây
trồng), năng suất lao động nông nghiệp thấp đã không đảm bảo thu nhập đủ sống cho
người nông dân. Vì vậy, nhu cầu tạo việc làm để có thêm thu nhập ngoài sản xuất
nông nghiệp trở thành cấp thiết. Đồng thời, do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp
đã tạo ra một sự dư thừa lao động trong một thời gian nhất định; trong khi đó, ngay
trên thị trường địa phương có nhu cầu về sản phẩm tiểu thủ công nghiệp để phục vụ
cho tiêu dùng, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nguồn nguyên liệu phục vụ cho các
nghề thủ công lại tương đối dồi dào … tất cả những điều đó đã thúc đẩy các hoạt động
9
tiểu thủ công nghiệp, ban đầu phục vụ nhu cầu của gia đình mang tính tự sản tự tiêu,
sau phát triển thành hoạt động có quy mô nhiều gia đình cùng tham gia và như vậy
LNTT hình thành và phát triển.
- Có truyền thống lâu đời
Đặc trưng của LNTT Việt Nam là có truyền thống lâu đời. Theo các tư liệu lịch
sử, thời Phùng Nguyên khoảng năm 3000 trước công nguyên, người Việt cổ đã phát
minh và sáng chế ra hầu hết các kỹ thuật chế tác một số công cụ như đồ đá, đồ gốm,
… thời Đông Sơn từ năm 3000 đến năm 258 trước công nguyên, người Việt đã phát
minh ra công thức luyện đồng thau, đồng thanh và đúc được trống đồng Đông Sơn, sản
phẩm chứng minh cho nghề truyền thống thời bấy giờ. Sau đó đến thời kỳ Bắc thuộc,
thời kỳ Pháp thuộc các LNTT dần dần định hình và cũng có nhiều biến động. Sau ngày
hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954), giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1975)
tới nay, LNTT nước ta chịu nhiều biến động về công nghệ, thị trường, chiến tranh, cơ
chế chính sách và có nhiều bước thăng trầm nhất định, có lúc phát triển mạnh mẽ về
sản lượng, quy mô, đa dạng hoá các ngành nghề, nhưng có thời kỳ bị tác động mạnh
mẽ bởi các yếu tố và bị mai một. Song vào thập niên 80, đầu thập niên 90, do nhiều
nguyên nhân khác nhau sản xuất tiểu thủ công nghiệp nói chung, sản xuất ở các LNTT
nói riêng giảm sút nghiêm trọng, thậm chí một số LNTT bị tan rã. Tới những năm gần
đây, LNTT cả nước đang được khôi phục và từng bước phát triển. Như vậy, hầu hết
các làng nghề, LNTT và các làng nghề mới hoặc các làng nghề mới được phục hồi,
tính truyền thống thể hiện rất rõ.
- Có bản sắc văn hoá của Việt Nam
Một đặc điểm khác hết sức quan trọng của LNTT là hàng hoá của làng, đặc biệt
là hàng thủ công mỹ nghệ mang bản sắc truyền thống, có tính khác biệt, tính riêng,
mang phong cách của mỗi nghệ nhân và nét văn hoá đặc trưng địa phương, tồn tại
trong sự giao lưu với cộng đồng. Hàng chạm trổ trên từng chất liệu khác nhau (gỗ, đá,
sừng, xương, …), hàng sơn (sơn quang, sơn thếp vàng bạc, sơn mài), hàng thêu, dệt (tơ
lụa, chiếu, thảm), hàng mây tre đan, kim hoàn, đồ chơi, … ở mỗi LNTT đều có bản sắc
riêng, từng nghệ nhân cũng có những nét riêng. Những nét riêng đó được thử thách
qua thời- Xưởng sản xuất: Nhà xưởng thường là bán kiên cố, xây tạm và xây ngay trên
phần đất vườn. Thực tế cho thấy các cơ sở sản xuất nhỏ xen lẫn các khu dân cư hoặc
thành cụm, không có ranh giới rõ rệt giữa khu sản xuất và khu sinh hoạt tại cơ sở. Điều
này đã làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đặc biệt là sinh hoạt của người
dân.
10
Ngoài ra có những đặc điểm cụ thể:
- Lao động: Đặc điểm chung của lực lượng lao động trong các làng nghề là tận
dung triệt để lao động trong và ngoài độ tuổi, phân theo tính chuyên môn hóa từng
khâu, từng công đoanh của quá trình sản xuất. Ở những làng nghề sản xuất phát triển
mạnh, ngoài việc tận dung lao động tại địa phương còn thu nhận thêm các lao động từ
làng xã bên cạnh và ngoài tỉnh. Đa số các lao động đều chưa qua đào tạo nên dẫn đến
chất lượng sản phẩm thấp, chưa đạt yêu cầu.
- Sản phẩm làng nghề: Đã có một nhận xét rằng: “Hiện nay, chế độ gia công bao
mua độc quyền đã đánh đồng tất cả thợ thủ công; từ nghệ nhân đến thợ đều thành
người làm thuê; lệ thuộc vào những loại hàng giá rẻ; số lượng nhiều, các sản phẩm
độc đáo, tinh xảo không có điều kiện được thực hiện và không có nơi tiêu thụ. Mọi
quy cách của hàng mẫu với những định mức kỹ thuật được định trước, trong đó có
nhiều mẫu kém thẩm mĩ hoạc bắt chước nước ngoài đã làm cho truyền thống bị lu
mờ”. Sản phẩm thiếu đi nét tinh xảo, đặc trưng vốn có, bị đánh mất yếu tố truyền
thống sẽ làm tăng nguy cơ thất truyền ở các làng nghề.
- Thị trường nguyên liệu: Trước đây, nguồn nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất
tại làng nghề thường được cung ứng tại chố. Nhưng hiện nay, đa số các cơ sở sản xuất
đều thu mua nguyên liệu thông các con buôn, thị trường nguyên liệu ngày một khan
hiếm lại không ổn định đã kiềm hãm sự phát triển sản xuất tại các làng nghề.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Phần lớn thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề
thường nhỏ lẻ, phạm vi hẹp, thị trường xuất khẩu không có, sản phẩm của làng nghề
đến với người tiêu dùng thực tế còn kém, tình trạng ứ đọng hàng hóa thường xảy ra
làm cho sản phẩm bị đình đốn ở mức độ khác nhau ở mỗi làng nghề.
- Kỹ thuật sản xuất: Hầu hết các làng nghề đã sử dụng những thành tựu kỹ thuật
và công nghệ hiện đại vào sản xuất như: ánh sáng điện, mô tơ điện (cho các khâu sản
xuất có trục quay), khoan, mài, cưa, bào ( nghề mộc),… hay các loại hóa chất cho
nghề nhộm. Công nghệ truyền thống có nguy cơ bị thất truyền, tính chất bí truyền bị
phá vỡ thì nghề thủ công truyền thống sẽ nhanh chóng trở thành nghề hiện đại.
- Môi trường: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm tính đặc thù của hoạt
động sản xuất theo ngành nghề, loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp tới môi
trường nước, khí, đất trng khu vực dân sinh.
1.1.5. Vai trò của phát triển làng nghề đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hóa kinh
tế
11
Quá trình phát triển của các làng nghề truyền thống đã có vai trò tích cực góp
phần tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hoạch tỉ
trọng sản phẩm nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất có thu nhập còn rất thấp
sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Như vậy, khi ngành nghề thủ
công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp
thuần nhất mà bên cạnh đó là các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng
tồn tại và phát triển.
Nếu xem xét trên góc độ của sự phân công lao động thì làng nghề truyền thống
đã có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Chúng không chỉ cung cấp tư liệu
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn tác động chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ
ngành nông nghiệp. Khi các ngành nghề chế biến phát triển, yêu cầu nguyên liệu từ
nông nghiệp nhiều hơn, đa dạng hơn và chất lượng cao hơn. Do đó, trong nông nghiệp
hình thành những bộ phận nông nghiệp chuyên canh hóa, tạo ra năng suất lao động cao
và nhiều sản phẩm hàng hóa. Đồng thời, người nông dân trước yêu cầu tăng lên của
sản xuất sẽ tự thấy nên đầu tư vào lĩnh vực nào lợi nhất. Như vậy quá trình chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã được thực hiện dưới tác động của sản xuất và nhu
cầu thị trường.
- Giải quyết việc làm ở nông thôn, nâng cao thu nhập cho người lao động, giúp
chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ
Yêu cầu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở nông thôn, tạo việc làm nâng cao
đời sống cho dân cư ở nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay của nước ta. Do diện
tích đất bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực
nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao.
- Cung cấp một khối lượng hàng hóa cho xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế
Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn sẽ tạo điều kiện cho
việc phát huy một cách tối đa mọi nguồn lực sẵn có ở khu vực nông thôn như nguồn
lực tự nhiên, nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm năng vốn, các nguyên liệu sẵn có
ở địa phương,… phục vụ sản xuất. Do đó, sản xuất được đẩy mạnh và tạo ra ngày càng
nhiều hàng hóa có chất lượng cao, đa dạng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống.
Mặt khác, sản xuất trong các làng nghề truyền thống tương đối năng động và gắn chặt
với nhu cầu thị trường, vì vậy mà sản xuất của làng nghề truyền thống mang tính
chuyên môn hóa cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Điều này dẫn đến tỷ trọng sản
xuất sản phẩm hàng hóa ở các làng nghề truyền thống thường cao hơn rất nhiều so với
các làng thuần nông và khối lượng hàng hóa sản xuất ra cũng lớn hơn nhiều.
12
Sản phẩm của làng nghề truyền thống có giá trị kinh tế và xuất khẩu, nên việc
phát triển làng nghề truyền thống góp phần cùng sản xuất nông nghiệp làm tăng trưởng
kinh tế ở nông thôn. Người có có trí tuệ, có vốn thì làm chủ hoặc là thợ cả, người
không có vốn, trình độ thì làm những công việc đơn giản, phục vụ hoặc dịch vụ. Cho
nên phát triển làng nghề truyền thống là thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo
trong trong khu vực nông thôn.
- Tận dụng nguồn lực phát huy thế mạnh nội lực của địa phương
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của sự phát triển.
Nguồn lực ở làng nghề truyền thống bao gồm nghệ nhân, những người thợ thủ công và
những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Khả năng cạnh tranh, sức sống của không ít sản
phẩm làng nghề truyền thống như tơ lụa, dệt, mộc,… chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tài
hoa, tay nghề của người lao động
Mỗi làng nghề truyền thống thường có những thợ cả, nghệ nhân vật thầy họ giữ
vai trò quan trọng trong việc giữ gìn làng nghề, truyền nghề. Tuy nhiên, số lượng
những người giỏi nghề ngày một ít đi. Trong khi đó, kinh nghiệm nghề nghiệp được
coi là bí mật chỉ được truyền cho con cháu trong gia đình dòng họ. Điều này đã cản trở
không nhỏ đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó, nghề
thủ công nghiệp cho phép khai thác triệt để hơn các nguồn lực của địa phương, cụ thể
là lao động, tiền vốn. Làng nghề truyền thống có thể làm được điều này vì nó có quy
mô nhỏ và vừa dễ thay đổi, chuyển hướng kinh doanh phù hợp hơn.
Một khi làng nghề truyền thống ở nông thôn phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra một đội
ngũ lao động có tay nghề cao với lớp nghệ nhân mới. Thông qua lực lượng này để tiếp
thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, làm cho sản
phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn. Như
vậy, các làng nghề thủ công phát triển mạnh nó càng có điều kiện để đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Hơn nữa, khi cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường và
hiện đại, chính là tạo điều kiện cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công
nghiệp, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật. Đồng thời trình độ văn hóa của người lao
động ngày một nâng cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ trong làng nghề truyền thống.
Bởi vậy, phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tùy
thuộc rất nhiều vào việc xây dựng đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi và việc truyền nghề cho
ra những lao động trẻ tuổi
- Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn giá trị văn
hóa dân tộc của địa phương
13
Khai thác được những tiềm năng cũng như phát huy được lợi thế so sánh, lợi thế
nhờ quy mô ở từng vùng, từng địa phương góp phần thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn nói riêng.
Như vậy, làng nghề truyền thống không chỉ là nơi sản xuất ra hàng hóa mà còn
chứa đựng những tiềm ẩn giá trị văn hóa tinh thần, truyền thống văn hóa của dân tộc
được lưu truyền bao đời nay. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc
phát triển làng nghề truyền thống còn là cơ sở để tổ chức du lịch làng nghề thu lợi
nhuận cao, có khả năng thu hút đông đảo du khách tìm hiểu, chiêm ngưỡng những nét
văn hóa, những sản phẩm truyền thống của dân tộc.
Như vậy: Làng nghề truyền thống là bộ phận quan trọng của công nghiệp nông
thôn và là một giải pháp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nó được
thể hiện ở các mặt sau đây:
- Phát triển làng nghề truyền thống góp phần giải quyết việc làm hạn chế di chuyển lao
động từ nông thôn ra thành thị nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân ở
vùng nông thôn.
- Tạo ra nguồn tạo ra một khối lượng hàng hóa phong phú đa dạng phục vụ tiêu dùng
và sản xuất khẩu tăng nguồn thu ngân sách.
- Làm chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nghị
quyết Đảng lần thứ VIII, một trong những nội dung của công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông thôn có nêu: “Phát triển các ngành nghề, các làng nghề truyền thống và các
ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất
khẩu,…”.
- Góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lịch sử Nông thôn Việt Nam đã
ghi nhận, sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống tạo nên những nét đặc
sắc của văn hóa làng xã.
- Tạo mối liên hệ tương hỗ giữa các làng nghề và du lịch, là cầu nối trong quan hệ giữa
ngành du lịch và làng nghề truyền thống, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.
1.1.6. Các nhân tố ảnh hướng tới sự phát triển làng nghề
1.1.6.1. Nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường
- Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của làng nghề truyền
thống.
- Làng nghề truyền thống cũng là một ngành sản xuất và bất kỳ một ngành sản
xuất nào cũng đều tuân thủ theo quy luật cung - cầu.
14
- Sự phát triển của làng nghề truyền thống xuất phát từ yếu tố thị trường, và
điều tất yếu là nếu không có nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm của làng nghề
thì làng nghề đó cũng không thể đứng vững tồn tại và phát triển được.
1.1.6.2. Trình độ công nghệ
Đây là nhân tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường:
- Xuất phát từ đặc điểm là ngày mang tính gia truyền, lao động thủ công là chủ
yếu, tuy thời gian gần đây có một số cơ sở làng nghề để tự cải tiến dây chuyền thiết bị
ở một số khâu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên thiết bị đa phần là tự chế, tự lắp ráp,
theo phương pháp gia truyền nên sản lượng còn thấp, chi phí lao động sống cao dẫn
đến giá thành sản phẩm không phù hợp với người tiêu dùng từ đó đã hạn chế sự cạnh
tranh trên thị trường.
- Những năm gần đây, với sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công
nghệ hiện đại nên chất lượng, sản lượng của ngành truyền thống đã tăng lên, giá thành
sản phẩm cũng mềm hơn, đã làm tăng tính cạnh tranh cho thị trường, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và tính độc hại cho người lao động.
- Nhưng chúng ta chỉ áp dụng công nghệ hiện đại ở một số công đoạn phải mất
nhiều công sức như: cưa, xẻ trong nghề mộc dân dụng; nghiền trộn đất trong nghề gốm
sứ, gọt, dũa trong nghề chạm trỗ…Từng bước thay thế trong sản xuất quy trình công
nghệ mới, tuy nhiên có những công đoạn này máy móc không thể thay thế được bởi lẽ
không tạo được những nét riêng, độc đáo trong từng sản phẩm truyền thống. Như vậy,
áp dụng công nghệ hiện đại nhưng vẫn duy trì phát huy những bàn tay tài hoa điêu
luyện thì mới đảm bảo yếu tố truyền thống tại các làng nghề truyền thống.
1.1.6.3. Trình độ nghệ nhân và đội ngũ lao động
Đây là yếu tố làm nên nét riêng, độc đáo, nét truyền thống tại các làng nghề:
- Tuy nhiên hiện nay số lượng thợ giỏi ngày một ít đi, kinh nghiệm nghề
nghiệp là một bí mật nghề nghiệp chỉ được truyền lại cho con cháu trong dòng họ.
Tính bảo thủ đã làm ảnh hưởng đến chất lượng lao động, chất lượng sản phẩm và làm
tăng nguy cơ nghề bị mai một đi. Vì vậy, xây dựng đội ngũ lao động nghề và tôn vinh
các nghệ nhân kết hợp với động viên truyền nghề cho những người lao động trẻ nhằm
để phát triển làng nghề truyền thống hiện nay là một yêu cầu cần thiết.
1.1.6.4. Chính sách nhà nước
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hay suy vong của các
làng nghề:
15
- Hiện nay với các chính sách thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế độc lập,
tự chủ trong công nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân được phép thành lập thì các làng
nghề truyền thống có điều kiện phục hồi và phát triển
- Ngoài ra Đảng và nhà nước ta đã nghiện có nhiều chủ trương, chính sách
khuyến khích để phát triển làng nghề truyền thống, cụ thể như: “Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn”
bao gồm: đất đai, nguyên liệu phục vụ sản xuất, đầu tư tín dụng, thuế, thông tin thị
trường, tiêu thụ sản phẩm, khoa học công nghệ và môi trường chất lượng sản phẩm,
lao động và đào tạo. Nhờ vậy, đến nay làng nghề truyền thống gần như được trả lại
mảnh đất sống của mình.
Tóm lại, hòa mình trong nền kinh tế thị trường, làng nghề truyền thống có phát
triển được không là tùy thuộc rất lớn vào định hướng, các chính sách vĩ mô của nhà
nước.
1.1.6.5. Các nhân tố khác
- Về kết cấu hạ tầng (bao gồm giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, y tế,
giáo dục, văn hóa xã hội,…) là yếu tố quan trọng giúp làng nghề đổi mới công nghệ,
mở rộng giao lưu kinh tế với bên ngoài, tiếp cận nhanh với thị trường, nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh và làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Đa số ở các làng nghề truyền thống, kết cấu hạ tầng bó gọn trong kinh tế hộ.
Do vậy, nhà nước cần phải có nhiều hoạt động tích cực thì mới tạo được môi trường
thuận lợi cho các làng nghề phát triển hết khả năng mình.
- Về vốn: Sự phát triển của làng nghề không nằm ngoài ảnh hưởng của nhân tố
về vốn. Tuy nhiên, vốn của các hộ dân sản xuất ở làng nghề truyền thống thường rất
nhỏ lẻ, chủ yếu là vốn tự có trong gia đình, vay mượn của người thân nên quy mô sản
xuất nhỏ. Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh thì yêu cầu về vốn là cấp thiết. Các hộ
sản xuất cần phải có đủ vốn để đầu tư cải tiến máy móc thiết bị ở một vài công đoạn
trong quá trình sản xuất, nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và tăng
chất lượng sản phẩm.
16
1.2. THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH QUẢNG NAM
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp của nước ta từ hàng ngàn
năm trước đây, nhiều ngành nghề thủ công cũng ra đời ở các vùng nông thôn Việt
Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh
thủ làm lúc nông nhàn mà không phải là mùa vụ chính.
Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa
nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Thông thường chỉ vào những
ngày đầu vụ hoặc cuối vụ thì người nông dân mới có nhiều việc để làm như cày, xới,
làm cỏ, thu hoach, phơi khô…còn lại thì thời gian nông nhàn là chủ yếu và ít việc làm.
Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ nhằm mục đích ban đầu là
cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hằng ngày và về sau là tăng thu nhập cho
gia đình.
Theo thời gian nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó mang lại lợi
ích thiết thực cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa… hay các đồ
sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành
hàng hóa trao đổi mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông
chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà làm, rồi nhiều gia đình học làm theo, nghề từ
đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng hay nhiều làng ở gần nhau.
Cũng chính nhờ những lợi ích do nghề thủ công mang lại mà trong mỗi làng có sự
phân hóa. Nghề mang lại hiệu quả cao thì phát triển mạnh và ngược lại. Từ đó bắt đầu
hình thành những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó như gốm,
chiếu, lụa…
Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các
làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây. Các làng nghề ở khu vực
miền trung tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên.. Sản phẩm từ
các làng nghề Việt Nam có nét riêng và độc đáo, tên của sản phẩm luôn kèm theo làng
nghề sản xuất ra nó. Bởi vậy khi sản phẩm ấy nổi tiếng thì làng nghề sẽ nổi tiếng.
Làng nghề là cả một môi trường văn hóa- kinh tế- xã hội và công nghệ truyền thống
lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kĩ thuật truyền từ đời này sang đời
khác, chung đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài năng với những sản phẩm có bản sắc riêng
của mình, nhưng lại tiêu biểu và đọc đáo của cả dân tộc. Môi trường văn hóa làng nghề
là khung cảnh làng quê với cây đa bến nước, đình chùa, đền miếu, các hoạt động lễ
hội, phong tục tập quán đậm nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Làng
nghề truyền thống đã từ lâu làm phong phú thêm truyền thống văn hóa Việt Nam.
17
Các làng nghề truyền thống ở thành phố Hội An chủ yếu được phát triển từ thế kỉ
XIII trở về sau chủ yếu là do các nghệ nhân từ đàng ngoài di chuyển vào và hướng dẫn
cho người dân nơi đây học tập và làm theo.
Sự phát triển của các làng nghề đã giúp gần 3000 người ở các làng nghề có được
thu nhập. Gián tiếp tạo ra được nhiều việc làm, đặc biệt là cho phụ nữ, góp phần xóa
đói giảm nghèo và bất bình đẳng giới.
18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG MỘC KIM BỒNG Ở
THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ
HỘI AN
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên 61,71
km2, nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, ở vị trí địa lý từ 15⁰15’26” đến 15⁰55’15”
vĩ độ Bắc và từ 108⁰17’08” đến 108⁰23’10” kinh độ Đông; cách quốc lộ 1A khoảng 9
km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố
Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc. Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên với ranh
giới chung là sông Thu Bồn, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Điện Bàn, phía Đông
giáp biển với bờ biển dài 7 km. Hạt nhân trung tâm đô thị Hội An là các phường Minh
An, Sơn Phong, Cẩm Phô; trong đó có Khu phố cổ rộng chừng 5km2 đã được
UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (ngày 04/12/1999).
Nằm gần sân bay Chu Lai của Quảng Nam và cảng hàng không quốc tế hiện đại Đà
Nẵng, nằm trên “Con đường di sản văn hóa miền Trung” bao gồm: Hô ̣i An- Mỹ SơnHuế . Đây được xem là điều kiện khách quan thuận lợi giúp Hội An thu hút được một
lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.
2.1.1.2. Khí hậu
- Nhiệt độ: Hội An không có mùa đông lạnh. Mùa khô từ khoảng tháng 2 đến
tháng 8, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau. Nhiệt độ không khí ở
Hội An lệ thuộc nhiều vào khí hậu nhiệt đới gió mùa (gió mùa đông bắc, gió mùa tây
nam, gió mùa đông – đông nam) và chế độ mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 25,60C;
nhiệt độ cao nhất: 39,80C; nhiệt độ thấp nhất: 22,80C.
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm: 83%, mùa khô 75%, mùa mưa
85%. Khí hậu Hội An có đặc điểm nóng ẩm, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bão và mùa
nắng nóng kết hợp thêm tính chất khí hậu duyên hải Miền Trung.
- Số giờ nắng: Bình quân số giờ nắng trong năm là 2.156,2 giờ. Số giờ chiếu
nắng nhiều nhất là vào tháng 5- 6. Số giờ chiếu nắng trung bình 234-277 giờ/tháng. Số
giờ chiếu nắng ít nhất vào tháng 11, 1. Trung bình số giờ nắng trong năm từ 69-165
giờ/tháng.
19
=> tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất các làng nghề truyền thống
ở thành phố Hội An, giúp phơi phóng và việc bảo quản nguồn nguyên nhiên liệu, sản
phẩm sau khi hoàn thành một cách dễ dàng hơn
- Tuy nhiên hằng năm, lượng mưa bình quân 2.504,57 mm/năm, lượng mưa
cao nhất vào tháng 10, 11 (550-1.000 mm/tháng), thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4
(23-40 mm/tháng), trung bình mỗi năm có từ 120- 140 ngày mưa. Bão ở Hội An
thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11 hằng năm; các cơn bão thường kéo theo
những trận mưa lớn gây lũ lụt toàn khu vực. Gây khó khăn trong việc sản xuất cũng
như bảo quản trong thời gian này
2.1.1.3. Thủy văn
Hội An là vùng cửa sông- ven biển, nơi hội tụ của các con sông lớn của xứ
Quảng: Nguồn Thu Bồn - Vu Gia được hình thành bởi hai dòng sông Thu Bồn và Vu
Gia hợp lại và thường gọi bằng cái tên chung là sông Thu Bồn. Hệ thống này gồm 78
con sông có chiều dài từ 10 km trở lên. Phía ngọn Thu Bồn có các nhánh sông Tranh
(bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ), sông Khang (cũng gọi là Chang, gồm hai
nhánh chính là sông Tiên và sông Trạm), sông Trường (bắt nguồn từ dãy núi Glê
Lang). Phía ngọn Vu Gia có các nhánh sông Bung, sông Cái, sông Con (hoặc sông
Côn)…. Toàn bộ hệ thống Thu Bồn – Vu Gia có chiều dài từ nguồn ra đến biển
khoảng 200 km với lưu vực khoảng 8.850 km2.
2.1.1.4. Sinh vật
Nằm trong vùng đất Quảng Nam nên Hội An cungc có nguồn thực vật phong
phú. Diện tích rừng với mức độ che phủ cao với nhiều loại gỗ quý và rừng ngập mặn.
Kết luận:
Từ những điều kiện ta có thể thấy được những điều kiện thuận lợi để phát triển
các làng nghề như nghề truyền thống như làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, làng
gốm Thanh Hà, bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn do điều kiện tự nhiên
gây ra. Vì vậy cần có những biện pháp phù hợp trong tổ chức xây dựng, bảo tồn làng
nghề để phát triển ổn định các làng nghề.
20