Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Báo cáo Đánh giá nghèo đói có sự tham gia của cộng đồng (PPA) tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.01 KB, 67 trang )

DỰ THẢO

Báo cáo
Đánh giá nghèo đói có sự tham gia của cộng đồng (PPA)
tỉnh Lào Cai (10-31/7/2003)

Tháng 9 năm 2003


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Lời cảm ơn
Đợt đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng này là nỗ lực của cả nhóm, và không thể
hoàn thành nếu không có sự đóng góp quan trọng của rất nhiều người.
Chúng tôi xin cảm ơn sự cho phép và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân
tỉnh Lào Cai về đợt đánh giá này. Chúng tôi xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ của Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội tỉnh Lào cai, các sở ban ngành liên quan trong tỉnh, 2 huyện Bảo
thắng và Mường Khương, và 4 xã Bản Cầm, Phong Niên, Pha Long, Tả Gia Khâu đã phối
hợp chặt chẽ, dành nhiều thời gian và nỗ lực của mình để cùng chúng tôi hoàn thành đợt
đánh giá này. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn các cán bộ thôn bản, cán bộ y tế, giáo dục đã
cùng đi và hỗ trợ tích cực trong các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu tại 6 thôn bản
khảo sát Nậm Tang, Cốc Sâm 1, Tân Hồ, Xín Chải, Thải Giàng Sán, Lao Chải.
Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ những lời cảm ơn chân thành nhất tới các hộ gia đình tại các
thôn bản - những người dân nam và nữ, những thanh niên - đã dành thời gian chia sẻ với
chúng tôi về những thuận lợi và khó khăn trong đời sống, những nhận xét, dự định và mong
muốn của mình. Nếu không có sự tham gia tích cực của họ, đợt đánh giá này không thể thực
hiện được.
Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, các vấn đề nghiên cứu phức tạp, Báo cáo này không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người quan tâm. Chúng
tôi xin chân thành cảm ơn.


Nhóm nghiên cứu và hỗ trợ khảo sát
PPA Lào Cai

ii


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Tóm lược
Tình hình xoá đói giảm nghèo
 Kết quả giảm nghèo của Lào cai mấy năm qua rất khả quan. Đời sống người dân đi lên mọi mặt.
An ninh lương thực cải thiện nhiều, nạn đói giảm mạnh.
 Động lực giảm nghèo theo cảm nhận của người dân và cán bộ cơ sở: (i) tăng năng suất lương
thực; (ii) mở rộng tín dụng: (iii) cải thiện cơ sở hạ tầng.
 Tính bền vững của giảm nghèo chưa cao, còn nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ rủi ro (canh tác đất
dốc, chất lượng giống, thị trường, thời tiết, chết gia súc,ốm đau).
 Giảm nghèo ngày càng khó khăn hơn, có tính đặc thù cao đối với từng vùng, huyện, xã, thôn bản,
từng hộ gia đình.
Khuyến nghị:
 Giảm mạnh các hình thức "cho không" và "trợ cấp" trực tiếp.
 Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ người nghèo cách làm ăn thông qua phát triển các mô hình kinh tế hộ,
và đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn bản.
 Đẩy mạnh phân cấp thực sự, tạo điều kiện cho cấp xã và thôn bản tăng chủ động trong lập kế
hoạch, phân bổ nguồn lực, tổ chức thực hiện XĐGN.
 Đa dạng hóa các loại hình vay vốn (ở vùng cao) để đẩy mạnh tiếp cận tín dụng (cho vay món
nhỏ, bằng hiện vật)
 Chú trọng canh tác bền vững trên đất dốc gắn với quản lý tài nguyên - môi trường (cân bằng kiến
thức mới với kiến thức bản địa) để giảm nguy cơ rủi ro cho người dân.
Sự tham gia vào việc ra quyết định tại địa phương
 Có rất nhiều tiến bộ trong việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở

 Người dân mới chủ yếu tham gia ở khâu thực hiện, cung cấp thông tin còn hạn chế
 Ban giám sát xã, các tổ chức đại diện hoạt động còn thiếu hiệu quả ở vùng cao
 Vai trò quyết định của cấp thôn bản - đang rất hạn chế về năng lực, chế độ phụ cấp
Khuyến nghị:
 Bổ sung chức danh "thôn phó" để phá thế "thắt cổ chai" và đào tạo cán bộ trẻ
 Đẩy mạnh phân cấp cho cấp xã; tăng cường sự tham gia của cấp xã trong các công trình ngoài
Chương trình 135
 Hỗ trợ mạnh các đoàn thể để phát huy cơ chế đại diện
 Giám sát, đánh giá tránh hình thức, chú trọng các chỉ tiêu nói lên hiệu quả, tác động
 Lồng ghép vấn đề giới.
Giáo dục
 Tỷ lệ học sinh tiểu học đến trường rất cao, kể cả trẻ nghèo ở vùng cao
 Công tác vận động tốt; giáo viên, trường lớp, sách vở... được tăng cường
 Tỷ lệ chuyên cần chưa cao, khó khăn về ngôn ngữ, trẻ gái còn bị thiệt thòi; chi phí cho con học
lớp trên còn cao đối với người nghèo
 Tổ chức được nhiều lớp xóa mù, nhưng tỷ lệ tái mù cao, nhiều người bỏ học
Khuyến nghị:
 Mở rộng tuổi xóa mù (tăng lên 15-40); khuyến khích và tổ chức cho phụ nữ đi học
 Dạy tiếng kết hợp dạy ngôn ngữ (kể cả lớp mẫu giáo và lớp xóa mù cho người lớn)
 Nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao: các biện pháp nghiệp vụ giáo dục kết hợp với tăng
cường sự tiếp xúc của người dân (trẻ em và người lớn) với tiếng phổ thông.
Y tế
 Màng lưới y tế cơ sở được cải thiện; người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế nhiều hơn
 Gánh nặng của y tế cơ sở, vệ sinh môi trường và nước sạch là vấn đề bức xúc ở vùng cao

iii


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003



Chương trình khám chữa bệnh miễn phí: nhận thức còn yếu, chi phí gián tiếp lớn (người nghèo
khó lên huyện, tỉnh chhữa bệnh), bất cập trong quản lý đối tượng và thẻ khám chữa bệnh.
Khuyến nghị:
 Tăng cường chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản
 Tăng cường vận động cộng đồng và hỗ trợ cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, nước sạch tại
các thôn vùng cao,vùng sâu
 Quản lý y tế tư nhân (ở vùng thấp) tốt hơn.
 Chương trình KCB người nghèo: chú trọng hơn về kinh phí cho tuyến cơ sở; lồng ghép với các
hoạt động CSSK trên địa bàn; tăng cường quản lý và giám sát thực hiện; đẩy mạnh truyền thông.
Khuyến nông
 Hệ thống khuyến nông cơ sở được thiết lập, đã tham gia vào các chương trình kinh tế trọng điểm
của tiỉnh, phối hợp chặt chẽ hơn với các đoàn thể (vùng thấp)
 Khuyến nông đã đóng góp vào XĐGN thông qua tăng năng suất lương thực
 Năng lực và trình độ khuyến nông xã còn yếu, phụ cấp quá thấp, khuyến nông thôn bản chưa có
 Đa số người nghèo chưa tiếp cận dịch vụ khuyến nông, phương pháp khuyến nông thích hợp cho
người nghèo chưa được triển khai áp dụng
Khuyến nghị:
 Tăng cường đầu tư cho khuyến nông xã, coi như một chức danh chuyên môn của xã
 Phát triển mạng lưới khuyến nông thôn bản, thể chế phương pháp tham gia trong khuyến nông
 Phân biệt vùng thấp và vùng cao trong các hỗ trợ sản xuất
 Chú trọng khuyến nông có lợi cho người nghèo, tăng đầu tư mô hình kinh tế hộ cho người nghèo
Hỗ trợ xã hội
 Các hỗ trợ xã hội đã góp phần XĐGN, giảm khó khăn lúc gặp rủi ro
 Điều tra hộ nghèo hàng năm mặc dù phát huy tác dụng, nhưng còn nhiều hạn chế
 Danh sách hộ nghèo ít có ý nghĩa trong xã 135, tâm lý chia đều các khoản hỗ trợ còn phổ biến
 Cung cấp và phản hồi thông tin hỗ trợ còn hạn chế
Khuyến nghị:
 Cần một hệ chinh sách "vùng đệm" hỗ trợ hộ "cận nghèo"để giúp thoát nghèo bền vững và giảm
tâm lý "muốn nghèo" của người dân (không chỉ chính sách tín dụng)

 Kết hợp một số nội dung điều tra định tính (theo phương pháp cùng tham gia); bổ sung kỹ thuật
làm việc theo nhóm để kết quả điều tra hộ nghèo chính xác hơn
 Đảm bảo chất lượng hỗ trợ bằng hiện vật; quan tâm hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ người nhập cư
 Phân cấp mạnh hơn cho cấp xã để xác định cách hỗ trợ cụ thể phù hợp với từng đối tượng
Cải cách hành chính
 Cải cách hành chính ở cấp huyện (vùng thấp) đã có kết quả ban đầu
 Cải cách hành chính ở cấp xã chưa mạnh (chưa có kế hoạch, chưa có hệ thống giám sát - đánhh
giái hiệu quả, chưa phân cấp mạnh cho cấp xã)
 Thôn trưởng đang làm dịch vụ 1 cửa cho bà con vùng cao
 Ban chỉ đạo XĐGN cấp xã hoạt động hình thức
Khuyến nghị:
 Cải cách hành chính ở vùng cao bắt đầu từ vị trí trưởng thôn
 Cải tiến tổ chức,hoạt động Ban XĐGN xã; tăng vai trò trong XĐGN của cán bộ tăng cường 135
 Phân cấp mạnh, tăng cường giám sát - đánh giá hiệu quả ở cấp cơ sở
Tài nguyên - môi trường
 Mâu thuẫn giữa nhu cầu/thực tế sử dụng đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp/phòng hộ vùng cao
 Hệ canh tác nông nghiệp kém bền vững trên đất dốc
 Phân gia súc lãng phí, gây ô nhiễm, dịch bệnh cho gia súc

iv


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003
 Nhiều hộ dân đã thấy lợi ích của trồng rừng (cây sa mộc)
Khuyến nghị:
 Hổ trợ người dân trồng rừng(tránh cho không),hỗ trợ dân tự làm cây giống
 Phát huy sở hữu cộng đồng, gìn giữ và tôn tạo các khu 'rừng thiêng'
 Làm qui hoạch sử dụng đất chi tiết (ở v ùng cao) với sự tham gia của người dân
 Áp dụng kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững, khai thác kiến thức bản địa
 Tuyên truyền áp dụng 'lò cứu rừng' để tiết kiệm củi


v


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Mục lục
Lời cảm ơn.............................................................................................................................ii
Tóm lược...............................................................................................................................iii
Mục lục...................................................................................................................................v
1. Giới thiệu............................................................................................................................1
2. Tình hình xoá đói giảm nghèo thời gian qua......................................................................3
3. Sự tham gia vào việc ra quyết định tại địa phương..........................................................15
4. Cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo.....................................................21
4.1. Giáo dục...................................................................................................................21
4.2. Y tế...........................................................................................................................28
4.3. Khuyến nông............................................................................................................36
5. Hỗ trợ xã hội....................................................................................................................41
6. Cải cách hành chính và XĐGN........................................................................................46
7. Tài nguyên - môi trường và XĐGN.................................................................................50
Phụ lục 1...............................................................................................................................56

vi


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

1. Giới thiệu
Từ ngày 10 đến 31 tháng 7 năm 2003, Văn phòng Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc
Anh (DFID) tại Việt Nam cùng với UBND tỉnh Lào Cai đã phối hợp tổ chức đợt Đánh giá

nghèo đói với sự tham gia của cộng đồng (PPA) tại tỉnh Lào Cai. Đợt đánh giá này nhằm cập
nhật sự hiểu biết về xoá đói giảm nghèo tại Lào Cai, đóng góp vào báo cáo phát triển của
Việt Nam năm 2003 cùng với đợt khảo sát tại 12 tỉnh trên cả nước. Ðợt đánh giá lần này cũng
nhằm tìm hiểu cơ hội hỗ trợ nâng cao năng lực triển khai, theo dõi đánh giá Chiến lược toàn
diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (CPRGS) ở cấp tỉnh.
Địa điểm tiến hành đợt PPA lần này trùng với những địa điểm đã tiến hành đợt PPA năm
1999, cụ thể tại 2 huyện, 4 xã và 6 thôn như sau:


Huyện Bảo Thắng: (vùng thấp, là huyện phát triển nhất tỉnh)
 Xã Bản Cầm: thôn Nậm Tang
 Xã Phong Niên: 2 thôn Cốc Sâm 1 và Tân Hồ



Huyện Mường Khương: (vùng cao, cùng với Xi Ma Cai là 2 huyện khó khăn nhất tỉnh)
 Xã Pha Long: thôn Xín Chải
 Xã Tả Gia Khâu: 2 thôn Thải Giàng Sán và Lao Chải

Hai xã Bản Cầm và Phong Niên (huyện Bảo Thắng) đại diện cho các xã vùng thấp trong
tỉnh, thuận lợi về cơ sở hạ tầng và đông người Kinh. Hai xã Pha Long và Tả Gia Khâu (huyện
Mường Khương) đại diện cho các xã vùng cao sát biên giới, điều kiện về cơ sở hạ tầng còn
khó khăn, đông đồng bào dân tộc. Cả 4 xã khảo sát đều thuộc Chương trình 135 của Chính
phủ1.
Nhóm nghiên cứu và hỗ trợ khảo sát 26 người (trong đó có 7 nữ), gồm 1 cán bộ của DFID,
nhóm tư vấn 6 người từ Hà nội, 2 cán bộ của Sở LĐ-TBXH Lào Cai, 4 cán bộ UBND huyện
Bảo Thắng và Mường Khương, và 13 cán bộ của 4 xã khảo sát. Với sự hỗ trợ tích cực của
cán bộ địa phương từ cấp tỉnh đến huyện, xã và đến từng thôn bản, quá trình khảo sát đã diễn
ra rất thuận lợi, trôi chảy từ đầu đến cuối. Danh sách các thành viên nhóm nghiên cứu và hỗ
trợ khảo sát có thể xem ở Phụ lục 1.

Khảo sát được tiến hành ở cả bốn cấp:
 Cấp Tỉnh – gặp lãnh đạo Tỉnh, tham vấn các sở, ban, ngành chức năng ….
 Cấp Huyện – tham vấn lãnh đạo huyện và các phòng ban ngành chức năng
 Cấp Xã – tham vấn lãnh đạo xã và các cán bộ chuyên trách, trạm xá, trường học
 Cấp Thôn bản – thảo luận nhóm và phỏng vấn người dân địa phương (nhóm hỗn hợp,
nam, nữ, khá, nghèo), đến thăm và phỏng vấn sâu một số hộ gia đình. Đây là cấp cơ sở
được chú trọng nhất, tốn thời gian nhất trong quá trình khảo sát.
Tổng cộng, đã tiến hành 45 cuộc thảo luận nhóm, gồm 453 người tham gia (167.người Kinh,
286 người các dân tộc Hmong, Phù Lá, Thu Lao, Nùng, Dao...) trong đó có 320 nam, 133 nữ;
1

Hai xã vùng thấp Bản Cầm và Phong Niên mới được bổ sung vào CT135 từ năm 2000. Hai xã vùng cao Pha
Long và Tả Gia Khâu còn được hưởng hỗ trợ dành riêng cho các xã biên giới theo Chương trình 186 của Chính
phủ (bên cạnh khoản hỗ trợ 500 triệu đồng/năm theo CT135, mỗi xã biên giới được hỗ trợ thêm 500 triệu
đồng/năm theo CT186 - tổng cộng là khoảng 1 tỷ đồng/năm).

1


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003
ngoài ra còn tiến hành 122 cuộc phỏng vấn sâu (51 cuộc phỏng vấn cán bộ các cấp tỉnh,
huyện, xã và 71 cuộc phỏng vấn hộ gia đình tại thôn bản).
Cụ thể theo bảng sau:
cấp
Tỉnh
Huyện

Thôn bản
Tổng cộng


Số cuộc
thảo luận
nhóm
1
7
12
25
45

Số người
tham gia thảo
luận nhóm
16
48
131
258
453

Nam

Chia ra
Nữ
Kinh

12
41
111
156
320


4
7
20
102
133

15
38
50
64
167

Dân
tộc
1
10
81
194
286

Số cuộc
phỏng vấn
sâu
11
15
25
71
122

Do quay trở lại đúng những địa điểm đã tiến hành PPA năm 1999 nên đoàn khảo sát lần này

có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn những thay đổi trong vòng 4 năm trở lại đây. Đặc biệt, đoàn
khảo sát đã đến thăm hầu hết những trường hợp hộ gia đình được mô tả trong báo cáo PPA
năm 1999. Nhiều cán bộ và người dân ở đây đã làm quen với các công cụ nghiên cứu tham
gia (PRA) như phân loại kinh tế hộ, liệt kê - xếp hạng, viết bìa màu... Khó khăn lớn nhất
trong quá trình khảo sát là khác biệt về ngôn ngữ khi thảo luận với đồng bào dân tộc, nhất là
nhóm đồng bào H'Mong và Phù Lá hầu hết phải qua phiên dịch. Thời điểm khảo sát vào đúng
lúc bắt đầu mùa mưa ở vùng cao, nên đường dốc trơn trượt đi lại khó khăn và tốn thời gian.
Kết quả khảo sát sơ bộ đã được phản hồi lại với đại diện UBND và các ban ngành của tỉnh
Lào Cai tại cuộc họp ngày 31/7/2003 ngay sau khi kết thúc 3 tuần đi thực địa. Dự thảo báo
cáo này sẽ được gửi cho các ban ngành của tỉnh Lào Cai để xin ý kiến chỉnh lý trước khi trình
bày tại cuộc hội thảo vào cuối tháng 10 năm 2003 tại Lào Cai.

Đề xuất:
Lồng ghép khảo sát định tính và định lượng về đói nghèo ở cấp tỉnh
Trong cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2003 của Ban chỉ đạo XĐGN tỉnh Lào Cai
ngày 11/7/2003, sau khi nghe báo cáo và thảo luận về tình hình đói nghèo thời gian
qua, lãnh đạo UBND tỉnh đã đề nghị Sở LĐ-TBXH phối hợp với các đoàn thể thành
lập một số nhóm (gọn nhẹ) đi khảo sát ở các huyện để trả lời một số câu hỏi bức xúc
của tỉnh về XĐGN:
 tại sao còn một bộ phận dân không dám vay ?
 khuyến nông - khuyến lâm đã đến dân chưa ?
 Ban chỉ đạo XĐGN ở huyện và xã hoạt động như thế nào ?
 Việc bố trí cán bộ chuyên trách XĐGN ở huyện làm đến đâu ?
 Triển khai 6 Chương trình hướng về cơ sở như thế nào ?...
Rõ ràng ở cấp tỉnh đang có nhu cầu phối hợp giữa số liệu định lượng và định tính
nhằm giám sát đói nghèo để phục vụ lập kế hoạch tốt hơn.
Hàng năm Sở LĐ-TBXH đều có tổ chức đợt điều tra số liệu hộ nghèo trên toàn tỉnh
(thường bắt đầu vào tháng 11), huy động khá đông cán bộ chuyên môn của tất cả các
huyện và xã trong tỉnh tham gia. Sẽ có ích hơn nhiều nếu cuộc điều tra hộ nghèo hàng
năm theo phiếu hỏi được lồng ghép với một số nội dung khảo sát nghèo đói với sự

tham gia của cộng đồng (PPA), từ đó tổng hợp ý kiến của người dân và cán bộ cơ sở
về một số vấn đề trọng tâm trong chính sách XĐGN của tỉnh.

2


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003
Các đoàn thể cũng có thể tăng cường hoạt động giám sát thường xuyên việc thực hiện
các chính sách, chương trình, kế hoạch XĐGN ở cơ sở thông qua các hoạt động tham
vấn hội viên trong hệ thống hội của mình.
Thông tin tốt hơn về XĐGN luôn là điểm khởi đầu để có thể cải thiện việc lập kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh phục vụ giảm nghèo tốt hơn. Đây
dường như là cánh cửa để đưa cách tiếp cận giảm nghèo trong Chiến lược toàn diện
tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) vào quá trình lập kế hoạch ở cấp tỉnh.
Cơ hội cho các nhà tài trợ trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực
cho cấp tỉnh có thể bắt đầu ngay từ khâu thu thập vầ tổng hợp thông tin này...

3


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

2. Tình hình xoá đói giảm nghèo thời gian qua
2.1. Xu hướng chung
Cán bộ các cấp tỉnh, huyện, xã đều phấn khởi về thành tựu giảm nghèo khả quan trong mấy
năm qua. Theo số liệu điều tra của ngành LĐ-TBXH từ năm 2000 đến nay, số hộ nghèo hàng
năm giảm bình quân trên 5% tại tất cả các xã khảo sát. Với đà hiện nay, Lào Cai chắc sẽ sớm
hoàn thành mục tiêu của tỉnh đề ra là đến năm 2005 hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15%, và
cũng sẽ đạt mục tiêu đến 2005 giảm 2/5 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia so với năm 2000
- như nêu trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS).

Kết quả điều tra hộ nghèo 2 năm gần đây (theo tiêu chí mới của MOLISA)
11/2000
11/2002
29.96%
19.19%
(34.016 hộ)
(22.699 hộ)
Huyện Bảo Thắng
33,15%
19,74%
Xã Bản Cầm
29,77%
16.92%
Xã Phong Niên
31,35%
19,02%
Huyện Mường Khương
44,88%
30,85%
Xã Pha Long
33,26%
20,43%
Xã Tả Gia Khâu
55,18%
42,32%
Nguồn: báo cáo về XĐGN của ngành LĐ-TBXH và của các xã khảo sát, 7/2003
Tỉnh Lào Cai

Qua thảo luận nhóm (phân loại mức sống) và phỏng vấn hộ, người dân địa phương đều cho
rằng đời sống của cả hộ khá và hộ nghèo hiện nay đã đi lên về mọi mặt so với thời

năm 1999. An ninh lương thực được cải thiện nhiều, tình trạng đói đã giảm
mạnh. Tại các thôn vùng thấp đến nay cơ bản không còn hộ đói. Tại các thôn vùng
cao xa xôi vẫn còn một số hộ đói, nhưng trước đây thời gian thiếu ăn phổ biến 3-6
tháng thì nay giảm chỉ còn 1-2 tháng. Tiêu chí nghèo đói bây giờ đã khác trước,
như nhóm cán bộ xã Phong Niên so sánh "năm 1999, nghèo có nghĩa là lương
thực không đủ ăn, nhà không có mà ở, quần áo, chăn màn thiếu, đẻ nhiều con. Còn
nay, năm 2003, người nghèo cũng có nhà, có lương thực tạm đủ ăn, chỉ thiếu vốn,
số con giảm, biết khoa học kỹ thuật, làm năng suất tăng..."; hoặc như lãnh đạo Hội
Nông dân huyện Bảo Thắng cho biết "nghèo bây giờ bằng trung bình khá ngày
xưa, giờ là thiếu sắm sửa, vật dụng, thức ăn...". Nhận thức của người dân về giáo
dục, y tế đã cải thiện nhiều. Đã xuất hiện tình trạng "nghèo vì cố lo chi phí cho con
ăn học", đây là một vấn đề rất khác với thời mấy năm về trước "không cho con đi
học vì nghèo".
Điều đáng quan tâm là mức độ tăng thu nhập và giảm nghèo giữa vùng thấp và vùng cao
trong tỉnh còn có sự chênh lệch lớn. Khoảng cách giàu nghèo đang dãn ra.
 Các thôn vùng thấp (các xã Bản Cầm, Phong Niên - huyện Bảo Thắng) gần đường
lớn, hạ tầng cơ sở tương đối tốt. Đa số đã có điện, có xe đạp. Các hộ trung bình trở lên
đa số có ti vi, nhà ngói. Thời gian qua người dân thâm canh tăng năng suất dùng
giống mới đại trà, tích cực chuyển dịch cơ cấu, chăn nuôi lợn phát triển mạnh, các
ngành kinh doanh - dịch vụ, các công việc phi nông nghiệp đều tăng (nhất là việc làm
thuê trong ngành xây dựng gắn với các khoản đầu tư lớn về hạ tầng cơ sở). Thách
thức lớn của vùng thấp hiện nay là giúp người dân làm quen và đối phó với các yếu tố
thị trường trong các nỗ lực đa dạng hoá sản phẩm.

4


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003



Các thôn vùng cao (các xã Pha Long, Tả Gia Khâu - huyện Mường Khương) đi lại
còn khó khăn, nhiều nơi chưa có điện và thiếu nước sạch, nông nghiệp nhờ vào nước
trời. Với điểm xuất phát thấp nên mấy năm qua nạn đói giảm nhiều nhưng mức tăng
thu nhập còn hạn chế, tình trạng nghèo ở một số thôn bản vẫn khá phổ biến. Các cộng
đồng thiểu số sống ở vùng cao điều kiện sản xuất khó khăn như người H'Mong, Dao,
Phù Lá... mới thoát đói gần đây, cơ hội sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu còn ít
nên nhìn chung mức độ cải thiện cuộc sống chưa bằng các nhóm dân tộc khác sống ở
vùng thấp hơn. Vùng cao vẫn đang cần sự hỗ trợ lớn để tiếp tục cải thiện cơ sở hạ
tầng, tăng sản phẩm hàng hoá phá thế thuần nông để có thể tăng thu nhập.
So sánh tiêu chí phân loại kinh tế hộ
Thời điểm 1999 và 2003

thôn Xín Chải
thôn Cốc Sâm 1
thôn vùng cao xa xôi, sát biên giới
thôn vùng thấp dễ tiếp cận, cạnh đường quốc lộ,
thuộc xã Pha Long - huyện Mường Khương
thuộc xẫ Phong Niên - huyện Bảo Thắng
1999
2003
1999
2003
Loại cao nhất:
Loại cao nhất:
Loại cao nhất:
Loại cao nhất:

có nhiều đất hơn

ruộng nương


có thu nhập

thu ổn định:
các hộ khác
nhiều
bằng tiền mặt—một số
lương hoặc dịch vu
hộ tiết kiệm tiền và có

đất canh tác gần

có xe máy,

chăn nuôi phát
tiền cho vay
nhà hơn và màu mỡ
triển (nhất là nuôi

có tivi, có máy

có đủ ăn quanh
hơn
lợn)
xát (thời 1999 chưa
năm

chăn nuôi tốt, gia

buôn bán ở

có điện)

có xe máy, máy
súc, gia cầm ít bị bệnh
chợ

nhà giá trị cao
thu hình, đồ đạc và

có trâu và bò

nhà mặt đường

trâu bò nhiều
tiện nghi khác
(trung bình là 3 con)

có ruộng (trừ
(3-4 trâu), lợn nhiều
một số có nhà

đủ lương thực ăn
giáo viên)

ngô thóc nhiều, 
gỗ hoặc nhà gạch xây
quanh năm

tất cả đều nhà
đậu nhiều

đẹp

nhà gỗ chắc chắn 
ngói,

ti vi
có tiền mua

trẻ
em
đi
học
phân bón
đầy đủ

biết tính toán

có trâu, bò và
làm ăn
một
số
có máy xát gạo

thạo tiếng Kinh
Loại thấp nhất
Loại thấp nhất
Loại thấp nhất
Loại thấp nhất

không có trâu bò,


có ít trâu bò,

thiếu đất canh

già cả, độc
thiếu sức kéo, phải đi
lợn
tác, đất xấu
thân, đông con
mượn trâu bò cày

vợ/chồng già,

hay ốm đau,

bệnh tật

đất xấu, xa thôn
tàn tật, bỏ nhau
bệnh tật

nữ là chủ hộ

thiếu lao động

không biết tính

số người đi học


thiếu lao động
toán
hạn chế

thiếu ăn khoảng

không buôn

đông con, con

nhà tranh tạm
3-4 tháng trong năm
bán
nhỏ
bợ

không chăn nuôi,

không cải tiến

thiếu ăn 1-2

đồ đạc rất ít, chỉ
nhiều bệnh gia súc
kỹ thuật
tháng trong năm
có giường và bàn

giường nằm gãy


nghèo vì lo cho

một số nhà đã

thiếu ăn 5-6
nát, không có tiền mua
con đi học
màn
có mái fibrô-ximăng
tháng

còn 7/17hộ nhà
(giường màn có đủ)

một số không làm

ít quan hệ với
tranh

đi làm thuê
ăn chăm chỉ như hộ
người ngoài và cộng

còn 3/17 nhà
khác
(làm cỏ rau, ngô,
đồng
không có điện (cả
đậu)


các hộ gia đình

phải đi làm thuê
thôn trên 90% có

con cái học ít
trẻ mới tách ra ở riêng
để có thu nhập
điện, 1999 chỉ có
hơn
50% có điện)

không biết
tiếng Kinh
Nguồn:thực hành phân loại kinh tế hộ 7/2003 và trích báo cáo PPA 1999

5


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

2.2. Động lực xoá đói, giảm nghèo
Không có gì ngạc nhiên khi các cán bộ cấp tỉnh thường đề cập nguyên nhân bao trùm trong
xoá đói giảm nghèo là sự quan tâm chỉ đạo hướng về cơ sở của các cấp đảng và chính quyền
kèm theo đầu tư lớn của Nhà nước ("các công trình đầu tư mấy năm trước bây giờ đã phát
huy tác dụng"), cộng với ý thức tự vươn lên của bản thân người nghèo. Còn các nhóm dân và
cán bộ xã huyện tham gia thảo luận trong đợt PPA này thường gắn xoá đói giảm nghèo với
những kết quả cụ thể hơn; họ đều có ý kiến khá thống nhất về 3 động lực chủ yếu trong công
cuộc xóa đói giảm nghèo mấy năm qua tại các xã ĐBKK của Lào Cai là: (i) tăng năng suất
lương thực; (ii) mở rộng tín dụng; và (iii) cải thiện cơ sở hạ tầng.

Phân bổ ngân sách phục vụ XĐGN
Tỉnh Lào Cai: thực hiện 2 năm 2001-2002 và kế hoạch 5 năm 2001-2005
Thực hiện 2 năm
2001-2002
42.900
1.200

I.
1

triệu đồng
Kế hoạch 5 năm
2001-2005
119.500
8.400

Các dự án trực tiếp hỗ trợ xđgn
Khuyến nông - khuyến lâm, hướng dẫn người
nghèo cách làm ăn (kể cả phu cấp 90.000đ/tháng
cho 171 KNV xã)
2 Cấp bù lãi suất tín dung nông thôn (chủ yếu tín
10.300
20.000
dung ưu đãi cho người nghèo)
3 Hỗ trợ chất lợp, nước ăn
14.958
73.000
4 Hỗ trợ giáo duc cho người nghèo (miễn học phí và
8.773
19.650

các khoản đóng góp, phát sách vở, trợ cấp)
5 Hỗ trợ y tế cho người nghèo (khám chữa bệnh,
7.300
8.400
cấp thuốc miễn phí)
6 Nâng cao năng lực cán bộ XĐGN (tập huấn-tham
371
10.680
quan, điều tra - đánh giá XĐGN, hệ thống sổ sách
theo dõi hộ nghèo, kinh phí hoạt động BCĐ)
II. Các dự án lồng ghép hỗ trợ xđgn
1 Cơ sở hạ tầng cho 138 xã ĐBKK và biên giới
111.490
(CT135, dự án WB, CT186)
Đầu tư của Tỉnh cho 20 xã nghèo ngoài CT135
2.000
2 Qui hoạch sắp xếp ổn định dân cư
11.728
3 Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn (cấp phát
5.613
vật tư nông nghiệp, cây con giống)
4 Hỗ trợ sản xuất và đời sống (vay cứu đói, hỗ trợ
6.810
hộ ĐBDT ĐBKK)
Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình muc tiêu quốc gia XĐGN và Việc
làm 3 năm 2001-2003 (20/5/2003) và Đề án XĐGN 5 năm (2001-2005) của tỉnh Lào Cai

Tăng năng suất lương thực
Từ năm 1999 đến nay, nhờ trồng giống lúa mới (lúa lai) và giống ngô mới kết hợp với tăng
cường sử dụng phân bón, năng suất đã tăng lên đáng kể, giúp cải thiện an ninh lương thực

cho người nghèo. Kết quả khảo sát trong đợt PPA lần này cho thấy trong 3-4 năm qua năng
suất lúa ngô đã tăng bình quân 30-50%, có nơi tăng gấp đôi. Trong bối cảnhh diện tích canh
tác tăng không đáng kể, việc tăng năng suất lương thực đã cơ bản giải quyết được tình trạng
đói ngay cả vùng sâu vùng xa thuộc huyện Mường Khương (như Pha Long và Tả Gia Khâu).
Đa số bà con đã có lương thực để đến vụ sau. Lương thực có dư nên chăn nuôi lợn gà phát
triển. Ngô hàng hoá (bán cho tư thương dưới xuôi lên thu mua hoặc bán sang Trung quốc, có
lẽ chủ yếu để làm thức ăn chăn nuôi lợn) đã trở thành nguồn thu tiền mặt chủ yếu của đa số

6


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003
đồng bào dân tộc vùng cao. Điều đáng mừng là ngô đang được giá (1500-1700 đ/kg) và thị
trường tiêu thụ thuận lợi, chưa thấy có biến động gì lớn.
Bà con tích cực dùng giống mới còn vì giống mới được trợ giá thông qua hệ thống vật tư
nông nghiệp nhà nước nên giá thấp hơn giá thị trường từ vài nghìn - ở xã Bản Cầm, đến chục
nghìn/kg - ở xã Tả Gia Khâu (từ 2001 tỉnh Lào cai trợ giá 30% giá giống mới cho bà con khu
vực 3, dự kiến sẽ giảm dần và chấm dứt sau 3 năm). Phân bón ở vùng cao được trợ cước, có
đợt được chương trình ĐCĐC cấp không. Ở vùng cao người dân còn được vay phân theo thoả
thuận giữa ngân hàng nông nghiệp và trạm vật tư nông nghiệp ("mọi người đăng ký vay phân
qua trưởng thôn, trưởng thôn lấy xác nhận của xã rồi đưa ngân hàng, ngân hàng duyệt rồi
đưa qua trạm vật tư nông nghiệp, cả thôn đến trạm vật tư lĩnh phân về, sau 6 tháng trả gốc
cộng lãi suất ưu đãi 0.21%" - xã Tả Gia Khâu). Hiện nay trạm vật tư cụm xã Pha long tiêu
thụ vài trăm tấn phân/năm, tất cả đều được trợ giá (thời 1999 tiêu thụ phân không đáng kể).
Trường hợp xã Pha Long - huyện Mường Khương:

Tăng năng suất nông nghiệp và mở rộng tín dụng
1999-2000
2003
Năng suất

Ngô
20 tạ/ha
28 tạ/ha
Lúa nước
32 tạ/ha
40 tạ/ha
Đậu tương
5,5 tạ/ha
7 tạ/ha
Tỷ lệ sử dụng giống mới
Giống ngô Quần Cải
70%
> 95%
Giống lúa mới
50%
> 95%
Diện tích đất nông nghiệp
587 ha
602 ha
Lúa nước
102 ha
107 ha
Ngô và đậu tương
445 ha
450 ha
Bình quân lương thực
280 kg/người.năm
345 kg/người.năm
Vay vốn
Dư nợ

160 triệu đồng
900 triệu đồng
Số hộ vay
n/a
385 (trong tổng số 467 hộ)
Số lượng gia súc
Bò
182 con
287 con
Trâu
578 con
607 con
Ngựa
69 con
64 con
Lợn
1513 con
1888 con
Nguồn: thảo luận nhóm lãnh đạo xã Pha Long, 7/2003

Mở rộng tín dụng
Tỉnh Lào Cai đã tìm nhiều cách để tăng cường cho người dân vay vốn, như cấp bù lãi suất
(lãi suất cho vay người nghèo vùng 3 của Ngân hàng chính sách xã hội 0.4-0.45% được tỉnh
cấp bù một nửa, chỉ còn 0.21%), nâng hạn mức vay không cần thế chấp lên 7-10 triệu đồng,
thời hạn vay được kéo dài 3-5 năm đủ thời gian cho gia súc sinh sản, mở rộng vốn vay ưu đãi
cho cả các hộ cận nghèo... Tại các thôn khảo sát, lượng vốn vay đã tăng nhiều so với năm
1999, đa số người nghèo đã vay vốn bình quân 2-5 triệu đồng. Nguồn tín dụng ưu đãi chủ yếu
được bà con mua trâu bò (bà con vùng cao trước đây nuôi nhiều ngựa nhưng khi đường xá tốt
lên bà con giảm nuôi ngựa, vì: ngựa chỉ để thồ không cày được, tốn công nuôi vì không chăn
thả được, lại hay bị ốm do lạnh). Sở hữu trâu bò là một khía cạnh quan trọng của kinh tế

hộ gia đình ở vùng cao, rất có hiệu quả đối với công tác giảm nghèo tại Lào Cai :
 có trâu bò là chủ động được sức kéo, không phải đi đổi công mượn trâu bò để cày
bừa, tránh lỡ thời vụ.
 có nguồn phân để bón ruộng nương (ở vùng cao phân trâu bò phơi khô rất quí)

7


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003


nuôi trâu bò là một cách tiết kiệm có lãi (bò mẹ đẻ bò con).

Còn một số hộ chưa vay vốn - chiếm khoảng 30% - cho biết họ không có nhu cầu vay hoặc
không dám vay vì sợ không trả nổi lãi và gốc; một số ít hộ quá nghèo (đói) không được
trưởng thôn bảo lãnh. Mặc dù vậy hầu hết các hộ gia đình đều có vay phân bón (vài trăm
ngàn đồng/vụ) từ các đại lý tư nhân (ở vùng trung du) hoặc trạm vật tư cuả công ty nhà nước
(ở vùng cao) để sản xuất nông nghiệp.
Trường hợp hộ thoát nghèo: Sùng Vần Chẩn (24 tuổi) & Giàng Seo Mỷ (25 tuổi)
Thôn Xín Chải, xã Pha Long, huyện Mường Khương
Trường hợp hộ anh Chẩn, chị Mỷ được nêu trong báo cáo PPA năm 1999. Gia đình hiện có
5 người, gồm ông bố bị bệnh tâm thần, anh Chẩn, chị Mỷ, con gái lớn 5 tuổi, con trai thứ hai
gần 3 tuổi. Đợt PPA năm 1999, anh chị được xếp vào loại hộ nghèo nhất, khi đó nhà còn
thiếu ăn. Đợt đánh giá năm nay, hộ không được xếp vào loại nghèo nữa do đã đủ ăn, dùng
giống mới mỗi năm cũng thu được 40 bao thóc và 80 địu ngô.
Năm 2000 anh chị vay vốn ngân hàng người nghèo mua bò, để kéo cày, làm ruộng kịp thời
vu. Năm 2002 anh chị bán bò con để trả vốn, bán bò mẹ để lấy tiền mua gỗ làm nhà. Trước
đây cả nhà ở trong một túp lều tạm, một gian, mái lá, nay đã làm được nhà tường trình,
khung gỗ, mái lợp fibrô-ximăng 4 gian. Ngoài tấm lợp của nhà nước cấp, anh chị chi phí làm
nhà hết khoảng 8 triệu đồng. Anh chị còn nợ anh em 80 lít rượu, đậu tương hạt 40 kg, tiền

mặt 600.000 đồng chi phí làm nhà, dự tính sau vu ngô năm nay sẽ trả hết.
Hiện nay khó khăn nhất của gia đình là thiếu trâu bò để cày. Anh Chẩn rất muốn được vay
tiếp nhưng hiện nay không còn là hộ nghèo theo phân loại của nhà nước nên không được
vay với lãi suất ưu đãi 0,21%. Nếu muốn vay, sẽ phải chịu lãi 0,7% tháng, mà như vậy thì
"không làm đủ lãi để trả, vì bây giờ muốn mua trâu bò phải vay lớn, 4 triệu đồng, hàng tháng
không làm gì đã phải có 28.000 đ để trả lãi thì nhà em không làm gì ra được thế ".

Cải thiện cơ sở hạ tầng
Lào cai có 138 xã (trong tổng số 180 xã phường) thuộc loại đặc biệt khó khăn được đầu tư
theo Chương trình 135 (trong đó 11 xã biên giới còn được đầu tư bổ sung theo chương trình
riêng của Chính phủ). Một lượng lớn vốn đầu tư từ các nguồn đã được đổ vào các xã ĐBKK.
Theo báo cáo của UBND Tỉnh, trong 2 năm 2001-2002 đã đầu tư trên 110 tỷ đồng cho cơ sở
hạ tầng tại 138 xã này. Ưu tiên đầu tư thời gian qua tại các điểm khảo sát là kênh mương thuỷ
lợi, đường giao thông, trường học và nước sạch - tương đối phù hợp với nhu cầu của bà con.
Nhìn chung, khi thảo luận với cán bộ cơ sở và người dân đều cho rằng các công trình hạ
tầng đã cải thiện đời sống dân sinh của bà con rất nhiều: đường xá đi lại tốt hơn, kênh
mương kiên cố hoá làm lúa tốt hơn, trường học tốt hơn và gần nhà trẻ em đi học đỡ vất vả
hơn, đỡ khó khăn về nước sạch...
Một trong những tác động quan trọng của đường giao thông là giúp cải thiện việc tiếp cận
thị trường đối với đầu vào (phân, giống, thức ăn gia súc) và đầu ra (ngô, lợn, gà, đậu tương)
của sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc vùng cao - với tập quán chỉ sử dụng tiền mặt
chủ yếu trong các phiên chợ. Như một cán bộ xã Pha Long nhận xét " các thôn xa (như thôn
Xín Chải) chưa phát triển mạnh lên được cũng là do đường giao thông chưa tốt, bà con chưa
ai biết buôn bán, tư thương cũng chưa ai đến đó được...". Người dân ở thôn Nậm Tang (xã
Bản Cầm) - thôn vùng sâu ở xã vùng thấp, cũng có nhận xét tương tự về tình trạng của thôn
mình.
Mạng lưới kinh doanh theo phiên chợ hàng tuần
xã Pha Long - huyện Mường Khương

8



DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003
Tại xã vùng cao Pha long, mấy năm gần đây khi đường xá tốt dần lên đã làm cho mạng lưới
thương mại theo phiên chợ hàng tuần giữa chợ cửa khẩu bên Trung quốc (Lao Kha) với chợ
trung tâm cum xã Pha long, chợ thị trấn Mường Khương, và chợ của các xã xung quanh, trở
nên nhộn nhịp hơn. Mạng lưới này tạo việc làm và thu nhập đáng kể cho gần 100 hộ đồng
bào dân tộc (đa phần là phu nữ) sống ở các thôn ngay gần trung tâm xã Pha Long chuyên đi
các chợ phiên trong tuần thu mua nông sản của bà con - nhất là ngô và gà (để bán cho tư
thương từ dưới xuôi lên) và bán các đồ dùng thiết yếu cho bà con tại phiên chợ.
Thứ Sáu

Chợ Thải
Giàng Sán

Chợ Pha
Long

15km

- Mua ngô, đậu, gà của dân ĐF
- Bán thực phẩm, dầu đèn, giày dép
Thứ Năm

Chợ Sín Lùng
Chải
Thứ Tư

~ 100 hộ KD


Thứ Bảy
- Bán ngô, đậu tương, gà
- Mua thực phẩm, dầu đèn, đồ sắt
21km

32km
5km
35km

- Bán ngô, đậu tương
- Mua vải vóc, quần áo, giày dép

Chợ Lao Kha
(TQ)

Chợ Thanh
Bình

9

Chợ Mường
Khương

Thứ Ba

Chủ Nhật


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003


2.3. Các hộ nghèo còn lại
Các khía cạnh nghèo rất đa dạng
Thảo luận nhóm ở thôn bản cho thấy người dân luôn nhận thức về các khía cạnh nghèo rộng
hơn so với cách hiểu thuần tuý dựa vào "thu nhập dưới 80.000 đ/người-tháng" của nhà nước.
Dễ hiểu là số liệu không khớp nhau do tiêu chí khác nhau: có nhiều hộ mà người dân cho là
thuộc diện nghèo (xếp hạng kinh tế hộ tương đối trong thôn) nhưng nằm ngoài danh sách
nghèo của chính quyền địa phương (theo kết quả điều tra chính thức hàng năm), và ngược lại
có một số hộ chính quyền xếp vào diện nghèo nhưng thực tế người dân không cho là nghèo
(vấn đề này ảnh hưởng nhiều đến việc "bình xét" nhận hỗ trợ của nhà nước - xem phẩn 4).
Tiêu chí nghèo khác nhau
giữa điều tra của DOLISA và người dân tự phân loại
Thôn
Lao Chải (Tả Gia Khâu)
Thải Giàng Sán (Tả Gia Khâu)
Xín Chải (Pha Long)
Tân Hồ (Phong Niên)
Cốc Sâm 1 (Phong Niên)
Nậm Tang (Bản Cầm)

Nghèo theo điều tra của
DOLISA (12/2002)
37%
24%
0%
29%
8%
20%

Nghèo theo dân tự phân loại
(7/2003)

34%
30%
45%
36%
21%
27%

Theo quan niệm của người dân, sở dĩ còn một số hộ vẫn nghèo hoặc mới phát sinh nghèo là
do các nguyên nhân rất đa dạng sau:









Thiếu đất, đất xấu
Thiếu lao động, đông con còn nhỏ
Thiếu vốn
Thiếu nước
Không biết cách làm ăn
Không có trâu bò, gia súc chết
Mới tách hộ
Già cả










Ốm đau
Vợ chồng bỏ/chết, phụ nữ làm chủ hộ
Không chăm chỉ bằng hộ khác
Người di cư đến sau không có đất
Chi phí hiếu hỷ, đám ma (vùng cao)
Mặc cảm, tự ti (Cốc Sâm 1, Nậm Tang)
Cho con đi học (Cốc Sâm 1)

Các khía cạnh nghèo nêu trên cũng không có gì mới mẻ (đã được đề cập trong báo cáo PPA
năm 1999 và các báo cáo của tỉnh) và thường đan xen nhau. Thực tế mỗi huyện, mỗi xã, mỗi
thôn lại có những vấn đề riêng của mình. Ngay trong một thôn bản thì mỗi người nghèo cũng
có hoàn cảnh riêng, có vài nguyên nhân cùng tác động.

Giảm nghèo ngày càng khó khăn hơn
Khảo sát lần này còn cho thấy những hộ nghèo hiện nay- đặc biệt hộ nghèo đồng bào dân tộc
ở vùng cao - vẫn đang lún sâu trong khó khăn,và giảm nghèo sắp tới sẽ ngày càng khó hơn.
Thiếu đất nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng. Theo người dân, đất đai luôn là khía cạnh
quan trọng bậc nhất của cái nghèo. Báo cáo năm 1999 có nêu hai loại khó khăn về
đất: a) thiếu đất do mật độ dân số cao ở vùng thấp; và b) đất xa và xấu (dốc, đá) ở
các thôn vùng cao. Đợt đánh giá nghèo đói lần này cho thiếu đất vẫn là khó khăn
cố hữu ở vùng thấp, còn tình hình thiếu đất ở vùng cao đã trầm trọng hơn trước

10



DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003
nhiều. Số hộ mới tách hoặc di cư đến sau ở vùng cao đa số thuộc diện nghèo vì
thiếu đất nông nghiệp. Thiếu đất ở vùng cao là một thách thức lớn, việc khắc phục
sẽ khó hơn nhiều ở vùng thấp, bởi cơ hội chuyển dịch cơ cấu hay tạo việc làm phi
nông nghiệp cho người dân tộc thiểu số vùng cao còn rất hạn chế.
Số hộ nghèo còn lại khó tiếp cận vốn. Khác với năm 1999, đợt đánh giá lần này cho thấy
nhiều hộ nghèo đã được vay vốn. Ở vùng thấp hộ nghèo chủ yếu vay vốn qua tín
chấp của các Hội nông dân và Hội phụ nữ; còn ở vùng cao hộ nghèo chủ yếu vay
vốn qua Trưởng thôn. Thiếu vốn không còn là khó khăn hàng đầu của đa số người
dân, nhưng vẫn còn khoảng 30% số hộ chưa vay vốn. Sẽ khó hơn nhiều khi tiếp
tục mở rộng diện vay vốn, vì:
 một số hộ không có nhu cầu vay (vấn đề thiếu trâu bò không còn nghiêm trọng như
hồi 1999, nhưng ngoài mua trâu bò cũng chưa thấy cơ hội đầu tư vào cái gì khác vì cơ
hội chuyển dịch cơ cấu ở vùng cao còn rất hạn chế)
 số khác cần vốn nhưng không dám vay vì sợ bị rủi ro, không có tiền trả lãi hàng
tháng. Đặc biệt một số hộ vừa thoát nghèo vẫn cần vốn mua gia súc nhưng nay phải
chịu lãi suất cao hơn (không được vay ưu đãi 0.21% như lúc còn nghèo nữa) nên
khôngg dám vay vì không lo nổi tiền trả lãi hàng tháng.
 ngoài ra còn một số hộ đói hoặc "không biết làm ăn" (trong đó có cả hộ không chăm
chỉ bằng hộ khác) không thuộc diện được vay vốn vì trưởng thôn không dám bảo
lãnh. Một số người giải thích: "Trưởng thôn là tổ trưởng tổ vay. Nhà nào muốn vay
thì hỏi trưởng thôn. Trưởng thôn đưa các hộ đi ngân hàng để làm thủ tục vay. Trưởng
thôn phải nộp bìa đỏ của nhà mình cho ngân hàng, bao giờ các hộ đã trả hết mới
được lấy bìa đỏ về. Vì thế trưởng thôn thấy hộ nghèo quá hoặc không biết làm ăn thì
không dám làm thủ tục cho vay."
Đề xuất:
Đa dạng hóa loại hình vay vốn ở vùng cao
Vốn ngân hàng cho hộ nghèo vay hiện nay chủ yếu là vốn 2-5 triệu, thường là để nuôi trâu
bò. Ưu điểm của vốn vay này là nếu thuận lợi, sẽ giải quyết được vấn đề sức cày hoặc sức
vận chuyển cho hộ nghèo. Nhược điểm là mức độ rủi ro khá lớn, vì số vốn lớn, mà tới hạn

mới trả gốc, do đó nếu thất bại, hộ sẽ nợ số tiền lớn. Mặt khác, nhiều hộ nói rằng vay vốn
này chỉ biết để nuôi trâu bò, chứ cũng không biết làm gì khác. Cần cân nhắc việc đa dạng
hình thức vay, để giảm rủi ro cho hộ nghèo theo hướng cho vay món nhỏ, vay bằng hiện vật.
Tại một số nơi, hội phu nữ có cho các chị vay vốn quay vòng 500.000 đồng để nuôi lợn gà.
Đây cũng là một hình thức vay hợp lý, vì khoản vay nhỏ, hộ nghèo có thể chấp nhận rủi ro dễ
dàng hơn. Nếu tăng cường công tác tiêm phòng, vệ sinh môi trường, thì chăn nuôi nhỏ là
một mảng hoạt động kinh tế có thể phát triển trong tương lai, và cho vay vốn nhỏ để nuôi lợn
gà có thể là hình thức ngân hàng có thể đẩy mạnh ở vùng cao (thông qua các đoàn thể).
Tại các thôn vùng cao đã áp dung cách cho vay phân bón qua trạm vật tư nông nghiệp. Qua
khảo sát nhiều hộ nghèo dù không vay vốn ngân hàng nhưng đều có vay phân bón theo cách
này. Có lẽ cần mở rộng cách cho vay phân bón này, bao gồm cả việc cho vay giống nữa (để
tránh tình trạng những hộ nghèo không lo kịp tiền để mua giống, hoặc những thôn ở xa thông
tin muộn nên không lấy được giống, sau lại phải mua ngoài với giá cao)
Cần phải thừa nhận rằng việc cho vay vốn nhỏ, vay bằng hiện vật là một công tác phức tạp,
đòi hỏi sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhiều bên (ngân hàng, vật tư, trưởng thôn, đoàn thể,
khuyến nông) nhưng là một cách giúp hộ nghèo tiếp cận vốn vay hiệu quả và ít rủi ro hơn.

Các biện pháp đề xuất ưu tiên để giảm nghèo cũng rất đa dạng

11


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003
Trong bối cảnh các nguyên nhân nghèo đan xen, có tính đặc thù cao và "càng ngày càng đi
vào lõi" nên không có gì ngạc nhiên khi các cuộc thảo luận với người dân tại các thôn bản về
biện pháp giảm nghèo cho kết quả rất khác nhau tuỳ theo từng nơi - mặc dù về tổng quát
cũng bao trùm hầu như tất cả các biện pháp có thể. Nhìn chung người dân đều muốn được
nhà nước tiếp tục hỗ trợ "hướng đối tượng" nghèo, nhất là hỗ trợ về giống và phân bón, mở
rộng tín dụng ưu đãi, đi kèm hướng dẫn cách làm ăn đến tận hộ nghèo. Có nơi đề cao các
biện pháp hỗ trợ cộng đồng; có nơi nhấn mạnh về việc làm thêm; có nơi lại đề nghị hỗ trợ

trồng rừng; có nơi quan tâm đến chính sách trợ cấp cho những người thực sự khó khăn ...
Ngoài ra, thôn chưa có loại hạ tầng cơ sở nào thì bà con thường ưu tiên cho loại hạ tầng đó
(ví dụ điện, đường, hoặc kênh mương, nước sạch...);
Các nhóm cán bộ thường ưu tiên các biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội nói chung ở
địa phương. Nhóm cán bộ rất coi trọng các cơ sở hạ tầng như đường, kênh mương, nước
sạch, điện, trường học, trạm y tế là tất yếu cần phải thực hiện trước, coi trọng việc nâng cao
năng lực của lực lượng cán bộ cấp xã và thôn bản, đồng thời tỏ ra e ngại rằng nhiều loại hỗ
trợ trực tiếp trong thời gian qua đã làm nảy sinh tâm lý ỷ lại vào nhà nước ở người nghèo.
Có một số ý kiến cho rằng cách giúp đại trà cho tới nay (cho vay vốn, cấp/trợ giá giống) đã
rất hiệu quả, nhưng còn sót lại một số hộ nghèo do những nguyên nhân khác nhau, muốn họ
thoát nghèo cần phải giúp đỡ cụ thể cho từng hộ phù hợp với hoàn cảnh của họ. Ví dụ như
thiếu đất thì cấp đất hoặc cho mượn đất, thiếu vốn thì cho vay vốn, thiếu lao động thì cộng
đồng giúp công, hoặc ốm đau già cả thì trợ cấp thường xuyên cho họ...
Đề xuất:
Một cách tiếp cận khác trong giảm nghèo thời gian tới ở Lào Cai
Thời gian qua, giảm nghèo ở Lào Cai khá nhanh, nhưng thời gian tới sẽ khó khăn hơn do
"nghèo đã dần đi vào phần lõi". Tại mỗi thôn bản khảo sát nhiều hộ trước đây nghèo
nhưng có đất đai, có sức khoẻ... đã tận dung được những hỗ trợ của nhà nước (cho vay vốn,
cấp không hoặc trợ giá giống/phân, cấp tấm lợp...), cộng với nỗ lực bản thân từng bước đi
lên thoát nghèo. Đa phần số hộ nghèo còn lại đều có những hoàn cảnh đặc thù (mới tách hộ,
thiếu đất, thiếu lao động, già cả, ốm đau...) mà các biện pháp hỗ trợ "đại trà" hiện nay thực tế
có ít tác dung đối với họ.
Trong bối cảnh các nguyên nhân nghèo đan xen, có tính đặc thù cao thì để tiếp tuc giảm
nghèo cần có những nỗ lực cu thể, phù hợp với từng vùng, từng huyện xã, từng thôn bản, và
từng hộ gia đình. Cần ưu tiên nhiều hơn (về ngân sách và nhân sự) cho việc hỗ trợ các mô
hình kinh tế hộ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người nghèo (thay vì hỗ trợ đại trà
theo từng kỹ thuật, từng cây con đơn lẻ như hiện nay). Có lẽ đã đến lúc xem xét giảm mạnh
các hình thức "cho không" và "trợ cấp", để ưu tiên nguồn lực: (i) tăng ngân sách hỗ trợ
người nghèo cách làm ăn, và (ii) tăng ngân sách đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ
xã, thôn bản để "giúp người nghèo tự đi được, sau khi đã đánh thức và giúp họ đứng lên".

Và để "hướng đối tượng" tốt hơn, cách hợp lý nhất là đẩy mạnh phân cấp thực sự, tạo điều
kiện cho cấp xã và thôn bản tăng sự chủ động trong lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, tổ
chức thực hiện các biện pháp giảm nghèo phù hợp với đặc điểm từng nơi.

2.4. Tính bền vững của công cuộc giảm nghèo
Mặc dù tỉnh Lào Cai đã đạt nhiều thành tựu trong xoá đói giảm nghèo, qua ý kiến của người
dân và cán bộ cơ sở cho thấy tính bền vững chưa cao. Còn có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ
bị rủi ro của người nghèo.

12


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

Canh tác đất dốc không bền vững
Tại các thôn vùng cao, đều thấy tình trạng nương ngô cạnh tranh với đất lâm nghiệp trên đất
dốc. Việc sử dụng giống ngô mới trên đất dốc, đi kèm với tăng cường cày xới và sử dụng
ngày càng nhiều phân hoá học đã làm tăng nhanh tình trạng xói lở và bạc mầu đất (phỏng vấn
một số hộ gia đình ở vùng cao cho thấy tình trạng sử dụng phân hoá học có nơi đã ở mức cao
hơn cả miền xuôi). Giờ đây đồng bào dân tộc vùng cao Lào Cai hầu như đã hết du canh du
cư, đất đều đã có chủ và không còn cơ hội để cho "đất nghỉ" như cách canh tác truyền thống
trước kia. Khi phỏng vấn một số già làng và người có tuổi tại các thôn bản vùng cao đều
được xác nhận là "đất đang dần mọc đá". Các kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc (SALT)
tuy đã được nghiên cứu và khảo nghiệm nhiều nhưng hầu như chưa được đưa vào áp dụng tại
Lào Cai. Rõ ràng, canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc tại vùng cao gắn với quản
lý tài nguyên - môi trường là một khoảng trống lớn cần được lấp đầy trong thời gian tới.

Phụ thuộc vào vật tư được trợ giá
Việc chuyển sang sử dụng chủ yếu vật tư nông nghiệp từ bên ngoài (nhất là giống lai không
tự để giống được, phải mua hàng năm, giá cao hơn giống địa phương từ 5-10 lần) thay vì sử

dụng các vật tư tự cung tự cấp như trước đây (giống địa phương) có lẽ là một trong những
thay đổi lớn nhất trong hệ thống canh tác của đồng bào dân tộc ở Lào Cai mấy năm gần đây.
Thay đổi này đã giúp tăng cường an ninh lương thực, giải quyết nạn đói cho người nghèo,
nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ bị rủi ro của họ. Vật tư được trợ giá, trợ cước (được
cung cấp qua hệ thống vật tư nông nghiệp của nhà nước) càng làm cho người dân gần như
phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vật tư này. Tại các xã khảo sát vụ vừa qua đã xảy ra trường
hợp giống ngô trợ giá không tốt làm người dân thất thu nặng nề trên diện rộng. Giống lúa lai
phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc cũng gây mối lo ngại về chất lượng
giống không ổn định và khả năng chủ động cung cấp giống kịp thời vụ cho bà con (người dân
cho biết cùng một giống lúa nhưng có năm mạ tốt có năm mạ không tốt).
"Trồng ngô mà thu hoạch chuối"
Trường hợp ở xã Bản Cầm - huyện Bảo Thắng
Tại xã Bản cầm (huyện Bảo Thắng) vu ngô xuân vừa qua bà con dùng giống ngô P11 Lào cai
được trợ giá. Tuy nhiên chất lượng giống có vấn đề khiến năng suất giảm mạnh so với trước.
Nhiều nhà cho biết bị mất trắng do cây ngô "trổ đến 5-6 bông xoè ra như bắp chuối" mà
không đậu hạt. Bà con cho biết trước đây dùng giống địa phương tuy năng suất thấp hơn
giống mới nhưng chưa bao giờ bị hiện tượng như vậy. Có gia đình sản xuất giỏi như bà
Hoàng thị Lưu thôn Nậm Tang mọi năm gieo 12 kg giống thu được 2 tấn hạt thì năm nay chỉ
thu được vẻn vẹn có 7 tạ. Có hộ nghèo khi được phỏng vấn cho biết vu ngô vừa qua bị thất
bát nên gặp khó khăn, gia đình phải tăng đi làm thuê để lấy tiền đong gạo.
Ông Phó chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: 'năm nay trong xã trồng 700 kg giống ngô P11,
có 400kg giống trồng trên đất bằng mất trắng còn 300kg trồng trên đất dốc năng suất giảm
30-40%".
Lãnh đạo Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai công nhận: năm nay giống ngô P11 sản
xuất tậi trung tâm đã cung cấp 48 tấn cho toàn tỉnh trong đó khoảng 20 tấn gieo trên diện tích
112ha tại Bảo Thắng đã "giảm năng suất do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn vu xuân".

Nói chung thì người dân luôn "hoan nghênh" việc trợ giá trợ cước vì giảm được chi phí sản
xuất. Tuy nhiên khi giống mới không tốt, dễ bị mất trắng khi thu hoạch sẽ là một nguy cơ đẩy
người nghèo rơi vào tình thế nghèo thêm. Một số cán bộ ở các xã khảo sát cho rằng trợ giá

nên giảm dần, "năm thứ hai bằng nửa năm đầu tiên, năm thứ ba bằng nửa năm thứ hai, năm
thứ tư là hết" (tỉnh đã đề ra chính sách giảm dần trợ giá này, nhưng thực tế hai năm qua vẫn

13


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003
chưa giảm trợ giá). Một người khác nói: "Trợ giá là cái để kích, để người ta dùng giống mới,
khi người ta đã quen dùng thì giảm đi rồi không trợ giá nữa. Chứ có mấy đợt trợ giá, năm
sau lại không có, người ta bắt đầu quen không có thì năm sau lại có."

Giá cả thị trường không ổn định
Người dân các thôn vùng thấp (xã Bản Cầm, Phong Niên huyện Bảo Thắng) mấy năm qua đã
quá thấm thía với sự sụt giá thảm hại của nhiều cây trồng đã từng được chính quyền phát
động rầm rộ, như cây mía và các loại cây ăn quả như nhãn, vải, mận... Điển hình như cây mía
trồng mạnh từ 1997, từng đượoc coi là cây xoá đói giảm nghèo, cả xã có mấy chục ha; giá từ
3000-4000đ/kg mật sau 2 năm đã giảm xuống đến mức không đủ tiền trả công chặt mía (cây
mía có một thời gian chủ yếu bán sang Trung quốc - sau đó khách hàng Trung quốc không
mua nữa); đến năm 2001 người dân chặt bỏ hết không trồng mía nữa. Cây ăn quả được nhà
nước hỗ trợ giống nhưng có loại chất lượng không cao, hoặc khi có thu hoạch giá quá thấp
hoặc không bán được; ví dụ nhãn thời 1999 giá được 7000-8000 đ/kg.nay chưa được 2000
đ/kg nên nhiều nhà "chỉ để trẻ con vặt ăn chơi".
Thị trường luôn là một yếu tố rủi ro khó lường nhất đối với người nông dân chân lấm tay bùn
trong các nỗ lực sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Cũng may là thời gian
qua một số cây trồng chính như ngô, lúa, đậu tương và các loại vật nuôi chủ lực như trâu bò
lợn gà đều được giá, thị trường tương đối thuận lợi. Có ý kiến băn khoăn thời gian tới không
rõ liệu còn được thuận lợi như vậy không, nhất là đối với cây ngô (khi phải đối mặt với ngô
nhập khẩu trong quá trình tự do hoá thương mại).
Hiện nay chính quyền tỉnh đang tiếp tục thực hiện một số chương trình cây-con trọng điểm,
trong đó nổi lên cây chè với nhiều ưu đãi về tín dụng (cấp bù 50% lãi suất cho vay đối với hộ

vay vốn để trồng chè) và cam kết bao tiêu sản phẩm (tỉnh chỉ đạo nông trường chè ký hợp
đồng thu mua với xã đảm bảo 1kg chè búp tươi giá tương đương 1kg thóc). Qua khảo sát
nhiều hộ gia đình đã vay 8-10 triệu đồng để trồng chè, trong khi đó nhìn rộng ra về triển vọng
thị trường của cây chè trong vài năm tới cũng đang tiềm ẩn không ít rủi ro.

Phụ thuộc vào thời tiết
Vùng cao xa xôi có một vấn đề riêng là nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào nước trời, do vậy
năm nào bị hạn thì năm sau thiếu lương thực. Xã Tả Gia Khâu năm 1997 mất mùa vì hạn,
năm 1998 đói, các năm 1999-2002 thời tiết tốt, lại có phân bón nên sản xuất được, bà con hết
đói. Đến năm nay (2003) lại đang hạn nặng, bởi thiếu nguồn nước để mở rộng hệ thống thuỷ
lợi nên nhiều diện tích bà con không cấy được, đây là một nguy cơ rủi ro thường trực mà
người dân và chính quyền xã đều chưa thấy lối ra. Người dân và cán bộ ở đây lo ngại rằng
năm sau sẽ có nhiều hộ quay trở lại thiếu đói do hạn năm nay.
Hơn nữa, việc sử dụng giống mới năng suất cao (HYVs) không phải lúc nào cũng thích hợp
với vùng không chủ động nước hoặc thời tiết thay đổi thất thường (giống địa phương có khả
năng thích nghi và chống chịu thời tiết tốt hơn). Chính vì vậy ở vùng cao vẫn còn nhiều gia
đình tiếp tục dành một phần diện tích trồng giống địa phương vì: (i) ăn ngon hơn; (ii) dễ thu
hoạch và dễ bảo quản hơn; (iii) tự để được giống; (iv) phù hợp hơn với khả năng bón phân,
chất đất, địa hình và khí hậu từng nơi. Rõ ràng, đi tìm sự cân bằng giữa kiến thức mới và
kiến thức bản địa để vừa nâng cao an ninh lương thực và thu nhập, vừa giảm nguy cơ bị
rủi ro cho người dân cần là một vấn đề trọng tâm trong XĐGN thời gian tới.

Gia súc chết
14


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003
Trong các thôn khảo sát, một số hộ bị trâu, bò chết, do bệnh, do thời tiết lạnh hoặc do lăn
xuống núi. Những hộ này vẫn nghèo và một số chưa trả được nợ ngân hàng. Trong mấy năm
gần đây, dịch vụ thú y đã mở rộng ở các thôn vùng cao và rất được người dân hoan nghênh.

Hiện nay mỗi năm cán bộ thú y xã đi tiêm phòng trâu bò hai đợt, đã giảm bệnh dịch đi nhiều,
nhưng nếu mua trâu bò không vào đợt có tiêm phòng thì nguy cơ rủi ro vẫn cao. Mặt khác,
một số thôn vùng cao còn cần có ngựa để vận chuyển, mà mấy năm gần đây ngựa hay chết
dịch. Đây cũng là một vấn đề cần khắc phục.

Ốm đau nặng và mất lao động chính
Tất cả các loại hộ từ khá đến nghèo đều có thể bị tổn thương nặng nề do trong nhà có người
ốm đau nặng. Rủi ro này có thể tác động ghê gớm hơn đối với hộ nghèo, nhưng cũng có thể
biến các hộ không nghèo thành nghèo. Lao động là nguồn lực quan trọng, do vậy đối với bất
cứ loại hộ nào, việc mất một lao động (do ốm đau, chết hay bỏ đi) đều gây tác động lớn. Các
hộ nữ làm chủ hộ có con còn nhỏ thuộc diện dễ bị tổn thương nhất khi người phụ nữ phải
gánh vác mọi việc trong gia đình. Báo cáo PPA 1999 đã nêu vấn đề này, và đợt đánh giá này
cũng gặp những trường hợp tương tự.

2.5. Tạo việc làm
Do đặc điểm là tỉnh đang xây dựng rất mạnh (vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các nguồn trên
500-600 tỷ đồng/năm, năm 2005 Lào Cai sẽ lên thành phố), nên Lào Cai hiện có nhiều cơ hội
việc làm lao động thủ công cho người dân địa phương trong các công trình xây dựng - điển
hình là công việc "đập đá, thồ cát" với tiền công bình quân 15.000 đ/ngày. Đây là sự thay đổi
đáng kể so với năm 1999: thời đó cơ hội chủ yếu là làm thuê cho anh em họ hàng trong nội
bộ thôn bản nên chỉ có việc vài ngày trong năm khi đến mùa vụ nông nghiệp; còn bây giờ
công trình xây dựng nhiều, ai chịu khó đi xa (đi Bắc Hà, Sa Pa, Than Uyên, thị xã Lào Cai)
thì có thể có việc làm quanh năm. Tại những thôn có mỏ đá (như thôn Nậm Tang - xã Bản
Cầm) cũng đã xuất hiện một số doanh nghiệp khai thác đá xây dựng (cả doanh nghiệp nơi
khác đến, và doanh nghiệp thành lập tại địa phương) tạo việc làm ổn định cho vài chục lao
động địa phương.2
Tại các thôn vùng thấp, bà con cho biết:đi làm thuê xa nhà là một phương cách chống đỡ khó
khăn khá phổ biến của người nghèo ít đất, nhất là lớp nam thanh niên. Người dân thường đi
nhiều vào dịp cuối năm (từ tháng 10 đến tết âm lịch), đi hàng tuần có khi hàng tháng mới về
nhà 1 lần. Từ trước tới nay đa phần người Kinh đi làm thuê xa nhà, nhưng gần đây người dân

tộc ở vùng thấp cũng bắt đầu đi ra ngoài làm thuê nhiều hơn - một phần do sức ép về thiếu
đất ngày càng mạnh. Tuy vậy, tâm lý chung của người dân ở đây vẫn coi làm thuê là một
phương cách tạm thời, "đi làm thuê xa nhà chỉ là bất đắc dĩ"; một số người cho rằng đi làm
bên ngoài là "tham bát bỏ mâm" (một phụ nữ nghèo ở xã Phong Niên phàn nàn "đi làm xa ở
nhà không ai trông, có đàn gà chạy đi người ta bắt mất còn quá tội !")..
Còn tại các thôn vùng cao đi lại khó khăn, bà con dân tộc vẫn hiếm khi đi ra ngoài xã để kiếm
việc làm. Có thể thấy, cơ sở hạ tầng được cải thiện sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy việc
2

Hệ thống doanh nghiệp Lào Cai đang phát triển mạnh, đến cuối 2002 toàn tỉnh có 477 doanh nghiệp với
19.346 lao động, tăng 180 doanh nghiệp so với năm 2001, trong đó có 417 doanh nghiệp tư nhân (Báo cáo của
UBND tỉnh Ðánh giá thực hiện chương trình XĐGN và việc làm 3 năm 2001-2003, 5/2003). Được biết đa số
doanh nghiệp tư nhân mới thành lập hoạt động trong ngành xây dựng.

15


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003
đi làm thuê. Hiện nay, khi nào có công trình xây dựng trong thôn, trong xã thì bà con không
phân biệt giàu nghèo đều tham gia lao động lấy tiền (làm thuê cho nhà thầu) rất đông.
Cả thôn đi thồ cát xây trường học
Thôn Lao Chải, xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương
Năm 2002 thôn vùng cao Lao chải được xây dựng một ngôi trường cấp 1 do nguồn vốn Ngân
hàng thế giới (WB) tài trợ. Cả thôn hơn 30 hộ đã tham gia thồ cát, xi măng từ chân đường cái
vào địa điểm xây trường (cách 5km) để có thêm thu nhập. Ai có ngựa thì dùng ngựa thồ,
không có ngựa thì dùng gùi đi bộ, có gia đình cả vợ chồng con cái vài ba người cùng đi thồ
vật liệu. Tổng kết lại sau 1 tháng hộ nào trong thôn cũng kiếm được vài trăm nghìn đồng tiền
thồ vật liệu, có hộ thanh niên nghèo mượn ngựa của bố đi thồ kiếm được gần triệu đồng.

Tại các thôn khảo sát hiếm thấy trường hợp nào người dân "thoát ly" khỏi nông nghiệp để đi

làm công nhân hay nghề phi nông nghiệp. Do trình độ văn hoá thấp, không có tay nghề nên
lớp thanh niên chủ yếu đi làm lao động thủ công ngắn hạn theo từng công trình. Trong khi đó
Lào Cai đang thu hút khá đông lao động có tay nghề từ các tỉnh trung du lên. Mở rộng các
hình thức đào tạo nghề là một hướng đi hợp lý, nhưng có lẽ trước mắt sẽ khả thi hơn ở các
khu vực gần thị xã và các huyện lỵ.
Chính quyền cấp xã hiện nay ít đứng ra tổ chức cho người dân lao động trong các công trình
hạ tầng - dù được chính quyền tỉnh và huyện khuyến khích, mà chủ yếu vẫn phó mặc cho các
nhà thầu3. Rủi ro chính khi đi làm thuê được bà con cả vùng cao và vùng thấp nhắc đến là
không biết chữ, không có hợp đồng, đau ốm thì tự về nhà mà chữa, thỉnh thoảng vẫn có người
bị cai thầu lừa không được trả công.
Dường như một vấn đề bức xúc về tạo việc làm cho người dân ở Lào Cai, nhất là đồng bào
dân tộc và người nghèo ít đất, là hỗ trợ truyền thông và hỗ trợ pháp lý cho người lao động
trong các công trình xây dựng (tránh tình trạng bỏ mặc cho cai thầu tự lo liệu như hiện nay).
Đi làm thuê :
Chỉ sợ bị lừa không được trả công
"…Hai ba năm nay, những gia đình ít đất sản xuất thường phải đi làm thuê, có khi làm ở
trong huyện, có khi làm ở gần xóm, nhóm thanh niên thường đi làm ở xa, ở tỉnh và huyện
Than Uyên... có khi đi 10 người một nhóm để đào đất, đổ bê tông, xây dựng cơ bản, phu hồ,
vận chuyển đáá́... nhiều khi làm xong rồi mà [cai thầu chạy mất] không được trả tiền công".
(thảo luận nhóm phụ nữ ở thôn Cốc Sâm 1, xã Phong Niên)
"...Năm ngoái làm đường ở xã, em và mấy người nữa ra đập đá thuê, cai thầu nợ mấy trăm
nghìn.Đập đá khoán, cứ 1 xe đổ xuống 1 đống đá hộc dùng búa đập khoảng 3 ngày được
50.000 đồng. Gần Tết nó bảo nó đi lấy tiền rồi đi luôn không quay lại. Cả ông chủ tịch xã
cũng bị nó lừa, cho nó vay ít tiền rồi nó đi luôn."
(phỏng vấn nhanh nam thanh niên đang đập đá làm đường ở xã Pha Long)

3

Tỉnh khuyến khích các xã ký hợp đồng với Ban quản lý dự án huyện để tổ chức người dân tham gia xây dựng
lấy tiền công trong các dự án thuộc Chương trình 135. Tuy nhiên kết quả đạt được còn khiêm tốn: trong 2 năm

1999-2000: nhân dân tham gia xây dựng 14 tỷ trong tổng giá trị thực hiện 122 tỷ, năm 2001 dân tham gia xây
dựng 10,5 tỷ trong tổng số 56.2 tỷ; còn năm 2002 dân tham gia 6,5 tỷ trong tổng số 55,7 tỷ (trích Báo cáo tổng
kết Chương trình 135 của Sở Kế hoạch Đầu tư Lào cai, các năm 1999-2000, 2001 và 2002).

16


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003

3. Sự tham gia vào việc ra quyết định tại địa phương
3.1. Thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở
Nhìn chung, kể từ khi có Qui chế dân chủ ở xã (Nghị định 29/CP) theo phương châm “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và các qui định liên quan, cán bộ xã đã tham khảo ý
kiến của người dân nhiều hơn trong các công việc liên quan trực tiếp đến dân tại địa phương.
Một số biểu hiện tích cực là:

Người dân tham gia trực tiếp bình xét hộ nghèo, bình xét đối tượng được nhận các
khoản hỗ trợ của nhà nước (tấm lợp, lu nước, hỗ trợ hộ đặc biệt khó khăn...). Người
dân ngay cả ở những thôn xa xôi nhất ở vùng cao cho biết việc bình xét thời gian qua
đều được thực hiện công khai thông qua họp thôn. Người dân cho rằng, họ biết rõ
hoàn cảnh từng hộ nên biết được hộ nào thực sự cần được hỗ trợ.

Người dân thảo luận về triển khai các công trình 135, các công trình giao thông
liên thôn, các khoản đóng góp huy động (ví dụ tỉnh có chính sách hỗ trợ 30 triệu
đồng/km công nổ mìn, thuê máy để mở mặt đường giao thông liên thôn; các phần việc
khác do địa phương huy động dân tự làm - do đó dân phải bàn bạc, thống nhất ý kiến
về việc đóng góp công lao động thì mới làm được).

Các xã đều có phân công cán bộ xã "nắm tình hình và chỉ đạo" từng thôn bản. Các
xã đều bố trí bộ phận tiếp dân để giải quyết các thủ tục cho dân (đa phần là các thủ tục

chứng nhận và liên quan đến đất đai, vây vốn), tiếp nhận và xử lý các đơn từ thắc mắc
khiếu nại của dân. Các xã đều cố gắng hạn chế thấp nhất đơn từ khiếu kiện vượt cấp.
Người dân biết rõ nhất ai khó khăn cần hỗ trợ
Thảo luận nhóm nam ở thôn Thải Giàng Sán - xã Tả Gia Khâu
"Hộ Giàng Cồ Mìn, 26 tuổi là hộ nghèo nhất ở thôn Giàng Thải Sán. Nhà nó không có trâu bò.
Bò đã chết năm 2000, tiền nó vay của Ngân hàng năm 1999 còn chưa trả được. Nó không có
ruộng lúa, chỉ ít đất trồng ngô diện tích trồng khoảng 12 kg giống. Hai đứa con nó lại còn nhỏ
(3 tuổi và 4 tháng). Bởi thế, khi họp thôn chúng tôi đã lựa chọn để nó được nhận hỗ trợ phát
triển sản xuất từ nguồn vốn định canh định cư của tỉnh gồm 300.000 đồng tiền mặt, 30 kg
gạo, chảo, cuốc, xẻng, lưỡi cày, dao phát, chén bát, chăn, màn, chiếu... Không có ai thắc
mắc gì vì nó quá nghèo rồi".

Có lẽ cán bộ các cấp đã rút được nhiều kinh nghiệm từ những thất bại trước đây khi không
tham khảo ý kiến của dân: Trong đợt khảo sát lần này đã nghe được nhiều ý kiến của cán bộ
về tình hình trước đây "ngày xưa trong chương trình định canh định cư [không bàn với dân]
bà con dửng dưng không gắn bó, không thiết thực, nhiều khi làm nhà nhưng dân không ở,
người ta bảo nhà không đúng hướng, phản chủ, phản lộ hoặc đặt nóc vào giờ xung nên
không ở..."; và thay đổi gần đây "phải lấy thôn bản bình bầu xem xét, vấn đề là công bằng;
mình có nhiều bài học lắm rồi, khi có chuyện thì tiền cán bộ đi xử lý thắc mắc còn quá tội...".
Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ, việc thực hiện qui chế dân chủ cơ sở ở Lào Cai vẫn là một
thách thức lớn, đặc biệt ở các xã vùng cao với các đặc điểm đa dân tộc, đa ngôn ngữ, ít
người thạo tiếng phổ thông, địa hình xa xôi đi lại khó khăn, năng lực cán bộ hạn chế...
Những vấn đề chính hiện nay là:

17


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003



Truyền thông, cung cấp thông tin cho dân còn hạn chế. Một thực tế là đại bộ phận
người dân còn ít hiểu biết về các chính sách chủ trương của nhà nước, cũng chưa nắm
được các quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Khi hỏi về các công việc ở địa phương - kể
cả những việc liên quan trực tiếp đến người dân - câu trả lời thường gặp của đồng bào
dân tộc là "chi pâu" (“không biết”). Sự "không biết" khiến cho những khâu tiếp theo
“bàn, làm, kiểm tra” trở nên ít ý nghĩa (bản thân Quy chế dân chủ thì cán bộ xã và
thôn đều nói đã phổ biến cho dân ở tất cả các thôn, nhưng khi hỏi dân thì cũng ít
người nhớ là mình có những quyền gì). Nguyên nhân của "không biết" thì có nhiều
(nguồn, kênh, hình thức thông tin chưa đa dạng và chưa phù hợp, cơ sở vật chất nghèo
nàn, ...), nhưng đáng lưu ý là:
 cán bộ xã và thôn bản nhiều khi cũng không nắm vững các chính sách, chủ
trương của Nhà nước (do thiếu thông tin, năng lực hạn chế, bận nhiều việc); và
thường chỉ chú trọng giải thích kỹ cho dân khi có ý kiến thắc mắc, khiếu nại
 người dân nhiều khi cũng thiếu động cơ để tìm hiểu những vấn đề không phải
là thiết thân với mình ("người dân mải làm ăn không quan tâm...")
 còn thiếu một cơ chế chủ động tìm hiểu nhu cầu thông tin cụ thể của từng
nhóm người dân (nhất là người nghèo và phụ nữ) để tìm cách phổ biến đa
kênh, đa chiều cho thiết thực, phù hợp với họ.



Người dân mới được tham gia chủ yếu ở khâu thực hiện. Tại các thôn khảo sát, qua
phỏng vấn người dân hầu như không biết gì về các khâu "đóng góp vào dự thảo kế
hoạch", "lựa chọn ưu tiên", "thiết kế công trình", "dự toán-quyết toán công trình"...
Khái niệm 'tham gia" theo cách hiểu của người dân thường là được "phổ biến" (để
triển khai) trong cuộc họp thôn, và "lao động" trong công trình (lao động công ích
hoặc được trả công).
Còn thiếu biện pháp thu hút người nghèo, phụ nữ tham gia. Do học vấn thấp (hầu
hết phụ nữ dân tộc trên 30 tuổi ở vùng cao không biết chữ), do tập quán (chủ yếu
chồng đi họp), do tự ti (người nghèo đi họp chủ yếu ngồi nghe) nên phụ nữ, người

nghèo nói chung ít tham gia ý kiến vào các công việc của địa phương. Ở các thôn
cũng chưa thấy có biện pháp gì đáng kể để khắc phục những yếu điểm cố hữu của
người nghèo và phụ nữ để tăng cường sự tham gia của họ.
Ở một số thôn khi bình xét hộ nghèo và nhất là khi bình xét người được hưởng hỗ trợ
của nhà nước có giá trị lớn (ví dụ, tấm lợp), bà con có nhiều ý kiến khác nhau, có cả
những ý kiến không vừa lòng, tỵ nạnh giữa người nghèo và người không nghèo dễ
ảnh hưởng xấu đến sự gắn bó xã hội trong cộng đồng.
Sự tham gía của người dân thông qua các tổ chức đại diện (hội nông dân, hội phụ
nữ, thanh niên...) còn hạn chế. Có những thôn ở vùng cao các tổ chức đoàn thể hoạt
động khó khăn, một số hầu như không hoạt động. Lý do chủ yếu theo ý kiến của bà
con là do năng lực cán bộ hạn chế (nhiều cán bộ đoàn thể không thạo tiếng phổ
thông), cán bộ bận việc nhà (cán bộ đoàn thể ở ấp không có phụ cấp), các đoàn thể ít
tổ chức được các hoạt động thiết thực để thu hút bà con tham gia.
Ở một số thôn, chi bộ Đảng được người dân đánh giá cao trong thực hiện qui chế
dân chủ (mọi việc quan trọng trong thôn đều phải được chi bộ bàn "chủ trương", các
kết quả bình xét đều phải được chi bộ "thông qua"- nhất là khi dân có ý kiến khác
nhau). Tuy nhiên cũng có khó khăn là một số thôn vùng cao chưa có đảng viên, hoặc
không đủ số đảng viên tối thiểu (3 người) để thành lập chi bộ.









Có thể thấy tại các xã nghèo đang rất thiếu những cán bộ “phát triển cộng đồng”- XĐGN
được giao chức năng nhiệm vụ cụ thể và được trang bị những kỹ năng tham gia cần thiết (ví


18


DỰ THẢO - BÁO CÁO PPA LÀO CAI 2003
dụ, các kỹ năng PRA, giám sát – đánh giá…) để thúc đẩy sự tham gia tích cực và hiệu quả
của người dân. Thời gian qua Lào Cai đã bố trí cán bộ tăng cường đến hầu hết các xã 135 để
giúp xã thực hiện các chương trình, dự án XĐGN (gọi là "cán bộ 135"). Dù chỉ là giải pháp
tạm thời, các cán bộ tăng cường này cần được đào tạo kỹ về các phương pháp người dân cùng
tham gia để thúc đẩy việc thực hiện dân chủ trong XĐGN.
Thực hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở :
Nâng cao vai trò của các tổ chức đại diện
Nghị định 79/CP mới ban hành tháng 7/2003 (thay thế NĐ29/CP) đã nhấn mạnh vai trò của
các tổ chức đại diện - HĐND và các thành viên Mặt trận tổ quốc (Hội Nông dân, Hội Phu
nữ...) - trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chức năng chủ yếu của HĐND giữa 2 kỳ họp
chính là giám sát-đánh giá việc thực hiện các chính sách phát triển KH-XH và XĐGN tại địa
phương. Trong Điều lệ của các Hội cũng đều có chức năng giám sát thực hiện, tham mưu đề
xuất cho chính quyền về các chính sách, chủ trương của nhà nước. Các Hội đều có hệ thống
chân rết đến hầu hết thôn bản, nên về nguyên tắc có nhiều điều kiện thu thập, tổng hợp và
phản ánh ý kiến của nhân dân và các hội viên của mình.
Dân chủ ở cơ sở là một yếu tố thiết yếu để xóa đói giảm nghèo. Trong bối cảnh vùng cao đa
dân tộc, đa ngôn ngữ, điều kiện đi lại và trao đổi thông tin khó khăn, đồng bào còn nhiều hạn
chế về trình độ văn hóa, đa số không biết tiếng phổ thông... thì phát huy cơ chế đại diện là
một cách thiết thực để thực hiện dân chủ ở cơ sở, đặc biệt trong khâu giám sát - đánh giá.
Thực tế khảo sát tại Lào Cai, HĐND và các đoàn thể ở cấp xã và thôn bản còn ít phát huy vai
trò của mình trong thực hiện Quy chế dân chủ. Khoảng trống lớn giữa chức năng, nhiệm vu
và nguồn nhân lực, năng lực, ngân sách hoạt động... của các tổ chức đại diện ở cơ sở cần
được lấp đầy. Chương trình 135 và Chương trình XĐGN và việc làm đã có dòng ngân sách
dành cho công tác đào tạo cán bộ; cần tăng dòng ngân sách này để dành thêm phần cho
việc nâng cao năng lực cho các tổ chức đại diện trong thời gian tới.


3.2. Vai trò của cấp xã
Khi bàn đến sự tham gia của người dân trong việc ra quyết định ở cơ sở, câu hỏi đầu tiên
thường là "cấp xã được quyết cái gì ?". Các xã khảo sát đều thuộc Chương trình 135, Hội
đồng nhân dân xã được quyết định danh mục đầu tư trong Chương trình 135 (phù hợp với
quy hoạch đã được cấp trên phê duyệt), nhưng các công trình xây dựng đều do Ban quản lý
dự án của huyện làm chủ đầu tư4. Các xã được thành lập ban giám sát gồm cán bộ xã và cán
bộ đoàn thể. Tuy nhiên, các ban giám sát cấp xã còn hạn chế về năng lực trong việc giám
sát, nghiệm thu các công trình xây dựng. Mặc dù cũng được huyện cho đi tập huấn vài ngày,
nhưng thực tế các thành viên ban giám sát xã ít hiểu biết về kỹ thuật, họ cũng bận nhiều việc
nên giám sát còn hình thức.
Các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của xã do UBND dự thảo, có bàn trong Đảng ủy và trình
HĐND quyết nghị (không đưa ra dân bàn). Một số chỉ tiêu quan trọng, ví dụ chỉ tiêu thu ngân
sách và chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo, được giao từ huyện xuống. Cán bộ xã cho biết "về
nguyên tắc thì khi huyện giao nếu không họp lý thì có thể đề nghị sửa đổi", nhưng thực tế thì
"xã chẳng mấy khi có ý kiến". Vấn đề là ở chỗ, chỉ tiêu kế hoạch ít liên quan đến phân bổ
ngân sách, ví dụ giao chỉ tiêu giảm nghèo một năm 3% hay 5% thì mức đầu tư vẫn như vậy.
Bản thân cán bộ xã và người dân còn ít được tham gia trong các dự án, công trình nằm
ngoài Chương trình 135, mặc dù những công trình này phục vụ trực tiếp cho đời sống của bà
con trong xã. Ví dụ như công trình điện ở thôn Nậm Tang xã Bản Cầm, người dân và cán bộ
4

Việc phân cấp thực hiện Chương trình 135 diễn ra chậm. Lãnh đạo Sở KH-ĐT cho biết đến nay tỉnh mới phân
cấp được cho 30% số xã làm chủ đầu tư; với các xã đã phân cấp huyện vẫn hỗ trợ về thủ tục hồ sơ. Mục tiêu
đến năm 2005 sẽ phân cấp hết.

19


×