Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ SINH HÓA GLYCOSYLATE HEMOGLOBIN (HbA1c) VÀ INSULIN TRONG MÁU CHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ SINH HÓA GLYCOSYLATE
HEMOGLOBIN (HbA1c) VÀ INSULIN TRONG MÁU CHÓ

Mã số: T2016-68
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Thị Thảo

Cần Thơ, Tháng 12 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ SINH HÓA GLYCOSYLATE
HEMOGLOBIN (HbA1c) VÀ INSULIN TRONG MÁU CHÓ

Mã số: T-2016-68

Xác nhận của trường Đại học Cần Thơ

Chủ nhiệm đề tài



Trần Thị Thảo

Cần Thơ, Tháng 12 Năm2016

2


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
1. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên: Trần Thị Thảo
Chức danh khoa học:
Địa chỉ cơ quan: Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
Điện thoại cơ quan: 07103 730 362
Di động: 098 777 48 78
E-mail:
Học vị: Thạc Sĩ Thú Y
Năm sinh: 1970
Địa chỉ nhà riêng: 132/24A, đường 3/2, TPCT
Điện thoại nhà riêng:
2. THÀNH VIÊN THAM GIA CHÍNH
Họ và tên: Trần Thị Kiều Trinh
Chức danh khoa học:
Địa chỉ cơ quan: Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
Điện thoại cơ quan: 07103 730 362
Di động: 098 777 48 78
E-mail:
Học vị: Kỹ sư chăn nuôi thú y
Năm sinh: 1987
Địa chỉ nhà riêng: 75E, khu vực Yên Thuận, phường An Bình, TPCT


i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Đơn vị: Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Xác định hằng số sinh hóa glycosylated hemoglobin (HbA1c)
và insulin trong máu của chó
- Mã số: T2016-68
- Chủ nhiệm:Trần Thị Thảo
- Cơ quan: Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Đại học Cần Thơ
- Thời gian thực hiện: 5/2016 đến 12/2016
2. Mục tiêu: Xây dựng thang chuẩn sinh hóa glycosylated hemoglobin (HbA1c)
và insulin trong máu của chó nhằm ứng dụng vào công tác chẩn đoán và điều trị
bệnh tiểu đường trên chó,
3. Tính mới và sáng tạo: Đây là công trình đầu tiên ở Việt nam nghiên cứu
một cách cơ bản có hệ thống về hằng số sinh hóa HbA1c và insulin trên chó đang
được nuôi rộng rãi ở, thành phố Cần Thơ.
4. Kết quả nghiên cứu:
4.1. glycosylated hemoglobin (HbA1c) và insulin trong máu của chó
khỏe
Giá trị trung bình của HbA1c trên chó khỏe là 4,4 % và biến động trong
khoảng (2,3% - 6%). Giá trị trung bình của insulin là 10,36 mg/dL và biến động
trong khoảng (5,01 mg/dL –20,05 mg/dL. Giá trị tring bình HbA1c và giá trị
trung bình của insulin trên chó khỏe không phụ thuộc vào nhóm giống, nhóm
trọng lượng, nhóm tuổi và giới tính.


ii


4.2. glycosylated hemoglobin (HbA1c) và insulin trong máu của chó tiểu
đường
HbA1c trên chó tiểu đường biến động trong khoảng (5,6%-10%) và giá trị
trung bình là 7,07%. Chó tiểu đường tiền lâm sàng có HbA1c biến động trong
khoảng (5,6%-7%) thấp hơn trên chó tiểu tiểu đường lâm sàng (6,9%-10%), sự
chệnh lệch này khác nhau rất có ý nghĩa thống kê. HbA1c phụ thuộc hoàn toàn
vào hàm lượng đường trong máu. Insulin trên chó tiểu đường biến động rất lớn
(2,1 mg/dL – 28 mg/dL) và phụ thuộc vào hàm lượng đường trong máu. Hoạt lực
insulin dao trên chó tiểu đường tiền lâm sàng ở mức tương đối bình thường (5
mg/dL – 20 mg/dL); insulin có khoảng dao động rất lớn trên chó tiểu đường lâm
sàng.
5. Sản phẩm:
- Thang chuẩn HbA1c và insulin trên chó, Gia trị HbA1c và insulin trên chó
tiểu đường.
- Góp phần đào tạo 2 luận văn đại học ngành thú y
- Một phần nội dung trong luận án tiến sĩ ngành Bệnh lý học và chữa bệnh
vật nuôi
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng
áp dụng: đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiển, bước đầu chuyển giao kết quả
nghiên cứu cho Bệnh xá thú y Đại học Cần Thơ và các phòng mạch thú y của
quận Ninh kiều thành phố Cần Thơ.

Ngày

tháng

năm


Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên, đóng dấu)

(ký, họ và tên)

iii


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Determination glycosylated hemoglobin (HbA1c) and insulin
in the blood of dogs
Code number: T2016-68
Coordinator: Tran Thi Thao
Implementing institution: College Agriculture and applied Biology Cantho
Unversity
Duration: from May, 2016 to December, 2016
2.

Objective(s):

Develop

standardized

scale


biochemical

indices

glycosylated hemoglobin (HbA1c) and insulin in the blood of dogs to applicate in
the diagnosis and treatment of diabetes in dogs
3. Creativeness and innovativeness: This is a first study in Vietnam. It is a
basically and system research about scale biochemical indices glycosylated
hemoglobin (HbA1c) and insulin in the blood of dogs were kept in Cantho city
4. Research results: The results showed that the average of HbA1c was
4.4% in healthy dogs and ranged (2.3% - 6%). The average value of the insulin is
10.36 mg/dL the range (5.01 mg/dL - 20.05 mg/dL). The mean value of HbA1c
and mean value of insulin in healthy dogs were depend on the breed groups,
wight groups, age groups and gender. HbA1c in diabetic dogs ranged (5.6%
-10%) and the average value of 7.07%. HbA1c ranged in preclinical diabetic dogs
(5.6% -7%) were lower than in the dog clinical diabetic dogs (6.9% -10%),
significantly (less than P<0,05). HbA1c in diabetic dog reflect blood glucose
levels. If blood glucose were higher, HbA1c levels were higher. Insulin in
diabetic dogs varied greatly (2.1 mg/dL - 28 mg/dL) and dependented on blood
sugar levels. The insulin in preclinical diabetic dogs varied in normal levels (5
mg/dL - 20 mg/dL); Insulin has a huge change in clinical diabetic dogs.

iv


5. Products:
- HbA1c and insulin on a standardized scale dog, HbA1c and insulin values
in dogs with diabetes.
- To contribute to train two university essays veterinary Medicince

- A content in the PhD thesis
6. Effects, technology transfer means and applicability: Study has
meaningful about science and practical, initially transferring results to the
veterinary clinic Cantho University and the veterinary clinic of Ninh Kieu District
Can Tho city.

v


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU..........................................................................i
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................ix
TÓM TẮT..............................................................................................................................................x
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT....................................................................................................xii
PHẦN I. MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước...............................................................................1
1.2. Tổng quan về glycosylated hemoglobin (HbA1c).......................................................................4
1.2.1 Khái niệm HbA1c......................................................................................................................4
1.2.2 Lịch sử HbA1c trên nhân y.......................................................................................................6
1.2.3 Vai trò của HbA1c.....................................................................................................................8
1.2.4 Tương quan giữa trị số HbA1c và glucose máu trung bình...................................................10
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số HbA1c...............................................................................11
1.2.6. Ưu và nhược điểm của xét nghiệm HbA1c trên chó............................................................13
1.3. Tổng quan về insulin.................................................................................................................13
1.3.1. Lịch sử về insulin...................................................................................................................13
1.3.2. Khái niệm insulin...................................................................................................................14
1.3.3. Sự sinh tổng hợp...................................................................................................................14

1.3.4. Hóa sinh.................................................................................................................................16
1.3.5. Sự bài tiết của insulin............................................................................................................17
1.3.6. Hoạt động của insulin............................................................................................................18
1.3.7 Receptor của insulin...............................................................................................................20
1.3.8 Protein vận chuyển glucose (GLUT).......................................................................................22
1.3.9 Chức năng của insulin và ảnh hưởng nội tiết của insulin.....................................................24
1.4. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................29
1.5. Nội dung nghiên cứu................................................................................................................32
1.5.1. Nội dung 1 : Xác định hằng số sinh hóa HbA1c và insulin trên chó khỏe mạnh................32
1.5 2. Nội dung 2: Ghi nhận giá trị của 2 chỉ tiêu sinh hóa HbA1c và insulin ở các mức đường
huyết khác nhau trên chó tiểu đường............................................................................................32
1.6. Phương tiện nghiên cứu...........................................................................................................32
1.6.1. Thời gian và địa điểm............................................................................................................32
vi


1.6.2. Dụng cụ và trang thiết bị và hóa chất thí nghiệm...............................................................33
1.7. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................................33
1.7.1. Giống chó khảo sát................................................................................................................33
1.7.2 Lứa tuổi...................................................................................................................................34
1.7.3. Theo khối lượng cơ thể.........................................................................................................34
1.8. Cách chọn chó khảo sát............................................................................................................34
1.9. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................36
1.9.1. Chẩn đoán bệnh tiểu đường trên chó..................................................................................36
1.8.2. Phân bố mẫu khảo sát...........................................................................................................37
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH.............................................................................39
CHƯƠNG 1. XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ SINH HÓA HbA1c VÀ INSULIN TRÊN CHÓ KHỎE MẠNH...........39
2.1.1. Giá trị trung bình của HbA1c và insulin trên chó khỏe........................................................39
2.1.3. Giá trị trung bình của HbA1c và insulin trên chó khỏe theo giới tính.................................41
2.1.4. Giá trị trung bình của HbA1c và insulin trên chó khỏe theo độ tuổi...................................42

2.1.5. Giá trị trung bình của HbA1c và insulin trên chó khỏe theo nhóm trọng lượng.................43
CHƯƠNG II.......................................................................................................................................45
GHI NHẬN HAI HẰNG SỐ SINH HÓA HbA1c VÀ INSULIN................................................................45
TRÊN CHÓ TIỂU ĐƯỜNG..................................................................................................................45
2.2.1. Giá trị trung bình của HbA1c và insulin trên chó tiểu đường..............................................45
2.2.2. Giá trị trung bình của HbA1c chó tiểu đường theo nhóm hàm lượng đường huyết..........46
2.2.2. Giá trị trung bình của HbA1c chó tiểu đường tiền lâm sang và tiểu đường lâm sàng........47
2.2.3. Giá trị trung bình insulin của chó tiểu đường theo nhóm hàm lượng đường huyết..........48
PHẦN III............................................................................................................................................52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................................................52
3.1. KẾT LUẬN..................................................................................................................................52
3.1.1. Xác định hằng số sinh hóa HbA1c và insulin trên chó khỏe.................................................52
3.1.2. Ghi nhận hằng số sinh hóa của HbA1c và insulin trên chó tiểu đường...............................52
3.2. ĐỀ NGHỊ....................................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................53
3.1. Phương pháp Săc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).....................................................................69
3.1.1 Giới thiệu HPLC.......................................................................................................................69
3.1.2 Cơ sở lý thuyết........................................................................................................................69
3.1.3 Tiến hành thực hiện với máy HPLC........................................................................................71
vii


3.1.4 Cách đo HPLC..........................................................................................................................72
3.2. phương pháp diện phát quang................................................................................................72
3.2.1. Nguyên lý định lượng insulin................................................................................................72
3.2.2. Mục đích và chỉ định xét nghiệm C-peptide.........................................................................72
3.2.3. Lợi ích của xét nghiệm định lượng C-peptide......................................................................73
3.2.4. Nguyên lý định lượng C-peptide...........................................................................................73
3.2.5 Phân tích mẫu.........................................................................................................................73
3.2.6. Đơn vị tính toán.....................................................................................................................74


viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH

ix


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu trên 80 con chó khỏe mạnh và 40 con chó tiểu đường
được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ từ tháng 5/2016 đến tháng 12/2016.
Thông qua bệnh sử, chẩn đoán lâm sàng, xét nghiệm đường huyết (ĐH) để chẩn
đoán bệnh. Đo đường huyết mao mạch sau khi ăn 8 giờ bằng que thử “One
Touch Ultra 2” với phương pháp đặc hiệu dựa trên phản ứng glucose oxydase.
Đọc kết quả sau 5 giây bằng máy đọc tự động “One Touch Ultra 2 glucose”
(Công ty Johnson Johnson - Mỹ). Chẩn đoán bệnh tiểu đường trên chó được thực
hiện dựa theo tiêu chuẩn của WSAVA (2010) (World Small Animal Veterinary
Association, 2010). Trên 80 chó khỏe mạnh được đánh giá mối liên quan của
HbA1c và insulin giữa 4 nhóm trọng lượng bao gồm nhóm I: 1-5 kg, II: >5-10 kg,
III: >10-20 kg và nhóm 4: IV: >20kg ,; 4 nhóm tuổi bao gồm nhóm A: 1-3 năm
tuổi, B: >3-5 năm tuổi, C:>5 -7 năm tuổi, D: >7 năm tuổi; giữa 2 giới tính bao
gồm giới tính đực và giới tính cái. Trên 40 chó mắc bệnh tiểu đường được đánh
giá mối liên quan của HbA1c và insulin trên 4 mức đường huyết bao gồm nhóm α
(>108-130 mg/dL), β (>130-180 mg/dL), nhóm δ (>180-250 mg/dL) nhóm γ
(>250 mg/dL). Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị trung bình của HbA1c trên
chó khỏe là 4,4 % và biến động trong khoảng 2,3% - 6%. Giá trị trung bình của
insulin là 10,36 mg/dL và biến động trong khoảng 5,01 mg/dL – 20,05 mg/dL.

Giá
trị
trung
bình
của
nồng
độ
HbA1c
và giá trị trung bình của insulin trên chó khỏe không phụ thuộc vào nhóm giống,
nhóm
trọng
lượng,
nhóm
tuổi

giới
tính.
HbA1c trên chó tiểu đường biến động trong khoảng 5,6%-10% và giá trị trung
bình là 7,07%. Chó tiểu đường tiền lâm sàng có HbA1c biến động trong khoảng
5,6%-7% thấp hơn trên chó tiểu tiểu đường lâm sàng 6,9%-10%, sự chệnh lệch
này khác nhau rất có ý nghĩa thống kê. HbA1c phụ thuộc hoàn toàn vào hàm
lượng đường trong máu, đường huyết càng cao thì nồng độ HbA1c càng cao.
Insulin trên chó tiểu đường biến động rất lớn (2,1 mg/dL – 28 mg/dL) và phụ
thuộc vào hàm lượng đường trong máu. Hoạt lực insulin dao động trên chó tiểu
đường tiền lâm sàng ở mức tương đối bình thường (5 mg/dL – 20 mg/dL); insulin
có khoảng dao động rất lớn trên chó tiểu đường lâm sàng
Từ khóa :HbA1c. insulin , Bệnh tiểu đường, Chó, Thành phố Cần Thơ
x



SUMMARY
Study was carried out on 80 heathy dogs and 40 diabetic dogs were kept
in Cantho city from May, 2016 to December, 2016. Through history, clinical
diagnosis, capillary blood sugar concentrations and the results of HbA1c test were
based for diagnosis. Detreminaton of capillary blood sugar concentration at 8
hours after feeding using One Touch Ulra 2 test paper based on glucose- oxydase
reaction. The results of testing was read after 5 seconds by One Touch Ultra
glucose meter (Johnson&Johnson company, USA). Diagnosis of diabetes in dogs
was based

on criteria

of WSAVA, 2010 (World Small Animal Veterinary

Association, 2010). On 80 heathy dogs were evaluated relation of HbA1c and
insulin with 4 groups of wight consist of group I: 1-5 kg, II: >5-10 kg, III: >10-20
kg, IV: >20kg,; 4 groups of age consist of group A: 1-3 years old , B: >3-5 years
old, C:>5 -7 years old, D: >7 years old; 2 gender include male and female. On 40
diabetic dogs were evaluated relation of HbA1c and insulin with 4 levels of
hyperglycemia consist of α (>108-130 mg/dL), β (>130-180 mg/dL), nhóm δ
(>180-250 mg/dL) nhóm γ (>250 mg/dL). The results showed that the average
of HbA1c was 4.4% in healthy dogs and ranged (2.3% - 6%). The average value
of the insulin is 10.36 mg/dL the range (5.01 mg/dL - 20.05 mg/dL). The mean
value of HbA1c and mean value of insulin in healthy dogs were depend on the
breed groups, wight groups, age groups and gender. HbA1c in diabetic dogs
ranged (5.6% -10%) and the average value of 7.07%. HbA1c ranged in preclinical
diabetic dogs (5.6% -7%) were lower than in the dog clinical diabetic dogs (6.9%
-10%), significantly (less than P<0,05). HbA1c in diabetic dog reflect blood
glucose levels. If blood glucose were higher, HbA1c levels were higher. Insulin
in diabetic dogs varied greatly (2.1 mg/dL - 28 mg/dL) and dependented on blood

sugar levels. The insulin in preclinical diabetic dogs varied in normal levels (5
mg/dL - 20 mg/dL); Insulin has a huge change in clinical diabetic dogs.
Key word: HbA1c, insulin, Diabetes,

xi


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

HbA1c

Hemoglobin Glycosylated

ADA

American Diabetes Association

CV

Compensating variation

OGTT

Oral Glucose Tolerance Test

IFG


Impaire fasting Glucose

IGT

Impaire Glucose Tolerance

eAG

Estimated Average Glucose

HPLC

High Performance Liquid Chromatography

EDTA

Ethylene Diamine Tetraacetic

a.a

Acid Axit amin

GLUT

Glucose transporters

ATP

Adenosin triphosphat


IRS-1

Insulin receptor substrate 1

IRS-2

Insulin receptor substrate 2

PEPCK

Carboxykinase phosphoenolpyruvate

G-6-PASE

Glucose -6-phosphatase

PI-3-kinase

Phosphatidyinositol-3’

PP

Pancretic polypeptid

xii


PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Năm 1980, lần đầu tiên Wood PA và Smith JE xét nghiệm HbA1c bằng sắc
ký lỏng trên 7 con chó bình thường và 7 con chó mắc bệnh tiểu đường. Kết quả
chó mắc tiểu đường có HbA1c cao hơn đáng kể so với chó khỏe (P <0.001). Kết
luận rằng kết quả này rất hữu ích trong việc theo dõi glucose huyết và hiệu quả
điều trị insulin.
Mahaffey (1982) tiến hành thí nghiệm tại bộ môn nội khoa thú y của trường
cao đẳng chăn nuôi và thú y Nippon, Tokyo Nhật Bản. Tác giả đo glycosylated
hemoglobin (HbA1c) trên 40 con chó tiểu đương của 16 phòng mạch thú y. Tác
giả chia làm 3 nhóm có 3 mức đường huyết khác nhau. Kết quả là giá trị trung
bình của HbA1c trong 3 nhóm tương ứng 6,43%, 5,62%, 9,63%. Giá trị HbA1c
của nhóm 3 khác nhau rất có ý nghĩa thống kê với nhóm 1 và 2 (p<0,05). Tác giả
khẳng định rằng HbA1c rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh tiểu đường và theo dõi
hiệu quả điều trị của bệnh tiểu đường trên chó.
Hasegawa (1991) đã định lượng glycosylated hemoglobin (HbA1c) trong
máu của chó bằng phương pháp sắc ký lỏng, thí nghiệm được tiến hành trên 38
con chó khỏe mạnh bình thường về lâm sàng và 10 con chó bị bệnh tiểu đường.
Kết quả là giá trị HbA1c (%) trên chó khỏe mạnh bình thường biến động trong
khoảng 2,60% - 6,41%. Giá trị HbA1c trên chó tiểu đường biến động trong
khoảng 3,58% - 7,41%. Các giá trị trung bình của chỉ số HbA1c trên chó tiểu
đường cao hơn đáng kể so với những chó khỏe và khác nhau rất có ý nghĩa thống
kê với p<0,01. Tác giả cho rằng ưu điểm của phương pháp này là để chẩn đoán và
theo dõi hiệu quả của liệu pháp insulin trong điều trị bệnh tiểu đuồng trên chó
Tháng 9 năm 1997, Elliott DA , Nelson RW , Feldman EC , Neal LA cũng
sử dụng phương pháp HPLC để xét nghiệm HbA1C trên nhiều nhóm chó. Thu
được kết quả HbA1c trung bình trên chó khỏe là 3.3 ±0.8%. Chỉ số HbA1c của 46
con chó bị bệnh tiểu đường kiểm soát kém so với 31 con chó bị bệnh tiểu đường
1


được kiểm soát tốt lần lược là (7,3± 1,8) và (5,7 ± 1,7%). Chỉ số HbA1c trong

máu giảm đáng kể trong 5 con chó đái tháo đường được điều trị. Nồng độ HbA1c
trước khi điều trị (8,7 ± 1,9) và sau khi điều trị (5,3 ± 1,9%). Kết quả này có thể
hổ trợ theo dõi điều trị tiểu đường trên chó.
Năm 2000, hai nhà khoa học người Tây Ban Nha là Marca MC và Loste A
sử dụng một phương pháp mới trong xét nghiệm chỉ số HbA1C trên chó. Phương
pháp này là một sự ức chế miễn dịch turbidimetric và phản ứng cuối cùng là
bichromatically đo bằng một máy phân tích tự động đa kênh. Kết quả HbA1c từ
2.07 – 4.46 là chấp nhận được. Khảo nghiệm này rất hữu ít trong theo dõi tiểu
đường trên chó. Đến năm 2001, Marca MC và Loste A tiếp tục nghiên cứu của
mình, để đánh giá giá trị khác biệt quan trọng trong một khoảng thời gian nhất
định trên chó bình thường là 0.38%. Giá trị chênh lệch này được theo dõi trên 15
chó bình thường trong 5 tuần. Cũng trong năm 2001, hai nhà khoa học tiếp tục
nghiên cứu trên 222 con chó (96 chó khỏe và 126 chó bệnh tiểu đường) các chó
này được chia thành 3 nhóm: chó hạ đường huyết, tăng đường huyết và chó bình
thường về đường huyết. Kết quả cho thấy sự tương quan đáng kể giữa HbA1c và
Fructosamine (r= 0.65; p=0.0001). Fructosamine và HbA1c có thể được xem xét
để sử dụng trong xét nghiệm sàng lọc cho bệnh tiểu đường ở chó và thử nghiệm
lâm sàng để theo dõi kiểm soát và đánh giá các phản ứng của động vật mắc bệnh
tiểu đường để điều trị. Một nghiên cứu khác của Davison and Catchpole (2000)
đã ghi nhận HbA1c trong khoảng 2,1% - 3,7% trên chó khỏe, so với 2,5% - 7,0%
trên chó bị bệnh tiểu đường.
Năm 2008, nhóm các nhà khoa học (B. Catchpole,

S. Mountford,

S.Barabas, and R. J. Scaramuzzi) nghiên cứu thiết kế một máy đo HbA1c trong
máu chó. Các mẫu máu được thu thập từ 50 con chó bình thường, 10 con chó
thiếu máu, 112 con chó bị tiểu đường. Chỉ số HbA1c cao nhất thu được là 13.0 và
2 trong số những con chó thiếu máu có HbA1c thấp nhất là ít hơn 3%. Những con
chó tiểu đường có HbA1c cao (khoảng 4.9 – 13.0 trung bình 9.3%) so với những

chó bình thường (khoảng 3.7 đến 5.6%, trung bình 4.7%). Có sự tương quan tốt

2


giữa các kết quả thu được, cho thấy máy HbA1c có thể đưa vào sử dụng trong
xét nghiệm nhanh HbA1C trên chó.
Marca MC và Loste A (2003) định lượng HbA1c trên chó bằng phương
pháp ức chế miễn dịch turbidimetric và các phản ứng cuối cùng là chromatically
được đo bằng máy phân tích tự động đa kênh, tác giả đã tiến hành phân tích
glycosylated hemoglobin (HbA1c) trên 82 chó khỏe mạnh với giá trị biến động
trong khoảng 2,63% - 5,3%, không có sự khác biệt thống kê về giống tuổi và giới
tính. Tuy nhiên, có một số thay đổi HbA1c trong suốt chu kỳ động dục của những
con chó cái. Từ thí nghiệm tác giả kết luận xác định HbA1c rất hữu ít đễ theo dõi
những chó tiểu đường.
Các chỉ tiêu cần thiết để xác định mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường
là fructosamin và glycosylated hemoglobin (GHB) hay gọi HbA1c. HbA1c được
sử dụng để chẩn đoán và kiểm soát nồng độ đường máu trong một thời gian dài.
Nếu Fructosamine cung cấp thông tin về kiểm soát đường huyết cho một khoảng
thời gian 2-4 tuần, thì HbA1c đo một khoảng thời gian 2-4 tháng (Rucinsky, 2010
và Bates, 2003).
Tham khảo mức HbA1c trên người do WHO (2007). Theo tổ chức này thì
giá trị HbA1c có thể giúp bác sĩ thấy nguy cơ gây biến chứng bệnh tiểu đường,
như suy thận, giảm thị lực, và tê chân hoặc loét bàn chân. Các mức HbA1c thấp
hơn nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường cũng thấp hơn. Mối liên quan giữa
giá trị HbA1c và bệnh tiểu đường được thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1 Mối liên quan của HbA1c và bệnh tiểu đường trên ngươì
Thể trạng

HbA1c


Bình thường

< 5.7%

Tiền tiểu đường (tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường)

5.7 – 6.4 %

Bệnh tiểu đường

≥ 6.5 %

Insulin được tổng hợp từ tế bào β ở lưới nội bào tương qua 2 lần tiền chất :
preproinsulin, đến proinsulin. Proinsulin tách thành insulin và C-peptid ở lưới
golgi (Huang, 2009). Tuy nhiên khoảng 1/6 vẫn nằm dưới dạng proinsulin và
không có hoạt tính sinh học (Daniel, 1999). Trình tự amino acid của proinsulin
3


khác nhau giữa các loài. Chuỗi axit amin của proinsulin trong con chó được thể
hiện trong hình 2.2, có dấu hiệu cho thấy sự khác biệt với trình tự của con người.
Các chất chuyển hóa glucose kích thích sinh tổng hợp insulin Khoảng một giờ sau
khi sự gia tăng glucose huyết thanh, việc sản xuất insulin sẽ đạt tối đa, với nồng
độ tăng gấp 10 đến 20 lần so với mức bình thường (Guest, 1989)
Trong máu insulin hoàn toàn ở dạng tự do, thời gian bán huỷ là 6 phút và
bài xuất ra khỏi máu sau 10-15 phút. Ngoại trừ lượng insulin gắn với receptor ở tế
bào đích, lượng insulin còn lại bị insulinase phân huỷ ở trong gan, thận, cơ và các
mô khác. Nồng độ insulin lúc đói ở chó là 5 – 20 µU/ml (Tobin, 1999)
Malin Mared (2010), tác giả đã thu thập mẫu huyết thanh trên những chó

khỏe và định lượng insulin tại phòng thí nghiệm bệnh viện thú y của Khoa Khoa
học Nông Nghiệp, Đại học Thú y Thụy Điển (SLU) với kêt quả là trị số insulin
trên chó khỏe nằm trong khoảng giới hạn 5 µIU/mL - 25 µIU/mL.
Một nghiên cứu khác của Ron Hines ( 2013), tác giả đã tổng hợp một số bài
báo từ năm 2012- 2013 về các chỉ tiêu sinh lý trên chó và mèo, các mẫu máu
được lấy từ các thú cưng khỏe mạnh và gửi đến phòng thí nghiệm quốc gia để
phân tích với kết quả là trị số insulin trên chó khỏe nằm trong khoảng 5 µIU/mL 20 µIU/ml.
1.2. Tổng quan về glycosylated hemoglobin (HbA1c)
1.2.1 Khái niệm HbA1c
HbA1c là thuật ngữ dùng để chỉ hemoglobin bị glycosyl hóa. Hồng cầu
trong quá trình lưu hành làm chức năng hô hấp có một tỷ lệ nhỏ Hb này sẽ gắn
kết với glucose máu để tạo nên phân tử HbA1c. Glucose có thể liên kết với
hemoglobin trong máu ở bất kỳ thời gian nào trong suốt quá trình tồn tại của nó
bởi một phản ứng không cần enzyme (Bunn et al, 1978), quá trình liên kết này là
không thể đảo ngược và tỉ lệ Hb (Hemoglobin) bị Glycosyl hóa sẽ tăng lên theo
lượng đường trong máu.
Ở người lớn, HbA chiếm khoảng 97 - 98%, HbA2 chiếm khoảng 2,5% và HbF
khoảng 0,5%. HbA gắn với glucose tại đoạn cuối với amino acid valin của chuỗi
4


beta. Quá trình gắn này gọi là glycosyl hóa (glycosylate) và hemoglobin bị
glycosyl hóa gọi là HbA1. Mặc dù HbA1 chiếm chủ yếu trong số hemoglobin gắn
với glucose, quá trình glycosyl hóa có thể xảy ra tại các vị trí khác trong chuỗi
globin và ở các hemoglobin khác nữa ngoài HbA. Quá trình glycosyl hóa
hemoglobin xảy ra khi hồng cầu tiếp xúc với glucose huyết tương.
Hemoglobin và glucose có thể tạo cầu nối ban đầu lỏng lẻo nhưng sau đó
bền vững, rất khó tách được hemoglobin và glucose. Đối với HbA1, phần cầu nối
lỏng lẻo thường chiếm 10% tổng số cầu nối HbA1 - glucose. Sự hình thành HbA1
xảy ra rất chậm trong suốt đời sống hồng cầu (120 ngày), số lượng HbA bị

glycosyl hóa phụ thuộc vào nồng độ glucose và thời gian tiếp xúc với glucose.

Hình 1 1: Sự hình thành HbA1c

HbA1 gồm 3 loại: A1a, A1b, và A1c, trong đó HbA1c chiếm 60 - 70%
lượng HbA1. HbA1 chiếm đa số hemoglobin bị glycosyl hoá ở điều kiện bình
thường nên HbA1c đại diện cho hemoglobin bị glycosyl hóa. Loại huyết sắc tố
glycosyl hóa A1c (HbA1c) thường chiếm 4 - 6% tổng số huyết sắc tố.
Hemoglobin bị glycosyl hóa có cầu nối bền vững tăng dần khi nồng độ glucose
5


máu tăng ổn định, cầu nối này bắt đầu tăng khoảng 2 - 3 tuần (thay đổi trong 1 - 4
tuần). Thế nên, HbA1c phản ánh nồng độ glucose máu trung bình trong 2 - 3
tháng trước đó (thay đổi 1 - 4 tháng).
1.2.2 Lịch sử HbA1c trên nhân y
HbA1c lần đầu tiên được xác định năm 1968, như là một biến thể
hemoglobin lạ có liên kết với tiểu đường (Rahbar S. 1968 ). Tuy nhiên, phải đến
năm 1977 lần đầu tiên được thừa nhận tiềm năng của nó như một chỉ số để kiểm
soát đường huyết (Lancet 1977). Trong suốt 30 năm qua, HbA1c (một phần
glycosylated chủ yếu) đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi tiểu đường với
cơ sở vững chắc từ the Diabetes Control and Complications Trial (DCCT) (N
Engl J Med 1993) và the United Kingdom Prospective Diabetes Study (UKPDS) (
Lancet 1998).
Vai trò của việc đo Glucose huyết trong chẩn đoán vẫn là bất khả xâm phạm.
Năm 1997, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ( ADA) thừa nhận rằng nồng độ
glucose trong máu đã không còn được tin tưởng như trước, và tái tập trung vào
định nghĩa của tiểu đường trên mức đường huyết có liên quan với tăng nguy cơ
bệnh vi mạch máu, được minh chứng bằng bệnh võng mạc (Diabetes Care 1997).
Có một ngưỡng rỏ ràng trong đường biểu diễn nguy cơ bệnh lý võng mạc

liên quan đến glucose. Các nghiên cứu dịch tể học cho thấy mối quan hệ tương
đối rỏ ràng giửa HbA1c và tỷ lệ bệnh lý võng mạc, nhưng sự thay đổi trong
phương pháp và tiêu chuẩn đã loại trừ việc sử dụng nó để chẩn đoán. Cũng có lo
ngại về tác động gây nhiễu của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ số lượng của hồng
cầu. Vị trí này đã được khẳng định lại bởi ADA trong tiêu chuẩn chẩn đoán sửa
đổi 7/2003 và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 8/2006.
Có khá nhiều tiềm năng lợi thế của việc dùng HbA1c trong chẩn đoán
(Diabetes Care 2011). HbA1c có sự biến thiên thấp hơn (CV<1%) so với nồng độ
glucose lúc đói (>5,7%) và đặt biệt là sau hai giờ thử nghiệm dung nạp glucose
(OGTT) (16,7%). Không cần phải có sự chuẩn bị đặc biệt cho bệnh nhân (nhịn
đói hoặc điều tiết năng lượng trước khi OGTT) và nó không bị ảnh hưởng bởi
6


stress cấp tính hoặc tăng đường huyết. HbA1c ổn định cao trước kiểm nghiệm (1
tuần ở 4°C) trong khi quá trình thủy phân glucose (glycolysis) tiêu thụ glucose
trong hai giờ đầu tiên bảo quản trong fluoride sau khi máu được thu thập. Tiêu
chuẩn đo lường HbA1c là tốt hơn glucose, nhưng đã không có tổ chức quốc tế
nào công nhận phương pháp này.
Trong 10 năm qua, tiềm năng chuẩn đoán HbA1c đã được kiểm định lại.
Gần đây nhất, nhóm DETECT – 2 đã phân tích dữ liệu máu từ 47.364 người tại
12 quốc gia và báo cáo một ngưỡng HbA1c là 6,3% (45 mmol / mol) là ngưỡng
cho bệnh võng mạc (một biến chứng đặc trưng của bệnh tiểu đường), và qua một
phân tích hoạt động đã chỉ ra một mức tối ưu là HbA1c 6.5% (48 mmol/mol)
(Diabetes Care 2011). Cần phải nhấn mạnh rằng HbA1c không phải là một sự
thay thế cho glucose, nhưng nó là một yếu tố sàng lọc cho các biến chứng vi
mạch (Diabetes care 2010).
Dựa vào cơ sở trên, ADA hiện tại khuyến khích HbA1c ≥ 6.5%(48 mmol /
mol) thay thế cho glucose huyết làm nền tảng trong chẩn đoán. Sau khi phân tích
chi tiết hơn, WHO ủng hộ quan điểm này trong một phụ lục 2011 cho tiêu chuẩn

chẩn đoán 2006 (World Health Organisation, 2011). Cả hai tổ chức này tham
khảo tầm quan trọng của việc đo HbA1c ở bệnh nhân có biểu hiện liên quan đến
số lượng hồng cầu bất thường, trong đó bao gồm suy thận cũng như sự thiếu máu
và tan máu. Chứng nhận bởi những xét nghiệm lặp lại nên dùng cùng một phương
pháp (ví dụ: HbA1c không nên dùng lần thứ hai ở những bệnh nhân không được
chẩn đoán bằng xét nghiệm glucose ban đầu). HbA1c không được khuyến cáo
cho tiểu đường trong thai kỳ. Tại Anh, tuyên bố của WHO đã ngay lập tức được
chào đoán bởi Hiệp hội tiểu đường Vương quốc Anh ( Diabetes UK) và được xác
nhận bởi một số chuyên gia, nhưng không phải tất cả họ điều công nhận. Bộ Y tế
Anh thiết lập đề nghị kết hợp HbA1c vào tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường hiện
tại.
HbA1c bây giờ được chấp nhận là một xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường.
Người ta sẽ tiếp tục thảo luận về các điểm cắt tối ưu nhất, nhưng dường như điều
không thay đổi là 6.5% (48 mmol / mol). Trừ khi có những nghiên cứu dài hạn
7


với những chỉ số khác nhau. HbA1c là một xét nghiệm chẩn đoán đơn giản và
chấp nhận được cho bác sĩ và bệnh nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng thích hợp nó và
đặc biệt để hỗ trợ trong việc xác định với bệnh nhân ở các quốc gia có ảnh hưởng
đến giá trị glycation là quan trọng.
HbA1c 5,7-6,5% (39-48 mmol / mol) đã được đề xuất bởi ADA để biểu thị
khoảng giữa tăng đường huyết (Diabetes Care, 2011) và WHO đã đề nghị những
người có HbA1c giữa 6.0 – 6.5% (42-48 mmol / mol) nên được xem xét can thiệp
vào phòng chống tiểu đường (World Health Organisation, 2011). HbA1c cuối
cùng đã đến lúc được xem như giá trị kép trong cả chẩn đoán và theo dõi điều trị
tiểu đường. Giống như bất kỳ phương thức phức tạp, nhưng mạnh mẽ, kiểm tra
HbA1c đi kèm với một cảnh báo về sức khỏe, đòi hỏi người tư vấn đúng trình tự
đảm bảo sử dụng nó một cách hiệu quả.
1.2.3 Vai trò của HbA1c

HbA1c có thể được sử dụng để chẩn đoán tiểu đường, phát hiện nguy cơ,
theo dõi hiệu quả điều trị và giúp ngăn ngừa biến chứng
- Huyết sắc tố glycosyl hóa phản ánh mức glucose máu trong vòng trên dưới
8 tuần lễ trước khi đo và sẽ cho biết sự kiểm soát glucose máu trong thời gian dài.
ở bệnh nhân tiểu đường nồng độ HbA1c khoảng 5 - 7% cho biết bệnh nhân đã
được ổn định glucose máu tốt trong 2 - 3 tháng trước. Nếu HbA1C> 10% chứng
tỏ glucose máu bệnh nhân không được kiểm soát tốt. Ngược lại, trên bệnh nhân
glucose máu cao, nếu điều trị tích cực giảm được glucose máu thì huyết sắc tố kết
hợp với glucose sẽ chỉ thay đổi sớm nhất sau 4 tuần.
-Theo giáo sư Kilpatrick (2008) hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán tiểu
đường bằng xét nghiệm đường huyết sau khi nhịn đói qua đêm. Tuy nhiên, nhiều
người không được chẩn đoán tiểu đường, một phần vì chỉ số này có thể thay đổi
tùy theo thời điểm và việc xác định bữa ăn của bệnh nhân. Nhưng với chỉ số
HbA1c thì khác, kết quả không phụ thuộc tình trạng bệnh nhân no hay đói, do đó
xét nghiệm HbA1c được khuyến cáo sử dụng để chẩn đoán tiểu đường type 2 bên

8


cạnh vai trò dùng để theo dõi bệnh nhân tiểu đường để đánh giá hiệu quả kiểm
soát đường huyết như hiện nay.
Xét nghiệm HbA1c là nền tảng đánh giá tình trạng sức khỏe. Giá trị HbA1c
≥ 48 mmol/mol (6,5%) cho phép chẩn đoán tiểu đường, trong khi giá trị này nằm
trong khoảng 42 - 47 mmol/mol (6,1% - 6,5%) nghĩa là có nguy cơ mắc tiểu
đường. Bệnh nhân tiểu đường nên đo HbA1c ít nhất 1 lần mỗi năm. Những người
bệnh có chỉ số đường huyết thất thường hoặc có đường huyết ban đầu cao nên xét
nghiệm HbA1c thường xuyên để đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết và có
những điều chỉnh kịp thời để phòng ngừa biến chứng.
- Mối liên quan giữa HbA1c và biến chứng vi mạch
Nhiều thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn cung cấp bằng chứng cho thấy nguy

cơ mạch máu lớn và các biến chứng vi mạch bắt đầu tăng ở mức HbA1c là 6,5%.
Cứ 1% HbA1c tăng lên làm gia tăng 37% bệnh lý vi mạch. Nghiên cứu đã chứng
minh rằng nguy cơ bệnh võng mạc và bệnh thận bắt đầu tăng lên khi chỉ số
HbA1c tăng trên 6,6% -6,7%.
- Mối liên quan giữa HbA1c và biến chứng mạch máu lớn
Nghiên cứu của Framingham (1979) chỉ ra rằng nguy cơ trên tim mạch tăng
lên gấp 1,39 lần với mỗi 1% HbA1c tăng lên. Mặt khác, cũng có sự tương quan
giữa chỉ số HbA1c với tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch trên cả các bệnh nhân
không có tiền sử tiểu đường.
Giáo sư Eric Kilpatrick của Bệnh viện Hoàng gia Hull và Trường Y Hull
York là tác giả của hơn 50 bài báo liên quan đến chỉ số HbA1c cho biết: "Giữ chỉ
số HbA1c ở mức mục tiêu làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển các biến chứng
tiểu đường ở mắt, thận, thần kinh hoặc các vấn đề tim mạch. Thậm chí ở những
người đã bị biến chứng, giữ HbA1c ở mức lý tưởng có thể giúp kiểm soát biến
chứng không trở nên tồi tệ hơn".
Những bệnh nhân tiểu đường type 2 nếu giảm được mức HbA1c xuống
còn 11 mmol/mol (3,2%) sẽ giảm được:
-

19% nguy cơ đục thủy tinh thể,
9


-

16% nguy cơ suy tim,

-

43% nguy cơ phải cắt cụt chi hoặc bệnh mạch máu ngoại vi.


Các bệnh nhân tiểu đường type 1 cũng nhận được lợi ích tương tự nếu giảm
được chỉ số HbA1c của họ.
1.2.4 Tương quan giữa trị số HbA1c và glucose máu trung bình
ADA đang khuyến khích sử dụng một thuật ngữ mới trong chẩn đoán và
điều trị tiểu đường, đó là đường huyết trung bình ước tính viết tắt là eAG
(estimated average glucose). Glucose huyết không phải chỉ số đánh giá đường
huyết trong một thời gian dài cho bệnh nhân, mà chỉ là con số ở một thời điểm
nhất định. Ví dụ, đường huyết lúc đói thường thấp, ăn vào thì tăng, gặp stress
cũng tăng… vì thế nếu chỉ xét nghiệm đường huyết tại một thời điểm trong ngày
(thường là lúc đói) sẽ không phản ánh đầy đủ đường huyết cả ngày, hay cả tháng
qua nên đây cũng là lý do người ta tìm đến việc nghiên cứu chỉ số HbA1c nhằm
đánh giá chỉ số đường huyết trung bình trong 3 tháng. Xét nghiệm HbA1c sẽ
quyết định sự thay đổi điều trị, quyết định đường huyết cho đối tượng xét nghiệm
có được kiểm soát tốt hay không vì nó tương quan với tỉ lệ biến chứng mạn tính
mà tương lai có thể mắc phải.
Kết quả chuyển đổi ở bảng dưới đây được tính theo công thức.
28.7 x HbA1c – 46.7 = eAG
Công thức này được công bố công khai bởi the A1C-Derived Average
Glucose study (ADAG)- trên Diabetes Care (2008).

10


Hình 1 2. Tương quan giữa chỉ số HbA1c và glucose máu trung bình
(www.daithaoduong.com)

1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số HbA1c
- Sự thay đổi của quá trình glycosyl hóa do chu chuyển hồng cầu, do gen
ảnh hưởng đến quá trình glycosylate hóa, hoặc glucose huyết tăng bất thường.

- Các yếu tố liên quan đến huyết sắc tố:
Đời sống hồng cầu: 120 ngày.
Đời sống trung bình: 50 ngày (38-60)
Nghiên cứu tại Mỹ: Các sắc tộc khác người da trắng có thể có trị số HbA1c
hơi cao hơn
Glucose huyết (GH) trung bình của ngươi Mỹ da đen> Mỹ trắng 0,37%
GH trung bình của Mỹ gốc Tây Ban Nha >mỹ da trắng 0,22%
GH trung bình của người Mỹ gốc Á> Mỹ da trắng 0,33%
-Các bệnh lý đi kèm:

11


×