Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

marketing hiện đại: Tình yêu với người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.22 KB, 1 trang )

Marketing hiện đại: “Tình yêu” với người tiêu dùng
Các luận thuyết về marketing truyền thống thường cho rằng, chiến lược
vĩ mô về thị trường là phải tăng cường giành giật khách hàng, đánh bại
đối thủ để độc chiếm thị phần. Trải qua hơn một thế kỷ, luận thuyết này
đã không còn đúng nữa.
Với mục đích tìm cách triệt tiêu đối thủ thay vì cạnh tranh lành mạnh nên người tiêu dùng bị thiệt
hại rất nhiều: sản phẩm ít đổi mới về mẫu mã và chất lượng, giá thường cao, sự lựa chọn của
người tiêu dùng ít... Tuy rằng, nó không phải là độc quyền nhưng những quan niệm về nền kinh tế
thị trường tự do đã bị phá vỡ. Những tập đoàn kinh tế mạnh về tiền bạc, lắm thủ đoạn hạ gục đối
phương thường chiếm vị trí độc tôn. Phương thức marketing truyền thống trên hiện nay ít tồn tại,
nếu tồn tại thì cũng chỉ ở những quốc gia có nền kinh tế thị trường chưa phát triển thực sự. Theo
các chuyên gia về marketing, sở dĩ kiểu tiếp thị cổ truyềntrên dần bị chôn vùi là do: liên kết thị
trường giữa các khu vực càng lớn, sự nổi lên của các tập đoàn kinh tế sinh sau càng nhanh khiến
cùng một mặt hàng nhưng có rất nhiều thương hiệu mới xuất hiện. Người tiêu dùng tha hồ lựa
chọn, bên nào tìm mọi cách khống chế thị trường bằng thủ đoạn, bỏ qua nghiên cứu kỹ lưỡng về
nhu cầu tiêu dùng của từng thị trường theo tiêu chí văn hoá, tôn giáo... sẽ bị đào thải. Điều này giải
thích tại sao nhiều tập đoàn kinh tế lớn, lâu đời lại sẵn sàng liên kết với các tập đoàn kinh tế nhỏ, ra
đời muộn sau một vài lần họ bị vấp ngã.
Thắng lợi của... đem lại “tình yêu” cho người tiêu dùng
Trong xã hội hiện đại, người tiêu dùng đã tinh vi hơn rất nhiều về mọi mặt: từ tìm hiểu về chất
lượng, mẫu mã, tính năng đa dạng của sản phẩm để chọn hàng thay vì để cho thương hiệu bóc lột
như trước đây. Điều này giải thích tại sao các Cty Trung Quốc làm ăn rất thành công trên các thị
trường khác nhau cho dù họ “ xuất trận” muộn. Vì vậy mà DN luôn phải đáp ứng tối đa nhu cầu của
khách hàng, tránh xa tiêu chí cổ truyền, ai chiếm được nhiều thị phần thì người đó sẽ chiến thắng
mà phải hướng tới tiêu chí marketing không phải là cuộc chiến mà phải là “tình yêu” đối với người
tiêu dùng. Chiến đấu không phải với đối thủ cạnh tranh mà là chiến đấu với niềm tin của khách
hàng. Thực tế ở Mỹ cho thấy điều đó. Ai cũng biết, nhà phát minh ra bóng đèn điện Edison, cha đẻ
của tập đoàn năng lượng General Electric, từ cách đây hơn 150 năm đã có chiến lược marketing
hiện đại. Khi phát minh ra đèn điện ông có hoài bão đem lại ánh sáng cho toàn nhân loại thay vì
nuôi tham vọng độc quyền. ý tưởng giàu chất thiện của ông hiện giờ đã thành hiện thực. Trong dịp
kỷ niệm 150 năm thành lập General Electric, Chủ tịch của hãng này đã không quên nhấn mạnh tới


chiến lược kinh doanh của nhà sáng lập Edison và khẳng định, ý tưởng về thị trường của nhà khoa
học vẫn còn nguyên giá trị. Trong một cuộc điều tra mới đây về chiến lược marketing của thế kỷ 21
ở hơn 400 DN đầu đàn tại Nhật Bản cho thấy, để giúp DN luôn có sản phẩm tạo dựng được niềm
tin với khách hàng thì người làm marketing phải luôn chú ý tới khía cạnh sau: tốc độ - phản ứng
nhanh trước những thay đổi của môi trường.Đối với người dân Nhật Bản thì ví dụ làm lên sự thành
công của Honda luôn làm họ ngưỡng mộ.
Nói như một nhà văn, một nhà quản trị nổi tiếng của Pháp: lợi nhuận chỉ nở ra lâu bền cho
DN khi họ có một chiến lược kinh doanh đẹp, hướng thiện, và đặc biệt là có tình yêu với
khách hàng. Chỉ có ý tưởng kinh doanh nhân bản mới có thể cứu sống được sự đói nghèo
của nhân loại.
Theo DDDN

Quay về >> Thông tin thương hiệu

×