Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ CHẤT GÂY NGHIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.72 KB, 2 trang )

TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ CHẤT GÂY NGHIỆN
Tệ nạn nghiện ma túy và các chất gây nghiện đang gây
khủng hoảng toàn thế giới và riêng ở nước ta, tệ nạn này
đang phát triển theo chiều hướng rất xấu trong một bộ
phận thanh thiếu niên tạo sự lo lắng cho toàn xã hội.
Không chỉ tác hại do gây ra sự nghiện ngập và dẫn đến
tội ác làm băng hoại thế hệ trẻ mà chính phương cách
sử dụng ma túy chủ yếu qua con đường tiêm chích làm
cho sự lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ lan truyền rất
rộng. Mặc dù sự thông tin về tác hại của ma túy và các
chất gây nghiện trên các phương tiện truyền thông đã
được thực hiện khá nhiều nhưng vẫn còn không ít người
chưa thấy rõ sự tác hại cña ma túy và các chất gây
nghiện cũng như những tác hại không lường của chúng.
Trước hết là ma túy. Đây là từ Hán Việt, với nghĩa: ma là
tê mê, túy là say sưa. Như vậy, ma túy là chất đưa đến sự say sưa, mê mẩn. Đây cũng là từ tiếng Việt dùng để
dịch chữ nước ngoài dùng để chỉ các chất gây nghiện thuộc loại nguy hiểm nhất. Đó là: thuốc phiện (là nhựa lấy
từ quả cây thuốc phiện), morphine (là chất được trích ra từ thuốc phiện) heroin (còn gọi là bạch phiến, là chất
được bón tổng hợp từ morphine), cocain (là chất được trích từ lá coca, ở ta người nghiện ít dùng nhiều nhất), là
một số thuốc tổng hợp có tác dụng tương tự morphine được sử dụng trong điều trị y tế nhưng nếu người nghiện
lạm dụng thì cũng được xem là ma túy, đó là pethidine (tên biệt dược: Dolosal, Dolargan) v.v...
Ngoài những chất được xếp vào loại ma túy thật sự kể trên, còn có những chất gây nghiện khác cũng gây tác hại
không kém nếu bị lạm dụng. Các chất gây nghiện này thường dễ bị lạm dụng do hiểu lầm là ít hoặc không gây
tác hại. Những chất này gồm có:
1. Cần sa mà tiếng lóng hiện nay gọi là bồ đà, được hút giống như hút thuốc lá. Nên lưu ý, cần sa trên phương
diện dược học được phân vào nhóm chất gây ảo giác, trong đó có LSD là chất đang bị lạm dụng nhiều.
2. Các thuốc an thần gây ngủ như: Seduxen, Séconal (tiếng lóng là "sì cọt") Iménoctal (tiếng lóng là "immê")
Rohypnol (tiếng lóng là "rô hồng", "rô cam").
3. Các thuốc kích thích loại amphetamin như ectasy mà báo chí gần đây có đề cập, bị sinh viên Mỹ lạm dụng và
hiện đang lan tràn sang các nước Châu Á. Tất cả các chất kể trên đều là chất gây nghiện. Như vậy, việc sử dụng
những chất gây nghiện này cụ thể đã gây ra tình trạng nghiện thuốc như thế nào ? Có tác hại nguy hiểm ra sao


mà khiến cho tất cả chúng ta đều cần phải cảnh giác tránh xa ?
1.Gây sự lệ thuộc về mặt thể chất hoặc về mặt tâm lý:
Người nghiện nếu đã quen dùng khó lòng ngưng, không sử dụng chất gây nghiện. Ma túy nguy hiểm vì nó gây
sự lệ thuộc cả hai, thể chất và tâm lý. Về mặt tâm lý, người nghiện luôn có sự ham muốn không kềm chế được là
phải sử dụng ma túy. Còn về mặt thể chất, nếu quen dùng mà lại ngưng, không sử dụng tiếp, sẽ bị các rối loạn
mà từ chuyên môn y dược gọi là bị "hội chứng cai thuốc" gây cơn vật vã dữ dội như bị tiêu chảy, ói mữa, đau
nhức cơ xương, tim đập hỗn loạn... làm người nghiện đau đớn khổ sở không chịu được phải tiếp tục dùng ma
túy, thậm chí gây tội ác, cướp của, giết người để có tiền mua ma túy.
2.Có khuynh hướng phải tăng liều:
Tức là, người sử dụng chất gây nghiện cần phải tăng liều sử dụng lên mới đạt được tác dụng mong muốn. Thí
dụ, lúc đầu chỉ cần hút một hai điếu cần sa trong ngày là thấy đủ, nhưng dần dần phải hút cả một hai chục điếu
cần sa trở lên mới thấy đủ hay nói theo người nghiện là mới thấy "phê". Không những thế, người nghiện không
chỉ tăngliều mà còn thay đổi chất gây nghiện, thay đổi phương cách sử dụng để tăng cảm giác khoái cảm. Và đây
chính là mối nguy hại luôn chờ đón người tập tành sử dụng chất gây nghiện. Như lúc đầu chỉ hút vài điếu cần sa,
sử dụng vài viên thuốc an thần gây ngủ loại Seduxen gọi là để nếm "cảm giác lạ", nhưng dần dà khi quen dùng,
do nhu cầu phải đạt được cảm giác gọi là "phê", người nghiện sẽ đi đến sử dụng ma túy loại mạnh loại gây tác
hại dữ dội cở như heroin. Rồi từ phương cách sử dụng chỉ là hút, hít, uống, người nghiện sẽ đi đến sử dụng
phương cách tiêm chích, bởi vì tiêm chích là cách đạt đến cảm giác "phê" nhanh và mạnh nhất. Đến đây có thể là
tận cùng của sự tác hại do sử dụng chất gây nghiện bởi vì tiêm chích ma túy là con đường thuận lợi nhất dẫn
đến nhiễm HIV/AIDS, và khi bị lây nhiễm HIV/AIDS do tiêm chích ma túy, trong tình hình chưa có thuốc chữa và
thuốc ngừa như hiện nay, bị lây nhiễm HIV/AIDS cũng có nghĩa là sẽ chết.
Ta nên lưu ý, ma túy và các chất gây nghiện chính là độc chất, chỉ cần dùng quá liều là đưa đến tử vong. Trong
thời gian qua, có khá nhiều bạn trẻ nghiện ngập phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu do ngộ độc heroin. Và
nếu có dùng đúng liều không đưa đến tử vong thì bản thân ma túy và các chất gây nghiện đều có sẵn sự tác hại.
Nói chung, các chất gây nghiện đều là các chất được gọi là "hướng tâm thần", hoặc là ức chế hoặc là kích thích
hệ thần kinh trung ương. Lạm dụng các chất này sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ, đặc biệt dễ bị suy nhược tâm thần.
Như người nghiện cần sa, thuốc kích thích amphetamin dễ bị bệnh tâm thần, dễ sa sút ý chí đưa đến có khuynh
hướng tự tử. Các thuốc an thần, thuốc ngủ đều có tác dụng phụ nếu dùng lâu ngày sẽ gây tổn hại đến các cơ
quan khác nhau trong cơ thể. Ngoài tác hại do độc chất ma túy và chất gây nghiện làm nhiễm độc, cơ thể người
nghiện còn bị tổn thương hoặc bị nhiễm trùng do phương cách sử dụng thuốc. Dân "chích choát", tức người

nghiện dùng đường tiêm chích thì bị nhiễm trùng do tiêm thuốc bất kể điều kiện vô trùng, họ không chỉ bị lây
nhiễm HIV mà còn bị nhiễm các bệnh lây qua đường máu như viêm gan siêu vi B, C...Người nghiện hít heroin,
cocain thì bị thủng vách mũi, người hút cần sa thì bị viêm nhiễm đường hô hấp. Người nghiện amphetamin sau
thới gian sử dụng kết hợp thuốc phiện và amphetamin thì tất cả răng đều bị gãy vụn. Do chỉ quan tâm đến sử
dụng ma túy và chất gây nghiện để đạt cảm giác khoái cảm, người nghiện thường không tha thiết đến ăn uống và
thường bị suy dinh dưỡng để từ đó bị nhiễm bệnh cùng một lúc.
Tệ nạn ma túy và chất gây nghiện không chỉ tác hại khu trú ở cá nhân mà có tác động đến toàn xã hội. Chỉ cần
có một người nghiện trong gia đình thì gia đình đó xem như gánh chịu một thảm họa. Không những thế, người
nghiện rất dễ phạm tội ác, có thể làm bất cứ điều gì phương hại đến an ninh trật tự xã hội miễn sao có tiền để
tiêm chích, hút sách thỏa mãn cơn nghiện.
Tác hại của ma túy và các chất gây nghiện là khôn lường. Nếu sa vào con đường nghiện ngập, chắc chắn sẽ là
thảm họa cho cá nhân, gia đình và cho cả xã hội. Xin các bạn trẻ đường lạm dụng chất gây nghiện dù bất cứ lý
do gì. Đối với các bật phụ huynh, xin hãy dành thời gian quan tâm, gần gũi, chăm sóc con cái, đặc biệt ở tuổi mới
lớn. Chúng ta cần có biện pháp tích cực giáo dục phòng ngừa cho trẻ không sa vào con đường nghiện ngập ma
túy và các chất gây nghiện.

×