Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

HIỆP ĐỊNH về QUY TẮC THANH TOÁN TRONG LIÊN VẬN HÀNH KHÁCH VÀ HÀNG HÓA ĐƯỜNG SẮT QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.46 KB, 94 trang )

TỔ CHỨC HỢP TÁC ĐƯỜNG SẮT
(OSJD)

HIỆP ĐỊNH
về
QUY TẮC
THANH TOÁN
TRONG LIÊN VẬN HÀNH KHÁCH VÀ HÀNG HÓA
ĐƯỜNG SẮT QUỐC TẾ

do Ủy ban OSJD tái bản
cùng với những sửa đổi và bổ sung
theo tình trạng tại ngày 01.07.2014

BẢN CHÍNH THỨC

Warsawa, 2014


TỔ CHỨC HỢP TÁC ĐƯỜNG SẮT
(OSJD)

HIỆP ĐỊNH
VỀ QUY TẮC THANH TỐN
TRONG LIÊN VẬN HÀNH KHÁCH VÀ HÀNG HĨA
ĐƯỜNG SẮT QUỐC TẾ

do Ủy ban OSJD tái bản
cùng với những sửa đổi và bổ sung
theo tình trạng tại ngày 01.07.2014


BẢN CHÍNH THỨC

Warsawa, 2014

2


Bản kê những sửa đổi và bổ sung
được đưa vào Hiệp định về Quy tắc thanh toán
trong liên vận hành khách và hàng hóa đường sắt quốc tế

Những chỉnh lý do người chịu trách nhiệm về sự đúng đắn
và đầy đủ của văn bản đưa vào.
Số TT
chỉnh lý
1
1.

2.
3.

Sửa đổi và bổ
sung nằm trong
các biên bản:

Những sửa đổi
và bổ sung trong
“Quy tắc...”

2

3
Hội nghị PRG Lời nói đầu mục
Tp. Kochice,
1, Điều 1; mục
23-26.09.2002
1,2; Điều 1;
Điều 2; mục 2,
Điều 4; Điều 8,
mục 2; Điều 8,
mục 3
Hội nghị PRG Phụ lục 1
Tp. Warsawa,
02-05.03.2004
Hội nghị PRG Phụ lục 1
Tp. Tbilisi,
7-10.09.2004

Số và ngày của
văn bản thông
báo

Ngày bắt đầu có hiệu lực
của những sửa đổi và bổ
sung

4
09/02
02.12.2002

5

01.01.2003

08/04
10.05.04

01.07.2004

23/04
15.11.04

01.01.2005

3


HIỆP ĐỊNH
về Quy tắc thanh toán trong liên vận
hành khách và hàng hóa đường sắt quốc tế
Các đường sắt có tên ở phụ lục 1 của Hiệp định này, mà dưới đây được gọi là
Các đường sắt tham gia Hiệp định, đã thỏa thuận về những điều sau đây:
Điều 1
1. Từ ngày 01.07.1991 các thanh toán giữa các đường sắt tham gia Hiệp định
được tiến hành theo Quy tắc thanh tốn trong liên vận hành khách và hàng hóa quốc tế
(Phụ lục 2 của Hiệp định này), sau đây được gọi là Quy tắc thanh toán. Quy tắc thanh
toán được áp dụng khi thanh toán cho việc chuyên chở hành khách, hành lý và bao gửi,
hàng hóa và các dịch vụ cung cấp khác mà được lập bằng các giấy tờ chuyên chở của
Hiệp định về liên vận hành khách quốc tế (SMPS) và Hiệp định về liên vận hàng hóa
đường sắt quốc tế (SMGS).
Quy tắc thanh tốn là một phần không tách rời của Hiệp định này.
2. Quy tắc thanh tốn khơng động chạm đến các quan hệ pháp lý của các đường

sắt tham gia Hiệp định này với các đường sắt khác trong trường hợp có sự tham gia
của các đường sắt này vào các hiệp định khác về quy tắc thanh tốn.
Điều 2
Thơng báo về việc áp dụng Quy tắc thanh toán, cũng như về sửa đổi và bổ sung
do từng đường sắt tham gia Hiệp định tiến hành theo trình tự được quy định trong luật
pháp của nước đó và trong các thể lệ hiện hành trên đường sắt đó. Trong cơng bố về
việc đưa vào áp dụng Quy tắc thanh toán, cũng như những sửa đổi và bổ sung Quy tắc
thanh toán phải ghi rõ ngày tháng có hiệu lực.
Điều 3
Tiền tệ thanh tốn giữa các đường sắt tham gia Hiệp định là franc Thụy Sỹ hoặc
một tiền tệ chuyển đổi khác theo thỏa thuận song phương giữa các đường sắt hữu
quan.
Điều 4
1. Việc quản lý cơng việc về Quy tắc thanh tốn do Ủy ban OSJD đảm nhiệm
cho đến khi có một trong số các đường sắt tham gia Hiệp định tự nhận về mình chức
năng này.

4


2. Ngôn ngữ làm việc khi thực hiện các công việc liên quan đến áp dụng Hiệp
định này và Quy tắc thanh tốn là các ngơn ngữ chính thức của OSJD: tiếng Trung và
tiếng Nga.

Điều 5
1. Để điều hòa các vấn đề liên quan đến quản lý Quy tắc thanh toán, liên quan
đến những sửa đổi và bổ sung Hiệp định này và Quy tắc thanh toán, Ủy ban OSJD tổ
chức các hội nghị đại diện của các đường sắt tham gia Hiệp định.
Nghị quyết của các hội nghị này được thông qua trên cơ sở đồng thuận.
Nếu như các đại diện tham dự hội nghị không phải của tất cả các đường sắt

tham gia Hiệp định, thì hội nghị thông qua Ủy ban OSJD đề nghị các đường sắt tham
gia Hiệp định vắng mặt thỏa thuận các nghị quyết đã được thông qua.
Biên bản hội nghị được gửi cho các đường sắt tham gia Hiệp định vắng mặt tại
hội nghị cùng lúc báo cho họ biết về điều này bằng điện báo hoặc fax.
Nếu như trong vòng hai tháng kể từ ngày gửi biên bản, các đường sắt đó không
gửi ý kiến phản đối các nghị quyết đã được thơng qua, thì coi như các nghị quyết này
đã được họ tán thành.
Kết quả của việc thỏa thuận như vậy (đưa vào áp dụng những sửa đổi và bổ
sung tương ứng hoặc khơng tán thành những điều đó) do Ủy ban OSJD thông báo cho
tất cả các đường sắt tham gia Hiệp định biết. Trong đó khoảng cách thời gian giữa
ngày gửi thơng báo này với ngày bắt đầu có hiệu lực của những sửa đổi và bổ sung
không được dưới 30 ngày.
2. Việc chuẩn bị và tổ chức các hội nghị này do Ủy ban OSJD bảo đảm trên cơ
sở kế hoạch công tác của các cơ quan công tác của OSJD đã được phê duyệt và các
kiến nghị của các đường sắt tham gia Hiệp định.
3. Các kiến nghị của các đường sắt tham gia Hiệp định về áp dụng, sửa đổi và
bổ sung Hiệp định về Quy tắc thanh toán và Quy tắc thanh toán phải được chuyển cho
Ủy ban OSJD và đồng thời chuyển cho tất cả các đường sắt tham gia Hiệp định này
không muộn hơn hai tháng trước ngày triệu tập hội nghị.
Các kiến nghị của Ủy ban OSJD đưa ra xem xét tại hội nghị, phải được gửi cho
các đường sắt tham gia Hiệp định không muộn hơn hai tháng trước ngày triệu tập hội
nghị.
4. Tại các hội nghị về sửa đổi và bổ sung Hiệp định về Quy tắc thanh toán và
Quy tắc thanh toán các đại diện của các đường sắt nhất thiết phải có giấy ủy quyền của
các đường sắt tham gia Hiệp định tương ứng.
Điều 6
1. Hiệp định này không cản trở việc giữa các đường sắt hữu quan tham gia
Hiệp định ký kết các hợp đồng và hiệp định song phương hoặc đa phương về các vấn

5



đề liên quan đến quan hệ của các đường sắt trong thanh tốn việc chun chở hành
khách và hàng hóa đường sắt quốc tế.
2. Hiệp định này và Quy tắc thanh tốn có thể được sửa đổi và bổ sung khi được
sự đồng ý của tất cả các đường sắt tham gia Hiệp định.
Những sửa đổi và bổ sung được hợp thức bằng các biên bản là những phần
không tách rời của hiệp định này.
Điều 7
Các đường sắt khác có thể tham gia Hiệp định này.
Khi có một đường sắt mới đề nghị xin gia nhập Hiệp định này, Ủy ban OSJD
thông báo cho tất cả các đường sắt tham gia Hiệp định biết về lời đề nghị này và nếu
trong vòng hai tháng kể từ ngày đề nghị mà Ủy ban OSJD không nhận được các ý kiến
phản đối của các đường sắt tham gia Hiệp định, thì việc gia nhập như vậy được coi là
đã hoàn tất.
Điều 8
1. Mỗi đường sắt tham gia Hiệp định có thể chấm dứt tham gia Hiệp định này
bằng cách báo cho Ủy ban OSJD và các đường sắt tham gia Hiệp định khác biết về
điều này.
2. Việc chấm dứt tham gia Hiệp định này của một đường sắt hữu quan tham gia
Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 của năm Dương lịch tiếp theo, sau khi
qua hết 3 tháng kể từ ngày Ủy ban OSJD nhận được thơng báo nói trên. Trong đó giữa
đường sắt đã gửi thông báo về dự định chấm dứt tham gia Hiệp định, và các đường sắt
khác tham gia Hiệp định trước khi chấm dứt tham gia cần phải thực hiện tất cả các
cam kết xuất phát từ Hiệp định này và giải quyết xong các tranh chấp và bất đồng ý
kiến phát sinh.
3. Việc chấm dứt tham gia Hiệp định này không kéo theo việc chấm dứt tự động
việc tham gia của đường sắt vào các hiệp định và hợp đồng khác có liên quan đến Hiệp
định này, nếu như trong chính các hợp đồng và hiệp định đó khơng quy định điều gì
khác.

Điều 9
1. Hiệp định được ký trong thời hạn khơng hạn định và có hiệu lực kể từ ngày
ký.
Điều 10
1. Hiệp định này được nộp để bảo quản tại Ủy ban OSJD, là cơ quan thực hiện
chức năng người lưu trữ Hiệp định này.
2. Mỗi đường sắt tham gia Hiệp định nhận được một bản sao của Hiệp định này
được Ủy ban OSJD chứng thực.
Làm tại Tp. Warsawa ngày 12 tháng 04 năm 1991 thành ba bản bằng tiếng
Trung Quốc, tiếng Đức và tiếng Nga.

6


Lời văn bằng các thứ tiếng này có hiệu lực như nhau. Trong trường hợp có sự
hiểu biết khác nhau về lời văn của Hiệp định và Quy tắc thanh toán này, việc hiệu
chỉnh được tiến hành theo lời văn bằng tiếng Nga.

Thay mặt Đường sắt Quốc gia
Bungaria (BDZ)

Lozanov Ivan

Thay mặt đường sắt Trung Quốc (KZD)

Inh Iue

Thay mặt Đường sắt Triều Tiên (ZC)

Pe Ken Tcen


Thay mặt Đường sắt Mông Cổ (MTZ)

Batsaihan Endongiin

Thay mặt Đường sắt Ba Lan (PKP)

Spuhalski Albin

Thay mặt Đường sắt Rumania (CFR)

Dima Nikolae

Thay mặt Đường sắt Liên Xô (SZD)

Malachko Leonid

Thay mặt Đường sắt Séc và Slovakia (CSD)

Pittr Iosef

7


Phụ lục 1 của Hiệp định về Quy tắc thanh tốn
trong liên vận hành khách và hàng hóa quốc tế
BẢN KÊ
Các đường sắt – thành viên “Hiệp định về Quy tắc thanh toán….”
và ngày họ gia nhập “Hiệp định về Quy tắc thanh tốn…”



Cơng ty cổ phần đóng “Đường Sắt Azerbaidjan”
- từ 08.08.95 đến 20.07.09 Đường sắt Quốc gia Azerbaidjan (AZ)

Từ 20.07.09

 Đường sắt Belarus (BC)
 Công ty cổ phần một thành viên
Đường sắt quốc gia Bungaria (BDZ EAD)
- từ 01.07.91 đến 31.12.2001 Đường sắt Quốc gia Bungaria
(BDZ)

Từ 05.06.92
Từ 01.01.02

-

Công ty cổ phần đóng “Đường sắt quốc gia Hungari” (ZAO
MAV)

Từ 01.12.93

-

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VZD)
từ 29.02.96 по 30.06.03 Liên Hiệp Đường sắt Việt Nam
(ĐSVN)

Từ 01.07.03


-

Công ty trách nhiệm hữu hạn “Đường sắt Gruzia” (GR)
- từ 10.03.97 đến 1998 – Vụ đường sắt Gruzia (GR)

Từ 1999

-

Công ty cổ phần “Công ty quốc gia “Kazakhstan temir joly””
(AO KZH)
- từ 15.05.2002 đến 01.04.2004 Công ty cổ phần “Công ty quốc
gia “Kazakhstan temir joly”” (AO KZH) ;
- từ 01.02. 97 đến по 14.05.2002 Doanh nghiệp nhà nước Cộng
hòa “Kazakhstan temir joly” (KZH)
- từ 15.07.94 đến 31.01.97 Đường sắt Cộng hòa Kazakhstan
(KZH)

Từ 02.04.04

-

Đường sắt Trung Quốc (KZD)

Từ 01.07.91

-

Đường sắt Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên (ZC)


Từ 01.07.91





Doanh nghiệp nhà nước “Công ty quốc gia “KYRGYZ
TEMIR JOLU” (KRG)
- từ 05.08.95 đến 23.05.05 – Đường sắt Kyrgyz
Công ty cổ phần nhà nước “Latviias dzelzcelch” (LDZ)

Từ 24.05.05

Từ 05.06.92

8


Từ 29.06.01


Công ty cổ phần “Đường sắt Litva” (AO LG)
- từ 05.06.92 đến 17.07.95 Xí nghiệp Quốc doanh “Đường sắt
Litva” (LG);
- từ 18.07.95 đến 28.06.2001 Công ty Cổ phần chức năng đặc
biệt “Đường sắt Litva” (LG)

-

Doanh nghiệp nhà nước “Đường sắt Mônđôva” (CFM)


Từ 05.06.92



Đường sắt Mông Cổ (MTZ)

Từ 01.07.91



Công ty cổ phần “Đường sắt nhà nước Ba Lan” (AO PKP)
- từ 01.07.91 đến 31.12.2000 “Đường sắt Nhà nước Ba Lan”
(PKP)
 Công ty cổ phần mở “Đường sắt Nga” (OAO “RZD”)
- từ 01.07.91 đến 31.03.92 – Đường sắt Liên Xô (SZD)--- - từ
1.04.92 đến 30.09.2003- Đường sắt Nga (RZD)


Từ 01.01.01
Từ 01.10.03

Công ty quốc gia vận tải hàng hóa đường sắt (SNTFM “CFR
MARFA” AO)
- từ 01.10.98 đến 30.09.2003 – Công ty đường sắt quốc gia
Rumania (CFR AO)
- từ 01.07.91 đến 30.09.98 – Công ty cổ phần đường sắt nhà
nước Rumania (CFR)

Từ 01.10.03


Công ty cổ phần “Công ty đường sắt Cargo Slovakia” (ZSSK
CARGO)
- từ 01.01.02 đến 31.12.04 – Công ty Cổ phần “Công ty Đường
sắt” Bratislava (ZSSK)
- từ 15.03.93 đến 31.12.2001- Đường sắt Cộng hòa Slovakia
(ZSR)
- từ 01.07.91 đến 31.12.92 – Đường sắt Tiệp Khắc (CSD)
Đường sắt Tadjikistan (TDZ)

Từ 01.01.05

Công ty đường sắt cổ phần quốc gia “Đường sắt Uzbekistan”
(UTI)
Cục vận tải đường sắt quốc gia Ucraina (UZ)

Từ 25.10.99



Công ty cổ phần “Đường sắt Séc” (AO CD)
- từ 01.01.93 đến 31.12.02 - Đường sắt Tiệp, Tổ chức nhà nước
(CD)
- từ 01.09.91 đến 31.12.92- Đường sắt Quốc gia Tiệp Khắc (CSD)

Từ 01.01.03



Công ty cổ phần “Đường sắt Estônia” (EVR)

- từ 05.06.92 đến 01.10.97 “Đường sắt Estônia” (EVR)

Từ 02.10.97

-


-

Từ 05.08.95

Từ 05.06.92

9


TỔ CHỨC HỢP TÁC ĐƯỜNG SẮT
(OSJD)

QUY TẮC THANH TOÁN
TRONG LIÊN VẬN HÀNH KHÁCH VÀ HÀNG HĨA
ĐƯỜNG SẮT QUỐC TẾ

Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 1951

do Ủy ban OSJD tái bản
cùng với những sửa đổi và bổ sung
theo tình trạng tại ngày 01.07.2014
BẢN CHÍNH THỨC


Warsawa, 2014

10


Bản kê những sửa đổi và bổ sung
Quy tắc thanh tốn trong liên vận
hành khách và hàng hóa đường sắt quốc tế
Những chỉnh lý do người chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của văn bản
đưa vào. Từng điểm chỉnh lý được khẳng định bằng chữ ký.
Số TT
chỉnh


Sửa đổi và bổ sung nằm
trong các biên bản:

1
1.

2
Hội nghị nhóm cơng tác
thường trực, Tp. Kochice,
từ 23 đến 26.09. 2002
Hội nghị nhóm cơng tác
thường trực, Tp. Warsawa
từ 11 đến 14.03. 2003

2.


3.
4.

Hội nghị nhóm cơng tác
thường trực, Tp. Warna, từ
8 đến 11.09. 2003
Hội nghị nhóm cơng tác
thường trực, Tp. Warsawa,
từ 02 đến 05.03. 2004

5.

Hội nghị nhóm cơng tác
thường trực, Tp. Tbilisi, từ
07 đến 10.09. 2004

6.

Hội nghị nhóm cơng tác
thường trực, Tp. Warsawa,
từ 22 đến 25.02. 2005
Hội nghị nhóm cơng tác
thường trực, Tp. Warsawa,
từ 27 đến 30.09. 2005

7.

8.

Hội nghị nhóm cơng tác

thường trực, Tp. Warsawa,
từ 28.02 đến 02.03.2006

9

Hội nghị nhóm cơng tác
thường trực, Tp. Warsawa,
từ 26 đến 29.09.2006

Những sửa đổi và bổ sung
trong “Quy tắc...”

Số và ngày
của văn bản
thông báo

3

4
09/02
02.12.2002

Mục 4.6

Ngày bắt đầu có
hiệu lực của
những sửa đổi và
bổ sung
5
01.01.2003


Các tiểu mục1.8; 2.1.1.6;
2.1.2.1; 2.3.1;
2.5.1; 4.1.3; 4.3

10/03
20.05.2003

01.06.2003

Các tiểu mục. 2.1.2.1;
4.1.2; 4.2; 4.3; 4.5; 6.2
Các mẫu 8, 9, 10, 10а
Các tiểu mục. 2.4; 2.7; 3.1;
4.1.2; 4.1.3; 4.2; 4.3;
4.6; 6.2
Phụ lục В
Phụ lục Đ
Các tiểu mục. 1.2; 1.4.2;
1.5; 1.6; 1.7; 2.1;
2.1.1.1; 2.1.2.1; 2.5; 2.5.2;
2.10; 3.2; 4.3; 4.5; 4.6
Phụ lục B
Phụ lục Đ
Các tiểu mục. 1.2; 1.4.1;
1.6; 2.1.1.1; 2.2.1.5; 2.5.1;
2.6; 2.7; 2.8; 2.12; 3.2
Các tiểu mục. 1.2; 1.4.2;
2.3.4; 2.8; 2.9; 2.10; 2.11;
2.12; 2.13; 2.15;

3.1; 3.2.3; 4.1.3; 4.3
Phụ lục B
Các tiểu mục 1.6; 2.1.1.2;
2.6; 2.10; 2.17; 3.2.3; 4.1.3;
4.5; 4.6;
Phụ lục B
Các tiểu mục 1.1, 1.4.1,1.6,
2.8, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6;
Phụ lục B

17/03
20.11.2003

01.01.2004

08/04
10.05.04

01.07.2004

23/04
15.11.04

01.01.2005

14/05
05.05.05

01.07.2005


34/05
20.10.05

01.02.2006

16/06
15.05.06

15.06.2006

26/06
05.12.06

05.01.2007

11


10

11

12

13
14
15
16

17


18

19

20
21

Hội nghị nhóm cơng tác
PRGF –
thường trực, Tp. Warsawa, Các tiểu mục 1.4.1, 1.4.3, 11/07 ngày
từ 27.02 đến 01.03.2007
07.05.07
2.1.2.2, 2.1.2.3, 2.1.2.5,
2.2.1.7, 2.4, 2.5.3 mới, 2.7,
4.2, 4.3, 4.5, 6.1
Hội nghị nhóm công tác Các tiểu mục 1.2, 1.4.2, 1.7, PRGF – 1/08
thường trực, Tp. Warsawa, 2.1.1.1, 2.1.1.2, 2.1.1.4,
ngày
từ 20 – 22.11.2007
2.1.2.1, 2.1.2.6, 2.1.4, 2.2.1,
25.01.08
2, 4, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6,
4.7
Hội nghị nhóm cơng tác Các tiểu mục 2.1, 2.3,
PRGF –
thường trực, Tp. Warsawa, 2.1.2.6, 2.5.2, 3.2.2, (mới), 21/08 ngày
từ 03 – 05.03.2008
đánh số lại 3.2, (3.2.1 –
12.05.08

3.2.4), 3.2.3, 4.1.2, 4.1.3,
4.5.3
Hội nghị nhóm cơng tác Các tiểu mục 2.1.1.1,
PRGF –
thường trực, Tp. Warsawa, 2.2.1, .5.3, mẫu 21
02/98 ngày
từ 21 – 23.10.2008
15.01.09
Hội nghị nhóm cơng tác Các tiểu mục 1.4.1, 3.1,
PRGF –
thường trực, Tp. Warsawa, 4.1.3, 2.1.2.1, 2.5.1, Phụ lục 16/09 ngày
từ 03 – 05.03.2009
Đ
13.05.09
Hội nghị nhóm cơng tác Tiểu mục 2.1.2.2
PRGF –
thường trực, Tp. Warsawa,
32/09 ngày
từ 03 – 05.11.2009
12.11.09
Hội nghị nhóm cơng tác Các tiểu mục 2.1.1.4, 1.2,
PRGF –
thường trực, Tp. Warsawa, 1.4.2, 2.8, 2.13, 2.17, 2.18, 01/10 ngày
từ 03 – 05.11.2009
mục 4, Các phụ lục A (mục
15.01.10
4) và D
Hội nghị nhóm công tác Các tiểu mục 2.1, 1.4.1, 2
PRGF –
thường trực, Tp. Warsawa, (đánh lại số), 2.1.3, 2.1.4, 15/10 ngày

từ 02 – 04.03.2010
Phụ lục B – mẫu 23 mới,
14.05.10
các tiểu mục 2.5.1, 2.1.2.1
Hội nghị nhóm cơng tác Phụ lục D, Phụ lục Đ –
PRGF –
thường trực, Tp. Warsawa, đánh lại số trích dẫn tại các 02/11 ngày
từ 02 – 05.11.2010
tiểu mục 2.4, mẫu 7 (bị loại
14.01.11
bỏ), mẫu 6, các tiểu mục
2.20, 2.8.2, 2.14.2, 3.2, mẫu
10a, các tiểu mục 3.23, 2.9,
1.7
Hội nghị nhóm cơng tác Mục 1 – Lời văn mới, các
PRGF –
thường trực, Tp. Brest, tiểu mục 1.4.2, 1.4.3, 2.8.1, 19/11 ngày
Cộng hòa Belarus, từ 01 – 4.2.3, 4.4, 4.7.1, 4.7.2
30.05.11
03.03.2011
Hội nghị nhóm cơng tác Mục 2.4 và mẫu 23
PRGF –
thường trực, Tp. Warsawa,
02/12 ngày
từ 18 – 20.10.2011
18.01.12
Hội nghị nhóm cơng tác Các mục 3.2.3, 2.8.1, 2.9,
PRGF –
thường trực, Tp. Warsawa, 4.3, 4.6.1, 4.6.3, các phụ 12/12 ngày
từ 28/02 – 01.03.2012

lục A, D, Đ, các mẫu 12, 22
15.05.12
và 22a

07.06.2007

25.02.2008

12.06.2008

15.02.2009
15.06.2009
01.01.2010
15.02.2010

15.06.2010

15.02.2011

01.07.2011

20.02.2012
15.06.2012

12


22

23


24

Hội nghị nhóm cơng tác
thường
trực,
Tp.
Warsawa, từ 23/10 –
25.10.2012
Hội nghị nhóm công tác
thường
trực,
Tp.
Warsawa, từ 23/10 –
25.10.2012

Các tiểu mục 2.1.1, 2.5.1,
2.7, 2.11, 2.19, 2.20, 3.2.3,
4.1.2, mẫu 23, phụ lục C
Các tiểu mục 6.2, 2.8.1,
1.4.1, 1.4.2, 4.1, 4.1.1, 4,
muc 4, mục 1, mục 2.20,
phụ lục D, các mẫu 8, 13,
13a, 17 và 19, các mục 1.2,
1.4, 4.4
Hội nghị nhóm cơng tác Mục nhỏ 4.7.2
thường
trực,
Tp.
Warsawa, từ 26/02 –

01.03.2013

PRGF –
01/13 ngày
18.01.2013

20.02.2013

PRGF –
16/13 ngày
22.05.2013

25/06/2013

PRGF –
20/13 ngày
28.05.2013

01/07/2013

13


QUY TẮC
thanh tốn trong liên vận
hành khách và hàng hóa đường sắt quốc tê
1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Các thuật ngữ và định nghĩa được áp dụng trong Quy tắc thanh toán…
Văn bản phúc tra thanh toán với nhau – chứng từ xác nhận tình trạng thanh tốn
với nhau giữa các bên tham gia Hiệp định tại ngày tháng xác định.

Trình tự thanh tốn có chấp nhận – là trình tự thanh tốn địi hỏi có sự đồng ý bằng
văn bản của người trả số tiền theo các chứng từ thanh tốn.
Trình tự thanh tốn khơng cần chấp nhận – là trình tự thanh tốn khơng địi hỏi sự
đồng ý của người trả số tiền theo các chứng từ thanh toán.
Bản trích lục kế tốn – chứng từ được bên tham gia Hiệp định… lập vào ngày cuối
cùng của tháng theo các điều khoản thanh toán của Quy tắc …trên cơ sở các chứng từ
thanh toán.
Tiền tệ trả - là đồng tiền dùng để trả số dư trong thực tế.
Tiền tệ thanh toán – là đồng tiền biểu thị tất cả số tiền thanh toán.
Ngày trả tiền - ngày mà số dư tiền trả được chuyển vào tài khoản ngân hàng của
đường sắt – chủ nợ.
Tỷ giá BCC – Tỷ giá tương quan của đồng EUR đối với tiền tệ khác được xác định
bởi Cục thanh – kết toán trung ương Brussels.
Tỷ giá tính đổi – giá cả của tiền tệ được biểu thị bằng quan hệ với đồng tiền khác.
Được định giá trên thị trường tiền tệ hoặc được thiết lập bởi các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Tiền tệ quốc gia – đơn vị tiền tệ được nhà nước phát hành (Ngân hàng trung ương) để
sử dụng trên lãnh thổ của nước này.
Tháng báo cáo – là tháng mà tổng số tiền của các chứng từ thanh toán được đưa vào
bản trích lục kế tốn hoặc bản kết tốn.
Kỳ thanh tốn – là tháng cung cấp dịch vụ.
Tính lãi quá hạn trả tiền – là chế tài phạt tiền do không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Bản chi trả (kết toán) – là chứng từ được lập trên cơ sở các bản trích lục kế tốn và
xác định số tiền dư chi trả.
Số dư chi trả - là tổng số tiền của các thanh toán với nhau phải trả trong thời hạn quy
định.
Bản kết toán – là chứng từ tổng kết về tiến hành thanh toán với nhau, được một trong
các Bên tham gia Hiệp định lập theo các điều khoản thanh toán trên cơ sở các chứng từ
thanh tốn và xác định số tiền dư chi trả.
Phịng thanh – quyết toán trung tâm là pháp nhân độc lập có trách nhiệm hữu hạn

với trụ sở đóng tại Tp. Brussels (Bỉ), đây là nơi cung cấp các dịch vụ tài chính và kinh
doanh cho các thành viên của mình.
1.1. Những cơ sở của thanh toán
Những cơ sở của thanh toán giữa các thành viên của Tổ chức hợp tác đường sắt
(OSJD) là: Quy tắc này, các hiệp định, các thỏa thuận và các nghị quyết nhiều bên
hoặc hai bên do các đường sắt – thành viên OSJD ký kết hoặc thông qua.

14


1.2. Các khoản mục thanh toán
Các thanh toán giữa các đường sắt được tiến hành:
1.2.1. Chuyên chở hành khách
-

cho các vé đã bán;
cho các vé nằm đã bán;
cho chuyên chở hành lý và bao gửi;
cho số km chạy của các toa xe khách và các toa xe hành lý;
cho đổi trục bánh các toa xe khách;
cho phục vụ các đoàn tàu khách chạy thoi giữa các ga biên giới;
cho số km chạy của các đoàn tàu quá cảnh trong liên vận hành khách;
cho việc thuê đầu máy, cung cấp đầu máy dồn, cung cấp các toa xe chuyên dùng và
cho các dịch vụ và công việc khác trong liên vận hành khách do ga biên giới làm
cho đường sắt bên kia;
cho các hư hỏng và mất mát đầu máy toa xe khách;
cho các yêu cầu bồi thường cho việc chuyên chở hành khách;
cho số tiền nhân viên phục vụ toa xe ngủ và các toa xe có chỗ để nằm, nộp lại tại
các ga biên giới;
cho các dịch vụ khác trong liên vận hành khách chưa nêu tên trên đây, nhưng được

quy định trong các hiệp định, các bản giá cước và các nghị quyết đa phương hoặc
song phương khác.

1.2.2. Chuyên chở hàng hóa
-

cho chuyên chở hàng hóa;
cho sử dụng các toa xe hàng;
cho việc lưu giữ container;
cho chuyển tải hàng hóa và đổi trục bánh các toa xe hàng tại các ga biên giới;
cho gia cố hàng hóa;
cho sử dụng các giá chuyển hướng của các toa xe hàng khổ đường 1435 mm;
cho phục vụ các đoàn tàu hàng chạy thoi giữa các ga biên giới;
cho số km chạy của các đoàn tàu quá cảnh trong liên vận hàng hóa;
cho việc thuê đầu máy, cung cấp đầu máy dồn, cung cấp các toa xe chuyên dùng và
cho các dịch vụ và cơng việc khác trong liên vận hàng hóa do ga biên giới làm cho
đường sắt bên kia;
cho việc rửa, tẩy uế các toa xe trong các trường hợp được PGV quy định;
cho các hư hỏng và mất mát đầu máy toa xe hàng, container, các dụng cụ chuyên
chở và các phương tiện kỹ thuật vận tải khác, lưu trữ bạt và các dụng cụ chuyên
chở khác;
cho các yêu cầu bồi thường cho việc chuyên chở hàng hóa;
cho các dịch vụ khác trong liên vận hàng hóa chưa nêu tên trên đây, nhưng được
quy định trong các hiệp định, các bản giá cước và các nghị quyết đa phương hoặc
song phương khác.

1.2.3. Các khoản mục khác
-

cho những phần trăm lãi suất do trả tiền không đúng hạn theo các bản kết toán và

bản thanh (kết) toán;

15


-

cho các dịch vụ khác chưa nêu tên trên đây nhưng được quy định trong các hiệp
định, các bản giá cước và các nghị quyết đa phương hoặc song phương khác.

1.3. Các tổ chức thanh toán
Các tổ chức thanh toán của các đường sắt thực hiện việc thanh toán được nêu
trong phụ lục A của Quy tắc này.
1.4. Trình tự thanh tốn
1.4.1. Thanh tốn theo trình tự khơng cần chấp nhận
Các thanh tốn được tiến hành khơng cần chấp nhận bằng cách ghi số tiền vào
bản kết toán thường kỳ hoặc bản trích lục kế tốn đối với các khoản mục:
- cho các vé đã bán;
- cho các vé nằm đã bán;
- chuyên chở hành lý bao gửi;
- số km chạy của các toa xe khách và toa xe hành lý;
- chuyên chở hàng hóa;
- sử dụng toa xe hàng;
- lưu giữ container;
- đổi trục bánh toa xe khách;
- sử dụng giá chuyển hướng của các toa xe hàng khổ đường 1435 mm;
- số tiền nhân viên phục vụ toa xe ngủ và các toa xe có chỗ để nằm, nộp lại tại các ga
biên giới;
- cho các dịch vụ khác trong liên vận hành khách chưa nêu tên trên đây, nhưng được
quy định trong các hiệp định, các bản giá cước và các nghị quyết đa phương hoặc

song phương khác;
- cho các dịch vụ khác trong liên vận hàng hóa chưa nêu tên trên đây, nhưng được
quy định trong các hiệp định, các bản giá cước và các nghị quyết đa phương hoặc
song phương khác;
- cho các dịch vụ khác chưa nêu tên trên đây, nhưng được quy định trong các hiệp
định, các bản giá cước và các nghị quyết đa phương hoặc song phương khác.
Số tiền theo các hóa đơn và bản chi phí do các ga biên giới của các đường sắt
tiếp giáp lập và xác nhận cũng được đưa vào các bản kết toán thường kỳ hoặc bản trích
lục kế tốn để thanh tốn theo trình tự khơng cần chấp nhận.
Theo các hóa đơn và các bản chi phí này thực hiện các thanh tốn sau:
- chuyển tải hàng hóa và đổi trục toa xe hàng tại các ga biên giới;
- gia cố hàng;
- phục vụ các đoàn tàu khách chạy thoi giữa các ga biên giới;
- phục vụ các đoàn tàu hàng chạy thoi giữa các ga biên giới;
- thuê đầu máy, cung cấp đầu máy dồn, cung cấp các toa xe chuyên dùng và các dịch
vụ và công việc khác trong liên vận hành khách do ga biên giới làm cho đường sắt
bên kia;
- thuê đầu máy, cung cấp đầu máy dồn, cung cấp các toa xe chuyên dùng và các dịch
vụ và công việc khác trong liên vận hàng hóa do ga biên giới làm cho đường sắt
bên kia;

16


-

cho các dịch vụ khác trong liên vận hành khách chưa nêu tên trên đây, nhưng được
quy định trong các hiệp định, các bản giá cước và các nghị quyết đa phương hoặc
song phương khác;
- cho các dịch vụ trong liên vận hàng hóa khác chưa nêu tên trên đây, nhưng được

quy định trong các hiệp định, các bản giá cước và các nghị quyết đa phương hoặc
song phương khác.
Ga biên giới của đường sắt-chủ nợ lập các hóa đơn và các bản chi phí làm bốn
bản có xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu của các ga biên giới của cả hai đường sắt.
Mỗi đường sắt nhận hai bản chi phí và hóa đơn.
Nếu trong các hóa đơn và bản chi phí đưa ra phát hiện thấy những điểm chưa
khớp nhau, thì các thanh tốn phải được sửa lại trên cơ sở các hóa đơn bổ sung do ga
biên giới của đường sắt-chủ nợ lập và được xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu các ga
biên giới của cả hai đường sắt.
1.4.2. Thanh tốn theo trình tự có chấp nhận
Các thanh tốn theo trình tự có chấp nhận bằng cách ghi vào bản kết toán
thường kỳ hoặc bản trích lục kế tốn được tiến hành cho các khoản mục:
- hư hỏng hoặc mất mát toa xe khách;
- hư hỏng hoặc mất mát toa xe hàng, container, các dụng cụ chuyên chở và các
phương tiện kỹ thuật vận tải khác, lưu trữ bạt và các dụng cụ chuyên chở khác;
- các yêu cầu bồi thường cho việc chuyên chở hành khách;
- các yêu cầu bồi thường cho việc chun chở hang hóa;
- các bản tính lại và bản thanh toán bổ sung;
- cho việc rửa, tẩy uế các toa xe trong các trường hợp được PGV quy định;
- cho các dịch vụ khác trong liên vận hành khách chưa nêu tên trên đây, nhưng được
quy định trong các hiệp định, các bản giá cước và các nghị quyết đa phương hoặc
song phương khác;
- cho các dịch vụ khác trong liên vận hàng hóa chưa nêu tên trên đây, nhưng được
quy định trong các hiệp định, các bản giá cước và các nghị quyết đa phương hoặc
song phương khác;
- cho các dịch vụ khác chưa nêu tên trên đây, nhưng được quy định trong các hiệp
định, các bản giá cước và các nghị quyết đa phương hoặc song phương khác.
- các phần trăm lãi suất do trả tiền không đúng hạn theo các bản kết toán và thanh
(kết) toán.
1.4.3. Kiểm tra các chứng từ thanh toán

Đường sắt khi nhận được chứng từ thanh toán phải kiểm tra lại, và trong trường
hợp phát hiện sai lệch giữa số tiền tính được theo chứng từ thanh toán và số tiền thực
tế được hưởng, thì lập bản tính lại hoặc bản thanh toán bổ sung làm hai bản và gửi cho
đường sắt lập chứng từ thanh toán.
Theo thỏa thuận của các đường sắt hữu quan bản tính lại hoặc hóa đơn bổ sung
được gửi đi làm ba bản.
Bản tính lại hoặc hóa đơn bổ sung được xét duyệt theo trình tự như quy định tại
mục 3 của Quy tắc này.
1.5. Thời hạn lập và xuất trình các chứng từ thanh tốn

17


Quyền lập và xuất trình các bản thanh tốn, các hóa đơn quy định trong Quy tắc
này được giới hạn trong thời hạn một năm, tính từ ngày mồng một của tháng, tiếp theo
sau tháng hồn thành cơng việc hoặc cung cấp dịch vụ, và đối với các thanh toán cho
mất mát và hư hỏng đầu máy toa xe hoặc các phương tiện vận tải khác – tính từ ngày
mồng một của tháng, tiếp theo sau tháng, mà trong tháng đó đã thực hiện việc chuyển
giao các phương tiện này.
Ngày xuất trình bản thanh tốn hoặc hóa đơn là ngày ghi trong cơng văn mà
phía-chủ nợ gửi kèm bản thanh tốn hoặc hóa đơn. Đối với các hóa đơn của các ga
biên giới, ngày lập hóa đơn là ngày ghi trên dấu lịch ngày của ga đóng dấu xác nhận
hóa đơn.
1.6. Lập các chứng từ thanh toán
Việc lập các chứng từ thanh tốn và trao đổi cơng văn thư từ về chúng được tiến
hành bằng ngôn ngữ của nước gửi có dịch ra một trong những ngơn ngữ chính thức
của OSJD (tiếng Trung Quốc, tiếng Nga) cụ thể:
- đối với đường sắt Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Bungaria, Cộng hòa Hungaria, Cộng
hòa Kazakhstan, Cộng hòa Kyrgyz, Cộng hòa Latvia, Cộng hịa Litva, Cộng hịa
Mơnđơva, Mơng Cổ, Cộng hịa Ba Lan, Liên bang Nga, Rumania, Cộng hòa Slovakia,

Cộng hòa Tadjikistan, Ucraina, Cộng hịa Séc, Cộng hịa Estơnia, Gruzia, Azerbaidjan,
Uzbekistan – dịch ra tiếng Nga;
- đối với các đường sắt Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên – dịch ra tiếng Trung Quốc
hoặc tiếng Nga.
Các chứng từ thanh toán phải được lập rõ ràng, chữ viết tay phải dễ đọc, được
đánh máy trên máy chữ hoặc sử dụng máy tính điện tử và được lập phân chia theo các
tháng thực hiện chuyên chở hoặc dịch vụ.
Nếu trên tuyến liên vận nào đó trong những tháng cá biệt không thực hiện việc
chuyên chở hành khách, hành lý hoặc bao gửi và do đó khơng lập các bản thanh toán
về vé tàu, vé nằm, hành lý và bao gửi, thì các đường sắt thơng báo cho nhau biết về
điều này trong thời hạn do Quy tắc thanh toán này quy định đối với việc gửi các bản
thanh tốn đó.
1.7. Gửi các chứng từ thanh toán
Việc gửi các chứng từ thanh tốn và các cơng văn thư từ về chúng có thể được
thực hiện qua bưu điện, bằng thư đảm bảo, bằng thư điện tử, cũng như đĩa từ hoặc theo
bản ghi nhớ OSJD O-113 về các địa chỉ ghi tại phụ lục A của Quy tắc này.
Các chứng từ thanh toán phải được gửi đi cùng với việc soạn thảo công văn
kèm theo, số và ngày tháng năm của công văn được ghi rõ khi điền số tiền vào bản
trích lục kế tốn hoặc bản kết tốn.
Chứng từ thanh toán bản điện tử sử dụng phần mềm EXCEL, TXT hoặc
WORD để soạn thảo. Công văn gửi kèm chứng từ thanh tốn phải có chữ ký của đại
điện có thẩm quyền và được gửi bằng bản scan.
Đối với các chứng từ thanh toán mà đã được chuyển bằng thư điện tử hoặc đĩa
từ, công văn kèm theo được gửi thêm qua đường bưu điện.

18


Theo yêu cầu bằng văn bản của đường sắt chưa nhận được các giấy tờ thanh

toán, đường sắt lập chúng sẽ gửi cho đường sắt yêu cầu bản thứ hai hoặc bản sao của
những tài liệu này.
Ở khoảng cách trên 2000 km các chứng từ, công văn thư từ được gửi đi bằng
máy bay.

通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通通
1.8. Thời hạn bảo quản các chứng từ thanh toán
Các chứng từ thanh toán và trao đổi công văn thư từ về chúng phải được bảo
quản không dưới hai năm kể từ ngày lập. Trong vòng hai năm mỗi đường sắt đều có
quyền yêu cầu đường sắt khác các chứng từ này. Các chứng từ thanh toán và trao đổi
công văn thư từ về chúng về những vấn đề tranh chấp được bảo quản đến khi giải
quyết xong các vấn đề đó.
Các chứng từ yêu cầu phải được trả lại trong vòng hai tháng kể từ ngày nhận
được chúng.
2. Thanh toán
2.1. Thanh toán cho các vé đã bán
2.1.1. Lập bản thanh toán
Thanh toán theo vé được tiến hành trên cơ sở các bản thanh toán mẫu 1, 1d
hoặc 1đ . Bản thanh toán do đường sắt gửi lập tách riêng cho:
-

vé cứng;
tờ vé có chứa tất cả các dữ liệu, in bằng phương pháp ti pô;
vé giấy thông dụng;
vé giấy thông dụng và vé in bằng phương pháp ti pô dùng cho chuyên chở đặc biệt;
vé được in bằng các máy in cỡ lớn;
biên lai thu thêm tiền.

Các bản thanh tốn được lập bằng máy tính điện tử và viết bằng tay được gửi
không muộn hơn ngày 20 của tháng tiếp theo sau tháng bán vé cho từng đường sắt

tham gia vận chuyển với số lượng một hoặc hai bản theo thỏa thuận giữa các đường
sắt hữu quan.
Bản thanh toán mẫu số 1 được lập theo các vé viết bằng tay. Những vé đã được
các cửa vé và các tổ chức đường sắt bán ra được ghi chép vào các bản thanh toán
riêng.
Các bản thanh toán mẫu 1d và 1đ được sử dụng trong các thanh toán phù hợp
với các hệ thống áp dụng bán vé điện tử.
Trình tự lập bản thanh tốn như sau:
Bản thanh tốn theo mẫu 1
Các vé cứng và vé quyển in bằng phương pháp ti pơ được ghi vào bản thanh
tốn mẫu 1 theo các đi và ga đến, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Các vé giấy thông
dụng và các biên lai thu thêm tiền được ghi chép theo thứ tự bảng chữ cái tên các ga đi
và các điểm bán vé và theo thứ tự số hiệu vé do từng nơi bán. Đối với các giấy tờ đi

19


tàu mua qua máy bán vé tự động, thì thanh toán cũng được tiến hành như đối với các
vé cứng.
Các vé in bằng phương pháp ti pô dùng cho lượt đi và lượt về, thì ký hiệu ở cột
5 mẫu 1 bằng dấu quy ước “TO”. Nếu các vé được bán để đi tàu lượt đi và lượt về, thì
chúng được ghi tại cột 5 bản thanh toán mẫu 1 riêng ra cho lượt đi và lượt về (ghi bằng
tiếng Nga: “TUDA”- lượt đi, “OBRATNO”- lượt về).
Các dữ liệu thanh toán về số lượng hành khách chuyên chở được ghi chép dưới
dạng phân số: mẫu số chỉ số lượng người lớn, tử số - số lượng trẻ em.
Đối với các vé ưu tiên giảm giá, thì trong bản thanh tốn mẫu 1 ở cột 5 ghi mức
giảm giá. Điều này cũng áp dụng cho các biên lai thu thêm tiền.
Đối với các biên lai thu thêm tiền, ngoài các dữ liệu theo bản thanh tốn mẫu 1,
tại cột 5 cịn ghi những điều sau đây:
-


khi chuyển sang toa xe hạng cao nhất – “chuyển sang toa xe hạng cao nhất” (tiếng
Nga: "perehod w wyschii klass”);
khi thay đổi hành trình – “thay đổi hành trình” (tiếng Nga: "izmenenie marchruta";
khi chuyên chở chó – “chó” (tiếng Nga: “sobaka”).

Khi ghi vào trong bản thanh toán mẫu 1 các biên lai thu thêm tiền do thay đổi
hành trình ghi rõ hành trình ban đầu và hành trình thay đổi.
Khi viết biên lai thu thêm tiền do thay đổi hành trình đối với vé của đường sắt
khác bán thì việc thanh tốn được tính như sau:
-

trong trường hợp tổng giá vé vượt quá giá vé ban đầu, thì điểm bán vé viết biên lai
thu thêm tiền chênh lệch giữa tiền vé ban đầu và tiền vé cuối cùng đã được trù tính.
Đường sắt viết biên lai thu thêm tiền lập bảng thanh toán. Số tiền theo bảng thanh
toán này được đưa vào bản kết toán hoặc bản trích lục kế tốn cho đường sắt bán
vé ban đầu để thực hiện tiếp theo việc tính lại giữa các đường sắt tham gia quá
trình chuyên chở như đã được ghi trong giấy tờ đi tàu ban đầu. Đường sắt viết biên
lai thu thêm tiền thay đổi hành trình sẽ chuyển bảng thanh tốn đến đường sắt, mà
tại đó diễn ra việc thay đổi giá chuyên chở hành khách để thông báo;

-

trong trường hợp tổng giá vé không vượt giá vé ban đầu, thì đường sắt viết biên lai
thu thêm tiền, lập bản thanh tốn khơng ghi tiền và gửi cho đường sắt bán vé ban
đầu, để tiến hành tính lại giữa các đường sắt tham gia vào quá trình chuyên chở
như đã được ghi trong giấy tờ đi tàu ban đầu, cũng như để thông báo cho tất cả các
đường sắt của hành trình theo biên lai thu thêm tiền.
Tiền chênh lệch được trả cho hành khách theo trình tự u cầu.
Trình tự điền bảng thanh tốn theo biên lai thu thêm tiền thay đổi hành trình

cũng tương tự như điền bảng thanh toán theo vé.
Theo thỏa thuận giữa các đường sắt có thể ghi chép các vé vào bản thanh tốn
mẫu 1 nhưng theo một trình tự khác.
Bản thanh toán theo mẫu 1d
Các dữ liệu trong các bảng thanh toán được phân loại theo:
-

các đường sắt lập (các đường sắt đến);
các đường sắt mà bản thanh toán được lập cho họ;
các tháng thanh toán (tên tháng);
các tháng lập;

20


-

loại hình các điểm lập, phân riêng ra theo các ga và các tổ chức đường sắt;
các ga đến;
số hiệu các vé.

Các dữ liệu phân loại theo ba mục sau cùng được ghi chép theo thứ tự các số
nhỏ đến lớn. Trong trường hợp cần thiết các đường sắt tham gia ký các thỏa thuận đặc
biệt về trình tự ghi chép các dữ liệu.
2.1.2. Lập các thủ tục thanh toán theo các vé bán cho khách đi các toa xe đặc biệt
và các đoàn tàu đặc biệt
Đối với các vé bán cho khách đi các toa xe đặc biệt và các đồn tàu đặc biệt, lập
bản thanh tốn riêng theo mẫu 1, 1d hoặc 1đ tuân thủ theo các quy định hiện hành về
lập các mẫu này. Trên tiêu đề của bản thanh tốn này ghi dịng chữ: “Chun chở đặc
biệt” (tiếng Nga: “Specialnye perewozki”). Trong mỗi ghi chép trong bản thanh toán

chỉ rõ số hiệu và ngày tháng năm của lệnh cho phép chạy tàu đặc biệt hoặc toa xe đặc
biệt, cụ thể: trong mẫu 1 ghi ở cột 5, và trong mẫu 1d ghi ở cột ghi chú.
2.1.3. Lập thủ tục thanh toán theo chỗ đặt trước
Đối với những trường hợp dành chỗ trước lập các bản thanh toán theo mẫu 1,
1d hoặc 1đ chỉ riêng cho đường sắt dành chỗ.
Các ga và các tổ chức được ghi theo thứ tự bảng chữ cái hoặc số hiệu. Số hiệu
các đơn hàng được ghi theo thứ tự tăng dần.
Các khoản khấu trừ được thực hiện ở cuối các bản thanh toán.
2.1.4. Lập các thủ tục thanh toán về tiền vé đi tàu trả lại cho hành khách
Nếu hành khách trả lại vé của mình cho nơi bán vé trước khi bắt đầu chuyến đi
trong vòng thời hạn vé còn giá trị, thì số tiền trả lại cho hành khách được loại ra khỏi
tổng số tiền ghi trong các bản thanh toán mẫu 1, 1d hoặc 1đ. Việc khấu trừ số tiền như
vậy được thực hiện trong bản thanh toán khơng muộn hơn sáu tháng sau thanh tốn
ban đầu được quy định tại mục 2.1.1.1 của Quy tắc này.
Trong đó ghi chép đủ tất cả các cột mục của bản thanh tốn có chỉ rõ tháng khởi
ghi các vé vào bản thanh tốn.
2.1.5. Điều hịa thanh tốn theo các u cầu của hành khách
Các thanh toán giữa các đường sắt về tiền vé trả lại cho hành khách được tiến
hành theo các bản kê riêng.
Trong đó:
- trong bản kê các u cầu do đường sắt điều hịa tự mình đáp ứng ghi các dữ
liệu sau:
 số hiệu vé;
 tháng bán vé;
 số tiền tính bằng franc Thụy Sỹ theo từng yêu cầu;
 tổng số tiền tính bằng franc Thụy Sỹ;

21



- trong các bản kê các yêu cầu đã được các đường sắt khác chấp nhận ghi các
dữ liệu sau:
 tháng lập bản kê;
 số công văn của đường sắt chấp nhận yêu cầu;
 số tiền tính bằng franc Thụy Sỹ theo từng yêu cầu;
 tổng số tiền tính bằng franc Thụy Sỹ;
Ghi tổng số tiền theo các bản kê vào bản kết tốn hoặc bản trích lục kế tốn.
Các bản kê trên đây được gửi riêng hoặc gửi cùng với các bảng thanh toán cho
số vé đã bán. Bản kê phải được lập trong vòng hai tháng sau khi hành khách đưa yêu
cầu.
Theo thỏa thuận giữa các đường sắt hữu quan số tiền đáp ứng các yêu cầu có
thể ghi trực tiếp vào bản kết tốn hoặc bản trích lục kế tốn trên cơ sở cơng văn của
đường sắt chấp nhận u cầu, có ghi rõ số cơng văn.
2.1.6. Trích lệ phí cho các tổ chức thực hiện việc bán vé
Đường sắt bán vé liên vận quốc tế trích lệ phí ở mức 5% trong trường hợp lập
giấy tờ đi tàu theo giá cước MPT và 10% theo giá cước “Đông – Tây” để trả lại cho
các tổ chức đã thực hiện việc bán vé này. Về lâu dài mức trích lệ phí có thể được thỏa
thuận giữa các đường sắt hữu quan. Ở cuối bản thanh toán giảm bớt tương ứng phần
tiền trả cho các đường sắt tham gia chuyên chở.
2.2. Thanh toán cho các vé nằm đã bán
2.2.1. Lập bản thanh toán
Thanh toán về vé nằm đã bán của hành khách đi trên các toa xe ngủ và các toa
xe có chỗ để nằm của đường sắt khác là một bên tham gia Hiệp định này được tiến
hành trên cơ sở bản thanh toán mẫu 1a.
Các đường sắt-chủ toa xe, trừ các đường sắt BC, VZD, AO “KZH”, KZD, ZC,
KRG, GAO “LDZ”, LG, MTZ, CFM, OAO “RZD”, TDZ, UZ, EVR lập bản thanh
tốn theo mẫu 1a có ghi chép tất cả các cột mục trên cơ sở các vé nằm mà nhân viên
phục vụ toa xe thu lại của hành khách và nộp về cho đường sắt mình, và gửi kèm cùng
các vé nằm đến cho đường sắt đã bán các vé đó. Khi sử dụng toa xe ngủ với số lượng
hành khách ít hơn so với con số ghi trên vé nằm, thì tiền vé nằm chỉ tính trên cơ sở

phục vụ thực tế.
Các thanh tốn về vé nằm lập bằng phương pháp điện tử qua hệ thống đặt chỗ,
được tiến hành trên cơ sở bản thanh toán mẫu 1b gửi cho các đường sắt KZD, ZC và
MTZ cần phải ghi rõ số hiệu các vé nằm đã bán.
Các thanh toán giữa BC, VZD, KZH, KZD, ZC, KRG, GAO “LDZ”, LG, MTZ,
CFM, OAO “RZD”, TDZ, UZ, EVR và các đường sắt còn lại về các vé nằm viết tay,
được tiến hành trên cơ sở các cuống (tồn căn) vé nằm.
Bản thanh toán mẫu 1a do đường sắt bán vé nằm lập và gửi một bản cho đường
sắt-chủ toa xe không muộn hơn ngày 20 của tháng tiếp theo sau tháng bán vé.

22


Bản thanh toán mẫu 1b do đường sắt bán vé lập và gửi một bản cho đường sắtchủ toa xe không muộn hơn ngày 20 của tháng tiếp theo sau tháng bán vé.
Trong trường hợp phát hiện được số tiền, do đã khơng tính theo các cuống vé
nằm để trả lại cho đường sắt-chủ toa xe, đường sắt này lập bản thanh tốn theo mẫu 1a
để thanh tốn theo trình tự khơng cần chấp nhận và gửi bản thanh tốn đó cùng với các
vé nằm do các nhân viên phục vụ thu lại của hành khách đến cho các đường sắt không
nêu tên trong mục này đã bán các vé đó. Để trả cơng cho việc lập bản thanh tốn bổ
sung đường sắt-chủ toa xe được tính thêm cho mình khoản lệ phí ở mức 5% của tổng
các số tiền đã không nhận được theo các cuống vé nằm.
Nếu nơi bán vé nằm đã thu nhầm của hành khách giá vé nằm cao hơn hoặc thấp
hơn giá ghi trong bản giá cước, thì giữa các đường sắt vẫn ln ln thanh toán với
nhau theo giá vé nằm quy định trong bản giá cước.
Đường sắt-chủ toa xe ngủ chỉ có quyền đòi từ đường sắt đã bán vé nằm số tiền
của chỗ tương ứng với loại và cấp hạng toa xe đã ghi trên vé nằm. Điều này cũng áp
dụng cho trường hợp, nếu vé nằm bán cho loại và cấp hạng toa xe không tương ứng
với toa xe ngủ đã được nối vào đồn tàu.
2.2.2. Lập thủ tục thanh tốn khi đi trong toa xe của đường sắt khác, mà không
phải là đường sắt ghi trong vé nằm

Trong trường hợp hành khách đi trên toa xe không phải là của đường sắt ghi
trên vé nằm, việc thanh toán giữa các đường sắt BC, KZD, GAO “LDZ”, LG, MTZ,
CFM, OAO “RZD”, UZ, EVR và các đường sắt còn lại được tiến hành trên cơ sở bản
thanh toán mẫu 1a và các vé nằm do các nhân viên phục vụ thu lại của hành khách;
đường sắt-chủ toa xe gửi số vé nằm này cùng với bản thanh toán mẫu 1a cho đường sắt
khởi đầu có tên ghi trên vé. Trong trường hợp, nếu trên vé nằm khơng ghi tên đường
sắt, thì lập bản thanh toán mẫu 1a và gửi cùng với vé nằm đến cho đường sắt đã bán
vé.
Trình tự thanh tốn này được áp dụng, nếu như nó khơng trái với các quy định
trong bản giá cước và các thỏa thuận đang áp dụng.
Trong trường hợp hành khách đi trên toa xe không phải của đường sắt ghi trên
vé nằm OPEN, việc thanh toán giữa đường sắt bán vé và đường sắt–chủ toa xe được
tiến hành trên cơ sở vé nằm lập lại được đưa vào mẫu 1a theo giá vé ghi trong vé nằm
OPEN. Khi đó, các bản sao của vé nằm đầu tiên và vé nằm cấp lại có điền ghi chú về
việc đổi vé được đính kèm với bản thanh toán như là các chứng từ xác nhận.
2.2.3. Lập thủ tục thanh toán khi cắt toa xe dọc đường
Trong trường hợp toa xe bị cắt lại dọc đường và chuyến đi của hành khách trên
toa xe của đường sắt nước khác, việc thanh toán về vé nằm giữa các đường sắt tham
gia chuyên chở được tiến hành theo bản thanh tốn mẫu 1a tỷ lệ với km tính cước và
số tiền đã trả khi lập vé nằm.
Nếu vé nằm được bán lên toa xe của đường sắt, mà việc thanh toán với họ được
tiến hành theo vé nằm thu lại của hành khách, thì đường sắt-chủ toa xe cuối cùng đã
chở khách và đã thu vé nằm, lập bản thanh toán theo mẫu 1a cho các đường sắt-chủ
các toa xe tham gia việc chuyên chở. Bản thanh toán mẫu 1a cùng với các vé nằm thu
lại của hành khách được gửi cho đường sắt đã bán vé nằm, và các bản sao bản thanh
toán cùng với bản sao vé nằm được gửi cho các đường sắt–chủ các toa xe tham gia

23



chuyên chở. Trên cơ sở bản thanh toán 1a nhận được và các vé nằm đính kèm theo,
đường sắt bán vé nằm tiến hành thanh toán với tất cả các đường sắt–chủ các toa xe
tham gia chuyên chở.
Nếu vé nằm được bán lên toa xe của đường sắt, mà việc thanh toán với họ được
tiến hành theo các cuống vé nằm, thì đường sắt-chủ toa xe cuối cùng đã chở hành
khách và đã thu vé nằm, lập bản thanh toán mẫu 1a cho tất cả các đường sắt-chủ toa xe
tham gia chuyên chở. Bản thanh toán mẫu 1a cùng với vé nằm thu lại của hành khách
được gửi cho đường sắt có tên ghi trên vé nằm (đường sắt đã thu tiền vé nằm) và các
bản sao bản thanh toán cùng với các bản sao vé nằm thì gửi cho các đường sắt-chủ toa
xe khác tham gia chuyên chở.
Trên cơ sở bản thanh toán 1a và các vé nằm gốc đính kèm có ghi chú của nhân
viên phục vụ toa xe của đường sắt–chủ toa xe, đường sắt có tên ghi trên vé nằm tiến
hành thanh toán với tất cả các đường sắt-chủ sở hữu toa xe tham gia chuyên chở.
2.2.4. Lập thủ tục thanh toán khi thay thế toa xe ngủ bị cắt lại bằng toa xe ghế
ngồi
Nếu thay thế toa xe ngủ bị cắt lại bằng toa xe ghế ngồi hoặc giải quyết vấn đề
này bằng một phương pháp khác, theo các hiệp định và các thỏa thuận nhiều bên hoặc
hai bên hiện hành giữa các đường sắt các nước thành viên OSJD, thì việc thanh tốn
được thực hiện trên cơ sở bản sao nhật ký đoàn tàu và sơ đồ bán vé (giấy theo tàu)
hoặc tờ kiểm tra và theo trình tự quy định tại mục 2.1.2.3 Quy tắc này.
2.2.5. Thanh toán về biên lai thu thêm tiền
Đường sắt lập biên lai thu thêm tiền đối với vé nằm tiến hành thanh toán với
đường sắt, mà trong toa xe của đường sắt đó vé nằm đã được lập, theo bản thanh tốn
mẫu 1a. Trình tự lập và thời hạn gửi bản thanh toán theo các biên lai thu thêm tiền đối
với vé nằm được xác định theo mục 2.1.2.1.
2.2.6. Lập thủ tục thanh toán về trả lại tiền vé nằm cho hành khách
Khi thanh toán theo các cuống vé nằm về số tiền trả lại cho hành khách theo các
vé nằm chưa sử dụng trước chuyến đi tại địa điểm mua chúng, bản thanh toán riêng
được lập theo mẫu 1a được điền tất cả các cột mục và ghi rõ tháng thanh toán lần đầu
tiên. Các vé nằm chưa sử dụng được đính kèm với bản thanh toán này. Việc đưa vào

bản thanh toán số tiền do các vé nằm chưa sử dụng được tiến hành không muộn hơn
sáu tháng sau thanh toán lần đầu tiên đã được tiến hành theo mục 2.1.2.1 của Quy tắc
này.
2.3. Lập bản tính lại về giấy tờ chuyên chở đã được bán trong liên vận quốc tế
Khi phát hiện những sai lệch trong các bản thanh toán mẫu 1, 1a, 1b, 1d, 1đ,
đường sắt hữu quan lập bản tính lại mẫu 1c.
Bản tính lại được gửi đi làm hai bản và được xét duyệt theo trình tự và thời hạn
nêu ở mục 3 của Quy tắc này.
2.4. Thanh toán những yêu cầu của hành khách về việc trả lại tiền đi tầu

24


Thanh toán giữa các đường sắt về việc trả lại tiền đi tầu theo các yêu cầu được
đáp ứng của hành khách được tiến hành trên cơ sở văn bản của đường sắt đã đáp ứng
yêu cầu.
Văn bản của đường sắt xem xét yêu cầu bao gồm các dữ liệu sau: số hiệu và
ngày tháng năm của văn bản, các số hiệu giấy tờ đi tầu, tháng bán các giấy tờ đi tầu, số
tiền tính bằng tiền tệ tính cước theo từng giấy tờ đi tầu.
Đường sắt nhận được yêu cầu phải xem xét các yêu cầu này và thông báo kết
quả cho đường sắt đã gửi yêu cầu đầu tiên, bao gồm cả việc gửi về các địa chỉ điện tử
đã được thỏa thuận. Đồng thời bản gốc yêu cầu cùng toàn bộ các chứng từ đã nhận
được được gửi cho đường sắt liên quan tiếp theo để xem xét tiếp. Đường sắt cuối cùng
sau khi xem xét yêu cầu gửi trả tất cả các chứng từ gốc cho đường sắt gửi yêu cầu đầu
tiên:
- trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu, trong trường hợp nếu
giấy tờ đi tầu hồn tồn khơng được sử dụng;
- trong thời hạn hai tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu, trong trường hợp nếu
giấy tờ đi tầu một phần không được sử dụng trên khu đoạn nào đó trên đường, hoặc
u cầu địi hỏi xem xét thêm bởi các cơ cấu tổ chức của đường sắt này. Yêu cầu đối

với việc trả tiền cần phải được đường sắt xác nhận tương ứng (theo SMPS, điều 29).
Kết quả xem xét được thông báo cho đường sắt đã gửi u cầu, trong số đó có cả các
hình thức liên lạc điện tử đã được các Bên thỏa thuận.
Số tiền yêu cầu theo trình tự chấp nhận được đưa vào:
- trong bản trích lục kế tốn – bởi đường sắt trên cơ sở văn bản của đường sắt
đáp ứng yêu cầu;
- trong bản kết toán – bởi đường sắt lập bản kết toán.
Trong trường hợp nếu việc xem xét các yêu cầu nhận được đòi hỏi những sự
việc cần làm sáng tỏ, thì đường sắt nhận được yêu cầu bằng văn bản thông báo về việc
kéo dài thời hạn xem xét. Thời hạn tối đa xem xét yêu cầu không được vượt quá hai
tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2.5. Thanh toán cho chuyên chở hành lý và bao gửi
2.5.1. Lập bản thanh toán
Các thanh toán cho chuyên chở hành lý và bao gửi được tiến hành trên cơ sở
bản thanh toán mẫu 2 hoặc 2a. Các bản thanh toán do đường sắt gửi lập riêng cho:
 hành lý;
 bao gửi là của hành khách;
 bao gửi không phải là của hành khách.
Các bản thanh tốn được gửi khơng muộn hơn ngày 20 của tháng tiếp theo sau
tháng lập giấy tờ chuyên chở cho từng đường sắt tham gia chuyên chở với số lượng
một hoặc hai bản theo thỏa thuận giữa các đường sắt hữu quan.
Các bảng thanh toán được lập riêng cho từng đường sắt đến và từng đường sắt
quá cảnh. Các lô hàng được ghi theo thứ tự từng chữ cái hoặc số hiệu theo tên các ga
đến và trong phạm vi các ga đó thì ghi theo thứ tự bảng chữ cái hoặc số hiệu tên ga gửi
có tính đến ngày gửi lơ hàng theo trình tự tăng dần từ nhỏ đến lớn của các con số.

25



×