Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.24 KB, 1 trang )
NHẠC SĨ HOÀNG VIỆT
-------------------------------------------------------------------
Họ và tên: Lê Chí Trực
Bút danh: Lê Trực
Năm sinh: 1928
Năm mất: 1968
Nguyên quán: Cái Bè, Tiền Giang
Khen thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT
Dòng nhạc: cách mạng, trữ tình
Cách mạng Tháng Tám thành công, ông tham gia quân đội, hoạt động ở chiến trường
miền Đông Nam Bộ trong 9 năm kháng chiến. Sau Hiệp định Geneve, Hoàng Việt tập
kết ra Bắc.
Năm 1956, ông học tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1958, Hoàng Việt được cử
sang học tại Nhạc viện quốc gia Bulgarie. Năm 1968, Hoàng Việt hoàn thành xuất sắc
khoá học, ông về nước tình nguyện trở lại chiến trường miền Nam và đã hy sinh
trong tư thế người chiến sĩ - nhạc sĩ.
Hoàng Việt là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của lòng yêu nước, yêu quê hương
tha thiết. Phẩm giá đó của ông được thể hiện cả ở hành động cuộc sống và tác phẩm.
Ông đã từng nói: "Cho đến chết mới hết sáng tác cho đời". Những sáng tác cho đời
của Hoàng Việt là những giai điệu trong sáng vang vọng tận bây giờ. Với bản Giao
hưởng số 1 Quê hương, Hoàng Việt là một trong những nhạc sĩ đầu tiên đặt nền
móng cho âm nhạc giao hưởng nước ta, và bản giao hưởng Quê hương đứng ở vị trí
khởi đầu của một thể loại âm nhạc trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam: âm nhạc
giao hưởng. Tác phẩm này được Dàn nhạc Giao hưởng Bulgarie biểu diễn và thu
thanh. Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam cũng đã biểu diễn nhiều lần giao hưởng này.
Ông đã viết những bài ca bất hủ, gắn liền với hai cuộc kháng chiến trường kỳ và anh
dũng của dân tộc. Ông hy sinh ngày 31 tháng 12 năm 1967 tại chiến trường Nam Bộ.
Vì những đóng góp xứng đáng của ông với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,
Hoàng Việt đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Các tác phẩm: - Khí nhạc: Giao
hưởng số 1 Quê hương, Giao hưởng số 2 Cửu Long (chưa hoàn thành). - Thanh nhạc:
nhạc kịch Bông sen (viết cùng Nguyễn Vũ và Huỳnh Minh Siêng). - Ca khúc: Biệt đô