Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.88 KB, 2 trang )
NHẠC SĨ HOÀNG VÂN
HỌ và tên:
Lê Văn Ngọ
Ngày sinh: 24/7/1930
Quê quán: Hà Nội
Nơi ở hiện nay: Hà Nội
Sáng tác chính:
ca khúc cách mạng
Năm 1946, tham gia Ŀội Thiếu niên cứu quốc Mai Hắc Ŀế, là liên lạc viên tự vệ khu
Ŀông Kinh Nghĩa Thục (Liên khu I) Hà Nội, rồi làm phụ trách Thiếu sinh quân Trung
đoàn 165, Sư đoàn 312, tham gia Ŀội Tuyên truyền võ trang Lao Hà, làm báo và công
tác địch vận của trung đoàn, sư đoàn, sau đó phụ trách nghệ thuật Văn công Sư doàn
312.
Hoà bình lập lại, ông về chỉ huy dàn nhạc Ŀoàn Ca Nhạc Ŀài Tiếng nói Việt Nam kiêm
chỉ đạo nghệ thuật, tham gia giảng dạy môn sáng tác và Phối khí tại Nhạc viện Hà
Nội (cho đến năm 1989). Từ năm 1963 đến năm 1989, ông là Uỷ viên Ban Chấp hành
Hội nhạc sĩ Việt Nam, là Trưởng ban Sáng tác Thanh Nhạc và công tác tại Hội cho đến
năm 1996.
Về sáng tác, ngay từ năm 1951 ông đã viết nhiều ca khúc, có những bài được phổ
biến rộng rãi ở vùng Tây Bắc, Việt Bắc và trong quân đội, như Chiến thắng Hoà Bình,
Tin chiến thắng, Chiến thắng Tây Bắc. Ŀến năm 1954, ông đã viết bài hát nổi tiếng Hò
kéo pháo. Sau hoà bình lập lại, ông được cử đi học tại Nhạc viện Bắc Kinh (Trung
Quốc). Tốt nghiệp, ông về công tác tại Ŀài tiếng nói Việt Nam, Nhạc trưởng đoàn ca
Nhạc kiêm Chỉ đạo nghệ thuật, đồng thời đi thực tế, nắm bắt nhanh các loại đề tài
trong cuộc sống lao động và chiến đấu, nên đã sáng tác hàng loạt ca khúc, hợp
xướng lớn, nhỏ, được công chúng hâm mộ, như: Những cánh buồm (thơ Hoàng Trung
Thông), Nhớ (thơ Nguyễn Ŀình Thi), Bài ca người thủy thủ (thơ Mai Nam, tức Hà
Nhật), trường ca Tôi là người thợ lò, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Quảng Bình quê ta, Nổi
trống lên rừng núi ơi, Không cho chúng nó thoát, Bài ca giao thông vận tải, Chào anh
Giải phóng quân - chào mùa xuân đại thắng. Hai chị em, Tiếng cồng giải phóng -
tiếng cồng chiến thắng (bút danh Y - Na), Trên đường tiếp vận (bút danh Y -Na),