Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

09 Quy trình vận hành và xử lý sự cố điều tốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 23 trang )

1.

Mục đích

Quy định nguyên tắc, cánh thức quản lý vận hành và xử lý sự cố hệ thống điều tốc Nhà
máy thuỷ điện A nhằm đảm bảo an toàn cho con người, thiết bị. Đảm bảo cho Nhà máy vận
hành an toàn, liên tục và hiệu quả kinh tế.

2.

3.

Đối tượng áp dụng.
1)

Công ty B;

2)

Ban Giám đốc Nhà máy thủy điện A;

3)

Cán bộ an toàn, kỹ thuật, phương thức;

4)

Các nhân viên Tổ vận hành;

5)


Các nhân viên Tổ sửa chữa.

Tài liệu viện dẫn.
1)

Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004.

2)

Luật Lao động ngày 08 tháng 06 năm 2012.

3)

Quy chuẩn kỹ thuật vận hành Nhà máy điện và lưới điện.

4)

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn khai thức thiết trí điện các nhà máy điện và lưới

5)

Quy trình an toàn điện.

6)

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.

7)

Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.


8)

Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia.

9)

Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia.

10)

Nội quy lao động của Công ty.

điện.

4.

Định nghĩa, thuật ngữ viết tắt.

4.1.

Thuật ngữ:

4.2.

Viết tắt:

Từ
ngữ, Giải thích, định nghĩa
ký hiệu

OPU

Hệ thống dầu áp lực

BRAKE

Phanh tổ máy

TRIP

Bảo vệ tác động ngừng máy

ALARM

Cảnh báo

TU

Máy biến điện áp đo lường


TI

Máy biến dòng điện đo lường

H

Máy phát Thủy điện

D


Máy phát Diesel

AB

Áp tô mát

MC

Máy cắt điện

UCB

Tủ điều khiển tại chỗ tổ

B.MIV

Van cân bằng (Bypass MIV)

MIV

Van đĩa

LOCAL

Chế độ tại chỗ

REMOTE

Chế độ từ xa


SCADA

Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập số liệu (Supervisory Control And
Data Acquisition)

DCS

Hệ thống điều khiển phân tán (Distributed control system)

Sự cố

Là tất cả các sự kiện xảy ra gây hư hỏng thiết bị, làm giảm khả năng của thiết
bị hoặc các chế độ vận hành có nguy cơ gây hư hỏng thiết bị.

Nhân viên
vận hành

Là tất cả những người tham gia trực tiếp vào dây chuyền sản xuất điện của
Công ty gồm: Trưởng ca nhà máy, trực gian máy, trực trung tâm, trực cụm
đầu mối.

5.

Nội dung.

2


MỤC LỤC


Chương 1.

KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Ta đã biết chất lượng điện năng thể hiện vào 2 thông số cơ bản:
U : điện áp
f : tần số.
Ở đây ta chỉ đề cập đến thiết bị điều chỉnh tần số - Chính là máy điều tốc vì:
f = np/60 -> f ≈ n
Trong đó:
n : tốc độ tổ máy (v/p)
p : số cặp cực
60: đổi từ phút ra giây
f = 50 chu kỳ/giây (chu kỳ/giây được gọi là Hz)
Vì tần số công nghiệp yêu cầu f = 50Hz ± 0,2 ≈ constant. Muốn vậy máy điều tốc là
thiết bị làm nhiệm vụ duy trì tốc độ không đổi.
Giả sử: Hệ thống điện không có máy điều tốc?
Nguồn điện xuất phát từ những năng lượng: Than, dầu, nước, gió…thông qua thiết bị
chuyển biến năng lượng đó để biến thành cơ năng và từ cơ năng biến thành điện năng.
Vì nhà máy chúng ta là nhà máy Thủy điện nên năng lượng biến thành điện năng là
năng lượng nước. Qua phần vận hành tua bin ta đã biết:
Công suất thủy năng: NTN = γ QH/102
Trong đó :
γ = 1000 kg/ m3 (khối lượng riêng của nước)
Q: Lưu lượng nước (m3/s)
H: Cột nước chênh lệch giữa thượng, hạ lưu
102: Đổi đơn vị từ kG.m/s ra Kw/giờ
Công suất tua bin : NT = NTN.ηT%
ηT% hiệu suất của tua bin: ηT% = ηH%.ηQ%

Trong đó:
ηQ%= (Q - ∆Q)/Q*100

3


ηH% = (H - ∆H)/H*100
Khi Tuabin đã chuyển NT = NC (công suất cơ trên trục tổ máy). Chính NC = Mđ.ω.
Mđ : Lực mô men trên trục máy
ω = 2.π.n: Là tốc độ góc quay của tổ máy (1 vòng quay thì = 2.π)
Nếu có máy điều tốc thì coi như N T, NC là không thay đổi. Vậy Mđ.ω cũng không thay
đổi.
Mđ: Thể hiện lực mômen của nguồn.
Mcản: Thể hiện lực mômen cản của phụ tải.
Khi máy phát chưa cấp điện cho phụ tải (Nghĩa là chưa có dòng điện, máy cắt vẫn còn
mở). Thì mômen cản MC rất nhỏ, vì nó chỉ là lực ma sát trên các ổ trục tổ máy và lực cản
của không khí và các phần quay, khi quay ở tốc độ định mức. Vậy khi quay không tải là:
Mđ = MCKω và tốc độ tổ máy là ω = 2.π.n (n=100%nH với nH= 200v/ph).
Khi đóng máy cắt và xuất hiện dòng điện thì cũng xuất hiện mômen cản điện từ M C∋
do dòng điện (I) sinh ra. Khi đóng các phụ tải vào I tăng thì M C∋ tăng MC = MCK + MC∋ vậy
Mđ < MC một lượng ∆MC∋ mà Mđ - MC = ∆MC∋= Jdω/dt
J: hệ số mômen, phụ thuộc vào mômen quán tính và hình dáng phần quay dω/dt: gia
tốc góc (đạo hàm cấp một của tốc độ góc theo thời gian).
Vậy - J (gia tốc âm) làm cho tốc độ tổ máy quay chậm dần. Nghĩa là khi đó ω giảm
dần để biến thành Mđ và tới khi nào Mđ = MC thì ω không giảm nữa và quay đều ở tốc độ ω1.
Nếu ω ban đầu là ω0 thì ω0 - ω1 = ∆ω1 hay n0 - n1 = ∆n
Và ngược lại nếu giảm phụ tải thì M C∋ giảm -> và lại duy trì tổ máy quay ở một tốc độ
ω2 lớn hơn tốc độ ω0.
ω0 - ω2 = ∆ω2
Như vậy trong hệ thống điện giữa nguồn phát và phụ tải sẽ có một sự tự động cân bằng

mômen và ổn định ở một tốc độ nào đó, không cần đến máy điều tốc.
Quan sát (Hình-1), ta thấy tốc độ thay đổi quá lớn phụ thuộc vào sự thay đổi của phụ
tải -> tần số (f) thay đổi quá lớn không đáp ứng được chất lượng điện năng như mong muốn.
Vậy muốn đảm bảo được chất lượng điện năng về tần số f = 50 hz ± 0,2hz và xấp xỉ
không đổi thì phải có máy điều tốc. Vì vậy máy điều tốc được ra đời.
ω

MCK

MC = MCK + MC∋

ω0
ω1

0

∆ω

1



0

M0

M1

M


Khi NT không đổi = Mđω chỉ có giữa Mđ và ω biến đổi cho nhau

4


1. Sự ra đời của hệ thống điều tốc:
Như mục trên ta đã nêu, phụ tải điện thay đổi thường xuyên liên tục làm M C∋ nói riêng
thay đổi hay MC nói chung thay đổi.
Mà phụ tải điện thay đổi là tất yếu, vì việc sử dụng điện là tùy ý lúc đóng thêm lúc cắt
bớt là do nhu cầu riêng của mỗi gia đình, của mỗi doanh nghiệp (phụ tải mang tính hiếu
động).
Vậy MC thay đổi là thường xuyên là liên tục. Nhiệm vụ của máy điều tốc là luôn luôn
phát hiện sự thay đổi của MC để điều chỉnh Mđ nhanh chóng bằng MC làm sao triệt tiêu kịp
thời gia tốc góc của tổ máy nghĩa là luôn làm cho dω/dt = 0 và cũng là để ω gần không đổi,
mà ω = 2.π.n vậy n ≈ 0 đổi -> f = ≈ 0 đổi.
Thực tế là máy điều tốc điều chỉnh công suất nhưng thể hiện là duy trì tốc độ tổ máy
ổn định.
Để thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh tốc độ, máy điều tốc phải có hai chức năng cơ bản:
- Đo lường kịp thời sự thay đổi của M C (sự giao động của tốc độ tổ máy) và phát đi
tín hiệu điều chỉnh .
- Thực hiện điều chỉnh năng lượng nước kịp thời để có M đ = MC (nghĩa là cung
luôn đáp ứng cầu).
2. Nhiệm vụ của hệ thống điều tốc:
1)

Phải khởi động và dừng máy ở chế độ tự động và bằng tay bình thường.

2)

Phải điều chỉnh tổ máy ổn định ở mọi chế độ vận hành.


3)

Phải tham gia điều chỉnh tần số hệ thống kịp thời.

4)

Chuyển đổi công suất phải làm việc êm dịu.

5) Khi sa thải phụ tải hay ngừng sự cố thì tốc độ tổ máy không tăng cao đến mức
bảo vệ tốc độ lồng và không để xảy ra thủy kích trong tuyến dẫn nước của tua bin.
6) Phải hạn chế được độ mở nhằm chống quá tải máy phát khi cột nước thực tế
(HTT) > Hp (cột nước thiết kế).
7)

Phải điều chỉnh được độ dư phi cân bằng (δ% = 0 ÷ 8%) khi được phép.

Chương 2.

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC

I. Giới thiệu chung
Mỗi tuabin sẽ được trang bị hệ thống điều tốc kỹ thuật số với bộ điều khiển SIEMENS
SICAM TM 1703 ACP (CP-6014) thực hiện chức năng điều chỉnh tốc độ tuabin. Thiết bị

5


này được đặt trong tủ điều khiển tuabine và thiết bị phụ. Hệ thống điều tốc hoạt động bằng
hệ thống điều khiển vòng lặp kín có phản hồi dựa trên chức năng điều khiển tỉ lệ, tích phân

và vi phân (PID).
Chế độ điều khiển cho tuabin Francis có cấu trúc song song bao gồm 3 cơ chế điều
khiển:
- Điều khiển theo tốc độ
- Điều khiển theo độ mở cánh hướng
- Điều khiển theo công suất
Nhân viên vận hành có thể thực hiện điều khiển và giám sát sự hoạt động của tuabin tại
2 vị trí:
- Trên hệ thống DCS
- Tại tủ điều khiển tuabine và thiết bị phụ bằng các khóa và nút ấn trên mặt tủ.
Toàn bộ hệ thống điều tốc bao gồm các thiết bị sau:
- Bộ điều tốc kỹ thuật số TM 1703 với các modul vào/ra.
- Các bộ biến đổi phản hồi vị trí và hiển thị vị trí.
- Các sensor đo tốc độ và giám sát tốc độ.
- Secvomotor điều khiển đóng/mở cánh hướng bằng dầu áp lực.
- Khối bảo vệ tổ máy liên kết với TM 1703 và được hiển thị trực quan tại trạm
vận hành.
II. Các thiết bị cơ bản trên tủ điều khiển tuabine và thiết bị phụ (TURBINE &
AUXILIARY CONTROL PANEL – TACP).

6


7


1. Bộ điều khiển TM 1703
Bộ điều khiểm TM 1703 được sử dụng để thiết lập các chương trình điều khiển, trao
đổi thông tin, giữ liệu với hệ thống điều khiển DCS.
2. Module truyền thông: PE 6410


Module truyền thông trao đổi thông tin giữa TM 1703 với các module vào ra.
-

Có thể kết nối với 8 module vào/ra
Hiển thị chức năng và các lỗi qua các đèn LED
Cấp nguồn bởi PS 6630

3. Module cấp nguồn: PS 6630
-

Điện áp đầu vào: 24-60VDC
Điện áp hệ thống đầu ra U1: 5.1VDC, max. 8W
Điện áp hệ thống đầu ra U2: 5.2VDC, max.2.5W hoặc 10VDC, max 2.5W
Chỉ thị chức năng qua đèn LED
Giám sát điện áp đầu ra
Có thể được kết nối song song để dự phòng

4. Module vào/ra: AO 6380, AI 6300, DI 6100, DO 6200
4.1. Module đầu vào kỹ thuật số: DI 6100
- 16 đầu vào (2 khối, mỗi nhóm 8 đầu vào)
- Đầu vào số với 24-60VDC
- Hiển thị chức năng và trạng thái tín hiệu đầu vào qua các đèn LED
- 01 đầu vào của mỗi nhóm có thể sử dụng để giám sát nguồn cấp
4.2. Module đầu ra kỹ thuật số: DO 6200
- 16 đầu ra
- Hiển thị chức năng và trạng thái tín hiệu đầu vào qua các đèn LED
4.3. Module đầu vào tương tự: AI 6300
- 4 đầu vào (2 nhóm, mỗi khối có 2 đầu vào)
- Dải dòng điện: ±20mA

- Dải điện áp: ±10V
4.4. Module đầu ra tương tự: AO 6380
- 4 đầu ra
- Dải dòng điện: ±20mA, ±10mA
- Dải điện áp: ±10V
5. Module tốc độ: TE - 6420
Sử dụng để tính toán tốc độ dựa vào các sensor đầu vào dạng xung.
- 4 đầu vào dạng xung (2 nhóm, mỗi khối có 2 đầu vào)
- Hiển thị chức năng qua các đèn LED
6. Thiết bị phản hồi vị trí cánh hướng

8


7. Thiết bị hiển thị và điều chỉnh độ mở cánh hướng (POSITION INDICATOR
AMO-31)
POSITION INDICATOR AMO-31 là điều khiển khối van tỉ lệ để đóng/mở
secvomotor cánh hướng cùng với chức năng hiển thị độ mở cánh hướng theo phần trăm.
Khi ở chế độ thử nghiệm, kiểm tra có thể điều khiển secvomotor đóng/mở bằng cách cấp
nguồn ±10mA đến khối van điều khiển tỉ lệ thông qua nút ấn Raise(tăng) và nút ấn
Lower(giảm) ở trước mặt của khối POSITION INDICATOR AMO-31. Thiết bị này còn
có chức năng điều khiển quan trọng là sẽ kích hoạt khi rơ le chính 86FT tác động để đảm
bảo đóng an toàn cánh hướng trong trường hợp khẩn cấp.

9


8. Thông số kỹ thuật cơ bản

10



11


III. Hệ thống cấp dầu áp lực OPU
Nhiệm vụ: cung cấp dầu áp lực phục vụ điều chỉnh đóng/mở cánh hướng nước,
đóng/mở hệ thống van đĩa, van cân bằng, phanh/kích tổ máy.
Hệ thống gồm 01 bể chứa dầu, 02 bơm dầu cao áp kiểu bánh răng, hệ thống lọc dầu,
hệ thống sấy, bình tích năng, bình cấp khí N 2, van tay, van điện từ, van an toàn, van xả
tải, van 01 chiều và các linh kiện khác hợp thành.
1. Bể chứa dầu
Là thùng chứa dầu không áp lực có thể tích 500 lít, vừa là chân đế cho các bơm dầu và
các khối van điều khiển. Trong bể có lắp đặt hệ thống cảm biến hiển thị mức dầu giúp quan
sát được mức dầu cao/thấp, lắp cảm biến nhiệt độ dầu. Loại dầu sử dụng: dầu tuabin ISO 46.
2. Bơm dầu cao áp kiểu bánh răng
Sử dụng hai bơm dầu cao áp, trong 02 bơm dầu cao áp, 01 bơm hoạt động chính, 01
bơm dự phòng, trong quá trình vận hành bơm chính bị hỏng bơm dự phòng sẽ được đưa vào
làm việc, tăng tính tin cậy cho nguồn dầu áp lực. Bơm luôn vận hành trong suốt quá trình tổ
máy vận hành, khi áp lực giảm = 110bar bơm dầu chính tự động làm việc, khi áp lực =
120bar bơm ngừng cấp dầu vào bình tích năng.
3. Hệ thống lọc dầu tuần hoàn
Hệ thống được trang bị 02 bộ lọc dầu đầu vào hệ thống áp lực (18.01.00, 18.02.00), 01
bộ lọc hệ thống dầu hồi (08.00.00). Dầu đi qua các bộ lọc sẽ giữ cặn bẩn lại, dầu sạch sẽ đi
vào hệ thống tham gia vào quá trình điều khiển sau đó quay trở lại bể chứa qua bộ lọc dầu
hồi.

12



4. Van xả tải
Khi bơm dầu điều tốc bắt đầu khởi động thì van điện từ sẽ được cấp điện để ngăn kéo
dịch chuyển thay đổi vị trí, van xả tải được mở ra để bơm dầu khởi động dễ dàng, khi bơm
dầu đạt tốc độ định mức thì van điện từ ngắt điện làm ngăn kéo hồi phục và đóng van xả tải.
Áp lực đầu đẩy của bơm dầu tăng dần để cấp dầu cho bình tích năng. Trong suốt quá trình
chạy máy thì bơm điều tốc luôn vận hành ở chế độ không tải hoặc có tải. Khi áp lực đạt giá
trị định mức thì van xả tải mở ra và bơm chạy ở chế độ không tải và dầu được bơm tuần
hoàn từ bể qua bơm và quan van xả tải về bể dầu.
5. Van an toàn
Bình thường van an toàn luôn đóng do tác dụng của lò xo. Khi có sự cố làm cho áp lực
đầu đẩy của bơm dầu tăng cao vượt qua giá trị đặt của van an toàn thì van an toàn mở ra do
áp lực dầu thắng lực lò xo và dầu sẽ được quay trở lại bể xả.
6. Bình tích năng
Có các chức năng chính như sau:
- Tích trữ năng lượng: Cung cấp nguồn dầu áp lực ổn định cho hệ thống điều tốc.
Bình thường 1/2 thể tích bình tích năng là túi khí nén nitrogen còn lại 1/2 thể tích phía dưới
là dầu áp lực. Khi hệ thống tức thời cần 01 lượng dầu áp lực lớn, bình tích năng và bơm dầu
đồng thời cùng cấp dầu, có thể giảm được số lần khởi động của bơm dầu.
- Khi gặp sự cố mất điện tự dùng, có thể đảm bảo đủ áp lực đi đóng hoặc mở ít nhất
01 chu trình hoàn toàn.
Đáy bình tích năng được trang bị khối van khóa có chức năng khóa đường dầu áp lực tổng
và phục vụ xả dầu từ bình tích năng về bể chứa bằng van tay cũng như tự động xả qua van
an toàn về bể chứa khi áp lực trong bình vượt quá giá trị đặt của van an toàn.
7. Thông số kỹ thuật cơ bản
7.1. Động cơ bơm dầu cao áp:

-

Số lượng:


02

-

Công suất:

15kW

-

Điện áp:

U = 400±10% V

-

Dòng điện:

I = 28.50A

-

Tốc độ:

n = 1463vòng/phút

-

Tần số:


50±5%Hz

-

Cosɸ:

0.84

-

Hiệu suất:

90.06

13


-

Cấp bảo vệ:

IP55

-

Cấp cách điện:

F

7.2. Bình tích năng:


-

Số lượng:

01bình

-

Thể tích:

50Lít

-

Bình cấp khí N2:

50Lít

IV. Thiết bị đo lường tốc độ/tần số máy phát
Thiết bị đo lường tốc độ/tần số bao gồm 2 loại (vận hành song song).
1. Thiết bị đo lường tốc độ 1
Đo lường tốc độ bằng đầu đo tốc độ quang (hoạt động dựa trên nguyên lý đếm
xung - tạo xung vuông 24V). Thiết bị gồm vành răng cưa và các đầu đo cảm biến quang
(đếm các răng cưa tạo thành xung, được tính số xung trong 1 phút (số răng/1vòng x
1phút = số xung/1 phút). Với tốc độ định mức của tốc độ tổ máy ứng với tần số fđm sẽ
có số xung định mức, khi số xung tăng lên hoặc giảm sẽ được máy tính của điều tốc tính
toán và ra mệnh lệnh điều chỉnh để thao tác ngăn kéo chính mở đường dầu áp lực đi điều
chỉnh thay đổi độ mở của cánh hướng.
ĐAI RĂNG CƯA


ĐẦU ĐẾM CẢM BIẾN

THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG

ĐLTĐ - 1

TRỤC TỔ MÁY

MÁY ĐIỀU TỐC

ĐI ĐIỀU KHIỂN

2. Thiết bị đo lường tốc độ 2
Đo tốc độ nhờ từ dư của máy phát, thông qua biến điện áp TU. Đây là thiết bị đo
lường tốc độ chính khi tần số cao hơn 20Hz. (dải đo 0.3 ~ 200V) làm việc theo nguyên
lý sửa sóng sin/vuông.

14


Như đã biết bộ “hoà tự đồng bộ chính xác” sẽ so sánh và điều khiển điều tốc để đưa
tần số máy bằng tần số lưới điện, trong khi tần số điện là hình sin còn tần số máy (ta đã
nêu ở trên) là xung vuông. Để đảm bảo sự so sánh chính xác tần số hình sin phải được
biến đổi thành sóng xung vuông như của tổ máy.
Tần số điện được lấy từ TU của tổ máy và TUC91 phía lưới có dạng hình sin bộ hoà
so sánh phát hiện độ lệch tần số ∆ƒ gửi tới điều tốc qua máy tính sẽ xác định được độ sai
lệch theo chu kỳ sóng xung vuông và biến thành lệnh xung số tương ứng để tăng giảm
lưu lượng nước vào tuabine bộ hoà ra lệnh hoà máy.
Khi được đưa về bộ ĐT kỹ thuật số máy tính sẽ tính toán tạo thành xung vuông

không còn thể hiện về biên độ hình sin của dòng điện và biến tín hiệu hình sin trở thành
tín hiệu hình vuông như hình vẽ.

Chương 3.

NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG VẬN HÀNH

Điều 1. Chỉ những nhân viên đã được học tập và sát hạch đạt yêu cầu về vận hành và
xử lý sự cố hệ thống dầu áp lực điều tốc đã được quy định trong quy trình này và được phân
công nhiệm vụ mới được phép vận hành thiết bị.
Điều 2. Hệ thống cấp dầu áp lực được qui định sơn màu vàng. Khi hệ thống làm việc
vị trí các van như sau:
1) Các van mở: van cấp dầu áp lực tới điều tốc, van từ bơm dầu áp lực vào bình và
tất cả các van cung cấp cho hệ thống đo lường, điều khiển, ống thuỷ chỉ thị của bình áp lực;
2)

Các van đóng: van nạp dầu, các van lấy mẫu dầu, van xả đáy bình tích năng.

Điều 3. Khi vận hành thiết bị ngoài những quy định trong quy trình này, nhân viên vận
hành cần phải áp dụng các quy trình, quy phạm liên quan khác và những quy định của nhà
chế tạo.
Điều 4.

Trong vận hành bình thường cấm:

1) Tự ý thay đổi các thông số chỉnh định của các thiết bị. Trường hợp bị sai lệch
phải báo đơn vị sửa chữa xử lý ngay dưới sự giám sát của nhân viên vận hành.

15



2)

Thử các chức năng mà mình chưa hiểu rõ hoặc không được phép.

Điều 5. Khi một trong các bơm dầu áp lực bị hư hỏng hoặc hỏng mạch tự động của nó
cấm được phép khởi động tổ máy.
Điều 6. Các bình áp lực, van an toàn, phải được khám nghiệm định kỳ theo đúng quy
định về an toàn đối với các thiết bị áp lực.
Điều 7. Khi sửa định kỳ như đại tu, trung tu, tiểu tu hệ thống bơm dầu áp lực phải có
chương trình công tác do đơn vị sửa chữa hoặc phòng kỹ thuật lập và được GĐNM phê
duyệt.
Điều 8. Khi tổ máy đang làm việc hoặc dự phòng, nhất thiết phải có 02 bơm sẵn sàng
làm việc, trong đó một sẽ bơm làm việc chính và một bơm dự phòng. Khi một bơm hỏng thì
chuyển đổi bơm còn lại làm bơm chính.
Điều 9. Trường hợp bơm làm việc bằng tay chỉ khi nào cần thiết hoặc khi mạch tự
động bị hư hỏng, xử lý xong phải được chuyển sang chế độ làm việc tự động.
Điều 10. Khi chạy bơm dầu bằng tay nhân viên vận hành phải thường xuyên túc trực tại
tủ điều khiển của bơm để theo dõi áp lực trong bình dầu điều tốc.
Điều 11. Kiểm tra trong vận hành bình thường:
1)

Chế độ vận hành của máy điều tốc đúng phương thức quy định.

2) Các đèn tín hiệu chỉ thị của bộ điều khiển máy điều tốc báo làm việc bình
thường. Các tín hiệu về hệ thống, tín hiệu vào ra của các modul, PLC, bộ biến đổi…
3) Kiểm tra các thông số làm việc của máy điều tốc làm việc trong giới hạn quy
định: Cột nước, tần số, công suất đặt, độ mở cánh hướng nước, trạng thái cánh hướng…
4)


Phương thức vận hành các bơm dầu chuyển đổi đúng quy định.

5)

Kiểm tra bơm khởi động, ngừng tự động theo đúng giá trị đặt quy định.

6) Kiểm tra tiếng kêu của động cơ và bơm bình thường, dòng điện làm việc, nhiệt
độ của động cơ ổn định dưới giá trị định mức. Động cơ và bơm kêu ồn, bị rung quá giới hạn
là dấu hiệu của hư vòng bi, ổ trục hoặc có bọt khí trong dầu.
7)

Kiểm tra các van của hệ thống đóng mở đúng phương thức vận hành.

8) Kiểm tra các mặt bích, đường ống, van và bình áp lực không có hiện tượng dò
dầu, dò khí.
9) Kiểm tra các bộ lọc dầu, vệ sinh hoặc thay lõi khi có tín hiệu báo bộ lọc bẩn.
(tiến hành vệ sinh bộ lọc sau 50-100giờ vận hành đầu tiên và 6 tuần/lần trong khoảng thời
gian tiếp theo, tiến hành thường xuyên hơn nếu dầu bị nhiễm bẩn nặng)
10) Kiểm tra mức dầu bể chứa 48giờ/lần thông qua các cảm biến điện mức dầu bể xả
và ghi vào sổ theo dõi, dầu rò rỉ trên hệ thống phải được phát hiện và loại trừ ngay lập tức.
11) Kiểm tra chất lượng dầu thông qua tính chất, màu sắc dầu:

-

Dầu chuyển mầu nâu tối: dầu quá cũ

-

Dầu chuyển màu đen: dầu bị nhiễm bẩn bởi các yếu tố bên ngoài


16


-

Dầu sủi bọt và màu trắng đục: dầu bị lẫn bọt khí

-

Dầu vẩn đục và lầy nhầy: dầu bị nhiễm nước

12) Kiểm tra nhiệt độ dầu: nhiệt độ dầu nên nằm trong khoảng 40 đến 500C
13) Kiểm tra các mạch điện, hàng kẹp, điện áp điều khiển kết nối tốt, không chạm
chập, phát nhiệt.
14) Kiểm tra áp lực bình dầu tích năng trong phạm vi quy định.
15) Kiểm tra áp lực khí N 2 trong bình tích năng: 2 tuần/lần trong 2 tháng đầu tiên đưa
vào vận hành và 4 tuần/lần trong thời gian tiếp theo. Cách kiểm tra như sau: thực hiện khi tổ
máy ngừng, chuyển khóa điều khiển bơm dầu áp lực về vị trí cắt, khóa van dầu áp lực tổng
đáy bình tích năng, mở từ từ van xả dầu về bể xả, theo dõi đồng hồ áp lực bình tích năng
thấy áp lực giảm từ từ. Khi áp lực giảm về đến giá trị P 0 nào đó rồi đột ngột tụt về “0” thì
giá trị P0 đó chính là áp lực khí N2 của bình tích năng. So sánh giá trị này với giá trị định
mức, nếu thấy thấp hơn thì tiến hành bổ sung khí N2 cho bình tích năng.
Điều 12. Không cho phép đưa hệ thống dầu áp lực điều tốc vào vận hành trong những
trường hợp sau:
1) Bình áp lực và các thiết bị đi kèm chưa được thử nghiệm, đã quá hạn sử dụng
hoặc không đủ tiêu chuẩn vận hành;
2)

Van an toàn bị hư hỏng hoặc làm việc không bình thường;


3)

Khi mức dầu bể xả thấp dưới mức quy định.

Điều 13. Trong điều kiện vận hành bình thường nhân viên vận hành phải vận hành bộ
điều tốc đúng giới hạn làm việc theo đặc tính làm việc của turbine đảm bảo hiệu suất turbine
cao nhất.
Khi có các yếu tố khách quan mà dẫn đến không thể vận hành tuabin theo đúng đặc
tính nêu trên như: Lệnh của điều độ Quốc Gia, các nguyên nhân thuỷ văn, tần số hệ thống
giao động mạnh… thì nhân viên vận hành phải tính toán chính xác và lựa chọn vùng vận
hành ít nguy hiểm cho tuabin nhất.
Điều 14. Trong vận hành bình thường bộ điều tốc nhất thiết phải làm việc ở chế độ tự
động và tham gia điều chỉnh tần số.
Điều 15. Chỉ thao tác nhấn nút “Emergency” bộ điều tốc trong các điều kiện phải dừng
khẩn cấp tổ máy hoặc thấy có nguy hiểm cho con người và thiết bị.
Điều 16. Khi nhận được các tín hiệu cảnh báo lỗi trên hệ thống điều khiển và trên bộ
điều khiển máy điều tốc thì nhân viên vận hành xác định nguyên nhân sự cố, ghi chép lại
những cảnh báo sau đó.
Điều 17. Việc thao tác cưỡng bức các van điện từ trên tủ điều tốc cơ khí để đóng mở
cánh hướng nước chỉ được tiến hành trong quá trình sửa chữa hoặc trong trường hợp tổ máy
bị mất điều khiển.
Điều 18. Khi xuất hiện rò rỉ dầu lớn trong bộ điều tốc cơ khí thuỷ lực thì bắt buộc phải
ngừng máy khẩn cấp bằng cách đóng van đĩa.

17


Điều 19. Hàng năm vào các kỳ trung tu các bộ điều tốc phải lần lượt được đưa ra bảo
dưỡng và kiểm tra lại các đặc tính của bộ điều tốc từ đó có thể đặt lại thông số cho phù hợp.
Điều 20. Trong trường hợp bị kẹt một trong các ngăn kéo của bộ điều tốc cơ khí, nhân

viên vận hành phải kiểm tra xác định nguyên nhân và nếu không xử lý kẹt được thì phải
ngừng máy sự cố để xử lý.
Điều 21. Khi cả bơm dự phòng và bơm chính cùng làm việc mà áp lực không đạt định
mức nhân viên vận hành phải xác định nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý nhanh chóng.
Điều 22. Khi không thể chạy hai bơm dầu áp lực nhân viên vận hành phải nhanh chóng
kiểm tra áp lực dầu trong bình dầu áp lực có đủ để đóng cánh hướng hay không sau đó tăng
cường theo dõi và tiến hành dừng máy.
Điều 23. Khi hư hỏng trong tủ điều khiển bơm dầu áp lực nhân viên vận hành phải xác
định nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Điều 24. Khi có tín hiệu bơm dầu bị quá tải nhân viên vận hành phải kiểm tra chất
lượng dầu, các đường ống, lưới lọc trong bể quá bẩn.
Điều 25. Phải định kỳ đưa hệ thống dầu áp lực ra sửa chữa bảo dưỡng theo như hướng
dẫn vận hành của nhà chế tạo.
Điều 26. Trong vận hành bình thường khi kiểm tra thấy áp lực trong bình dầu áp lực
quá cao thậm chí đến mức van an toàn làm việc mà van an toàn vẫn không tác động thì phải
tiến hành dừng bơm và xả áp lực trong bình bằng van tay.
Điều 27. Trước khi đưa vào làm việc phải kiểm tra, thử nghiệm:
1)

Kiểm tra độ kín của các mặt bích, van, đường ống và bình áp lực;

2)

Bình áp lực phải được thử nghiệm với áp suất và thời gian theo quy phạm;

3) Các động cơ bơm phải hoạt động tốt và quay đúng chiều; cụm van an toàn, tháo
xả tải, van 1 chiều phải làm việc tốt;
4)

Các thiết bị đo lường, tín hiệu, điều khiển tự động và bảo vệ phải làm việc tin


cậy.
Điều 28. Khi tổ máy đang làm việc hoặc dự phòng, nhất thiết phải có 1 bơm làm việc
tự động và 1 bơm dự phòng. (Hàng ngày các bơm này tự động thực hiện chuyển đổi phương
thức vận hành giữa 2 bơm).
Trường hợp bơm làm việc bằng tay chỉ khi nào cần thiết hoặc khi mạch tự động bị hư
hỏng.
Điều 29. Không cho phép bơm làm việc trong những trường hợp sau:
1)

Cụm van an toàn, tháo xả tải bị hư hỏng hoặc làm việc không bình thường;

2)

Làm việc khi mức dầu bể xả thấp dưới mức thấp;

3)

Van dầu đi điều chỉnh cánh hướng không mở hoặc kẹt.

18


Điều 30. Thao tác nạp áp lực vào bình chứa
1) Kiểm tra bình tích năng không có hiện tượng xì, hở. Các bu lông, ốc vít bắt chắc
chắn, các van nạp dầu mở, các van xả dầu đóng.
2)

Khởi động bơm bằng tay đưa dầu vào bình áp lực đạt 120bar.


3)

Khi áp lực túi khí nitrogen giảm thì báo GĐNM để nạp khí hoặc thay thế bình áp

lực.
Điều 31. Thao tác nạp áp lực vào hệ thống điều chỉnh
1)

Mở van cấp dầu áp lực cho hệ thống điều tốc.

Chương 4.

XỬ LÝ SỰ CỐ HỆ THỐNG DẦU ÁP LỰC, MÁY ĐIỀU TỐC

Điều 32. Bơm không tự động làm việc
1.

Nguyên nhân:
Hư hỏng mạch tự động.

2.

Xử lý:
1)

Chạy bơm bằng tay.

2) Nếu chạy bằng tay không được thì phải kiểm tra nguồn lực, nguồn điều khiển
bơm, báo trưởng ca.
Điều 33. Bơm không ngừng

1.

2.

Nguyên nhân:
1)

Hư hỏng mạch tự động.

2)

Dính khởi động từ.

Xử lý:
1)

Cắt khoá điều khiển bơm;

2) Nếu bơm không ngừng do hư hỏng mạch điều khiển báo cáo trực ban cấp trên
yêu cầu tổ sửa chữa kiểm tra xử lý;
3) Nếu bơm không ngừng do dính khởi động từ thì cắt Aptomat lực cấp nguồn cho
bơm và báo cáo trực ban cấp trên yêu cầu tổ sửa chữa kiểm tra xử lý.
Điều 34. Bơm dầu cao áp có tiếng kêu bất thường
1.

Nguyên nhân:
1)

Không đúng chiều quay;


2)

Hở đầu hút;

19


2.

3)

Hư hỏng trong bơm;

4)

Mất điện một pha.

Xử lý:
1)

Đổi lại chiều quay cho bơm;

2)

Bổ sung thêm dầu vào thùng dầu xả tới mức vạch quy định;

3)

Tháo bơm kiểm tra xử lý;


4)

Kiểm tra điện các pha và động cơ;

Điều 35. Bơm làm việc không tăng được áp suất dầu như yêu cầu.
1.

2.

Nguyên nhân:
1)

Kẹt van tiết lưu, van một chiều;

2)

Kẹt van an toàn luôn đi xả;

3)

Đường ống dẫn, rắc co dầu bị thủng rò dầu;

4)

Dầu quá bẩn làm tắc lưới lọc dầu, lượng dầu sau lưới lọc dầu không đủ;

5)

Do hư hỏng bên trong buồng bơm;


6)

Thiếu dầu ở bể;

Xử lý:

1) Cắt nguồn điều khiển, nguồn lực tháo kiểm tra và thử lần lượt các van tiết lưu,
van một chiều, van an toàn;
2)

Kiểm tra thay đường ống, nếu ở rắc co thì xiết chặt lại;

3)

Vệ sinh lưới lọc, thay dầu mới;

4)

Tháo bơm kiểm tra sửa chữa;

5)

Tháo xi lanh thay zoăng, phớt. Nếu xi lanh hư hỏng thay xi lanh mới;

6)

Bổ sung thêm dầu vào thùng đến mức quy định.

Điều 36. Hệ thống truyền động có tiếng kêu không êm.
1.


2.

Nguyên nhân:
1)

Ống hút, bộ lọc bơm bị tắc lượng dầu vào bơm không đủ;

2)

Có khí lọt trong bơm;

3)

Áp suất cao hơn định mức.

Xử lý:
1)

Tháo vệ sinh ống hút, bầu lọc;

2)

Tháo phớt kiểm tra, mòn thay phớt mới;

3)

Mở van xả chạy tuần hoàn bơm cho hết khí;

20



4)

Điều chỉnh van xả cho áp suất về định mức.

Điều 37. Một số hiện tượng bất thường trong hệ thống điều tốc
Nguyên nhân

Lý do

Cách xử lý

Lỗi đo lường tần số máy phát - Cáp bị đứt hoặc đường tín - Kiểm tra cáp nối
hiệu mất
- Lỗi mô đun đo lường

- Thay module

- Lỗi mạch biến điện áp

- Kiểm tra mạch biến điện
áp
- Kiểm tra sensor cảm biến
tốc độ

Lỗi đo lường tần số lưới

- Cáp bị đứt hoặc đường tín - Kiểm tra cáp nối
hiệu mất

- Lỗi mô đun đo lường

- Thay module

- Lỗi mạch biến điện áp

- Kiểm tra mạch biến điện
áp

Lỗi đo lường tốc độ máy phát - Cáp bị đứt hoặc đường tín - Kiểm tra đường tín hiệu
hiệu mất
- Lỗi mô đun đo lường

- Thay mô đun

- Lỗi đầu đo tốc độ

- Thay đầu đo tốc độ

Lỗi phản hồi vị trí cánh - Cáp bị đứt hoặc đường tín - Kiểm tra đường tín hiệu
hướng nước
hiệu mất.
- Lỗi mô đun đo lường

- Thay mô đun

- Lỗi cảm biến phản hồi vị trí - Thay cảm biến
cánh hướng nước
Lỗi phản hồi cột nước


- Cáp bị đứt hoặc đường tín - Kiểm tra đường tín hiệu
hiệu mất.
- Lỗi mô đun đo lường

- Thay mô đun

- Lỗi cảm biến đo lường mức - Thay cảm biến
nước
Lỗi phản hồi công suất

- Cáp bị đứt hoặc đường tín - Kiểm tra đường tín hiệu
hiệu mất
- Lỗi mô đun đo lường

- Thay mô đun

21


- Lỗi cảm biến đo lường công - Thay cảm biến
suất
- Lỗi mạch dòng điện, điện áp - Kiểm tra mạch dòng điện,
cấp tới cảm biến
điện áp cấp tới cảm biến
Lỗi nguồn điện

- Cáp bị đứt

- Kiểm tra cáp nguồn


- Lỗi mô đun nguồn

- Thay mô đun nguồn

- Nhảy áp tô mát nguồn

- Kiểm tra áp tô mát nguồn

Điều 38. Các hiện tượng bất thường trong hệ thống cấp dầu áp lực:
1. Hiện tượng hệ thống kêu, ồn quá giới hạn:
Nguyên nhân
Xâm thực, sủi bong bóng
trong bơm

Lý do
Dầu quá lạnh
Độ nhớt của dầu quá cao
Dầu bị bốc hơi

Bơm chạy quá nhanh
Sủi bọt hoặc lẫn bọt khí
trong dầu

Thiết bị cơ khí kêu, ồn
Bơm kêu, ồn
Động cơ kêu, ồn
Khối van khóa và xả dầu
(đáy bình tích năng) kêu, ồn

Mức dầu bể chứa quá thấp

Loại dầu sai
Khí lọt qua chèn trục bơm
Bộ lọc khí kém
Các răcco bị lệch hoặc lỏng
Đường ống bị rung
Bị mòn hoặc hư hỏng
Không đúng chủng loại
Bị mòn hoặc hư hỏng
Không đúng chủng loại
Rung

Cách xử lý
Sấy dầu đến nhiệt độ quy
định
Thay dầu đúng tiêu chuẩn
Giảm nhiệt độ làm việc về
đúng tiêu chuẩn
Lọc dầu hoặc thay đúng loại
dầu
Giảm tốc độ về đúng tiêu
chuẩn
Nạp thêm dầu vào bể chứa
Thay đúng loại dầu
Thay chèn trục
Thay bộ lọc khí
Cân lại và siết chặt lại
Xiết chặt lại răcco và thay
thế loại ống phù hợp
Sửa bơm hoặc thay thế
Thay đúng loại bơm

Sửa động cơ hoặc thay thế
Thay đúng loại động cơ
Căn chỉnh lại hoặc thay thế
đúng chủng loại

2. Hiện tượng mất áp lực hoặc áp lực không đủ:
Nguyên nhân
Nhiệt độ bơm quá cao
Tốc độ bơm quá thấp hoặc
nguồn điện cấp không đủ
tiêu chuẩn

Lý do
Bơm bị mòn hoặc hư hỏng
Độ nhớt của dầu kém
Làm mát kém
Khớp nối hoặc động cơ bị
lỗi
Công suất động cơ quá nhỏ

Cách xử lý
Sửa bơm hoặc thay thế
Thay dầu
Cải thiện khả năng làm mát
Khắc phục lỗi
Thay động cơ có công suất
lớn hơn

22



Dầu rò rỉ từ bình tích năng
về bể chứa

Lỗi bơm

Áp suất cài đặt van an toàn
sai
Van an toàn không đóng do
lỗi
Van xả dầu bị rò rỉ

Cài đặt lại
Vệ sinh van, kiểm tra lỗi,
khắc phục hoặc thay van
Đóng chặt, kiểm tra lại van,
thay thế
Thay thế đúng chủng loại

Hư hỏng răcco, gioăng chèn
không đúng chủng loại…
Hỏng bơm, động cơ yếu, độ Sửa bơm hoặc thay thế
nhớt hoặc do dầu không phù Giảm tốc độ về đúng quy
hợp
định
Thay dầu đúng tiêu chuẩn

3. Hiện tượng hiệu suất thấp hoặc không lên áp lực:
Nguyên nhân
Xâm thực, sủi bong bóng

trong bơm

Lý do
Dầu quá lạnh
Độ nhớt của dầu quá cao
Dầu bị bốc hơi

Bơm chạy quá nhanh
Sủi bọt hoặc lẫn bọt khí
trong dầu

Bơm bị mòn
Tốc độ bơm quá thấp hoặc
nguồn điện cấp không đủ
tiêu chuẩn
Dầu rò rỉ từ bình tích năng
về bể chứa

Bơm quay ngược chiều

Mức dầu bể chứa quá thấp
Loại dầu sai
Khí lọt qua chèn trục bơm
Bộ lọc khí kém
Lỗi bơm
Khớp nối hoặc động cơ bị
lỗi
Công suất động cơ quá nhỏ
Áp suất cài đặt van an toàn
sai

Van an toàn không đóng do
lỗi
Van xả dầu bị rò rỉ
Hư hỏng răcco, gioăng chèn
không đúng chủng loại…
Động cơ quay không đúng
chiều

Cách xử lý
Sấy dầu đến nhiệt độ quy
định
Thay dầu đúng tiêu chuẩn
Giảm nhiệt độ làm việc về
đúng tiêu chuẩn
Lọc dầu hoặc thay đúng loại
dầu
Giảm tốc độ về đúng tiêu
chuẩn
Nạp thêm dầu vào bể chứa
Thay đúng loại dầu
Thay chèn trục
Thay bộ lọc khí
Sửa chữa và thay thế
Khắc phục lỗi
Thay động cơ có công suất
lớn hơn
Cài đặt lại
Vệ sinh van, kiểm tra lỗi,
khắc phục hoặc thay van
Đóng chặt, kiểm tra lại van,

thay thế
Thay thế đúng chủng loại
Đảo 2 pha nguồn cấp

23



×