Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 14: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.02 KB, 3 trang )

Giáo án Ngữ văn 12
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Kiến thức: Nắm vững những kiến thức kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận;
Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận .
- Kĩ năng:
+ Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các thao tác
lập luận trong một số văn bản
+ Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận về một vấn đề
tư tưởng đạo lí, về một hiện tượng đời sống, về một tác phẩm văn học và một ý
kiến bàn về văn học (với độ dài ít nhất 700 chữ trong thời gian 90p)
- Thái độ: Ý thức luyện tập kĩ năng làm văn nghị luận
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- Giáo viên : SGK, SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn, phiếu học tập
- Học sinh : SGK, vở soạn, vở ghi
III. Tiến trình giờ dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Cảm nhận của bản thân về bài thơ "Bác ơi"
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
HĐI. Hướng dẫn HS ôn lại kiến
thức:

Kiến thức cơ bản
I. Ôn lại kiến thức cơ bản

Phát phiếu học tập. Yêu cầu HS
điền vào ô trống các thao tác lập
luận tương ứng với đặc trưng cơ
bản
Thao tác lập luận


Đặc trưng cơ bản

Giải thích

Giúp người đọc hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề thuộc về đời
sống hoặc văn học . Trả lời câu hỏi: Ai, cái gì, tại sao, vì sao ...?

Chứng minh

Dùng dẫn chứng kết hợp với lí lẽ để làm cho người ta tin. TRả
lời câu hỏi: như thế nào?

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

Page 1


Giáo án Ngữ văn 12
Phân tích

Quá trính chia tách, tháo gỡ một vấn đề thuộc đời sống hoặc văn
học để thấy được giá trị nhiều mặt của nó. Giúp người đọc biết
một cách cặn kẽ, thấu đáo

Bình luận

Thuyết phục người khác nghe theo sự đánh giá, bàn bạc của
mình về một hiện tượng, vấn đề. Đòi hỏi có hiểu biết, có lập
trường, có chủ kiến rõ ràng


So sánh

Nhằm đối chiếu giữa hai hay nhiều sự vật để chỉ ra sự giống và
khác nhau nhằm nhận rõ giá trị của sự việc, hiện tượng . Cần đặt
cùng một bình diện

Bác bỏ

Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận một ý kiến một vấn đề nào
đó. Lí lẽ và dẫn chứng phải cụthể, có sức thuyết phục để đối
phương phải tâm phục, khẩu phục

HĐII. GV giúp HS luyện tập nhận II. Luyện tập nhận biết:
biết sự kết hợp các thao tác lập Hãy xác định các thao tác lập luận được vận dụng kết
luận.
hợp trong các văn bản sau:
- Tác giả đã vận dụng kết hợp các - Thao tác chính: phân tích (để thấy việc bọn td Pháp
thao tác lập luận nào? Đâu là lợi dụng lá cờ td, bình đẳng, bác ái áp bức đồng bào
thao tác chính? Căn cứ vào đâu ta).
mà xác định như thế?
- Thao tác kết hợp: chứng minh (về chính trị, về kt).
HĐIII. GV giúp HS vận dụng lí
thuyết vào thực hành viết văn bản.

III. Luyện viết đoạn văn vận dụng kết hợp các
thao tác lập luận:

- GV ra đề

1. Đề bài:

Đề: Hãy bàn về bệnh quay cóp của HS trong thi
kiểm tra.
2. Luyện viết văn bản theo chủ đề:

- Yêu cầu HS viết thành đoạn văn
có vận dụng kết hợp ít nhất hai
thao tác lập luận.

* Gợi ý về nội dung:
+ Có thể triển khai đoạn theo bố cục sau:
- Thực trạng của bệnh quay cóp trong HS ngày nay.
- Tác hại của bệnh quay cóp.
- Lời khuyên .

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

Page 2


Giáo án Ngữ văn 12
+ Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn.
- HS trình bày văn bản đã viết và
chỉ ra các thao tác lập luận mà
mình đã sử dụng.

* Về kĩ năng: Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập
luận
3. Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận
đã sử dụng:


3. Củng cố.
Câu 1: Trong một văn bản nghị luận, chỉ cần vận dụng một thao tác lập luận?
A. Đúng

B. Sai

Câu 2: Tất cả các thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản nghị luận đều có
vai trò như nhau?
A. Đúng

B. Sai

Câu 3: Việc lựa chọn, vận dụng các thao tác lập luận phụ thuộc vào các yếu tố nào
A. Mục đích giao tiếp
B. Yêu cầu, mục đích khách quan của việc trình bày đề tài
*C. Yêu cầu, mục đích khách quan của việc trình bày đề tài vàcả mục đích chủ
quan của người tạo lập văn bản
D. Mục đích tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm trong văn bản.
4. Hướng dẫn tự học: Hoàn thiện các bài tập, tự luyện viết để phát triển kĩ năng
làm văn nghị luận

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

Page 3



×