Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Noi tiet hoc (AQ501)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.9 KB, 3 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________________________

__________________________________________

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
1. Thông tin chung
Tên học phần:

NỘI TIẾT HỌC
(Fish Reproductive Endocrinology)

Mã số:

AQ501

Thời lượng:

2(2-0)

Loại:

Tự chọn

Học phần tiên quyết: Không
Bộ môn quản lý:



Sinh học nghề cá

2. Mô tả
Học phần nội tiết học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về đặc tính của
hormone, các cơ quan tạo hormone và cơ chế hoạt động của chúng trong cơ thể động vật nói
chung và cá nói riêng. Quá trình điều khiển thần kinh nội tiết, sự hình thành và phát triển của tế
bào sinh dục cũng như hoạt động sinh sản đều chịu sự chi phối của hormone. Sự biến động của
hormon và ảnh hưởng của nó lên quá trình phát triển, thành thục, chín muồi và phóng thích tế
bào sinh dục trong chu kỳ sinh sản là khá phức tạp.
3. Mục tiêu
Sau khi học xong học phần, học viên có thể:
1. Phân tích cơ chế hoạt động của hệ thần kinh nội tiết ở động vật thủy sản nói chung và
cá xương nói riêng.
2. Đánh giá được các loại hormone, cơ quan tạo hormone, cơ quan đích cà vai trò của
chúng trong cơ thể động vật.
3. Phân tích được mối quan hệ giữa quá trình phát triển tuyến sinh dục, tế bào sinh dục,
hoạt động sinh sản với hàm lượng hormone trong huyết tương.
4. Ứng dụng kiến thức nội tiết học trong sinh sản nhân tạo cá.
4. Nội dung
TT
1.
1.1.
1.2.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
3.
3.1.

3.2.
3.3.
3.4.
4.

Chủ đề
Tổng quan về nội tiết
Tổng quan
Các khái niệm
Noãn bào và tinh bào
Các giai đoạn phát triển của tinh sào
Các giai đoạn phát triển của tinh sào
Ảnh hưởng của nội tiết tố đến quá trình phát triển sinh dục
Nội tiết sinh sản
Hormone điều khiển chu kỳ sinh sản
Não bộ - Tuyến yên - Gan - Tuyến sinh dục
GnRH – GRIF
Steroid hormone
Nội tiết học ứng dụng trong sinh sản nhân tạo cá

LT
5

Số tiết
TH
0

8

0


12

0

5

0


5.

Tài liệu

1.Nguyễn Tường Anh, (1999), Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. Nhà Xuất Bản
Nông Nghiệp, 238 trang.
2.Lưu Thị Dung và Phạm Quốc Hùng, (2005), Mô và Phôi Động vật Thủy sản. Nhà Xuất
Bản Nông nghiệp, 124 trang.
3.Phạm Quốc Hùng & Lê Hoàng Thị Mỹ Dung, (2011), Nghiên cứu tổ chức học của tinh
sào cá Chẽm Mõm Nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier 1828). Tạp chí khoa học công nghệ
thủy sản, Trường Đại Học Nha Trang, Số 2/2011, trang 19-27.
4.Vũ Văn In, T. Shiraishi, H. Kitano, H. Furuya, M. Nuyji, A. Yamaguchi, M. Matsuyama,
(2008), Sự phát triển của buồng trứng và nồng độ steroid homron trong huyết tương cá Sa Ba
(Scomber japonicus) trong chu kỳ sinh sản. Hội Nghị khoa học trẻ toàn quốc 12-2008, Viện
Nghiên cứu NTTS I.
5.Nikolski,G.V. (1963), Sinh thái học cá. Người dịch Phạm Thị Minh Giang & Mai Đình
Yên, Nhà Xuất Bản Đại Học, 1973.
6.Vũ Trung Tạng, (2004), Sinh học và sinh thái học biển. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
7.Arukwe, A., and Goksøyr, A., (2003), Eggshell and egg yolk proteins in fish: hepatic

proteins for the next generation: oogenetic, population, and evolutionary implications of
endocrine disruption. Comparative Hepatology 2003, 2:4.
8.Bromage, N., Roberts, R.J., (1995), Broodstock Management and Egg and Larval
Quality. Blackwell, Oxford, 424 pp.
9.Garcia, B., (1996), Bioactivity of stored luteinizing hormone-releasing analogue
(LHRHa) in sea bass (Lates calcarifer Bloch). J. Appl. Ichthyol. 12, 91-93.
10. Johnson, K., Thomas P. and Wilson, R., (1998), Seasonal cycles of gonadal
development and plasma sexsteroid levels in Epinephelus morio, a protogynous grouper in the
eastern Gulf of Mexico. Journal of Fish Biology 52, 502-518.
11. Kagawa, H., Young, G. and Ngahama, Y., (1983), Relationship between seasonal
plasma estradiol-17B and testosterone levels and in vitro production by ovarian follicles01amago
salmon (Oncorhynchus rhodurus). Biol. Reprod. 29: 301-309.
12. Kagawa, H., Young, G., Adachi, S. and Nagahama, Y., (1982), Estradiol 17beta
production in amago salmon (Oncorhynchus rhodurus) ovarian follicles: role of Ihe thecal and
granulosa cells. Gen. Comp. Endocrinol. 47: 440-448.
13. Kagawa H, Tanaka H, Okuzawa K & Kobayashi M., (1998), GTH II but not GTH I
induces final oocyte maturation and the development of maturational competence of oocytes of
red seabream in vitro. Gen Comp Endocrinol. 112 80-88.
14. Kah, O., Lethimonier, C., Somoza, G., Guilgur, L.G., Vaillant, C., and Lareyre, J.J.,
(2007), GnRH and GnRH receptors in metazoan: A historical, comparative, and evolutive
perspective, Gen Comp Endocrinol, 153, 346.
15. Mañanós, E., Duncan, N., and Mylonas, C., (2009), Reproduction and control of
ovulation, spermiation and spawning in cultured fish in Elsa Cabrita, Vanesa Robles and Paz
Herráez (Eds), Methods in Reproductive Aquaculture, Marine and Freshwater Species. CRC
Press is an imprint of the Taylor & Francis Group, New York 549 pp 3-80.
16. Mylonas C., Zohar Y. (2001), Endocrine regulation and artificial induction of oocyte
maturation and spermiation in basses of the genus Morone. Aquaculture 202: 205-220.
17. Nagahama, Y., (1987), Gonadotropin action on gametogenesis and steroidogenesis in
teleost gonads. Zool. Sci. 4: 209-222.
18. Nagahama Y, Yoshikuni M, Yamashita M, Tokumoto T, Katsu Y., (1995), Regulation

of oocyte growth and maturation in fish. Curr Top Dev Biol. 30, 103-45.
19. Nagahama, Y., (1994), Endocrine regulation of gametogenesis in fish. International
Journal of Development Biology 38: 217-229.
20. Nagahama, Y., Miura, T., and Kobayashi, T. (1994), The onset of spermatogenesis in
fish. Ciba Found Symp 182, 255-267; discussion 267-270.


21. Sisneros, J., Forlano, PM, Knapp, R. and Bass, H A., (2004), Seasonal variation of
steroid hormone levels in an intertidal-nesting fish, the vocal plainfin midshipman. Gen Comp
Endocrinol. 136,101-116.
22. Zohar, Y., Mylonas, C., (2001), Endocrine manipulations of spawning in cultured fish:
from hormones to genes. Aquaculture 197, 99-136.
6. Đánh giá
6.1. Thang điểm đánh giá
1. Đánh giá kết quả học tập học phần của học viên (đánh giá học phần) bao gồm hai phần
bắt buộc là đánh giá quá trình và thi kết thúc học phần;
2. Điểm đánh giá quá trình và thi kết thúc học phần theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), cho
điểm chẵn;
3. Điểm học phần là tổng các điểm đánh giá đã nhân với trọng số và được làm tròn đến
phần nguyên trong đó điểm thi kết thúc học phần có trọng số là 70%;
4. Điểm học phần từ 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu.
TT
1
2

6.2. Các hoạt động đánh giá
Hoạt động đánh giá
Kiểm tra giữa kỳ

Hình thức đánh giá


Trọng số (%)

Tiểu luận

30

Viết

70

Thi kết thúc học phần

GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN

TS. Phạm Quốc Hùng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×