Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

CƠ sở lý LUẬN về tảo hôn và GIÁO dục PHÒNG CHỐNG tảo hôn CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.8 KB, 60 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẢO
HÔN VÀ GIÁO DỤC PHÒNG
CHỐNG TẢO HÔN CHO
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG

1


Tổng quan các nghiên cứu về nạn tảo hôn và giáo dục
phòng chống nạn tảo hôn.
Nạn tảo hôn xảy ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là
những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, tình hình chính
trị bất ổn. Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
(UNICEF), trên thế giới hiện có hơn 700 triệu phụ nữ kết hôn
trước khi họ bước sang tuổi 18, trong đó có 250 triệu trường
hợp kết hôn trước 15 tuổi. Nam Á và Trung Phi - vùng cận
Sahara là hai khu vực có tỷ lệ tảo hôn cao, trong đó Niger là
nước có tỷ lệ cao nhất thế giới, với tỉ lệ lên đến 76% trẻ em
gái.
Ở Việt Nam, kết quả điều tra xã hội và báo cáo thường
niên của các cơ quan chức năng đã cho thấy một bức tranh đa
màu sắc về tệ nạn này ở các vùng miền, địa phương và các
cộng đồng khác nhau trên toàn quốc.
Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53
DTTS năm 2015 do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê
phối hợp thực hiện, tỷ lệ tảo hôn chung trong các DTTS là
26,6%, cao gấp 18 lần so với dân tộc Kinh (1,4%) và gấp 10
lần so với tỷ lệ chung của cả nước (2,5%), có 40/53 dân tộc
2



thiểu số có tỷ lệ tảo hôn trên 20%, tỷ lệ tảo hôn cao nhất thuộc
các DTTS sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội rất
khó khăn như: Ơ Đu 73%, Mông 59,7%, Xinh Mun 56,3%,
La Ha 52,7%, Rơ Măm 50%, Brâu 50%, …[30].
Tại các tỉnh khu vực Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Yên
Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai), nơi tập trung đa số đồng
bào dân tộc thiểu số, theo số liệu thống kê của Ủy ban Dân
tộc và Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ tảo hôn cao nhất cả
nước. Trong độ tuổi từ 10-17 cứ 10 em trai thì có 1 em có vợ,
5 em gái có 1 em có chồng. Theo phong tục của nhiều dân
tộc, khi trẻ em vừa bước sang tuổi 15 - 16 là đã đến tuổi dựng
vợ, gả chồng. Cha mẹ hai bên sẽ làm lễ dạm ngõ rồi kết hôn
cho con, hai người trẻ sẽ chính thức trở thành vợ chồng sau
đám cưới. Nếu bị chính quyền địa phương biết và can thiệp,
họ sẵn sàng "xin khất" để tiếp tục làm vợ chồng, đợi đến khi
đủ tuổi sẽ làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp
luật.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, từ 20102015 toàn tỉnh có trên 1.500 cặp tảo hôn và hôn nhân cận
huyết. Đây là một trong những tỉnh có tỷ lệ tảo hôn và hôn
nhân cận huyết cao. Nhiều xã có tỷ lệ rất cao như xã Phình
3


Sáng (huyện Tuần Giáo) 64%, xã Háng Lìa (huyện Điện Biên
Đông) 52%, xã Tả Phình (huyện Tủa Chùa) 53%, các xã có tỷ
lệ cao là Sa Lông (huyện Điện Biên Đông) 24%. xã Ta Ma
(huyện Tuần Giáo) gần 18% ... Đây là số liệu đáng báo động
nếu không có những giải pháp ngăn chặn kịp thời. Ở những
huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên, nạn tảo hôn, hôn
nhân cận huyết thống đã "ăn sâu" trong đời sống của người

dân. Điều này khiến việc tuyên truyền, đưa các chính sách về
dân số - kế hoạch hóa gia đình vào cuộc sống gặp nhiều thách
thức. Tại huyện Điện Biên Đông, từ năm 2013 đến năm 2015
đã có 172 trong số 488 đám cưới tảo hôn tại các xã rẻo cao Pú
Hồng, Phình Giàng, Phì Nhừ... Đến nay, tình trạng nam, nữ
kết hôn ở độ tuổi 16 đến 18 vẫn tương đối phổ biến [33].
Địa phương điển hình của vấn nạn tảo hôn ở khu vực
Tây Bắc và trong cả nước là tỉnh Lai Châu, theo Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật (Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp) ngày
14 tháng 4 năm 2015, tỷ lệ tảo hôn của tỉnh Lai Châu là
18,6%. Theo báo cáo của Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia
đình tỉnh Lai Châu, tính đến tháng 6 năm 2017 toàn tỉnh có
257 trường hợp tảo hôn trong số 963 trường hợp kết hôn,
trong đó tập trung chủ yếu ở một số dân tộc Thái, Mông, Dao
4


làm suy giảm chất lượng dân số. Tảo hôn là tình trạng khá
phổ biến ở tỉnh Lai Châu. Do phong tục tập quán còn lạc hậu,
điều kiện kinh tế hạn chế nên quan niệm của một số đồng bào
các dân tộc trên địa bàn “rất thoáng” về hành vi tảo hôn,
thanh, thiếu niên thích nhau là lấy nhau chứ nhận thức về tảo
hôn là một điều khá sáo rỗng đối với người dân [34].
Tình trạng tảo hôn tại tỉnh Yên Bái hiện nay đang là vấn
đề "nóng" cần được giải quyết, theo thống kê của Ban Dân tộc
tỉnh, năm 2015 - 2016, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, 4 dân tộc có
tỷ lệ tảo hôn cao nhất gồm: Mông, Dao, Kinh, Tày, có 8/9
huyện thị, thành phố đều có trường hợp tảo hôn, tỷ lệ tảo hôn
không giảm, số cặp tảo hôn là người dân tộc Mông, Dao gia
tăng, tỷ lệ người dân tộc Kinh tảo hôn cao. Tảo hôn không chỉ

có ở vùng cao, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống mà ngay cả vùng thấp cũng xảy ra khá nhiều. Năm 2015
toàn tỉnh có 377 trường hợp tảo hôn, trong đó tập trung chủ
yếu ở một số dân tộc: 121 trường hợp dân tộc Mông, 114
trường hợp dân tộc Dao, 78 trường hợp dân tộc Kinh. Nhiều
nhất là huyện Văn Chấn với 113 trường hợp, Văn Yên 100
trường hợp, Mù Cang Chải và Trạm Tấu cùng có 48 trường
hợp. Năm 2016 toàn tỉnh có 340 trường hợp tảo hôn, trong đó
5


tập trung chủ yếu ở một số dân tộc: 163 trường hợp dân tộc
Mông, 115 trường hợp dân tộc Dao, 35 trường hợp dân tộc
Kinh. Nhiều nhất là huyện Mù Cang Chải với 83 trường hợp,
Văn Yên 76 trường hợp, Trạm Tấu 48 trường hợp [35].
Tảo hôn là câu chuyện được nói nhiều ở tỉnh miền núi
Sơn La. Không khó khi đến các bản làng vùng cao ở tỉnh Sơn
La và bắt gặp hình ảnh các cô bé, cậu bé 14 - 15 tuổi đã có
con bồng, con dắt. Theo thống kê của Chi cục Dân số-Kế
hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn La, từ năm 2015 đến nay, toàn
tỉnh có gần 500 cặp tảo hôn, tình trạng tảo hôn có xu hướng
gia tăng ở một số địa phương, nhất là tại các địa bàn vùng sâu,
vùng xa, khu vực đặc biệt khó khăn tỷ lệ tảo hôn rất cao, như
tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu (52%), xã Vân Hồ,
huyện Vân Hồ (68%). Tảo hôn xảy ra chủ yếu trong đồng bào
dân tộc Mông, Thái, Mường [36].
Tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang có
xu hướng tăng và tăng nhanh trong thời gian gần đây, cao hơn
so với tỷ lệ tảo hôn trên phạm vi toàn quốc. Tại một số huyện
có tình trạng tảo hôn cao như: Mai Châu, Kim Bôi, Tân Lạc,

Lạc Sơn. Trong những năm gần đây, việc kết hôn ở vùng đồng
bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn vẫn còn tình trạng tảo hôn.
6


Theo số liệu thống kê về tình trạng tảo hôn và kết hôn cận
huyết trên địa bàn tỉnh, năm 2013 có 411 trường hợp tảo hôn
trong tổng số 7.059 trường hợp kết hôn (5,82%), năm 2014 có
481 trường hợp tảo hôn trong tổng số 7.247 trường hợp kết
hôn (6,64%), 6 tháng đầu năm 2015 đã có 235 trường hợp tảo
hôn [37].
Tại tỉnh Lào Cai, tỷ lệ tảo hôn ở vùng cao gia tăng trong
những năm gần đây. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Dân
tộc và Tổng cục Thống kê, Lào Cai là một trong 10 tỉnh có tỷ
lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao trong cả nước. Theo
báo cáo của Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lào
Cai, toàn tỉnh có khoảng 1.600 trường hợp tảo hôn từ năm
2015 đến giữa năm 2017, chiếm khoảng 12% tổng số các cặp
kết hôn trên địa bàn tỉnh, độ tuổi tảo hôn phổ biến từ 16 – 19
tuổi đối với nam và 14 – 17 tuổi đối với nữ. Từ năm 2016 đến
6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh có 9.722 người dân tộc thiểu
số kết hôn, trong đó có 1.290 người (645 cặp) tảo hôn, chiếm
12,3% tổng số cặp kết hôn, bình quân có 258 cặp tảo hôn/năm
(tăng 41 cặp so với giai đoạn 2009 – 2013). Riêng 6 tháng
đầu năm 2017, có 271 người tảo hôn, bằng 69% năm 2015.
Tình trạng tảo hôn có xu hướng tăng trở lại, tập trung cao nhất
7


ở các huyện vùng cao như: Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa,

Si Ma Cai, Bát Xát; nhóm dân tộc có tỷ lệ tảo hôn cao là:
Mông (80%), Nùng (8%), Dao (7%) [38].
Tảo hôn cũng là vấn đề rất đáng báo động trong cộng
đồng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. Theo báo cáo
của Trung tâm Dân số-Kế hoạch hóa gia đình huyện Sa Pa, từ
năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn huyện có
217 cặp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, trong đó có 205
cặp tảo hôn. Các xã có tỷ lệ tảo hôn cao như: Tả Giàng Phìn,
Trung Chải, Hầu Thào. Độ tuổi tảo hôn phổ biến đối với nam
là từ 16 – 19 tuổi, đối với nữ từ 15 -17 tuổi, cá biệt có trường
hợp tảo hôn 14 tuổi, tảo hôn xảy ra chủ yếu trong dân tộc
Mông [39].
Không chỉ là những số liệu thống kê về tình trạng tảo
hôn, các báo cáo và kết quả điều tra của các cơ quan chức
năng từ trung ương đến địa phương còn đưa ra khá nhiều nhận
định về nguyên nhân tảo hôn ở các vùng miền, các địa
phương, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, trong đó bao gồm cả nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan.

8


Nguyên nhân khách quan:
Một là, do ảnh hưởng của những phong tục tập quán lạc
hậu. Ở nước ta có những tục lệ, nghi lễ đã ăn sâu vào đời sống
cộng đồng và có sức ảnh hưởng nhất định qua nhiều thế hệ
người Việt Nam. Các quan hệ hôn nhân và gia đình cũng
không nằm ngoài sự chi phối đó, có những nghi lễ cho tới nay
vẫn được duy trì mặc dù lạc hậu và theo kiểu "Phép vua thua

lệ làng". Ví dụ, một số đồng bào dân tộc thiểu số có phong tục
tập quán lấy vợ, lấy chồng mà chỉ cần sự đồng ý của những
người đứng đầu trong làng hoặc của cha mẹ hai bên nam nữ
theo kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy; hay như tục lệ bắt vợ
của người Mông, kéo vợ của người Dao ở vùng Tây Bắc...
Tục bắt vợ đã từng được coi là một nét đẹp văn hóa, nhưng
hiện nay tục bắt vợ đã kéo theo nạn tảo hôn trở nên phổ biến.
Không chỉ vậy, xuất phát từ những khó khăn trong cuộc sống
cùng với thói quen ở vùng núi, nhà nào cũng có tâm lý muốn
sớm có con đàn cháu đống, thêm lao động cho gia đình. Nhà
nào có con gái thì muốn gả sớm để bớt miệng ăn, nhà nào có
con trai thì muốn cưới vợ sớm để lo toan cuộc sống. Do tâm
lý trên mà rất nhiều cặp vợ chồng đã lấy nhau khi chưa đủ
tuổi mà pháp luật cho phép.
9


Hai là, do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường.
Khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, con người dần
biến đổi để thích nghi được với những điều kiện mới. Họ có
quan điểm sống đơn giản hơn, cởi mở, táo bạo hơn thế hệ
trước, mọi người thiết lập các mối quan hệ với nhau một cách
dễ dàng dẫn đến việc chung sống với nhau như vợ chồng giữa
nam và nữ (sống thử) trở nên hết sức bình thường, kể cả ở
tầng lớp có học thức (học sinh, sinh viên). Điều đó đã dẫn đến
những trường hợp phải cưới chui khi đôi nam nữ chưa đủ tuổi
và điều kiện kết hôn, dẫn đến tỉ suất sinh con vị thành niên
tăng lên.
Ba là, do quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính đối với các trường hợp tảo hôn còn chưa phù hợp,

không đủ sức răn đe đối ở nước ta hiện nay. Với đa số những
cặp vợ chồng nghèo, họ sẽ không có khả năng nộp phạt, và
trong trường hợp đó, khả năng thực hiện các biện pháp cưỡng
chế nộp phạt của chính quyền địa phương là điều không thể
thực hiện được. Do không có hình thức chế tài nào khác nên
các cặp vợ chồng nghèo vẫn tự do kết hôn khi chưa đủ tuổi
mà không lo bị xử phạt. Ngoài ra cũng có không ít cặp tảo
hôn sẵn sàng nộp phạt khi tảo hôn. Họ coi việc nộp phạt là đã
10


tuân thủ pháp luật và sau khi nộp phạt thì họ đương nhiên
được xã công nhận là vợ chồng theo pháp luật.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khách quan khác cũng
được kể đến, như công tác giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh
sản vị thành niên còn khá hạn chế, mới chỉ dừng lại ở các
thành phố lớn, chưa trú trọng hoặc triển khai ở các vùng nông
thôn, miền núi. Mặt khác, một số gia đình mải làm ăn, không
quan tâm đến sự phát triển tâm lý cũng như thể chất của con
em mình, hay một số gia đình bố mẹ ly hôn, cãi nhau... tạo tâm
lý chán chường, bất cần, buông thả ở một bộ phận thanh niên.
Vì vậy, nhiều em đã làm cha, làm mẹ khi đang độ tuổi vị thành
niên.
Nguyên nhân chủ quan:
Một là, do trình độ dân trí thấp và ý thức pháp luật của
người dân còn hạn chế. Tuy Việt Nam đã đạt được những
thành tựu nhất định về phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục
Trung học cơ sở, nhưng đối với vùng dân tộc thiểu số, nhất là
ở vùng đặc biệt khó khăn vẫn đang gặp phải các thách thức
lớn về chất lượng giáo dục và bất bình đẳng trong tiếp cận

giáo dục giữa nhóm dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, giữa
11


nông thôn và thành thị. Tình trạng học sinh bỏ học vẫn tái
diễn, tỉ lệ biết chữ ở nhóm dân tộc thiểu số từ 10 tuổi trở lên ở
mức thấp và có sự chênh lệch lớn so với nhóm dân tộc Kinh
(83,8% so với 96,8% năm 2012). Ở nhóm tuổi 15-24, chỉ có
82,3% phụ nữ dân tộc thiểu số biết đọc biết viết (tỷ lệ chung
là 96,4%), nghĩa là cứ 5 phụ nữ dân tộc thiểu số ở nhóm tuổi
15-24 thì có 1 người không biết đọc biết viết, tỉ lệ này ở vùng
núi, vùng dân tộc có điều kiện kinh tế khó khăn còn tăng lên
nhiều lần. Thực tế cho thấy, đối với đồng bào dân tộc thiểu số
do trình độ dân trí thấp, nhận thức và ý thức pháp luật còn
nhiều hạn chế đã tác động làm gia tăng tình trạng tảo hôn[9].
Hai là, công tác tuyên truyền còn bất cập, hạn chế và
hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật về hôn nhân và gia đình đã được Đảng, Nhà nước,
chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan bảo
vệ pháp luật quan tâm, triển khai nhưng ở nhiều nơi, nhất là
vùng núi, vùng dân tộc thiểu số hiệu quả tuyên truyền, phổ
biến pháp luật, vận động loại bỏ hủ tục lạc hậu chưa đạt kết
quả, năng lực của cán bộ tuyên truyền ở một số nơi còn hạn
chế. Từ đó dẫn đến người dân, nhất là người đồng bào dân tộc
thiểu số vẫn chưa nhận thức hoặc chưa nắm vững về chế độ
12


hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ cũng như các nguyên
tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình. Vì vậy, phần lớn

trường hợp tảo hôn đều rơi vào các hộ nghèo, đối tượng vị
thành niên, thanh niên thất học, hiểu biết pháp luật hạn chế và
việc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng còn khó
khăn.
Ba là, sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối
với các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn
chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết. Việc loại bỏ những phong tục
tập quán lạc hậu nói chung, loại bỏ tục tảo hôn nói riêng ra
khỏi đời sống xã hội không đạt được hiệu quả cao do sự can
thiệp thiếu mạnh mẽ, thiếu kiên quyết từ phía cơ quan địa
phương, thực tế cho thấy, không chỉ những người dân mà cả
gia đình cán bộ xã, phường cũng tiếp tay, thậm chí tảo hôn còn
diễn ra ngay trong gia đình của những người cán bộ này.
Cùng với các số liệu thực trạng và những nhận định về
nguyên nhân của tình trạng tảo hôn, các báo cáo, khảo sát của
các cơ quan chức năng cũng đề cập khá nhiều đến những hệ
quả của tệ nạn tạo hôn. Tảo hôn nói chung và tình trạng tảo
hôn của cộng đồng người dân tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn
huyện Sa Pa nói riêng gây ra nhiều hệ lụy xấu và hậu quả lâu
13


dài, nghiêm trọng cho cả bản thân, gia đình, nòi giống dòng
họ và xã hội, là trở ngại ngăn cản việc xây dựng một xã hội
văn minh, tiến bộ, giàu mạnh, khó thoát khỏi đói, nghèo, vi
phạm thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, vi phạm pháp
luật và trái với đường lối của Đảng.
Hậu quả của nạn tảo hôn thể hiện qua một số tác hại cụ
thể như sau:
Một là, so với phụ nữ sinh con ở độ tuổi trên 20 thì các

bà mẹ trẻ em có nhiều nguy cơ tử vong do những biến chứng
thai sản và trong quá trình sinh con. Con cái của các bà mẹ trẻ
con thường bị chết lưu hoặc chết trong những tháng đầu đời.
Những biến chứng thai sản này là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu của các bà mẹ trẻ con ở các quốc gia đang phát
triển. Do mang thai khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ về thể
chất sinh lý, tâm lý nên sẽ sinh ra những đứa con còi cọc, khả
năng chống các bệnh tật rất kém cho nên dễ mắc bệnh, nhất là
các bệnh hiểm nghèo, rất khó chữa, đồng thời người mẹ cũng
có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng khi sinh con ở tuổi vị
thành niên. Như vậy, gia đình phải chăm lo sức khỏe cho con
nhiều hơn, tốn kém nhiều tiền của hơn và sẽ rất khó thoát khỏi
đói nghèo, dòng dõi ngày càng bị suy thoái.
14


Hai là, tảo hôn sẽ sinh ra những đứa con kém phát triển trí
tuệ, khả năng học tập kém, không có khả năng tiếp thu các tiến
bộ khoa học, công nghệ mới, sẽ không thể phát triển được sản
xuất và không thể thoát được đói nghèo.
Ba là, trẻ em gái kết hôn trước tuổi 18 thường phải bỏ
học và có nhiều nguy cơ bị bạo lực gia đình, bản thân người
tảo hôn sẽ không có điều kiện học tập, rèn luyện, phấn đấu để
trưởng thành, mặt khác chưa phát triển đầy đủ về cả sinh lý và
tâm lý, chưa đủ khả năng để chăm sóc con phát triển một cách
bình thường, khỏe mạnh, toàn diện, do đó những đứa con đó
lớn lên sẽ rất khó khăn về nhiều mặt như sức khỏe, học hành,
tìm việc làm...
Bốn là, xã hội sẽ phải chăm lo nhiều hơn về mặt y tế,
điều kiện học hành đặc biệt là trong thời đại CNH-HĐH đất

nước và hội nhập quốc tế... đòi hỏi mỗi con người phải có trí
tuệ phát triển, có thể hình to cao, có sức khỏe tốt... những đứa
con của những người tảo hôn sẽ không đáp ứng được yêu cầu
xây dựng một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.

15


Năm là, xây dựng một xã hội văn minh, đòi hỏi mỗi
người phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, trong đó có
pháp luật về hôn nhân và gia đình, để xây dựng chế độ hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ. Vì vậy, tảo hôn là vi phạm pháp luật
về hôn nhân và gia đình, vi phạm đạo đức, vi phạm thuần
phong, mỹ tục của người Việt Nam, là trái với đường lối của
Đảng về “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc”.
Bên cạnh những khảo sát và báo cáo thường niên của
các cơ quan chức năng, một số tác giả đã quan tâm nghiên
cứu các vấn đề về hôn nhân và gia đình, tảo hôn và tác hại của
tảo hôn. Có thể kể tên một vài nghiên cứu như: Đặng Văn
Lung (1997), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, NXB
VHDT, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Tấn, Đặng Thị Hoa, Nguyễn
Thị Thanh (2004), Hôn nhân gia đình các dân tộc Hmông,
Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng, NXB VHDT, Hà Nội;
Đạo Liên, Hà Sơn (2008), Tìm hiểu về hôn nhân loài người,
NXB Hà Nội; Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa (2012), Các
chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam xưa và nay, NXB TP
Hồ Chí Minh; Lê Quang Thưởng (1997), Vấn đề tảo hôn và
pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam, Viện Nghiên cứu Nhà

16


nước và pháp luật Nhà nước; Trần Thị Phương Thảo (2014),
Trường Đại học Luật Hà Nội, Luận văn thạc sĩ: “Các điều
kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành”; GS.TS Đặng Đức Phú - Trung tâm truyền thông và sức
khỏe, TSKH Trịnh Thị Kim Ngọc – Viện HLKHXH Việt
Nam; “Hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở một
số cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, PGS.TS Trần
Văn Phòng - Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị,
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; “Tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống dưới góc nhìn bình đẳng giới”, Th.s Nguyễn Thị
Tư – Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc…
Đã có một vài nghiên cứu về phòng chống tảo hôn ở một
số địa phương cụ thể. Tại tỉnh Phú Yên, Ngô Thị Quỳnh Hoa
(2017) đã nghiên cứu "Giáo dục phòng chống nạn tảo hôn
vùng đồng bào dân tộc ít người huyện Đồng Xuân – tỉnh Phú
Yên". Tại tỉnh Sơn La, Tráng Thị Giàng (2010) cũng có
nghiên cứu về "Nạn tảo hôn và tác động của nó đến chương
trình dân số kế hoạch hóa gia đình ở vùng người Hmông
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La". Chưa có công trình nào
nghiên cứu về tảo hôn và giáo dục phòng chống nạn tảo hôn
cho cộng đồng người dân tộc Mông ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào
17


Cai – một nơi tỉ lệ người Mông chiếm trên 50% dân số; tỷ lệ
tảo hôn đứng đầu tỉnh. Vì vậy nghiên cứu đề tài “Giáo dục
phòng chống nạn tảo hôn cho cộng đồng người dân tộc

Mông vùng khó khăn trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào
Cai” là một nghiên cứu hứa hẹn mang lại những phát hiện
mới về vấn đề, đồng thời cũng mang lại những đóng góp trực
tiếp cho phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương.
- Một số khái niệm cơ bản của đề tài
- Khái niệm tảo hôn
Một cách chung nhất, tảo hôn có thể được hiểu là trường
hợp kết hôn khi một trong hai hoặc cả hai bên (nam và nữ)
chưa đủ tuổi kết hôn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đã quy định về
điều kiện kết hôn là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18
tuổi trở lên. Việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai
bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a, khoản 1,
Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là tảo hôn.

18


Như vậy theo Luật Hôn nhân và gia đình, tảo hôn là việc
nam nữ lấy vợ, lấy chồng khi nam chưa đủ 20 tuổi trở lên, nữ
chưa đủ 18 tuổi trở lên kết hôn theo quy định của pháp luật.
Quan điểm này cho thấy, tảo hôn là một trường hợp của kết
hôn trái pháp luật. Tảo hôn xảy ra ở trẻ vị thành niên (người
sắp đến tuổi trưởng thành) là những em kể cả trai và gái thuộc
nhóm tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Dựa vào đặc điểm phát triển cơ
thể và tâm sinh lý lứa tuổi, trẻ vị thành niên được chia thành ba
nhóm để lưu ý đến việc giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho phù
hợp: nhóm trẻ vị thành niên sớm từ 10 đến 13 tuổi, nhóm trẻ vị

thành niên giữa từ 14 đến 16 tuổi, nhóm trẻ vị thành niên muộn
từ 17 đến 19 tuổi.
Theo luật, những người có hành vi tảo hôn hoặc tổ chức
tảo hôn đều bị xử phạt. Điều 47 Nghị định số 67/2015/NĐCP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư
pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án
dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã: “Cảnh cáo hoặc
phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi
tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;
19


Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành
vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa
đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân
buộc chấm dứt quan hệ đó”.
Đồng thời, người nào đã bị xử phạt hành chính về hành
vi tổ chức tảo hôn mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn. Tội tổ chức tảo hôn theo
quy định tại điều 183, Bộ luật hình sự năm 2015 số
100/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27
tháng 11 năm 2015 có hiệu lực từ 1/7/2016. Cụ thể: "Người
nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến
tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm".
Không chỉ là vấn đề mang tính pháp luật, tảo hôn còn

được xem là vấn đề mang tính xã hội – vấn nạn xã hội. Việc
kết hôn khi chưa đủ trưởng thành gaay ra những hậu quả rất
lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội; làm gia tăng nhanh số
lượng và giảm chất lượng dân số, trực tiếp ảnh hưởng đến
20


việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tảo hôn ảnh hưởng trực tiếp
đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ,
nhất là trẻ em gái. Bởi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát
triển chưa hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang thai,
sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển thể chất
tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và các di chứng
bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con.
Tóm lại, tảo hôn có thể được xem xét từ nhiều góc độ
(xã hội học, nhân chủng học, pháp luật...). Trong phạm vi của
đề này, chúng tôi lựa chọn góc độ tiếp cận vấn đề từ góc độ
pháp luật. Theo đó, tảo hôn được hiểu là tình trạng kết hôn
khi chưa đủ tuổi theo luật định (từ đủ 18 tuổi đối với nữ và từ
đủ 20 tuổi đối với nam).
- Khái niệm cộng đồng và người dân tộc thiểu số
- Khái niệm cộng đồng và phát triển cộng đồng
Cộng đồng (community) là một khái niệm đã và đang
được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học, như
sử học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, triết học, nhân
học, sinh học, nghiên cứu phát triển v.v... Nói cách khác, đây
là một khái niệm có tính chất đa ngành và liên ngành. Do là
21



đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học chuyên ngành khác
nhau nên khái niệm cộng đồng cũng được tiếp cận từ nhiều
góc độ khác nhau và cũng được định nghĩa khác nhau. Một
cách chung nhất, cộng đồng thường được hiểu là tập hợp
người có sức cố kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết
và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về
ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các
thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng
đồng và với các thành viên khác của cộng đồng.
Phát triển cộng đồng (community development) là một
tiến trình giải quyết các vấn đề của cộng đồng nhằm đáp ứng
nhu cầu của cộng đồng, nhằm phát triển về đời sống vật chất,
tinh thần thông qua việc nâng cao năng lực của cộng đồng,
tăng cường sự tham gia, liên kết giữa các thành viên trong
cộng đồng nhờ yếu tố nội lực và yếu tố bên ngoài.
- Khái niệm dân tộc thiểu số
Trong Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của
Chính phủ về Công tác dân tộc có giải thích một số từ ngữ, theo
đó, “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với
dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
22


nghĩa Việt Nam; “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm
trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc
gia. “Dân tộc thiểu số rất ít người” là dân tộc có số dân dưới
10.000 người. “Vùng dân tộc thiểu số” là địa bàn có đông các
dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dân tộc thiểu số có thể có ít, thậm chí rất ít số dân (có

thể từ hàng trăm, hàng nghìn cho đến hàng triệu người) cư trú
trong một quốc gia thống nhất có nhiều thành phần dân tộc.
Trong các quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc
thành viên có thể có hai ý thức: ý thức về tổ quốc mình sinh
sống và ý thức về dân tộc mình. Những DTTS có thể cư trú
tập trung hoặc rải rác, xen kẽ, thường ở những vùng ngoại vi,
vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn
khó khăn. Ở Việt Nam, dân tộc Mông là một trong những
cộng đồng các dân tộc thiểu số, với số lượng khoảng trên 1
triệu người.
- Một số đặc điểm của cộng đồng người dân tộc Mông
- Đặc điểm dân cư của người dân tộc Mông

23


Người Mông thường cư trú trên các vùng núi cao do tập
quán canh tác trên đất dốc nên giao thông đi lại khó khăn. Tuy
nhiên, chính điều kiện cư trú và tập quá canh tác đã tạo cho
người Mông những nét đẹp riêng trong bản sắc văn hóa,
phong tục tập quán mà không dân tộc nào có được.
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Mông được
coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc Mông cư trú thường ở độ cao từ
800 đến 1.500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh
miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo
biên giới Việt - Trung và Việt – Lào, từ Lạng Sơn đến Nghệ
An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây
bắc, bao gồm Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... Do tập
quán du mục nên một số người Mông trong những năm 1980,

1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi
thuộc Gia Lai và Kon Tum.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người
Mông ở Việt Nam có dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ
8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62
trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Mông cư trú tập trung
tại các tỉnh: Hà Giang (231.464 người, chiếm 31,9% dân số
24


toàn tỉnh và 21,7% tổng số người Mông tại Việt Nam), Điện
Biên (170.648 người, chiếm 34,8% dân số toàn tỉnh và 16,0%
tổng số người Mông tại Việt Nam), Sơn La (157.253 người,
chiếm 14,6% dân số toàn tỉnh và 14,7% tổng số người Mông
tại Việt Nam), Lào Cai (146.147 người, chiếm 23,8% dân số
toàn tỉnh và 13,7% tổng số người Mông tại Việt Nam), Lai
Châu (83.324

người), Yên

Bái (81.921

người), Cao

Bằng(51.373

người), Nghệ

An (28.992


người), Đăk

Nông (21.952

người), Bắc

Lăk (22.760

người), Đăk

Kạn(17.470 người), Tuyên Quang (16.974 người), Thanh
Hóa (14.799 người). Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc
học và ngôn ngữ học, người ta chia tộc Mông ra làm các
ngành: Mông Trắng (Môngz Đơư), Mông Hoa (Môngz
Lênhs), Mông Đỏ (Môngz Si), Mông Đen (Môngz Đuz),
Mông Xanh (Môngz Dua), Na Miểu (Mèo nước). Hầu như
hiện tại tất cả dân tộc Mông, đặc biệt là giới trẻ đều sử dụng
chung ngôn ngữ viết Hmông để giao tiếp trong nước cũng
như nước ngoài để thống nhất ngôn ngữ chung cho dân tộc
mông "hmoob" [31].
Người Mông là một trong những dân tộc cư trú lâu đời
trên đất nước Việt Nam và trong suốt những năm tháng du
25


×