Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

QUI TRÌNH tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo CHO học SINH THCS với DI TÍCH LỊCH sử địa PHƯƠNG HUYỆN GIA lâm – THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.66 KB, 61 trang )

QUI TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO CHO HỌC SINH THCS VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA
PHƯƠNG HUYỆN GIA LÂM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI


- Các di tích lịch lịch sử tiêu biểu ở huyện Gia Lâm
Suốt theo chiều dài lịch sử dựng nước của dân tộc ta,
cùng với các anh hùng hào kiệt trên khắp mọi miền Tổ Quốc
thì Gia Lâm, vùng địa linh nhân kiệt đã sinh ra, nuôi dưỡng,
quy tụ những anh hùng, các bậc tiền bối có trí tuệ uyên bác
được sinh ra, nuôi dưỡng, quy tụ những hùng, các bậc tiền bối
có trí tuệ uyên bác được sử sách ghi nhận như Nguyên Phi Ỷ
Lan, danh nhân Cao Bá Quát...Cả những nhân vật có thật và
cả những huyền thoại như Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng
Tử...để Gia Lâm có những di tích lịch sử văn hóa trường tồn
mãi mãi.
- Đền Gióng
Đền Phù Đổng hay còn gọi là đền Gióng thờ Thánh
Gióng - Phù Đổng Thiên Vương, nằm ở xã Phù Đổng, Gia
Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, tương
truyền được dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong
đê sông Đuống, còn đền Hạ thờ mẹ của Thánh Gióng nằm
ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã


ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng. Năm 1010 khi rời đô
về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho dựng đền, đến nay đã được
trùng tu nhiều lần.Kiến trúc còn lại của đền Gióng gồm nhiều
công trình trên một diện tích rộng.
Tam quan đền khá lớn, trên có gác, mở thêm hai cửa nhỏ


hai bên. Trên bậc thềm là hai con rồng đá, tạc vào năm 1705.
Trước cổng là một sân rộng, nhìn sang một thủy đình ở giữa
một hồ nước, cạnh một gốc đa cổ thụ. Thủy đình là nơi diễn
ra các trò chơi dân gian và múa rối nước.Đôi câu đối trước
cổng đền viết:
Thiết mã khóa vân cung, tuấn nhạc, liên quan thiên cổ
ngưỡng
Thạch long kiều thủy các, sùng từ uy vọng ức niên khâm
(Ngựa sắt vượt cung mây, núi cao rạng rỡ ánh thiêng, ngàn
năm nhìn ngắm
Rồng đá chầu gác nước, đền lớn nguy nga vẻ đẹp, muôn
thuở tôn sùng)
Sau cổng chính là một phương đình tám mái, dưới chân
còn hai con sư tử đá. Tiếp đến là tiền đường rộng là nơi cử


hành các nghi lễ. Nhà thiêu hương bày đồ nghi trượng, tiếp
đến là hậu cung. Trong hậu cung có tượng Thánh Gióng và
các tướng hộ vệ, cũng là nơi giữ các đạo sắc phong của các
triều đại phong kiến. Trong hậu cung cũng giữ một đôi chóe
sứ là cổ vật, chỉ dùng trong dịp lễ hội. Bậc thềm của hậu cung
còn giữ được những viên gạch chạm rồng, được cho là có
từ đời Lý.
Trong đền còn có một bia đá dựng năm 1660. Phía sau
đền có một giếng nước trong, gọi là giếng Ngọc.
Từ cổng vào, bên phải của khu đền chính còn các nhà
việc, dành cho những người đến dự lễ hội, chia ra các ban tế
của các xã xung quanh.
Bên trái của đền là chùa Kiến Sơ.
Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ

chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca
ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh
Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt
Nam.Theo UBND thành phố Hà Nội, lúc 18h20 ngày 16
tháng 11 năm 2010 (tức 22h20 giờ Việt Nam), tại thành
phố Nairobi, thủ đô của Kenya, Tổ chức Giáo dục, Khoa học


và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận lễ
hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc
Sơn) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và là
một trong những tưởng niệm về Thánh Gióng.
Với những giá trị đặc biệt tiêu biểu về văn hóa, lịch sử,
kiến trúc nghệ thuật, ngày 09/12/2013, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 2383/QĐ-TTG về việc xếp hạng di
tích Quốc gia đặc biệt đối với 14 di tích, trong đó có di tích
lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Phù Đổng -Gia Lâm. Đây
là sự ghi nhận, tôn vinh của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
về những giá trị to lớn của các di tích trường tồn cùng năm
tháng của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cũng là
niềm vinh dự và tự hào của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân
huyện Gia Lâm nói chung và của xã Phù Đổng nói riêng.
- Đền Bà Tấm
Đền - Chùa Bà Tấm hiện nay thuộc xã Dương Xá, huyện
Gia lâm, ngoại thành Hà Nội. Thời Lý di tích thuộc hương
Thổ Lỗi, sau đổi thành hương Siêu Loại, rồi huyện Siêu Loại.
Từ thời Lê Trung Hưng, văn bia cổ cho biết đền chùa Bà Tấm
thuộc hai xã Dương Xá và Dương Nguyên, huyện Siêu Loại.



Trước năm 1944, các xã trên đều thuộc cùng một tổng Dương
Quang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã
Dương Xá thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Đền - Chùa Bà Tấm nằm ở phía đông bắc ngoại thành Hà
Nội, cách trung tâm thành phố chừng 16km. Đền và chùa tọa
lạc trong cùng một khuôn viên rộng và thoáng mát, sát quốc lộ
5 chạy qua. Diện tích khoảng trên dưới 2 ha.
Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, tên thật là Lê Thị Yến, sinh
ngày 7/3 năm Giáp Thân (1044), mất ngày 25/7 năm Đinh
Dậu (1117). Bà xuất thân trong một gia đình làm nghề trồng
dâu, nuôi tằm, dệt lụa, Bà nổi tiếng là người thông minh, xinh
đẹp, nết na, dịu hiền, cha Bà là ông Lê Công Thiết và mẹ là bà
Vũ Thị Tình quê làng Thổ Lỗi sau đổi thành Hương Siêu
Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dương Xá,
huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Trở về hương Thổ Lỗi/ Siêu Loại gặp lại cuộc xe duyên
trời định giữa bậc quân vương (Lý Thánh Tông) với người
con gái làm nghề tằm tang được sử liệu ghi chép: “Quý Mão
năm thứ 5 (1063), vua tuổi lớn, 40 tuổi chưa có con trai, sai
chi hậu nội nhân là Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh


Chúa... Tục truyền, vua cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu
nghiệm, mới đi chơi khắp các chùa quán. Xe vua đi đến đâu,
con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy chỉ có một
người con gái hái dâu cứ đứng tựa vào bụi cỏ lan. Vua trông
thấy cho đưa vào cung, phong làm “Ỷ Lan phu nhân” xây
riêng cho Bà cung Động Tiên (thuộc vào khu vực phố Đông
Thành, ngõ Tạm Thương thuộc quận Hoàn Kiếm ngày nay) và
đặt tên là Cung Ỷ Lan để nhớ lại sự tích cô gái tựa gốc cây lan

buổi đầu gặp gỡ.(Sau đó, Ỷ Lan phu nhân có mang sinh ra
Hoàng tử Càn Đức (1066) được lập làm Hoàng thái tử, bà
được phong làm Thần Phi. Năm 1068, mùa xuân, tháng 2,
Thần Phi Ỷ Lan sinh tiếp Hoàng tử Minh Nhân vương. Sau
đó, từ Thần Phi Bà được thăng làm Nguyên Phi).
Năm 1069 Vua Lý Thánh Tông thân chinh cùng Thái úy
Lý Thường Kiệt đánh giặc ở Chiêm Thành, Bà nắm quyền
nhiếp chính xây dựng được khối đoàn kết, đảm bảo cho bộ
máy triều đình hoạt động hiệu quả như: cứu dân đói, trị tham
nhũng góp phần chi viện cho trận tiến công chống quân
Chiêm ở phương Nam.
Tháng giêng năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông
qua đời, Hoàng Thái Tử Càn Đức nối ngôi, lấy vương hiệu là


Lý Nhân Tông, Bà là Hoàng Thái hậu nắm ngôi nhiếp chính
từ 1073, lần nhiếp chính này Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan đã thực
sự nắm quyền triều chính, quyết định những vấn đề hệ trọng
của đất nước. Bà đã cùng với Thái úy Lý Thường Kiệt lãnh
đạo quân và dân Đại Việt, đánh bại quân Tống giữ vững giang
sơn vào các năm 1075-1077. Đất nước hòa bình, Bà cùng với
triều đình đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển giáo
dục khoa cử và tuyển dụng nhân tài cho đất nước như: “xuống
chiếu cầu người nói thẳng”; “cất nhắc những người hiền
lương có tài văn võ cho quản quân dân”; “ chọn quan viên
quan chức người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám”; “thi
lại viên bằng thư”; “viết chữ toán và hình luật”; nạo vét sông
ngòi tạo điều kiện cho giao thông đường thủy thuận lợi; Bà
cùng nhà vua thi hành nhiều chính sách nhằm phát triển và
bảo vệ sức sản xuất nông nghiệp như: cày ruộng tịch điền,

khuyến khích dân trồng dâu chăn tằm, dệt vải, đắp đê ngăn
nước, nghiêm trị và trị tội nặng những kẻ trẻ trộm trâu. Thực
thi chính sách nhân nghĩa như: những năm đại hạn thì giảm
hoặc tha tiền tang thuế, thả tù, phát tiền trong kho cho chuộc
lại những con gái nhà nghèo đã bán đợ mình, đem gả cho
những người góa vợ. Bà còn là người sùng phật, sử chép: “


riêng Linh Nhân Hoàng Thái Hậu đã dựng đến 100 ngôi
chùa”... chẳng vậy mà Bà được ví như Quan Âm nữ. Nội
dung đôi câu đối tại đền phần nào phản ánh ân đức của Hoàng
Thái Hậu Ỷ Lan như:
Mẫu nghi đoan chính chiêu thiên cổ`
Thánh trạch linh quang ngưỡng vạn niên
(Mẫu nghi đoan chính người muôn thuở
Ơn thánh sâu xa kính vạn năm).
Ngày nay, quanh vùng Hà Nội khi nhắc tới chùa đền Bà
Tấm dường như mặc nhiên người ta nhắc tới ngôi chùa, ngôi
đền, cùng tên ở xã Dương Xá. Đây là hai kiến trúc được quy
hoạch chính trong một khuôn viên rộng, đẹp và thoáng mát
sát quốc lộ 5. Từ quốc lộ vào là một đường lớn dẫn vào khu di
tích, đồng thời là đường phân cách đền và chùa. Trên trục
đường vào di tích xây dựng hai cổng lớn. Lớp cổng ngoài xây
gạch bố cục dạng nghi môn với các trụ biểu. Trên cổng có bốn
chữ Hán “Phúc như Đông Hải” (phúc như Biển Đông). Cách
đó chừng 30m là lớp cổng trong. Phía sau cổng này chia thành


hai khu thờ chính, chùa Linh Nhân Tư Phúc tọa lạc phía đông,
phía tây là nơi ngôi đền có tượng Bà ngự.

Tương truyền chùa được Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan cho
xây dựng, trải qua các triều đại Trần, Lê sơ, Mạc và các triều
đại kế tiếp, đã được trùng tu nhiều lần. Dấu ấn ngôi chùa cổ
được cho là thời Mạc bị phá vào khoảng thập kỷ 80 thế kỷ
XX. Kiến trúc hiện còn là kết quả của lần phục dựng vào đầu
những năm 90 thế kỷ trước, bao gồm: Mặt bằng chùa kiểu
chữ nhị (=), khoảng sân trước lát gạch hình chữ nhật. Hai nếp
nhà có quy mô và kiểu dáng giống nhau: gồm 3 gian 2 dĩ với
4 mái cong. Tiền đường để trống 4 mặt làm nơi cho khách
thập phương sắp lễ. Thượng điện (tam bảo) là nơi bài trí các
pho tượng Phật. Các tượng Tam Thế, A Di Đà, Quan Âm và
tòa Cửu Long tọa lạc trên một bệ thờ lớn xây gạch, dưới bệ
thờ gắn hai đầu sư tử đá thời Lý. Hai bên tam bảo hiện để
phiến đá”thành bậc” chim phượng và 4 tấm bia đá cổ của thời
hậu Lê.
Hai đầu sư tử đá có kích thước khá lớn (cao 110, rộng
140cm), mọi chi tiết ở sư tử với những “khối căng no đủ” đầy
chất điêu khắc, đã khẳng định về sức mạnh diệu kỳ của nó. Sư
tử có trán lạc đà ngắn, giữa trán chạm chữ “Vương” để biểu


hiện quyền năng tối thượng của linh vật tầng trên. Dưới chữ
“Vương” là một u tròn lớn được viền diềm có nhiều u tròn
nhỏ, dưới đó là chiếc mũi lớn bè, chạm nhiều đường cong
song hàng, mắt giọt lệ kép, viền trên bằng hàng văn dấu hỏi
tròn. Miệng sư tử mở rộng, há vừa phải, để lộ răng, lưỡi đỡ
viên ngọc, tai kiểu thú đặt trên mang bạnh. Điểm xuyết trên
mang là nhiều ổ các văn dấu hỏi cùng chạy về một tâm (theo
nhà dân tộc học Từ Chi thì đó là hình tượng của nguồn phát
sáng như mặt trời hoặc tinh tú). Sau mang là hệ thống tóc

gồm nhiều hàng văn xoắn lớn, mà nhiều khi cứ ngỡ đó là hình
tượng nghệ thuật hoá của chớp. Chân sư tử có 5 móng gà.
Theo Phật giáo, sư tử là hiện thân của sức mạnh trí tuệ. Song,
với những biểu tượng của tinh tú trên thân, sư tử đá chùa Bà
Tấm còn mang ý nghĩa cõng bầu trời chuyển động.
Thành bậc “chim Phượng” là một hiện vật đá liền khối
tương đối lớn (tương ứng với nhiều bậc lên, cao 80cm, ngang
130cm) nó khẳng định nền chùa khá cao (xấp xỉ 1 m). Thành
bậc có hình tam giác vuông, phía trên là một con Lân đang
chạy xuống. Dưới Lân là hàng hoa dây chạm nổi như đồ
khảm (một hình thức phổ biến của nghệ thuật thời Lý) làm
đường viền ở phía trên cho chim thiêng. Trong ô trang trí tam


giác lớn, với nền cũng là hoa dây, mà mỗi hoa nổi lên thành
một u tròn (5-6 cm), là con chim mang hình thức Phượng, với
mỏ vẹt có mang lớn, tóc chải, cánh kép mở rộng, thân có vẩy
kép kiểu cá chép, một chân co ngang, một chân đứng thẳng
trong hình thức khá quy phạm, chim Phượng đứng một chân
trên bông sen, ngực ưỡn về phía trước, đầu ngoảnh nhìn phía
sau, đôi cánh dang rộng và có một bộ đuôi dài uốn lượn, khúc
nhỏ dần chạy tới góc khung. Người ta vẫn có thể đọc được ở
con chim này nhiều ý nghĩa: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt
là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, lông là
cây cỏ, chân là đất… Nó là hiện thân của thánh nhân. Ở đây
chim còn đứng trên đài sen, chứng tỏ nó ở đất Phật và miệng
ngậm lá Đề (tượng cho giác ngộ), phải chăng chim còn là “ca
lăng tần già” với giọng dịu hoà biết giảng về đạo pháp. Trong
các di tích thời Lý, những chim thiêng lớn kiểu trên ít nhiều
còn gắn với hoàng hậu.

Trong khu di tích còn có nhiều chân tảng đá mài của thời
Lý, những mảnh gốm và chim uyên ương cụt đầu. Đặc biệt, di
tích còn bảo lưu được 4 tấm bia đá cổ có niên đại thời hậu Lê.
Trong đó có bia niên hiệu Đức Long 6 (1642) và bia niên hiệu
Bảo Đại 18 (1943) đã ghi lại năm tu bổ chùa.


Đền thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan có qui mô kiến trúc lớn
gồm ba phần: Khu kiến trúc chính, gò cao với am thờ nhỏ và
một ao tròn có nhà thuỷ đình mới được xây dựng vào những
năm 90 của thế kỷ trước.
Khu đền chính với qui mô kiến trúc kiểu nội công ngoại
quốc. Phía trước là một nếp nhà lớn ba gian xây gạch kiểu hai
tầng bốn mái. Lòng nhà chia làm ba gian, nền lát gạch Bát
Tràng. Mặt trước mở ba cửa lớn hình chữ nhật, phía sau để
trống thông với bên trong.
Sau lớp nhà ngoài là một kiến trúc lớn xây gạch cao hơn
những nếp nhà khác của đền đó là Nghi môn mở ba lối vào.
Chính giữa xây lầu cao bốn mái cong. Tầng trên mở bốn cửa
vòm lớn trông ra bốn hướng và những ô cửa nhỏ hình chữ
nhật. Xung quanh tầng lầu xây lan can gạch (cao gần 1m).
Nền của tòa này cao 40 cm so với khu thờ cúng bên trong.
Chính giữa tòa có bệ thờ và phía trên đặt bức hoành phi ghi
bốn chữ Hán “Thánh cung vạn tuế”.
Khu thờ chính có mặt bằng hình chữ công gồm tiền tế
nhà cầu và hậu cung. Tiền tế là nếp nhà ngang ba gian xây
gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Các bộ vì đỡ mái kết cấu


“kiểu chồng rường hạ bẩy”. Các cột sơn son vẽ rồng uốn lượn

quanh thân gỗ. Các xà nách, câu đối trang trí đầu rồng đao lửa
uốn gấp nhịp nhàng. Các mô típ trang trí trên kiến trúc này
được chạm nổi khối, thân mập khỏe khắn. Trong đó nhiều
mảng có đặc điểm nghệ thuật của thế kỷ XVII.
Nhà cầu nối tiền tế và cung cấm gồm ba gian, kiểu hai
tầng bốn mái. Hai mái trên làm dạng “vì kèo quá giang”, đỡ
phần mái dưới là hệ thống kẻ nách ăn mộng qua đầu cột cái.
Nền giữa hai hàng cột được tôn cao, là nơi lưu giữ các đồ thờ
như: khám, long đình….
Cung cấm - nơi đặt khám trong có tượng thờ Bà Hoàng
Thái Hậu Ỷ Lan là một kiến trúc cổ kiểu bốn mái cong thấp,
gồm một gian hai dĩ. Hai bộ vì chính có kết cấu “thượng
rường hạ kẻ”, bốn góc nhà có kẻ xó nhằm tăng thêm sự bền
vững của công trình truyền thống. Các cột tròn đặt trên chân
đá tảng chạm hình cánh sen dầy, phía trước mở hai cửa nách.
Chính giữa lòng nhà là ban thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan và sáu
vị cung nữ trong triều (lục bộ). Tượng Hoàng Thái Hậu được
đặt trong khám gỗ chạm lớn, vẻ mặt đôn hậu, nhân từ, sáu
cung nữ chia làm hai ban thị giả, làm tăng thêm uy lực của
Thánh mẫu.


Hai bên đền có hai dẫy nhà giải vũ xây kiểu tường hồi
bít đốc, mái lợp ngói ta. Các bộ vì được làm đơn giản chủ yếu
bào trơn, đóng bén. Tường bao xây gạch trần, toát lên sự cổ
kính chung cho ngôi đền.
Những di vật còn lại, kết quả những cuộc hội thảo khoa
học, những nghiên cứu khảo cổ học xác nhận chắc chắn
nguồn gốc của cụm di tích này có từ thời Lý. Đôi sư tử đá trên
đầu có chữ “vương” cùng thành bậc đá mặt bên trang trí chim

phượng với những đặc điểm đặc trưng thời Lý, thêm phần
khẳng định nơi đây từng hiện diện công trình có kiến trúc quy
mô, bề thế? Trên cơ sở đó, năm 1987, tại địa điểm gần di tích
chùa Bà Tấm, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội phối hợp với
Viện khảo cổ học tiến hành khảo sát khai quật khảo cổ. Kết
quả chứng minh di chỉ thuộc thời dựng nước, cách ngày nay
khoảng 3000 năm; những ngôi mộ của các giai đoạn muộn
hơn, với những di vật thuộc các thời kỳ khác nhau từ Đông
Hán tới Lý, Trần, Lê..., phản ánh quá trình định cư, phát triển
liên tục của người Việt trên vùng đất Dương Xá trong suốt
mấy nghìn năm lịch sử. Năm 2007 Sở Văn hoá thông tin Hà
Nội tiếp tục phối hợp với Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam tiến
hành khai quật ngay trong khuôn viên của cụm di tích. Kết


quả khai quật lần này củng cố chắc chắn thêm niên đại khởi
dựng cụm di tích.
Ngôi chùa do chính Bà xây dựng, đền là nơi tưởng niệm về
Bà. Hệ thống truyền thuyết, các địa danh, cùng những di vật/cổ
vật quý và đắt giá có từ thời Lý đã tạo cho cụm di tích chùa, đền
Bà Tấm trở thành một địa chỉ văn hóa nổi bật và quan trọng
trong hệ thống di tích tưởng niệm về Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan
trên quê hương của Bà.
Tháng 7 mùa thu ngày 25 năm Đinh Dậu (1117), Ỷ Lan
Hoàng Thái Hậu băng, mai táng ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức,
tỉnh Bắc Ninh. Bà trở thành biểu tượng của một phụ nữ tài
sắc, nhân nghĩavẹn toàn. Nhiều nơi đã lập đền thờ Bà như ở
Hà Nội là di tích Đền Yên Thái số 8 ngõ Tạm Thương, Quận
Hoàn Kiếm; di tích Đền Bà Tấm xã Dương Xá; di tích đền
Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm; ở Hưng Yên là di tích

Đền Ghênh xã Như Quỳnh và di tích chùa Hương Lãng xã
Minh Hải, huyện Văn Lâm… càng thêm khẳng định tài năng,
đức hạnh của Bà thấm nhuần, lan tỏa trong tâm thức người
Việt.


Lễ hội đền Bà Tấm trước đây được tổ chức ba ngày từ
ngày 19 đến ngày 21 tháng 2 âm lịch, hội có quy mô lớn,
không phải chỉ có Dương Xá tổ chức mà cả tổng Dương
Quang cũ (gồm 9 xã suốt từ Phú Thị cho tới Văn Lâm- Hưng
Yên) cùng tham dự. Trong những ngày hội, ngoài đám rước
trọng thể, các trò chơi truyền thống, thượng võ đã cuốn hút
động đảo nhân dân địa phương tham dự. Bên cạnh đó vào
ngày 25 tháng 7 tương truyền là ngày giỗ của Bà và là ngày
Bà làm lễ giải oan cho Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72
cung nữ bị chết oan, cũng được nhân dân Dương Xá tổ chức
long trọng.
Năm 2010, tưởng nhớ công đức của bà, một trong những
danh nhân có tài trị nước của dân tộc, Ban quản lý di tích đền
Nguyên Phi Ỷ Lan đã tôn trí tượng đài Nguyên Phi Ỷ Lan cao
9,1m, nặng khoảng 30 tấn được đúc bằng đồng nguyên chất.
Đằng sau có bức phù điêu đá xanh 31.2m. Tượng đặt ở bên
trái cửa Đền, trên quảng trường rộng lớn, thoáng mát.Tượng
đài Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan góp phần giáo dục truyền thống
cho các thế hệ và cũng là niềm tự hào của Thủ đô Hà Nội nói
chung, nhân dân Gia Lâm nói riêng đồng thời tôn thêm vẻ đẹp


của di tích, một địa điểm di sản văn hoá thu hút khách du lịch
trong nước và quốc tế.

-Đền thờ công chúa Lê Ngọc Hân

Ninh Hiệp vốn là quê ngoại của Hoàng hậu Lê Ngọc
Hân. Thờithơ ấu, Ngọc Hân rất gắn bó với làng Nành (tức
Ninh Hiệp ngày nay), thường theo mẹ là Chiêu nghi Nguyễn
Thị Huyền về thăm quê. Người con gái Thăng Long đoan


trang, tài sắc này đã có vai trò tích cực trong sự nghiệp của
Hoàng đế Quang Trung. Sau khi Quang Trung đột ngột băng
hà (năm 1792), Quang Toản lên kế vị, nội bộ triều chính Tây
Sơn rối ren. Thái sư Bùi Đắc Tuyên lộng hành. Năm 1795,
phe phái Bùi Đắc Tuyên bị dẹp, bà ra sức chèo chống, trở
thành chỗ dựa của triều Tây Sơn trong cơn sóng gió. Trên văn
đàn, Ngọc Hân để lại bài văn tế vua Quang Trung - Ai tư vãn
nổi tiếng, thể hiện tài năng mẫn tiệp và mối tình chung thủy
của bà đối với người anh hùng áo vải Quang Trung.Sau khi
qua đời, bà và hai con được chôn tại bãi Cây Đại, xã Ninh
Hiệp trong khoảng 40 năm (từ 1804 đến 1843). Trả thù nhà
Tây Sơn, vua Thiệu Trị triều Nguyễn đã sai người đào mộ, đổ
hài cốt ba mẹ con xuống sông. Thương tiếc bà, con cháu dòng
họ Nguyễn Đình và nhân dân làng Nành đã lập mộ tượng
trưng để tưởng niệm, thờ cúng cùng Chiêu nghi Nguyễn Thị
Huyền.
Trên cơ sở nghiên cứu thân thế, sự nghiệp Lê Ngọc Hân,
các nhà khoa học, nhà quản lý đã thống nhất xây dựng Khu
tưởng niệm tại xã Ninh Hiệp để tôn vinh một danh
nhân.UBND xã Ninh Hiệp đã chọn bãi Cây Đại, diện tích
1.148m2 để xây khu tưởng niệm. hương án thiết kế theo kiểu



thức truyền thống với Nghi môn Tứ trụ, tả hữu vu, chính điện
của Viện Bảo tồn di tích - Bộ VH,TT&DL. Di lăng Bắc cung
hoàng hậu Lê Ngọc Hân (khu mộ) được tôn tạo, xây dựng và
khánh thành vào tháng 2/2010, mang tên: “Di lăng Bắc cung
Hoàng hậu Lê Ngọc Hân.”Di lăng nằm trên diện tích 286m2,
thuộc khu đất bãi Cây Đại của dòng họ Nguyễn Đình. Nơi đây
có mộ của Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền (thân mẫu Lê Ngọc
Hân) và mộ tượng trưng Bắc Cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân
cùng 2 con (năm 1842, triều Nguyễn đã cho đào hài cốt của
Lê Ngọc Hân và 2 con của bà, vứt xuống sông Hồng).Di lăng
Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân gồm cổng chính, lăng mộ
Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, hoàng tử Quang Đức và
công chúa Ngọc Bảo, lăng mộ Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền,
miếu thờ Thổ Thần, nhà bia, giếng Ngọc.Hậu cung ở gian
chính của đền thờ, tại bàn thờ cao nhất đặt tượng Bắc cung
hoàng hậu Lê Ngọc Hân, ban thờ phía trước có tượng vua
Quang Trung ở giữa, hai bên là tượng hai con của vua Quang
Trung và hoàng hậu Lê Ngọc; phía ngoài cùng là bàn thờ đặt
các đồ thờ tự như đỉnh, chân đèn…Hai gian hai bên đặt hai
ban thờ của thân phụ, thân mẫu của Bắc cung hoàng hậu Lê
Ngọc Hân; hai ban thờ có ngai, bài vị và các đồ thờ


khác.Hành lang có năm gian, ở hành lang bên phải được trưng
bày giới thiệu về Quang Trung-Nguyễn Huệ và Lê Ngọc Hân,
hành lang bên trái có bia ghi công đức của các tập thể và cá
nhân tham gia xây dựng Khu tưởng niệm.Khu tưởng niệm
được khánh thành là sự tri ân của nhân dân, đặc biệt là người
dân Ninh Hiệp đối với Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, một con

người tài hoa, có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc.
-.Khu tưởng niệm Cao Bá Quát

Danh nhân Cao Bá Quát quê ở thôn Phú Thụy (còn có
tên nôm là làng Sủi). Sinh thời ông là học rộng, tài cao, có tài
văn thơ, vua Tự Đức từng ngợi khen: “Văn như Siêu, Quát vô
tiền Hán”.


Theo sử sách thì cuộc đời của Cao Bá Quát gắn liền với
sự nghiệp thơ
văn và cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Ông không chỉ là
nhà thơ mà còn là một nhà chính trị có tư tưởng tiến bộ. Với
hàng ngàn bài thơ để lại cho đời, thơ của ông thể hiện lòng
yêu nước, thương dân, sự cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của
người nông dân.Để ghi nhớ và tri ân với bậc tài danh lỗi lạc
Cao Bá Quát ngày 06 tháng 6 năm 2010, công trình xây dựng
nhà tưởng niệm danh nhân Cao Bá Quát đã được chính thức
làm lễ khởi công tại Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Sau
hơn 9 tháng, công trình xây dựng nhà tưởng niệm danh nhân
Cao Bá Quát cũng đã hoàn thành và chính thức làm lễ khánh
thành vào ngày 30 tháng 3 năm 2011.Khu lưu niệm nằm tiếp
giáp với quần thể di tích lịch sử văn hóa Đình- Đền - Chùa
Sủi và tọa lạc theo hướng Đông trong không gian mở và
thoáng. Các hạng mục trong khu lưu niệm được quy hoạch hài
hòa, tạo tác đơn giản, thiên về độ bền chắc. Khu lưu niệm
hiện còn lưu giữ được nhiều di vật đồ gỗ, đồ đồng, đồ đá và
các đồ thờ tự hiện trạng còn tốt.
Sáng ngày 16/3/2016, UBND xã Phú Thị tổ chức lễ đón
bằng xếp hạng



di tích lịch sử văn hóa khu lưu niệm Danh nhân Cao Bá
Quát.
- Một số yêu cầu khi tổ chức hoạt động TNSTvới các
di tích LSĐP tiêu biểu ở huyện Gia Lâm – Hà Nội
- Tổ chức hoạt độngTNST tại các di tích LSĐP phải
bám sát mục tiêu dạy học, phát huy tính tích cực của HS
Với mục tiêulà nhằm giáo dục cho HSvề truyền thống dân
tộc, của quê hương, đất nước giáo dục truyền thống cách mạng,
truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, từ đó khơi dậy
niềm tự hào dân tộc, phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm
năng của bản thân HS, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng
thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh,nên trước
khi tiến hành ngoại khoá GV xây dựng kế hoạch, đề ra phương
pháp phải bám sát mục tiêu và khi tiến hành GV cũng hướng
HS theo mục đích yêu cầu đã đề ra. Thông qua việc các em
tham quan học tập tại các di tích để giúp HS nắm vững các
kiến thức cơ bản. Khi tiến hành GV đặt ra hàng loạt yêu cầu
đòi hỏi các em làm việc và trả lời. Các yêu cầu mà HS tập
trung thảo luận, tìm hiểu là, cách thức bảo vệ, trùng tu các di
tích xuống cấp.Từ đó sẽ hình thành và phát triển năng lực nhận


biết vấn đề, những nhận thức đúng tạo cho các em có những
ứng xử đúng ở các di tích một cách thiết thực nhất. Ví dụ, khi
tham quan học tập tại đền Nguyên Phi Ỷ Lan GV và HS sẽ
cùng thảo luận chủ đề mùi hương, khói sẽ tác động tới môi
trường của di tích này như thế nào và liệu nếu không có biện
pháp chế tài cũng như ý thức của người dân và khách tham

quan thì có đảm bảo cho di tích này tồn tại nguyên trạng trong
tương lai được hay không.
Tổ chức hoạt độngTNST tại các di tích cần hướng HS
cảm nhận được vẽ đẹp của di tích nhưng cũng thấy được vai
trò của con người đối với di tích. Đặc biệt là phải đảm bảo
việc gìn giữ sao cho di tích tồn tại trong một môi trường lành
mạnh. HS cũng được phát biểu những cảm nhận, chính kiến
về di tích và các giải pháp để chung tay cùng cộng đồng góp
phần bảo vệ, trùng tu, tôn tạo di tích trước những thách thức
từ tự nhiên và xã hội. Thực tế sinh động ấy cho thấy lịch sử và
cuộc sống có mối quan hệ biện chứng với nhau và là động lực
của nhau để cùng thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.
- Kế hoạch tổ chức hoạt độngTNST tại các di tích ở
huyện Gia Lâm phải được xây dựng chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng


Bất cứ khi thực hiện một bài học lịch sử nào trước khi lên
lớp GV phải đầu tư công sức vào soạn giáo án. Đối với hoạt
độngTNST cũng vậy, tuy nhiên giáo án hoạt độngTNST cần
xây dựng chặt chẽ hơn bởi đặc trưng của bài học hoạt động
TNST là tổ chức dưới dạng tham gia tự nguyện của học sinh và
không bị ràng buộc bởi thi đua, kiểm tra đánh giá và các nề
nếp nội quy giờ học. Do vậy, khi xây dựng kế hoạch cho buổi
ngoại khoá lịch sử tại các di tích GV phải lường trước những
khó khăn, thuận lợi, phải cho HS nắm được những mục đích
cũng như một số quy định cần thiết. Ví dụ: Khi tổ chức cho
HShoạt động TNST tại đền Gióng ngoài xác định mục đích,
yêu cầu GV phải liên hệ xin phép với các cơ quan chức năng
như Uỷ ban nhân dân thành phố, phòng văn hoá thông tin,
phòng tài nguyên môi trường và trung tâm văn hoá thể thao

huyện Gia Lâm để có sự hỗ trợ về một số điểm tổ chức hoạt
động trải nghiệm cũng như hình ảnh và những số liệu liên
quan, thực trạng các di tích. Thông qua kế hoạch này trước Ban
giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn để được sự đồng thuận
và góp ý xây dựng kế hoạch chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó GV
cũng hướng HS chọn học tập một số di tích tiêu biểu, GV,
nhóm HS phụ trách cụ thể, rõ ràng. Thời gian dự kiến tổ chức


×