Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM của học SINH TRƯỜNG TRUNG học cơ sở QUẬN đồ sơn, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.5 KB, 70 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

1


- Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế xã hội ởquận Đồ
Sơn thành phố Hải Phòng
Quận Đồ Sơn được thành lập năm 2007 theo Nghị định
số 145/2007/NĐ-CP ngày 12/9/2007 của Chính phủ; thành lập
phường thuộc quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng. Quận Đồ
Sơn chính thức đi vào hoạt động theo địa giới hành chính mới
từ ngày 01/01/2008, với diện tích tự nhiên 42,4807km 2, dân
số 47.785 người; với 7 phường trực thuộc, gồm các phường:
Ngọc Xuyên, Ngọc Hải, Vạn Hương, Vạn Sơn, Bàng La,
Minh Đức và Hợp Đức.Vị trí địa lý của quận Đồ Sơn có tính
chất rất riêng biệt so với các quận và huyện khác của Hải
Phòng, thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ và khai thác,
nuôi trồng thủy, hải sản.
Sau Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XXIV, quận Đồ Sơn
đã tập trung chỉ đạo, phát huy cao nhất các nguồn lực và tiềm
năng, lợi thế cho đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ nhanh, bền
vững. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quận,
bước đầu khẳng định cùng với Cát Bà, Hạ Long, Đồ Sơn trở
thành một trong những trung tâm du lịch của cả nước và quốc
tế. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch, dịch vụ

2



được tăng cường. Công tác văn hóa, thông tin phục vụ tốt
nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phong trào rèn luyện thể
dục thể thao sôi nổi, phát triển sâu, rộng từ quận đến cơ
sở.Hàng năm thu hút hàng vạn lượt người tham dự Lễ hội
Chọi trâu truyền thống - Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc
gia, tổ chức thành công Liên hoan du lịch, Lễ hội đua thuyền
Rồng trên biển, quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo và phát huy
giá trị các di tích văn hoá, lịch sử: Bến K15, Tháp Tường
Long, Đền Nghè, Đền Nam Hải Thần Vương. Hai năm tổ
chức Đại hội TDTT 01 lần cấp quận có sự tham gia của toàn
ngành Giáo dục quận. Giáo dục và đào tạo được quan tâm đầu
tư phát triển; xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, quy mô trường
lớp tăng hàng năm, chất lượng GD ở các ngành học, bậc học
có chuyển biến rõ rệt. Hoàn thành khá toàn diện nhiệm vụ các
năm học. Cha mẹ học sinh tại các phường trên địa bàn có
nghề nghiệp đủ các ngành nghề nhưng đại đa số là Nghề đánh
bắt muôi trồng thủy hải sản, trồng trọt, ít bộ phận làm dịch vụ
du lịch và công nhân khu công nghiệp nên thu nhập cũng khá
ổn định. Từ khi thành lập Quận đời sống nhân dân cũng như
nhận thức của người dân được nâng lên. Việc tiếp cận thông
tin từ các phương tiện thông tin đại chúng được nhanh hơn. Vì

3


vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giáo dục của
quận, công tác xã hội hóa trong giáo dục được đẩy mạnh, việc
tham gia ủng hộ đóng góp kinh phí để các nhà trường tổ chức
các hoạt động GD trong đó có HĐTN được thuận lợi. Song do
điều kiện công việc nên ít PHHS tham gia được việc tổ chức

các HĐTN. Chính vì thế mà nhà trường khó khăn trong việc
thực hiện các HĐTN của HS.
-Khái quát về Giáo dục Trung học cơ sở quận Đồ
sơn, Thành phố Hải phòng
- Quy mô giáo dục của quận Đồ sơn
Đội ngũ nhà giáo có 678 người; trong đó, 46 CBQL; 354
đảng viên (52,2%) về cơ bản chế độ chính sách cho GV và
người lao động được đảm bảo.Từ năm 2016 quận quan tâm
đầu tư CSVC trường học ngày càng khang trang, hiện đại,
ước tính 47 tỷ đồng, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con
em nhân dân. Đến năm học 2017 - 2018, quận có 09 trường
học Chuẩn quốc gia đạt 42,85%. Công tác xã hội hóa giáo
dục, khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, phong
trào thi đua, các cuộc vận động trong ngành được tổ chức tốt
và đạt nhiều thành tích.

4


- Quy mô giáo dục quận Đồ sơn.
Quận Đồ Sơn hiện có 05 trường Trung học cơ sở, tính
đến thời điểm hiện tại (năm 2018) có 02 trường đạt chuẩn
quốc gia, 03 trường còn lại có kế hoạch xây dựng trường
chuẩn quốc gia vào năm học 2018 – 2019, 2019-2020. Số HS
tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông luôn đạt tỷ lệ
cao; tỷ lệ HS đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng là 90,9%.
Công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo được các cấp, các
ngành và toàn thể nhân dân ủng hộ, tham gia đóng góp xây
dựng, qua đó đã góp phần vào việc phát triển toàn diện giáo
dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,

Ban Chấp hành TW khóa XI. Cơ sở vật chất của các trường
trên địa bàn được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp. Đội
ngũ GV tăng về cơ cấu và chuẩn đào tạo đạt 100%, trong đó
98% đạt trên chuẩn; tỷ lệ xét hoàn thành chương trình tiểu học
hàng năm đạt 100%, tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS tăng trên 99%.
Cơ bản hoàn thành phổ cập trung học và nghề, được Thành
phố công nhận đạt mức độ 3.

-Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ dạy học.

5


Giáo dục THCS quận Đồ sơn có 05 trường, hầu hết điều
kiện CSVC khá đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đáp ứng được việc
dạy và học. Tính đến thời điểm hiện tại quận mới có02/05 =
40% trường đạt chuẩn Quốc gia, 23/60 phòng học đạt chuẩn,
34 phòng chức năng, 05 phòng máy vi tính với 120 máy,
100% các phòng học và phòng chức năng đều có lắp ti vi màn
hình rộng kết nối Internet khai thác tài liệu dạy học. Việc quản
lý trao đổi thông tin liên lạc giữa Phòng Giáo dục và các
trường trong địa bàn quận thông qua hệ thống tin điện tử hai
chiều Soffice. Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất chưa thật đáp
ứng cao nhu cầu dạy học nhưng cũng giúp các trường THCS
đủ để tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có HĐTN của
học sinh.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.
Cấp THCS có 10 CBQL; trong đó hiệu trưởng 05, phó
hiệu trưởng 05; 100% CBQL có trình độ chuyên môn Đại học
sư phạm và Cao học quản lý GD, Hàng năm đánh giá đều đạt

chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. 100% CBQL đã được tập
huấn bồi dưỡng QLGD, đối với vấn đề hoạt động trải nghiệm
trong các nhà trường trong những năm gần đây đã được quan

6


tâm song còn khá mới, nên việc quản lý đôi lúc còn gặp khó
khăn và lúng túng nên hiệu quả chưa được cao.
Trình độ đào tạo THCS từ năm 2016 đến nay như sau:
Nhìn vào bảng số liệu thống kê thực trạng trình độ của
GV ở bảng 2.3thấy rằng: Đội ngũ Giáo viên THCS quận Đồ
Sơn đều đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo 100%. Đội
ngũ Giáo viên đứng lớp đa số là giáo viên trẻ nên kinh
nghiệm chưa nhiều, với giáo viên đến tuổi chuẩn bị nghỉ hưu
việc nắm bắt, áp dụng các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy
học mới còn hạn chế. Hơn nữa số giáo viên được tham gia tập
huấn về tổ chức các HĐTN chưa được nhiều đa số mới chỉ
dừng lại triển khai ở các kế hoạch chỉ đạo chung về nhiệm vụ
năm học của các cấp và theo kế hoạch của các trường được
phân công thực hiện thí điểm “Chương trình nhà trường,, cho
nên mặc dù các trường Trung học cơ sở đều có sự chỉ đạo đến
các tổ nhóm chuyên môn và cụ thể ở từng môn học về nội
dung HĐTN nhưng hiệu quả chưa thật cao.
-Chất lượng giáo dục.
Theo Thông tư 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12/12/2011 về
đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. Chất lượng
học sinh THCS được đánh giá xếp loại theo đúng thông tư đạt kết
quả như sau:100% hoàn thành chương trình THCS, 100% Tốt


7


nghiệp THCS. Kết quả chất lượng học sinh theo các năm học như
sau:
- Kết quả chất lượng học sinh.
* Hạnh kiểm

Năm học

Tốt

Số
HS

SL

%

Khá

Trung
bình

Yếu

SL %

SL %


SL %

2015 2016

1990 161 81,2 29 14,7 29 14,7 02 0,1
7
6
4
7
4
7
0

2016 2017

1950 151 77,6 37 19,3 55 2,82 02 0,1
1
9
8
9
0

* Học lực

Năm
học

Số
HS


Giỏi
SL

%

Khá
SL

%

Trung
bình
SL

%

Yếu
S
L

%

Kém
S
L

%

2015 - 199
2016

0

71 35,6 80 40,0 40 20,1
3,7
0,0
75
01
0
8
4
4
0
0
7
5

2016 - 195
2017
0

72 37,1 75 38,4 41 21,0
3,1
0,1
62
02
5
8
0
6
1

8
8
0

8


- Tổ chức nghiên cứu thực trạng.
- Mục tiêu khảo sát
Tiến hành thu nhập, xử lý số liệu, phân tích và đánh giá
được thực trạng quản lý HĐTN của học sinh các trường
THCS quận Đồ sơn, Thành phố Hải phòng, làm cơ sở cho
việc đề xuất các biện pháp quản lý HĐTN cho hiệu trưởng các
trường THCS trong địa bàn quận giúp nâng cao hơn nữa chất
lượng giáo dục của bậc học và của ngành.
- Đối tượng khảo sát
Có 02 đối tượng tác giả phát phiếu khảo sát:
- 12CBQL (10 CBQL của 5/5 trường THCS, 01 lãnh đạo
Phòng Giáo dục, 01 chuyên viên phụ trách chuyên môn bậc
THCS).
- 85 Giáo viên của 5/5 trường THCS.
Tiếp tục phỏng vấn một số PHHSvà những HS đã tham
gia học mô hình VNEN về thực trạng tổ chức HĐTN và việc
quản lý các HĐTN trong các trường THCS quận Đồ sơn,
thành phố Hải Phòng.
- Nội dung khảo sát
- Đối với cán bộ quản lý các trườngTHCS.

9



+ Khảo sát thực trạng nhận thức về HĐTN của HS và
tầm quan trọng của việc quản lý HĐTN ở các trường THCS.
+ Thực trạng quản lý HĐTN của học sinh các trường
THCS quận Đồ sơn, thành phố Hải Phòng.
- Đối với giáo viên các trường THCS.
+ Khảo sát thực trạng nhận thức về HĐTN của học sinh
THCS.
+ Đánh giá về thực trạng quản lý HĐTN của HS các
trường THCS quận Đồ sơn, thành phố Hải Phòng.
- Đối với cha mẹ học sinh: Phỏng vấn về nhận thức, thực
trạng mức độ tham gia của cha mẹ học sinh với các HĐTN
của học sinh các trường THCS.
Đối với học sinh: Phỏng vấn về việc tham gia HĐTN
của học sinh các trường THCS.
- Công cụ khảo sát
- Tác giả xây dựng 01 mẫu phiếu khảo sát dành cho đối
tượng là CBQL (phụ lục số 1), 01 mẫu phiếu khảo sát dành
cho GV (phụ lục số 2), các câu hỏi phỏng vấn dành cho
CBQL, chuyên viên phụ trách bậc học của phòng GD&ĐT
quận Đồ sơn, cha mẹ học sinh, học sinh, nhằm tìm hiểu nhận
thức, tầm quan trọng của công tác quản lý HĐTN, đánh giá
việc thực hiện và mức độ thực hiện nội dung quản lý HĐTN
của học sinh các trường THCS hiện nay. Đối với phiếu hỏi
10


CBQL gồm 4 câu, trong đó 2 câu hỏi mở, 2 câu hỏi đóng. Với
các nội dung hỏi về nhận thức, mục đích, ý nghĩa của HĐTN,
tác giả dùng câu hỏi hai lựa chọn đồng ý hay không đồng ý

với các nhận định gợi ý và có phần để người được hỏi nêu ý
kiến riêng (nếu có), để đánh giá thực trạng quản lý HĐTN tác
giả sử dụng thang đo 4 bậc tương ứng với các mức độ thực
hiện Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.
- Tiến hành khảo sát và xử lý dữ liệu
Để khảo sát thực trạng quản lý HĐTN của học sinh
các trường THCS quận Đồ sơn, Thành phố Hải Phòng, tác
giả đã thực hiện một số hoạt động sau:
Tổ chức nghiên cứu hồ sơ nhà trường bao gồm: Hướng
dẫn nhiệm vụ năm học; Kế hoạch HĐNGLL; Kế hoạch
HĐTN, Báo cáo sơ kết học kì; Báo cáo tổng kết năm học;
Lịch hoạt động năm học; Kế hoạch hoạt động từng tháng từ
năm học 2015- 2016 đến năm 2016 - 2017; Tổ chức nghiên
cứu hồ sơ của TCM và GV của các trường THCS Hợp
Đức,Vạn Sơn, Ngọc Hải, Bàng La, Vạn Hương; qua nghiên
cứu hồ sơ để thu thập các minh chứng cụ thể làm cơ sở cho
việc đưa ra các nhận định khái quát về việc quản lý, triển khai

11


các HĐTN của học sinh các trường THCS thuộc phạm vi
nghiên cứu.
Quan sát thực tế hoạt động TN của nhà trường, vai trò
quản lý HĐTN của HS và dự giờ các tiết hoạt động tập thể,
các tiết dạy với mô hình VNEN...để có những nhận định xác
thực hơn về mức độ thực hiện.
Phát phiếu cho các đối tượng đã xác định và thu về để
xử lý. Các phiếu thu được sẽ phân loại phiếu điền đủ thông
tin, phiếu không đủ thông tin; các câu hỏi theo thang 4 bậc

quy ra điểm số trung bình, trong đó loại tốt tương ứng với 4
điểm, khá 3 điểm, Trung bình 2 điểm và yếu 1 điểm; các câu
hỏi thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý xác định theo tỷ lệ
%, các câu mở tổng hợp theo các nhóm ý kiến để đưa ra nhận
định chung. Số lượng phiếu phát ra, thu về, thông tin đối
tượng tham gia khảo sát được tổng hợp trong bảng sau:

- Tổng hợp tình hình tham gia khảo sát.
Tỷ lệ phản hồi
Đối tượng khảo sát
Số phiếu Số phiếu trả lời

Tỷ lệ

phát ra

(%)

12

trên 50% số


lượng câu hỏi
Phòng GD CBQ

02

02


100%

10

10

100%

85

85

100%

ĐT

L
Trường
THCS
Giáo viên

Bên cạnh việc điều tra bằng phiếu hỏi, tác giả tiến hành
phỏng vấn 01 đại diện CBQL phòng GD&ĐT quận Đồ sơn,
02 Hiệu trưởng nhà trường, 02 Phó hiệu trưởng nhà trường,
05 giáo viên, 02 giáo viên Tổng phụ trách Đội. Mục đích
phỏng vấn nhằm làm sáng tỏ thêm một số nội dung về thực
trạng quản lý HĐTN của học sinh các trường THCS.Kết quả
khảo sát thực trạng được tổng hợp và trình bày trong các mục
tiếp theo.
- Kết quả khảo sát

-Thực trạng hoạt động trải nghiệm của học sinhTrung
học cơ sởở quận Đồ sơn, Thành phố Hải phòng

13


Giúp việc đánh giá thực trạng quản lý HĐTN của học
sinh các trường THCS quận Đồ sơn, Thành phố Hải Phòng,
tác giả đã tiến hành khảo sát CBQL, GV bằng phiếu hỏi và
tính điểm trung bình của các đánh giá.
Tác giả tiến hành khảo sát 10 Hiệu trưởng và Phó hiệu
trưởng, 85 giáo viên, 230 học sinh và 155 phụ huynh của 05
trường Trung học cơ sởVạn Sơn, Ngọc Hải, Vạn Hương,
Bàng La, Hợp Đức trên địa bàn Quận Đồ sơn, Thành phố Hải
phòng về tổ chức các HĐTN. Các trường THCS trên địa bàn
trong những năm dưới sự chỉ đạo của các cấp như Bộ
GD&ĐT và Sở GD&ĐT Thành phố Hải Phòng và thực hiện
nghiêm túc Nghị quyết 29-NQ/TW của ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI. Cùng với đó là sự chỉ đạo của Phòng
GD&ĐT quận Đồ sơn các trường đã tiếp tục triển khai dạy
học theo phương pháp tích cực bàn tay nặn bột, các kỹ thuật
dạy học mới; dạy học theo mô hình VNEN và đã thu được kết
quả nhất định. Do thực tiễn đã triển khai các phương pháp dạy
học tích cực tại các trường THCS tại quận Đồ sơn, vì vậy nên
giáo viên cũng không ngần ngại khi tổ chức các hoạt động trải
nghiệm cho học sinh, việc nhận thức vầ vấn đề này cũng rất
rõ ràng từ CBQL và GV.

14



-Thực trạng nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viênvà
học sinh về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm ở
trường Trung học cơ sở.
-Nhận thức của cán bộ quản lý, GV, học sinh và phụ huynh
học sinh về vị trí, vai trò của HĐTN

Rất quan
Đối tượng điều

trọng

Không
Quan trọng

quan
trọng

tra
SL

(%)

SL

(%)

SL

(%)


3

30

7

70

0

0

GV (85)

14

16,47

71

83,53

0

Học sinh (230)

35

15,21


188

81,75

7

3,04

19

12,25

131

84,51

5

3,24

71

14,79

397

82,70

12


2,51

Cán bộ quản lý
(10)

Phụ huynh HS
(155)
Tổng (480)

15


Theo kết quả khảo sát của bảng trên cho thấy: Đối với
mức độ rất quan trọng của HĐTN trong nhà trường: tỷ lệ
CBQL đánh giá là 30%, Giáo viên 16,47%, học sinh 15,21%,
phụ huynh học sinh là 12,25%. Ở mức độ quan trọng thì đại
đa số CBQL, giáo viên Học sinh và PHHS đều nhất trí cao là
HĐTN đối với học sinh có vai trò quan trọng, tỷ lệ ý kiến
được hỏi trên 80%, không có CBQL hay giáo viên và rất ít
học sinh cũng như PHHS (trên 3%) coi HĐTN là không quan
trọng. Như vậy CBQL và GV và học sinh, PHHS đều nhận
thức được rằng HĐTN có vị trí quan trọng trong hoạt động
giáo dục của nhà trường, đây là hoạt động tổ chức cho HS
được tham gia vào các hoạt động học tập, hoạt động ngoại
khóa...từ đó tự tìm hiểu, tự khám phá để rút ra được kiến thức
và kỹ năng cơ bản dưới sự giúp đỡ của GV, học sinh được
tham gia vào các HĐTN là cơ hội để các em phát triển năng
lực, phẩm chất và tiềm năng sáng tạo một cách tốt nhất.
Kết quả khảo sát cho thấy 100% CBQL, GV nhận thức

đúng về vai trò, mục đích ý nghĩa của HĐTN, có những hiểu
biết ban đầu về các HĐTN, đây là điều kiện thuận lợi cho việc
triển khai các HĐTN tại các nhà trường của các năm học. Tuy
nhiên qua theo dõi các hoạt động trong các trường THCS
quận Đồ sơn, tác giả nhận thấy hầu hết các nhà trường mới
16


chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức, làm như thế nào để đạt được
mục đích ý nghĩa trên còn rất nhiều hạn chế từ việc quan tâm
chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và cách thức cũng như nội dung
thực hiện của các giáo viên trong nhà trường.Đây cũng sẽ là
một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tham gia
HĐTN của HS bởi vì khi họ có quan niệm không đầy đủ về
HĐTN thì cũng sẽ không thực sự đầu tư về thời gian, trí tuệ
và kinh phí cho hoạt động.
- Đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, GV, học sinh và
phụ huynh học sinh về vị trí, vai trò của HĐTN.
-Thực trạng việc thực hiện mục tiêu hoạt động trải
nghiệm ở trường Trung học cơ sở.
Nội dunggiáo dục của cấp Trung học cơ sở hiện tại bao
gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc,
HĐGDNGLL. Theo dự thảo chương trình GD phổ thông sắp
tới ngoài các môn học bắt buộc còn có HĐTN và hướng
nghiệp, được thiết kế thành các chủ đề phù hợp với nguyện
vọng HS cũng như điều kiện của mỗi nhà trường trong việc tổ
chức.Thông qua các HĐTN giúp HShình thành và phát triển
phẩm chất nhân cách, năng lực bản thân, phát huy khả năng
sáng tạo của cá nhân, đồng thời tích luỹ thêm nhiều kinh


17


nghiệm.Bên cạnh đó các em sẽ có trách nhiệm hơn, tích cực
hơn trong các hoạt động xã hội, có tinh thần hợp tácý thức
công dân, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, biết hoàn
thiện bản than,
Giáo viên trực tiếp là các cố vấn, cùng học sinh xây
dựng kế hoạch, triển khai, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện
các hoạt động trải nghiệm nhằm việc thực hiện đạt hiệu quả
cao nhất, tiết kiệm và an toàn nhất. Đặc biệt một số trường khi
tổ chức các hoạt động còn nhận được sự ủng bộ của BGH và
Tổ chuyên môn cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Kết quả về mức độ đạt được mục tiêu khi tổ chức hoạt động
trải nghiệm của học sinh.
Mức độ tiếp cận (SL= 85)
T
T

Mục tiêu

Tích cực

Chưa tích cực

SL

%

SL


%

1 Tinh thần hợp tác

83

97,64

2

2,36

2 Tinh thần trách nhiệm

81

95,29

4

4,71

3 Tham gia các hoạt động

79

92,94

6


7,06

18


xã hội
4 Ý thức công dân

82

96,47

3

3,53

Theo kết quả được hỏi về về mức độ đạt được mục tiêu
khi tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh,giáo viên các
trường khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm đều nhận thấy
học sinh có tinh thần hợp tác rất cao trong mọi hoạt động với
tỷ lệ là 97,64%, tinh thần trách nhiệm trong công việc và thực
hiện nhiệm vụ là 95,29%, tham gia rất tích cực các hoạt động
xã hội đạt 92,94%. Số học sinh còn chưa tích cực trong hợp
tác là 2,36%, tinh thần trách nhiệm 4,71%, ý thức công dân là
3,53%, hay tham gia các hoạt động xã hội 7,06%. Như vậy
qua đây tác giả nhận thấy khi được tham gia các hoạt động
TN đã giúp các em có được những kỹ năng, năng lực quan
sát, các em có trách nhiệm cao hơn, biết chia sẻ và tinh thần
hợp tác với nhau trong công việc. Thực tế HĐTN giúp các em

hiểu và gắn bó với nhau hơn. Các emtham gia các hoạt động
xã hội trên tinh thần tự nguyện, được thăm quan di tích lịch sử
văn hóa, từ đó giúp nhận thức của các em về lịch sử cũng thay
đổi. Học sinh nắm chắc hơn kiến thức lịch sử, đồng thời, kích
thích được các em ham học hỏi, tò mò, muốn mở rộng tầm

19


hiểu biết lịch sử quê hương, của dân tộc mình, hơn thế nữa đó
là nâng cao ý thức công dân trong việc tuyên truyền, quảng bá
và bảo vệ di tích lịch sử của quê hương đất nước. Điều này
được thể hiện qua bảng khảo sát đối tượng là giáo viên các
trường THCS đã được tổ chức các HĐTN.
-Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm ở
trường Trung học cơ sở.
Từ khi triển khai thực hiện các HĐTN của học sinh qua
khảo sát tại các trường Trung học cơ sở, tác giả thấy có một
thực tế: giáo viêncó tâm huyết trách nhiệm cao đối với việc
xây dựng kế hoạch và nội dung các hoạt động trải nghiệm gắn
với kiến thức kỹ năng của nhiều môn học; nhiều lĩnh vực học
tập; nhiều lĩnh vực giáo dục nhưđạo đức, trí tuệ, kỹ năng
sống…;ngoài ra còn có các hoạt động lao động công ích.
- Thực trạng thái độ học sinh khi tham gia nội dung các hoạt
động trải nghiệm của học sinh trường THCS
Nội dung

Thái độ học sinh tham gia các
nội dung hoạt động trải nghiệm
(SL=230)

Rất thích

20

Thích

Không
thích


SL

%

SL

%

SL

%

1. Nội dung gắn với kiến
86,0
thức kỹ năng của nhiều 198
9
môn học.

30


13,0
4

2

3,87

2. Nội dung gắn với nhiều
187 81,3
lĩnh vực học tập.

39

16,9
5

4

1,75

3. Nội dung gắn với nhiều
lĩnh vực giáo dục: đạo đức, 190 82,6
trí tuệ, kỹ năng sống…

37

16,0
8

3


1,32

4. Hoạt động lao động công
81,7
188
ích
4

37

16.0
8

5

2,18

Theo ý kiến được hỏi đối với học sinh các trường THCS
vềthái độ học sinh khi tham gia nội dung các HĐTN, thấy
rằng trên 80% học sinh rất thích, chỉ số ít từ 1,32-3,87% học
sinh là không thích tham gia các nội dung HĐTN (có thể có lý
do về mặt sức khỏe, tâm lý hay ngại ngùng khi phải đóng góp
kinh phí)tham gia các nội dungHĐTN do giáo viên thiết kế.
Điều này nhằm hướng đến môi trường dạy học thân thiện, vận
dụng sáng tạo phương pháp dạy học tích cực, các buổi sinh
hoạt tập thể, các buổi hoạt động ngoại khóa đã tạo được hứng
thú cho HS. Các em có cơ hội được trình bày suy nghĩ, năng
lực, năng khiếu của bản thân.Thông qua đó thấy rằng các
21



trường đều rất tích cực trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện
kế hoạch TN tại trường hoặc tham quan các khu di tích lịch
sử. Điển hình phải kể đến trường THCS Vạn Sơn với việc tổ
chức cho học sinh toàn trường tham gia dọn sạch bãi biển, du
lịch trở về cội nguồn, Trường THCS Ngọc Hải tổ chức cho
HS các khối TN tại Hà Giang, tổ chức “Học kỳ quân đội,,;
trường THCS Hợp Đức tổ chức khối 9 tham quan làng nghề
gốm Bát tràng, khối 6 học TN tại khu di tích Lịch sử Bạch
Đằng Giang với chiến thắng Bạch Đằng.
- Đánh giá thái độ tham gia các hoạt động trải nghiệm của
học sinh
Quan sát trên biểu đồ cho thấy các nội dung hoạt động
trải nghiệm đều được học sinh tham gia với thái độ rất tích
cực và được nhiều HS rất thích tham gia. Nội dung hoạt động
gắn với kiến thức kỹ năng của nhiều môn học, nội dung gắn
với nhiều lĩnh vực giáo dục: đạo đức, trí tuệ, kỹ năng sống…
là những hoạt động có nhiều HS tham gia nhất thì cũng được
nhiều HS đã tham gia rất thích. Qua phỏng vấn một số em HS
cho biết khi tham gia vào những hoạt động này các em thấy
mình đã trưởng thành hơn rất nhiều. Như vậy chứng tỏ nội

22


dung của hoạt động có vai trò quan trọng trong việc thu hút
các em tham gia.
-Thực trạng sử dụng hình thức và phương pháp tổ chức
hoạt động trải nghiệm ở trường Trung học cơ sở.

Trong quá trình tổ chức các hoạt động TN của học sinh
giáo viên thường vận dụng các phương pháp và hình thức tổ
chức HĐTN trong các tiết dạy và các hoạt động ngoài giờ lên
lớp. Nếu các hình thức được triển khai phong phú, phương
pháp phù hợp đối tượng, mức độ sử dụng thường xuyên thì sẽ
thu hút được 100% HS tham gia tích cực vào các HĐTN.
Tuy nhiên từ kết quả khảo sát cũng như quan sát thực tế
các hoạt động trong nhà trường, qua các ý kiến khi phỏng vấn
một số GVcho thấy tại các trường mức độ sử dụng các hình
thức đó trong tổ chức các HĐTN của GV có sự khác nhau
điều đó được thể hiện qua bảng sau:
- Đánh giá mức độ sử dụng hình thức tổ chức HĐTN tại các
trường THCS
Mức độ sử dụng
T

Hình thức tổ

T

chức

Thường

Thỉnh

Không

xuyên


thoảng

bao giờ

23


1

Trò chơi

85%

15%

0

2

Hội thi

30%

70%

0

3

Giao lưu


20%

80%

0

4

Tham

10%

85%

0

quan

du

lịch
5

Sân khấu hóa

35%

65%


0

6

Thể dục thể thao

90%

10%

0

7

Câu lạc bộ

15%

85%

0

8

Tổ chức các ngày

25%

75%


0

20%

80%

0

hội
9

Nghiên cứu khoa
học kỹ thuật

Qua kết quả khảo sát ở bảng trên thì hình thức tổ chức
trò chơi, thể dục thể thao được sử dụng nhiều trong các tiết
dạy đến 85-90% giáo viên các trường sử dụng thường xuyên.
Còn lại các hình thức khác ít giáo viên các trường thường
xuyên sử dụng như hình thức Sân khấu hóa là 35%, hình thức
24


giao lưu, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội là 25%, nghiên
cứu khoa học kỹ thuật là 20%, hình thứccâu lạc bộ 15%, giáo
viên các trường sử dụng thường xuyên. Đặc biệt không có
trường nào không bao giờ sử dụng các hình thức trên, trong
thực tế tổ chức các HĐTN, hình thức tham quan du lịch xa rất
ít được triển khai nên mức độ thường xuyên với hình thức này
chỉ 10%, có thể mỗi năm chỉ tổ chức 1 lần ở các khối lớp, do
kinh phí đi xa với học sinh là thêm một khoản đóng góp vì

vậy nếu cha mẹ học sinh không ủng hộ thì rất khó tổ chức.
Trong những năm học gần đây, đối với các bộ môn nhiều giáo
viên đã tổ chức hoạt động TN dưới hình thức sân khấu hóa.
Sau khi triển khai thấy các em hưởng ứng rất nhiệt tình, có
hiệu quả giáo dục cao, và hầu hết các trường đã triển khai
rộng hơn tới học sinh tất cả các lớp trong trường. Hình thức
nghiên cứu khoa học kỹ thuật cũng đã được quan tâm có
trường tham gia cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật cấp quận
đạt giải nhất, nhì và cấp Thành phố đạt giải Nhì, Ba như
trường Trung học cơ sở Hợp Đức, Ngọc Hải, Vạn Sơn. Mức
độ thỉnh thoảng mới sử dụng hình thức này lên đến 80 - 85%
với hình thức như: Tham quan, giao lưu, câu lạc bộ, tổ chức
nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

25


×