Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hoá học của lá đu đủ đực (carica papaya (l )) bằng phương pháp sắc ký

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
 + 

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CỦA LÁ ĐU ĐỦ ĐỰC ( CARICA PAPAYA (L))
BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẮC KÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC

SVTH

: BÙI THỊ THÙY DUNG

Lớp

: 14CHD

GVHD

: TS. TRẦN MẠNH LỤC

Đà Nẵng - 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐHSP



Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: BÙI THỊ THÙY DUNG
Lớp

: 14CHD

1. Tên đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hoá học của lá Đu đủ
đực(Carica papaya (L.) )”.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:
-

Nguyên liệu: Lá Đu đủ đực

-

Dụng cụ, thiết bị: bộ chƣng ninh, bình tam giác, cột sắc ký, bản mỏng sắc ký,

đèn UV, cân phân tích, bếp cách thủy, tủ sấy, bình lắc, phễu chiết,…
3. Nội dung nghiên cứu:
-

Chiết mẫu bằng phƣơng pháp chiết lỏng-lỏng nối tiếp với các dung môi n-

hexane, dichlomethane và ethyl acetate.

-

Xác định thành phần hóa học trong cao tổng ethanol bằng phƣơng pháp GC –

MS.
-

Phân lập một số hợp chất trong cao tổng ethanol bằng phƣơng pháp sắc ký cột

và sắc ký bản mỏng.
-

Xác định thành phần hóa học trong các phân đoạn bằng phƣơng pháp GC – MS.

4. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Trần Mạnh Lục
5. Ngày giao đề tài: 01/07/2017
6. Ngày hoàn thành: 20/04/2018


Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hƣớng dẫn

PGS.TS Lê Tự Hải

TS. Trần Mạnh Lục

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày tháng 04 năm 2018
Kết quả điểm đánh giá:…….
Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2018

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến
TS. Trần Mạnh Lục đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ trong suốt quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn và các thầy cô phụ trách
phòng thí nghiệm khoa Hóa trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em trong thời gian vừa qua.
Bước đầu làm quen với việc nghiên cứu nên bài báo cáo này không tránh khỏi
thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy cô để em
có thể thu nhận thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân sau này.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong
cuộc sống cũng như sự nghiệp giảng dạy của mình. Em xin chân thành cảm ơn.

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 04 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Thùy Dung


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................. 4
1.1.


GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐU ĐỦ ......................................................................... 4

1.2.

ĐẠI CƢƠNG VỀ CÂY ĐU ĐỦ ĐỰC............................................................... 4

1.2.1.

Tên gọi ......................................................................................................... 4

1.2.2.

Mô tả thực vật .............................................................................................. 4

1.2.3.

Phân bố ........................................................................................................ 5

1.3.
1.5.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC ............................................................................ 5
NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐU ĐỦ .............. 7

CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 9
2.1.

NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU......... 9

2.1.1.


Thu mẫu và xử lý mẫu nguyên liệu ............................................................. 9

2.1.2.

Dụng cụ, hóa chất và thiết bị nghiên cứu .................................................... 9

2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM .................................................................................................................... 11
Phƣơng pháp ngâm dầm ................................................................................ 11

2.2.1.
2.2.2.

Phƣơng pháp chiết lỏng-lỏng ..................................................................... 11

2.2.3.

Phƣơng pháp sắc ký bản mỏng .................................................................. 12

2.2.4.

Phƣơng pháp sắc ký cột ............................................................................. 17

2.2.5.

Định tính một số nhóm chất trong dịch chiết cồn...................................... 19

2.3.


NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .................................................................... 22

2.3.1.

Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm .................................................................. 22

2.3.2.

Ngâm dầm tạo tổng cao ethanol từ lá đu đủ đực ....................................... 24

2.3.3.

Chiết phân bố lỏng-lỏng bằng cao tổng ethanol ........................................ 24


2.3.4.

Phân lập phân đoạn bằng sắc ký bảng mỏng và sắc ký cột ....................... 24

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 28
3.1. KẾT QUẢ KHỐI LƢỢNG CAO CHIẾT THU ĐƢỢC BẰNG PHƢƠNG
PHÁP NGÂM CHIẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP CHIẾT LỎNG-LỎNG ....................... 28
3.1.1.

Kết quả điều chế tổng cao ethanol bằng phƣơng pháp ngâm chiết. .......... 28

3.1.2.

Định tính thành phần nhóm chức cao chiết ethanol .................................. 29


3.2. KẾT QUẢ CHIẾT TÁCH CÁC HỢP CHẤT TRONG CAO ETHANOL
BẰNG PHƢƠNG PHÁP CHIẾT LỎNG – LỎNG .................................................... 33
3.3.

KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CAO TỔNG ETHANOL ................ 35

3.4.

KẾT QUẢ PHÂN LẬP PHÂN ĐOẠN TỪ CAO TỔNG ETHANOL ............ 37

3.4.1.

Kết quả sắc ký bản mỏng cao ethanol ....................................................... 37

3.4.2.

Kết quả chạy sắc ký cột phân lập cao ethanol ........................................... 38

3.4.3.

Kết quả chạy phân đoạn LĐ.EIII ............................................................... 41

3.4.4.

Kết quả đo GC-MS của phân đoạn LĐ.EIII.1 ........................................... 46

3.4.5.

Kết quả đo GC-MS của phân đoạn LĐ.EIII.3 ........................................... 48


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 54


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GC

: Gas Chromatography

MS

: Mass Spectrometry

STT

: Số thứ tự

TCCS

: Tiêu chuẩn cơ sở


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang


bảng
2.1.

Các hệ dung môi triển khai sắc ký lớp mỏng

9

2.2.

Các hóa chất đã sử dụng

10

3.1.

Khối lƣợng cao thu đƣợc sau khi cô quay các dịch chiết

28

3.2.

Thành phần nhóm chức trong cao chiết bằng hệ ethanol 80

30

3.3.

Tổng hợp kết quả định tính thành phần hóa học của lá đu đủ đực

31


3.4.

Thành phần hóa học định danh đƣợc trong cao ethanol 80

36

3.5.

Thành phần hóa học định danh đƣợc trong phân đoạn LĐ.EIII.1

46

3.6.

Thành phần hóa học định danh đƣợc trong phân đoạn LĐ.EIII.3

49


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

hình
1.1.


Tiêu bản cây Đu đủ

4

1.2.

Thân, lá, hoa và trái của cây Đu đủ đực

5

2.1.

Lá đu đủ đực phơi khô

9

2.2.

Bột mịn lá đu đủ đực

10

2.3.

Đèn tử ngoại UV soi sắc ký bản mỏng

11

2.4.


Phƣơng pháp chiết lỏng lỏng

12

2.5.

Bình triển khai dạng hình khối trụ có nắp đậy

16

2.6.

Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm

23

2.7

Bản mỏng silicagel 60F254

25

3.1.

Biểu đồ khối lƣợng cao qua 3 lần chiết

28

3.2.


Chiết lỏng-lỏng với các dung môi n-hexan (1), diclometan

33

(2) và etyl acetat (3)
3.3.

Dịch chiết thu đƣợc với 3 dung môi n – hexane,

34

diclometan, etyl acetat
3.4.

Sơ đồ tóm tắt quá trình chiết lỏng-lỏng từ cao ethanol

34

3.5.

Sắc ký đồ GC của cao ethanol 80

35

3.6.

Kết quả chạy sắc ký bản mỏng với dung môi n-hexan,

37


chloroform, diclometan và etyl acetat (từ trái sang phải) soi
dƣới đèn UV bƣớc sóng 365 nm


3.7.

Kết quả chạy sắc ký bản mỏng với hệ dung môi chloroform

38

: diclometan theo các tỷ lệ 8:2; 6:4; 4:6; 2:8 (từ trái sang
phải) soi dƣới đèn UV bƣớc sóng 365 nm
3.8.

Cột sắc ký cao ethanol sau khi nhồi cột và nạp mẫu(1), bắt

38

đầu rửa giải(2), trong quá trình rửa giải(3,4)
3.9.

Sắc ký bản mỏng các bình số lẻ từ 1 đến 7

39

3.10.

Sắc ký bản mỏng các bình số lẻ từ 8 đến 29

39


3.11.

Sắc ký bản mỏng các bình số lẻ từ 31 đến 66

40

3.12.

Sắc ký bản mỏng các bình số lẻ từ 67 đến 87

40

3.13.

Sắc ký bản mỏng các bình số lẻ từ 88 đến 109

40

3.14.

Kết quả sắc ký bản mỏng các phân đoạn LĐ.EI đến

41

LĐ.EIV (từ trái sang phải) soi dƣới đèn UV bƣớc sóng 365
nm
3.15.

Sắc ký bản mỏng các bình số lẻ từ 1 đến 14 soi dƣới đèn


41

254nm và 365nm
3.16.

Sắc ký bản mỏng các bình số lẻ từ 15 đến 40

42

3.17.

Sắc ký bản mỏng các bình số lẻ từ 41 đến 52

42

3.18.

Sắc ký bản mỏng các bình số lẻ từ 53 đến 77

42

3.19.

Sắc ký bản mỏng các bình số lẻ từ 78 đến 101

43

3.20.


Sắc ký bản mỏng các bình số lẻ từ 103 đến 125

43

3.21.

Sắc ký bản mỏng phân đoạn LĐ.EIII.1 đến LĐ.EIII.5

44

3.22.

Các lọ đựng dịch các phân đoạn LĐ.EIII.1 đến LĐ.EIII.5

44


3.23.

Sơ đồ phân lập cao tổng ethanol

45

3.24.

Sắc ký đồ GC của phân đoạn LĐ.EIII.1

46

3.25.


Sắc ký đồ GC của phân đoạn LĐ.EIII.3

49


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xƣa, con ngƣời đã biết sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên để làm
thuốc chữa bệnh. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật hiện đại,
con ngƣời có thể tổng hợp đƣợc nhiều hoạt chất có cấu trúc và tác dụng tƣơng tự nhƣ
các thành phần có nguồn gốc thiên nhiên. Song, các loài thảo dƣợc hiện nay vẫn chiếm
một vị trí quan trọng trong việc điều trị các bệnh thông thƣờng nhiều ngƣời mắc phải,
cũng nhƣ các bệnh nan y mà Tây y chƣa chữa đƣợc.
Ở Việt Nam, sử dụng cây cỏ làm thuốc là một tập quán lâu đời. Với điều kiện
khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa, cây cỏ nƣớc ta rất phong phú và đa dạng (khoảng
12000 loài), trong đó có nhiều loài cây cỏ đƣợc sử dụng làm thuốc chữa bệnh (khoảng
4000 loài) đƣợc lƣu truyền sâu rộng trong nhân gian.
Một trong những dƣợc liệu quý chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều là cây Đu đủ đực
(Carica papaya). Loài Carica papaya ở Việt Nam còn gọi là Đu đủ.
Cây Đu đủ có thể sử dụng tất cả các bộ phận để làm thuốc và nhiều giá trị sử
dụng khác nhƣ: sử dụng quả Đu đủ làm thực phẩm, lá Đu đủ và hoa Đu đủ đƣợc sử
dụng làm thuốc trong y học, … Ngƣời dân Việt Nam đã dùng lá Đu đủ chữa bệnh ung
thƣ. Ở nƣớc ta, cao chiết với cồn từ lá Đu đủ đƣợc nghiên cứu trong một số mô hình
ung thƣ thực nghiệm và đƣợc chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u
gây ra bởi tế bào ung thƣ Sarcoma TG-180 ở chuột nhắt trắng [3].
Gần đây, ngƣời dân địa phƣơng ở Quảng Nam-Đà Nẵng sử dụng hoa cây Đu đủ

đực để điều trị các bệnh về đƣờng hô hấp nhƣ viêm họng, ho, mất tiếng, khản tiếng,…;
các bệnh về hệ bài tiết nhƣ đái rắt, đái buốt, đau niệu đạo,…; chữa sỏi thận; tác dụng
kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, hoa Đu đủ đực còn đƣợc coi nhƣ thần dƣợc để hỗ trợ điều
trị bệnh ung thƣ nhƣ: ung thƣ phổi, ƣng thƣ vú và ung thƣ gan,…[4, 10].


2

Việc nghiên cứu thành phần hóa học của cây Đu đủ đực đã đƣợc một số tác giả
trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên, tại Việt Nam các quy trình chiết tách và xác định
thành phần hóa học, cấu trúc của các hợp chất chính trong lá Đu đủ đực vẫn còn rất ít
và chƣa toàn diện.
Do đó, việc nghiên cứu thành phần hóa học của lá Đu đủ đực để tìm hiểu hoạt
chất có tác dụng chữa bệnh, chứng minh cho hoạt tính của cây là công việc rất có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu chiết tách và xác
định thành phần hoá học của lá đu đủ đực (Carica papaya (L.)”, với mục tiêu đóng góp
một phần tƣ liệu vào hệ thống các công trình khoa học về loài cây này.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Lá Đu đủ đực mua tại cơ sở bán nguyên liệu nghiên cứu tại Đà Nẵng
2.2. Mục đích nghiên cứu
-

Tìm các điều kiện chiết tách thích hợp các chất từ lá Đu đủ đực bằng các dung

môi phân cực khác nhau.
-

Phân lập, xác định thành phần hóa học của cao chiết ethanol từ lá Đu đủ đực.


-

Đóng góp thêm thông tin, tƣ liệu khoa học về loài Đu đủ, tạo cơ sở khoa học

ban đầu cho các nghiên cứu về sau.
3. Phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, tƣ liệu về nguồn nguyên liệu, thành
phần hóa học và ứng dụng của lá Đu đủ đực.
- Tổng hợp tài liệu về phƣơng pháp lấy mẫu, chiết tách, phân lập và xác định thành
phần hóa học các chất từ thực vật.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm
-

Ngâm chiết chƣng ninh bằng dung môi ethanol 80.

-

Chiết lỏng - lỏng bằng các dung môi có độ phân cực khác nhau.


3

-

Phân lập cao ethanol 80 bằng phƣơng pháp sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng.

-


Dùng phƣơng pháp khối phổ (GC-MS) để xác định các chất trong cao chiết

ethanol và phân đoạn của cao tổng ethanol
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những kết quả có đƣợc trong đề tài nghiên cứu này sẽ là một nguồn tƣ liệu có ý
nghĩa trong việc cung cấp thông tin về thành phần hóa học các cấu tử đƣợc chiết tách
từ loài Carica papaya, qua đó nâng cao giá trị ứng dụng của chúng trong ngành dƣợc
liệu.
5. Bố cục đề tài
Cấu trúc đề tài nhƣ sau:
Mở đầu (3 trang, từ trang 1 đến trang 3)
Chƣơng 1: Tổng quan (5 trang, từ trang 4 đến trang 8)
Chƣơng 2: Nguyên liệu và phƣơng pháp nghiên cứu (19 trang, từ trang 9 đến trang 27)
Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận (24 trang, từ trang 28 đến trang 51)
Kết luận và kiến nghị (2 trang, từ trang 52 đến trang 53)
Tài liệu tham khảo (2 trang, từ trang 54 đến trang 55)


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐU ĐỦ
Họ Đu đủ (danh pháp khoa học: Caricaceae, đồng nghĩa: Papayaceae) ) trên thế
giới gồm có 4 chi và 45 loài, phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nƣớc ta
có 1 chi và một loài, đa số là các loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ thân xốp và mập, thƣờng
xanh, tuổi thọ thấp, cao tới 5–10 m.. Một số giống đu đủ hiện nay đang đƣợc trồng ở
Việt Nam bao gồm: giống đu đủ ta, đu đủ Mêhico, đu đủ So Lo, đu đủ Trung Quốc, đu
đủ Thái Lan, đu đủ Đài Loan. Tại Hà Nội, chỉ có duy nhất giống đu đủ Đài Loan đƣợc
trồng ở các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thạch Thất,... [1].

1.2. ĐẠI CƢƠNG VỀ CÂY ĐU ĐỦ ĐỰC
1.2.1. Tên gọi
Tên khoa học: Carica papaya
Tên thông thƣờng: Đu đủ đực hay Đu đủ
Theo phân loại thực vật [8]:
-

Giới: Plantae (Giới Thực vật)

-

Bộ: Brassicales (Bộ Cải hay Mù tạc)

-

Họ: Caricaceae (Họ Đu đủ)

-

Chi: Carica

-

Loài: C. Papaya

1.2.2. Mô tả thực vật

Hình 1.1. Tiêu bản cây Đu đủ
[8]


Cây Đu đủ cao từ 3-7 m, thân thẳng, đôi khi phân nhánh. Vỏ mang rất nhiều sẹo
của cuống lá. Lá mọc so le ở ngọn cây, phiến lá to rộng chia làm 6-9 thùy, thùy hình
trứng nhọn, mép có răng cƣa không đều, cuống lá rỗng và dài 30-5 0 cm. Hoa trắng
nhạt hay xanh nhạt, khác gốc. Hoa đực mọc ở kẽ lá, thành chùy có cuống lá rất dài.
Hoa cái có tràng dài hơn tràng của hoa đực, mọc thành chùy ở kẽ lá. Quả thịt, hình


5

trứng to dài 20-30 cm, đƣờngkính 15-20 cm. Thịt quả dày, lúc đầu có màu xanh lục,
sau ngả màu vàng cam. Trong ruột có rất nhiều hạt đen to bằng hạt tiêu, xung quanh có
lớp nhầy[3].

a

b

c

d

Hình 1.2. Hình ảnh thân (a), lá (b), hoa (c) và trái (d) của cây Đu đủ đực.
1.2.3. Phân bố
Cây Đu đủ (Carica papaya Linn) là một loại cây ăn quả có nguồn gốc từ vùng
nhiệt đới châu Mỹ. Hiện nay, Đu đủ đƣợc trồng ở các nƣớc vùng nhiệt đới, những nơi
có nhiệt độ bình quân trong năm không thấp hơn 150C. Sản lƣợng Đu đủ trên thế giới
khoảng trên 5 triệu tấn quả/năm [5].
Ở Việt Nam, cây Đu đủ đƣợc trồng hầu hết ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam.
Tuy nhiên, chúng đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng, dọc theo các con sông, trên
các loại đất phù sa. Diện tích trồng Đu đủ của cả nƣớc ƣớc khoảng 10000-17000 hecta

với sản lƣợng khoảng 200-350 nghìn tấn quả [5].
1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
 Các enzyme (enzymes): Nhựa chứa khá nhiều enzyme nhƣ papain, chymopapain,
papaya glutamine cyclotransferase, glutaminyl-peptide-cyclotransferase, chitinase,
papaya peptidase A và B, alpha-D_mannosidase và N-acetyl-beta-D-glucosaminidase.
Quả chứa beta-galactosidase I, II và III, và 1-amino cyclopropane-1-carboxylase
(ACC) oxidase, phenol-D-glucosyltransferase.
 Carotenoid: Trong đu đủ chín có 19 carotenoid, chủ yếu là cryptoxanthin (48%),
beta carotene (30%) và cryptoflavin (13%),violaxanthin và zeaxanthin.
 Alkaloid: Lá chứa carpinin carpain; ruột thân có pseudo carpain.


6

 Monoterpenoid: Quả chứa 4-terpineol, linalool và linalool oxid.
 Flavonoid: Chồi non chứa quercetin, myricetin và kaempferol.
 Các khoáng chất và vitamin: calcium, sắt,magiê, phốt pho, kali, natri, kẽm,đồng,
mangan, thiamine (B1), beta caroten (tiền vitamin A), riboflavine(B2), niacin (B3),
pantothenic Acid (B5) ascorbic acid (C), vitamin E, riêngchồi còn có alpha tocopherol.
 Glucosinolat: Trong hạt có benzyl isothiocyanate.
 Dầu béo của hạt chứa 16,97% acid béo bão hòa (gồm 11,38% palmitic,5,25 %
stearic, 0,31% arachidic acid) và 78,63% acid béo chƣa bão hòa(76,5% oleic và 2,13%
linoleic)[3].
1.4. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA CÂY ĐU ĐỦ
1.4.1. Trong đời sống
 Dƣỡng sinh với Đu đủ
Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khoẻ. Vào mùa hè,
ăn Đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông, Đu đủ
giúp nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dƣỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hoá đàm[14].
 Làm đẹp với Đu đủ

Đu đủ rất giàu enzyme tự nhiên, dễ dàng thấm sâu vào làn da giúp đẹp da, mau
lành các tổn thƣơng trên da. Đu đủ cũng có tác dụng tẩy tế bào da chết, hồi phục sự
tƣơi trẻ cho làn da[14].
 Chữa bệnh với Đu đủ
Trong Đu đủ có chứa rất nhiều loại enzim, ví nhƣ enzim papain rất tốt cho tiêu
hoá, giúp tiêu hoá các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn. Đối với những bệnh
nhân mắc bệnh celiac (một loại bệnh mà không thể tiêu hoá protein trong lúa mì, hay
gliandin) thì có thể ăn đu đủ xanh để chữa căn bệnh này[14].
1.4.2. Trong Y học
Dƣới đây là một số tác dụng chữa bệnh trong Y học của cây Đu đủ
 Lá Đu đủ phòng ngừa ung thƣ


7

Trong lá Đu đủ có chứa chất papain, có khả năng thủy phân chất đạm, trung hòa
các độc tố, tăng cƣờng hệ miễn dịch đồng thời chống lại sự phát triển của khối u[15].
 Hạt Đu đủ
Hạt Đu đủ rất dồi dào hàm lƣợng axit oleic và palmitic. Các loại axit béo có
trong hạt đu đủ cũng đƣợc cho là giúp cho cơ thể của chúng ta phòng chống bệnh ung
thƣ, giúp gan, thận khỏe mạnh.
Hạt Đu đủ cũng thể hiện ƣu điểm vƣợt trội của mình trong việc loại bỏ các ký
sinh trùng đƣờng ruột ra khỏi cơ thể nhờ hàm lƣợng enzyme cao, một chất phân giải
protein giúp phân hủy ký sinh trùng và trứng của chúng, cũng nhƣ các protein không
tiêu hóa đƣợc hết trong các loại thực phẩm mà bạn ăn[15].
 Quả Đu đủ có một số tác dụng nhƣ:
 Làm tan sạn thận, sạn mật
 Trị sốt rét rừng, sốt kinh niên(chỉ 1 lần là khỏi)
 Trị rắn độc cắn
 Trị bệnh trƣờng phong hạ huyết

 Giúp nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu
 Trục giun
 Trị di,mộng,hƣợt, tinh
 Trị ho gà[17].
 Hoa Đu đủ
Theo nghiên cứu y khoa đã chứng minh hoa Đu đủ đực có khả năng hỗ trợ điều
trị khối u và ngăn ngừa sự hình thành của một số chứng bệnh ung bƣớu
khác[16].
1.5. NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐU ĐỦ
1.5.1. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây đu đủ trong nƣớc
Năm 1983, Nguyễn Tƣờng Vân và cộng sự đã chiết xuất và xác định đƣợc
alcaloid carpaine trong lá Đu đủ [6].


8

Năm 2015, Giang Thị Kim Liên và Đỗ Thị Lệ Uyên khảo sát thành phần hóa
học của hoa Đu đủ đực. Kết quả cho thấy sự có mặt của alcaloid, este, acid béo, một số
sterol trong hoa Đu đủ đực thu hái tại Đà Nẵng [2].
Năm 2017, Lê Thị Thanh Phƣơng đã phân lập đƣợc 2 hợp chất Kaempferol và
β-sitosterol glucoside từ phân đoạn chloroform trong hoa Đu đủ đực thu hái trên địa
bàn Quảng Nam - Đà Nẵng [4].
1.5.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây đu đủ ngoài nƣớc
Trên thế giới, năm 1965, Govindachari T.R., Nagarajan K. và Viswanathan N.
đã xác định đƣợc cấu trúc của carpaine và pseudocarpaine là alcaloid đƣợc phân lập từ
lá Đu đủ [12].
Năm 1979, Chung-Shih Tang đã phân lập đƣợc 2 alcaloid piperideine là
dehydrocarpaine I và dehydrocarpaine II từ lá Đu đủ [13].
Năm 2002, David S. và cộng sự đã xác định đƣợc glycoside là prunasin và
sambunigrin trong lá và thân Đu đủ [11].

Năm 2007, Antonella Canini và cộng sự nghiên cứu các hợp chất phenol trong
lá Đu đủ cho kết quả các hợp chất nhƣ sau: acid caffeic, acid p-coumaric, acid
protocatechuic, kaempferol, quercetin và 5,7-dimethoxycoumair [9].


9

CHƢƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thu mẫu và xử lý mẫu nguyên liệu
Nguyên liệu mua đƣợc tại cơ sở bán nguyên liệu nghiên cứu tại Đà Nẵng, tháng
7/2018, xay thành bột mịn.

Hình 2.1. Lá đu đủ đực phơi khô

Hình 2.2. Bột mịn lá đu đủ đực

2.1.2. Dụng cụ, hóa chất và thiết bị nghiên cứu
a. Dụng cụ, hóa chất
Các dung môi để chiết mẫu đều dùng loại tinh khiết (pure), khi dùng cho các
loại sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng sử dụng loại tinh khiết phân tích (pa).
Sắc ký lớp mỏng dùng loại đế nhôm tráng sẵn Kieselgel 60F254 độ dày 0,2 mm
(Art. 5554).
Bảng 2.1. Các hệ dung môi triển khai sắc ký lớp mỏng
STT

Hệ dung môi(tỉ lệ thể tích)

Kí hiệu


1

Chloroform : Dichlomethane(0:10)

A

2

Chloroform : Dichlomethane(2:8)

B

3

Chloroform : Dichlomethane(4:6)

C

4

Chloroform : Dichlomethane(6:4)

D

5

Chloroform : Dichlomethane(8:2)

E


6

Ethyl acetate

F


10

Các sắc ký lớp mỏng (SKLM) đƣợc soi dƣới đèn tử ngoại ở 254 và 365 nm, sau
đó phun thuốc thử vanilin - H2SO4 5% và sấy ở trên 100C, để phát hiện các hợp
chất.
Sắc ký cột thƣờng sử dụng silica gel Merck 60, cỡ hạt 230 - 400 mesh (0,063 –
0,200 mm).
Cân phân tích 3 số, bếp cách thủy, bếp điện, cốc thủy tinh, phễu chiết, ống đong,
pipet, giấy lọc, cột sắc ký và các dụng cụ thí nghiệm khác.
Bảng 2.2. Các hóa chất đã sử dụng
STT

Tên hóa chất

Độ tinh khiết

Tiêu chuẩn

Nguồn gốc

1


Hexane

Tinh khiết

TCCS

Trung Quốc

2

Ethyl acetate

Tinh khiết

TCCS

Trung Quốc

3

Ethanol 96%

Tinh khiết

TCCS

Trung Quốc

4


Diclometan

Tinh khiết

TCCS

Trung Quốc

5

Dung dịch H2SO4 (98%)

Tinh khiết

TCCS

Trung Quốc

6

Dung dịch HCl đậm đặc

Tinh khiết

TCCS

Trung Quốc

7


Dung dịch NaOH

Tinh khiết

TCCS

Trung Quốc

8

AgNO3

99,8%

TCCS

Trung Quốc

9

Dung dịch NH4OH

Tinh khiết

TCCS

Trung Quốc

10


Vanillin

Tinh khiết

TCCS

Trung Quốc

11

Methanol

Tinh khiết

TCCS

Trung Quốc

12

Dung dịch Formol 36%

Tinh khiết

TCCS

Trung Quốc

b. Thiết bị nghiên cứu
-


Đèn UV bƣớc sóng 254 và 365 nm.


11

Hình 2.3. Đèn tử ngoại UV soi sắc ký bản mỏng
Máy sắc ký kết hợp khối phổ GC – MS.

-

2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM
2.2.1. Phƣơng pháp ngâm dầm
Ngâm chất rắn (đã đƣợc nghiền nhỏ) vào dung môi thích hợp ở nhiệt độ và thời
gian xác định. Sau đó lọc lấy hẳn dung dịch rồi cô đuổi dung môi ở áp suất thấp. Có thể
lặp lại vài lần để cơ bản lấy hết hết lƣợng chất có khả năng hòa tan trong dung môi
đó[7].
2.2.2. Phƣơng pháp chiết lỏng-lỏng
a. Mục đích
Sau khi chƣng ninh 2kg nguyên liệu với dung môi ethanol 80 dung dịch thu
đƣợc đều chứa hầu hết các hợp chất hữu cơ từ phân cực đến không phân cực vì thế rất
khó cô lập đƣợc riêng những hợp chất tinh khiết để thực hiện các khảo sát tiếp theo. Kỹ
thuật chiết lỏng – lỏng đƣợc áp dụng để phân chia dung dịch ethanol ban đầu thành
những phân đoạn có tính phân cực khác nhau.
b. Kỹ thuật chiết lỏng-lỏng


12


Hình 2.4. Phương pháp chiết lỏng lỏng
Nguyên tắc: là sự phân bố của một chất tan vào hai pha lỏng và hai pha lỏng này
không hòa tan vào nhau. Hằng số phân bố của một chất tan cho biết khả năng hòa tan
của chất này với hai pha lỏng tại thời điểm cân bằng, đƣợc biểu diễn bằng hằng số
phân bố K[7].
K= Ca/ Cb
Trong đó:
Ca: nồng độ chất tan trong pha (a) tại giai đoạn cân bằng.
Cb: nồng độ chất tan trong pha (b) tại giai đoạn cân bằng.
 Dung môi chiết phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-

Có độ tinh khiết cao.

-

Hòa tan tốt các chất đƣợc chiết.

-

Không hòa tan lẫn với dung môi cũ, nghĩa là có tỉ khối khác nhiều với dung môi
cũ.

-

Không tƣơng tác với chất cần chiết và có nhiệt độ sôi tƣơng đối thấp.

 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình chiết:
-


Ảnh hƣởng của quá trình chiết.

-

Vai trò của sự tạo phức.

-

Ảnh hƣởng của sự tạo thành hợp chất ít tan.
2.2.3. Phƣơng pháp sắc ký bản mỏng


13

Phƣơng pháp này đƣợc Izmailop và Schereiber đề nghị từ năm 1938, đƣợc Stan
phát triển, hoàn thiện năm 1955 và có ứng dụng rộng rãi.
a. Nguyên tắc
Phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng đƣợc dùng để định tính, thử tinh khiết và đôi khi
để bán định lƣợng hoặc định lƣợng các hoạt chất thuốc. Sắc ký lớp mỏng là một kỹ
thuật tách các chất đƣợc tiến hành khi cho pha động di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã
đặt hỗn hợp các chất cần phân tích, đƣợc trải thành lớp mỏng đồng nhất và đƣợc cố
định trên các phiến kính hoặc phiến kim loại. Pha động là một hệ dung môi đơn hoặc
đa thành phần đƣợc trộn với nhau theo tỷ lệ quy định trong từng chuyên luận. Trong
quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử trong hỗn hợp mẫu thử đƣợc di chuyển
trên lớp mỏng, theo hƣớng pha động, với những tốc độ khác nhau. Kết quả là ta thu
đƣợc một sắc ký đồ trên lớp mỏng. Cơ chế của sự chia tách có thể là cơ chế hấp phụ,
phân bố, trao đổi ion, sang lọc phân tử hay sự phối hợp đồng thời của nhiều cơ chế tùy
thuộc vào tính chất của chất làm pha tĩnh và dung môi làm pha động.
Đại lƣợng đặc trƣng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di chuyển
Rf đƣợc tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch chuyển

của dung môi: Rf=a/b
Trong đó:
a: khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết mẫu.
b: khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi đo trên cùng đƣờng đi của
vết, tính bằng cm.
Rf: chỉ có giá trị từ 0 đến 1.
 Ƣu điểm của kỹ thuật: hiệu quả tách cao, thời gian ngắn, lƣợng chất ít, thƣờng
đƣợc dùng để định tính và tách các hợp chất thiên nhiên. Nó cũng đƣợc các nhà hóa
học tổng hợp sử dụng thƣờng xuyên để nhanh chóng phân tách các chất thu đƣợc trong
phản ứng.
 Nhƣợc điểm của kỹ thuật:
-

Thành phần pha động dễ thay đổi trong quá trình khai triển.


14

-

Các vết sau khai triển thƣờng bị kéo đuôi.

-

Chỉ dùng khi hỗn hợp cần tách có số lƣợng ít, vài trăm miligam, còn nếu mẫu

nhiều, vài gam thì tách bằng sắc ký cột sẽ kinh tế hơn.
b. Chuẩn bị dụng cụ
-


Tủ hút hơi độc.

-

Đèn tử ngoại.

-

Máy sấy.

-

Bản mỏng.

-

Micropipet nhiều cỡ từ 1ml đến 20ml hoặc các ống mao quản.

-

Bình triển khai bằng thủy tinh trong suốt, có nắp đậy kín.
c. Lựa chọn dung môi giải ly
Chọn dung môi triển khai phụ thuộc vào mẫu cần tách. Với mẫu chƣa biết thành

phần, chƣa có tài liệu tham khảo cần thử nghiệm với nhiều loại dung môi khác nhau, từ
loại không phân cực đến phân cực.
 Cách xác định nhanh loại dung môi phù hợp với mẫu:
Chấm dung dịch mẫu thành nhiều chấm bằng nhau, đều nhau trên cùng một bản
mỏng, các vết chấm cách nhau 1 cm. Dùng những vi quản để đƣa các dung môi có độ
phân cực khác nhau, thấm nhẹ lên vết chấm mẫu, mỗi vết mẫu một loại dung môi khác

nhau. Sau khi chấm, dung môi sẽ lan tỏa tạo thành vòng tròn. Dùng viết chì khoanh
tròn vết lan xa nhất của dung môi. Quan sát các vòng tròn đồng tâm: dung môi nào làm
mẫu lan ra ngoài cùng lúc với tiền tuyến dung môi thì dung môi đó quá phân cực, dung
môi nào vẫn nằm tại chỗ là dung môi đó không đủ phân cực.
Để dễ quan sát hơn, nên thiết lập một loạt thử nghiệm với những bình triển khai
sắc ký bản mỏng trong đó mỗi bình chứa một trong các dung môi với độ phân cực tăng
dần: hexan, benzene, chloroform, diethyl ether, ethyl acetate, acetone, methanol. Chuẩn
bị các tấm bản mỏng có chấm các mẫu chất nhƣ nhau rồi nhúng mỗi tấm vào một bình
nhƣ đã chuẩn bị. Ghi nhận độ di động của các cấu tử trong mẫu:


×