Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học của lá đu đủ đực (carica papaya l ) bằng phƣơng pháp chiết phân bố lỏng lỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ ĐU ĐỦ ĐỰC
(CARICA PAPAYA L.) BẰNG PHƢƠNG PHÁP
CHIẾT PHÂN BỐ LỎNG – LỎNG

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN MAI YẾN

Lớp

: 14CHD

Giáo viên hướng dẫn : TS. TRẦN MẠNH LỤC

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ ĐU ĐỦ ĐỰC
(CARICA PAPAYA L.) BẰNG PHƢƠNG PHÁP


CHIẾT PHÂN BỐ LỎNG - LỎNG

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN MAI YẾN

Lớp

: 14CHD

Giáo viên hướng dẫn : TS. TRẦN MẠNH LỤC

Đà Nẵng - Năm 2018


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Học và tên sinh viên: Nguyễn Mai Yến
Lớp


: 14CHD

1. Tên đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học của lá đu đủ
đực (Carica papaya L.) bằng phƣơng pháp chiết phân bố lỏng - lỏng”.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị
– Nguyên liệu: lá đu đủ đực đƣợc thu mua ở cửa hàng thuốc Nam, chợ Cồn, thành
phố Đà Nẵng vào tháng 7/2017.
– Dụng cụ và thiết bị: bếp cách thủy, cân phân tích, phễu Buchner, cốc thủy tinh,
phễu chiết, bộ chiết chƣng ninh,…
3. Nội dung nghiên cứu
– Chiết mẫu bằng phƣơng pháp ngâm chiết với dung môi ethanol 80%.
– Định tính thành phần nhóm chức trong các cao chiết.
– Xác định thành phần hóa học trong các dịch chiết bằng phƣơng pháp GC-MS.
4. Giáo viên hƣớng dẫn: Ts. Trần Mạnh Lục.
5. Ngày giao đề tài: 01/07/2017.
6. Ngày hoàn thành: 20/04/2018.

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục

Chủ nhiệm khóa

PGS.TS Lê Tự Hải

Giáo viên hƣớng dẫn

Ts. Trần Mạnh Lục


Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo báo cho khoa ngày tháng

năm 2018

Kết quả điểm đánh giá:………

Đà Nẵng, ngày ….tháng….năm 2018
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến thầy giáo TS. Trần Mạnh Lục đã tận tình hƣớng dẫn,
hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo bộ môn và các thầy
cô công tác tại phòng thí nghiệm khoa Hóa trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại
học Đà Nẵng, đã hỗ trợ kiến thức, cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm giúp
em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.
Bƣớc đầu làm quen với việc nghiên cứu nên bài báo cáo này không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng
góp, bổ sung của thầy cô để em thu nhận thêm nhiều kiến thức và kinh
nghiệm cho bản thân sau này.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành
công trong cuộc sống cũng nhƣ trong sự nghiệp giảng dạy của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày….tháng …..năm 2018
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN MAI YẾN

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1

2.

Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 2

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................ 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2
4.

Nội dung nghiên cứu.................................................................................................. 2


4.1. Nghiên cứu lý thuyết .................................................................................................. 2
4.2. Phƣơng pháp nghiên c ứu thực nghiệm. ................................................................... 2
5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2

6.

Bố cục đề tài… ........................................................................................................... 3

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN.............................................................................................. 4
1.1.

GIỚI THIỆU VỀ HỌ ĐU ĐỦ VÀ CHI CARICA ................................................ 4

1.1.1. Họ Đu đủ .................................................................................................................... 4
1.1.2. Chi Carica ................................................................................................................... 4
1.2.

THỰC VẬT HỌC VỀ ĐU ĐỦ................................................................................ 5

1.2.1. Tên gọi ........................................................................................................................ 5
1.2.2. Phân loại khoa học .................................................................................................... 5
1.2.3. Đặc điểm hình thái thực vật ..................................................................................... 5
1.2.4. Nguồn gốc và phân bố .............................................................................................. 7
1.2.5. Các giống đu đủ và giới tính đu đủ ......................................................................... 7
1.2.6. Bộ phận dùng – thu hái và chế biến ........................................................................ 7
1.3.


HÓA HỌC VỀ ĐU ĐỦ ............................................................................................ 8

1.4.

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA ĐU ĐỦ ........................................................................ 8

1.4.1. Công dụng .................................................................................................................. 8
1.4.2. Một số bài thuốc từ đu đủ....................................................................................... 10
1.4.3. Một số chế phẩm từ đu đủ ...................................................................................... 10
1.5.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐU ĐỦ ........................................................... 11

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 11
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam......................................................................... 12
SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
CHƢƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 14
2.1.

NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ......
.................................................................................................................................... 14

2.1.1. Nguyên liệu .............................................................................................................. 14
2.1.2. Dụng cụ và thiết bị .................................................................................................. 14
2.1.3. Hóa chất .................................................................................................................... 14
2.2.


CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 15

2.2.1. Phƣơng pháp ngâm chiết (ngâm dầm) .................................................................. 15
2.2.2. Phƣơng pháp chiết lỏng – lỏng .............................................................................. 15
2.2.3. PHƢƠNG PHÁP SẮC KÍ KHÍ KẾT HỢP KHỐI PHỔ (GC – MS) ............... 16
2.2.3.1.Nguyên tắc............................................................................................................... 16
2.2.3.2.Cấu tạo thiết bị ........................................................................................................ 17
2.2.3.3.Ƣu điểm ................................................................................................................... 17
2.2.3.4.Nhƣợc điểm ............................................................................................................. 17
2.2.4. Phƣơng pháp định tính thành phần nhóm chức ................................................... 18
2.3.

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ......................................................................... 18

2.3.1. Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm. ............................................................................. 18
2.3.2. Ngâm dầm tạo tổng cao ethanol từ mẫu lá Đu đủ đực.......................................20
2.4.

PHƢƠNG PHÁP CHIẾT PHÂN BỐ LỎNG – LỎNG TỪ TỔNG CAO

ETHANOL. .......................................................................................................................... 21
2.4.1. Cách tiến hành ......................................................................................................... 21
2.5.

ĐỊNH TÍNH ............................................................................................................. 23

2.5.1. Định tính alkaloid .................................................................................................... 23
2.5.2. Định tính flavonoid ................................................................................................. 23
2.5.3. Định tính sesquiterpen – lacton……………………………………………....24
2.5.4. Định tính terpenoid – steroid ................................................................................. 24

2.5.5. Định tính chất béo ................................................................................................... 24
2.5.6. Định tính glycoside ................................................................................................. 24
2.5.7. Định tính phenol................................................................................................25
2.5.8. Định tính saponin…..........................................................................................25
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………………….26
SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
3.1.

KẾT QUẢ CHIẾT TÁCH CÁC HỢP CHẤT TRONG NGUYÊN LIỆU BẰNG

PHƢƠNG PHÁP NGÂM CHIẾT VÀ CHIẾT LỎNG - LỎNG ................................... 26
3.1.1. Kết quả điều chế cao tổng ethanol bằng phƣơng pháp ngâm chiết ................... 26
3.1.2. Kết quả chiết phân bố lỏng – lỏng......................................................................... 27
3.2.

KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH THÀNH

PHẦN NHÓM CHỨC CÓ TRONG CÁC

CAO CHIẾT. ....................................................................................................................... 31
3.2.1. Định tính cao chiết n-hexane ................................................................................. 31
3.2.2. Định tính cao chiết dichlomethane ........................................................................ 34
3.2.3. Định tính cao chiết ethyl acetate ........................................................................... 37
3.2.4. Định tính cao chiết nhũ tƣơng ............................................................................... 40
3.2.5. Định tính cao của dịch nƣớc .................................................................................. 44
3.2.6. Tổng hợp kết quả định tính thành phần nhóm chức có trong các cao chiết..... 47
3.3.


KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CÁC DỊCH

CHIẾT CỦA LÁ ĐU ĐỦ ĐỰC ........................................................................................ 48
3.3.1. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexane ................... 48
3.3.2. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết Dichlomethane ......... 51
3.3.3. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết Ethyl acetate ............. 53
3.3.4. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết Ethanol ...................... 56
3.3.5. Tổng hợp thành phần hóa học trong các dịch chiết từ lá Đu đủ đực. ............... 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................... 63
Kết luận................................................................................................................................. 63
Kiến nghị .............................................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 65

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GC

: Gas Chromatography

MS

: Mass Spectrometry

STT


: Số thứ tự

CTPT

: Công thức phân tử

L–L

: Chiết lỏng – lỏng

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Bảng phân loại khoa học của đu đủ

5


2.1

Hóa chất đã sử dụng trong nghiên cứu

14

3.1

Kết quả ngâm chiết nguyên liệu bằng ethanol 80%

26

3.2

Thể tích dịch chiết và khối lƣợng cao n-hexane thu đƣợc

30

3.3

Thể tích dịch chiết và khối lƣợng cao dichlomethane

28

3.4

Thể tích dịch chiết và khối lƣợng cao ethyl acetate

29


3.5

Khối lƣợng các cao chiết thu đƣợc bằng phƣơng pháp chiết lỏnglỏng

30

3.6

Kết quả định tính cao chiết n-hexane

31

3.7

Kết quả định tính cao chiết dichlomethane

34

3.8

Kết quả định tính cao chiết ethyl acetate

37

3.9

Kết quả định tính cao nhũ tƣơng

42


3.10

Kết quả định tính cao của dịch nƣớc

44

3.11

Kết quả định tính thành phần nhóm chức trong các cao chiết

47

3.12

Thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexane

48

3.13

Thành phần hóa học trong dịch chiết dichlomethane

52

3.14

Thành phần hóa học trong dịch chiết ethyl acetate

54


3.15

Thành phần hóa học trong dịch chiết ethanol

56

3.16

Thành phần hóa học trong các dịch chiết của lá Đu đủ đực

58

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

Trang

hình
1.1

Cây họ Đu đủ


4

1.2

Cây Đu đủ

5

1.3

Các bộ phận của cây đu đủ

6

1.4

Viên đu đủ cô đặc Papaya Enzyme

10

1.5

Sản phẩm Tinh Chất Lá Đu Đủ Đực

11

1.6

Cấu trúc của Carpaine (1) và Pseudocarpaine (2)


11

1.7

Công thức cấu tạo của prunasin (3) và sambunigrin (4)

12

1.8

Cấu trúc hóa học của hợp chất Carpaion

13

1.9

Cấu trúc hóa học của Danielone (5), Apocynol A (6), axit
Pluchoic (7)

13

2.1

Thiết bị sắc kí khí kết hợp hợp khối phổ (GC-MS) Agligent
7890/5975

17

2.2


Sơ đồ nghiên cứu chiết tách

19

2.3

Xử lí nguyên liệu

20

2.4

Ngâm nguyên liệu

20

2.5

Hệ thống thu hồi dung môi

20

2.6

Phân tán cao ethanol với nƣớc cất

21

2.7


Lắc, chiết lỏng - lỏng với dung môi n-hexane

22

2.8

Chiết lỏng - lỏng với dichlomethane

22

2.9

Chiết lỏng - lỏng với ethyl acetate

23

3.1

Mẫu trích dịch chiết ethanol qua 3 lần chiết

26

3.2

Biểu đồ khối lƣợng cao ethanol qua 3 lần chiết

27

3.3


Dịch chiết lỏng – lỏng của n-hexane qua 3 lần chiết

27

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
3.4

Cao chiết n-hexane

27

3.5

Dịch chiết lỏng – lỏng của dichlomethane qua 3 lần chiết

28

3.6

Cao chiết dichlomethane

28

3.7

Dịch chiết lỏng - lỏng của ethyl acetate qua 3 lần chiết


29

3.8

Cao chiết ethyl acetate

29

3.9

Sắc kí đồ GC của dịch chiết n-hexane

48

3.10

Sắc kí đồ GC của dịch chiết Dichlomethane

51

3.11

Sắc kí đồ GC của dịch chiết Ethyl acetate

53

3.12

Sắc ký đồ GC của dịch chiết Ethanol


56

3.13

Công thức cấu tạo Stigmasterol

60

3.14

Công thức cấu tạo của β-Sitosterol

60

3.15

Công thức cấu tạo của Campesterol

61

3.16

Công thức cấu tạo của n-Hexadecanoic

61

3.17

Công thức cấu tạo của Dehydrothio-p-toluidine-3-sulfonic acid


62

3.18

Công thức cấu tạo của 1,4 - Benzenedicarboxylic acid, bis (2-

62

ethylhexyl) ester
3.19

Công thức cấu tạo của Cis-Vaccenic acid

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD

62


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xƣa trong dân gian ta đã truyền cho nhau những kinh nghiệm quý báu
về chữa bệnh bằng các loại cây thuốc có trong đời sống. Nó đóng vai trò không thể
thiếu khi dân ta chƣa đƣợc tiếp cận với kĩ thuật y học hiện đại và ngay bây giờ việc
sử dụng các loại dƣợc liệu có trong thiên nhiên ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại dƣợc liệu đó đơn thuần chỉ xuất phát từ kinh
nghiệm nên có những mặt hạn chế và có tác dụng phụ gây nguy hiểm, thậm chí tử
vong. Theo lƣơng y Huỳnh Văn Quang: “Với các loài cây, rễ cây, lá, hạt,… Có loại
có công dụng trị bệnh, có loại có thể gây độc, rất độc. Ngay cả với loại cây, rễ, lá

có công dụng chữa bệnh, nhƣng nếu không biết dùng, dùng bừa bãi sẽ trở thành
độc dƣợc gây chết ngƣời”. Vì vậy, việc nghiên cứu chiết tách và xác định thành
phần hóa học có tác dụng chữa bệnh từ cây có trong thiên nhiên là đáng đƣợc quan
tâm.
Nƣớc ta thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, ánh sáng nhiều, lƣợng mƣa lớn, nên
thực vật phát triển mạnh. Thảm thực vật ta đa dạng và phong phú về mặt hình thái,
có nhiều loài đƣợc dùng làm thuốc chữa bệnh. Đu đủ là một trong những số đó.
Cây Đu đủ (Carica papaya L.) là loài cây ăn quả đƣợc trồng ở hầu hết các
tỉnh miền Bắc và miền Nam của nƣớc ta. Đu đủ không chỉ là loại cây ăn quả cho
giá trị về mặt dinh dƣỡng mà nó còn có tác dụng chữa bệnh. Theo nhiều nghiên
cứu đã chứng minh rằng lá cây Đu đủ có khả năng chống oxy hóa rất tốt. Đã có
công bố dịch chiết nƣớc lá cây đu đủ có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung
thƣ ở ngƣời. Ngoài ra, nƣớc lá cây đu đủ còn có tác dụng điều hòa miễn dịch. Do
đó, việc nghiên cứu về thành phần hóa học của lá cây Đu đủ để tìm hiểu hoạt chất
có tác dụng chữa bệnh, chứng minh cho hoạt tính của cây là công việc rất có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác
định thành phần hóa học của lá Đu đủ đực (Carica papaya L.) bằng phương pháp
chiết phân bố lỏng – lỏng” nhằm tìm hiểu thành phần hóa học của lá cây Đu đủ và
với mục đích đóng góp một phần tƣ liệu vào hệ thống các công trình khoa học về
loại cây này.

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD

1


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
2. Mục đích nghiên cứu
– Tìm điều kiện chiết tách các chất thích hợp từ lá Đu đủ đực bằng các dung môi
có độ phân cực khác nhau.

– Xác định thành phần hóa học của một số dịch chiết từ tổng cao ethanol của lá
Đu đủ đực.
– Xác định cấu trúc của một số hợp chất trong lá Đu đủ đực.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
– Lá Đu đủ đực đƣợc thu mua tại cửa hàng thuốc Nam, chợ Cồn, thành phố Đà
Nẵng vào tháng 7/2017.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Thành phần hóa học trong các dịch chiết n-hexane, dichlomethane, ethyl acetate
từ tổng cao ethanol 80% của lá Đu đủ đực.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
– Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, tƣ liệu về nguồn nguyên liệu, thành
phần hóa học và ứng dụng của cây Đu đủ đực.
– Tổng hợp tài liệu về phƣơng pháp lấy mẫu, xử lý mẫu, các phƣơng pháp chiết
tách, định tính và phân lập các hợp chất từ thực vật.
– Nghiên cứu tài liệu về các phƣơng pháp phổ để xác định thành phần hóa học,
định danh và xác định cấu trúc.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm.
– Ngâm chiết nguyên liệu bằng dung môi ethanol 80%.
– Chiết phân bố lỏng – lỏng bằng các dung môi có độ phân cực khác nhau nhƣ: nhexane, dichlomethane, ethyl acetate.
– Dùng phƣơng pháp sắc kí khí và khối phổ (GC-MS) để xác định thành phần hoá
học trong các dịch chiết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
– Những kết quả có đƣợc trong đề tài nghiên cứu này là một nguồn tƣ liệu có ý
nghĩa trong việc cung cấp thông tin về thành phần hóa học, các cấu tử đƣợc

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD

2



GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
chiết tách từ loài Carica. Qua đó, nâng cao giá trị ứng dụng của chúng trong
nghành dƣợc liệu.
6. Bố cục đề tài
Luận văn gồm có: 66 trang, 36 hình, 18 bảng, 14 tài liệu tham khảo.
Cấu trúc bài nghiên cứu nhƣ sau:
Mở đầu (3trang)
Chƣơng 1: Tổng quan (10 trang).
Chƣơng 2: Nguyên liệu và phƣơng pháp nghiên cứu (12 trang).
Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận (37 trang).
Kết luận và kiến nghị (2 trang).
Tài liệu tham khảo (2 trang).

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD

3


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.

GIỚI THIỆU VỀ HỌ ĐU ĐỦ VÀ CHI CARICA

1.1.1. Họ Đu đủ
Họ Đu đủ có danh pháp khoa học là Caricaceae hay Papayaceae là một họ thực

vật có hoa thuộc Bộ Cải (Brassicales), là bản
địa nhiệt đới Trung Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi
9. Họ này có 4 chi (Caraca, Cylicomorpha,
Horovitzia, Jacaratia, Jarrilla, Vasconcellea)
và 45 loài.
Chúng là các loài cây bụi hay cây gỗ
nhỏ, thân xốp và mập, thƣờng xanh, tuổi thọ
thấp, cao tới 5-10m, nhiều loài có quả ăn đƣợc
và là nguồn cung cấp papain. Cụm hoa mọc ở
nách lá, kiểu xim hoa. Lá hình chân vịt hay xẻ
thùy, mọc so le. Lá và quả xanh chứa nhựa mủ
màu trắng. Quả mọng, lớn. Hạt có nội nhũ
nhiều dầu 10.

Hình 1.1. Cây họ Đu đủ

1.1.2. Chi Carica
Carica là một chi của các loại thực vật có hoa trong họ Caricaceae bao gồm C.
papaya, Đu đủ (C. peltata và C. posoposa) và cây ăn quả. Chúng đƣợc trồng phổ biến
ở vùng nhiệt đới Mỹ.
Chi trƣớc đây có khoảng 20-25 loài thực vật cây bụi pachycaul thƣờng xanh
ngắn hoặc cây nhỏ, mọc cao tới 5-10m, có nguồn gốc nhiệt đới Trung Nam Mỹ.
Nhƣng bằng chứng di truyền gần đây đã dẫn đến tất cả các loài khác hơn C. đu đủ
đƣợc phân loại thành ba chi khác 11.

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD

4



GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
1.2.

THỰC VẬT HỌC VỀ ĐU ĐỦ

Hình 1.2. Cây Đu đủ
1.2.1. Tên gọi
Tên gọi khác: Cây su đu, Phiên mộc, Cà lào, Phan qua thụ, Lô hong phle
(Campuchia), Mắc Hung (Lào), Má hống (Thái).
Tên tiếng Anh: Papaya (US), Papaw hoặc Pawpaw (UK).
Tên tiếng Pháp: Papayer.
Tên khoa học: Carica papaya L.
1.2.2. Phân loại khoa học 12
Bảng 1.1. Bảng phân loại khoa học của Đu đủ
Giới (regnum)

Plantae (Thực vật)

(không phân hạng)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

(không phân hạng)

Eudicots (Thực vật 2 lá mầm thực sự)

(không phân hạng)

Rosids (Nhánh hoa hồng)


Bộ (ordo)

Brassicales (Cải)

Họ (familia)

Caricaceae/Papayaceae (Đu đủ)

Chi (genus)

Carica

Loài (species)

Carica papaya L.

1.2.3. Đặc điểm hình thái thực vật
Đu đủ là loài thực vật hai lá mầm, thân thảo to xốp sống đa niên.
SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD

5


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
Thân: cao từ 3-5 mét, mang chùm lá ở ngọn, trên thân có những vết sẹo. Thân ít
phân nhánh, tuy nhiên trên nhánh của cây cái cũng có thể đậu quả.
Lá: lá cây to và dài hình chân vịt, cuống dài, đƣờng kính 50 – 70 cm, có khoảng
7 khía. Lá mọc so le ở ngọn cây và mọc cách, xoắn theo vòng, cuống lá hình ống dài
30 – 50cm và rỗng ruột, mỗi phiến lá chia làm 8-9 thuỳ sâu, mỗi thuỳ lại bị khía thêm
nữa nhƣ bị xẻ rách, toàn lá đều có dịch mũ.

Hoa: hoa màu trắng phớt vàng nhạt hoặc trắng xanh, đài nhỏ vành to năm cánh.
Hoa đơn tính thƣờng khác gốc, nhƣng cũng có cây vừa mang cả hoa đực, hoa cái và
hoa lƣỡng tính, hoặc có hoa cái và hoa lƣỡng tính. Hoa cái có tràng nhiều, hoa đực
mọc thành chùm ở kẽ lá. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, có cuống rất dài. Cụm hoa
cái chỉ gồm 2-3 hoa.
Quả: có hình trứng to và dài khoảng 20 - 30cm, trên quả có nhiều đƣờng khuyết
vào trong nhƣ chia quả làm nhiều miếng, khi chín mềm, trong ruột quả có nhiều hạt
màu nâu hoặc đen tùy từng loại giống.
Hạt: thon gần tròn, trong phần rỗng của ruột quả, đƣợc bao bọc bởi lớp thịt dày,
mỗi hạt có đƣờng kính khoảng 0,5cm bằng hạt tiêu.

Hình 1.3. Các bộ phận của cây Đu đủ

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD

6


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
1.2.4. Nguồn gốc và phân bố
Mặc dù hiện nay vẫn chƣa xác định chính xác nguồn gốc, xuất xứ nhƣng cây
Đu đủ đƣợc đa số các nhà nghiên cứu khẳng định là bắt nguồn từ vùng đất thấp miền
Nam Mexico qua miền đông Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ 13.
Hiện nay, cây Đu đủ đƣợc trồng ở các nƣớc vùng nhiệt đới và vùng nhiệt đới
ẩm Châu Á. Trên thế giới các nƣớc trồng nhiều Đu đủ là Ấn Độ, Trung Quốc, Thái
Lan, Philipin, Mianma, Malaysia (châu Á), Tazania, Uganda (châu Phi), Brazil, Mỹ
(châu Mỹ), Úc, Newzealand (châu Đại Dƣơng). Diện tích trồng và sản lƣợng đu đủ
trên thế giới theo FAO khoảng trên 5 triệu tấn.
Ở Việt Nam, đu đủ đƣợc trồng ở hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam. Chúng đƣợc
trồng nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng nhƣ Hà Tây, Hƣng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc,

Bình Dƣơng, Tuyên Quang, Sông Bé, Tiền Giang và các tỉnh Tây Nguyên. Diện tích
trồng đu đủ của cả nƣớc khoảng 10.000 đến 17.000 ha với sản lƣợng 200 - 350 ngàn
tấn quả.
1.2.5. Các giống đu đủ và giới tính đu đủ
 Các giống đu đủ
Do có khả năng giao phấn rất lớn và nhân giống bằng hạt nên số lƣợng đu đủ
đƣợc trồng hiện nay khá nhiều. Theo thống kê của các nhà khoa học thì có đến hơn 70
giống đã và đang trồng ở các nƣớc nhiệt đới. Hiện nay, ở nƣớc ta có một vài giống đu
đủ: Đu đủ ta, Đu đủ Mehico, Đu đủ Thái Lan, Đu đủ Solo và các giống Đu đủ khác.
 Giới tính đu đủ
Cây đu đủ có 3 loại giới tính: cây đực, cây cái và cây lƣỡng tính.
1.2.6. Bộ phận dùng – thu hái và chế biến
 Bộ phận dùng: tất cả các bộ phận của cây nhƣ: lá, quả, hạt, hoa đực, rễ, nhựa
đều đƣợc sử dụng và làm thuốc.
 Thu hái và chế biến:
Lá: nên thu hái ở giai đoạn khi lá đang xanh nhất, không già, không non. Sau
đó, đem phơi khô cất giữ để dùng làm thuốc.
Hoa: nên thu hoạch khi mới đang là nụ chƣa nở thành hoa, nở hoa sẽ rụng và
giá trị dƣợc liệu không cao. Sau khi hái về thì đem phơi trong nắng nhẹ cho đến khi
khô hẳn, cất giữ để dùng dần làm thuốc.
SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD

7


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
Quả: thời gian thu hái tùy vào mục đích sử dụng. Sau khi thu hái cho vào các
sọt trong có chứa trấu, xếp nhẹ nhàng. Có thể chế biến đu đủ ra thành nhiều loại thức
ăn, nƣớc uống khác nhau.
1.3.


HÓA HỌC VỀ ĐU ĐỦ

Thành phần hóa học:
Quả đu đủ chín chứa chừng 90% nƣớc, các chất đƣờng trong đó chủ yếu là
glucoza 8,5%, một ít protein, chất béo, một ít muối vô cơ (canxi, phoypho, sắt).
Quả đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây nhƣ thân, rễ, lá đều chứa một chất
nhựa mủ (latex) nhiều nhất ở quả xanh.
Trong quả chín có thứ nhựa (résine) màu vàng đỏ. Trong nhựa mủ có men
papain, chất cao su, chất nhựa, các axit amin: leuxin, tyrosin, chất béo, axit malic và
men thủy phân, chất mỡ, chất men papain có tác dụng làm tiêu hóa các chất thịt, protit
để giải phóng các axit amin nhƣ glycocola, alanin, acginin, tryptophan.
Trong lá đu đủ có các chất: alkaloid, saponin, glycoside, phytosterol, phenol,
flavonoid, steroid, terpenoid,… Alkaloid có khung piperidin, chủ yếu là carpaine,
pseudocarpaine, dehydrocarpaine I, dehydrocarpaine II, choline,... Ngoài ra còn có
vitamin C, E, nguyên tố khoáng Ca, K, Mg, Zn, Mn, Fe.
Hạt đu đủ chứa mysorin và kali myronat khi kết hợp với nhau tạo thành tinh
dầu mùi diêm sinh hắc giống chất isothyoxyanat allyl.
Trong rễ ngƣời ta thấy nhiều kali myronat, trong lá nhiều myrozin, trong vỏ hạt
nhiều myrozin và không có kali myronat.
1.4.

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA ĐU ĐỦ

1.4.1. Công dụng
Đu đủ có rất nhiều công dụng nhƣ:
 Tăng cƣờng sức khỏe tim mạch
Trong đu đủ rất giàu các chất chống oxy hóa, chúng có tác dụng ngăn ngừa quá
trình oxy hóa cholesterol tạo ra bám vào thành mạch máu và gây tắc nghẽn mạch.
Ngoài ra, Vitamin E và C của đu đủ kết hợp tạo ra một hợp chất có tên là

paraoxonase, có thể ức chế quá trình tạo ra cholesterol xấu (LDL). Đồng thời, các
chất xơ có trong đó có tác dụng làm giảm mỡ máu, còn axit folic có khả năng

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD

8


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
chuyển hóa homocysteine thành các mamino axit cần thiết. Nhờ đó, có tác dụng
tăng cƣờng sức khỏe tim mạch rất hiệu quả.
 Tốt cho hệ tiêu hóa
Trong đu đủ có enzyme papain, có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ cho hệ tiêu hóa
của chúng ta. Đồng thời, các chất xơ trong đu đủ có khả năng thu gom các độc tố
gây bệnh trong kết tràng, bảo vệ cho tế bào đƣợc khỏe mạnh. Bên trong quả đu đủ
còn chứa rất nhiều các dƣỡng chất nhƣ folate, Vitamin C, beta carotene,… Nhờ đó,
nó có thể giúp phòng ngừa ung thƣ kết tràng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
 Chống viêm nhiễm và tăng cƣờng sức đề kháng
Trong đu đủ có hai loại enzyme quan trọng đó là papain và chymopapain, tiêu
hóa protein rất hiệu quả giúp làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các vết
thƣơng. Ngoài ra trong đu đủ chứa nhiều Vitamin C, beta carotene giúp phòng
ngừa viêm nhiễm ở mức độ cao nhất, đồng thời giúp hệ miễn dịch hiệu quả hơn.
Nhờ đó, nó giúp chúng ta tăng cƣờng sức đề kháng, phòng chống các loại bệnh
thƣờng gặp nhƣ cảm cúm, viêm họng.
 Chống ung thƣ
Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng đu đủ có đặc tính chống ung thƣ và tăng
cƣờng khả năng miễn dịch chống lại các bệnh khác nhau nhƣ ung thƣ cổ tử cung,
ung thƣ vú, tuyến tụy, gan và phổi.
 Bổ mắt
Trong quả đu đủ chứa rất nhiều vitamin A. Nhờ đó, nó giúp chúng ta có đôi mắt

sáng, khỏe hơn.
 Làm đẹp
Nhờ vào lƣợng chất xơ, các vitamin, các dƣỡng chất dồi dào, các enzyme đặc
biệt, đu đủ mang lại rất nhiều công dụng cho việc bảo vệ và tăng cƣờng nhan sắc
cho chúng ta. Thịt quả đu đủ chín có thể dùng làm mặt nạ dƣỡng da, tẩy tế bào chết
cho da,…

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD

9


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
1.4.2. Một số bài thuốc từ đu đủ
 Bài thuốc chữa ho: Hoa đu đủ đực tƣơi 30g, củ mạch môn khô 10g, lá húng
tranh 15g, vỏ quýt 10g. Các vị đem thái nhỏ, hấp chín để uống. Mỗi ngày uống
1 lần, làm liên tục 3-4 lần là hết ho.
 Chữa di, mộng hoạt tinh: Quả đu đủ bằng bắp tay, khoét cuống, cho 2 cục
đƣờng phèn vào, lắp cuống, gạt lửa than nƣớng chín, đem ra bóc vỏ da xanh
bên ngoài, ăn lớp thịt bên trong, kể cả hạt, chỉ cần ăn 1-2 quả là thấy kết quả
(kinh nghiệm dân gian ở An Giang).
 Chữa ung thƣ phổi, ung thƣ vú: hái lá lẫn cuống đu đủ để tƣơi, cho vào nồi,
thêm nƣớc nấu sôi, để nguội chiết nƣớc đặc uống, cũng có thể nấu thành nƣớc
cô lại, uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 chén to (300ml). Ngoài ra uống thêm 3
thìa mật ong mỗi ngày, mỗi lần 1 muỗng. Có thể kết hợp với chiếu tia X quang
và uống bột củ Tam thất thì hiệu quả càng nhanh. Tuy lá đu đủ đắng, nhƣng cần
uống liên tục 15-20 ngày mới có kết quả.
1.4.3. Một số chế phẩm từ đu đủ
 Sản phẩm bổ sung viên nhai Papaya Enzyme.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, Đu đủ có chứa một loại enzim tiêu hoá mang tên

"papain". Chính bởi lý do này, chiết xuất từ Đu đủ đã đƣợc sử dụng trong việc bào chế
ra viên thuốc nhai papaya enzyme.
Thành phần trong 3 viên
Đƣờng 1g, Canxi 157 mg 16%, Zygest Blend
60 mg, Papain 45 mg, chiết xuất Đu đủ 3 mg,
amylase 6 mg, Protease 6 mg , các thành phần
khác …
Công dụng: bổ sung axit tự nhiên, đƣợc sử
dụng sau bữa ăn để hỗ trợ sự phân hủy của
protein và carbohydrate, chống hấp thu quá
nhiều calo cho cơ thể, hổ trợ giảm cân. Chống
đầy hơi, giúp nhuận trƣờng, không bị táo bón. Hình 1.4. Viên đu đủ cô đặc
Papaya Enzyme
Đặc biệt, nó đƣợc xem nhƣ là một thần dƣợc
dùng để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đối với phụ nữ.
SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD

10


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
 Sản phẩm Tinh Chất Lá Đu Đủ Đực
Tinh chất lá Đu đủ đực có thành phần chính là 100% lá đu đủ đực.
Công dụng
– Ngăn ngừa và điều trị ung thƣ.
– Tăng cƣờng chức năng của hệ miễn dịch, hỗ
trợ cơ thể trong quá trình hóa trị liệu và xạ trị
liệu.
– Giúp nhuận trƣờng và hỗ trợ cơ thể tiêu hóa
các chất đƣờng, đạm và chất béo đƣợc dễ

dàng.
Liều sử dụng: Ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 viên.
Hình 1.5. Sản phẩm Tinh
Chất Lá Đu Đủ Đực
1.5.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐU ĐỦ

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
 Trên thế giới, năm 1965, Govindachari T.R., Nagarajan K. và Viswanathan N.
đã xác định đƣợc cấu trúc của carpaine và pseudocarpaine là alkaloid đƣợc
phân lập từ lá Đu đủ 13.

(1)

(2)

Hình 1.6. Cấu trúc của Carpaine (1) và Pseudocarpaine (2)
 Năm 1979, Chung-Shih Tang đã phân lập đƣợc 2 alcaloid piperideine là
dehydrocarpaine I và dehydrocarpaine II từ lá Đu đủ [6].

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD

11


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
 Năm 2002, David S. và cộng sự đã xác định đƣợc glycoside là prunasin và
sambunigrin trong lá và thân Đu đủ 7 .


(3)

(4)

Hình 1.7. Công thức cấu tạo của prunasin (3) và sambunigrin (4)
 Năm 2007, Antonella Canini và cộng sự nghiên cứu các hợp chất phenol trong
lá Đu đủ cho kết quả các hợp chất nhƣ sau: acid caffeic, acid p-coumaric, acid
protocatechuic, kaempferol, quercetin và 5,7-dimethoxycoumair [8].
 Mới đây, công trình nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang - Giáo sƣ trƣờng Đại
học Florida (Mỹ) công bố nƣớc sắc lá đu đủ có nhóm B. cvaroten và Iso
thyocyanotes có khả năng kích thích sản suất cytokines Th1 – type là yếu tố
miễn dịch.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
 Năm 2014, Hồ Thị Hà, Đỗ Thị Hoa Viên, Lê Quang Hòa – Trƣờng Đại học
Bách Khoa Hà Nội đã phân lập và xác định đƣợc cấu trúc của 6 hợp chất chiết
tách từ lá Đu đủ bằng các phƣơng pháp chiết ngâm, sắc kí lớp mỏng, sắc kí cột,
phổ hồng ngoại, phổ khối lƣợng và phổ cộng hƣởng từ hạt nhân. Trong đó,
carpaione là hợp chất mới. Hai chất daniclone và apocynol A lần đầu tiên đƣợc
tách ra từ lá đu đủ. Hai hợp chất carpaine và pseudocarpaine đƣợc chứng minh
có hoạt tính gây độc mạnh trên cả bốn dòng tế bào ung thƣ ngƣời: ung thƣ biểu
mô KB (IC50 = 18,44 µg/ml), ung thƣ máu HL-60, ung thƣ phổi LU-1, ung thƣ
vú MCF-7 (IC50 từ 1,13 đến 3,49 µg/ml). Đồng thời cả hai chất này cũng gây
độc với tế bào thƣờng của ngƣời (tế bào NIH 3T3) (IC 50 từ 1,40 đến 1,88
µg/ml) [5].

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD

12



GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
Một số hợp chất đã đƣợc phân lập và xác định có trong lá đu đủ từ nghiên cứu
trên đƣợc thể hiện trong hình 1.7 và hình 1.8

COOH

N
H

O

Hình 1.8. Cấu trúc hóa học của hợp chất Carpaion

(6)

(5)

(7)

Hình 1.9. Cấu trúc hóa học của Danielone (5), Apocynol A
(6), axit Pluchoic (7)
 Năm 2015, Giang Thị Kim Liên và Đỗ Thị Lệ Uyên, Trƣờng Đại học Sƣ phạm
- Đại học Đà Nẵng đã nghiên cứu xác định đƣợc thành phần và cấu trúc hóa học
của một số hợp chất trong dịch chiết n-hexane và ethyl acetate từ hoa Đu đủ
đực mang hoạt tính sinh học tốt nhƣ các este và axit béo, các chất thuộc nhóm
digoxin, vitamin E và một số sterol. Ngoài ra, bằng phƣơng pháp hóa học đã
định tính đƣợc sự có mặt của alkaloid trong dịch chiết từ hoa Đu đủ đực [3].

SVTH: Nguyễn Mai Yến - Lớp 14CHD


13


×