Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

Bg sua loi tieng viet cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 17 trang )

CÁC BIỆN PHÁP SỮA LỖI PHÁT ÂM
CHO TRẺ
DÙNG CHO: GIÁO DỤC MẦM NON


1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt:

Có tính phân tiết cao, các âm tiết đứng cách nhau, mỗi âm tiết bao giờ cũng gắn liền với thanh điệu và làm thay đổi ý nghĩa của âm tiết.
Vì vậy: Lời nói của con người bao giờ cũng là lời nói thành tiếng. Khi nói chúng ta phải phát âm ra thành từ, thành câu, thành văn bản để
truyền đạt nội dung thông báo. Khi nghe chúng ta tiếp nhận các âm thanh người nói phát ra, từ đó hiểu được nội dung của lời nói. Trong âm thanh của
lời nói do một cá nhân phát ra, ngoài những đặc điểm cụ thể còn có một cái chung nhất mang chức năng xã hôị. Những âm thanh cụ thể của lời nói,
của mỗi cá nhân là những thực thể mang chức năng xã hội.


2. Hệ thống ngữ âm của âm tiết tiếng Việt:
* Thành phần vị trí 5 là thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết. Có 6 thanh điệu:
- Thanh ngang: Trên chữ không ghi dấu khi viết
- Thanh huyền.
- Thanh sắc.
- Thanh nặng.
- Thanh hỏi.
- Thanh ngã.


3. Những đặc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo.

Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không thể phân chia được nữa, lúc đầu trẻ hình thành thính giác.
Âm thanh tức là sự phân biệt các âm của ngôn ngữ, còn phát âm chúng sẽ học sau. Sự phát âm đúng có liên quan chặt chẽ với sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của trẻ.

Ví dụ: Đi ; Đứng; Chạy; nhảy


Phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm, ở tuổi mẫu giáo lớn những điều kiện này đã đạt được mức
tương đối ổn định cho nên trẻ đã có thể phát âm được hầu hết các âm vị. Tuy nhiên một số trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm.


3.1. Lỗi về thanh điệu:
- Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp. Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu
gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ. Trẻ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn tức là với âm điệu không gãy ở giữa. Vì
vậy dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc

Ví dụ: Sẽ ->sẻ/sẹ

Muỗi ->muổi/muội

lá ->la

- Sự chuyển đổi hướng đi của đường nét âm điệu thanh hỏi không diễn ra đột ngột như thanh ngã, quá trình phát âm kéo dài trở
thành khó đối với trẻ nhỏ có hơi thở ngắn.
- Khi phát âm, trẻ thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không gãy, điều này làm cho thanh hỏi ở trẻ gần như đồng nhất với thanh
nặng.
- Phát âm “hỏi” thành “họi” hoặc phát âm “hổ” thành “hộ”. Đến hết tuổi mẫu giáo lớn lỗi sai về hai thanh này sẽ được khắc phục
hầu như hoàn toàn.


3.2. Lỗi về âm chính:
- Lỗi về âm chính tập trung vào các nguyên âm đôi này thành nguyên âm đơn khi phát âm.

Ví dụ: Trẻ phát âm “Con hươu” ->“Con hiêu”, “Thịt” -> “xịt”; Chó -> tó;
Ba -> boa

Hai -> He


Nhốt -> Nhót

- Trẻ phát âm sai là do tập quán của địa phương hoặc do nghe chưa chính xác, các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo của âm tiết
phức tạp hơn, phát âm khó khăn hơn.

Ví dụ: Răng -> Năng -> Chi; Trăng -> Giăng;


3.3. Lỗi phát âm đầu:
- Trẻ thường hay nói lẫn lộn “l”, “n”; “Tr”-> “Ch” Ví dụ: “Lá lúa” trẻ phát âm thành “lá núa” ; Tập trung->Tập chung; và có thể phát âm “cái nồi”
thành “cái lồi”.
- Lỗi lẫn “tr” thành “t” : Ví dụ: “Gà trống” phát âm thành “gà tống”; “trăng sáng” phát âm thành “tăng sáng”.
- Lỗi lẫn r thành d; gi thành d: Ví dụ: “Cái rổ” thành “Cái dổ”; “Cô giáo” thành “Cô dáo”.
- Một số trẻ 5 tuổi khi phát âm phụ âm P trẻ lẫn sang phụ âm “b”: Ví dụ: “Đèn pin” thành “Đèn bin”.
- Lỗi lẫn “th” thành “x”: “Thịt” thành “xịt”. 
- Lỗi trẻ lẫn “kh” thành “Q”: “Khuất phục” thành “Quất phục”;
…..


3.4. Lỗi về âm đệm:
- Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm chính vì thế âm đệm thường bị bỏ qua.

VD: Trẻ phát âm “Loắt choắt” thành “Lắt chắt”; “Oát” thành “át”
3.5. Lỗi về âm cuối:
- Trong phụ âm đứng làm âm cuối thì những cặp “ch” và “nh” trẻ phát âm thành t, n.

VD: “Cô Oanh” thành “Cô Oăn”, “Cây xanh” thành “cây xăn, “Cái phích” thành “Cái phít”…
Như trên đã nói thời thơ ấu dễ hình thành sự phát âm đúng hơn khi đã trưởng thành. Điều quan trọng là cô giáo mầm non đều cần
phải nói đúng để làm mẫu cho trẻ.



4. Nội dung và phương pháp phát âm

Sự phát âm của trẻ phụ thuộc vào bộ máy phát âm, muốn dạy trẻ phát âm đúng ta cần thường xuyên hướng dẫn trẻ luyện tập
một số cơ quan phát âm như: môi, lưỡi, răng, sự phát triển linh hoạt của hàm.

Cần giúp trẻ biết điều khiển nhịp nhàng các cử động của bộ máy phát âm. Sự phát âm rõ ràng các âm, các từ phụ thuộc vào
sự chính xác và lực của các cử động.

Rất nhiều trẻ nói không rõ, từ này trộn lẫn với từ kia thành một tập hợp âm khó hiểu. Nguyên nhân là cử động chậm chạp của
môi và lưỡi, tính linh hoạt của hàm còn yếu do đó miệng của trẻ há không to và các nguyên âm phát ra không đúng, sự phát âm
không rõ ràng, các từ phụ thuộc vào sự phát âm của các nguyên âm có đúng không và sau đó phụ thuộc vào sự điều hoà các hoạt
động của bộ máy phát âm khi xác lập các phụ âm.


4. Nội dung và phương pháp phát âm

Tập luyện cơ của bộ máy phát âm là trọng tâm và cần thiết như tập thể dục để phát triển cơ thể. ở mầm non, không nên xem việc dạy phát âm chỉ
dành cho các cháu có tật mà làm cho tất cả các cháu.

Giờ dạy phát âm phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống. Những bài học luyện bộ máy phát âm ở trường mầm non thường mang tính
chất trò chơi như bắt chước tiếng kêu của các loài vật như: “cạc cạc” (vịt); “gâu gâu” (Chó); “chiếp chiếp” (Gà con); “ộp ộp” (Ếch). Như trò chơi:


Một số trò chơi
Trò chơi: Cái túi kỳ diệu.

Ở lớp mẫu giáo lớn, cô giáo bỏ vào túi 10 đồ chơi là các con vật sau khi giới thiệu với các cháu từng con vật. Khi chơi cô cho từng cháu lên thò
tay vào túi chọn đồ vật nhưng không được nhìn vào vật mà thử đoán: Nếu đúng thì cô bảo cháu bắt chước tiếng kêu của con vật đó, nếu cháu gọi tên chưa

đúng hoặc phát âm sai tên gọi thì cô giáo phải phát âm mẫu rõ ràng, chuẩn xác cho các cháu nói lại và tập nói theo.

Ví dụ: Cháu lấy được con ếch cháu phải nói đúng “con ếch”. Nếu cháu nói “con ắt” cô giáo phải tập cho cháu nói lại. Sau đó cho các cháu bắt
chước tiếng kêu “ộp, ộp”.


Một số trò chơi
Trò chơi: “Con gì kêu đấy”

 Cô giáo treo trên bảng tranh vẽ những con vật, đồ vật và cho cháu đoán hoặc bày lên bàn những đồ chơi là con vật hay đồ vật có tiếng kêu mà các
cháu sẽ đố nhau, cô bảo các cháu nhìn lên tranh và lên đồ chơi rồi gọi tên chúng. Sau đó cô bắt chước tiếng kêu của từng con vật hoặc đồ chơi và yêu cầu
trẻ nói đúng tên con vật và đồ vật đó.

VD: Cô nói “tu tu, xình xịch” các cháu phải nói tàu hoả; Cô nói “Vít vít”

thì trẻ nói vịt con; “chiếp chiếp” thì nói gà con, cô nói “ò ó o” thì nói gà

trống gáy… Hoặc cô có thể cho một cháu ra ngoài lớp, sau đó cô và cháu ở trong lớp chọn một con vật cất đi, cho cháu đó vào thì cô và cháu ở trong lớp
bắt chước tiếng kêu của con vật đó hoặc tiếng động cơ của đồ chơi, sau đó cô bảo cháu đó nói tên con vật tên đồ chơi.


Một số trò chơi
Những câu có thể dùng cho các cháu nói nhanh như:
Hoa sen, hoa súng.
Hoa súng, hoa sen
Cỏ mọc ngoài sân
Ngoài sân cỏ mọc
Buổi sáng mặt trời mọc
Mặt trời mọc buổi sáng
Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch

Bà ba béo bán bánh bèo
Bánh bèo bà ba béo



Mục đích của việc sử dụng những câu nói nhanh là tập luyện bộ máy phát âm.


Một số trò chơi

Để luyện phát âm l và n cô giáo có thể dùng các bài thơ sau:
Ví dụ:
“Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó
Tay có tay không”


BÀI TẬP
Hãy chỉ ra các lỗi phát âm ở trẻ sau đây:

1. Tìm lỗi phát âm ở trẻ dựa vào các từ sau:
Sẽ ->sẻ/sẹ Muỗi ->muổi/muội lá ->la
Là -> lả

Loắt choắt -> lắt chắt

Oanh -> anh

Thưa cô đi học về -> Thưa cô học đi về

Oát ->át

Rô đá banh ->Rô banh đá

Lá lúa -> lá núa Cái rổ -> Cái dổ;

Cô giáo -> Cô dáo; Khuất phục –> Quất phục
Đi học ->Học đi

Mẹ về đã -> Mẹ đã về

Đi -> di; Hứng -> Nứng

Đi học- Zi học;

Voi -> doi Gà trống -> Gà tống Táo ->áo;

Đẹp -> bẹp;


BÀI TẬP
Hãy chỉ ra các lỗi phát âm ở trẻ sau đây:
2. Hãy dựa vào các từ sau tìm lỗi phát âm ở trẻ:
Mỡ -> mớ

Hỏi -> Họi

Hổ -> hộ

Ngủ ->rủ


Loạt soạt ->lạt sạt

Toan ->Tuân

Banh -> Beng

Học -> Hộc

Ăn cơm -> Ăn cam

Canh -> ceng

Cơm ->Côm

Hạt dẻ ->Hạc dẻ

Quả nhãn ->quả nhãng

Bàn tán -> Bàng tang;

Bờ cát ->Bờ các

Lăn xả ->Lăng xả

Bóng ->Nóng

Vịt -> Zịt

Về ->Zề


Rồi ->dồi

Nhột -> dột

Hột -> Nhột

Đèn pin -> đèn bin


TỪ ĐỊA PHƯƠNG



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×