Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu kiến thức bản địa trong việc sử dụng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc tại xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

–––––––––––––––––––––

ĐẬU XUÂN HÕA
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG VIỆC SỬ DỤNG
MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ ĐỂ LÀM THUỐC
TẠI XÃ QUÂN CHU, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa Học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên – 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

–––––––––––––––––––––

ĐẬU XUÂN HÕA
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG VIỆC SỬ DỤNG
MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ ĐỂ LÀM THUỐC
TẠI XÃ QUÂN CHU, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Lớp

: K46 – LN – N01

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa Học


: 2014 - 2018

Giảng viên hƣớng dẫn

: ThS. Phạm Thị Diệu
ThS. Mai Hoàng Đạt

Thái Nguyên - 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập và rèn luyện dƣới mái trƣờng đại học. Thƣc tập tốt
nghiệp là việc có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi sinh viên. Qua đây, sinh viên
có cơ hội áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn bổ sung và củng cố kiến
thức của bản thân, phục vụ cho công tác chuyên môn sau này.
Đƣợc sự đồng ý của Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hƣớng dẫn tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kiến thức bản địa trong việc sử dụng
một số loài cây lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc tại xã Quân Chu, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên”
Để có đƣợc thành quả tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu nhà
trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp. Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn tới
cán bộ của UBND và cộng đồng nhân dân trong xã Quân Chu, đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, ThS. Phạm Thị Diệu và thầy
giáo, ThS. Mai Hoàng Đạt đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình làm đề tài này.
Do thời gian còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để

đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Đậu Xuân Hòa


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả thực hiện đƣợc trình bày trong khóa
luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tôi, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trƣờng đề ra.
Thái Nguyên, ngày
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả

tháng năm 2017

NGƢỜI VIẾT CAM

Trƣớc Hội Đồng

ThS. Mai Hoàng Đạt

Đậu Xuân Hòa

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm
(Ký, họ và tên)



iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGCI

: Tổ chức Bảo tồn các Vƣờn thực vật Quốc tế

BPSD

: Bộ phận sử dụng

H

: Hoang

IUCN

: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

M.T sống

: Môi trƣờng sống

TCN


: Trƣớc công nguyên

TT

: Thứ tự

V

: Vƣờn

WWF

: Quỹ thiên nhiên thế giới

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Khung phân tích phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu ............................... 19

Bảng 4.1. Đa dạng bậc Taxon nguồn cây thuốc tại xã Quân Chu
Đại Từ - Thái Nguyên ............................................................................................... 23
Bảng 4.2. Số lƣợng họ, chi, loài ở hai lớp của ngành Mộc lan ................................. 24
Bảng 4.3. Một số bài thuốc theo nhóm bệnh của ngƣời dân
tại xã Quân Chu – Đại Từ - Thái Nguyên ................................................................. 25
Bảng 4.4: Mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây
tiêu biểu đƣợc ngƣời dân trên địa bàn xã Quân Chu sử dụng làm thuốc .................. 27
Bảng 4.5: Những loài cây đƣợc gây trồng tại xã Quân Chu
Đại Từ - Thái Nguyên ............................................................................................... 44


v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập nghiên cứu ..................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ............................................................... 3
2.1.1. Lịch sử sử dụng thực vật rừng làm thuốc của các dân tộc trên thế giới ..................... 3
2.1.2. Hiện trạng tài nguyên thuốc trên thế giới.......................................................... 4
2.2. Ở Việt Nam .......................................................................................................... 6
2.2.1. Lịch sử các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam................................................ 6
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam .................................................. 10

2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ..................................................................... 12
2.3.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 12
2.3.3. Những thuận lợi và khó khăn từ điều kiện cơ bản trong
hoạt động sử dụng tài nguyên thuốc ......................................................................... 15
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 17
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 17
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................... 17
3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 17
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 17
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ...................................................................... 17
3.4.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin ........................................................................... 20


vi
3.4.3. Phƣơng pháp thu mẫu và ép tiêu bản .............................................................. 20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ........................ 23
4.1. Điều tra thành phần các loài cây LSNG sử dụng để làm thuốc ......................... 23
4.1.1. Sự đa dạng trong các bậc Taxon ..................................................................... 23
4.1.2. Bài thuốc theo nhóm bệnh của ngƣời dân tại xã Quân Chu,
huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 25
4.2. Mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của một số cây tiêu biểu
đƣợc ngƣời dân trên địa bàn xã Quân Chu sử dụng để làm thuốc chữa bệnh .......... 26
4.2.1. Mô tả hình thái, đặc điểm của các loài cây đƣợc ngƣời dân
trên địa bàn xã Quân Chu sử dụng làm thuốc ........................................................... 26
4.2.2. Mô tả cách khai thác, công dụng và cách chế biến của các loài
thực vật dùng làm thuốc ............................................................................................ 40
4.3. Những thuận lợi và khó khăn hiện tại của ngƣời dân trong việc
sử dụng các loài LSNG làm dƣợc liệu ...................................................................... 41
4.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác, quản lý
và gây trồng các loài cây đƣợc sử dụng làm thuốc ................................................... 41

4.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trƣớc áp lực của các loại
dƣợc liệu hóa học (Đông- Tây y) .............................................................................. 42
4.4. Ứng dụng kiến thức bản địa trong việc sử dụng các loài LSNG làm thuốc.................. 43
4.4.1. Kiến thức bản địa trong việc sử dụng, canh tác và gây
trồng các loài cây thuốc............................................................................................. 43
4.4.2. Xác định những loài cây đƣợc ƣu tiên bảo tồn và gây trồng .......................... 44
4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo tồn các loài LSNG
và các bài thuốc của đồng bào ngƣời dân trên địa bàn xã Quân Chu ....................... 45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 46
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 46
5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 46
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 59


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn: Biến đổi khí hậu, ô
nhiễm môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên, thiếu nƣớc sạch, đói nghèo, thực phẩm bẩn
không rõ nguồn gốc, thuốc và vật tƣ y tế làm giả, kém chất lƣợng, bệnh dịch…
Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên… đang là bài toán nan
giải cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Bệnh dịch phát triển và xu hƣớng quay
lại sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dƣợc ngày càng trở nên phổ biến.
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên
có một thảm thực vật phong phú và đa dạng, chứa đựng trong đó một kho
dƣợc liệu tự nhiên vô cùng hữu ích. Có khoảng 12000 loài thực vật bậc cao.

Trong đó khoảng 3948 loài đƣợc dùng làm thuốc (Viện dược liệu, 2007)
chiếm 37% số loài thực vật đã biết, tuy nhiên hiện nay vẫn còn rất nhiều loài
thực vật cũng nhƣ những tri thức bản địa của ngƣời dân tộc miền núi về các
loại cây dƣợc liệu, hiện đang ngày càng bị mai một theo thời gian và vẫn chƣa
đƣợc tìm hiểu cũng nhƣ tiếp cận sâu rộng.
Quân Chu là một xã thuộc huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên, do đặc thù
là một vùng miền núi nằm ngay sát chân của dãy núi Tam Đảo nên cuộc sống
của ngƣời dân nơi đây phần đa phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, vì vậy,
những hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ diễn ra trên địa bàn xã từ lâu đã
không còn là điều gì đó xa lạ đối với ngƣời dân nơi đây. Tuy nhiên, hiện nay
xã đang phải đối mặt với tình trạng nguồn tài nguyên rừng đang ngày càng
cạn kiệt, những tri thức về cây dƣợc liệu đang dần suy thoái. Sở dĩ dẫn đến
tình trạng này là do ngƣời dân trên địa bàn xã khai thác một cách ồ ạt, tận diệt
rất nhiều những loại cây thuốc quý hiếm để bán cho thƣơng lái. Cùng
với đó là khối lƣợng kiến thức về cây dƣợc liệu của các thầy lang lâu năm


2

đang dần bị thất truyền do con cháu của họ rất ít ngƣời muốn theo nghề hoặc
không có đủ khả năng theo nghề do cha ông truyền lại.
Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu kiến thức bản địa trong
việc sử dụng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc tại xã Quân
Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra tri thức bản địa những cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) đƣợc sử
dụng làm thuốc, lên danh mục và đánh giá thực trạng khai thác sử dụng.
- Mô tả đƣợc đặc điểm hình thái, sinh thái, giá trị sử dụng của một số
loài LSNG đƣợc sử dụng làm dƣợc liệu.
- Thu Mẫu, ép tiêu bản những loài LSNG đƣợc sử dụng làm thuốc.

- Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao công tác bảo tồn và sử
dụng bền vững các loài LSNG và các bài thuốc của đồng bào dân tộc trên địa
bàn xã Quân Chu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập nghiên cứu
Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu
khoa học, củng cố đƣợc những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực
tế, biết cách tích lũy, thu thập, phân tích, xử lý thông tin cũng nhƣ kĩ năng tiếp
cận và làm việc với cộng đồng thôn bản và ngƣời dân.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có đƣợc thông qua phỏng vấn thu thập
thông tin từ ngƣời dân và qua quá trình điều tra tại địa bàn nghiên cứu nên sẽ
là cơ sở khách quan nhất trong việc đề xuất giải pháp trong quản lý và phát
triển rừng bền vững. Đề tài góp phần nghiên cứu về việc sử dụng các loài
thực vật để làm thuốc nhằm bảo tồn nguồn kiến thức bản địa.
Giúp ngƣời dân trên địa bàn xã không chỉ có cái nhìn đầy đủ về nguồn
tài nguyên cây thuốc trong tự nhiên mà còn hƣớng cho bà con có cách làm ăn
mới, vừa đem lại lợi ích kinh tế cao hơn, vừa góp phần bảo tồn và phát triển
bền vững nguồn dƣợc liệu quý ngay tại chính mảnh đất mình sinh sống.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trong thời đại của chúng ta ngày nay không khó có thể nhận thấy những
loại thuốc tây cùng với sự tiện dụng của chúng đã xâm chiếm thị trƣờng thuốc
một cách mạnh mẽ. Nhƣng không vì thế mà giá trị và lợi ích cùa những loại
cây thuốc quý hiếm bị xem nhẹ, những loại dƣợc liệu từ thảo mộc vẫn có vị

trí quan trọng nhất định về thành phần, chủng loại cũng nhƣ giá trị sử dụng.
Bởi vậy mà từ thời xa xƣa, dân ta đã biết dùng các cây thuốc, vị thuốc nam
để phòng ngừa và chữa trị cho một số bệnh cho gia súc, gia cầm và ngƣời, từ
đó đã tích lũy đƣợc những kinh nghiệm quý báu về phƣơng pháp chẩn trị
đông y. tuy nhiên việc nghiên cứu, điều tra và sử dụng cây thuốc còn rất mới.
Do đó việc nghiên cứu có hệ thống việc sử dụng cây thuốc, vị thuốc trong
phòng và trị bệnh là rất cần thiết.
Việc nghiên cứu có hệ thống phải bao gồm: nghiên cứu về cơ chế tác dụng
của cây thuốc, vị thuốc trên đối tƣợng sử dụng về sinh lý, bệnh lý. Nghiên
cứu về thành phần hóa học có trong cây thuốc. Phân loại cây thuốc, phƣơng
pháp trồng, thu hoạch và chế biến. Xây dựng quy trình tách chiết các hoạt
chất và các dạng bào chế thích hợp cho từng loài thảo dƣợc.
2.1.1. Lịch sử sử dụng thực vật rừng làm thuốc của các dân tộc trên thế giới
Từ thời cổ xƣa, loài ngƣời đã biết khai thác và sử dụng cây thuốc vào
công tác chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu cuộc sống của mình.
Theo Aristote (384-322 trƣớc công nguyên) đã tổng kết trên 4000 năm
trƣớc, các dân tộc vùng Trung Cận Đông đã biết đến cả ngàn cây thuốc, sau
này ngƣời Ai Cập đã biết cách chế biến và sử dụng chúng (dẫn theo Võ Văn
Chi và Trần Hợp, 1999) [1].


4

Charles Pickering (1879) đã nghiên cứu và đúc rút lại cho biết ngƣời Ai
Cập cổ đại đã biết sử dụng những cây có tinh dầu để trị bệnh và ƣớp xác các
vua chúa hoặc làm nƣớc thơm từ khoảng 4.000 năm TCN. Ngƣời Trung Quốc
đã biết sử dụng tinh dầu làm thuốc chữa bệnh từ lâu . Tại Đông Á, ngƣời Nhật
Bản đã biết sử dụng cây Bạc hà làm thuốc trị bệnh từ 2.000 năm trƣớc đây
(dẫn theo Lã Đình Mỡi và cộng sự, 2001) [4].
Theo Ahmad, U.& M.N.Nabi (1967) đã nghiên cứu và tổng kết rằng: Nền y

học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ đều đƣợc ghi nhận trong lịch sử sử dụng
cây cỏ làm thuốc cách đây 3.000 - 5.000 năm (dẫn theo Trần Văn Ơn, 2003) [5].
Qua các nghiên cứu về lịch sử sử dụng cây thuốc của các dân tộc trên thế
giới cho thấy, mỗi dân tộc trên thế giới đều có tri thức sử dụng cây thuốc để
chữa bệnh từ lâu đời và đặc sắc tùy thuộc vào từng nền văn hóa.
2.1.2. Hiện trạng tài nguyên thuốc trên thế giới
Theo ƣớc tính của quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000 70.000 loài trong số 250.000 loài cây đƣợc sử dụng vào mục đích chữa bệnh
trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý
giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khỏe,
phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nƣớc đang
phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuốc vào nguồn dƣợc
liệu hoặc qua các chất chiết suất từ dƣợc liệu (dẫn theo Nguyễn Văn Tập,
2006) [6].
Theo thông tin của tổ chức Y tế thế giới(WHO) đến năm 1985, trên toàn
thế giới đã biết tới 20.000 loài thực vật bậc thấp cũng nhƣ bậc cao (trong tổng
số hơn 250.000 loài thực vật đã biết) đƣợc sử dụng trực tiếp làm thuốc hay có
xuất xứ cung cấp các hoạt chất để làm thuốc (N.R.Farnsworth $
D.D.Soejarto,1985). TheoNapralert năm 1990 con số này đƣợc ƣớc tính từ
30.000-70.000 loài cây thuốc. Trong đó, ở Trung Quốc đã có tới trên 10.000


5

loài thực vật đƣợc coi là cây thuốc; Ấn Độ hơn 6.000 loài; vùng nhiệt đới
Đông - Nam Á khoảng 6.500 loài…(N.R.Farnsworth, 1985; S.K.Alok, 1991;
P.G. Xiao, 2006) ( dẫn theo Nguyễn Tập, 2007) [7].
Theo Lewington (1993) đã thống kê trên thế giới có hơn 35.000 loài thực
vật đang đƣợc sử dụng trong các nền văn hóa khác nhau vào mục đích chữa
bệnh. Nhiều loài trong số chúng là đối tƣợng không thể kiểm soát đƣợc trong

các hoạt động buôn bán ở quy mô địa phƣơng hoặc quốc tế ( dẫn theo Phạm
Minh Toại và Phạm Văn Điển, 2005).
Tƣ liệu từ Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế
(IUCN) cho biết, hiên nay trong tổng số 43.000 loài thực vật mà tổ chức này
có thông tin thì có tới 30.000 loài đƣợc coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở
các mức độ khác nhau. Trong tập tài liệu “các loài thực vật bị đe dọa ở Ấn Độ
“xuất bản từ năm 1980 đã đề cập tới 200 loài, trong đó phần lớn là các loài
cây thuốc hay trong bộ “Trung Quốc thực vật hồng bì thư” (Sách đỏ về thực
vật của Trung Quốc), năm 1996 cũng giới thiệu tới gần 200 loài đƣợc sử dụng
làm thuốc cần bảo vệ (dẫn theo Nguyễn Văn Tập, 2007) [7].
* Các nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên cây thuốc
- Tàn phá thảm thực vật
- Hoạt động du canh du cƣ
- Khai thác quá mức và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên cây thuốc.
- Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên.
- Khai thác không có kế hoạch và thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không đƣợc tƣ liệu hóa và bị thất truyền.
* Hoạt động bảo tồn tài nguyên cây thuốc
Bảo tồn nguyên vị (In situ conservation): Chỉ có một số nƣớc tham gia.
Một trong những nƣớc này là Sri Lanka, với 50 khu bảo tồn cây thuốc. Tại Ấn
Độ có 30 trung tâm bảo tồn nguyên vị. Tại Trung Quốccác khu bảo tồn tài
nguyên cây thuốc cũng đang đƣợc thành lập.


6

Bảo tồn chuyển vị (Ex situ conservetion): năm 1989, Tổ chức Bảo tồn
các Vƣờn thực vật Quốc tế (BGCI) đã phối hợp với IUCN và WWF xây dựng
“Chiến lược bảo tồn ở các Vườn thực vật’. Trên thế giới có khoảng 1.500
Vƣờn thực vật đã xây dựng, trong đó có 152 Vƣờn của 33 quốc gia chuyên

trồng cây thuốc hay trồng kết hợp với các cây kinh tế khác. Vƣờn thực vật ở
Tokyo có khoảng 1.600 loài:
Trồng cây thuốc: đã có một số nƣớc gây trồng cây thuốc với quy mô lớn
phục vụ công tác y tế và bảo tồn quy mô lớn: Trung Quốc, Ấn Độ (dẫn theo
Trần Văn Ơn, 2003) [5].
Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của
Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. năm 1952
các tác giả A.l.Ermakov, V.V.Arsimovich… đã nghiên cứu thành công công
trình “Phương pháp nghiên cứu hóa sinh - sinh lý cây thuốc”. Công trình này
là cơ sở cho việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ƣu nhất, tận
dụng tối đa công dụng của các loại cây thuốc. Các tác giả A.F.Hammemen,
M.D.Choupinxkaia và A.A. Yatsenko đã đƣa ra giá trị của từng loài cây thuốc
(cả về giá trị dƣợc liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách “giá trị cây thuốc”.
Năm 1972 tác giả N.G.Kovalena đã công bố rồng faix trên cả nƣớc Liên Xô
cũ việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao và không gây hại cho sức
khỏe của con ngƣời. Qua cuốn sách “chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả
Kovalena đã giúp ngƣời đọc tìm đƣợc loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với
liều lƣợng đã đƣợc định sẵn (dẫn theo Trần Thị Lan, 2005) [2].
2.2. Ở Việt Nam
2.2.1. Lịch sử các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam
Nghiên cứu về cây thuốc ở Việt Nam đã có lịch sử rất lâu đời và có sự
thay đổi nhất định qua các thời kì khác nhau, có thể chia ra làm các giai
đoạn sau:
* Trƣớc thời kì Pháp thuộc


7

Thời kì này nƣớc ta đã có những công trình nghiên cứu về cây thuốc và
các phƣơng pháp chữa bệnh bằng cây thuốc đồ sộ; “Nam dược thần hiệu”,

“Hồng nghĩa giác tư y thư” của Đại y thiền sƣ Tuệ Tĩnh và tác phẩm “Hải
Thượng y tông tâm lĩnh” của Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Các tác
phẩm này có ý nghĩa to lớn cho nền y học cổ truyền dân tộc.
Bộ “Nam dược thần hiệu” do Hòa Thƣợng Bản Lai ở chùa Hồng Phúc ở
Trung Đô biên tập, bổ sung in lại năm 1761 gồm bản thảo dƣợc tính 499 vị
(bằng thơ) và 10 khoa chữa bệnh, với 3.932 phƣơng thuốc nam ứng trị 184
loại bệnh, kèm theo môn thuốc chữa bệnh gia súc.
“Nam dược chính bản” do vua Vĩnh Thịnh năm thứ 13 (1705- 1719) sai
các quan nội thị phủ chúa Trịnh, các quan y viện duyệt lại và bổ sung sắp xếp
thành chƣơng mục thứ tự và đổi tên thành “Hồng nghĩa giác tư y thư” in lại
năm 1717 gồm quyển thƣợng và quyển hạ. Quyển thƣợng gồm: “Nam dược
quốc ngữ phú” (Danh từ dƣợc học 50 vị thuốc nam), “Trực giải chỉ nam dược
tính phú” (220 vị thuốc nam) và một thiên Y luận về lý luận cơ bản, âm
dƣơng ngũ hành, tảng phủ, kinh mạch. Quyển hạ gồm “Thập tam phương gia
giảm” và “Bổ âm đơn” đã đƣợc đời sau diễn dịch ra ca nôm và in năm 1723
(dẫn theo Nguyễn Bá Tĩnh, 1998) [8].
Tuệ Tĩnh và Lê Hữu Trác có công to lớn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe nhân dân trong giai đoạn này, đồng thời các ông đã thống kê ghi chép lại
các kinh nghiệm chữa bệnh dân gian quý báu và đúc rút ra những bài thuốc
chữa bệnh hiệu nghiệm để viết thành sách lƣu truyền cho hậu thế. Tuy nhiên,
các tác phẩm chỉ tập trung nghiên cứu về công dụng chữa bệnh của các cây
thuốc, các phƣơng pháp chữa bệnh… mà chƣa có điều kiện nghiên cứu về
phân bố, trữ lƣợng của các loài cây thuốc trên lãnh thổ Việt Nam.
* Thời kì Pháp thuộc đến Cách mạng tháng 8 năm 1945
Dƣới thời Pháp thuộc có một sự canh tranh chia rẽ sâu sắc giữa YHCT
và YHHĐ. Giai đoạn này, không có một công trình nghiên cứu nào về cây


8


thuốc của Việt Nam đƣợc thực hiện do nền YHCT bị chính quyền thực dân
Pháp đàn áp và bóp nghẹt không cho phát triển.
Một số nhà khoa học ngƣời Pháp đã có những cố gắng tìm hiểu những
cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam và đã biên soạn thành tài liệu để lại bao
gồm có hai bộ.
Bộ thứ nhất “Dược liệu và dược điển Trung Việt” của hai tác giả E. M.
Perrot và Paul Hurrier xuất bản tại Pari năm 1907. Trong bộ sách này các tác
giả chia thành hai phần lớn. phần một có sự nhận xét chung về nền Y học Á
Đông, việc hành nghề y ở Trung Quốc và Việt Nam; phần hai kiểm kê các
danh mục thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng học dùng trong y
học Trung Quốc và Việt Nam. Tài liệu có tính chất toàn diện nhƣng bộ sách
xuất bản đã lâu nên so với sự tiến bộ của khoa học hiện nay thì có nhiều thiếu
sót, cần phải đƣợc sửa lại và bổ sung thêm. Nội dung giới thiệu từng vị thuốc
còn qua sơ lƣợc so với sự đòi hỏi thực tế hiện nay
Bộ thứ hai “Danh mục những sản phẩm ở Đông Dương” phần cây thuốc
do hai tác giả Ch. Crevest và A. Pestelot biên soạn thành hai tập: tập 1 in năm
1928, tập 2 in năm 1935 với 1.430 vị thuốc thảo mộc của 3 nƣớc Đông
Dƣơng. Đến năm 1952, A. Pesterot có sửa chữa lại và bổ sung thêm, đặt cho
bộ sách cái tên mới là “Những cây thuốc của Campuchia và Việt Nam” với
1.428 vị thuốc thảo mộc và đƣợc in thành 4 tập: tập I (1925), tập II (1953),
tập III (1954), tập IV in năm 1954 dành riêng cho các mục lục và bảng tra cứu
(dẫn theo Đỗ Tất Lợi, 2006) [3].
Các tác phẩm nghiên cứu về cây thuốc của các tác giả ngƣời pháp tuy
chƣa đầy đủ và tỉ mỉ nhƣng các bộ sách biên soạn khá công phu và giúp ích
nhiều cho những nghiên cứu về cây thuốc của Việt Nam sau này.
* Sau cách mạng tháng Tám đến nay
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau khi miền bắc đƣợc giải
phóng năm 1954, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc
sƣu tầm, nghiên cứu các cây cỏ đƣợc sử dụng làm thuốc trên cả nƣớc.



9

Trong thời kì kháng chiến các nhà khoa học Việt Nam đã bƣớc đầu thống
kê, hệ thống lại, tìm hiểu số lƣợng, khu phân bố các loại cây thuốc. Công việc
này đƣợc tiến hành trong suốt một thời gian dài với sự tham gia của nhiều nhà
khoa học đầu ngành : Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chuyên, Võ Văn Chi…
Trong các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam có một công trình nghiên
cứu điển hình nhƣ: Cuốn sách (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất
Lợi gồm 6 tập đƣợc in từ năm 1962 - 1965. Tác giả đã trình bày khoảng 430
loài cây thuốc thuộc 116 họ, đã thống kê các cây thuốc, ông đã ghi chép một
cách tỉ mỉ các thông tin: Đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và sinh thái
học, phân bố địa lí, công dụng. cách dùng của các dân tộc có sử dụng vị thuốc
này, các công trình khoa học trên thế giới đã công bố có liên quan đến cây
thuốc. theo I.I. Brekhman, A.S. Hammerman, I.V. Gruxvitxki, A.A. Taxenko
- Khmelepxki (1967) nhận xét bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam” của Đỗ tất Lợi có thể sánh ngang với bất kì một công trình nào khác về
dƣợc liệu nhiệt đới (dẫn theo Đỗ Tất Lợi, 2006) [3].
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” có một ý nghĩa quan trọng
trong nền y dƣợc học Việt Nam. Cuốn sách đƣợc các nhà khoa học và nhân
dân đón nhận rất lớn. Từ khi xuất bản đầu tiện năm 1962 - 1965 đến năm
2006 cuốn sách đã đƣợc tái bản 14 lần, trong quá trình tái bản cuốn sách có
chỉnh sửa bổ sung ngày càng hoàn thiện các thông tin cập nhật và hình ảnh
minh họa về cây thuốc.
Cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” của Vũ Văn Chuyên, xuất
bản năm 1966. cuốn sách đã tóm tắt đƣợc hầu hết các đặc điểm của các họ có
cây thuốc ở Việt Nam. Tác giả đã mô tả đầy đủ các thông tin về: Tên khoa
học, tên phổ thông, đặc điểm nhận biết chung, khu vực phân bố của từng họ
cây thuốc. Đây là việc có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu của công tác
nghiên cứu về hệ thực vật cây thuốc Việt Nam.

Cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, xuất bản năm
1997. tác giả đã thống kê, mô tả chi tiết về tên khoa học, tên phổ thông, tên
địa phƣơng, các đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và sinh thái học, phân


10

bố địa lý, công dụng cách dùng của các dân tộc có sử dụng vị thuốc này, các
công trình khoa học trên thế giới đã công bố có liên quan đến cây thuốc… của
3.200 loài cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam và các cây thuốc đƣợc du nhập
gây trồng ở Việt Nam. Cuốn sách mô tả sinh động hình ảnh các cây thuốc
bằng các hình vẽ và ảnh mầu.
Các công trình khoa học: “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, “Tóm tắt
đặc điểm các họ cây thuốc” và “Từ điển cây thuốc Việt Nam” là những tài
liệu cẩm nang tra cứu cần thiết cho cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về cây
thuốc cho các nhà khoa học, cán bộ, sinh viên, học sinh và những ai quan tâm
đến việc tìm hiểu tài nguyên cây thuốc Việt Nam.
Ngoài ra có rất nhiều các công trình khoa học đƣợc công bố có liên quan
tới nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam: “Cây cỏ có ích Việt Nam” gồm 4
tập của Võ Văn Chi, Trần Hợp xuất bản năm 1999; “Từ điển thực vật thông
dụng” tập I tập II của Võ Văn Chi xuất bản năm 2003…
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm diện tích
hẹp nhƣng kéo dài do đó đã tạo nên những khí hậu khác nhau theo vĩ tuyến và
độ cao, là nơi hội tụ và phát triển một quần thể thực vật hết sức phong phú.
Cây thuốc là một thực vật đƣợc hình thành trong môi trƣờng đó nên cây thuốc
Việt Nam rất phong phú và đa dạng về số lƣợng và chủng loại.
Công tác điều tra nghiên cứu của Viện Dƣợc liệu - Bộ Y tế ở tất các địa
phƣơng trên toàn quốc kết quả điều tra từ năm 1961 đến cuối năm 2004, đã
ghi nhận ở nƣớc ta có 3.948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ của 9 ngành thực vật

kể cả nấm có công dụng làm thuốc. trong đó có trên 90% tổng số loài cây
thuốc mọc tự nhiên (dẫn theo Nguyễn Tập, 2007) [7].
Hiện nay đã thống kê đƣợc gần 300 loài cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng
thƣờng xuyên đƣợc khai thác với khối lƣợng từ 10.000 - 20.000 tấn mỗi năm,
cung cấp thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. các cây thuốc đang đƣợc khai
thác với khối lƣợng lớn nhƣ : Vằng đắng (Coscinium fenestratum), Thiên niên


11

kiện (Homalomena spp.), Cẩu tích (Cibotium barometz), Hoàng đằng
(Fibraurea recisa Pierre), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis)… phần lớn các
cây thuốc trên đƣợc đƣa vào sử dụng trực tiếp trong nền YHCT. Một số loài
đƣợc đƣa vào chiết xuất hoạt chất để dùng làm thuốc nhƣ: Thanh hao
(Artemisia annua) chiết artemisinin làm thuốc chữ sốt rét, Bình vôi
(Stephania spp.) chiết xuất L. tetrahydro palmatin làm thuốc an thần, giảm
đau; Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium) chiết saponin làm thuốc chữa
sỏi thận…(dẫn theo Nguyễn Tập, 2007) [7].
Với 3.948 loài cây thuốc đã biết hiện nay vẫn còn có nguồn tài nguyên
cây thuốc của các dân tộc thiểu số sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam vẫn chƣa
thống kê đƣợc đầy đủ có bao nhiêu loài cây thuốc (ngoài 3.948 loài cây thuốc
đã thống kê), sự phân bố và sử dụng của chúng. Nƣớc ta cũng chƣa thể thông
kê đƣợc chính xác có bao nhiêu loài đã bị mất và đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Trong bài báo “Sử dụng tài nguyên cây thuốc - sự chia sẻ công bằng và
hợp lý ” (2004) tác giả Trần Công Khánh đã làm rõ nét đặc trƣng của cây
thuốc dân gian. Cùng một cây thuốc với dân tộc này thì rất quý nhƣng với dân
tộc khác thì nó không có giá trị, cũng cùng một loại cây thuốc đó mỗi dân tộc
lại có một cách dùng chữa trị các bệnh khác nhau nhƣ vậy có thể nói giá trị và
cách sử dụng cây thuốc của mỗi dân tộc rất đặc trƣng và khác nhau.
Hiện nay ở nƣớc ta đã có một số công trình nghiên cứu về các kinh

nghiệm truyền thống y học dân gian của các dân tộc ít ngƣời nhƣng còn mang
tính thăm dò sƣu tầm là chính : “Nghiên cứu về kinh nghiệm phòng chữa bệnh
của dân tộc Mường Thanh Hóa, Nghệ An” (dẫn theo Phó Đức Thành, 1930),
“Kinh nghiệm của người Dao Ba Vì” (dẫn theo Phó Đức Thuần, Đỗ Thị
Phương, 1996), “Kinh nghiệm của ngƣời Dao Đà Bắc - Hòa Bình” (dẫn theo
Trần Hồng Hạnh, 1997)… (dẫn theo Phó Đức Thuần, 2005) [9].
Tƣ liệu hóa tài nguyên cây thuốc của tất cả các cộng đồng dân tộc Việt
Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay để bảo tồn tính đa dạng sinh học cây thuốc


12

và tri thức sử dụng cây thuốc của các cộng đồng. Tri thức sử dụng cây thuốc
của các cộng đồng dân tộc thì có nhiều nhƣng cho đến nay chƣa có một ngƣời
nào, một dân tộc miền núi nào của nƣớc ta tự đến cơ quan nhà nƣớc đăng kí
bản quyền sở hữu trí tuệ về tri thức đó. Đây thực sự là nguồn tài sản có giá trị
nếu biết cách quản lý thì nguồn tài nguyên tri thức này sẽ mang lại cuộc sống
sung túc cho các dân tộc có hoạt động làm thuốc và việc khai thác, sử dụng
rừng bền vững.
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Quân Chu có diện tích 4.040,19 ha (40,4 km²) và dân số là 3.912
ngƣời, thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Đây là xã cực nam
của tỉnh và có vị trí:
Phía bắc giáp xã Cát Nê thuộc huyện Đại Từ, phía đông giáp thị trấn
Quân Chu thuộc huyện Đại Từ và xã Phúc Thuận thuộc huyện Phổ Yên. Qua
các đỉnh của dãy núi Tam Đảo, xã Quân Chu lần lƣợt giáp với các xã Đại
Đình, Tam Quan, thị trấn Tam Đảo và xã Quang Minh thuộc huyện Tam Đảo
và xã Trung Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tuyến tỉnh lộ 261

kết nối hai huyện Phổ Yên và Đại Từ đi qua địa bàn xã.
2.3.1.2. Địa hình địa mạo
Là xã miền núi nằm ở phí Tây và phía Tây Nam của xã nằm dƣới chân
dãy núi Tam Đảo với địa hình chủ yếu là đồi núi cao, tiếp đến là dạng đồi bát
úp và địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình 80m so với mực nƣớc biển, phía
Bắc và phía Đông của xã là các đồi gò nằm xen giữa các khu dân cƣ và những
cánh đồng có diện tích nhỏ hẹp, địa hình của xã nghiêng dần từ phí đông bắc
sang phí Tây Nam.
2.3.1.3. Khí hậu
Khí hậu có hai mùa rõ rệt; mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu
nóng ẩm và mƣa nhiều; mƣa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm


13

ƣu thế, lƣợng mƣa ít, thời tiết hanh khô, đặc trừng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
thể hiện rõ qua các chỉ số nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 22,9ºC. lƣợng
mƣa phân bố không đều có có sự chênh lệch lớn giữa mùa mƣa và mùa khô,
về mùa mƣa cƣờng độ mƣa lớn, chiếm tới 80% tổng luowgj mƣa trong năm.
2.3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Đặc điểm dân số và lao động
Toàn xã có 3.796 nhân khẩu, Với 998 hộ trong đó hộ khá chiếm
16,75%; hộ trung bình chiếm 53,2%; hộ nghèo chiếm 30,05% tổng số hộ
trong xã, tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 58,14%, ngƣời ngoài
tuổi lao động chiếm 41,86%. Trong đó lao động nông, lâm, ngƣ nghiệp là
1.960 ngƣời chiếm 90,7%, lao động phi nông nghiệp là 202 ngƣời chiếm
9,3%, tổng số lao động đi làm ngoài địa phƣơng là 268 ngƣời, có 48 ngƣời
làm việc tại nƣớc ngoài.
2.3.2.2. Điều kiện kinh tế
- Tình hình sản xuất nông nghiệp

Xã có số khẩu làm nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn chủ yếu sản xuất cây
chè, lúa, cây lâm nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ. tỉ lệ sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn xã đang có xu hƣớng giảm dần từ 95,08% (2009) xuống còn 93,81%
(2011), số hộ khẩu phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp và đang tăng dần theo
từng năm.
- Tình hình sản xuất Lâm nghiệp
Diên tích đất Lâm nghiệp của xã là 2.818,14 ha, trong đó rừng phòng hộ
là 260,91 ha và rừng sản xuất là 502,23 ha. Cây trồng chủ yếu là keo tai
tƣợng. Sản phẩm từ lâm nghiệp đã mạng lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời
dân trong xã.
2.3.2.3. Văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế
Văn hóa: Các hoạt động văn hóa nghệ thuật đƣợc tổ chức và đƣơc triển
khai trên toàn xã. Các cấp ủy đảng, các tổ chức chính trị xã hội đã tập trung


14

tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị và đáp ứng tốt các nhu cầu về hƣởng thụ
văn hóa và tinh thần cho nhân dân.
Xã hội: Trên địa bàn xã gồm 6 dân tộc anh em cùng chung sống:
Kinh; Tày; Nùng; Dao; Sán Dìu; Thái. Mỗi dân tộc đều có phong tục tập
quán sinh hoạt kinh nghiệm sản xuất riêng.
Giáo dục: Trên địa bàn xã Quân Chu đã đƣợc công nhận phổ cập mầm
non 5 tuổi phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS, tỉ lệ học sinh
tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học lên trung học phổ thông, bổ túc hoặc học
nghề chiếm 98%. Tỉ lệ lao độc đƣợc đào tạo chuyên môn so với tổng lao động:
Sơ cấp, có chứng chỉ nghề là 300 ngƣời chiếm 13,88%; Trung cấp là 56 ngƣời
chiếm 2,59%; Cao Đẳng là 48 ngƣời chiếm 2,22% và Đại Học là 33 ngƣời
chiếm 1,53%.
Y tế: Trạm y tế xã đƣợc xây dựng từ những năm 1997 hiện nay cơ sở vật

chất đã bị hƣ hỏng và xuống cấp, trạm y tế nằm trên địa bàn xóm đền giáp với
sận vận động xã, diện tích khuân viên trạm hiện nay là 1080m², diện tích xây
dựng là 480m². Số ngƣời tham gia bảo hiểm y tế bảo hiểm tự nguyện là 3.141
ngƣời, chính sách xã hội là 2.962 ngƣời, CCB là 13 ngƣời, học sinh sinh viên là
54 ngƣời, cán bộ công chức viên chức, quân đội, công an là 112 ngƣời đạt 83%.
2.3.2.4. Cơ sở hạ tầng
Giao thông: Trên địa bàn xã Quân Chu hệ thống giao thông đƣờng liên
xã có 5 tuyến với tổng chiều dài 13,3km, hệ thống giao thông liên xóm có 7
tuyến với tổng chiều dài 12,3km, hệ thống giao thông trục xóm có 12 tuyến
với tổng chiều dài là 15,4km, hệ thống giao thống ngõ xóm với tổng chiều dài
là 18,15km, còn lại chủ yếu là bờ thửa mặt cắt nhỏ hẹp chƣa đƣợc quy hoạch.
Nhìn chung tiêu chí đƣờng xá giao thông xã Quân Chu chƣa đạt chuẩn theo
tiêu chí nông thôn mới.
Thủy lợi
- Xã có 16 vai đập dâng nƣớc, trong đó có 4 đập đã đƣợc kiên cố còn lại
12 đạp chỉ dựng lại ở mức tạm. Hệ thống ao đầm chủ yếu phục vụ cho công
tác nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình.


15

- Toàn xã có 14,56km kênh mƣơng, trong đó đã đƣợc cứng hóa 2,21km
còn lại 12,35km kênh mƣơng chƣa đƣợc cứng hóa
- Xã có một trạm bơm với công xuất nhỏ chỉ đủ phục vụ cho 1 xóm, trạm
bơm đƣợc xây dựng kiên cố và vận hành tốt.
Điện: Có 99,7% số hộ gia đình trong xã đƣợc sử dụng điện lƣới quốc
gia, số hộ sử dụng điện là 995 hộ, trong đó số hộ sử dụng điện thƣờng xuyên
và an toàn đạt 68,98%. Toàn xã có 5 trạm biến áp với điện áp 35/0,4KV, có
46,2km đƣờng dây hạ thế, có 7,74km đƣờng dây trung thế, hệ thống điện của
xã đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của ngành điện.

Trƣờng học: Trƣờng mầm non của xã có diện tích 4.682m², cơ sở vật chất
có 6 phòng học, diện tích sân vƣờn là 1.800m², phòng chức năng chƣa đáp ứng
đƣợc đày đủ trong việc dạy và học, sân trƣờng chƣa đổ bê tông và lát gạch,
trƣờng chƣa đạt chuẩn quốc gia. Trƣờng tiểu học có diện tích 4.665m², có 13
phòng học đƣợc chia làm 2 khu, phòng chức năng cơ bản đã hoàn thiện, đầy đủ
sân trƣờng đƣợc lát gạch bê tông, trƣờng đạth chuẩn quốc gia mức độ 1 năm học
2009-2010. Trƣờng THCS có diện tích 7.090,6m², cơ sở vật chất có 17 phòng
học, diện tích sân chơi bãi tập có 3000m², phòng chức năng đầy đủ, sân trƣờng
đƣợc đổ bê tông, trƣờng đạt chuẩn quốc gia vào năm 2011-2012
2.3.3. Những thuận lợi và khó khăn từ điều kiện cơ bản trong hoạt động sử
dụng tài nguyên thuốc
- Thuận lợi:
Với điều kiện tự nhiên có sẵn của xã đã ảnh hƣởng một cách tích cƣc tới
hoạt động làm nghề thuốc. Địa hình của xã có nhiều đồi núi với chất đất khá
đa dạng phù hợp với nhiều loại cây thuốc mọc và phát triển, khí hậu đặc trƣng
của khí hậu miền bắc với một lƣợng mƣa và nhiêt độ hàng năm tƣơng đối,
thích hợp cho nhiều loại cây nhiệt đới và có số lƣợng chủng loài cây nhiêu và
phong phú có nhiều loài cây thuốc quý hiếm, nhiều vị thuốc khó tìm. Xã có
một vị trí địa lí khá thuận lợi cho việc phát triển nghề thuốc giáp với khu vực


16

Dãy núi Tam Đảo. Ngoài ra xã là một xã đang phát triển nên có nhu cầu và sƣ
quan tâm tới sức khỏe con ngƣời ngày càng cao, đặc biệt là việc sử dụng các
loài cây có sẵn trong tƣ nhiên là rất cao.
- Khó khăn:
Xã có hệ thống đƣờng giao thông tƣơng đối kém và xấu nên việc đi lại
giao lƣu học hỏi còn bị hạn chế. hiện nay trên địa bàn xã diện tích rừng khá
nhiều tuy nhiên các loài cây thuốc quý hiếm đang bị lấy đi rất nhiều khiến cho

việc tìm và phát hiện rã chúng rất khó khăn, cùng với đó là những kiến thức
về cậy thuốc của một số bậc thầy thuốc đông y đang dần bị mai một vì không
có truyền nhân kế thừa hoặc không đủ khả năng kế thừa những khối kiến thức
to lớn mà cả đời họ đúc kết. Ngoài ra cùng với sự phát triển của xã hội nên
việc sử dụng thuốc tây nhiều với nhiều sự tiện lợi và công dụng nhanh chóng
đã làm cho sự phát triển nghề thuốc nam chậm lại và ít đƣợc ứng dụng trong
cuộc sống hàng ngày và làm cho thế hệ trẻ hiên nay không còn biết đến những
giá trị của những cây thuốc quý.


17

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các loài LSNG đƣợc ngƣời dân trên địa
bàn xã Quân Chu sử dụng để làm thuốc.
- Tri thức bản địa của đồng bào dân tộc Dao, Sán Dìu trên địa bàn xã trong
việc khai thác và sử dụng LSNG làm thuốc.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm thực tập tại xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian tiến hành từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần loài cây sử dụng làm thuốc
- Mô tả đƣợc đặc điểm, hình thái, sinh thái của một số loài LSNG đƣợc
sử dụng làm dƣợc liệu, Cách khai thác, công dụng và cách chế biến của các
loài thực vật dùng làm thuốc.
- Những thuận lợi và khó khăn hiện tại của ngƣời dân trên địa bàn xã
Quân Chu trong việc sử dụng các loài LSNG làm dƣợc liệu trƣớc áp lực của
các loại dƣợc liệu hóa học

- Ứng dụng Kiến thức bản địa trong việc sử dụng, canh tác và gây trồng
các loài cây thuốc. Xác định những loài cây đƣợc ƣu tiên bảo tồn và gây
trồng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo tồn các loài LSNG
và các bài thuốc của đồng bào ngƣời dân trên địa bàn xã Quân Chu
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn ngƣời dân đặc biệt là các
ông lang bà mế ngƣời dân tộc Dao, Sán Dìu… và những ngƣời dân có kinh


×