Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn các chủng xạ khuẩn Streptomyces chống nấm mốc gây bệnh thán thư và héo vàng trên cây ớt (Capsicum frutescens L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƯỜNG
----------

ĐỒN THỊ THỤC ANH

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG
XẠ KHUẨN STREPTOMYCES CHỐNG
NẤM MỐC GÂY BỆNH THÁN THƯ VÀ
HÉO VÀNG TRÊN CÂY ỚT (CAPSICUM
FRUTESCENS L.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Thu
Hà đã tận tình hướng dẫn và ủng hộ em trong suốt q trình thực hiện và hồn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của
các Thầy Cơ giáo, các anh chị cán bộ khoa Sinh – Môi Trường, Trường Đại học Sư
Phạm, Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến cơ giáo chủ nhiệm, bạn
bè, gia đình và người thân đã luôn động viên giúp đỡ em trong suốt thời gian học
tập và hồn thành khóa luận này!

Đà Nẵng, ngày 21 tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Đoàn Thị Thục Anh




DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

hiệu

Trang

Tỷ lệ mẫu có nấm mốc gây bệnh thán thư và
3.1

héo vàng trên tổng số mẫu phân lập ở các giai
đoạn sinh trưởng, phát triển trên cây ớt

25

(Capsicum frutescens L.)
Đặc điểm ni cấy, hình thái của 2 chủng nấm
3.2

mốc NB1 gây bệnh thán thư và NB6 gây bệnh
héo vàng trên cây ớt trên các môi trường nuôi

30

cấy


3.3

3.4

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự
phát triển của nấm Colletotrichum và Fusarium
Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm Colletotrichum
lên quả ớt (Capsicum frutescens L.)

31

34

Kết quả lây nhiễm nấm Fusarium gây bệnh héo
3.5

vàng lên cây ớt (Capsicum frutescens L.)

35

Hoạt tính kháng sinh của 9 chủng xạ khuẩn trên
3.6

MT Gause II

36

VSVKĐ: Colletotrichum; Fusarium
Đặc điểm ni cấy, hình thái của 2 chủng xạ
3.7


khuẩn XK3 và XK14 tuyển chọn

38

Ảnh hưởng của MT nuôi cấy dến khả năng
sinh tổng hợp CKS của các các chủng XK
3.8

tuyển chọn;
VSVKĐ: NB1: Colletotrichum; NB6: Fusarium

40


Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến khả năng
3.9

sinh tổng hợp CKS của các chủng Xk tuyển

42

chọn; VSVKĐ: Colletotrichum; Fusarium
Kết quả ảnh hưởng của dịch kháng sinh thô của
3.10

chủng XK3 đối với cây ớt nhiễm nấm

44


Colletotrichum
Kết quả ảnh hưởng của dịch kháng sinh thô của
3.11

chủng XK3 đối với cây ớt nhiễm nấm
Colletotrichum

44


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số

Tên hình

Trang

hiệu
3.1

Tỷ lệ % nấm gây bệnh thán thư trên cây ớt
(Capsicum frutescens L.) qua các giai đoạn

26

sinh trưởng, phát triển
3.2

Tỷ lệ % nấm gây bệnh héo vàng trên cây ớt
(Capsicum frutescens L.) qua các giai đoạn


26

sinh trưởng, phát triển
3.3

Hình ảnh triệu chứng bệnh thán thư ở cây ớt 30
ngày tuổi và trên quả ớt (Capsicum frutescens L.) tại

28

Lộc Mỹ, Hịa Bắc, Hịa Vang, Đà Nẵng
3.4

Hình ảnh triệu chứng bệnh héo vàng cây ớt
(Capsicum frutescens L.) giai đoạn cây 90
ngày tuổi tại thơn Lộc Mỹ, xã Hịa Bắc,

29

huyện Hịa Vang, TP. Đà Nẵng
3.5

Hình ảnh khuẩn lạc nấm Colletotrichum
(NB1)

32

3.6


Hình ảnh khuẩn lạc nấm Fusarium (NB6)

32

3.7

Hình ảnh bào tử nấm Colletotichum

33

3.8

Hình ảnh bào tử nấm Fusarium

33

3.9

Hình ảnh ống giống các chủng nấm
Colletotrichum và nấm Fusarium

3.10

Hình ảnh vịng vơ khuẩn của chủng xạ khuẩn

33

37



XK3 và XK14 đối với nấm Colletotrichum
trên MT PDA
3.11

Hình ảnh vịng vơ khuẩn của chủng xạ khuẩn
XK3 và XK14 đối với nấm Fusarium trên

37

MT PDA
3.12

Hình ảnh ống giống của 2 chủng xạ khuẩn

39

XK3 và XK14 trên MT Gause I
3.13

Khả năng hình thành sắc tố melanin của các

39

chủng xạ khuẩn XK3 va XK14 tuyển chọn
3.14

Hoạt tính kháng nấm Colletotrichum của
chủng xạ khuẩn XK3 và XK14

40


Hoạt tính kháng nấm Fusarium của chủng xạ
3.15

khuẩn XK3 và XK14

41

Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên sự sinh
3.16

tổng hợp CKS của các chủng xạ khuẩn XK3

42

và XK14

3.17

Hình ảnh cây ớt (Capsicum frutescens L.) ở
các cơng thức thí nghiệm

45


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

CKS

: Chất kháng sinh


CFU

: Colony Forming Unit (Đơn vị hình thành khuẩn lạc)

HSCC

: Hệ sợi cơ chất

HSKS

: Hệ sợi khí sinh

KS

: Kháng sinh

KTKS

: Khuẩn ty khí sinh

MT

: Mơi trường

TP

: Thành phố

TLB


: Tỷ lệ bệnh

VSV

: Vi sinh vật

VSVKĐ

: Vi sinh vật kiểm định

XK

: Xạ khuẩn


MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hằng năm, các bệnh cây trồng đã gây ra những tổn thất to lớn đối với nền sản
xuất nơng nghiệp. Trong đó bệnh do nấm là một trong những dịch hại ảnh hưởng
quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tính riêng bệnh hại do
nấm gây ra chiếm đến 80% thành phần bệnh, theo ước tính có tới hơn 13.000 lồi
và hơn 75.000 loại cây trồng bị ảnh hưởng. Do đó việc sử dụng hóa chất trong bảo
vệ thực vật từ lâu đã phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên sự phát triển phức tạp và khả
năng kháng thuốc của nấm bệnh đã hạn chế tác dụng của thuốc hóa học, cùng với
đó là q trình tồn dư trong đất, nước và nơng sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới
sức khỏe con người, làm ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái.
Chính vì vậy phương pháp đấu tranh sinh học đang là hướng mở tích cực để bảo
vệ cây trồng, nâng cao năng suất và phịng chống ơ nhiễm mơi trường, tạo điều kiện
phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững. Một trong những hướng nghiên

cứu theo xu hướng này là sử dụng và khai thác các tác nhân sinh học (vi khuẩn,
nấm, xạ khuẩn…) để hạn chế sự phát triển và gây hại của các quần thể vi sinh vật
gây bệnh. Trong số các tác nhân sinh học thường được sử dụng, xạ khuẩn
Streptomyces là nhóm có tiềm năng nhất vì tỷ lệ lồi có khả năng sinh chất kháng
sinh cao, trong đó có nhiều chất kháng sinh chống nấm mạnh.
Cây ớt (Capsicum frutescens L.) là cây trồng quan trọng, có giá trị kinh tế cao.
Ớt khơng chỉ được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm mà cịn là nguồn dược
liệu q. Trong quả ớt có chứa nhiều loại vitamin như C, B1, B2, acid citric, acid
malic, beta caroten....Đặc biệt, quả ớt có chứa hoạt chất capsicain, kích thích não bộ
sản xuất ra chất endorphin có đặc tính như thuốc giảm đau, có ích đối với những
bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính, ung thư. Chính nhờ những giá trị trên mà diện
tích trồng ớt khơng ngừng được mở rộng ở nhiều nơi.
Đà Nẵng có khí hậu nóng, mưa nhiều là điều kiện thích hợp cho việc trồng ớt.
Những năm gần đây diện tích trồng ớt ở Đà Nẵng ngày càng được mở rộng và đem
lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh của nấm gây
bệnh đã làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả ớt, nhiều khi khơng cho
thu hoạch. Do đó để khắc phục tình trạng trên, cần có những cuộc điều tra, nghiên


cứu xác định tình hình bệnh hại cây trồng, mức độ phổ biến, tác hại cũng như
nghiên cứu những biện pháp phịng trừ bệnh để kiểm sốt sự gây hại của chúng.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn
các chủng xạ khuẩn Streptomyces chống nấm mốc gây bệnh thán thư và héo
vàng trên cây ớt (Capsicum frutescens L.)”
1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn chi Streptomyces có khả năng
chống nấm mốc gây bệnh thán thư và héo vàng trên cây ớt làm cơ sở khoa học cho
việc nghiên cứu sản xuất các chế phẩm vi sinh phục vụ thực tiễn sản xuất.
2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
- Phân lập và nghiên cứu đặc điểm nuôi cấy, hình thái các chủng nấm mốc gây

bệnh thán thư và héo vàng trên cây ớt (Capsicum frutescens L.) tại thơn Lộc Mỹ- xã
Hịa Bắc- huyện Hịa Vang- thành phố Đà Nẵng.
- Phân lập và tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn chi Streptomyces có hoạt tính
kháng sinh mạnh chống nấm gây bệnh trên cây ớt.
- Nghiên cứu đặc điểm ni cấy, hình thái và một số điều kiện mơi trường ảnh
hưởng đến khả năng sinh tổng hợp chất kháng sinh của các chủng xạ khuẩn tuyển
chọn.
- Nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng dịch kháng sinh thô của các chủng xạ khuẩn
tuyển chọn chống nấm gây bệnh thán thư và héo vàng trên cây ớt.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về xạ khuẩn
1.1.1. Sự phân bố của xạ khuẩn trong tự nhiên
Xạ khuẩn (XK) thuộc lớp Actinobacteria, dưới lớp Actinobacteridae, bộ
Actinomycetales, bao gồm 10 dưới bộ, 35 họ, 110 chi và 1000 lồi, trong đó có 478
lồi thuộc chi Streptomyces và hơn 500 lồi thuộc các chi cịn lại được xếp vào
nhóm xạ khuẩn hiếm [35].
XK phân bố rộng rãi trong tự nhiên, có thể tìm thấy chúng ở trong đất, nước,
rác, phân chuồng, bùn, thậm chí cả trong cơ chất mà vi khuẩn và nấm mốc không
phát triển được. Nhiều vùng trên thế giới, số lượng xạ khuẩn trong đất chiếm 2040% tổng số các vi sinh vật (VSV) đất. Theo Waksman, trong đất xạ khuẩn chiếm
9- 45% tổng số VSV, trong 1 gam đất có khoảng 29.000- 24.000.000 mầm xạ khuẩn
[64]. Sự phân bố của xạ khuẩn phụ thuộc vào khí hậu, thành phần đất, mức độ canh
tác và thảm thực vật.
XK là những VSV hiếu khí, phụ thuộc nhiều vào độ pH mơi trường, XK có
nhiều trong các lớp đất trung tính và kiềm yếu hoặc axit yếu khoảng 6,8 – 7,5, số
lượng xạ khuẩn trong đất cũng thay đổi theo thời gian trong năm [34].
Đặc tính quan trọng nhất của xạ khuẩn là khả năng hình thành chất kháng sinh,
60– 70% xạ khuẩn phân lập từ đất có khả năng sinh chất kháng sinh. Đặc biệt là các
xạ khuẩn hiếm cung cấp nhiều chất kháng sinh có giá trị dùng trong y học như

gentamixin, tobramixin, vancomixin, rosamixi.
Ngoài ra, xạ khuẩn tham gia tích cực vào các q trình chuyển hóa nhiều hợp
chất trong đất, nước, dùng để sản xuất nhiều enzym như proteaza, amylaza,
xenluloza … một số axit amin và axit hữu cơ. Một số loại xạ khuẩn có thể gây bệnh
cho người và động vật [8].
1.1.2. Đặc điểm hình thái của xạ khuẩn
* Khuẩn lạc
Xạ khuẩn có hệ sợi phát triển, phân nhánh mạnh và khơng có vách ngăn (trừ
cuống sinh bào tử khi hình thành bào tử), có đường kính thay đổi trong khoảng 0,23µm, chiều dài có thể đạt tới vài cm [10]. Kích thước và khối lượng hệ sợi thường
không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện sinh lý và ni cấy. Các lồi XK khác nhau


đều có cùng một kiểu cấu tạo hệ sợi, chỉ khác nhau ở chỗ hệ sợi dài, thẳng hay làn
sóng hoặc rất ít phân nhánh, có lồi có hệ sợi ngắn, thường phân nhánh, thẳng hoặc
xoắn.
Khuẩn lạc xạ khuẩn thường xù xì, chắc, có dạng da, vơi, nhung tơ hay dạng
màng dẻo. Khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, da cam, vàng nâu, xám,
trắng...tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và lồi. Kích thước và hình dạng khuẩn
lạc có thể thay đổi tùy lồi và điều kiện ni cấy như thành phần môi trường, nhiệt
độ, độ ẩm…Khuẩn lạc có 3 lớp, lớp vỏ ngồi có các sợi khuẩn ty bện chặt, lớp
trong tương đối xốp, lớp giữa có cấu trúc tổ ong.
* Khuẩn ty
Trên môi trường (MT) đặc, hệ sợi của XK có 2 loại: loại cắm sâu vào MT gọi là
hệ sợi cơ chất (HSCC), với chức năng chủ yếu là dinh dưỡng. Một loại khác phát
triển trên bề mặt thạch gọi là hệ sợi khí sinh (HSKS) với chức năng chủ yếu là sinh
sản.
Nhiều loại XK chỉ có hệ sợi cơ chất nhưng cũng có loại chỉ có hệ sợi khí sinh.
Khi đó HSKS vừa làm nhiệm vụ sinh sản vừa làm nhiệm vụ dinh dưỡng.
Độ dài của khuẩn ty XK trong giai đoạn phát triển là 11µm/ giờ [64] và chất
nhân của xạ khuẩn sắp xếp đều đặn theo chiều dài của sợi. Một số XK có sinh ra

nang bào tử bên trong có chứa các bào tử nang [8].
1.1.3. Sự hình thành bào tử của xạ khuẩn
Bào tử xạ khuẩn được hình thành trên các nhánh phân hóa của khuẩn ty khí
sinh, gọi là cuống sinh bào tử. Cuống sinh bào tử của xạ khuẩn có dạng thẳng hoặc
lượn sóng (RF), dạng xoắn lị xo (S), chuỗi bào tử không phát triển hoặc xoắn đơn
giản có hình móc câu (RA). Bào tử hình thành đồng thời trên tất cả chiều dài của
cuống sinh bào tử theo 2 cách: kết đoạn hay cắt khúc và thường có hình trụ, ovan,
cầu, que với mép nhẵn hoặc xù xì, có gai hoặc gai phát triển dài thành dạng lông
[5]. Bào tử XK được bao bọc bởi màng muco polysaccharide giàu protein với độ
dày khoảng 300- 400A0 chia 3 lớp. Các lớp này tránh cho bào tử khỏi những tác
động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, pH…


1.1.4. Phân loại xạ khuẩn chi Streptomyces
Chi Streptomyces là một giống xạ khuẩn bậc cao được Waksman và Henrici đặt
tên năm 1943 [64]. Đây là chi có số lượng lồi được mơ tả lớn nhất. Các đại diện
chi này có HSKS và HSCC phát triển phân nhánh. Đường kính sợi xạ khuẩn khoảng
1-10 µm, khuẩn lạc thường khơng lớn có đường kính khoảng 1- 5mm. Khuẩn lạc
chắc, dạng da mọc đâm sâu vào cơ chất. Bề mặt khuẩn lạc thường được phủ bởi
KTKS dạng nhung, dày hơn cơ chất, đôi khi có tính kỵ nước.
Xạ khuẩn chi Streptomyces sinh sản vơ tính bằng bào tử. Cuống sinh bào tử có
những dạng khác nhau tùy lồi: thẳng, lượn sóng, xoắn, có móc, có vịng…Bào tử
xạ khuẩn có hình bầu dục, hình lăng trụ, hình cầu với đường kính khoảng 1,5µm.
Màng bào tử có thể nhẵn, gai, khối u, nếp nhăn...tùy thuộc vào loại xạ khuẩn và môi
trường nuôi cấy.
Các loại xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces có cấu tạo giống vi khuẩn Gram
dương, hiếu khí, dị dưỡng các chất hữu cơ. Nhiệt độ tối ưu là 25- 30OC, pH tối ưu
6,5- 8,0. Xạ khuẩn chi này có khả năng tạo thành số lượng lớn các CKS ức chế vi
khuẩn, nấm sợi, các tế bào ung thư, virus và nguyên sinh động vật. Hiện nay có rất
nhiều cách để phân loại xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces.


1.2. Khả năng sinh tổng hợp chất kháng sinh của xạ khuẩn
1.2.1. Định nghĩa chất kháng sinh
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất kháng sinh, theo định nghĩa của
Viện sĩ Outchinikov (1987), CKS là chất có nguồn gốc thiên nhiên và các sản phẩm
cải biến của chúng bằng con đường hóa học có khả năng ức chế tác dụng chọn lọc
đối với sự phát triển của VSV, tế bào ung thư ở nồng độ thấp (10-3- 10-2 g/ml) [44].
1.2.2. Sự hình thành chất kháng sinh từ xạ khuẩn
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự hình thành chất kháng sinh (CKS). Một số
tác giả cho rằng sự hình thành chất kháng sinh là cơ chế giúp cho vi sinh vật tồn tại
trong môi trường tự nhiên. Số khác lại cho rằng, sự hình thành chất kháng sinh là do
sự cạnh tranh trong MT dinh dưỡng. Thường thì CKS khơng có chức năng rõ rệt đối
với tế bào sinh sản ra chúng. Mất khả năng hình thành CKS khơng làm mất khả
năng sinh trưởng. Lại có quan điểm chất kháng sinh là sản phẩm thải ra của quá
trình trao đổi chất của tế bào. Theo quan điểm này CKS là sản phẩm trao đổi thứ


cấp, chúng chỉ được tổng hợp sau khi sinh trưởng của VSV đạt đến trạng thái cân
bằng sau pha logarit và vật liệu tổng hợp nên chúng là các chất trao đổi sơ cấp [5].
Mặc dù CKS có cấu trúc khác nhau và VSV sinh ra chúng cũng đa dạng, nhưng
quá trình sinh tổng hợp chúng chỉ theo một số con đường nhất định.
- CKS được tổng hợp từ một chất chuyển hóa sơ cấp, thơng qua một chuỗi phản
ứng enzym.
- CKS được hình thành từ hai hoặc ba chất chuyển hóa sơ cấp khác nhau.
- CKS được hình thành bằng con đường polyme hóa các chất chuyển hóa sơ
cấp, sau đó tiếp tục biến đổi qua các phản ứng enzym khác. Nhiều chủng xạ khuẩn
có khả năng tổng hợp đồng thời hai hay nhiều CKS có cấu trúc hóa học và có tác
dụng tương tự nhau. Q trình sinh tổng hợp CKS phụ thuộc vào cơ chế điều khiển
đa gen, ngoài các gen chịu trách nhiệm tổng hợp CKS, cịn có cả các gen chịu trách
nhiệm tổng hợp các tiền chất, enzym và cofactor.

1.2.3. Các cơ chế tác động của chất kháng sinh đối với vi sinh vật
Cơ chế tác động của chất kháng sinh phụ thuộc vào bản chất hóa học, nồng độ
chế phẩm, cấu trúc hiển vi của tế bào VSV và điều kiện biểu hiện chúng. Khác với
các chất độc, CKS có tác dụng đặc hiệu. Tính đặc hiệu đó gắn liền với cơ chế tác
động, vì vậy khơng thể có cơ chế tác động chung của CKS đối với VSV. Cơ chế tác
động của CKS có thể chia thành các nhóm cơ bản sau:
- Ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của VSV.
- Ức chế chức năng của màng tế bào VSV.
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp protein.
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp axit nucleic.
- Ức chế cạnh tranh.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp chất kháng sinh của
xạ khuẩn
1.2.4.1. Ảnh hưởng của điều kiện ni cấy
* Nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và khả năng tổng hợp CKS của
xạ khuẩn. Đa số các xạ khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ 28– 30oC, nhưng nhiệt độ tối
ưu cho sinh trưởng tổng hợp CKS thường chỉ nằm trong khoảng 18– 280C [22].


* pH môi trường
Sinh tổng hợp chất kháng sinh phụ thuộc rất nhiều vào pH môi trường. pH tác
động trực tiếp đến tính chất hệ keo của tế bào, đến hoạt lực của các enzym và tác
động gián tiếp qua mơi trường. pH thích hợp cho sinh tổng hợp CKS thường là
trung tính, pH kiềm hay axit đều ức chế quá trình tổng hợp CKS [39],[65].
* Thời gian
Việc tổng hợp CKS cũng phụ thuộc vào chất lượng của bào tử và giống sinh
dưỡng. Giống cấy truyền vào môi trường lên men cho hiệu suất cao nhất thường là
24 giờ tuổi. Lượng giống cấy truyền vào khoảng từ 2 đến 10 % [13].
1.2.4.2. Ảnh hưởng của thành phần môi trường lên men

CKS là sản phẩm thứ cấp nên quá trình sinh tổng hợp CKS phụ thuộc chặt chẽ
vào thành phần môi trường dinh dưỡng. Trước hết là nguồn cacbon, nitơ, tỷ lệ C/N,
các chất khoáng...[5], [47].
* Nguồn cacbon
Đối với nhiều chủng xạ khuẩn, nguồn cacbon thích hợp là tinh bột [60]. Ngồi
ra các chủng XK cịn có thể sử dụng các loại đường là khác nhau như glucoza,
mannoza, fructoza... acid hữu cơ và chất béo làm nguồn thức ăn cacbon trong quá
trình lên men sinh CKS.
* Nguồn nitơ
Hầu hết các chủng xạ khuẩn sinh CKS đều đòi hỏi cả hai nguồn nitơ hữu cơ và
vơ cơ. Nguồn nitơ hữu cơ thích hợp nhất thường là các hợp chất từ thực vật như bột
đậu tương, cao ngô [43]. Nguồn nitơ vô cơ thường sử dụng là muối amon.
* Nguồn photphat vô cơ
Photphat vơ cơ đóng vai trị như là tác nhân điều chỉnh sinh tổng hợp CKS.
Nồng độ photphat thích hợp cho sinh tổng hợp CKS thường không vượt quá 10
mg/ml.
* Các yếu tố vi lượng
Đây là thành phần không thể thiếu trong môi trường lên men. Việc bổ sung các
nguyên tố vi lượng vào môi trường lên men làm thay đổi đáng kể khả năng tổng
hợp CKS của một số chủng XK.


1.2.5. Xạ khuẩn sinh kháng sinh trong bảo vệ thực vật
CKS trong bảo vệ thực vật vừa có tác dụng nhanh, dễ phân hủy, có tác dụng
chọn lọc cao, độ độc thấp, khơng gây ơ nhiễm mơi trường, cịn có khả năng ức chế
các VSV đã kháng thuốc hóa học.
Khả năng kháng khuẩn của các CKS là một đặc điểm quan trọng để phân loại xạ
khuẩn. Trong số 8000 CKS hiện biết trên thế giới có trên 80% là có nguồn gốc từ xạ
khuẩn [6].
Ngay từ những năm 1950, CKS đã được nghiên cứu sử dụng trong việc phòng

chống bệnh, kích thích sự tăng trưởng của động vật ni và cây trồng. CKS thu hút
được sự quan tâm của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế
giới.
Các nhà Liên Xô (cũ) đã nghiên cứu sản xuất và áp dụng các chất kháng sinh
phòng chống bệnh thực vật, trong đó có chất kháng sinh levorin và triclotexin cho
hiệu quả cao, chất kháng sinh polyen cũng có khả năng làm giảm 70 - 80% bệnh
héo xanh do nấm Verticillium alboatrum [36].
Năm 1999 một kháng sinh mới khác được phát hiện có tác dụng ngăn chặn hiện
tượng cholesterol, tăng sức đề kháng đối với các chất độc của chuột, ngồi ra kháng
sinh này cịn có hoạt tính chống nấm gây bệnh mạnh. Đó là kháng sinh loposomal
HA - 92, được tách ra từ xạ khuẩn Streptomyces CDRLL – 312 [46].
Nhóm hóa sinh phịng nghiên cứu khu vực vùng Jorhat ở Ấn Độ năm 2002 đã
phân lập được từ đất chủng xạ khuẩn Streptomyces sp.201 có khả năng sinh CKS
mới là 2- methylheptyl isonicotinate kháng các nấm gây bệnh thực vật như Fusrium
oxysporum, F. solani, F. semitectum, F. moniliforme [36]. Cũng trong năm này, từ
các mẫu đất chọn lọc vùng Taejeon của Hàn Quốc đã phân lập được chuẩn xạ khuẩn
Streptomyces sp. thuộc nhóm xám theo phân loại của Bergey [35]. Chủng này có
khả năng sản sinh ra hai loại kháng sinh polyen mới là 16 methyloxazolomyxin
kháng khuẩn và Tetrin C kháng nấm [34].
Tháng 1 năm 2003, khoa Bệnh học thực vật, trường Đại học Quốc gia Chung
Hsing ở Taichung Đài Loan đã phân lập được chủng xạ khuẩn Streptomyces
padanus PSM-702 có khả năng sinh kháng sinh Fulgichromin. CKS này có khả


năng kháng khuẩn mạnh tiêu diệt được Rhizotoniasolani AG-4. Nồng độ tối thiểu
để kiềm chế là 72mg/ml, kiềm chế hơn 90% [41].
Năm 2003, nhiều nước trên thế giới vẫn tiếp tục phát hiện được hàng loạt các
CKS mới. Tại Nhật Bản, chất kháng sinh mới là yatakemycin được tách chiết từ xạ
khuẩn Streptomyces sp. TP - A0356 bằng phương pháp sắc kí cột. CKS này có khả
năng kìm hãm sự phát triển của nấm Aspergillus fumigalus và Candida albicans.

Ngoài ra chất này cịn có khả năng chống lại các tế bào ung thư với giá trị Mic là
0,01- 0,3 mg/ml [12].
Ở Việt Nam, việc phân lập các chủng VSV có khả năng sinh kháng sinh ngày
càng có nhiều nghiên cứu sản xuất và ứng dụng. Việc nhập các giống VSV từ nước
ngồi có nguồn gốc kháng sinh khơng thích hợp với điều kiện nước ta, khi đưa vào
sử dụng dễ mất hoạt tính. Ở Việt Nam cũng đã sử dụng nhiều chế phẩm kháng sinh
trong bảo vệ thực vật nhập từ Trung Quốc hay Nhật Bản và đã phân lập được một
số chủng xạ khuẩn có khả năng chống Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn và
Fusarium oxysporum gây bệnh thối rễ ở thực vật [3].
Nhiều năm qua cũng đã có rất nhiều nghiên cứu ở các trường Đại học tổng hợp
Hà Nội, Đại học dược khoa, Viện công nghệ sinh học,…cho thấy tỉ lệ xạ khuẩn sinh
CKS ở Việt Nam khá cao. Đây là nguồn tài nguyên quý giá cần được nhiều quan
tâm [8], [17].
Hiện nay ở nước ta vẫn giữ phương pháp hóa học trong bảo vệ cây trồng là phổ
biến. Do đó cần có sự phối hợp thống nhất trong việc nghiên cứu, sản xuất các chế
phẩm phòng trừ sinh học với việc truyền thông, xây dựng phương pháp canh tác
mới nhằm thu được hiệu quả to lớn trong phòng chống dịch bệnh, nâng cao năng
suất cây trồng và hiệu quả kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường và sức khỏe con
người [13].

1.3. Tổng quan về cây ớt và tình hình sản xuất ớt trên thế giới và ở Việt
Nam
1.3.1. Tổng quan về cây ớt
Cây ớt có tên khoa học là Capsicum sp. thuộc chi Capsicum, họ cà
(Solanaceae). Có hai nhóm ớt phổ biến là ớt cay (Capsicum frutescens L.) và ớt
ngọt (Capsicum annuum L). Ớt là cây gia vị, thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể


sống vài năm, có nhiều cành, nhẵn; lá mọc so le, hình thn dài, đầu nhọn, phiến lá
dài 2 - 4cm, rộng từ 1,5 -2 cm; hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Đa số quả ớt

mọc hướng xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt Chỉ thiên thì quả lại quay lên trời. Các bộ
phận của cây ớt như quả, rễ và lá được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh.
Quả ớt có nhiều tác dụng trong việc nấu nướng, trong quả ớt chứa nhiều chất
như chất dầu dễ bay hơi, dầu béo, capsaicinoit, carotenoit, vitamin, protein, chất sợi
và các nguyên tố khoáng chất [42]. Nhiều thành phần trong quả ớt có giá trị dinh
dưỡng quan trọng, làm gia vị, có mùi thơm và nhiều màu sắc. Quả ớt có tác dụng
làm giảm nhiễm sạ và cholesterol, ớt giàu vitamin A và C, nhiều khoáng kali, axit
folic và vitamin E. Vitamin C trong quả ớt giúp cho những người có hệ miễn dịch
yếu, thiếu vitamin C. Một số các hợp chất tự nhiên khác giúp cho người dùng có
giấc ngủ ngon và sâu hơn. Hai nhóm chất hố học quan trọng trong ớt là
capsaicinoit và carotenoit. Capsaicinoit là alkaloit tạo ra vị cay cho quả ớt. Một số
lượng lớn carotenoit cung cấp giá trị dinh dưỡng cao và màu sắc cho quả ớt [7],
[62].
Cây ớt phát triển tốt ở đất thịt nhẹ, đất pha cát dễ thoát nước. Hạt ớt nảy mầm ở
25-30oC, dưới 10oC hạt không mọc. Thời kỳ ra hoa cần nhiệt độ 15- 20oC, cần
nhiều ánh sáng. Cây ớt có khả năng chịu hạn cao, lúc ra hoa chỉ cần độ ẩm trên 70%
[7], [28].
1.3.2. Tình hình sản xuất ớt trên thế giới
Ở khu vực châu Á cây ớt đã được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc và sau đó lan
rộng qua Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên từ những năm cuối thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ
15. Các giống ớt trồng ở vùng này thuộc nhóm ớt cay hay hơi cay. Ở khu vực Đông
Nam Á như Inđonêsia, cây ớt được trồng sớm hơn Châu Âu và hiện nay khu vực
này chủ yếu trồng dạng ớt cay [60].
Ở châu Âu đến tận thế kỷ 16 cây ớt mới được biết đến nhờ Columbus. Từ Tây
Ban Nha, ớt được phát tán rộng ra đến vùng Địa Trung Hải và nước Anh, tiếp tục
vào các trung tâm Châu Âu trong những năm cuối thế kỷ 16. Trước năm 1885, cây
ớt được người Bồ Đào Nha mang từ Barazil đến Ấn Độ. Theo Tong và Bosland
[62], chi Capsicum bao gồm khoảng 20 - 27 loài, một số chủng được thuần hoá là
Capsicum annuum, C. baccatum, C. chinense, C. frutescens, và C. pubescens, và đã



được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Cây ớt được phân bố rộng rãi khắp châu Mỹ kể
cả dạng hoang dại và dạng trồng.
Ngày nay ớt được trồng rộng rãi trên toàn thế giới từ 55 độ vĩ độ Bắc đến 55
độ vĩ độ Nam, đặc biệt ở các nước châu Mỹ và một số nước châu Á như Trung
Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam, Malaysia [42]. Diện tích
trồng ớt ngày càng được mở rộng và quy mô hơn phục vụ cho nhu cầu người tiêu
dùng. Các nước nhập khẩu và xuất khẩu ớt quan trọng nhất bao gồm: Trung Quốc,
Ấn Độ, Mêxicô, Pakistan, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
1.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở vị trí trải dài theo khu vực 8- 23 độ vĩ độ Bắc, chịu ảnh hưởng
của điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện thích hợp cho cây ớt phát triển
quanh năm. Để bảo đảm có năng suất cao, tăng hệ số sử dụng đất và phù hợp với
điều kiện khí hậu, cây ớt thường được gieo trồng vào 2 vụ chính là: Vụ đơng xn,
gieo hạt từ tháng 10 đến tháng 2, trồng tháng 1 - 2 và thu hoạch vào tháng 4 - 5, hay
tháng 6 - 7. Vụ hè thu: Gieo hạt tháng 6 - 7, trồng tháng 8 - 9, thu tháng 1 - 2. Ngồi
ra có thể trồng ớt trong vụ xn hè gieo hạt tháng 2 - 3, trồng tháng 3 - 4, thu tháng
7 - 8 [1], [26].
Mặc dù cây ớt ở nước ta đã được trồng trọt từ lâu đời nhưng chủ yếu tập trung ở
các tỉnh miền Trung, vùng ven đô, khu vực đông dân cư (Hà Nội, Thái Bình, Hải
Hưng, Vĩnh Phúc…). Vùng chuyên canh ớt đã được hình thành ở Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng ớt đã mở rộng ra ở
các vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây Nam Bộ [7].
Hiện nay diện tích trồng ớt ở nước ta tuy khá rộng như còn manh mún chưa
được quy hoạch. Với những tiềm năng mà cây ớt mang lại cho con người, cây ớt
phục vụ cho chế biến và xuất khẩu, vì vậy đây là loại cây trồng được chú ý phát
triển trong giai đoạn tới.

1.4. Tình hình nghiên cứu thành phần nấm gây bệnh trên cây ớt
1.4.1. Tình hình nghiên cứu thành phần nấm bệnh trên cây ớt

Hằng năm bệnh cây đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Vi sinh vật gây bệnh không chỉ làm giảm năng suất mà chúng còn gây
ảnh hưởng đến chất lượng nông phẩm, chất lượng đất canh tác. Trong quá trình


sống và phát triển trong cây, chúng đã sản xuất ra các độc tố gây hại đến cây trồng
(độc tố Lycomarasmin do nấm Fusarium heterosporum tiết ra gây chết cây). Sự gây
hại và phát tán nhanh chóng của VSV là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm một
lượng lớn nông sản. Theo tổ chức Nông lương thế giới (FAO), bệnh cây đã làm
thiệt hại đến 11,6% sản xuất nông nghiệp, trong đó bệnh do nấm chiếm 83% [42].
Vụ hè năm 2003, bệnh thối hạch (Sclerotinia sclerotiorium) đã làm giảm 5%
năng suất ớt ở Western NY trong điều kiện gieo trồng ẩm ướt và mát. Đây là bệnh
gây hại nhiều loại cây trồng và rau màu mẫn cảm với bệnh như cây ớt, cà chua, cải
bắp, rau diếp, cà rốt, cần tây và nhiều cây trồng thuộc họ bầu bí. Bệnh phấn trắng
(do nấm Leveillula taurica) gây hại trên ớt xuất hiện lần đầu tiên ở Bắc Mỹ vào năm
1971, năm 1992 bệnh xuất hiện ở ở Puerto Rico, trong nhà lưới ở Idaho năm 1998,
trung tâm phía Bắc Mexico năm 1998, vào năm 1999 bệnh gây hại trong nhà lưới ở
cả Canada và Oklahoma. Bệnh gây hại trên cả ớt cay, ớt ngọt và ớt chuông ở tất cả
các tỉnh ở California từ những năm 1990 [42].
Theo Thomas A. Zitter (1989) [62] bệnh do nấm và lớp phụ nấm gây nên trên
cây ớt gồm nhiều bệnh khác nhau như bệnh thán thư, bệnh đốm lá, bệnh đen rễ,
bệnh héo Fusarium, bệnh đốm xám lá, bệnh mốc xám, bệnh mốc trắng, bệnh sương
mai, bệnh phấn trắng.
Bệnh sương mai xuất hiện rải rác ở New York hơn 40 năm nay và gây thiệt hại
nghiêm trọng ở New Jersey, California, New Mixico và Floria. Bệnh héo Fusarium
là một bệnh nấm gây hại trên cà chua, khoai tây, cây họ cà và cây ớt, bệnh được tìm
thấy ở khắp nơi của nước Mỹ. Nấm bệnh (Fusarium oxysporum) xâm nhiễm qua rễ
vào cây và phát triển trong cây cản trở sự vận chuyển nước trong cây làm lá bị héo
vàng. Sau đó sự lây nhiễm sang các lá non và cuối cùng là cây bị chết.
Theo nghiên cứu của Ken Pernezny và Tim Momol (2006) [51] thì bệnh nấm

gây hại trên cây ớt gồm có: Bệnh chết rạp cây con (do nấm Pythium spp. và
Rhizoctoni asolani) gây vết chết hoại ở trụ lá mầm, cổ rễ và làm cho cây đổ gập
xuống và chết. Bệnh đốm trắng lá (Cercospora capsici) có vết đốm trên lá có hình
trịn thơ giáp, ở giữa vết bệnh có màu nâu vàng nhạt tới trắng và có viền màu nâu
đen. Bệnh đốm trắng lá gây hại là nguyên nhân gây rụng lá và làm giảm năng suất
ruộng ớt. Bệnh đốm xám lá (Stemphylium solani) với vết đốm trên lá có dạng gần


giống hình trịn, các vết đốm ban đầu có màu nâu sau chuyển sang màu nâu sáng tới
sáng trắng với thương tổn bị lõm ở giữa vết bệnh và viền vết bệnh có màu nâu tới
đỏ. Bệnh sương mai do nấm Phytophthora capsici là một bệnh phổ biến và hại
nghiêm trọng ở Floria. Bệnh làm chết cây con cũng như thối rễ, thối thân, héo lá và
thối quả ớt. Cây trồng bị nhiễm bệnh héo và chết ngay sau đó. Giai đoạn cây ớt ra
hoa bị nhiễm nấm, toàn bộ các cành có thể bị nhiễm bệnh. Bệnh héo rũ gốc mốc
trắng (Sclerotium rolfsii) gây hại trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm ướt. Cây trồng
bị nhiễm bệnh thường bị héo do rễ và thân bị chết [51]. Bệnh thối hạch do nấm
Sclerotinias clerotiorium gây hại nặng trên cây ớt khi điều kiện thời tiết mát mẻ,
mùa đông ẩm ướt và đặc biệt khi cây ớt được trồng xen canh với các cây trồng mẫn
cảm với bệnh. Nấm thường xâm nhiễm lên thân, cuống lá và đôi khi cả trên quả làm
cây héo và chết [50].
Bệnh chết rũ và thối gốc cây ớt gây hại phổ biến ở các tỉnh miền Trung Việt
Nam, tỷ lệ bệnh biến động từ 5,3 đến 57,3%. Bệnh gây hại hầu hết các giai đoạn
sinh trưởng và phát triển của cây ớt, tuy nhiên thường gây hại nặng ở giai đoạn ra
hoa - đậu quả.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu nấm Fusarium gây bệnh héo vàng trên cây ớt
Bệnh héo vàng do nấm Fusarium là một trong những bệnh phổ biến và nguy
hiểm gây thiệt hại lớn trên thế giới kể cả Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và Châu Đại
Dương. Các loài nấm Fusarium đã được nghiên cứu từ khoảng đầu thế kỷ XIX.
Nấm Fusarium thuộc lớp Hyphomycetes, nhóm nấm bất tồn Fungi imperfecti,
đây là loại nấm có thành phần phong phú, đa dạng, sự biến động số lượng loài phụ

thuộc cơ bản vào điều kiện khí hậu các vùng khác nhau trên thế giới. Loài nấm này
gây hại trên nhiều cây trồng, ở tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt là các bộ phận
gốc, rễ. Nấm bệnh (Fusarium oxysporum) xâm nhiễm qua rễ vào cây và phát triển
trong cây cản trở sự vận chuyển nước trong cây làm lá bị héo vàng sau đó làm cho
cây chết.
Theo nghiên cứu của Burgess và Summerell [38] thì tại vùng Queensland
Astralia xác định có 3 loài nấm Fusarium moniliforme, Fusarium serif và Fusarium
semitectum trên mẫu bệnh ớt, đặc biệt loài nấm Fusarium oxysporum. Chu kỳ sinh
trưởng của nấm bao gồm nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, trong quá trình phát


tán bào tử nấm có mặt trong thời gian và không qua các vụ mùa khác nhau.
Fusarium gây bệnh ở hầu hết các cây trồng, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của cây, làm giảm năng xuất, ngồi ra nó cịn gây nguy hiểm cho
con người và động vật. Các độc tố Fusarium gây hại cây trồng, độc tố này cũng là
nguyên nhân gây ung thư ở người và vật nuôi, đặc biệt các độc tố từ nấm mốc này
gây hại liên tục cho nhiều loại cây trồng khác nhau, chúng tiềm tàng trong đất và
gây hại liên tiếp ở nhiều vụ mùa [33]. Trong quá trình phát triển nấm có thể sản
xuất một loạt các hợp chất độc hại với đa dạng về cấu trúc và khả năng tác
động. Vào năm 1990, theo báo cáo của Hashami, từ các mẫu ớt thu thập được ở Ấn
Độ đã xác định được nhiều loài nấm như Alternaria, Collectotrichum,
Fusarium,…gây bệnh trên cây, ảnh hưởng lớn đến năng suất, trong đó một số các
lồi nấm thuộc chi Fusarium như F. moniliforme, F. oxysporum, F. pallidoresium
và F. solani phân lập từ cây ớt Capsicum annuum L. sản sinh ra một số các độc tố
anhydrofusarubin, bostricoidin, fusarubin… [45].
Fusarium gây hại phổ biến trên cây ớt, mỗi loài nấm gây ra những triệu
chứng khác nhau trên cây. Fusarium oxysporum gây hiện tượng héo cây trồng, cây
mất khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và dẫn đến chết cây. Còn nấm
Fusarium solani gây thối gốc và rễ cây ớt. Nấm Fusarium trên cây ớt gây thối gốc
và quả [48] nhưng theo nghiên cứu năm 1999 thì bệnh héo vàng gây hại trên tồn

cây mà khơng gây hại trên quả [40]. Khi cây bị bệnh héo vàng do nấm Fusarium thì
năng suất thu hoạch giảm sút, khoảng 25% các cây cho năng suất thu hoạch thấp khi
được trồng trong điều kiện nhà kính. Bệnh héo vàng này gây ảnh hưởng nhiều mức
độ khác nhau trên các loại cây ớt [40].
Ở Thái Lan từ năm 2008, bệnh nấm gây hại rất phổ biến. Các bệnh trên cây do
nấm Fusarium gây hại ra thiệt hại lớn, đặc biệt nấm Fusarium oxysporum gây
bệnh mà chưa tìm ra biện pháp kiểm soát, mặc dù những cây trồng bị bệnh đã được
loại bỏ khỏi đồng ruộng, vệ sinh sạch ruộng và thực hiên các biện pháp canh tác,
tuy nhiên do chúng vẫn tồn tại trong đất nên vẫn có khả năng lây nhiễm sang các
cây trồng ở các vụ tiếp theo [56].
Tại nhiều nơi trên thế giới, bệnh héo vàng do nấm Fusarium gây ra đã được
quan tâm nghiên cứu. Theo A. Jamiolkowska từ năm 2004 đến năm 2006 nghiên


cứu về tình hình gây hại của Fusarium gây bệnh trên cây ớt tại Ba Lan thì bệnh diễn
biến rất phổ biến, liên tục và ảnh hưởng khá lớn đến năng suất cây trồng. Fusarium
oxysporum gây hại làm cây héo và chết, đặc biệt vào năm 2006 nấm bệnh này đã
gây hại nghiêm trọng làm cây ớt chết rất nhiều, thậm chí ớt Orkem bị ảnh hưởng
đến 23,1%. Tuy nhiên loài F.solani chỉ gây hại cây ớt Rokita vào năm 2004 [32].
Ở Việt Nam Fusarium là nguyên nhân gây bệnh héo vàng trên cây cà chua,
khoai tây, ớt [20]. Theo nghiên cứu của Phạm Đình Quân thì thành phần bệnh nấm
hại ớt tại Hải Dương vụ hè thu và vụ đơng xn gồm có 5 loại bệnh, vụ xn hè
gồm 4 bệnh, trong đó Fusarium gây bệnh héo ớt trên cả 3 vụ và gây hại trên toàn
cây ớt. Bệnh nấm đã gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tại vùng sản xuất [25].
Ở nước ta kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, khả năng gây hại
các lồi nấm gây bệnh cây cịn hạn chế, đặc biệt là nấm Fusarium gây héo vàng trên
cây ớt.
1.4.3. Tình hình nghiên cứu nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây ra là một trong số những bệnh có ý
nghĩa kinh tế quan trọng nhất làm giảm năng suất từ 10 đến 80% ở một số quốc gia

đang phát triển, đặc biệt là Thái Lan.
Bệnh thán thư trên ớt đã được nghiên cứu là do các loài nấm Colletotrichum gây
ra bao gồm nấm Colletotrichum acutatum (Simmonds), Colletotrichum capsici
(Syd.) Butler và Bisby, Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Penz., và C.
coccodes [49].
Năm 1989 tại Đài Loan, Suryaningsih xác định các loài nấm Colletotrichum
capsici, Colletotrichum gloeosporioides, Glomerella cingulata gây hại trên quả ớt
chín, trong đó 2 lồi Colletotrichum capsici và Colletotrichum gloeosporioides là
quan trọng hơn cả.
Nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Kasetsart Kamphaeng Saen Campus,
Nakhom Pathom, Thái Lan (2007) [57] đã xác định 5 loài trong chi Colletotrichum
gây bệnh loét trên ớt là: Colletotrichum acutatum, Colletotrichum coccodes,
Colletotrichum

gloeosporioides,

Colletotrichum

capsici,

Colletotrichum

graminicola.
Tác giả Pring et al (1995) [58] nhận định nấm Colletotrichum có thể qua đơng


trên các cây ký chủ khác như các cây họ cà hoặc các cây họ đậu, tàn dư thực vật và
các quả bị bỏ lại trên đồng ruộng. Các loài Colletotrichum sản sinh ra các hạch nấm
nhỏ để tồn tại ở trạng thái ngủ trong đất giữa mùa đông hay khi gặp điều kiện stress
và những hạch nhỏ này có thể sống sót qua nhiều năm.

Sự xâm nhiễm ban đầu của các lồi nấm Colletotrichum có liên quan đến nhiều
quy trình bao gồm sự tiếp xúc bào tử trên mặt cây trồng, sự nảy mầm của bào tử, sự
hình thành giác bám, sự xâm nhập vào biểu bì của cây, sự phát triển và định vị vào
mô cây và sự sản sinh ra đĩa cành và bào tử phân sinh [49].
Triệu chứng của bệnh do các loài nấm Colettotrichum gây ra thể hiện rất khác
nhau, thường là vết bệnh điển hình nhỏ hoặc to được hình thành trên lá và quả, đôi
khi cả ở trên thân. Nhưng trong một số trường hợp khác bệnh có thể phát triển như
một đốm màu hơi đỏ tía hoặc nâu mà khơng có sự hình thành vết bệnh rõ ràng.
Thân và cuống lá có thể bị tróc vỏ, cụm hoa bị tàn lụi và chết đen khi bệnh phát
triển mạnh ở giai đoạn này [58].
Đặc điểm hình thái, bệnh lý và sự biến đổi cấu trúc phân tử của loài
Colletotrichum capsici gây thối quả ớt tại vùng cận nhiệt đới phía Tây Bắc Ấn Độ,
đã được P. P. Than và nhóm nghiên cứu [57]. Tác giả cho rằng bệnh thối quả ớt do
nấm Colletotrichum capsici gây ra trong điều kiện nhiệt đới, bệnh đã làm giảm năng
suất và chất lượng một cách đáng kể.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Ngơ Bích Hảo (1991) thì nguyên nhân gây
bệnh thối quả ớt là do 2 loài nấm Colletotrichumnigrum và Colletotrichum capsici.
Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng vào giai đoạn đang thu hoạch quả, nhiệt độ
trung bình là 28- 30oC, độ ẩm 85- 90%, mưa nhiều. Ở vùng trồng ớt Huế và Hà Nội,
loài Colletotrichum nigrum là phổ biến, ngược lại ở Hải Dương, Hưng n, Hà Bắc
thì lồi Colletotrichum capsici gây hại phổ biến hơn [15].
Theo Phạm Thị Miên (2008) [21] cho rằng trong vụ xuân hè năm 2008, tại vùng
Hà Nội và phụ cận đã xác định có hai lồi gây bệnh thán thư trên ớt đó là lồi
Colletotrichum capsici và Colletotrichum gloeosporioides. Đặc điểm triệu chứng, hình
dáng đĩa cành, bào tử và giác bám của 2 loài là khác nhau. Trên đồng ruộng loài nấm
Colletotrichum gloeosporioides gây hại phổ biến hơn nấm Colletotrichum capsici.
Theo Vũ Triệu Mân và cộng sự [19] bệnh thán thư do hai loài nấm


Colletotrichum nigrum Ell et Hals và Colletotrichum capsici (Syd.) Butler và Bisby

gây ra. Đây là hai loài nấm thường song song phá hại làm quả ớt bị thối nhanh
chóng. Bệnh phát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Ở nước ta, bệnh
gây hại mạnh vào tháng 5- 7 khi cây ớt ở thời kỳ thu hoạch quả. Bệnh còn gây hại
vào giai đoạn sau thu hoạch trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Nấm tồn tại
trên hạt giống dưới dạng sợi nấm, bào tử phân sinh và tàn dư cây bệnh. Bào tử phân
sinh có sức sống cao, có khả năng nảy mầm vào vụ sau trong điều kiện khô [19].


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
- Nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư và Fusarium gây bệnh héo vàng trên
cây ớt (Capsicum frutescens L.) tại thơn Lộc Mỹ– xã Hịa Bắc- huyện Hịa VangTP. Đà Nẵng.
- Các chủng xạ khuẩn chi Streptomyces phân lập từ đất trồng ớt tại thơn Lộc
Mỹ–xã Hịa Bắc- huyện Hịa Vang- TP. Đà Nẵng có hoạt tính kháng sinh chống
nấm Colletotrichum và Fusarium gây bệnh trên cây ớt (Capsicum frutescens L.).

2.2. Địa điểm, phạm vi và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Mẫu bệnh cây và mẫu đất thu thập tại vùng trồng ớt (Capsicum frutescens L.)
tại thôn Lộc Mỹ – xã Hòa Bắc- huyện Hòa Vang- TP. Đà Nẵng.
- Phân lập, nghiên cứu tại phịng thí nghiệm Sinh lý- Hóa sinh, Khoa Sinh- Mơi
trường, Trường Đại học Sư Phạm- Đại học Đà Nẵng.
- Phịng thí nghiệm trường Cao Đẳng Lương Thực Thực Phẩm Đà Nẵng.
- Phịng Hóa Vi sinh- Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng 2- TP. Đà Nẵng.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các chủng xạ khuẩn Streptomyces có hoạt tính kháng sinh chống
nấm gây bệnh thán thư và héo vàng trên cây ớt (Capsicum frutescens L.) tại thơn
Lộc Mỹ- xã Hịa Bắc- huyện Hịa Vang- thành phố Đà Nẵng.
Các thí nghiệm được thực hiện tại phịng thí nghiệm và nhà lưới.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2011 đến tháng 05/2012.

2.3. Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị
2.3.1. Hóa chất
- Các loại muối: K2HPO4, KH2PO4, KI, MgSO4. 7H2O, KNO3, NaCl, FeSO4.
7H2O, (NH4)2SO4, CaCO3, MnCl2, Na2CO3, ZnCl2, ZnSO4....
- Các loại cao: Cao thịt, cao nấm men, cao malt, peptone...
- Các loại hóa chất khác: thạch, tinh bột tan, casein, CMC (Carboxyl Methyl
Cellulose)...


×