ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
TRƢƠNG THỊ HOÀI THƢƠNG
TỪ NGỮ VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI TRÊN BÁO
ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BÁO CHÍ
Đà Nẵng, 5/2018
PGS-TS LÊ ĐỨC LUẬN
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
TỪ NGỮ VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI TRÊN BÁO
ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BÁO CHÍ
Ngƣời hƣớng dẫn:
PGS-TS LÊ ĐỨC LUẬN
Ngƣời thực hiện:
TRƢƠNG THỊ HOÀI THƢƠNG
(Khóa 2014 – 2018)
Đà Nẵng, 5/2018
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gởi lời cảm ơn chân
thành đến các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy
em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện ở trƣờng. Cùng các thầy cô phòng
học liệu trƣờng Đại học Sƣ phạm Đại học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện để
em có đủ tài liệu tham khảo hoàn thành luận văn.
Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Lê Đức Luậnngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình làm đề
tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất,
tuy nhiên đây là lần đầu em làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng
nhƣ hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô để khóa luận hoàn chỉnh
hơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trƣơng Thị Hoài Thƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu ................................................................ 3
4.1.
Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 3
4.2.
Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 4
6. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................. 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1....................................................................................................... 5
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................................ 5
1.1.
Khái quát về từ ngữ và ngôn ngữ báo chí ............................................ 5
1.1.1.
Khái quát về từ ................................................................................... 5
1.1.2.
Khái quát về ngữ............................................................................... 10
1.1.3.
Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí ....................................................... 15
1.2.
Khái quát về đề tài văn hóa xã hội trên báo chí ................................ 17
1.3.
Tìm hiểu về báo Đà Nẵng .................................................................... 18
1.3.1.
Sơ lƣợc về hoàn cảnh ra đời và sự phát triển ................................ 18
1.3.2.
Mục tiêu hoạt động ........................................................................... 20
1.3.3.
Những lĩnh vực phản ánh tiêu biểu của báo Đà Nẵng .................. 20
CHƢƠNG 2..................................................................................................... 22
KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI, MIÊU TẢ TỪ NGỮ BIỂU THỊ VĂN HÓA
XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG .................................................................. 22
2.1. Từ biểu thị văn hóa xã hội trên báo Đà Nẵng về mặt cấu tạo từ ........ 22
2.1.1. Từ đơn ................................................................................................... 22
2.1.2. Từ phức ................................................................................................. 23
2.2.2. Từ Hán -Việt ......................................................................................... 28
2.2.3. Từ ngữ có nguồn gốc khác................................................................... 29
2.3. Từ về vấn đề văn hóa xã hội trên báo Đà Nẵng về mặt phạm vi sử
dụng ................................................................................................................. 31
2.3.2. Từ ngữ địa phƣơng ............................................................................. 34
2.4. Ngữ biểu thị văn hóa xã hội trên báo Đà Nẵng xét về mặt ngữ pháp35
2.4.1. Thành ngữ đối xứng 4 yếu tố .............................................................. 36
2.4.2.
Thành ngữ đối xứng 6, 8 yếu tố ....................................................... 40
2.4.2. Xét theo nguồn gốc cấu tạo từ ............................................................. 42
2.4.3.
Thành ngữ đảm nhận chức năng cú pháp...................................... 44
CHƢƠNG 3: ................................................................................................... 49
CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU ĐẠT CỦA TỪ NGỮ VỀ VẤN ĐỀ VĂN
HÓA XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG ........................................................ 49
3.1. Từ ngữ biểu thị vấn đề ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác .. 49
3.1.1. Từ ngữ về ma túy và các trƣờng hợp phạm tội liên quan đến ma túy
.......................................................................................................................... 49
3.1.2 Từ ngữ về mại dâm và các trƣờng hợp phạm tội liên quan đến mại
dâm .................................................................................................................. 52
3.1.3 Từ ngữ về các hành vi vi phạm các tệ nạn xã hội khác ..................... 55
3.2.1.
Từ ngữ về Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ................................... 57
3.2.2.
Từ ngữ về Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh..................... 58
3.3.
3.3.1.
Từ ngữ biểu thị văn hóa và các hoạt động về văn hóa...................... 62
Từ ngữ về văn hóa và các cơ quan quản lí văn hóa....................... 63
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 70
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo chí đƣợc ví nhƣ quyền lực thứ tƣ sau luật pháp, hành pháp và tƣ pháp. Ở
nƣớc ta, báo chí là tiếng nói của Đảng, góp phần phục vụ nhân dân. Tầm ảnh hƣởng
của báo chí đến đời sống hiện nay đang ngày đƣợc thể hiện rõ nét. Với 4 loại hình
báo chí (báo in, báo hình, phát thanh và báo mạng điện tử) báo chí đang từng ngày
từng giờ cung cấp những thông tin mới nhất đến mọi ngƣời với hình thức chuyển tải
nhanh nhất.
Nền báo chí nƣớc ta là nền báo chí Cách mạng Việt Nam. Mục đích của nền báo
chí này là phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân và lẽ dĩ nhiên là không thể tách
khỏi cái nôi chính trị. Báo chí Cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng, các cơ
quan nhà nƣớc, của các đoàn thể và là diễn đàn của nhân dân. Trong 90 năm qua,
báo chí Cách mạng Việt Nam luôn thể hiện đƣợc vai trò tiên phong trên mặt trận
chính trị tƣ tƣởng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc.Theo từng thời kì lịch sử của đất nƣớc, nền báo chí Cách mạng nƣớc
ta cũng không ngừng đổi mới và phát triển để bắt kịp các nhu cầu của công chúng.
Với 4 chức năng cơ bản là giáo dục tƣ tƣởng; quản lí gián tiếp và giám sát xã hội;
phát triển văn hóa;thông tin, báo chí đang ngày càng thể hiện vai trò của mình trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế là những hệ lụy về các
vấn đề xã hội. Dƣờng nhƣ các đề tài về cƣớp, giết, hiếp luôn là tin nóng trên các
mặt báo mỗi ngày. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự báo động về đạo đức và văn
hóa. Nƣớc ta đang từng bƣớc thực hiện các cải cách về giáo dục nhằm hƣớng con
ngƣời đến sự phát triển toàn diện hơn. Bên cạnh đó là những biện pháp nhằm nâng
cao nhận thức của con ngƣời trƣớc thực trạng đạo đức “ xuống dốc” nhƣ hiện nay.
Các vấn đề về văn hóa, xã hội luôn là mảnh đất màu mỡ để các phóng viên, nhà báo
thử sức mình. Những bài phản ánh, phóng sự về mảng đề tài này vẫn luôn đƣợc
2
đông đảo công chúng quan tâm vì nó ảnh hƣởng mật thiết đến cuộc sống của họ,đó
là những vấn đề ăn mặc, đi lại, giáo dục, giải trí...
Vấn đề văn hóa xã hội là thời cơ và cũng là thách thức với ngƣời làm báo. Để có
thể phản ánh một cách đầy đủ và chân thực nhất những thông tin đến công chúng
đòi hỏi họ phải có một nghiệp vụ vững vàng và một cái tâm của ngƣời làm báo. Một
trong những điều kiện tiên quyết để có thể làm báo có lẽ là vốn từ ngữ. Cách diễn
đạt, cách chọn lọc từ ngữ và sắp xếp ý là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên
bài báo đúng, bài báo hay bên cạnh các yếu tố khác nhƣ đề tài, nhân vật...
Với sự quan tâm về các đề tài liên quan đến văn hóa xã hội cộng với niềm đam mê
ngôn ngữ, ngƣời viết quyết định chọn đề tài này với mong muốn tìm hiểu về cách
dùng từ của những ngƣời đi trƣớc để tạo cho mình một hành trang vững chắc trƣớc
khi bƣớc vào con đƣờng mơ ƣớc mà bấy lâu nay bản thân theo đuổi.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Xét về từ ngữ biểu thị trong các tác phẩm báo chí, có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu dƣới đây:
Cuốn “Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí” của tác giả Hoàng
Anh, NXB Lao động – Hà Nội, năm 2003 tập hợp các bài viết của tác giả đã công
bố trên các tạp chí và các hội thảo khoa học chuyên ngành. Trong sách, tác giả đề
cập đến một số vấn đề bức xúc nhƣng chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm đúng
mức trong nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí
Trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” của PGS.TS Vũ Quang Hào, NXB Thông
tấn – Hà Nội, năm 2007, tác giả thể hiện cách viết ngắn gọn, súc tích, kết hợp nhuần
nhuyễn giữa lí luận và thực tiễn. Tác giả nêu các chuẩn mực của báo chí nhƣ ngôn
ngữ phong cách báo chí, ngôn ngữ tên riêng trên báo chí, ngôn ngữ thuật ngữ khoa
học, danh pháp khoa học, ký hiệu khoa học, chữ tắt và số liệu trên báo chí, ngôn
ngữ tít báo, ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ quảng cáo. Trong đó, vấn đề ngôn ngữ
báo chí đƣợc tác giả trình bày hết sức cô đọng, hấp dẫn, dễ hiểu.
3
Cuốn “Ngôn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn Đức
Dân, NXB Giáo Dục, năm 2007, đề cập đến các loại hình ngôn ngữ đặc thù trên báo
chí Việt Nam hiện nay.
Cuốn “Phong cách học tiếng Việt” của hai tác giả Đinh Trọng Lạc và
Nguyễn Thái Hòa, NXB Giáo dục, năm 1995 nêu lên phong cách chức năng tiếng
Việt, các phƣơng tiện, biện pháp tu từ, đặc biệt là phong cách báo chí công luận
đƣợc tác giả đề cập cụ thể, dễ hiểu.
Tài liệu bồi dƣỡng Nghiệp vụ báo chí của Tổ chức Thụy Điển phát hành năm
2007, các tác giả đề cao vai trò, kỹ năng, ngôn ngữ thể loại điều tra trên báo chí. Tài
liệu này giúp cho ngƣời tham dự học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp và
các chuyên gia, đồng thời nâng cao kỹ năng viết điều tra cho nhà báo.
3. Mục đích nghiên cứu
Nhƣ đã nói ở trên, hiện nay trên báo chí những mảng đề tài về các vấn đề văn hóa
xã hội đang đƣợc khai thác rất nhiều. Tuy nhiên cách dùng từ ngữ của mỗi nhà báo
là khác nhau và dĩ nhiên vốn ngôn ngữ về những đề tài này cũng vô cùng đa dạng
và phong phú. Ngƣời viết muốn nghiên cứu về từ ngữ về các vấn đề văn hóa xã hội
để có một cái nhìn khái quát về vấn đề này. Thông qua khảo sát, đánh giá, phân
tích, ngƣời viết hi vọng sẽ học hỏi đƣợc những bài học bổ ích để có thể vận dụng tốt
hơn trong các bài viết của mình sau này.
4. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
4.1.
Đối tƣợng nghiên cứu
Từ ngữ biểu thị vấn đề văn hóa xã hội trên báo Đà Nẵng
4.2.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu 50 bài báo về các vấn đề văn hóa xã hội trên
báo Đà Nẵng trong khoảng phát hành trong năm 2017.
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng tài liệu từ sách chuyên khảo,
một số công trình nghiên cứu và các tƣ liệu liên quan đến các trang web, báo
điện tử cũng nhƣ kết quả khảo sát thực tế.
4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài những phƣơng pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung, ngƣời
viết dự định sẽ tiến hành thêm một số thao tác sau để làm rõ đề tài nghiên
cứu:
-
Phƣơng pháp thống kê phân loại
-
Phƣơng pháp miêu tả ngôn ngữ học
-
Phƣơng pháp phân tích
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài mở đầu, kết luận, các phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận bao gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI, MIÊU TẢ TỪ NGỮ BIỂU THỊ VĂN
HÓA XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG
CHƢƠNG 3: CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU ĐẠT CỦA TỪ NGỮ BIỂU THỊ VĂN
HÓA XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG
5
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.
Khái quát về từ ngữ và ngôn ngữ báo chí
1.1.1. Khái quát về từ
Từ là một khái niệm quan trọng và không đơn giản. Vấn đề về khái niệm từ
đã và đang đƣợc bà luận rất nhiều trong suốt quá trình lịch sử của ngôn ngữ học.
Từ không chỉ là đơn vị cơ bản của từ vựng mà còn là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ.
Cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về từ nhƣng chƣa có định nghĩa nào thỏa
mãn các nhà nghiên cứu. Trong khoảng hơn 6000 ngôn ngữ đƣợc sử dụng trên thế
giới, từ đƣợc biểu hiện với rất nhiều hình thức đa dạng. Viện sĩ L.V.Sherba đã viết:
trong thực tế, từ là gì? Thiết nghĩ rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, từ sẽ khác
nhau. do đó, tất sẽ không có khái niệm từ nói chung. Tuy vậy, trong thực tế vẫn tồn
tại những định nghĩa về từ. Trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cƣơng” F.de.
Saussure [23] viết nhƣ sau: Từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tƣ tƣởng chúng ta
nhƣ một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù khái niệm này
khó định nghĩa”.
Sách ngữ văn định nghĩa: từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng
để đặt câu. ( sách Ngữ văn 6, Tập 1, tr.13). Hầu hết bất kì nhà ngôn ngữ học nào khi
đi vào nghiên cứu một ngôn ngữ cụ thể đều cố gắng tìm hiểu tính đặc thù của từ
trong ngôn ngữ ấy và đƣa ra những định nghĩa. Trong sự đa dạng về các thuộc tính
của từ vẫn có thể tìm thấy những thuộc tính bản chất chung cho từ trong mọi ngôn
ngữ. Những thuộc tính phổ quát ấy, theo V.M.Sholncev là:
a) Từ là đơn vị ngôn ngữ có tính hai mặt: âm và nghĩa;
b) Từ có khả năng độc lập về cú pháp khi sử dụng trong lời.
Nhƣ vậy, khi nói từ là đơn vị ngôn ngữ là có hàm ý muốn phân biệt nó với câu
trong tƣ cách là đơn vị của lời nói. Còn nói đến tính hai mặt (âm và nghĩa) của từ là
muốn nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của nó cả về cấu trúc hình thái (gọi là vỏ ngữ âm)
cũng nhƣ về ngữ nghĩa (dù là nghĩa từ vựng hay nghĩa ngữ pháp). Chính tính hoàn
6
chỉnh về âm và nghĩa này đã khiến cho từ có khả năng độc lập về mặt ngữ pháp khi
sử dụng trong lời. Và ngƣợc lại, tính độc lập về cú pháp của từ minh chứng cho tính
hoàn chỉnh của nó trong tƣ cách là một đơn vị của ngôn ngữ. Trong hai thuộc tính
vừa nêu, V.M.Solnsev cho rằng thuộc tính thứ hai là thuộc tính bản chất, và trái với
nhận định của L.V.Sherba, từ nói chung dầu sao vẫn tồn tại [16].
Xuất phát từ tiêu chí ngữ nghĩa, L.Bloomfield, đại biểu Trƣờng phái Miêu tả
luận Mỹ quan niệm: từ là hình thái tự do nhỏ nhất (free), mà hình thái tự do nhỏ
nhất là bất kỳ hình thái nào có thể xuất hiện với tính cách một phát ngôn, khác với
hình thái ràng buộc (bound) vốn không thể nói riêng một mình. Về mặt thủ thuật
nghiên cứu, hình nhƣ L.Bloomfield muốn khái quát hoá cách hiểu của mình. Còn
trên bình diện lý thuyết, định nghĩa này vấp phải những luận điểm rất cơ bản. Bởi
vì, với định nghĩa này, ranh giới giữa hình vị với từ, từ với câu đã trở nên mơ hồ
dẫn đến lẫn lộn những cấp hệ ngôn ngữ vốn rất khác nhau. Đồng thời, đặc tính tự do
(free) hay ràng buộc (bound) thực chất không nói lên đƣợc gì cái đặc điểm cấu trúc
- chức năng của từ. Nói nhƣ J.Lyons, mặc dù quan niệm của Bloomfield đã đƣợc
nhiều nhà ngôn ngữ học lớn chấp nhận nhƣng hầu nhƣ không thể coi là thoả đáng
đƣợc [21].
Nhìn chung, những nhƣợc điểm của nhiều định nghĩa về từ vốn là do đối
tƣợng nghiên cứu hết sức phức tạp và đa dạng, khó có thể có một cái nhìn bao quát
đƣợc. Đúng nhƣ sự tổng kết của nhà ngôn ngữ học Xô-viết S.E. Jakhontov: các nhà
nghiên cứu khác nhau, ít nhất có 5 quan niệm khác nhau về cái đƣợc gọi là từ :
* Từ chính tả: là khoảng cách giữa hai chỗ trống trên chữ viết. Từ đƣợc định
nghĩa nhƣ vậy trong những công trình dịch máy. Định nghĩa này có liên quan đến
nguyên tắc viết liền hay viết rời những kết cấu nào đó trong chính tả. Tuy nhiên,
nguyên tắc chính tả không phải bao giờ cũng phản ánh đúng hiện tƣợng tồn tại
khách quan trong ngôn ngữ cũng nhƣ trong cảm thức của ngƣời bản ngữ. Đồng thời
có những ngôn ngữ mà trên chữ viết không có những khoảng trống giữa các từ thì
không có từ chính tả, nhƣ chữ viết Thái Lan.
7
* Từ từ điển học: là căn cứ đặc điểm ý nghĩa của nó phải xếp riêng trong từ
điển. Tiêu chuẩn tính thành ngữ về nghĩa do A.O. Xmiriskij đƣa ra chính là đặc
trƣng của từ từ điển học. Nhƣ vậy, từ trong từ điển học không nhất thiết trùng với từ
chính tả. Ngƣợc lại, có nhiều trƣờng hợp, từ chính tả chỉ tồn tại với tƣ cách là bộ
phận từ của từ điển học.
* Từ ngữ âm: là nhóm các hình vị đƣợc thống nhất bởi các hiện tƣợng ngữ
âm nào đó. Từ ngữ âm trong mỗi ngôn ngữ có những đặc trƣng riêng của mình:
trọng âm, sự hài hoà nguyên âm, sự biến đổi của những âm tố nào đó trong phạm vi
của một từ…Xuất phát từ những đặc điểm nhƣ vậy, từ ngữ âm là cái mơ hồ nhất
trong tất cả những hiện tƣợng đƣợc gọi là từ. Bởi vì, mỗi ngôn ngữ có những đặc
điểm ngữ âm, ngữ pháp khác nhau.
* Từ biến tố: là một phức thể luôn luôn gồm hai phần. Một phần có ý nghĩa
đối tƣợng (thân từ), phần kia (biến tố) biểu thị những quan hệ cú pháp của từ đó với
những từ khác trong câu. Nhƣ vậy, những ngôn ngữ nhƣ tiếng Việt, tiếng Hán
không thể có từ biến tố.
*Từ hoàn chỉnh: là nhóm hình vị không thể tách hoặc hoán vị các hình vị đó
mà lại không làm thay đổi nghĩa của chúng hoặc không vi phạm mối liên hệ của
chúng [8].
* Từ Tiếng Việt: Cũng giống nhƣ định nghĩa về từ, từ trong tiếng Việt cũng
khá phức tạp về mặt định nghĩa. Ranh giới từ trong tiếng Việt vẫn đang là vấn đề
nan giải. sở dĩ nhƣ vậy là vì từ là một khái niệm cơ bảm của ngôn ngữ nhƣng cũng
là đơn vị đa dạng và khó định nghĩa nhất trong ngôn ngữ học đại cƣơng. Từ xƣa đến
nay, những tiếng độc lập, có nghĩa đƣợc xem là từ đơn tiết. còn những tiếng không
độc lập thì đƣợc xử lí khác nhau. nhìn chung có hai khuynh hƣớng chính trong phân
định từ tiếng Việt.
(1) Từ tiếng Việt trùng với âm tiết (hay tiếng): Tiêu biểu cho khuynh hƣớng
này là M.B.Emenneu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp.
8
- Emeneau (1951) định nghĩa: Từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị học, nghĩa
là có thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị và bằng những
thanh điệu.
- Cao Xuân Hạo (1998): Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả
khác nhau đã đề nghị cho đơn vị khác thƣờng đó của các ngôn ngữ đơn lập là: tiết
vị (syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllabe), đơn tiết
(monosyllabe) hoặc đơn giản là từ (word). Thực ra, nó chính là âm, hình vị hoặc từ
và tất cả là đồng thời. Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ châu Âu về cơ cấu
xoay quanh ba trục đƣợc tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ, thì
cơ cấu của tiếng Việt hầu nhƣ là sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhất, âm
tiết.
- Nguyễn Thiện Giáp (1996): Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có
ý nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền. Có
thể nói, Nguyễn Thiện Giáp là ngƣời có những kiến giải tiêu biểu nhất. Tác giả coi
mỗi tiếng là một từ. Những đơn vị từ vựng do tiếng kết hợp với tiếng mà thành
đƣợc tác giả gọi chung là ngữ, gồm ngữ định danh, ngữ láy âm, thành ngữ và quán
ngữ. Bởi lẽ, theo tác giả, về mặt tâm lí ngôn ngữ học, cái đơn vị gọi là tiếng trong
Việt ngữ hoàn toàn tƣơng đƣơng với cái gọi là từ của các ngôn ngữ Ấn – Âu. Vả lại,
truyền thống Ngữ văn Việt Nam trƣớc đây đều coi tiếng là đơn vị cơ bản [8].
(2) Từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng âm tiết: Khuynh hƣớng thứ hai bao
gồm phần lớn các nhà Việt ngữ học trong và ngoài nƣớc. Có thể nhắc đến những tác
giả tiêu biểu nhƣ Nguyễn Kim Thản, Hoàng Tuệ, Nguyễn Tài Cẩn, Đái Xuân Ninh,
Lƣu Văn Lâng, Hồ Lê, Nguyễn Văn Chình-Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Văn Tu, Đỗ
Hữu Châu, Hoàng Văn Hành,...
- Trƣơng Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê: Từ là âm có nghĩa, dùng trong ngôn
ngữ để diễn đạt một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý không thể phân tích ra đƣợc.
- Nguyễn Văn Tu: Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất (vỏ
âm thanh là hình thức) và có nghĩa, có tính chất biện chứng và lịch sử.
9
- Nguyễn Kim Thản: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi đơn
vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ
âm, ý nghĩa (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp.
- Hồ Lê: Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kết hiện
thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững
chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa.
- Ðái Xuân Ninh: Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình vị
và cụm từ. Nó đƣợc cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là
hình vị và lập thành một khối hoàn chỉnh.
- Lƣu Vân Lăng:... Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ. Có thể
nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất. Nói cách khác, từ là ngữ đoạn (tĩnh) nhỏ nhất.
Từ có thể gồm nhiều tiếng không tự do hoặc chỉ một tiếng tự do hay nhiều tiếng tự
do kết hợp lại không theo quan hệ thuần cú pháp tiếng Việt.
- Ðỗ Hữu Châu: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất
biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phƣơng thức (hoặc kiểu cấu tạo) nhất
định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và
nhỏ nhất để tạo câu.
- Nguyễn Tài Cẩn: Cho rằng hình vị tiếng Việt là tiếng, tức một âm tiết bất
kể có nghĩa, không rõ nghĩa hay vô nghĩa. Do vậy, một từ có thể gồm một tiếng hay
nhiều tiếng (từ đơn và từ ghép). Trong đó, từ đơn = 1 tiếng. Trong từ ghép có: ghép
âm (láy), ghép đẳng lập, ghép chính phụ, ghép ngẫu kết.
Ví dụ:
- Quần áo (từ ghép đẳng lập) gồm: quần+ áo = 2 hình vị.
- Xanh ngắt (từ ghép chính phụ) gồm: xanh +ngắt = 2 hình vị.
- Xinh xắn (ghép âm, láy) gồm: xinh + xắn = 2 hình vị.
- Bồ hóng (từ ghép ngẫu kết, do bồ và hóng đều không có quan hệ ngữ
pháp và nghĩa, nhƣng ghép chung có nghĩa). [1].
Trong khóa luận này, chúng tôi theo quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn để thực
hiện việc khảo sát, phân tích, đánh giá từ về vấn đề văn hóa xã hội trên báo Đà
10
Nẵng. Bởi quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn đƣợc đa số các nhà Việt ngữ đồng tình
và phù hợp với xu thế dạy học tiếng Việt trong trƣờng phổ thông hiện nay.
1.1.2. Khái quát về ngữ
Có hai loại ngữ là ngữ tự do và ngữ cố định:
A. Ngữ tự do
Ngữ tự do hay còn gọi là cụm từ tự do bao gồm cụm từ đẳng lập và cụm từ chủ vị
1. Cụm từ đẳng lập
Đây là cụm từ có hai hay nhiều thành tố không phụ thuộc lẫn nhau, cùng giữ một
chức vụ ngữ pháp, cùng quan hệ nhƣ nhau với thành phần ngoài chúng.
-
Cùng làm chức năng chủ ngữ: Cha và mẹ/ đều đi vắng.
-
Cùng làm chức năng vị ngữ: trời không chớp bể với mưa nguồn.
Tuy nhiên, cần phân biệt cum từ đẳng lập với các kết hợp đẳng lập không
phải cụm từ, ví dụ của Đỗ Thị Kim Liên cho: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” là
cụm từ nhƣng thực chất đó là những từ đơn. Cũng cần phân biệt cụm từ đẳng lập
với chính phụ cùng có chức năng độc lập song hành với nhau:
Cưới em tám vạn trâu bò,
Bảy vạn dê lợn, chín vì rượu tăm...
Cụm từ đẳng lập là các thành tố kết hợp với nhau theo một quan hệ nhất định mà
giữa hai thành tố không cách nhau bằng dấu phẩy mà quan hệ với nhau bằng quan
hệ từ.
2. Cụm từ chủ vị
Đây là cụm từ trong đó có hai thành tố có mối quan hệ chủ vị nằm trong cấu trúc
của câu.
-
Cụm chủ vị nằm trong cấu trúc chủ ngữ: Mẹ/ về// khiến tôi/ vui.
-
Cụm chủ vị nằm trong cấu trúc vị ngữ: Thầy// gọi Nam/ trả lời.
11
B. Ngữ cố định
1. Khái niệm ngữ cố định
Ngữ cố định hay còn gọi là cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại
với tƣ cách là một đơ vị có sẵn, mang tính xã hội hóa cao nhƣ từ, có cấu tạo và ngữ
nghĩa nhƣ từ, có chức năng làm đơn vị cơ sở để tạo câu nhƣ từ.
Cũng nhƣ từ, ngữ cố định nằm trong thành phần từ vựng của ngôn ngữ, cũng đƣợc
hệ thống hóa trong từ điển, cũng đƣợc gọi là đơn vị định danh cơ bản của ngôn ngữ,
thực hiện chức năng gọi tên các sự vật, hiện tƣợng... của thực thể. Tuy nhiên ngữ cố
định không phải là đơn vị từ vựng cơ bản, bởi vì chúng do các từ cấu tạo nên.
Từ ghép và cụm từ tự do là những đơn vị lân cận, dê lẫn vơi ngữ cố định. Vì vậy để
nhận diện ngữ cố định, cần phân biệ nó với các đơn vị này.
2. Phân loại ngữ cố định
Ngữ cố định có thể đƣợc hia làm ba loại là thành ngữ, quán ngữ và ngữ cố định
định danh. Trong phần khảo sát ở chƣơng hai, chúng tôi chỉ đi vào khảo sát và phân
loại thành ngữ.
a. Thành ngữ
Khái niệm: thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa.
Nghĩa
Của chúng có tính hình tƣợng và gợi cảm.
Hay có thể nói một cách cụ thể hơn: thành ngữ là những lời nói cố định, do nhân
dân đặt ra, mang nghĩa bóng bẩy, phải hiểu toàn khối chứ không thể tách từng từ ra
để nhận biết nghĩa.
Ví dụ nhƣ: mẹ tròn con vuông, chuột chạy cùng sào, chuột sa chĩnh nếp, đục nƣớc
béo cò, ném đá dấu tay,...
Đặc điểm:
-
Tính thành ngữ: Nghĩa của thành ngữ không thể giải thích trực tiếp bằng
sự cộng nghĩa của các thành tố cấu tạo nên nó.
Nếu kí hiệu S là nghĩa của thành ngữ và nghĩa của các thành tố cấu tạo nên nó lần
lƣợt là S1,S2,S3,....Sn thì S S1+ S2+S3=....Sn
12
Ví dụ: Nhà tôi ở một nơi khỉ ho cò gáy.
Khỉ ho cò gáy là một thành ngữ. Cấu tạo của nó ổn định, không thay đổi. Nghĩa của
nó co tính bóng bẩy, ví von; nơi đƣợc nói đến ở đây không phải thực sự có “khỉ ho
cò gáy” mà phải hiểu rằng thành ngữ này muốn chỉ một nơi vắng vẻ, ít ngƣời, giao
thông không thuận lợi...
-
Tính hàm súc ( tính kiệm lời): nếu dử dụng thành ngữ một cách thành
thạo sẽ khắc phục đƣợc tính không hàm súc của lời nói.
Ví dụ: Để khuyên một ngƣời đang làm việc gì đó những thấy khó khăn và nản chí,
định bỏ dở, ta có thể nói: - Anh đừng lo, vạn sự khởi đầu nan mà! Thay vì phải nói
rằng: Anh đừng lo, không nên nản chí, mọi việc khi mới bắt đầu bao giờ cũng khó
khăn nhƣng vƣợt qua đƣợc thì về sau sẽ xuôi lọt hết.
-
Tính biểu trƣng: Đƣa ra hình ảnh cụ thể để khái quát cho nhiều trƣờng
hợp.
Ví dụ: chuột sa chĩnh nếp, chuột chạy cùng sào, dậu đổ bìm leo,...
-
Tính dân tộc: Dùng các yếu tố của đời sống dân tộc để phản ánh cách
nghĩ cách sống của dân tộc.
Ví dụ: So sánh: Việt: Như hình với bóng/ Bun-ga-ri: Như ấm với vung...; Việt: Bắt
cá hai tay/ Bun-ga-ri: Bú hai bò...
-
Tính hình tƣợng, cụ thể: Thành ngữ phản ánh hiện thực khách quan
thông qua hình ảnh thực, vật thực, việc thực,...
Ví dụ: bắt cóc bỏ đĩa, méo miệng đòi ăn xôi vò,...
-
Tính gợi cảm: Biểu thị thái độ, cảm xúc, sự đánh giá nào đó,...
Ví dụ: chó ngáp phải ruồi, mèo mù vớ cá rán,... ( biểu thị thái độ khinh thƣờng đối
với ngƣời gặp may chứ chả tài cán gì); ngã vào võng đào ( thể hiện thái độ tôn
trọng, chia vui với ngƣời gặp may mắn).
Trong vốn thành ngữ tiếng Việt có một khối lƣợng không nhỏ các thành ngữ Hán
Việt. Thành ngữ Hán Việt thƣờng có 4 tiếng, đƣợc cấu tạo bằng các từ Hán Việt
theo quy tắc ngữ pháp của tiếng Hán. Ví dụ: bách chiến bách thắng, khẩu phật tâm
xà, bán tín bán nghi, thâm căn cố đế,...
13
Có một số thành ngữ đƣợc hình thành dựa trên câu chuyện dân gia, câu chuyện
lịch sử: con Rồng cháu Tiên, thầy bói xem voi.
Phân loại: dựa vào cơ chế cấu tạo ( cả nội dung và hình thức), có thể chia
thành ngữ làm hai loại:
-
Thành ngữ so sánh: là những thành ngữ có cấu trúc so sánh
Ví dụ: đen nhƣ cột nhà cháy, đắt nhƣ tôm tƣơi, rách nhƣ tổ đỉa,...
Mô hình cấu trúc là A ss B. A là vế đƣợc so sánh, B là vế đƣa ra so sánh, còn ss là
từ so sánh: nhƣ, bằng, tựa, hệt,...
Tuy nhiên thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng, không phải lúc nào cũng
có đầy đủ ba thành phần ( tuy nhiên B phải luôn hiện diện). Có thể có các dạng sau:
+ A ss B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh, ví dụ: đắt như tôm tươi,
lạnh như tiền, lừ đừ như ông từ vào đền, dai như đỉa,...
+ (A) ss B: Ở kiểu này, A không nhất thiết phải có mặt, nó có thể xuất hiện
hoặc không nhƣng ngƣời ta vẫn lĩnh hội đủ ý nghĩa của thành ngữ một cách trọn
vẹn, ví dụ:
(rẻ) như bèo, (vui) như mở cờ trong bụng, (chậm) như rùa,...
+ ss B: Ở kiểu này A không phải là thành phần của thành ngữ. Khi đi vào hoạt
động, A đƣợc nối thêm một cách tùy nghi, nhƣng nhất thiết phải có A, ví dụ: như
tằm ăn rỗi, như vịt nghe sấm, như ngậm hột thị, như gà mắc tóc, như bóng với
hình,...
-
Thành ngữ miêu tả ẩn dụ: là những thành ngữ đƣợc xây dựng dựa trên cơ
sở miêu tả một sự kiện, một hiện tƣợng bằng cụm từ nhƣng biểu hiện ý
nghĩa một cách ẩn dụ.
Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhƣng đây là so sánh ngầm, từ so sánh
không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh cái
nghĩa đích thực của chúng. Cấu trúc đó chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa “ sơ
khởi”, “ cấp một” nào đó, rồi trên nền tảng của “ nghĩa cấp một” này, ngƣời ta mới
rút ra và hiểu lấy nghĩa đích thực của thành ngữ.
14
Ví dụ: chuột sa chĩnh nếp, vụng múa chê đất lật, méo miệng đòi ăn xồi vò, chó cắn
áo rách , nuôi ong tay áo, qua cầu rút ván, mẹ tròn con vuông...
Các thành ngữ thƣờng có số tiếng chẵn ( 85%): 4,6 hoặc 8 tiếng. Điều này là do
ngƣời Việt vốn ƣa lối nói cân đối, nhịp nhàng và hài hòa về âm điệu.
b. Quán ngữ:
Khái niệm: Quán ngữ là cụm từ cố định đƣợc dùng lặp đi lặp lại trong các
loại văn bản để liên kết, nhập đề, nhấn mạnh, rào đón...
Đặc điểm: Tuy cũng là đơn vị có sẵn nhƣng tính hàm súc, tính biểu trƣng,
tính hình tƣợng...của quán ngữ không cao so với thành ngữ. Hay nói cách
khác, về hình thức à ý nghĩa, quán ngữ không khác cụm từ tự to. Vì thế, cũng
có thể xem quán ngữ là trung gian giữa cụm từ tự do và cụm từ cố định.
Phân loại: Có thể phân loại quán ngữ tiếng Việt dựa vào phạm vi và tính chất
phong cách của chúng:
-
Quán ngữ nói năng: của đáng tội, nói bỏ ngoài tai, nói trộm vía,...
-
Quán ngữ sách vở: có thể nói rằng, suy cho cùng, bên cạnh đó,...
c. Ngữ cố định định danh:
Khái niệm: Ngữ cố định định danh là cụm từ cố định định danh, gọi tên sự
vật. Ngữ cố định định danh là đơn vị có tính trung gian giữa thành ngữ và từ
ghép.
Đặc điểm: chúng ổn định về cấu trúc và ý nghĩa hơn các quán ngữ rất nhiều
nhƣng lại chƣa có đƣợc ý nghĩa mang tính hình tƣợng nhƣ thành ngữ. Ngữ cố
định thƣờng tập trung tên các bộ phận cơ thể con ngƣời; một số khác gọi tên
các sự vật khác, các trạng thái, thuộc tính...
Ví dụ: mắt bồ câu, mắt ốc nhồi, chân vòng kiềng, tóc rễ tre, mũi dọc dừa, con
giá rƣợu, kĩ luật sắt, cƣời cầu tài, bạn vàng, thẳng ruột ngựa...
Chúng có cách cấu tạo gần giống với cách cấu tạo từ ghép chính phụ. Trong mỗi
cụm từ nhƣ vậy thƣờng có một thành tố chính và một thành tố phụ miêu tả sự vật
đƣợc nêu ở thành tố chính. Nó miêu tả bằng con đƣờng so sánh những không sử
dụng từ so sánh.
15
3. Giá trị của ngữ cố định
Ngữ cố định là một loại phƣơng tiện, một loại biện pháp mà bất cứ ngôn ngữ
nào cũng có nhằm khắc phục một phần nào tính có hạn của các từ, tính không hàm
súc, không cô đọng của các phƣơng tiện lời nói trong sự biểu vật và biểu thái. Cho
nên, để đánh giá đúng đắn giá trị của các ngữ cố định, cần phải đối chiếu nó với các
từ và các cụm từ tự do về ngữ nghĩa. Đối chiếu nhƣ vậy thì thấy, hầu nhƣ tất cả các
ngữ cố định đều có cấu trúc ngữ nghĩa tƣơng đƣơng với ngữ nghĩa của cụm từ tự
do. Đây là đặc trƣng ngữ nghĩa cơ bản của ngữ cố định.
1.1.3. Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí
Có thể nói đặc thù của báo chí là cung cấp thông tin. Dù ở bất kì hình thức
truyền tải hay thể loại nào thì mục đích cuối cùng của tác phẩm báo chí vẫ là đem
đến cho công chúng những thông tin chân thật. Báo chí cung cấp thông tin do đó
các bài báo phản ánh tin tức chiếm vai trò trung tâm trong báo chí.
Đối với ngôn ngữ báo chí, ở từng thể loại, từng mảng đề tài đều có những
quy định chuẩn mực về ngôn ngữ riêng. Chẳng hạn nhƣ các bản tin hoặc các bài
viết thông tấn thì không đƣợc phép hoặc hạn chế sử dụng những từ ngữ văn chƣơng
mà phải là những từ ngữ tƣờng minh về ý nghĩa nhƣng đối với những bài viết phản
ánh về đề tài văn hóa xã hội thì từ ngữ giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt
là điều cần thiết.
Ngôn ngữ báo chí cũng bị các yếu tố về thông tin chi phối. Khác với ngôn ngữ
trong văn chƣơng hay các ngành khác, ngôn ngữ báo chí đảm bảo yếu tố quy định
của tác phẩm báo chí cụ thể. Các nhà nghiên cứu viết khác nhau về đặc trƣng của
ngôn ngữ báo chí. Vũ Quang Hào cho rằng chệch chuẩn là đặc trƣng chung của
ngôn ngữ báo chí . Hoàng Anh lại cho rằng tính sự kiện là đặc trƣng nổi bật của
ngôn ngữ báo chí. Sau đây là các đặc trƣng của ngôn ngữ báo chí theo Hoàng Anh.
a. Tính chính xác
Báo chí có chức năng định hƣớng xã hội do đó ngôn ngữ phải chính xác. Nếu
ngôn ngữ trong một tác phẩm báo chí bị sai lệch sẽ dẫn đến những hậu quả khôn
lƣờng. Công chúng sẽ không hiểu hoặc hiểu sai thông tin, từ đó dẫn đến thông tin
16
không đúng sự thật, mà điều tuyệt đối không đƣợc mắc phải trong báo chí là đƣa tin
sai sự thật.
Muốn sử dụng chính xác từ ngữ trong báo chí, nhà báo phải không ngừng trau dồi
vốn từ ngữ của mình ( ở đây là tiếng Việt) (nắm vững ngữ pháp, thành thạo về ngữ
âm, có vốn từ rộng, thành thạo về phong cách). Sử dụng chính xác từ ngữ trong báo
chí nhà báo còn góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt bởi lẽ nếu từ dùng sai
mà đƣợc lặp đi lặp lại sẽ rất dễ gây hiểu nhầm dẫn đến hiện tƣợng dùng sai hàng
loạt vì hầu hết ngày nay ngƣời ta luôn xem báo, đài nhƣ là đơn vị để đối chiếu đúng
sai hay nói cách khác rất nhiều ngƣời tin tƣởng vào sự chuẩn xác của báo.
b. Tính cụ thể
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trƣớc hết đƣợc thể hiện ở sự kiện đƣợc nhà
báo phản ánh cụ thể. Nhà báo phải viết nhƣ thế nào để độc giả nhƣ đƣợc chứng kiến
sự việc. Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn do đối tƣợng đƣợc phản ánh có tính
xác định. Sự kiện trong bài báo gắn liền với thời gian, không gian nhất định, vơi
snhuwngx con ngƣời cụ thể, có tên tuổi, nghề nghiệp, quê quán, chức vụ, giới tính
cụ thể. Do đó ngƣời đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng.
c. Tính đại chúng
Ngôn ngữ trong báo chí là ngôn ngữ dành cho tất cả mọi ngƣời, tức là có tính
phổ cập rộng rãi. Đây cũng là lí do vì sao trong báo chí ngƣời ta ít sử dụng các thuật
ngữ chuyên ngành hẹp, tiếng địa phƣơng, tiếng lóng cũng nhƣ hạn chế các từ ngữ
vay mƣợn tiếng nƣớc ngoài.
d. Tính ngắn gọn và định lƣợng
Ngôn ngữ báo chí phải ngắn gọn, súc tích. Với nhu cầu ngày nay của độc giả,
việc diễn đạt thông tin trên báo chí đòi hỏi sự ngắn gọn , cô đọng sao cho mọi ngƣời
dễ dàng nắm bắt thông tin thông qua số lƣợng ngôn ngữ truyền tải ít nhất có
thể.Tính ngắn gọn còn do tính định lƣợng của báo chí quy định. Trang báo, bài báo
có hạn nên không thể viết quá dài.
17
e. Tính bình giá và biểu cảm
Tác phẩm báo chí phản ánh sự kiện một cách khách quan, trung thực nhƣng có
thể đi kèm thái độ đánh giá sự kiện. tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí đƣợc biểu
thị qua cách dùng từ ngữ có những nghĩa biểu thái nhất định phù hợp với sự kiện
đƣợc phản ánh. Muốn thu hút đƣợc sự chú ý của bạn đọc thì ngôn ngữ báo chí phải
đƣợc diễn đạt với mới lạ, độc đáo.
f. Tính khuôn mẫu
Khuôn mẫu là những công thức ngôn từ đã có sẵn, đƣợc lặp đi lặp lại nhằm tự
động hóa quy trình thông tin, làm cho nó trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn. Khuôn
mẫu bao giờ cũng đơn nghĩa và mang sắc thái biểu cảm trung tính. Chẳng hạn trong
ngôn ngữ báo chí, khi viết các mẫu tin ngƣời ta hay dùng các khuôn mẫu.
Trên đây là những đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ báo chí. Qua đó sẽ giúp chúng ta
có một cái nhìn khái quát về những chuẩn mực trong việc sử dụng ngôn ngữ báo chí
ở nƣớc ta hiện nay.
Ngày nay với sự bùng nổ về công nghệ thông tin cũng nhƣ sự phát triển mạnh mẽ
của hiện tƣợng giao lƣu văn hóa, ngôn ngữ báo chí có phần nào bị ảnh hƣởng. Đó là
các hiện tƣợng vay mƣợn ngôn ngữ quá nhiều trong các tác phẩm báo chí trong khi
vốn từ tiếng Việt đủ khả năng truyền tải, có thể cho đó là hiện tƣợng lạm dụng sự
vay mƣợn trong ngôn ngữ. Để có thể viết tốt đòi hỏi nhà báo phải tự ý thức đƣợc
vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí, từ đó cân nhắc kĩ lƣỡng
trong việc sử dụng từ ngữ để tránh các trƣờng hợp làm ngƣời đọc hiểu sai ý tác giả.
1.2.
Khái quát về đề tài văn hóa xã hội trên báo chí
Báo chí là lực lƣợng tiên phong trên mọi mặt trận của đời sống xã hội. Theo
nhƣ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: ngƣời cầm bút cũng là chiến sĩ trên mặt trận
văn hóa tƣ tƣởng. Đi sâu vào mọi ngóc ngách để phản ánh, để thông tin về cuộc
sống là nhiệm vụ của báo chí. Chính vì lẽ đó, báo chí khai thác hầu hết các đề tài,
miễn sao nó tồn tại trong cuộc sống.
Đề tài về vấn đề văn hóa xã hội cũng là một trong những đề tài đƣợc nhiều
nhà báo khai thác và khá thành công. Những câu chuyện về đời sống xã hội bao giờ
18
cũng thu hút đƣợc sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc. Đó là những vấn đề ảnh
hƣởng trực tiếp đến đời sông hằng ngày của họ. Mảnh đất màu mỡ này luôn đƣợc
cày xới, cũng có rất nhiều nhà báo đã thành công và có những tác phẩm để đời về
đề tài văn hóa xã hội.
Trong nhiều chuyên mục khác nhau của một ấn phẩm báo chí có lẽ những
bài viết về đề tài văn hóa xã hội luôn là sự lựa chọn hàng đầu của độc giả. Ai cũng
muốn lật tìm nhanh nhất các bài viết về đời sống xung quanh. Thƣờng những bài
viết về đề tài văn hóa xã hội cũng khá thoáng hơn trong cách dùng câu chữ, tác giả
có thể tự do trong cách thể hiện so với các tác phẩm yêu cầu tính khuôn mẫu cao
nhƣ các bài viết về đề tài chính luận. nhiều bài viết đƣợc thể hiện khá hấp dẫn, thu
hút sự tò mò của độc giả ngay từ dòng tit đầu tiên do đó tạo đƣợc điểm nhấn cho cả
tờ báo.
Để có thể thể hiện đƣợc những bài viết về đề tài văn hóa xã hội đòi hỏi tác
giả phải có vốn hiểu biết sâu rộng và cả vốn ngôn ngữ phong phú. Không giống nhƣ
những bài viết thông tấn khô khan mang tính rập khuôn, bài viết về đề tài văn hóa
xã hội cần có sự hấp dẫn lôi cuốn ngƣời đọc ở những chi tiết hay, chi tiết ấn tƣợng.
Tác giả bài viết luôn cần sự đổi mới và sáng tạo trong cách thể hiện để bắt kịp xu
hƣớng bạn đọc.
Nhìn chung đề tài văn hóa xã hội là đề tài khá phong phú để các cây viết thể
hiện các tác phẩm hay, để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng độc giả. Với sự phát triển
của xã hội ngà nay, có rất nhiều vấn đề, câu chuyện hằng ngày cần báo chí khi thác,
phản ánh kịp thời đến bạn đọc. Ngƣời làm báo cần rèn luyện cho mình sự nhạy cảm
trong tƣ duy đề tài để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao về tiếp cận thông
tin của bạn đọc.
1.3. Tìm hiểu về báo Đà Nẵng
1.3.1. Sơ lƣợc về hoàn cảnh ra đời và sự phát triển
Báo Đà Nẵng là tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân Tp Đà Nẵng. Cùng với
sự thay đổi của các giai đoạn lịch sử, báo Đà Nẵng cũng trải qua những lần thay đổi
19
để hôm nay với tên gọi chính thức là báo Đà Nẵng đang ngày càng khẳng định vai
trò, vị trí của mình với đời sống nhân dân Tp.
Trong thời gian chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, Tỉnh ủy lâm
thời Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định ra tờ báo mang tên Cờ Độc lập. Trải qua quá
trình phát triển, cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu cách mạng, tờ báo thay đổi và mang
nhiều tên nhƣ: Tờ Tin Tức ra đời năm 1946. Tháng 1-1947, Tỉnh ủy và Việt Minh
tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định nâng tờ Tin Tức lên thành tờ báo mang tên
Chiến Thắng – cơ quan của Việt Minh Quảng Nam-Đà Nẵng.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, báo mang các tên: Giải Phóng Quảng Đà ra
đầu năm 1963 xuất bản tại thành phố Đà Nẵng. Sau đại thắng mùa xuân 1975, thống
nhất đất nƣớc, đến đầu năm 1976, báo đổi tên thành Báo Quảng Nam-Đà Nẵng xuất
bản hằng tuần. Thời điểm này, báo trở thành cơ quan của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam
– Đà Nẵng.
Thực hiện chủ trƣơng của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội về việc
chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ƣơng,
từ ngày 2-1-1997, Báo Quảng Nam - Đà Nẵng cũng đƣợc phân thành 2 tờ báo riêng
là Báo Đà Nẵng và Báo Quảng Nam. Trong đó, Báo Đà Nẵng - Cơ quan ngôn luận
của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Đà Nẵng - Tiếng nói của Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng, phát hành số đầu tiên vào ngày 2-1-1997. Từ
đó, Báo Đà Nẵng xuất bản 4 số/tuần, bao gồm 3 số thƣờng xuất bản vào các thứ hai,
tƣ, sáu, và 1 số cuối tuần in 12 trang ra vào thứ bảy hằng tuần. Hằng năm, báo xuất
bản các đặc san Xuân, đặc san phục vụ những dịp kỷ niệm lớn của đất nƣớc, của
thành phố Đà Nẵng nhƣ 29-3, 30-4, 19-5, 21-6, 2-9…
Cuối năm 1998, thực hiện chủ trƣơng của Thƣờng vụ Thành ủy Đà Nẵng và
đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin cho phép, ngày 1-1-1999 Báo Đà Nẵng trở thành nhật
báo. Từ đây, Báo Đà Nẵng xuất bản với quy mô 6 số báo hằng ngày phát hành từ
thứ hai, thứ ba, thứ tƣ, thứ năm, thứ sáu và 1 số Báo Đà Nẵng cuối tuần phát hành
vào thứ bảy hằng tuần.
20
Trƣớc sự toàn cầu hóa thông tin, báo chí có tính cạnh tranh cao về mặt thông
tin nhanh nhạy, kịp thời, các cơ quan báo chí trong cả nƣớc buộc phải cho ra đời các
loại hình báo điện tử để đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc, năm 2008, Báo Đà
Nẵng khai trƣơng phiên bản điện tử tiếng Việt. Tiếp đó, phiên bản Da Nang Today
(Báo Đà Nẵng điện tử tiếng Anh) cũng ra đời, trở thành kênh thông tin đối ngoại
chính thống của thành phố Đà Nẵng.
Tổng biên tập báo Đà Nẵng hiện nay là ông Lê Công Định, ba phó tổng biên
tập là ông Lê Quang Á, Hứa Văn Hải và bà Phạm Thị Mỹ Hạnh. Trụ sở tòa soạn đặt
tại số 06 đƣờng Trần Phú-TP Đà Nẵng. Cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ,
phóng viên, báo Đà Nẵng không ngừng lớn mạnh với nội dung tin bài đa dạng, sâu
sắc, cách thức chuyển tải nhanh chóng, hiệu quả. Cùng với sự vƣơn mình của Tp
đáng sống, báo Đà Nẵng đã đnag và sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình góp phần phụng
sự nhân dân.
1.3.2. Mục tiêu hoạt động
Báo Đà Nẵng là cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, là tiếng nói của Đảng
bộ và nhân dân TP Đà Nẵng. Nhiệm vụ chính trị hàng đầu vẫn là tuyên truyền các
chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc. Bên cạnh đó báo còn là
bức tranh sinh động phản ánh đời sống thƣờng nhật của nhân dân. Đây còn là diễn
đàn đấu tranh hiệu quả chống lại các luận điệu xuyên tạc, sự chống phá của các thế
lục thù địch; tuyên dƣơng những điển hình tốt, phê phán những điều sai trái; góp
phần định hƣớng xã hội.
1.3.3. Những lĩnh vực phản ánh tiêu biểu của báo Đà Nẵng
Báo Đà Nẵng luôn tiên phong trong mọi mặt trận để phản ánh đời sông nhân
dân. Với số lƣợng phóng viên đong đảo, đa số đều có khả năng phát hiện đề tài tốt
nên báo dƣờng nhƣ khai thác mọi lĩnh vực. Những sự kiện mới nhất, nóng nhất của
Thành phố đáng sống đều đƣợc báo chuyển tải nhanh nhất có thể. Những chủ
trƣơng, chính sách mới nhất của Thành phố đều đƣợc báo truyền tải một cách chính
xác, kịp thời.