Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Phân tích tình hình xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long An(LAFOOCO )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 62 trang )

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu chung: ............................................................................... 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................ 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:..................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 2
1.4.1. Không gian: ..................................................................................... 2
1.4.2. Thời gian ......................................................................................... 2
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................... 2
1.5. Lược khảo tài liệu........................................................................................ 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................... 4
2.1. Phương pháp luận:....................................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm về xuất khẩu: ............................................................. 4
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu ........................................................................ 6
2.1.3. Hợp đồng xuất khẩu ...................................................................... 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 14
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 14
2.2.2. Phương pháp phân tích: .................................................................. 14
2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất
khẩu

........................................................................................................... 15

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN LAFOOCO............ 17
3.1. Khái quát về công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An
LAFOOCO ...................................................................................................... 17


3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: .................................................. 17
3.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: ................................... 18
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban ................................... 21
3.2. Quy trình sản xuất hạt điều - sản phẩm chính của LAFOOCO ................... 21
3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh XK hạt điều của công ty cổ phần
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung vi

SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO 2006-2008 ............................... 24
3.4. Thuận lợi và khó khăn của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu
Long An LAFOOCO........................................................................................ 31
3.5. Định hướng kinh doanh năm 2009 của LAFOOCO ................................... 35
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN LAFOOCO
2006-2008...................................................................................... 35
4.1. Phân tích tình hình xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế biến
hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO 2006-2008 ............................................. 35
4.1.1.Sản lượng hạt điều xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến
hàng xuất khẩu Long An sang các thị trường qua các năm ............................... 35
4.1.2. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế biến
hàng xuất khẩu Long An sang các thị trường qua các năm ............................... 40
4.2. Sự biến động về giá hạt điều xuất khẩu qua các năm ................................. 41
4.3. Kết quả hoạt động xuất khẩu hạt điều qua các năm .................................... 44
Chương 5: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN
LAFOOCO- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ................................................ 47

5.1. Các yếu tố tác dộng đến hoạt động xuất khẩu của công ty
5.1.1. Sự biến động của tỷ giá .......................................................................... 47
5.1.2. Năng lực cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh của công ty ........................... 47
5.1.3. Các vấn đề về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm............................... 49
5.1.4. Các rủi ro tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............ 50
5.2. Những tồn tại và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của
công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An ........................................... 51
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 54
6.1. Kết luận .................................................................................................... 54
6.2. Kiến nghị................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 57

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung vii

SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006-2008 ......... 27
Bảng 2: Bảng số liệu thể hiện doanh thu và lợi nhuận của năm 2006-2008 30
Bảng 3: Bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 cuả Lafooco .......... 34
Bảng 4 :Các thị trường xuất khẩu nhân hạt điều chủ yếu 2006-2008 ........... 36
Bảng 5: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu nhân điều sang các thị trường ........... 40
Bảng 6: Bảng số liệu thể hiện giá nhân điều xuất khẩu trung bình
2006-2008 ........................................................................................................ 41
Bảng 7: Mức lợi nhuận trên doanh thu của công ty qua 3 năm .................... 44
Bảng 8: Tỷ số ROA và ROE của công ty qua 3 năm ....................................45


GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung viii

SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu
năm 2006-2008 ................................................................................................ 37
Hình 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng nhân điều xuất khẩu năm 2006 . 38
Hình 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng nhân điều xuất khẩu năm 2007 . 38
Hình 4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng nhân điều xuất khẩu năm 2008 . 39
Hình 5: Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
năm 2006-2008 ................................................................................................ 40

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung ix

SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp

PHẦN TÓM TẮT
Từ nhiều năm qua, các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam không
ngừng được phát triển cả về số lượng, chủng loại sản phẩm và giá trị kim ngạch
xuất khẩu.. Trong đó, mặt hàng xuất khẩu hạt điều đã góp phần đáng kể vào kim
ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Sản lượng hạt điều xuất khẩu sang thị
trường thế giới không ngừng tăng lên.. Nói đến hạt điều Việt Nam thì chúng ta
phải nhắc đến Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO,

một trong 4 công ty chế biến hạt điều lớn nhất của Việt Nam đặt tại tỉnh Long
An đã hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu nhân điều trên mười năm
rất thành công và đóng góp rất nhiều vào sự lớn mạnh trong xuất khẩu hàng nông
sản của Việt Nam.
Dựa vào các chỉ tiêu về sản lượng, kim ngạch , các báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh và mức giá xuất khẩu trung bình thông qua các phương pháp
tính so sánh số tương đối, so sánh số tuyệt đối, tính trung bình theo doanh thu và
sản lượng kết hợp với phân tích các biểu đồ để đánh giá xem tình hình xuất khẩu
của công ty trong ba năm qua, các nguyên nhân chính nào tác động đến lợi nhuận
của công ty cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty.
Hoạt động xuất khẩu nhân điều năm 2006 với sản lượng và kim ngạch đạt
cao nhất trong vòng ba năm nhưng kết quả cuối cùng lại bị lỗ gần 14 tỷ đồng do
giá cả nhân điều xuất khẩu biến động bất thường năm 2006
Sang năm 2007, công ty hoạt động có hiệu quả tăng lên rất nhiều do ban
lãnh đạo công ty đã có chính sách hợp lý trong vấn đề thu mua nguyên liệu dự
trữ, chính sách về quản lý kết hợp với giá nhân điều xuất khẩu tăng, kết quả là lợi
nhuận đem về lên đến 21 tỷ đồng
Năm 2008, hoạt động xuất khẩu cũng thuận lợi về giá cả đầu năm nhưng do sự
biến động của tỷ giá đồng USD và chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu vào cuối năm nên lợi nhuận giản xuống chỉ còn 4 tỷ đồng.
Từ những phân tích trên tôi rút ra được một số tồn tại và đưa ra một số giải
pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu của công ty trong
thời gian sắp tới.
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung x

SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
Chương 1


GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường,
Việt Nam đã lựa chọn chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở chủ động
tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại, tích cực đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nền kinh tế và xây dựng một nền kinh tế
hướng về xuất khẩu. Từ nhiều năm qua, các sản phẩm rau quả xuất khẩu của
Việt Nam không ngừng được phát triển cả về số lượng, chủng loại sản phẩm và
giá trị kim ngạch xuất khẩu, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Những thành tựu của ngành xuất khẩu rau quả đã có đóng góp vào sự nghiệp
phát triển kinh tế- xã hội của nước ta nói chung và quá trình CNH, HĐH nói
riêng. Trong đó, mặt hàng xuất khẩu hạt điều đã góp phần đáng kể vào kim
ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập
vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới( WTO), sản lương hạt diều xuất khẩu sang
thị trường thế giới không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất
khẩu mặt hàng này đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn trong thu mua , chế
biến và tiêu thụ hạt điều trên thị trường thế giới. Nói đến hạt điều Việt Nam thì
chúng ta phải nhắc đến Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An
LAFOOCO, một trong 4 công ty chế biến hạt điều lớn nhất của Việt Nam đặt tại
tỉnh Long An. Với lý do đó, đề tài “ “Phân tích tình hình xuất khẩu hạt điều
của Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An(LAFOOCO )” được
nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế biến
hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO để thấy được hiệu quả kinh doanh xuất
khẩu của công ty trong những năm 2006-2008. Từ đó tìm ra được các yếu tố tác
động chủ yếu đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu hạt điều và đề ra ra giải pháp

giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt điều của công ty.
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

1

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá các yếu tố về sản lượng, kim ngạch, thị trường xuất
khẩu, doanh thu và lợi nhuận của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long
An LAFOOCO qua các năm 2006- 2008
- Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh XK của công ty,
đặc biệt là yếu tố về giá xuất khẩu
- Đưa ra giải pháp cũng như đề xuất một số ý kiến góp phần đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh XK hạt điều của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long
An LAFOOCO
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố về sản lượng, kim ngạch, doanh thu và lợi nhuận của công ty cổ
phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO qua các năm 2006- 2008 như
thế nào?
- Các yếu tố nào tác động đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty,
đặc biệt là yếu tố về giá xuất khẩu tác động như thế nào?
- Công ty còn gặp phải những tồn tại nào? Và giải pháp đưa ra như thế nào
để khắc phục những giải pháp đó?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian: Đề tại phân tích xoay quanh các số liệu thu thập từ các
báo cacó kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất
khẩu Long An LAFOOCO

1.4.2. Thời gian: Các số liệu phân tích được thu thập tổng hợp trong vòng ba
năm giai đoạn từ 2006-2008
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Bài luận văn nghiên cứu tình hình xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế
biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO trong ba năm 2006-2008
1.5. Lược khảo tài kiệu
Đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế
biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO” được nghiên cứu có tham khảo luận
văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thành Phúc, MSSV: 4023729, Lớp QTKD
Tổng Hợp- K28 với tên đề tài:Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, ba sa của
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

2

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
công ty cổ phần Thủy Sản CAFATEX vào thị trường EU.Cả hai luận văn đều có
điểm chung là cùng phân tích tình hình xuất khẩu của công ty, đều đánh giá
chung về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm dựa trên các báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên ở đề tài phân tích hoạt
động xuất khẩu cá tra, ba sa tập trung nghiên cứu sâu cũng như phân tích rất kĩ
về vấn đề thị trường xuất khẩu, tìm ra các thị trường chủ yếu rồi đi sâu phân tích
các tiêu chuẩn, hàng rào kí thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ở từng thị
trường. Cuối cùng rút ra điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra chiến lược Marketing để
đẩy mạnh hơn nữa sản lượng xuất khẩu cá tra, ba sa sang các tị trường. Còn riêng
đối với đề tài phân tích tình hình xuất khẩu hạt điều, bên cạnh các báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh còn kết hợp thêm các báo cáo tài chính để phân tích
thêm các chỉ số đánh giá hiệu quả xuất khẩu như chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng

tài sản (ROA) và chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tìm ra các
nguyên nhân chủ yếu tác động đến việc xuất khẩu cũng như tác động đến lợi
nhuận của công ty trong hoạt đông xuất khẩu và đưa ra giải pháp khắc phục
nhằm góp phần đẩy mạnh xuất khẩu nhân điều của công ty sang các thị trường
xuất khẩu truyền thống cũng như mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới trên
thế giới.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

3

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
Chương 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Các khái niệm về xuất khẩu
- Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu nghĩa là bán hàng ra nước ngoài. Hầu như bất kỳ quốc gia nào
cũng đều có tổ chức hoạt động xuất khẩu. Vì một đất nước muốn phát triển tất
yếu phải có sự giao lưu và hợp tác quốc tế, điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn
đối với các quốc gia nghèo và các quốc gia đang phát triển. Có như thế quốc gia
đó mới đuổi kịp các nước trên thế giới về trình độ khoa học công nghệ, cũng như
về văn minh văn hoá, và tiến bộ xã hội, … để phát triển đát nước. Một quốc gia
được coi là phát triển trước hết phải là một quốc gia có nền kinh tế phát triển về
mọi mặt và trên nhiều phương diện. Xuất khẩu là một trong những mặt có tầm
quan trọng to lớn quyết định đến sự hưng thịnh của một nền kinh tế. Xuất khẩu

không chỉ đem lại nguồn lợi cho chính quốc gia xuất khẩu mà nó còn mang đến
cho người dân các nước hưởng được những lợi ích mà đất nước họ không có.
Như vậy có thể nói xuất khẩu là một công cụ hay nói khác hơn là một hình
thức hoạt đọng giao lưu thương mại nhằm dung hoà lợi ích của mọi người trên
thế giới. Với ý nghĩa đó, xuất khẩu được hiểu trước hết đó là một hình thức trao
đổi hàng hoá dịch vụ trên thị trường mà thị trường được nói ở đây là thị trường
thế giới nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của một quốc gia không thể tự đáp
ứng cho chính mình , đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn
thu ngoại tệ cho quốc gia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Như vậy xuất khẩu là một hình thức kinh doanh nhằm thu được doanh lợi từ việc
bán hàng hoá dịch vụ ra thị trường nước ngoài.
Khái niệm về kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu là số tiền thu về từ hoạt động xuất khẩu trong một
khoảng thời gian nào đó. VD: khi nói kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2006
của Việt Nam là 2triệu USD có nghĩa là năm 2006 Việt Nam xuất khẩu hạt điều
và thu về được số tiền 2 triệu USD
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

4

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
Khái niệm về sản lượng xuất khẩu: sản lượng xuất khẩu là toàn bộ sản
phẩm sản xuất ra ở nước này được đem bán qua một nước khác thông qua các thủ
thuch hải quan xuất nhập khẩu của các nước
Khái niệm về doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ sau khi
trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả tiền hay

chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ
thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp
Khái niệm về lợi nhuận
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau khi đã khấu
trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu
bán hàng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng
bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo
quy định của pháp luật.
Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bất kỳ cá nhân
hoặc tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng mục đích vào lợi
nhuận, có được lợi nhuận doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại của mình.
Lợi nhuận dương là tốt, chỉ cần xem là cao hoặc thấp để phát huy hơn nữa,
nhưng khi lợi nhuận là âm thì khác, nếu không có biện pháp khả thi bù lỗ kịp
thời, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp tiến đến bờ vực phá sản
là tất yếu không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, lợi nhuận còn là tiền đề cơ bản khi doanh nghiệp muốn tái sản xuất
mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, lợi
nhuận giúp nâng cao đời sống cho người lao động, đó chính là động lực to lớn
nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tinh thần làm việc của người lao động vốn
được xem là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp.
+ Chính sách ngoại thương:
Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế,
hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong
lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định.
Chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

5

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu



Luận văn tốt nghiệp
của một đất nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất
nước trong từng thời kỳ.
Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có khác nhau
cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi để đạt được những mục
têu cụ thể của chính sách kinh tế. Không có chính sách ngoại thương áp dụng cho
mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên các chính sách ngoại thương đều có tác
dụng bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài tạo điều
kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và bành trướng ra bên ngoài.
Mỗi nước đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự
nhiên để phát triển kinh tế , vì vậy mỗi nước đều có chính sách phát triển ngoại
thuơng riêng với các biện pháp cụ thể
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng
tiền của hai nước. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này
tính bằng một đồng tiền khác.
Phương pháp so sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ
phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số
chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân
tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ: so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc
giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.
Số trung bình điều hòa: Số trung bình điều hòa được sử dụng trong trường
hợp biết các yếu tố về tổng doanh thu và tổng sản lượng xuất khẩu
∑ doanh số bán
X=
∑ số sản phẩm
2.1.2. Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là hàng hoá sản xuất trong nước được mang ra nước ngoài tiêu thụ.

Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản, thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Xuất khẩu có cai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển
nền kinh tế.
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu: Để phục vụ cho sự nghiệp
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

6

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập
khẩu máy móc, hiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các
nguồn: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch,
các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động ...Xuất khẩu là nguồn vốn chủ
yếu để nhập khẩu.

.

-Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không
chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu
cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả
năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát
triển.vì có nhiều thị trường => hân tán rủi ro do cạnh tranh. Xuất khẩu tạo điều
kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất ,nâng cao năng lực sản
xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp
phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho
có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất


.

-Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân.
Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác
động làm tăng tiêu dùng nội địa à nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế ,nhất là trong
ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong
ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu à Là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng
trưởng.
2.1.2.1. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu:
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu chiếm một vị trí quan trọng trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một công cụ quản lý có hiệu quả mà
các doanh nghiệp sử dụng từ trước đến nay. Việc tiến hành phân tích một cách
toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh
xuất khẩu nói riêng là điều hết sức cần thiết và có vị trí quan trọng hơn khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhằm đánh giá xem xét việc thực
hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra thực hiện đến đâu,
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

7

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp
khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó
cũng có nghĩa là khi phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu không chỉ là điểm

kết thúc một nhu kỳ kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu của hoạt động doanh
nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu gắn liền với quá trình hoạt động
của doanh nghiệp và có tác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động
sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp
như công tác chỉ đạo sản xuất, công tác quản lý, công tác tài chính… giúp doanh
nghiệp điều hành từng mặt hoạt động với sự tham gia cụ thể của từng phòng ban
chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Nó cũng là công cụ
quan trọng để liên kết hoạt động của các bộ phận này làm cho hoạt động chung
của doanh nghiệp được ăn khớp nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao.
Phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất
khẩu nói riêng theo thời gian như quý, tháng, năm, đặc biệt theo từng thời điểm,
giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý xảy ra trong hoạt động
nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra ban đầu.
Hoạt động kinh doanh của bất kỳ đơn vị nào cũng được tiến hành trong
một môi trường nhất định với những chế độ chính sách pháp luật do nhà nước
ban hành, với những môi trường kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên nhất định.
Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh doanh xuất khẩu không
chỉ dừng lại ở việc đánh giá sự chấp hành pháp luật, các chế độ chính sách mà
còn là sự phát hiện của các doanh nghiệp thông qua hoạt động thực tiển về những
bất hợp lý, không hoàn chỉnh của các chế độ chính sách đó và kiến nghị để nhà
nước bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi và dần hoàn thiện. Như vậy phân tích hoạt
động kinh doanh xuất khẩu là một công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện
chức năng quản lý kinh tế và hoàn thiện chức năng đó.
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu không chỉ được tiến hành sau
mỗi kỳ kinh doanh mà còn phân tích trước khi tiến hành kinh doanh như phân
tích các dự án khả thi của nó, các kế hoạch và các bảng thuyết minh của nó, phân

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung


8

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
tích dự đoán, phân tích các luận chứng kiểm tra kỹ thuật. Chính hình thức phân
tích này sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư vào các dự án đầu tư.
Nói tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh
doanh xuất khẩu nói riêng là điều hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, dù
đó là doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hay là đơn vị kinh doanh đơn thuần. Nó
gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và
chỉ ra hướng phát triển của các doanh nghiệp.
2.1.2.2. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu :
Nội dung nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu là các
hiện tượng kinh tế ngoại thương, quá trình kinh tế ngoại thương đã hoặc sẽ xảy ra
trong một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập dưới sự tác động của nhiều nhân tố
chủ quan và khách quan khác nhau. Các hiện tượng, quá trình này được thể hiện
dưới một kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể, được biểu hiện bằng các chỉ tiêu
kinh tế. Nội dung chủ yếu của phân tích là các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như
doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, lợi nhuận…Tùy mục đích phân tích, cần sử
dụng các loại chỉ tiêu khác nhau: chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu tương đối, chỉ tiêu
bình quân, ngoài ra còn có thể sử dụng chỉ tiêu hiện vật, chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu
thời gian.
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu không chỉ dừng lại ở việc đánh
giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Một
cách chung nhất nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, quá
trình… và mỗi biến động của nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả biểu
hiện trên các chỉ tiêu.

Các nhân tố ảnh hưởng có thể phân thành nhiều loại khác nhau trên các góc
độ khác nhau, theo tính tất yếu có thể phân thành hai loại là nhân tố chủ quan và
nhân tố khách quan, theo tính chất của nhân tố thì được chia thành nhân tố số
lượng và nhân tố chất lượng, theo xu hướng tác động của nhân tố thì có nhân tố
tích cực và nhân tố tiêu cực. Và nếu quy về nội dung thì có hai loại nhân tố là
nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh và nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

9

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
Như vậy tính phức tạp, đa dạng của nội dung phân tích được thể hiện qua
hệ thống chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả kinh doanh. Việc xây dựng tương đối
hoàn chỉnh các chỉ tiêu với các phân hệ chỉ tiêu khác nhau, việc phân loại các
nhân tố ảnh hưởng theo các góc độ khác nhau, không những giúp cho các doanh
ngiệp đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nổ lực của bản thân
doanh nghiệp, mà còn tìm ra được nguyên nhân của mặt mạnh, mặt yếu để có
biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.
Khi phân tích kết quả kinh doanh biểu hiện thành các chỉ tiêu kinh tế dưới
sự tác động của các nhân tố mới chỉ là quá trình định tính cần phải lượng hóa các
chỉ tiêu và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định. Để thực
hiện được các công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp
phân tích
kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là hiệu quả xét trong lĩnh vực lưu thông
hàng hóa trong thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Đánh giá hiệu

quả kinh doanh xuất khẩu là xét trên kết quả thu được xem kết quả đó đóng góp
cho toàn xã hội nhue thế nào, có tuân thủ xu hướng phát triển chung hay không.
Đồng thời phải sử dụng một cách tối đa năng lực của nền kinh tế, tận dụng lợi thế
của nền kinh tế. Hiệu quả cuối cùng là làm cho tốc độ tăng trưởng nhanh, đời
sống nhân dân được
cải thiện.
Điều này có nghĩa là kim nạch xuất khẩu cao, lợi nhiều chưa chắc có hiệu
quả nếu trong quá trình thực hiện gây nhiều lãng phí, ảnh hưởng không tốt như ô
nhiễm môi trường, tài nguyên kiệt huệ, tổn hại nền văn hóa… Hiệu quả cần phải
hài hòa trong một mục tiêu chung, đạt mục đích lớn nhất là phát triển nền kinh tế,
đảm bảo đời sống nhân dân lao động.
Trên góc độ doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tức là phải đạt
được lợi nhuận kinh doanh tối đa trên chi phí tối thiểu. Nếu doanh nghiệp dùng
mọi biện pháp bất chấp các chính sách, đường lối của nhà nước để đạt lợi nhuận
tối đa thì không thể gọi đó là hiệu quả. Việc khai thác, chế biến xuất khẩu bừa bãi
khoáng sản, tài nguyên đất nước để xuất khẩu không phải là hiệu quả. Và nếu
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

10

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
doanh nghiệp đạt được lợi nhuận do lừa đảo, lường gạt doanh nghiệp khác, chiếm
dụng vốn sử dụng cho mục đích riêng của mình, đây cũng không phải là hiệu
quả. Hiệu quả thực sự đạt được khi các doanh nghiệp xuất khẩu nổ lực tìm các
biện pháp đa dạng hóa các mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá
các loại chi phí, các mất mác thua lỗ, hao hụt trong quá trình kinh doanh.
Tóm lại ngoài lợi nhuận đạt được còn phải lưu ý các mục đích khác đặt ra

để
mang tính chất xã hội của nền kinh tế. Có thể một dự án sản xuất tuy không
mang lại lợi nhuận nhiều, không thể hoàn vốn nhanh như các dự án khác nhưng
có thể mang lại nhiều lợi ích xã hội vẫn được đánh giá là có hiệu quả kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường hiệu quả kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm cạnh tranh giữa những doanh
nghiệp trong nước xuất khẩu, doanh nghiệp nước này với doanh nghiệp nước
khác… Như vậy điều quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu là phải nâng
cao và hoàn thiện khả năng cạnh tranh của mình.
2.1.2.3. Nội dung của hoạt động kinh doanh xuất khẩu :
Nghiên cứu thị trường :
Lựa chọn thị trường xuất khẩu:
Phân loại thị trường nhằm hiểu biết quy luật hoạt động của từng thị
trường trên các mặt: loại sản phẩm họ có và đang cần, yêu cầu đặt ra đối với sản
phẩm, điều kiện chính trị, thương mại, hệ thống pháp luật…mục tiêu của phân
loại để nắm thị trường và có kế hoạch giới thiệu sản phẩm cụ thể thông qua chào
hàng.
Gạn lọc sơ bộ những thị trường không thích hợp, đó là thị trường có chế
độ mậu dịch khắt khe, yêu cầu quá cao đối với sản phẩm, thị trường quá xa, chi
phí xuất khẩu quá cao.
Chọn thị trường mục tiêu, lâp kế hoạch chào hàng, thông qua các đoàn đi
tiếp thị nước ngoài hoặc tiếp các thương nhân ở thị trường chúng ta chọn là mục
tiêu.
Lựa chọn thương nhân:

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

11

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu



Luận văn tốt nghiệp
Một thị trường có nhiều thương nhân nhưng được chọn để ký hợp đồng mua
bán thì phải có những điều kiện sau:

- Thương nhân quen biết có uy tín trong kinh doanh
- Thương nhân có thiện chí trong quan hệ mua bán với ta, không có biểu
hiện hành vi kừa đảo.
Lập kế hoạch kinh doanh :
Nắm bắt việc lập kế hoạch kinh doanh:
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, việc lập phương án kinh
doanh là cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Các
bước tiến
hành của việc lập phương án kinh doanh:
- Nhận định tổng quát tình hình thị trường và thương nhân thông qua việc
thu thập thông tin từ các thị trường cũng như từ các khách hàng quen, xử lý và
quyết định phương án.
- Lựa chọn mặt hàng, giá cả, lượng hàng, thời cơ, điều kiện và phương
thức kinh doanh.
- Đề ra mục tiêu phải lựa chọn phương thức giao dịch, thời gian giao dịch.
- Dự đoán mức biến động tỷ giá.
+ Biến động về giá thu mua trong nước
+ Biến động về tỷ giá nước ngoài
+ Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu
2.2. Xác định giá trong hợp đồng xuất khẩu:

Giá cả là một yếu tố quan trọng trong nghiệp vụ xuất khẩu. Vì vậy trong
khi chuẩn bị đàm phán ký kết hợp đồng đơn vị phải tiến hành kiểm tra, đánh giá
với yêu cầu đúng và đủ, có nhiều phương pháp tính giá.

- Định giá theo chi phí sản xuất thực tế
- Định giá theo nhu cầu khách hàng
- Định giá theo đối thủ cạnh tranh
Đối với các đơn vị thì áp dụng cách định giá như sau:
Giá bán = giá thành sản phẩm + mức kê lời

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

12

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
Riêng trong trường hợp ngoại thương cụ thể có hai loại giá mà Công ty
thường áp dụng giá xuất khẩu FOB (Free on broad) và giá nhập khẩu CIF (Cost,
Isurance And Freight) .
Tóm lại, các doanh nghiệp xây dựng giới hạn giá không cao, không thấp
từ đó tạo khung giá hợp lý được thị trường và khách hàng nước ngoài chấp nhận
làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng. Đồng thời xây dựng giá cả phải thu thập
thông tin
trên thị trường về khách hàng, đối thủ cạnh tranh của mình về mặt hàng
đó.
2.1.3. Hợp đồng xuất khẩu :
2.1.3.1. Khái niệm hợp đồng xuất khẩu:
Hợp đồng xuất khẩu về bản chất là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự
thỏa
thuận giữa bên mua (nhà nhập khẩu) và bên bán (nhà xuất khẩu) ở các nước
khác nhau trong đó quy định bên bán phải cung ứng hàng hóa, chuyển giao các
chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa đó cho người

mua, bên mua phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng xuất khẩu có ba đặc điểm:
- Đặc điểm 1: Chủ thể của hợp đồng - người mua - người bán có cơ sở kinh
doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. Ở đây cần lưu ý quốc tịch không phải
là yếu tố để phân biệt dù rằng người mua và người bán có quốc tịch khác nhau,
và nếu việc mua bán được thực hiện trên cùng lãnh thổ của một quốc gia thì hợp
đồng đó cũng không mang tính chất quốc tế.
- Đặc điểm 2: Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ của một trong hai bên
hoặc của nước thứ ba.
- Đặc điểm 3: Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng chuyển khỏi đất
nước của người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2.1.3.2. Nội dung của hợp đồng xuất khẩu:
Nội dung cơ bản của hợp đồng xuất khẩu là những điều kiện mua bán mà
các bên đã thỏa thuận để thương thảo hợp đồng được tốt, cần nắm vững các điều
kiện thương mại quốc tế, chỉ một mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

13

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
vận dụng điều kiện thương mại là có thể có hại đối với hai bên ký kết hợp đồng,
dẫn đến những vụ tranh chấp, kiện tụng tăng thêm chi phí trong kinh doanh. Hợp
đồng xuất khẩu bao gồm những nội dung chính:
1. Chủ thể của hợp đồng
2. Tên hàng
3. Điều kiện về phẩm chất
4. Điều kiện về số lượng

5. Điều kiện về giá cả
6. Điều khoản giao hàng
7. Điều khoản thanh toán
8. Điều khoản bao bì ký mã hiệu
9. Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại
10. Điều khoản bảo hiểm
11. Điều khoản bất khả khán
12. Điền kiện khiếu nại
13. Trọng tài
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu và dữ liệu dùng để phân tích được thu thập chủ yếu trong các báo
cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế biến hàng xuất
khẩu Long An LAFOOCO
2.2.2. Phương pháp phân tích
Trong bài luận văn này chủ yếu tôi dùng phương pháp so sánh,phương
pháp số tương đối, tuyệt đối, phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích.
Mục tiêu một: tôi dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối được
dùng để phân tích, tìm ra sự chênh lệch các chỉ tiêu đạt được về doanh thu, lợi
nhuận dựa vào các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty để
thấy được thực trạng hoạt động xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần chế biến
hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO
Mục tiêu hai: Tôi cũng áp dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương
đối để phân tích sự biến động về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

14

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu



Luận văn tốt nghiệp
qua các thị trường trong vòng ba năm 2006-2008. Bên cạnh đó tôi còn áp dụng
thêm phương pháp phân tích bằng các biểu đồ minh họa để phân tích mối quan
hệ, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.
Mục tiêu ba: tôi dùng phương pháp số trung bình điều hòa để tính giá của hạt
điều xuất khẩu bình quân qua các năm và đánh giá sự tác động của nó đến hoạt
động xuất khẩu của công ty.
∑kim ngạch xuất khẩu
X=
∑số sản lượng xuất khẩu
Trên cơ sở đó đánh giá được những vấn còn tồn tại cũng như những khó khăn
mà công ty gặp phải nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động xuất khẩu
của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAFOOCO.
2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất
khẩu :
Để đánh giá cụ thể hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng từng
yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta có thể sử
dụng một số chỉ tiêu sau:
2.2.3.1. Hệ số lãi ròng :
Tỷ lệ lãi ròng = (Lãi ròng / Doanh thu) x 100%.
Hệ số lãi ròng cho biết tỷ lệ giữa lãi rong với doanh thu, hệ số này có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành, do nó phản ánh chiến lược
kinh doanh của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí
hoạt động. Hệ số lãi ròng khác nhau giữa các ngành, tuỳ thuộc vào tính chất của
các sản phẩm kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của công ty. Hệ số lãi ròng thể
hiện 01 đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

2.2.3.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) :
ROA = (Lãi ròng / Tổng tài sản) x 100%.

Tỷ số này cho biết 01 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hê
số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý, hiệu
quả.
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

15

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
2.2.3.3. Tỷ suất sinh lời của chủ vốn sở hữu (ROE) :
ROE = (Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu) x 100%.
Tỷ số này cho biết 01 đồng vốn chủ sở hữu (VCSH) tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn.

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

16

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp
Chương 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN
LAFOOCO
3.1. Khái quát về công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An

LAFOOCO
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Xí nghiệp Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An (LAFOOCO) là một doanh
nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1985 - trực thuộc UBND Tỉnh Long An.
Với chức năng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh chế biến hàng nông
sản các loại xuất khẩu. Năm 1994, ủng hộ chủ trương thí điểm cổ phần hóa một
số doanh nghiệp nhằm từng bước đa dạng hóa sở hữu, đồng thời tạo ra một động
lực phát triển mới cũng như tạo cơ sở ban đầu cho việc ra đời thị trường chứng
khoán tại Việt Nam của Chính Phủ, Ban lãnh đạo Xí nghiệp Chế biến hàng xuất
khẩu Long An đã mạnh dạn đăng ký thực hiện thí điểm cổ phần hóa. Được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan chức năng, ngày 01/07/1995, Xí nghiệp đã
hoàn thành các thủ tục và chính thức được chuyển sang hình thức công ty cổ
phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An
(LAFOOCO). Công ty hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 3,539 tỉ đồng, bao
gồm 838 cổ đông, trong đó có 778 cổ đông là cán bộ công nhân viên của Công
ty.
Tiền thân LAFOOCO là Xí nghiệp Chế biến xuất khẩu Long An là doanh
nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1985 với chức năng ngành nghề chính là
kinh doanh chế biến xuất khẩu hàng nông sản các loại.
- Từ 1989 tập trung vào sản xuất kinh doanh hạt điều xuất khẩu. Đến ngày
01/7/1995 Cty được chuyển thành Cty Cổ phần theo quyết định số 4206/QĐUB
ngày 01/7/1995 của UBND tỉnh Long An.
Quy mô hoạt động tăng mạnh mẽ : Qua 13 năm hoạt động SXKD,
LAFOOCO có những bước phát triển vượt bậc như :
+ Vốn : với số vốn điều lệ ban đầu là 3,539 tỷ đồng đến ngày 31/12/2008 tăng
GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

17

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu



Luận văn tốt nghiệp
lên trên 85 tỷ đồng, gấp 24 lần so với khi mới thành lập (1995). Tăng vốn chủ
yếu từ nguồn tích lũy lợi nhuận của công ty.
+ Công suất sản xuất : tăng từ 3.000 tấn nguyên liệu/năm khi mới thành lập
(1995) lên 25.000 tấn nguyên liệu đưa vào sản xuất trong năm (2008).
+ Tổ chức : Công ty phát triển 3 chi nhánh thu mua, sản xuất hạt điều tại tỉnh
Long An, Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu với tổng diện tích trên 15 ha. Từ
tháng 03/2008 Công ty liên doanh với Công ty Caseamex thành lập Công ty
TNHH 2 thành viên Cafish Việt Nam. Tổng số CBCNV là 2.100 người (kể cả
đơn vị thành viên); ngoài ra, công ty còn có mạng lưới các đơn vị gia công
thường xuyên, ổn định.
- LAFOOCO là hội viên của nhiều Hiệp hội trong và ngoài nước như : Hiệp
hội Công nghiệp Thực phẩm Hoa Kỳ AFI, Hiệp hội Hạt ăn được Châu Âu
CENTA, Hội viên Phòng Thương mại Việt Nam VCCI, Hiệp hội sản xuất xuất
khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP, Hiệp hội Cây điều Việt Nam VINACAS.
- Từ ngày thành lập đến những tháng đầu năm 2009, Công ty liên tục nhận
được nhiều bằng khen, cờ thi đua của UBND tỉnh Long An, cờ thi đua của Chính
phủ năm 2000, nhiều bằng khen của Bộ thương mại, Bộ công nghiệp, Hiệp hội
Điều Việt Nam; đặc biệt năm 2003 Công ty được vinh dự đón nhận Huân chương
Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước và năm 2008 đón nhận Huân chương Lao
động hạng Nhì.
3.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Sản xuất
+ Năng suất sản xuất 20.000 tấn nguyên liệu hạt điều / năm.
+ Sản xuất trên dây chuyền khép kín từ nguyên liệu đầu vào đến thành
phẩm xuất khẩu.
Ngành hàng kinh doanh :
+ Nhân điều xuất khẩu.

+ Hạt điều rang muối.
Thị trường xuất khẩu năm 2008: Mỹ ( 32.60%),.Trung Quốc (16.87%), Hà
Lan (14.72%), Úc (4.24%), Anh (3.68%), thị trường khác (27.89%)

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

18

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Đơn vò thực hiện ISO

TỔNG GIÁM
ĐỐC

Đơn vò thực hiện
ISO,GMP,HACCP
Một số từ viết tắt:
TT: tổû trưởn g
TK: tưởn g khâu

PHĨ TGĐ PHỤ
TRÁCH: THỦY SẢN

PHĨ TGĐ PHỤ
TRÁCH: TÀI CHÍNH

19


KẾ TỐN
TRƯỞNG
CƠNG TY

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu

GIÁM ĐỐC CHI
NHÁNH TRÀ
VINH

TT.
PHÂ
N

XỬ


TT.
TỔ

ĐIỆ
N

TT.
TỔ
KC
S

TK.

TÁCH
NHÂN

GIÁM ĐỐC CHI
NHÁNH BÌNH
PHƯỚC

TK.

C
VỎ
LỤ

QĐ.
XƯỞNG
CHẾ
BIẾN

ĐIỀU
THÔ

TT.
TỔ
THE
O
DỎI
GIA
CÔN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty


QĐ.
XƯỞN
G
CHẾ
BIẾN
NHÂN

ĐỀU
XK

TP: TC –
HC, XÂY
DỰNG CƠ
BẢN

T.PHỊNG
KINH
DOANH

GIÁM ĐỐC NHÀ
MÁY ĐIỀU LONG
AN

TT.
TỔ
KC
S

TT.

TỔ

ĐIỆN

PHĨ TGĐ PHỤ
TRÁCH: SẢN XUẤT

PHĨ TGĐ PHỤ TRÁCH
KINH DOANH

GIÁM ĐỐC CHI
NHÁNH BÀ RỊAV
ŨNG T

TT.
PHÂN

XỬ


TT.
TỔ

ĐIỆN

TRƯỞNG PHÂN
XƯỞNG THÀNH
PHẨM XUẤT
KHẨU


TT.
TỔ
KC
S

TK.
TÁCH
NHÂN

TRƯỞNG XƯỞNG
CHẾ BIẾN HÀNG
NƠNG SẢN XK

TK.

C

LỤ

TRƯỞNG PHÂN
XƯỞN G X6ÁY
BỐC VỎ LỤA

TK
.
TỔ
TIẾ
P

TK.

TỔ
KC
S

TK.
TỔ
SẢN
XUẤ
T

Luận văn tốt nghiệp

BAN KIỂM SỐT

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban

3.1.3.1.Cơ cấu tổ chức:

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐƠNG

GHI CHÚ:
Đơn vò chưa thực
hiện ISO, GMP,
HACCP.


3.1.3.2. Chức năng của từng bộ phận

- Đại hội đồng cổ đông : là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi
vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn
trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra Hội đồng quản trị và
Ban kiểm soát của Công ty.
- Hội đồng quản trị : Do ĐHĐCĐ bầu ra, Là cơ quan quản lý cao nhất của
Công ty giữa hai kỳ ĐHĐCĐ, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty. Trừ những vấn đề
thuộc ĐHĐCĐ quyết định, HĐQT chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch sản
xuất kinh doanh mang tính chiến lược tổng quát và đảm bảo các kế hoạch đó
được thực hiện thông qua Ban giám đốc. Quyết định bộ máy quản lý điều hành
của Công ty.
- Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty.
- Ban giám đốc: Tổng Giám đốc sẽ tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động của
Công ty. Giúp việc cho TGĐ là 4 Phó Tổng Giám đốc: PTGĐ phụ trách tài
chính, PTGĐ phụ trách thủy sản, PTGĐ phụ trách sản xuất, PTGĐ phụ trách
kinh doanh.
- Các phòng chức năng của Công ty bao gồm :
Phòng Kinh doanh.
Phòng Kế toán tài chính.
Phòng Tổ chức – Hành chánh, Xây dựng cơ bản.
- Các chi nhánh, nhà máy, xưởng sản xuất chế biến :
Chi nhánh Trà Vinh: Trụ sở chính tọa lạc tại Khóm 1, thị tấn Duyên Hải,
huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu: Trụ sở chính tọa lạc tại Thôn Quảng Phú, Xã
Đá Bạc, Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Được UBND tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 4913000068 ngày 01
tháng 04 năm 2004.
Chi nhánh Bình Phước: Trụ sở chính tọa lạc tại Ấp 2, Xã Tiến Hưng, Huyện

GVHD: ThS. La Nguyễn Thùy Dung

20

S VTH: Huỳnh Thị Ngọc Giàu


×