Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản phẩm “Mây tre đan Bao La” tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.49 KB, 56 trang )

Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ại

Đ
h

in

̣c k

ho

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN
BAO LA TẠI XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2014 - 2016



Mã số: SV2017 – 01 - 19

́H
́

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Kiều Anh



Huế, 12/2017


Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ại

Đ
h

in

̣c k

ho

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN
BAO LA TẠI XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

Mã số: SV2017 – 01 - 19

́H




(ký, họ tên)

Chủ nhiệm đềtài

́


Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

(ký, họtên)

PGS. TS Bùi Đức Tính

Nguyễn Thị Kiều Anh

Huế, 12/2017


Đại học Kinh tế Huế

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
Tên thành viên

Chức vụ

Nguyễn Thị Kiều Anh


Chủ nhiệm đề tài

Tôn Nữ Hoài An

Thành viên tham gia chính

Huỳnh Thị Lập

Thành viên tham gia chính

Lê Đại Phán

Thành viên tham gia chính

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H


́




Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................1
2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................2
5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ..........................................................................................3
5.1.Ý nghĩa về khoa học ..................................................................................................3
5.2. Ý nghĩa về thực tiễn..................................................................................................3
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................4
CHƯƠNG 1CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................4
1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế ............................................................................4
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế...................................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế (HQKT):.................................................................4
1.1.1.2.Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế.....................................................6
1.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế .............................................................6
1.1.2.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất sản phẩm Mây tre đan ..................7
1.2. Kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của một số địa phương về các

sản phẩm mây tre đan: ...................................................................................................12
1.2.1. Kinh nghiệm của làng nghề mây tre đan tại làng Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện
Chương Mỹ....................................................................................................................12
1.2.2. Kinh nghiệm của làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, huyện Việt
Yên tỉnh Bắc Giang .......................................................................................................13
1.2.3. Kinh nghiệm của làng nghê mây tre đan Long Thành Trung, huyện Hòa Thành,
tỉnh Tây Ninh.................................................................................................................13
CHƯƠNG 2HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN PHẨM TẠI LÀNG NGHỀ MÂY TRE
ĐAN Ở XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
.......................................................................................................................................15
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................15
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................15
2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................15
2.1.1.2. Khí hậu và thời tiết ...........................................................................................15
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................16
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất.......................................................................................16
2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ...................................................................18

h

in

̣c k

ho

́H




́


i


Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ

2.1.2.3. Tình hình lao động: ..........................................................................................18
2.1.2.3.1. Tình hình lao động của xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế.................................................................................................................................18
2.1.2.3.2. Nguồn lao động của HTX mây tre đan Bao La .............................................20
2.1.2.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng ....................................................................................20
2.1.2.5. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của HTX “Mây tre đan Bao La” ................21
2.1.2.5.1. Thuận lợi........................................................................................................21
2.1.2.5.2. Khó khăn .......................................................................................................21
2.2. Tình hình sản xuất sản phẩm mây tre đan của xã...................................................22
2.2.1. Quy mô và sản lượng sản phẩm mây tre đan của xã ...........................................22
2.2.2. Tình hình sản xuất mây tre đan ...........................................................................23
2.2.3. Đặc điểm sản phẩm “MTĐ Bao La” ...................................................................26
2.2.4. Chi phí sản xuất của HTX mây tre đan Bao La giai đoạn 2014 – 2016..............26
2.2.4.1. Chi phí sản xuất của các sản phẩm...................................................................26
2.2.4.2. Các khoản chi về quản lý hành chính của HTX ...............................................29
2.2.4.3. Các khoản chi thuộc về kinh doanh..................................................................29
2.2.5. Phân tích doanh thu của HTX: ............................................................................30
2.3. Kết quả và hiệu quả tình hình sản xuất mây tre đan...............................................31

2.3.1. Phân tích kết quả kinh tế của HTX mây tre đan Bao La .....................................31
2.3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của HTX mây tre đan Bao La: ..................................32
2.3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:.......................................................................32
2.3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động................................................................33
2.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của sản xuất mây tre
đan .................................................................................................................................36
2.3.4. Ảnh hưởng của kinh nghiệm đến kết quả hoạt động sản xuất MTĐ: .................38
2.4. Thị trường của hoạt động sản xuất mây tre đan tại xã Quảng Phú, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................................................39
2.4.1. Thị trường đầu vào ..............................................................................................39
2.4.2. Thị trường đầu ra:................................................................................................39
CHƯƠNG 3PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LN
MTĐ TẠI XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH TT-HUẾ .............41
3.1. Phương hướng phát triển làng nghề mây tre đan tại xã Quảng Phú, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................................................41
3.2. Các giải pháp phát triển làng nghề mây tre đan tại xã Quảng Phú, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................................................41
3.2.1. Nguồn đầu vào:....................................................................................................41
3.2.1.1. Nguyên liệu: .....................................................................................................41
3.2.1.2. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............................................42
3.2.2. Phát triển sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm: ........................................42
3.2.3. Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm..........................................43

h

in

̣c k

ho


́H



́


ii


Đại học Kinh tế Huế

3.2.4. Hoàn thiện quy hoạch làng nghề mây tre đan .....................................................43
3.2.5. Đầu tư vốn và công nghệ mới vào sản xuất ........................................................44
3.2.6. Tăng cường liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. ......................44
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................46
Chương 1: Kết luận ......................................................................................................46
Chương 2: Kiến nghị .....................................................................................................47
1. Đối với Nhà nước ......................................................................................................47
2. Đối với chính quyền địa phương ...............................................................................47
3. Đối với người nông dân.............................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................48

ại

Đ
h

in


̣c k

ho
́H


́

iii


Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1:Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Phú qua 3 năm ( 2014– 2016)..........17
Bảng 2: Thống kê dân số xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế ...........19
Bảng 3: Tình hình lao động của HTX mây tre đan Bao Laqua 3 năm 2014 –2016......20
Bảng 4: Chủng loại sản phẩm sản xuất của HTX mây tre đan Bao La .........................23
Bảng 5: Ước lượng nguyên liệu tiêu thụ trung bình/năm và giá ...................................27
Bảng 6: Chi phí vật chất của quá trình sản xuất tính cho 1 năm ...................................27
Bảng 7: Phí lao động của quá trình sản xuất tính cho 1 năm ........................................28
Bảng 8: Chi phí về quản lý hành chính của HTX trong 3 năm từ 2014 đến 2016 ........29
Bảng 9: Chi phí về kinh doanh của HTX trong 3 năm từ 2014 đến 2016.....................29
Bảng 10: Tổng doanh thu của quá trình sản xuất qua 3 năm 2014 đến 2016 ..............30
Bảng 11: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất HTX mây tre đan Bao La ................32

Bảng 12: Hiệu quả sử dụng vốn của HTX giai đoạn 2014 - 2016 ................................32
Bảng 13: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất HTX mây tre đan Bao La ................35

h

in

̣c k

ho
́H


́

iv


Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ại

Đ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
1. Thông tin chung

1.1. Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản phẩm “Mây tre đan Bao La” tại xã
Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2. Mã số đề tài: SV2017 – 01 - 19
1.3. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Kiều Anh
1.4. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
1.5. Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2017
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích hiệu quả hoạt động sản phẩm “Mây tre đan Bao La” tại xã Quảng Phú,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.qua 3 năm 2014 - 2016 để thấy được
những mặt mạnh, những mặt còn hạn chế của hợp tác xã, đồng thời phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm mây tre đan.
3. Tính mới và sáng tạo
- Phân tích hiệu quả sản phẩm mây tre đan xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất được phương hướng và các giải pháp có khả năng thực thi để nâng cao hiệu
quả sản phẩm mây tre đan xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Các kết quả nghiên cứu thu được
- Trên cơ sở phân tích hiệu quả sản phẩm mây tre đan tại xã Quảng Phú, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhóm đã tìm ra được thuận lợi, khó khăn, nguyên
nhân và những mâu thuẫn cần giải quyết.
- Hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả sản phẩmmây tre đan tại xã Quảng Phú,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Các sản phẩm của đề tài (nếu có)
- 01 báo cáo tổng kết
- 01 báo cáo tóm tắt
6. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành kinh tế và các ngành khác có nhu cầu.


h

in

̣c k

ho

́H



́


Ngày 30 tháng 11 năm 2017.
Giáo viên hướng dẫn

Ngày 30 tháng 11 năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm
chính của đề tài

PGS. TS Bùi Đức Tính

Nguyễn Thị Kiều Anh

v


Đại học Kinh tế Huế


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mây tre đan là một ngành sản xuất truyền thống mang đậm bản sắc tinh hoa
văn hóa của dân tộc. Nghề đan lát “Mây Tre Đan” còn có vai trò hết sức quan trọng
trong thúc đẩy cơ cấu kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động
nhất là lao động địa phương. Sản phẩm mây tre đan hôm nay không còn là hàng đan
mây, tre với nghĩa thông thường nữa mà là những tác phẩm nghệ thuật mang giá trị
văn hóa kết tinh ở trong đó. Với bàn tay khéo léo tài tình, sự mày mò, sáng tạo từng
bước đi từ mây, tre người thợ, người dân làm nghề đã tạo ra những sản phẩm mang nét
tự nhiên hết sức quyến rũ, vừa mang giá trị sử dụng vừa coi trọng yếu tố thẩm mĩ.

ại

Đ

Ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế làng Bao La là một
làng quê nổi tiếng với nghề truyền thống đan lát sản phẩm bằng mây, tre chế tác đồ
dân dụng và mỹ nghệ. Cơ chế thị trường và cuộc sống hiện đại đã tác động vào nghề
đan lát truyền thống của làng Bao La. Vì thế, hiện nay ở làng xuất hiện nhiều sản
phẩm mây tre đan mỹ nghệ mang dáng dấp hiện đại bên cạnh những sản phẩm mây tre
đan gia dụng truyền thống. Bên cạnh sản xuất theo các gia đình và hộ gia đình, người
dân làng Bao La còn tham gia vào sản xuất các sản phẩm do Hợp tác xã mây tre đan
Bao La đứng ra tổ chức và bao tiêu sản phẩm. Cách thức tổ chức sản xuất cũng khác đi
đểtheo kịp với xu hướng sản xuất theo dây chuyền công nghệ thiết bị hiện đại. Điều đó
nói lên sự thích ứng của làng nghề mây tre đan Bao La trong bối cảnh hiện nay.

in

̣c k


ho

h

Tuy nhiên, hiện nay ngành nghề Mây Tre Đan đang đứng trước những khó khăn,
thách thức như : nguồn nguyên liệu bị hạn chế do tình hình khai thác và xuất khẩu
(XK) nguyên liệu thô một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch và quản lý nên nguồn nguyên liệu
tre, mây tự nhiên dần cạn kiệt. Trong khi đó lao động có kinh nghiệm trở nên khan
hiếm, và tình trạng thiếu vốn sản xuất đang diễn ra tại làng nghề. Chính điều này làm
cho hoạt động xản xuất của làng nghề mây tre đan tại xã Quảng Phú chưa tương xứng
với tiềm năng hiện có của địa phương.

́H



́


Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm làng nghề mây tre đan
chúng tôi đã tiến hành lựa chọn địa điểm khảo sát tại làng nghề mây tre đan ở xã Quảng
Phú huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với mục tiêu “Đánh giá hiệu quả kinh tế
sản phẩm mây tre đan tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy và phát triển bền vững làng nghề MTĐ tại
địa phương nói riêng và các vùng tập trung sản xuất mây tre đan nói chung.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động sản xuất sản phẩm mây tre đan ở xã
Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đề xuất các giải pháp nâng

cao hiệu quả kinh tế mây tre đan và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất MTĐ.
1


Đại học Kinh tế Huế

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế làng nghề MTĐ hiện nay.
- Đánh giá thực trạng và kết quả kinh tế của Làng Nghề Mây Tre Đan tại xã
Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế tại Làng Nghề Mây Tre
Đan ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế còn tồn tại,
đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản phẩm tại Làng Nghề Mây Tre Đan
ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu

ại

Đ

Đánh giá hiệu quả kinh tế tại “làng nghề mây tre đan Bao La” ở xã Quảng Phú,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

ho

- Không gian nghiên cứu : Nghiên cứu tập trung trên địa bàn xã Quảng Phú,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế


̣c k

- Về thời gian nghiên cứu:
đến 1/2018

Đề tài nghiên cứu được triển khai từ tháng 1/2017

in

h

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của ngành
nghề MTĐ trên địa bàn và tiến hành đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của
làng nghề .



́H

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

́


Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin được thu thập chủ yếu từ các nguồn khác
nhau như internet, các tài liệu đã công bố của HTX qua các năm (báo cáo tổng kết, báo
cáo tiền lương, các khoàn thu chi,…). Ngoài ra, các báo cáo khoa học, luận văn cũng đã

được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo và kế thừa một cách hợp lý trong quá trình
thực hiện nghiên cứu.
Phương pháp phân tích số liệu: Xử lý số liệu thu thập được bằng phần mềm
Microsoft Excel.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp những thông tin và số liệu thu thập được để
cho phù hợp với đề tài của bài báo cáo.
Phương pháp phân tích thống kê: Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng
các phương pháp như phương pháp so sánh để phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của HTX qua các năm.
2


Đại học Kinh tế Huế

5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
5.1.Ý nghĩa về khoa học
- Trên cơ sở tổng hợp những cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, đề tài
đã hệ thống hóa và bổ sung, phân tích đặc điểm, nội dung, vai trò của các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế của làng nghề MTĐ tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2014 - 2016.
- Thông qua quá trình nghiên cứu liên quan đến “Hiệu quả kinh tế MTĐ” tại xã
Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đề tài hướng đến làm rõ lý luận
và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT của sản phẩm MTĐ.
5.2. Ý nghĩa về thực tiễn

Đ

Dựa trên cơ sở nghiên cứu đề tài đã chỉ ra một số hạn chế chính tác động đến
hiệu quả kinh tế của LN MTĐ tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế:


ại

+ Sự thiếu hụt nguồn lao động có kỹ năng, có tay nghề được đào tạo là yếu tố
chính cản trở hoạt động sản xuất của ngành MTĐ tại địa phương.

ho

+ Nguồn nguyên liệu hạn chế.

̣c k

+ Sự thiếu hụt tài chính nhất là chính sách hỗ trợ nguồn vốn sản xuất kinh doanh.

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

h

in

+ Khả năng phát triển thị trường nội địa, sự gia tăng tỷ trọng thị trường xuất
khẩu, khả năng tiếp cận và sức cạnh tranh của sản phẩm truyền thống MTĐ trong thời
kỳ hội nhập.



́H

Nội dung nghiên cứu của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài
liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3phần:


́


- Phần I : Đặt vấn đề
- Phần II : Nội dung nghiên cứu
Gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Hiệu quả kinh tế sản phẩm tại làng nghề Mây Tre Đan ở xã Quảng
Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản
phẩm tại làng nghề Mây Tre Đan ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Phần III : Kết luận và kiến nghị

3


Đại học Kinh tế Huế

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế (HQKT):
Khi đề cập đến hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp như lao động, đất đai,
vốn, hạt giống, phân bón chúng ta thường hay nói đến hiệu quả kinh tế của việc sử
dụng các nguồn lực đó.


ại

Đ

Chính vì vậy, hiệu quả kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản
xuất kinh doanh có hạch toán kinh tế. Bởi vì nó là điều kiện quan trọng quyết định sự
tồn tại của các doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh
mặt chất lượng của hiệu quả kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh
của các doanh nghiệp.

ho

in

̣c k

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là thước đo quan trọng để đánh
giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Đây cũng là mục
tiêu quan trọng nhất mà các chủ thể kinh tế muốn đạt được. Việc nâng cao HQKT là
một đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội.

h

Vì vậy, việc hiểu đúng bản chất của HQKT, xác định đúng các chỉ tiêu để đo
lường, đánh giá HQKT là vấn đề quan trọng cần làm rõ khi phân tích hiệu quả sản xuất
của một hoạt động trong nền kinh tế.




́H

Theo Nguyễn Đức Dỵ hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa các yếu tố đầu
vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ và khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng
làm một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như
thế nào? Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh tế là mức độ thành công của các chủ thể
sản xuất trong việc phân bổ các yếu tố nguồn lực kham hiếm để sản xuất ra sản phẩm,
nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó.

́


Theo Phạm Ngọc Kiểm hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và tiết kiệm
chi phí các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong quá trình sản 19 xuất. Quan
điểm hiệu quả này đã chú ý đến việc đánh giá hiệu quả kinh tế theo chiều sâu, hiệu quả
của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
Theo các tác giả Farrell, Coelli, Schultz và Ellis, Kalirajan hiệu quả kinh tế (EE
– Economic efficiency) gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật (TE – Technical
efficiency) và hiệu quả phân bổ (AE – Allocative efficiency).
- Hiệu quả kỹ thuật (TE): Là khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra cho trước từ
một khối lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một khối lượng đầu ra tối đa từ
4


Đại học Kinh tế Huế

một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Hiệu quả kỹ
thuật được đo bằng số lượng sản phẩm có thể đạt được trên số nguồn lực sử dụng vào
sản xuất. Theo Koopman một nhà sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật nếu họ không thể sản
xuất nhiều hơn bất kỳ một đầu ra nào mà không sản xuất ít hơn một số lượng đầu ra

khác hoặc sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến
phương diện vật chất của quá trình sản xuất. Nó phản ảnh mối quan hệ giữa yếu tố đầu
vào và yếu tố đầu ra, giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật phụ
thuộc nhiều vào công nghệ được áp dụng cũng như trình độ chuyên môn tay nghề của
người sản xuất.

ại

Đ

- Hiệu quả phân bổ (AE): là khả năng lựa chọn được một khối lượng đầu vào tối
ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu
vào đó. Hiệu quả phân bổ là thước đo mức độ thành công của người sản xuất trong
việc lựa chọn các tổ hợp đầu vào tối ưu. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào và
đầu ra, người sản xuất sẽ quyết định mức sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ
nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa

h

in

̣c k

ho

- Hiệu quả kinh tế (EE): hiệu quả kinh tế được tính bằng tích của hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ (
= ∗ ). Sự khác nhau trong hiệu quả kinh tế của các
doanh nghiệp có thể do sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Colman và Young cho rằng hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến tính vật chất của quá

trình sản xuất. Do đó, có thể coi nó là mục đích phổ biến thích hợp với mọi hệ thống
kinh tế. Mặt khác, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế cho thấy mục đích của nhà
doanh nghiệp là làm cho lợi nhuận đạt mức tối đa.

́H



Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa toàn bộ chi phí mà xã hội bỏ ra,
bao gồm nguồn lực, vật lực, tài lực và sự phá huỷ môi trường sinh thái… và kết quả
mà xã hội nhận được như tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện môi trường sinh thái.

́


Hiệu quả kinh tế - xã hội là mối tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả
đạt được cả về mặt kinh tế và xã hội.
Như vậy, hiệu quả kinh tế thuộc phạm trù kinh tế - xã hội. Nó vừa thể hiện tính
lý luận khoa học vừa là yêu cầu cơ bản của quá trình sản xuất trong điều kiện kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường. Bản chất của nó là sự so
sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
Song bên cạnh đó, bản chất của hiệu quả kinh tế còn chịu sự chi phối rõ nét của
bản chất xã hội. Trong từng chế độ xã hội khác nhau tác động khác nhau làm cho bản
chất hiệu quả kinh tế khác nhau. Trong chế đọ tư bản chủ nghĩa thì mục đích của nền
kinh tế là giá trị thặng dư, trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì con người luôn được đặt
vào vị trí hàng đầu, mục đích là nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của con người,
như vậy hiệu quả kinh tế phải gắn liền với hiệu quả xã hội.

5



Đại học Kinh tế Huế

1.1.1.2.Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế để biết được mức độ sử dụng các nguồn lực như thế
nào để có thể cho ra nhiều sản phẩm nhất với chi phí trên một đơn vị sản phẩm đó là
nhỏ nhất.
Trong nông nghiệp thì nghiên cứu hiệu quả kinh tế nhằm mục đích tìm ra
những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sản xuất không đạt hiệu quả. Từ đócó thể điều
chỉnh các yếu tố đầu vào sao cho hợp lý nhất để mang lại năng suất và sản lượng cao
nhất. Đồng thời giá trị trên mỗi sản phẩm cũng phải được tăng lên bằng cách đầu tư
thâm canh, mở rộng diện tích và tiết kiệm chi phí.
Làm căn cứ để xác định phương hướng tăng trưởng cao (nếu HQKT thấp thì có
thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao HQKT, nếu đạt HQKT
cao thì tăng sản lượng bằng việc đổi mới công nghệ).

Đ

1.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

ại

̣c k

ho

Trong sách Kỹ năng quản lý doanh nghiệp của tác giả Th.s Nguyễn Thơ Sinh:
“Hiệu quả kinh tế luôn của một hiện tượng hay quá trình kinh tế là một phạm trù phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tiền vốn…) để đạt được
mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn

khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế theo các phương pháp sau:

h

in

- Phương pháp 1: HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và với
chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
H=Q/C



Trong đó:

́H

H: Hiệu quả kinh tế

́


Q: Kết quả đạt được
C: Chi phí bỏ ra

Đây là sự so sánh về mặt lượng giữa kết quả đạt được và chi phí sản xuất, nó
phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra sản phẩm nhằm thõa mãn nhu cầu
người sản xuất.
- Phương pháp 2: HQKT là tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả thu được với
phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
H=∆Q/∆C

Trong đó:
∆Q: Là kết quả tăng thêm
∆C: Là chi phí tăng thêm
6


Đại học Kinh tế Huế

1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất sản phẩm Mây tre đan
Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện mục tiêu
hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể phải bỏ ra để đạt được kết quả đó trong
các điều kiện nhất định. Có nghĩa là kết quả mà chủ thể nhận được càng lớn hơn chi
phí bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích,
đánh giá và lựa chọn các phương án hành động.
Ngành sản xuất mây tre đan cũng như các ngành kinh tế khác, trong quá trình sản
xuất kinh doanh bao giờ cũng có giai đọan có lãi, giai đoạn hòa vốn và giai đoạn thua
lỗ. Sở dĩ sản xuất tạo ra các kết quả khác nhau như vậy phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: biến động giá cả các yếu tố đầu vào, chất lượng sản phẩm, trình độ kĩ thuật,…

ại

Đ

Hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong hoạt động Mây tre đan
nói riêng là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý, sử dụng các nguồn lực. Dựa
vào các đặc trưng cơ bản của hoạt động mây tre đan mà việc nghiên cứu, đánh giá hiệu
quả kinh tế trong hoạt động này sửa dụng các tiêu chí:
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh

ho


 Tổng chi phí

h

in

̣c k

Là chỉ tiêu tuyệt đối nói lên quy mô của chi phí. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ
chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt
động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. Chỉ tiêu tổng
chi phí bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.
TC = FC + VC
TC là tổng chi phí
FC là chi phí cố định

́


VC là chi phí biến đổi

́H



Trong đó:

Chỉ tiêu tổng chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như khối lượng sản
xuất kinh doanh, giá cả chi phí kết cấu sản phẩm hàng hóa cũng như chất lượng quản lí

hàng hóa...
 Tỷ suất chi phí
Là chỉ tiêu tương đối xác định tỷ lệ phần trăm giữa tổng chi phí và tổng doanh
thu trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh
thu từ hoạt động SXKD trong kỳ thì mất bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này càng
nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp càng cao.
Tổng chi phí
Tỷ suất chi phí =
Tổng doanh thu
7


Đại học Kinh tế Huế

Chỉ tiêu tỷ suất chi phí dùng để so sánh, phân tích trình độ quản lý và sử dụng
chi phí giữa các kỳ trong doanh nghiệp.
b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
 Tổng doanh thu
Tổng doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhận
được trong quá trình hoạt đông kinh doanh từ việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp hàng
hóa, dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.
Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản
lượng.
TR= ∑ Pi x Qi
Trong đó:

TR là tổng doanh thu

Đ


Pi: là giá bán sản phẩm i

ại

Qi: là sản lượng sản phẩm i

̣c k

 Lợi nhuận

ho

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp. Nói lên quy mô, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

h

in

Là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả cuối cùng của doanh nghiệp cho biết
mục tiêu đề ra có đạt được hay không. Nó là mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí
của doanh nghiệp. Đồng thời, là cơ sở để đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả SXKD của
doanh nghiệp.



́H

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
π = TR – TC


́


c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn cố định tham gia vào SXKD sẽ tạo ra
được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn cố
định càng cao.

Tổng doanh thu
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
8


Đại học Kinh tế Huế

 Mức đảm nhiệm vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần bao nhiêu đơn vị
vốn cố định. Chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt vì mức hao phí càng ít.
Vốn cố định bình quân
Mức đảm nhiệm vốn cố định =
Tổng doanh thu
 Mức doanh lợi vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn cố định tham gia vào SXKD sẽ thu
được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định nên

chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Lợi nhuận sau thuế

Đ

Mức doanh lợi vốn cố định =

ại

Vốn cố định bình quân

ho

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

̣c k

 Số vòng quay vốn lưu động

h

in

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm,
trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng, nếu chỉ số này
tăng so với mấy kì trước thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động luân chuyển vốn có hiệu
quả hơn. Đồng thời, chỉ tiêu này còn phản ánh sức sản xuất của vốn lưu động, cho biết
cứ một đơn vị vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản
xuất kinh doanh.


́H



Tổng doanh thu

́


Số vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân
 Mức đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm VLĐ phản ánh để tạo ra được một đơn vị doanh thu thì cần
phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị VLĐ. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng
VLĐ càng cao, số lưu động tiết kiệm được càng lớn.
Vốn lưu động bình quân
Mức đảm nhiệm vốn lưu động =
Tổng doanh thu

9


Đại học Kinh tế Huế

 Mức doanh lợi VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị VLĐ tham gia vào hoạt động SXKD sẽ tạo
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì sức sinh lợi của VLĐ
càng lớn.
Lợi nhuận sau thuế

Mức doanh lợi vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
 Vòng quay các khoản phải thu

ại

Đ

Vòng quay các khoản phải thu cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu
vòng trong một kì nhất định để đạt được doanh thu trong kì đó. Là thước đo quan trọng
để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hệ số vòng quay các khoản phải thu
càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển
đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao
luồng tiền mặt tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ VLĐ trong sản xuất. Ngược lại,
nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều,
lượng tiền mặt sẽ càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài
trợ nguồn VLĐ trong sản xuất và có thể doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng để tài trợ
thêm cho nguồn VLĐ này.

in

̣c k

ho

Doanh thu thuần

h

Vòng quay các khoản phải thu =




Bình quân các khoản phải thu

́H

 Vòng quay hàng tồn kho

́


Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng
quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kì. Hệ
số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và
hàng tồn kho không bị ứ động. Ngược lại, vòng quay hàng tồn kho thấp thì hàng hóa
của doanh nghiệp bị ứ động, là dấu hiệu tiêu cực cho thấy nguồn vốn bị chôn vùi trong
hàng tồn kho.
Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng
hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu như nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có
khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn
nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây
chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để
đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

10


Đại học Kinh tế Huế


Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Bình quân hàng tồn kho
 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động
 Năng suất lao động
Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mà một lao động có thể tạo ra trong quá trình
sản xuất kinh doanh, nó phản ánh sức sản xuất của lao động nên chỉ tiêu này càng lớn
càng tốt.
Tổng doanh thu
Năng suất lao động =

Đ

Số lao động

ại

Tỷ suất lợi nhuận lao động

̣c k

ho

Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào quá trình XSKD có thể mang
lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì sức sinh lời trên một đơn vị
lao động càng lớn.
Lợi nhuận sau thuế

in


Tỷ suất lợi nhuận lao động =

h

Số lao động



Doanh thu/chi phí tiền lương

́H

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh
thu trong quá trình SXKD.

́


Tổng doanh thu
Doanh thu/chi phí tiền lương =

Chi phí tiền lương
Chi phí tiền lương/lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vị tiền
lương vào SXKD.
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế/chi phí tiền lương =
Chi phí tiền lương
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh khác
11



Đại học Kinh tế Huế

- Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi
nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng lớn.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí =
Tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của một đơn vị doanh thu, cho biết một đơn
vị doanh thu tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Đ

Lợi nhuận sau thuế

ại

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Tổng doanh thu

ho

̣c k

1.2. Kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của một số địa
phương về các sản phẩm mây tre đan:


in

1.2.1. Kinh nghiệm của làng nghề mây tre đan tại làng Phú Vinh, xã Phú
Nghĩa, huyện Chương Mỹ

h

Tinh hoa nghề mây tre đan làng Phú Vinh

́H



Với bề dày nghề mây tre đan truyền thống hơn 400 năm, Phú Vinh là quê hương
của nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa làm ra những sản phẩm mây tre đan độc đáo, tinh
xảo.Làng Phú Vinh nổi tiếng với các sản phẩm mây tre đan đẹp mắt, tinh xảo, hàng
trăm mẫu mã, thể loại khác nhau. Không chỉ làm ra những vật dụng gia đình, mộc mạc
đậm chất làng quê như: khay, đĩa, rổ, rá… hay những sản phẩm nội thất, đồ trang trí
như bàn ghế, bình hoa, chao đèn, lọ lộc bình, khung ảnh, người dân Phú Vinh còn làm
ra những đồ lưu niệm đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao như mây trời, chim bay, cá lượn,
tranh chân dung, hoành phi, câu đối. Nói về đặc sắc của làng nghề mình, nghệ nhân
Nguyễn Văn Tình cho biết: “Nét độc đáo của làng nghề mây tre đan Phú Vinh nổi
tiếng bởi vì chất, về kỹ năng, kỹ thuật cũng như là các đường đan rất đặc biệt, cầu kỳ,
tỷ mỉ. Chúng tôi có các hoa văn đan tết mà chỉ có ở làng nghề Phú Vinh mới có. Các
loại tết hoa văn ở Phú Vinh cũng rất đa dạng. Có tới hàng vài chục kiểu đan tết hoa
văn mà đặc trưng chỉ có ở Phú Vinh không có ở làng nghề khác.” Nhờ có kinh nghiệm
đúc kết lâu năm, kết hợp với sự sáng tạo tinh tế, các nghệ nhân làng nghề Phú Vinh đã
tạo ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao và từng nhận được nhiều giải
thưởng tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm. Nhiều nghệ nhân làng nghề Phú Vinh đã

từng được mời ra nước ngoài trình diễn.

́


12


Đại học Kinh tế Huế

1.2.2. Kinh nghiệm của làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến,
huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

ại

Đ

Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà
Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.Đã từ lâu làng quê yên bình là điểm đến của
nhiều thương lái cùng những du khách nước ngoài có sự quan tâm, yêu thích cây tre,
cây mây cùng những sản phẩm làm ra từ mây tre, hình ảnh biểu trưng của người Việt.
Chính vì thế mà sản phẩm mây tre đan nơi đây được bạn bè, du khách trong và ngoài
nước biết và tìm đến tham quan, hợp tác, mua bán. Không chỉ có nghề truyền thống
lâu đời, mặt hàng đẹp mà mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm ngày càng đa dạng đã chắp
cánh cho mây tre đến được tay những người yêu thích sản phẩm mây tre.Với bí quyết
làng nghề cùng sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại ngày nay, trong khâu nhuộm mành,
nan tre, các nghệ nhân làng nghề đã tạo ra những sản phẩm có màu sắc phong phú,
đồng thời bảo quản cho nan không bị mối mọt, giữ sản phẩm được lâu hơn, bền đẹp
cùng thời gian. Để làm nên một sản phẩm mây tre Tăng Tiến đối với người thợ đó là

một qúa trình sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhiều công phu, tỉ mỉ, qua nhiều công đoạn.

ho

̣c k

1.2.3. Kinh nghiệm của làng nghê mây tre đan Long Thành Trung, huyện
Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh
Long Thành Trung phát triển nghề mây tre đan truyền thống

in

h

Với kinh nghiệm làm nghề gần nữa thế kỉ, người dân ở Long Thành Trung có thể
tạo ra các sản phẩm từ mây, tre, nứa bền đẹp theo nhiều mẫu mã khác nhau, được
khách hàng ưa chuộng, tiêu biểu như: bàn ghế, tủ kệ, salon, nhà lều,…Hoạt động sản
xuất ở Long Thành Trung hiện đang được chuyên môn hóa qua từng công đoạn, từ
khâu chẻ, vót cho đến việc phơi, gia công sản phẩm…Để cho ra một sản phẩm mây tre
nứa đạt chất lượng về tính năng sử dụng và mẫu mã, ngoài việc chọn được cây nguyên
liệu đẹp, người thợ còn phải rất cẩn thận ở mọi khâu, nhất là khi gia công những sản
phẩm khó. Do vậy, từ những nguyên liệu mây, tre, nứa thô sơ, qua đôi bàn tay khéo
léo, tỉ mỉ của người thợ đã biến thành những chiếc bàn, kệ, salon,…đủ các kích cỡ,
màu sắc đẹp và tinh xảo.

́H



́



Qua đó thấy được nét đặc trưng về văn hóa của mỗi vùng miền khác nhau được
biểu hiện trên mỗi sản phẩm và mây tre đan Bao La cũng không ngoại lệ. Trước đây,
các sản phẩm của làng nghề chủ yếu mây tre đan gia dụng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt
trong mỗi gia đình, những sản phẩm này được xem là các sản phẩm truyền thống như:
Các loại dần, sàn, các loại rổ, rá, trẹt, nong, nia, thúng… Ngày nay, theo định hướng
khôi phục ngành nghề truyền thống, các cấp chính quyền địa phương đã tổ chức cho
người dân các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật đan lát sản phẩm mới, đáp ứng thị
hiếu xã hội như lẵng đơm hoa, lẵng trang trí, các loại giá treo đèn. Bên cạnh đó các
nghệ nhân đã dày công chế tạo các sản phẩm mây tre đan thủ công mỹ nghệ mang
13


Đại học Kinh tế Huế

dáng dấp hiện đại, các loại đèn trang trí với hình dáng và kích cỡ khác nhau: Đèn lục
bình, đèn lục giác, đèn ống tre, đèn bát, đèn trái lựu… phục vụ cho các nhà hàng,
khách sạn, quán cafe và phục vụ khách du lịch.
Có thể thấy sản phẩm mây tre đan hiện nay không còn là hàng đan mây, tre với
nghĩa thông thường nữa mà là những tác phẩm nghệ thuật, giá trị văn hóa kết tinh ở
trong đó. Với bàn tay khéo léo và tài tình, sự mày mò, sánh tạo từng bước đi, từ mây,
tre người thợ, người dân làm nghề đã tạo ra những sản phẩm mang nét tự nhiên hết sức
quyến rũ, vừa mang giá trị sử dụng vừa coi trọng yếu tố thẩm mĩ.

ại

Đ
h


in

̣c k

ho
́H


́

14


Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN PHẨM TẠI LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN Ở XÃ
QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Phú là xã đồng bằng thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với
diện tích tự nhiên 11902 ha. Đây là xã sản xuất nông nghiệp Bắc Trung Bộ với vị trí
cách thành phố Huế 17km bằng đường bộ, cách trung tâm thị trấn Tứ Hạ 1km, có ranh
giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Quảng Vinh

Đ

- Phía Tây giáp xã Phong Điền


ại

- Phía Đông giáp xã Quảng Thọ

ho

- Phía Nam giáp xã Hương Văn, Hương Trà.

h

2.1.1.2. Khí hậu và thời tiết

in

̣c k

Làng Bao La nằm ở bờ Bắc sông Bồ, cách Huế khoảng 30km, bao gồm phần
đồng bằng các xóm: Đình, Hóp, Đông, Cầu, Chùa, Chợ và một phần là vùng cát nội
đồng (Bao La Phường) ven phá Tam Giang. Sáu xóm của làng Bao La liền nhau tạo
thành một hình vòng cung ôm lấy cánh đồng làng.

́H



Quảng Phú nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung nên thời tiết tương
đối khắc nghiệt, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô, nắng nóng bắt đầu từ
tháng 3 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.


́


Mùa khô thường chịu sự tác động, ảnh hưởng của gió Tây Nam nên thường khô
và nắng nóng. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông bắc, trời nhiều
mưa và lạnh kèm theo các đợt lũ lụt. Nhìn chung khí hậu Quảng Phú có nền nhiệt
tương đối cao và không ổn định, nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 25oC do vậy
phù hợp với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Mật độ nắng bình quân trên
địa bàn xã Quảng Phú khoảng 1952 giờ/năm. Tuy nhiên, có sự chênh lệch giữa 2 mùa
khoảng 100 - 120 giờ chiếu sáng. Số giờ chiếu sang bình quân mùa nắng cao hơn mùa
mưa từ 3 - 4 giờ. Lượng mưa bình quân trên địa bàn xã hằng năm khoảng 2955 mm.
Năm cao nhất lên tới 4927 mm, năm thấp nhất khoảng 1850 mm. Số ngày mưa bình
quân/năm khoảng 160 ngày, chiếm 43 % số ngày trong năm. Mưa tập trung nhiều vào
đầu tháng 9 – 12 hằng năm và thường xuyên xảy ra lũ lụt do lượng mưa những tháng
này chiếm từ 70-75% của cả năm. Có thể nói khí hậu và thời tiết thất thường là một
trong những khó khăn lớn tác động trực tiếp đến quá trình đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.Bên cạnh đó, tính không ổn định của thời tiết còn ảnh hưởng
15


Đại học Kinh tế Huế

đến khả năng tiêu thụ các sản phẩm. Có thể thấy rằng, những thời điểm mưa lũ. Đặc
biệt vào mùa Đông, các sản phẩm khó tiêu thụ hơn, trong đó có nguyên nhân xuất phát
từ lượng khách du lịch đến Huế giảm do yếu tố thời tiết.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất

ại

Đ


Đất ở Quảng Phú chủ yếu là phù sa trung tính (P) được hình thành do sự bồi
tụcủa sông Bồ, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình được phân bố
ởnhững khu vực bằng phẳng. Loại đất này thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc
biệtlà các loại cây lương thực, thực phẩm. Trên loại đất phù sa, các chỉ tiêu tính chất
hóahọc đất trong những năm gần đây đều thay đổi theo chiều hướng không có lợi cho
sảnxuất nông nghiệp đặc biệt là độ pH của đất. Việc thay đổi độ chua theo các năm là
hậuquả của việc sử dụng phân vô cơ với liều lượng lớn, nhất là không cân đối với lân
vàxem nhẹ vai trò phân hữu cơ. Cùng với độ pH của đất, các chỉ tiêu về độ phì
cũnggiảm nên làm giảm khả năng canh tác.

h

in

̣c k

ho

Đất đai là cơ sở tự nhiên là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không
thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất ở
xã Quảng Phú được thể hiện chi tiết qua bảng sau :

́H


́

16



Đại học Kinh tế Huế

Bảng 1:Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Phú qua 3 năm ( 2014– 2016)
Chỉ tiêu

ại

Đ

h

in

̣c k

ho

́



́H



Tổng diện tích đất tự nhiên
I. Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Trong đó : Đất trồng cây hàng năm

Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lấu năm
Đất nuôi trồng thủy sản
II. Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang. Nghĩa địa
Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng
III. Đất chưa sử dụng

ĐVT: ha
2014
2015
2016
2016/2014
Diện tích(ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) +/(-)
%
1189
100
1189
100
1189
100
673.9
56.7

672.3
56.54
669.7
56.32
-4.2 -0.62
668.9
56.3
667.29
56.12
664.77
55.90
-4.13 -0.62
659.3
55.4
657.75
55.31
655.23
55.10
-4.07 -0.62
465.08
39.1
463.95
39.02
463.53
38.98
-1.55 -0.33
195.57
16.4
193.8
16.30

191.7
16.12
-3.87 -1.98
9.6
0.8
9.54
0.80
9.54
0.80
-0.06 -0.63
5.03
0.4
5.03
0.42
4.96
0.42
-0.07 -1.93
502.8
42.3
504.4
42.42
507.2
42.65
4.39 0.87
189.53
15.9
189.46
15.93
191.26
16.08

1.73 0.91
142.96
12.0
144.77
12.17
145.72
12.25
2.76 1.93
0.66
0.1
0.66
0.06
0.66
0.06
0
0.00
1.1
0.1
1.1
0.09
1.1
0.09
0
0.00
141.2
11.9
143.01
12.03
143.01
12.03

1.81 1.28
19.56
1.6
19.48
1.64
19.48
1.64
-0.08 -0.41
78.52
6.6
78.47
6.60
78.47
6.60
-0.05 -0.06
72.24
6.1
72.24
6.08
72.24
6.08
0
0.00
12.39
1.0
12.39
1.04
12.39
1.04
0

0.00
(Nguồn UBND xã Quảng Phú, 2016)

17


×