Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.84 KB, 2 trang )
Quá trình hội nhập của người Chăm
Cuộc chiến với Đại Việt từ hàng trăm năm trước vẫn để lại dấu ấn đậm trong ký ức
người Chăm.
Mặc dù vương quốc Chăm cũng từng tham gia các cuộc chiến với các vương quốc Khmer,
hay các nhánh quân Mông Cổ, nhưng vết tích trong lịch sử không mạnh bằng.
Các làng Chăm thường sống trong biệt lập, và trong những năm giữa thế kỷ 20 vẫn còn là
điều bí ẩn cho các cộng đồng người Việt.
Ông Dohamide nhắc lại thập niên 1950, dù xóm Chăm sống cách xóm Việt chỉ một con
lạch, nhưng hai bên hoàn toàn biệt lập.
Những người Chăm Islam có thời còn nghĩ mình là người Malaysia, được người Việt gọi là
Chà-và.
Ngày nay khoảng cách xã hội giữa các cộng đồng đã giảm nhiều.
Bến phà Châu Giang đưa được cả xe tải sang sông.
Các làng Chăm Ninh Thuận hầu hết đều có đường nhựa đi vào thuận tiện.
Quá khứ từ vài trăm năm trước
vẫn còn nặng trong tâm trí
người Chăm
Người Chăm cùng nhiều dân tộc thiểu số khác được
hưởng chế độ ưu tiên trong học phí ở mức phổ thông và
điểm số ở bậc đại học.
Quá trình xây dựng nếp sống mới tại các địa phương đã thay đổi nhiều tập tục được cho là
không còn phù hợp.
Người Chăm Ninh Thuận được vận động trồng cây trong làng, bỏ tục đốt xác ngoài trời.
Nhưng cấu trúc cộng đồng cũng có nhiều thay đổi.
Già làng Lâm Gia Tịnh ở Mỹ Nghiệp nói vai trò của ông trong cộng đồng nay không còn
như trước, vì người dân chỉ nghe chính quyền.
Chuyên gia Đỗ Hải Minh cho rằng để giúp đỡ quá trình hội nhập của người Chăm chính
quyền cần phải có nhiều chính sách phù hợp.
Ngay trước mắt có thể thay đổi lối suy nghĩ nước lớn trong sách giáo khoa lịch sử.
Song song đó người Chăm cũng phải nhìn ra một thế giới rộng hơn đang trong quá trình