Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BÀI tập điều KIỆN TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.99 KB, 9 trang )

BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN MÔN TÂM LÝ
HỌC Y HỌC

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN TÚ NGA
MSV : 1751010306
Tổ: 15
Lớp: Y2D


PHẦN 1: Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu:
I.
II.

Bệnh nội khoa
Đặc điểm tâm lí chung của bệnh nhân nội khoa
- Đặc điểm của bệnh nhân nội khoa có tổn thương nội tạng tượng biểu hiện sự
trầm lắng lo lắng suy nghĩ về các rối loạn chức năng sinh lý như: đau đầu,
ngủ kém, ăn kém,… thường so sánh sức khỏe của mình hiện tại so với trước
đây, đôi khi bệnh nhân khép kín một mình, ít tâm sự với người khác.
- Bệnh nhân nội khoa có phản ứng khác nhau đối với bệnh của mình. Có
người cắn răng chịu đựng sự đau đớn hành hạ của bệnh tật có người lại phản
ứng mãnh liệt kêu la. Cần theo dõi, giảm đau và điều trị an thần cho bệnh
nhân, đừng vội vàng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tâm thần hoặc mời
bác sỹ tâm thân đến hội chẩn sẽ làm bệnh nhân lo sợ
- Ở bệnh nhân nội khoa thường có những biểu hiện:
Khí sắc trầm :
+ Suy nghĩ lo lắng về bệnh tật và các rối loạn chức năng sinh lý.
+ Cảm xúc tàn lụi ( nhất là đối với bệnh nhân ung thư,lao…).
+ Có bệnh nhân tự tử.
Nhân cách bị biến đổi:
+Yếu đuối, ý chí giảm sút.


+ Hoài bão, ước mơ tan biến dần.
+ Do dự, bị động trước cuộc sống.
Lo lắng, hoài nghi:
+ Lo bệnh không khỏi.
+ Lo bác sĩ dấu bệnh và dấu tiên lượng bệnh.
+ Chú ý và cảnh giác với từng câu hỏi, nhận xét của nhân viên y tế.
+ Triệu chứng của bệnh có thể tăng lên trước thái độ, cử chỉ, tác phong nhất là
lời nói của nhân viên y tế.


Dễ bị ám thị:
+ Bị động.
+ Dễ nge lời người khác.
+ Cúng bái, bói toán, đi đến lang vườn …..
- Phần cảm xúc khác nhau :
+ Đau tăng lên.
+ Cáu gắt với thái độ của nhân viên y tế .
+ Rối loạn tâm thần.
+ Hội chứng suy nhược : nhức đầu,mất ngủ, dễ bị kích thích, trí nhớ giảm, khí
sắc giảm….
+ Cao hơn là các rối loạn tâm thần, khi đó cần mời tới các bác sĩ tâm thần để
điều trị.
III.

Những điều cần lưu ý khi giao tiếp với bệnh nhân khoa nội khoa
- Những bệnh nhân này thường có biểu hiện lo lắng, tâm trạng và tâm lí nóng
nảy hơn người bình thường nên khi giao tiếp phải thật cẩn thận, khéo léo
tránh làm bệnh nhận kích động thêm.
- Phải cố gắng gần gũi,tạo thiện cảm ngay từ ban đầu với bệnh nhân để bệnh
nhân hợp tác.

- Khi nói chuyện với bệnh nhân nên tăng cường sử dụng ngôn ngữ không lời
như ánh mắt nhìn, điệu bộ, bắt tay… và giọng nói nhẹ nhàng.

PHẦN 2 : Tìm hiểu 1 số đặc điểm tâm lý của 1 bệnh nhân đến khám/ điều trị tại 1 cơ
sở y tế:
1. Thông tin chung về cơ sở y tế :
- Tên cơ sở y tế: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Một số nhận xét sơ bộ về cơ sở y tế :
+ Diện tích: 10m2/ phòng


+ Cở sở vật chất, trang thiết bị: Bệnh viện được xây cách biệt, phòng khá rộng
rãi, sạch sẽ. Trang thiết bị tương đối đầy đủ: có máy điện não, điện tim, shock
não, CT- scanner, MRI1.5…
+ Việc đón tiếp, chỉ dẫn bệnh nhân: các nhân viên y tế nhiệt tình, quan tâm và
có trách nhiệm với bệnh nhân.
+

Lượng bệnh nhân đến khám khoảng 500 người trong 1 ngày

2. Thông tin về người bệnh:
-

Tên: Nguyễn Văn Tráng– Tuổi:50.
Nam/Nữ: Nam.
Trình độ học vấn: trung học phổ thông
Địa chỉ nhà: huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Nghề nghiệp : Nông dân
Bệnh nhân đến khám/điều trị ở khoa/phòng: Khoa nội bệnh viện đại học Y

Hà Nội.
- Bệnh nhân đang ngồi chờ khám hay chờ làm xét nghiệm/siêu âm/chụp
chiếu, hay chờ vào bác sỹ kết luận: đang ngồi chờ khám nội soi
- Vì sao bệnh nhân lại đến khám ở cơ sở y tế này?
+ Vì tin tưởng trình độ của bác sĩ
+ Tên tuổi lâu năm của bệnh viện
+ Tìm hiểu trên mạng
- Cảm nhận sơ bộ của bệnh nhân khi đến khám ở bệnh viện: bệnh nhân khá
bình tĩnh và thoải mái.
3. Tìm hiểu sơ bộ về tình trạng bệnh tật của bệnh nhân
- Lý do bệnh nhân đến khám: có biểu hiện tâm thần khách quan được gia đình
chuyển đến.
- Được sự chấp thuận của bệnh viện địa phương.
- Những biểu hiện của bệnh: đau bụng, đi ngoài nhiều ( đặc biệt trong thời
gian gần đây)
- Tiền sử bệnh tật của bệnh nhân:
+ Tiền sử gia đình: Trong nhà không có ai có biểu hiện bệnh như bệnh nhân.
+ Tiền sử bệnh tật: khỏe mạnh, không có bệnh tật gì.
+ Tiền sử sản khoa: lúc sinh ra không có can thiệp sản khoa
+ Tình trạng sức khỏe trước kia và hiện tại: bình thường


4. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của người bệnh:
- Quan sát những biểu hiện bên ngoài của người bệnh: vẻ mặt, ánh mắt, giọng
nói: vẻ mặt bình tĩnh, vui vẻ, ánh mắt tự tin.
- Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người bệnh:
+ Suy nghĩ, nhận thức như thế về bệnh tật của họ: bệnh nhân đang trong tình
trạng sức khỏe tốt và họ nhận thức được về bệnh tật của chính họ.
+ Tâm trạng, cảm xúc ra sao: bệnh nhân thoải mái, tin tưởng vào khả năng
của nhân viên y tế, tâm trạng vui vẻ

+ Phản ứng của người bệnh khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường: bệnh
nhân bàng quang. Khi nhận thấy bệnh có dấu hiệu nặng hơn mới đưa đi khám.

-

Bệnh tật đã ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh: những
cơn đau bụng làm giảm sự thèm ăn, khát nước do đi ngoài nhiều.

-

Các thành viên trong gia đình có những suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc, phản ứng ra
sao?
Người nhà hơi lo lắng nhưng do bận rộn công việc nên bệnh nhân đi một mình.

- Bây giờ khi đang ngồi chờ khám/làm xét nghiệm/chờ kết quả?
Đang ngồi chờ khám:
+ Tâm trạng của bệnh nhân: bệnh nhân vui vẻ, tự tin.
+ Niềm tin của người bệnh về việc chữa trị bệnh tật của mình: tin tưởng
bệnh sẽ được chữa khỏi
+ Bệnh nhân có những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn gj?
Bệnh nhân hi vọng bác sĩ có điều trị khỏi hoàn toàn và ít tốn kém nhất.
5. Tìm hiểu quan điểm của bệnh nhân về nhu cầu cần hỗ trợ tinh thần, tâm lý:
- Người bệnh vào bệnh viện: ngoài được các bác sỹ thăm khám, điều trị, có
cần:
+ Sự động viên, hỗ trợ về tinh thần từ phía các cán bộ y tế, để người bệnh có
thêm niềm tin, nghị lực để vượt qua bệnh tật: có
+ Theo bệnh nhân:


** Những ai sẽ là người hỗ trợ về tinh thần, tâm lý cho họ có hiệu quả: Bác sỹ/y

tá/điều dưỡng, gia đình.
** Hình thức hỗ trợ, động viên tinh thần:
 Gia đình luôn luôn theo sát, động viên bệnh nhân để bệnh nhân cảm thấy an
tâm hơn
 Cán bộ y tế giải thích rõ ràng, cẩn thận về bệnh của bệnh nhân
 Cán bộ y tế chú ý lắng nghe bệnh nhân nói về bệnh tật của họ, những suy ngĩ
của bệnh nhân
 Bác sỹ động viên tinh thần bệnh nhân bằng những lời chia sẻ, khích lệ…
trong quá trình khám chữa bệnh
 Cán bộ tâm lý, công tác xã hội đến hỏi thăm, chia sẻ,động viên trong khi
người bệnh đang ngồi chờ khám, chờ kết quả
 Chính những bệnh nhân đang chữa bệnh hoặc bệnh tật đã điều trị ổn định,
tiến triển tốt… sẽ trở thành nguồn động viên, khích lệ tinh thân cho các bệnh
nhân khác
6. Rút ra những điều cần lưu ý khi giao tiếp với người bệnh trong quá trình các
em đi phỏng vấn bệnh nhân:
- Đối với bệnh nhân thường họ rất hay lo sợ, căng thẳng và có những hành
động, lời nói không bình thường nên phải thật khéo léo, cẩn thận.
- Lịch sự, lễ phép, tôn trọng khi giao tiếp với bệnh nhân nếu bệnh nhân lớn
tuổi hơn.
- Nhẹ nhàng, khéo léo, không để bệnh nhân cảm thấy mệt hay phiền
- Thấy bệnh nhân mệt quá hay người nhà không đồng ý cho giao tiếp với
bệnh nhân thì dừng lại.
PHẦN 3: Tóm tắt tác phẩm:
• Tác phẩm Khám phá sức mạnh của nhân cách:
TÓM TẮT: Cuốn sách là lời giải đáp cho câu hỏi “Làm sao để sống cuộc sống
trọn vẹn”. Đó chính là tận dụng sức mạnh nhân cách. Nhưng có những loại
nhân cách nào? Tại sao nó lại quan trọng? Sức mạnh của nó nằm ở đâu? Làm
sao để thực hiện được sức mạnh to lớn ấy? Và ứng dụng cụ thể các loại nhân
cách này vào hoàn cảnh thực tế như thế nào? Tất cả sẽ có hết trong tác phẩm.

Cuốn sách đề cập đến 24 loại nhân cách cùng với 3 bước để phát triển các nhân


cách này (Ý thức, Khám phá, Hành động). Nó khai phá và chuyển thể thành
một công trình dễ hiểu, thiết thực, giàu cảm hứng, là một trong những cuốn
sách hay nhất viết về Tâm lý học y học.
* Ý nghĩa rút ra: Là một người trẻ đang dần hoàn thiện bản thân, trên con
đường tìm kiếm sự “hiểu” chính bản thân mình, cuốn sách như kim chỉ nam,
giúp dẫn lỗi chúng ta đi một cách dễ dàng hơn.
* Tìm những chi tiết (dẫn chứng minh họa) nói về các hiện tượng tâm lý của
con người được mô tả trong tác phẩm.
+ “Chúng ta thường có cảm giác ngạc nhiên khi đọc ý tưởng độc đáo của tác giả
được trình bày với chỉ vài từ ngữ được chọn lọc kỹ lưỡng” (Trích: Khám phá
sức mạnh của nhân cách, trang 25)
HT tâm lý: cảm giác ngạc nhiên.
+ “Trong cuộc khủng hoảng năng lượng cách đây nhiều năm, khi tất cả chúng ta
lo lắng về nguồn cung cấp khí đốt và mệt mỏi khi phải xếp hàng chờ đợi ở trạm
bơm xăng…” (Trích: Khám phá sức mạnh của nhân cách, trang 202)
HT tâm lý: lo lắng, mệt mỏi.
+ “ Niềm tin của bà dựa trên việc và cười rất nhiều, do đó bà luôn khiến tôi cảm
thấy hạnh phúc” .
+ “Một số người tận dụng thái quá sức mạnh nhân cách này bằng cách cân nhắc
quá nhiều lựa chọn có sắn. Điều này thường biểu hiện qua việc suy nghĩ quá
nhiều hoặc suy tư không dứt. Việc suy tư quá nhiều là hành vi có thể dẫn đến
trầm cảm”.
PHẦN 4:
* Trong quá trình khám chữa bệnh, người thầy thuốc thường xuyên gặp những tình
huống như:
1. Bệnh nhân đau đớn vì vết thương (kêu la, rên xiết, mất ăn, mất ngủ …):



- Bác sĩ, cán bộ y tế trấn an bệnh nhân, nếu bệnh nhân đau quá nên cho bệnh
nhân sử dụng thuốc giảm đau, nhưng không được để bệnh nhân dẫn đến việc bị
lạm dụng thuốc giảm đau
- Có động thái dỗ dành, vỗ về nếu bệnh nhân là trẻ em
- Nếu bệnh nhân là người già, người cao tuổi thì phải giải thích rõ, giải thích cặn
kẽ về nguyên nhân đau, đánh giá tình trạng kỹ lưỡng rồi mới quyết định có cho
sử dụng thuốc giảm đau hay không vì người già dễ có biến chứng với thuốc
2. Bệnh nhân đau buồn, suy sụp tinh thần khi bệnh tình trở nên nặng hơn hoặc có
chiều hướng xấu đi:
- Trấn an bệnh nhân, động viên bệnh nhân vì tinh thần thoải mái là 1 trong
những yếu tố quan trọng quyết định đến việc cải thiện tình trạng bệnh
- Cho bệnh nhân xem video, clip, các bài đăng, bài báo về những người nhờ có
nghị lực và niềm tin vượt qua bệnh tật mà có thể sống lâu hơn, tình trạng bệnh
cũng trở nên tốt hơn
- Trấn an bệnh nhân ung thư bằng 1 vài câu chuyện, ví dụ: “Để tôi kể cho anh
một câu chuyện, bệnh ung thư này khả năng sống sót rất thấp, cứ 10 người bị
sẽ có 9 người chết, tôi đã gặp anh là ca thứ 10, nhưng cả 9 bệnh nhân trước đều
không qua khỏi, anh là người thứ 10, chắc chắn sẽ qua khỏi”
3. Bệnh nhân lo lắng vì sắp phải phẫu thuật (can thiệp tim mạch; mổ lấy sỏi thận,
cắt dạ dày, cắt bỏ khối u ở vú …)
- Cần giải thích để bệnh nhân biết mục đích, lợi ích và cách thức phẫu thuật để
bệnh nhân có thể sẵn sàng phẫu thuật mà không còn lo lắng nữa.
4. Bệnh nhân bức xúc, nổi nóng với bác sỹ vì phải chờ đợi quá lâu mới được vào
khám vì có rất nhiều bệnh nhân khác chen ngang, không vào khám theo đúng
thứ tự (mặc dù phòng khám có màn hình vô tuyến để hiển thị tên từng bệnh nhân
ở ngoài khi đến lượt).
PHẦN 5:
 Những thuận lợi và khó khăn khi làm bài tập này?
 Thuận lợi: Rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.

 Khó khăn: Phần đọc sách hơi khó và dài.


 Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm rút ra đối với bản thân:
 Ý nghĩa: Biết được mình cần làm gì, làm thế nào trong các trường hợp đã cho
trong bài.
 Bài học: Chúng ta không chỉ đơn giản là tiếp xúc với những bệnh nhân đặt
trong các tình huống được đưa ra trong sách, trên thực tế, có rất nhiều các
trường hợp mà chúng ta không được thấy trong sách, được thực hành như
trong các bài thực hành, mỗi bệnh nhân gặp 1 bệnh, 1 hoàn cảnh khác nhau,
đòi hỏi chúng ta phải được tiếp xúc, phải được trải nghiệm nhiều mới có thể xử
trí được trong nhiều tình huống.



×