Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Hình tượng người mẹ trong truyện ngắn Lỗ Tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.44 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.
2.

Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu

IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Cấu trúc
B. Nội dung
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Lỗ Tấn – cuộc đời và sự nghiệp
1.1.1 Cuộc đời
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác
1.2 Nhân vật văn học và hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học
1.2.1 Nhân vật văn học
1.2.2 Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học

1.1

Chương 2: Đặc điểm hình tượng người mẹ trong truyện ngắn Lỗ Tấn
2.1

2.2

Số phận bất hạnh
2.1.1 Bất hạnh trong hôn nhân và gia đình


2.1.2 Bất hạnh bởi những hủ tục phong kiến
Phẩm chất tốt đẹp
2.2.1 Lòng nhân hậu và đức hi sinh
2.2.2 Niềm tin cuộc sống và khát khao hạnh phúc

Chương 3: Nghệ thuật khắc họa hình tượng người mẹ trong truyện ngắn Lỗ Tấn
3.1
3.2
3.3
3.4

Khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình
Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật
Khắc họa nhân vật thông qua hành động
Ngôn ngữ
3.4.1 Ngôn ngữ đối thoại
3.4.2 Ngôn ngữ độc thoại

C. Kết luận
Tài liệu tham khảo


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Khi nhắc đến Trung Quốc, tất cả chúng ta đều nhớ ngay đến một đất nước với
lịch sử lâu đời và là một trong những trung tâm lớn của nền văn minh thế giới. Đó là
một đất nước giàu mạnh với sự phát triển vượt bậc cả về kinh tế, chính trị, văn hóa.


Bên cạnh đó văn học Trung Quốc cũng phát triển rực rỡ không kém với lịch sử phong

phú và lâu đời. Ngay từ trước Công nguyên (thời cổ đại) nền văn học này đã có những
thành tựu rực rỡ như Kinh thi, Văn xuôi, Triết học, Sở từ, Sử ký...
Trong sự thành công rực rỡ của nền văn học Trung Quốc không thể thiếu được
bóng dáng của Lỗ Tấn – tác gia lớn của văn học Trung Quốc nói riêng và là một nhân
tố có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học các nước khác trên thế giới nói chung, đặc
biệt là Việt Nam. Với Lỗ Tấn, một nhà văn hiện thực lớn của Trung Hoa những năm
đầu của thế kỷ XX, trong các tác phẩm của ông luôn chú tâm, hướng dấn việc thức
tỉnh “dân tộc hồn” của những người người dân Trung Hoa đương thời đang ngày càng
chìm đắm trong vũng lầy của sự thủ cựu và ngại thay đổi. Và nếu để ý, các bạn sẽ
thấy một loạt các tác phẩm nổi tiếng của ông đều phản ánh hiện thực xã hội Trung
Hoa lúc bấy giờ một cách chân thật và sắc sảo. Ông phản ánh hiện thực bằng những
câu chuyện đời sống hằng ngày, bằng những câu chuyện lịch sử,... và phản ánh hiện
thực bằng những cậu chuyện hiện thực pha kỳ ảo. Đó là hướng đi mới của những nhà
văn tài giỏi như ông.
Dưới đôi mắt của Lỗ Tấn, hình ảnh người nông dân hiện thật chân thực và sâu
sắc. Đặc LỗTấn là một nhà văn có cái nhìn rất tiến bộ về phụ nữ. Hình ảnh người phụ
nữ hiện lên trong tác phẩm của ông đầy bi kịch nhưng cũng tiềm ẩn sức mạnh của sự
phản kháng. LỗTấn trân trọng, lên tiếng đòi quyền bình đẳng, tự do cho họ và gián
tiếp chỉ ra con đường giải phóng phụ nữ cũng là để giải phóng nhân dân.
Nghiên cứu đề tài “Hình tượng người mẹ trong truyện ngắn Lỗ Tấn” giúp
người viết nhận thức rõ hơn về hình ảnh người phụ nữ Trung Quốc nói chung và phụ
nữ trong sáng tác của LỗTấn nói riêng. Đề tài này sẽ là nguồn tư liệu phục vụ cho việc
học tập và giảng dạy sau này. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết
sẽ học tập ở LỗTấn một tấm lòng cao cả, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, can đảm.
II. Lịch sử vấn đề
Lỗ Tấn là người đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Trung Quốc. Trong suốt
cuộc đời cầm bút của mình, ông đã để lại cho dân tộc Trung Quốc nói riêng và nhân


loại nói chung một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, phong phú. Do đó đã xuất hiện rất nhiều

các công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông. Có thể nói, hiếm có nhà văn nước
ngoài nào ở Việt Nam như Lỗ Tấn, ngay sau khi có mặt khoảng hơn thập kỉ, đã có tới
4 tập sách giới thiệu và nghiên cứu. Trong đó, cuộc đời, con đường phát triển tư tưởng
cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà văn đã được giới thiệu khá đầy đủ, có hệ thống.
Bên cạnh cuốn sách của Đặng Thai Mai là các cuốn: Lỗ Tấn, chủ tướng cách mạng
văn hóa Trung Quốc (1958) của Lê Xuân Vũ; Lỗ Tấn, thân thế, tư tưởng, sáng
tác (1960) của Lý Hà Lâm - Giáo sư của Đại học Nam Khai- Thiên Tân sang giảng
chuyên đề tại Đại học Tổng hợp Hà Nội; Lỗ Tấn (1971) của Trương Chính. Sau này
còn có Lỗ Tấn, nhà lí luận văn học (1977) của Phương Lựu. Nguyễn Hiến Lê còn tự
xuất bản tập Văn học Trung Quốc hiện đại (1968) với nhiều trang viết dành cho Lỗ
Tấn…
Về vấn đề về người phu nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn cũng có rất nhiều công
trình nghiên cứu. Trong văn học Trung Quốc do Lương Duy Thứ và Nguyễn Khắc Phi
biên soạn có viết về thím Tường Lâm như sau: “Nỗi đau day dứt tâm hồn chị Tường
Lâm (Cầu phúc) cho đến khi chết có thể nói là “muốn làm nô lệ mà không được”.
Cũng trong bài viết này tác giả viết về chị Tư Thiên: “Trong Ngày mai, chị Tư Thiên
phải sống một cuộc sống cô đơn đáng sợ. Chồng chết đặt hi vọng vào con, con chết,
chị chỉ mong có một chỗ dựa về tinh thần ở lòng đồng cảm của mọi người. Song ở
đây, con người quá ghẻ lạnh với nhau, đến một câu trả lời có trách nhiệm cũng không
có, người ta trêu đùa về cái đau khổ của chị..”
Trong Lỗ Tấn – Tác phẩm và tư liệu, Anh Đức đã nói lên cảm xúc của mình khi
lần đầu tiên đọc Lễ cầu phúc. “Giữa cảnh tượng tưng bừng của lễ cầu phúc ấy, Lỗ
Tấn dẫn ta tới gặp một người vô phúc nhất, là chị Tường Lâm, với cái câu hỏi rùng
rợn của chị: Ông à… ông là người có chữ nghĩa, tôi muốn hỏi một điều: con người ta
chết rồi thì liệu còn linh hồn nữa không ông?” [17, 359]. Lỗ Tấn đã dành mối quan
tâm đặc biệt đến những con người có số phận bất hạnh trong xã hội. Và qua đó ta hiểu


được “bao trùm lên tất cả truyện ngắn LỗTấn là tình yêu thương con người, là tinh
thần nhân đạo và nhân bản thấm đậm nơi ông” [17, 356].

Từ những tư liệu trên cho thấy, các công trình nghiên cứu về truyện ngắn viết về
người phụ nữ của Lỗ Tấn đã có, tuy nhiên người viết chưa nhận thấy một công trình
nghiên cứu nào có tính hệ thống về hình tượng người mẹ trong truyện ngắn Lỗ Tấn.
Cho nên người viết mạnh dạn chọn đề tài “Hình tượng người mẹ trong truyện ngắn
Lỗ Tấn” để làm bài tập lớn kết thúc học phần môn Văn học Trung Quốc của mình.
Trong quá trình triển khai đề tài người viết sẽ tiếp thu có chọn lọc ú kiến của các thế
hệ đi trước
III. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hình tượng người mẹ trong truyện ngắn

của Lỗ Tấn.
2.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hình tượng người mẹ qua hai tập

truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng.
IV. Phương pháp nghiên cứu


Bài nghiên cứu này tiến hành dựa trên cơ sở lí thuyết về nghiên cứu văn học



được trang bị như: Lý luận văn học, Thi pháp văn học.
Một số phương pháp tiếp cận như: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, thống kê,...
và một số phương pháp phụ khác


V. Cấu trúc
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm hình tượng người mẹ trong truyện ngắn Lỗ Tấn
Chương 3: Nghệ thuật khắc họa hình tượng người mẹ trong truyện ngắn Lỗ Tấn



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1

Lỗ Tấn – cuộc đời và sự nghiệp

1.1.1 Cuộc đời
Lỗ Tấn (1881 – 1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, người Thiệu Hưng tỉnh Chiết
Giang. Ông nội, Chu Giới Phu, từng làm quan trong triều nhà Thanh, về sau bị cách
chức, bị hạ ngục. Thân sinh Chu Bá Nghi đỗ tú tài. Năm Lỗ Tấn mười ba tuổi, cha bị
bệnh, ba năm sau thì mất. Mẹ là Lỗ Thụy, quê ở nông thôn. Bút hiệu của Lỗ Tấn lấy
từ họ của mẹ.
Từ sáu tuổi đến mười bảy tuổi, Lỗ Tấn học ở quê nhà. Năm mười tám tuổi, Lỗ
Tấn đến Nam Kinh thi vào Thủy sư học đường. Hai năm sau thi vào Khoáng lộ học
đường. Năm 1902, Lỗ Tấn lưu học ở Nhật. Ông học tiếng Nhật, học ngành Y và làm
văn nghệ với hi vọng tìm đường cứu nước. Năm 1909, sau khi về nước ông làm hiệu
trưởng trường Sư phạm Thiệu Hưng. Năm 1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ, Lỗ Tấn
phấn khởi tham gia cách mạng. Nhưng rồi Lỗ Tấn phải thất vọng, vì cách mạng Tân
Hợi “chỉ thay thang chứ không thay thuốc”. Từ năm 1920 đến 1925, Lỗ Tấn dạy học
tại các trường Đại học ở Bắc Kinh. Ông lãnh đạo sinh viên xuất bản báo, tạp chí, cổ
động cách mạng, ông trở thành lãnh tụ tư tưởng của giới thanh niên yêu nước bấy giờ

Năm 1926 vì bị chính phủ Đoàn Kì Thụy bức hại, ông rời Bắc Kinh trở về Phúc
Kiến dạy văn học tại trường Đại học Hạ Môn.
Đầu năm 1927, ông đến Quảng Châu làm chủ nhiệm khoa Văn kiêm Trưởng
phòng giáo vụ trường Đại học Trung Sơn.
Tháng 10 năm 1927, Lỗ Tấn rời Quảng Châu đến Thượng Hải lúc này ông tập
trung tất cả sức lực vào việc tổ chức là lãnh đạo phong trào văn học vô sản.
Có thể nói đời Lỗ Tấn là một chuỗi bi kịch. Thái độ căm thù xã hội cũ, bi quan
với hiện tại, sự hăng hái công kích các thói hư tật xấu của người đời bằng giọng văn
châm biếm cay nghiệt thể hiện trong các tác phẩm của ông đã phản ánh các bi kịch mà


ông từng trải qua. Tất cả những lời ca tụng về ông chỉ xuất hiện sau khi ông đã qua
đời. Trong thực tế, sinh thời Lỗ Tấn sống không dễ chịu chút nào. Đời sống gia đình
nặng nề do không có tình cảm với vợ rồi tiếp đến sự bất hòa với người em trai tài hoa
ông hằng quý mến. Trong xã hội ông cũng bị không ít văn nhân công kích, dù họ đều
thừa nhận văn tài hơn người của ông.
Ngày 19 tháng 10 năm 1936, do bị bệnh lao và làm việc quá sức. Lỗ Tấn từ trần
tại Thượng Hải. Ngày nay nhân dân Trung Quốc và thế giới nhắc đến Lỗ Tấn như một
nhà văn lớn, nhà cách mạng chính trị lớn. Bởi chính bản thân nhà văn cũng trải qua
nhiều biến cố thăng trầm, sóng gió của cuộc đời cho nên ông thấu hiểu nhân dân hơn
cả chính bản thân của họ. Điều đó đối với Lỗ Tấn là phải mang tất cả những gì “bệnh
tật” xấu xa nhất của con người phơi bày ra để mọi người cùng tìm cách “chữa trị”, đó
là nét độc đáo trong sáng tác của ông.
1.1.2

Sự nghiệp sáng tác

Sinh thời Lỗ Tấn rất ưa thích các tác phẩm của Nikolai Gogol. Năm 1918, truyện
ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là Nhật ký người điên lần đầu tiên được in trên tờ Thanh
niên mới số tháng 5-1918, truyện được lấy tên dựa theo truyện ngắn Nhật ký của một

người điên của Gogol. Từ 1918 đến 1927, Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn và tạp văn.
Về truyện ngắn có 2 tập: Gào thét (14 truyện) và Bàng hoàng (11 truyện). Về tạp văn
có 7 tập. Giai đoạn từ 1928 đến khi mất, ông viết tập truyện ngắn Chuyện cũ viết
lại (gồm 8 truyện) và 9 tập tạp văn. Ngoài ra, ông còn dịch nhiều tác phẩm văn học
hải ngoại ra tiếng Hán.
1.2

Nhân vật văn học và hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học
1.2.1 Nhân vật văn học

Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học.
Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể
không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều. Trong truyện cổ
tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người. Khái niệm


nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể
nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất
nó với con người có thật trong đời sống.
Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Do
tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của
nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử.
Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học là người dẫn dắt
độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống.
Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của
nhà văn về con người. Vì thế, nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm.
1.2.2 Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học
Theo góc độ văn học và nghệ thuật, hình tượng được hiểu là sự phản ánh hiện
thực một cách khái quát về nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh

động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính.
Hình tượng văn học trong tác phẩm luôn là phương tiện hình thức để nhà văn
bộc lộ giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của mình. Mỗi nhà văn khi cầm bút
phải không ngừng sáng tạo tìm tòi để xây dựng hình tượng nhân vật tiêu biểu đặc sắc.
Không phải tác phẩm văn học nào cũng có hình tượng văn học, không phải nhân
vật nào trong tác phẩm văn học đều trở thành hình tượng nhân vật văn học. Để trở
thành hình tượng nhân vật phải là: “tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình”
[7, 161]. Nghĩa là nhân vật văn học ấy phải có sức tập trung khái quát cao. Nhân vật
ấy phải có những nét chung nhất của tầng lớp, giai cấp… mà mình đại diện. Và bối
cảnh xã hội mà nhân vật ấy xuất hiện phải là bối cảnh điển hình của một vùng, một
nơi nào trong một thời điểm nhất định. Như vậy, hình tượng nhân vật là nhân vật điển


hình trong tác phẩm văn học, mang đậm nét khái quát của tầng lớp, giai cấp của nhân
vật ấy, đồng thời là nhân vật có những nét riêng đặc biệt, xuất hiện trong bối cảnh
điển hình mà tác phẩm văn học ấy thể hiện.
Nhân vật người mẹ trong các sáng tác của Lỗ Tấn bên cạnh những đức tính dịu
dàng, cần cù chịu khó, họ còn là những người bản lĩnh, có niềm tin, luôn khát khao
hạnh phúc và có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Đó cũng chính là thông điệp mà Lỗ
Tấn đã gửi gắm qua hình tượng nhân vật người mẹ trong các sáng tác truyện ngắn của
ông.


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NGƯỜI
MẸ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN
2.1

Số phận bất hạnh
2.1.1 Bất hạnh trong hôn nhân và gia đình


Cho đến bây giờ, Lỗ Tấn vẫn là nhà văn am hiểu sâu sắc nhất cuộc sống của
nhân dân lao động Trung Quốc dưới ách áp bức của chế độ phong kiến. Cách thể hiện
của ông về đề tài này có chiều sâu, có sức nặng vượt hẳn các nhà văn cùng thời đặc
biệt khi viết về hình ảnh người phụ nữ mà trong đó tỏa sáng hơn cả là hình ảnh của
những người mẹ trong xã hội cũ. Khi thể hiện nỗi đau của người mẹ bị áp bức, bóc
lột, ông không dừng lại ở bên ngoài, ông giỏi nắm lấy cái mâu thuẫn có tính chất bi
kịch trong tâm hồn họ. Ông không dừng lại ở những khổ đau về thể xác như đói rét, bị
đánh đập… Theo ông, người phụ nữ còn có những đau khổ đáng sợ hơn, khó lòng
chịu đựng hơn, ông đi sâu khám phá những khổ đau tinh thần.
Trong xã hội phong kiến chế độ phụ quyền tồn tại hàng ngàn năm với những
quan niệm bất công, khắt khe “tại giá tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (ở
nhà phải theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con). Quan niệm trọng nam
khinh nữ đã dành mọi ưu tiên cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị
thấp kém nhất trong gia đình cũng như trong xã hội.
Cô dâu Đơn Tứ, chị Tường Lâm, Ái Cô, Tử Quân, Thuận Cô, trong “Nhật ký
người điên” trong “Gia đình hạnh phúc” là những nhân vật mà Lỗ Tấn đồng tình sâu
sắc. Ông đã thay mặt họ tố cáo bọn thống trị.
Ở truyện ngắn Ngày mai nhân vật chính là chị Tư Thiên, người phụ nữ nông dân
nghèo khó, bất hạnh. Chị phải sống một cuộc sống cô đơn đáng sợ. Chồng chết khi
đứa con chưa tròn ba tuổi, mọi khó khăn của cuộc sống đời thường trút lên đôi vai của
chị. Suốt ngày đêm chỉ có hai mẹ con chị hủ hỉ, quanh quẩn bên nhau. Chị tần tảo, cật
lực làm việc chỉ mong nuôi thân và nuôi con. Hạnh phúc duy nhất, niềm vui lớn lao


nhất của chị hiện giờ là đứa con. Con ốm, chị xin thẻ thánh, cầu nguyện, cho uống
thuốc nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Chị lo lắng ngồi ôm con suốt đêm mà lòng
rối như tơ vò. Hình ảnh chị như ngọn đèn đầu thắp bằng máu con tim, soi sáng cả đêm
tối mông lung của thị trấn nhỏ bé, tịch mịch. Đó là một bức tranh phản ánh nỗi đau
đớn khôn tả, sự bất hạnh cùng cực trước số phận của một người mẹ khi chứng kiến
đứa con mình đang từ từ đi vào cõi vĩnh hằng. Sắc mặt của bé chín đừ mà hơi tái, chị

mong trời mau sáng để đem con đến thầy Hà Tiểu xem mạch. Nhưng sao chị thấy thời
giờ đi quá chậm, mỗi hơi thở của bé Bảo tưởng chừng lâu hơn một năm. Đối với chị
bây giờ, mạng sống của đứa con là tất cả. Cũng như bao người phụ nữ khác, chị muốn
có một chỗ dựa, đặc biệt là khi con chị ốm đau. Có lẽ vì một mình không ai chia sẻ
cùng, nên chị càng nóng ruột, càng lo lắng hơn. Chị gom hết số tiền bấy lâu chắt chiu
dành dụm để lo thuốc thang cho con. Nhưng rồi đứa con mà chị yêu quý cũng bỏ chị
mà đi. Niềm vui, niềm an ủi duy nhất của chị đã không còn. Những tháng ngày sau
chị không biết sẽ làm việc và sẽ sống như thế nào: “Nhưng bây giờ thì thế nào? Điều
đó, chị quả thực không nghĩ ra được như thế nào cả” [14, 64]. Ở đây, con người quá
ghẻ lạnh với nhau, đến một câu trả lời có trách nhiệm cũng không có. Người ta vui
đùa trên những đau khổ của chị. Chị cảm nhận được sự cô đơn và bất hạnh của bản
thân ngay trong chính ngôi nhà của mình. Con chết chị chỉ mong có được một chỗ
dựa tinh thần ở lòng đồng cảm của mọi người nhưng chị lại không có được điều đó.
Với thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc, khi gặp cảnh trái ngang phải trải qua
hai chuyến đò trong sự đau khổ tụt bậc nhưng họ - những người cùng cảnh với thím
đã coi đó là một điều sỉ nhục và đáng xấu hổ. Thím có hai đời chồng, người chồng thứ
nhất kém thím mười tuổi sống bằng nghề hái củi và chẳng may bị chết. Thím trở
thành người đàn bà góa bụa khi còn trẻ. Thím bị bà mẹ chồng cay nghiệt gả bán cho
anh Sáu ở Hạ Gia Úc. Cuộc sống dần ổn định thì “cái anh chồng thím ta sức vóc thế,
lại còn trẻ, ai có ngờ ốm một trận thương hàn là lăn đùng ra chết” [14, 249]. Thím lại
góa bụa lần nữa. May mắn lần này thím còn có một người con trai an ủi thím những
lúc cô đơn. Nhưng dường như bi kịch không dừng lại ở đó. “Thằng con trai thím lại


bị chó sói tha mất…anh chồng đến đòi nhà, đuổi thím ta đi, thím ta thực bước đường
cùng” [14, 249]. Thím bỗng dưng mất tất cả, trở thành người cô độc trên thế gian.
Thím trở thành người không nhà, không cửa, không nơi nương tựa. Thím luôn bị dằn
vặt, đau khổ về chuyện sơ ý để mất con. Cuộc đời thím là chuỗi bất hạnh liên tiếp
không có lối thoát.
Qua những câu truyện của Lỗ Tấn người đọc có thể thấy được bản chất của xã

hội phong kiến Trung Hoa với tư tưởng nam quyền, hôn nhân sắp đặt bao đời đè nặng
lên số phận của người phụ nữ, tước bỏ hết mọi quyền của người của nữ giới. Trong xã
hội đó người đàn ông có quyền có “năm thê bảy thiếp” cùng một lúc, còn người đàn
bà chồng chết tái giá thì đó là trọng tội, là bại hoại gia phong, dơ dáy bẩn thỉu và bị
vất ra khỏi rìa xã hội. Người phụ nữ luôn mong muốn có được một mái ấm gia đình,
một hôn nhân hạnh phúc để bù đắp lại những cực nhọc mà họ đã gánh chịu. Thế
nhưng, cuộc sống đâu được như mong muốn. Khi đã làm vợ, làm mẹ họ phải chịu
đựng cả những bất hạnh về mặt tinh thần.
2.1.2

Bất hạnh bởi những hủ tục phong kiến

Sống trong một xã hội luôn bị bủa vây bởi những tư tưởng cũ, nhưng quan trọng
hơn đó chính là những lễ giáo mê tín, dị đoan nên người dân Trung Quốc ngày càng
lạc lối. Thím Tường Lâm khi trở lại với người chủ cũ, họ miễn cưỡng chấp nhận thím
vào làm vì không còn ai nhưng vẫn bảo rằng: “con người như thế thì cũng đáng
thương thật, nhưng vì đã làm bại hoại phong hóa nên chỉ làm việc thường đỡ đần tay
chân thôi, chứ khi tết nhất, cúng đơm, chớ để cho mó tay vào. Cỗ bàn nhất thiết phải
tự tay mình làm lấy, không thì dơ dáy, bẩn thỉu, ông bà, ông vải không hưởng đâu”.
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng thím đã trở thành một con người thừa thãi. Không
những thế, người ta bảo việc thím có hai chồng thì “mai sau thím chết xuống âm phủ,
hai người chồng tranh nhau thì thím sẽ về với người nào?”. Chính điều đó làm cho
thím bất an nên “thím Tường Lâm sợ quá, nỗi sợ hãi lộ rõ trên thần sắc” và thím cứ
phân vân với câu hỏi ngờ nghệch: “người chết rồi còn có linh hồn nữa hay không?”.
Câu hỏi ấy ám ảnh mãi thím, đày đọa thím khổ sở, suy sụp về tinh thần. Thím Tường


Lâm chết ngay trong đêm cầu phúc. Và trước cái chết của thím những tưởng rằng con
người, cảnh vật và tạo hóa đều tỏ ra xót xa và thương tiếc. Nhưng không, “trời đất
quỷ thần sau khi về hâm hưởng rượu thịt, hương hoa, đều say mềm, bây giờ đang

bước đi chếnh choáng giữa không trung, và đang chuẩn bị đem lại cho tất cả những
người ở Lỗ Trấn một nguồn hạnh phúc vô tận” [14, 258]. Đây là một cách “ăn thịt
người” của xã hội phong kiến. Nó đã để cho con mồi chết dần chết mòn cả thể xác lẫn
tinh thần, khi không còn tác dụng nữa thì nhả ra. Thím Tường Lâm trở thành một kẻ
thân tàn ma dại, chết đi trong sự lãng quên của người đời. Ý nghĩa sâu xa của tác
phẩm ở chỗ không chỉ một ông Lỗ Tư, mà ngay cả những người xung quanh đã từng
giễu cợt trên nỗi đau của thím Tường Lâm, cũng đều mê muội và bị đầu độc bởi các
thế lực phong kiến. Họ cùng hùa theo trấn áp tinh thần thím, tạo nên một bi kịch bất
hạnh và không bình thường của xã hội cũ. Mê tín, thần quyền đã hỗ trợ đắc lực cho
giai cấp thống trị. Nó là một thứ “thuốc phiện của tinh thần” đối với người dân bị áp
bức. Tất cả tình trạng đó là hậu quả bởi sự đày đọa dai dẳng, nặng nề của ách thống
trị phong kiến trung cổ đối với người lao động. Họ bị đẩy vào thân phận nô lệ.
Trong truyện ngắn "Ngày mai", Lỗ Tấn đã giới thiệu đến người đọc một bức
tranh vô cùng cảm động về tình mẹ con. Nghe thầy phán căn bệnh của con là "trung
tiêu tắc" và toa thuốc "Bảo anh hoạt mệnh hoàn", chị Tư nào hiểu gì chỉ biết vội vàng
thực hiện theo lời thầy. Chị Tư là người đàn bà "đần độn", đã ngu muội cả tin vào thần
thánh. Đó lại chính là cái "đần độn" chung của cả một dân tộc, một thế hệ đau đớn và
bất hạnh thay. Chính sự mù quáng của chị đã đẩy con vào chỗ chết, một cái chết oan
uổng. Trong khi chị Tư gặp cảnh khốn đốn như vậy, những người hàng xóm của chị
vẫn bình thản không một lời khuyên bảo, hỏi thăm chứ nói chi đến giúp đỡ. Ở đây, Lỗ
Tấn đã vạch trần sự đầu độc của mê tín phong kiến đối với nhân dân và sự tàn nhẫn
của xã hội phong kiến. Chị Tư là một nạn nhân đáng thương, con chết không những
không được sự đồng tình và an ủi, ngược lại còn bị bọn lưu manh phong kiến nhân
khi chị gặp nạn mà cướp bóc thêm. Đó là Mụ Vương cửu, lão chủ quán rượu Hàm


Hanh, lão Ngũ da chàm, lão Củng mũi đỏ. Tất cả bọn thiếu tính người và vô lương
này đều được Lỗ Tấn lôi ra và phê phán gay gắt.
Còn một người phụ nữ nữa, cũng vi sự mê muội mà phải chịu số phận đau
thương đó là Bà Hoa Thuyên trong truyện ngắn Thuốc. Nội dung của Thuốc chẳng

khác Ngày mai là bao. Bởi nó cũng nói lên sự mê muội của người phụ nữ do bọn
phong kiến thống trị gây nên. Bà Hoa Thuyên và chị Tư Thiên cũng vì cả tin nên đã
đẩy con mình vào chỗ chết. Khi xã hội phong kiến còn tồn tại nhiều hủ tục, phép tắc
nặng nề thì cuộc sống người dân còn khổ sở, điêu đứng. Gia đình bà Hoa là một trong
rất nhiều gia đình là nạn nhân của xã hội phong kiến đó. Chỉ có một mụn con trai, nên
tất cả tình thương ông bà đều dành cho con. Bà Hoa là người đàn bà nông thôn cục
mịch chất phát, chẳng biết gì ngoài việc vun vén cho cuộc sống gia đình. Thằng
Thuyên, con trai của ông bà bị chứng bệnh lao. Nghe mọi người to nhỏ xúi biểu, căn
bệnh này phải ăn bánh bao tẩm máu người mới hết. Lo cho bệnh tình của con, ông bà
Hoa đã tìm mọi cách mua cho được thứ thuốc "quý" ấy. Vì dốt nát và quá thương con,
hai ông bà đã trở nên tàn nhẫn trước nỗi đau của người khác. Ông bà Hoa không còn
biết cái đáng sợ, ghê tởm của máu người. Thứ thuốc mà ông bà Hoa tưởng rằng sẽ
chữa lành bệnh cho con, thì chính nó lại là thuốc độc giết chết đứa con của ông bà.
Đúng là tiền mất, tật mang! Bà đã vét đến đồng bạc cuối cùng mà cả đời chắt chiu đổ
mồ hôi dành dụm, để rồi rước hoa vào thân. Qua truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn không
những chỉ miêu tả thế lực đen tối của phong kiến và trạng thái lạc hậu của quần
chúng. Mà qua cái chết của con trai bà Hoa, Lỗ Tấn muốn nêu lên sự mê muội của
quần chúng nhân dân lao động nhằm tố cáo chính sách ngu dân của bọn thống trị
phong kiến, mà nạn nhận đau đớn nhất của chúng chính là những người phụ nữ bất
hạnh, tội nghiệp và đáng trách kia. Bà Hoa và chị Tư Thiên là hai số phận, hai con
người, hai người phụ nữ có số phận và tính cách thật đặc biệt và cũng thật bất hạnh đã
để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
2.2

Phẩm chất tốt đẹp
2.2.1 Lòng nhân hậu và đức hi sinh


Phải thừa nhận rằng vị trí của người mẹ là hết sức quan trọng trong cuộc sống
gia đình. Không chỉ chăm sóc, giúp đỡ chồng tại gia đình, người vợ còn đưa ra những

lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự
nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm
gương cho con cái noi theo. Người mẹ luôn sẵn sàng hi sinh những lợi ích của bản
thân với ước nguyện cho con cái khôn lớn và trưởng thành. Trong cuộc sống thường
nhật đầy khó khăn, chúng ta tìm thấy ở những người phụ nữ, những người vợ, người
mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống.
Cô Ái tuy mạnh bạo, chua ngoa nhưng vẫn là người biết điều. Về làm dâu, cô
phải chịu đựng khổ cực hết sức, lễ phép đủ điều. Không những phải vun vén cho hạnh
phúc gia đình, cô còn tìm cách để làm vừa lòng tất cả những người trong gia đình
chồng. Cô luôn cố gắng để giữ cho hòa khí trong nhà luôn được êm ấm.
Với bà Hoa trong Thuốc, ta thấy được một người mẹ chăm lo cho con hết sức.
Bà “sờ soạng một lúc lâu dưới gối, lấy ra một gói bạc đồng” [14, 43] đưa cho chồng
để đi mua “thuốc” trị bệnh cho đứa con trai duy nhất. Bà lo lắng, bồn chồn không yên.
Khi đã chế biến xong “phương thuốc”, bà bưng một cái đĩa, trên đĩa có vật gì tròn
tròn, đen thui, nói rất khẽ: “Ăn đi con! Sẽ khỏi ngay thôi!” [14, 47]. Không bao lâu,
chiếc bánh đã nằm gọn trong bụng con trai với lo lắng và mong mỏi của bà Hoa và
chồng bà. Bà khuyên con “đi ngủ một giấc, sẽ khỏi ngay!” và khi nghe tiếng thở dìu
dịu của con, “bà Hoa mới nhẹ nhàng lấy chiếc mền kép vá chằng chịt đắp cho con”
[14, 48]. Không chỉ bà Hoa mà tất cả các bà mẹ đều hi sinh tất cả để lo lắng, chăm sóc
cho đứa con của mình, mong cho con sẽ luôn được bình an. Có lẽ “tình mẫu tử” vẫn
là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất.
Điều đáng quý ở các nhân vật người mẹ của LỗTấn là trong sự vất vả, khổ đau
họ lại luôn quan tâm, hi sinh vì người khác mà không bao giờ nghĩ mình cũng phải
nhận được điều tương tự từ mọi người. Lỗ Tấn đã xây dựng lòng nhân hậu của người
phụ nữ song hành với đức hi sinh. Hay nói cách khác giữa lòng nhân hậu và đức hi


sinh có mối quan hệ với nhau. Chính nhờ lòng nhân hậu mà con người sẵn sàng hi
sinh.
2.2.2


Niềm tin cuộc sống và khát khao hạnh phúc

Nhật vật người mẹ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn thường sống cuộc sống nghèo
khổ, luôn bị khinh thường và bị hắt hủi. Cuộc đời các nhân vật thường không trọn
vẹn, không một cuộc tình êm ả, không một kết thúc viên mãn.Thế nhưng, Lỗ Tấn đã
soi rọi ở họ vẻ đẹp tâm hồn xuất phát từ tấm lòng yêu thương con người của ông. Ông
đã tìm vào tận cùng ý thức và trong đáy sâu tiềm thức nhân vật, đã tìm thấy chút ánh
sáng, hơi ấm của niềm tin cuộc sống và khát khao hạnh phúc, như dưới lớp tro tàn
nguội lạnh vẫn ấp ủ chút than hồng, chờ một ngọn gió thổi đến là lại bùng lên.
Qua một đời chồng, thím Tường Lâm cũng mong mỏi một gia đình hạnh phúc.
Như bao người phụ nữ khác, thím cũng mong muốn tìm cho mình một điểm tựa, một
bờ vai vững chắc, một người bao bọc, che chở những lúc khó khăn, hoạn nạn. Khi
thím sinh được một người con trai, và được người chồng cũng là người chăm chỉ làm
ăn thì dường như hạnh phúc đã mỉm cười với thím: “Cuối năm thím ta đẻ một thằng
con trai… gặp hai mẹ con, mẹ cũng béo mà con cũng béo. Anh chồng thì khoẻ như
trâu, biết làm ăn. Cũng có một căn nhà riêng hẳn hoi” [14, 248]. Niềm khát khao của
một người phụ nữ chỉ có thế, một gia đình yên ấm, hạnh phúc bên chồng, bên con.
Văn học Việt Nam cũng phản ánh khát khao hạnh phúc của người phụ nữ. Đến
với Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, người đàn bà hàng chài tuy bị
đánh đập dã man “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng vẫn nhất
quyết không chịu bỏ chồng. Cuộc sống vất vả, cực khổ nhưng bà vẫn luôn hi vọng
một mái ấm gia đình trọn vẹn. Bà muốn những đứa con của bà có cha. Bà muốn có
một người đàn ông để chèo chống lúc phong ba bão giông. Với lại bà luôn nghĩ đến
những ngày cùng nhau sống vui vẻ trên thuyền. Chỉ những lí do đó thôi cũng cho
chúng ta thấy được người phụ nữ rất khao khát hạnh phúc, mong muốn có một cuộc
sống yên vui dù vất vả, cực khổ.


Những khát khao hạnh phúc của người phụ nữ hiện lên một cách giản dị nhưng

thiết tha, gợi lên trong lòng người đọc bao nỗi cảm thương. Qua những khát khao
tưởng như nhỏ bé đó, Lỗ Tấn lên án, tố cáo những hủ tục phong kiến vẫn còn đè nặng
lên vai người phụ nữ, không cho họ được hưởng một chút hạnh phúc nào dù đó là
điều họxứng đáng được hưởng. Qua đó, tác giả đồng thời cũng muốn thức tỉnh tâm
hồn của những tấm lòng khát khao được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, được
hưởng một hạnh phúc trọn vẹn hơn.

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA HÌNH
TƯỢNG NGƯỜI MẸ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN
3.1

Khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình

Khi miêu tả nhân vật, Lỗ Tấn không miêu tả tỉ mỉ, dài dòng, cô lập mà thường
kết hợp miêu tả với hành động. Đó vừa là sự kế thừa vốn văn học dân tộc vừa là sự
cách tân. Cách miêu tả diện mạo nhân vật của Lỗ Tấn tuy không ước lệ như văn học
cổ, nhưng cũng không tỉ mỉ, phong phú như văn học phương Tây. Ông có cách tả
riêng của mình. Khi nhân vật bước ra, ông không vội vàng miêu tả ngay ngoại hình
nhân vật mà đợi đến khi triển khai sự kiện, tình tiết, hành động thì diện mạo nhân vật
mới dần dần được thể hiện. Để miêu tả nhân vật, Lỗ Tấn sử dụng nghệ thuật phác tả
và đặc tả.
Trong Thuốc, hình ảnh hai người mẹcũng được LỗTấn miêu tảsựthay đổi
vềngoại hình một cách khá rõ nét. Sau cái chết của con trai, bà Hoa thay đổi nhiều
lắm, “gió hiu hiu thổi vào mớtóc ngắn của bà ta, so với năm ngoái chắc đã bạc nhiều
lắm rồi” [14, 52]. Nỗi đau mất con thật là nỗi mất mát to lớn nhất trong cuộc đời
người mẹ. Một người đàn bà khác “tóc cũng bạc già nửa, áo quần rách rưới, tay xách
chiếc giỏtròn sơn đỏ, cũnát, phía ngoài giắt thếp vàng giấy” [14, 52], với “sắc mặt
xanh xao” bà thương xót, không cầm lòng được trước cái chết của người con.
Cô Ái trong Ly hônlà người mạnh bạo. Cô can đảm “giương mắt nhìn mũi
thuyền” nhưng khi bước vào nhà cụÚy, “cô không dám nhìn, chỉliếc qua” [14,



429].Cô bịchoáng ngợp trước uy quyền của quan lại chốn này. “Mắt cô ta có vẻnghi
ngờ, thất vọng” [14, 433] vì người mà cô gọi là “đèn giời” khó mà đem lại được công
bằng cho cô. LỗTấn đã miêu tảrõ nét sựkhác biệt của nhân vật khi đối mặt với hiện
thực. Con người bịchi phối và trởnên yếu thếtrước quyền uy của thếlực phong kiến
tàn ác.
LỗTấn đã chú trọng miêu tảngoại hình nhân vật, đểtừngoại hình nhân vật độc giả
thấy được tâm hồn của họ đồng thời qua đó tác giảcó thểbộc lộcuộc sống vất vả,
khổcực vềvật chất của họcũng nhưnhững đau khổtinh thần mà họphải chịu đựng
trong cuộc sống bất hạnh.
3.2

Khắc họa nhân vật thông qua hành động

Hành động cũng là yếu tố cơ bản để tạo nên hình tượng nhân vật. Đây là phương
diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là
căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như
những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó.
Qua hành động của nhân vật phần nào thể hiện được sự biến đổi tâm lí cũng như
số phận của nhân vật. Cô Ái dám đứng lên chống áp bức, bất công, cô quyết tâm đi
kiện. Khi nghe Bát Tam nói “nếu cô về bên đó thì vô duyên lắm!”, cô đã rất “giận dữ,
ngẩng đầu lên” [14, 425] nói ra sự quyết tâm đi tìm lại công bằng cho bản thân và gia
đình. Bất chấp sự coi thường của gia đình chồng và sự dè bĩu của những người xung
quanh. “Cô Ái giương mắt nhìn mũi thuyền, nghĩ cách làm thế nào cho chúng nó
khuynh gia bại sản; thằng bố cũng như thằng con, sẽ không còn đường làm ăn
nữa”[14, 428]. Từ một người dũng cảm, kiên quyết cô bỗng “thấy lúng túng, không
yên tâm”. Cô thực sự bị hoảng sợ trước đôi mắt trợn tròn, cái mặt đầy đặn, rồi cái
miệng che lấp dưới chòm râu dài của cụ lớn Thất. Cô “rùng mình một cái, vội dừng
lại, không nói được nữa” [14, 434]. Bị những thế lực phong kiến uy hiếp làm dao

động lí tưởng, cô mất hết ý chí đấu tranh, cô bị khuất phục và thất bại.
Nói vềgiá trịcủa truyện ngắn LỗTấn, Đặng Thai Mai đã viết: “Hình nhưLỗTấn
đã đấm bụng đè nén mình không cho cảm tình bộc lộra trong khi mô tảnhững nhân


vật trụy lạc vùi dập dưới tiếng cười khắc bạc của cõi người. Ấy thế, nhưng đọc xong
bộsách, xếp trang cuối cùng lại và ta ngồi ngẫm nghĩ đến bộmặt, đến sốphận của một
chú AQ, một thím Tường Lâm, một thầy Khổng Ất Kỷ, nhìn thấy nỗi tủi hổcủa biết
bao nhân vật và ở đằng sau họcảmột thếgiới lạnh lùng khăm ác thì thếnào ta cũng
phải rùng mình cau mày, nghiến răng với những sựthực quá thê thảm” [19, 213]. Ông
thương xót cho những con người bất hạnh bịchà đạp áp bức trong xã hội cũ, nhưng
ông không khóc than rên rỉ ủy mịmà lặng lẽmổxẻ, vạch trần tình trạng thiếu giác
ngộvà đi tìm con đường cứu thoát họ.
3.3

Ngôn ngữ

Thành công của Lỗ Tấn không chỉ về nội dung mà nghệ thuật cũng góp phần
quan trọng trong việc hình thành phong cách nghệ thuật của tác giả. Thành công đó kể
đến là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là thứ vũ khí sắc bén được gọt dũa một cách tinh tế, là
công cụ, phương tiện ẩn chứa nhiều bí mật.
Trong các tác phẩm viết về hình tượng người mẹ, Lỗ Tấn đã sử dụng ngôn ngữ
đối thoại và ngôn ngữ độc thoại để thể hiện một cách rõ nét nhất những nội tâm sâu
thẳm của họ.
3.3.1 Ngôn ngữ đối thoại
Ngôn ngữ đối thoại là một thành phần chủ yếu của các phạm trù lời nói trong tác
phẩm tự sự, cơ bản là lời nhân vật trong mối quan hệ tương tác với người kể. Các
thành phần lời nói này thực hiện chức năng thẩm mỹ, tạo nên tính chỉnh thể của cấu
trúc văn bản nghệ thuật. Nó không chỉ biểu hiện ở phương diện xây dựng hình tượng
nghệ thuật mà còn hướng tới sự tương tác với các thành phần lời nói khác để bộc lộ

đặc trưng của tác phẩm tự sự, biểu hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả.
Trong truyện LỗTấn, bối cảnh chỉ là phác nét, cốt làm sao nổi bật tâm trạng nhân
vật hoặc không khí cho tác phẩm. Đối thoại giữa các nhân vật cũng thường ngắn gọn,
đúng nhưn gôn ngữ giao tiếp đầu miệng. Về mặt này Lỗ Tấn đã tiếp thu và phát triển
những tinh hoa của truyền thống cổ văn Trung Quốc. Trong tác phẩm Ngày mai, qua
đoạn đối thoại giữa chị TưThiền và cụ Hà giúp người đọc thấy được sự lo lắng của


người mẹ khi con trai bị bệnh: “Chị vẫn không khỏi nóng ruột, không đừng được,
phải hỏi cho rõ. Chị rụt rè nói:
- Thưa cụ, cháu mắc bệnh gì ạ?
- Nó nghẹt ở trung tiêu.
- Có hề gì không ạ? Cháu nó…
- Hãy thử uống hai chén xem sao đã.
- Thưa, cháu nó thở khó khăn lắm. Hai cánh mũi cứ phập phồng.
- Đó là vì hỏa khắc kim” [14, 58].
Lời đối thoại ngắn gọn nhưng phần nào đã thể hiện được sự lo lắng và tình yêu
thương con, đồng thời cũng nói lên sự thờ ơ của người được xem là “lương y như từ
mẫu” trước tình trạng nguy kịch của con người.
3.3.2 Ngôn ngữ độc thoại
Ngôn ngữ độc thoại cho phép nhà văn thâm nhập vào đời sống bên trong của
nhân vật đồng thời cho phép người kể thể hiện suy tư của mình về nhân vật và về các
giá trị. Nói như L.Tolstoy: “Mục đích chính của nghệ thuật… là nói lên sự thật về tâm
hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông
thường được”. Để làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con
người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên
trong của nhân vật. Độc thoại là phát ngôn của nhân vật với chính bản thân, trực tiếp
phản ánh quá trình tâm lí bên trong, kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động suy
nghĩ, cảm xúc của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Khi nhà văn để cho
nhân vật mình độc thoại, nhân vật sẽ bộc lộ suy nghĩ về những vấn đề thầm kín thuộc

về bản thân và những người xung quanh. Những suy nghĩ này không phải bao giờ
cũng có điều kiện để bộc bạch, tỏ bày. Chỉ khi nhân vật tự đối diện với chính bản
thân mình thì mới bộc lộ. Những suy nghĩ của nhân vật về bản thân, về các mối quan
hệ với những nhân vật khác, về những sự việc của quá khứ, hiện tại và tương lai, sẽ
giúp người đọc hiểu hơn về nhân vật. Qua độc thoại, nhân vật có dịp bộc lộ những
khóc khuất thầm kín của đời sống tâm hồn, nhân vật trở nên thật hơn, đời hơn.


Phát ngôn của thím Tường Lâm vềcảnh ngộcủa mình được khắc họa một cách
chi tiết. Mở đầu câu “Tôi thật ngu đần quá…” [14, 252] và thím bắt đầu kể về nỗi đau
day dứt của mình, lần đầu tiên thím kểvới ông bà Tư, lần thứ hai thím kể với những
người dân vùng LỗTrấn, lần thứ ba, thứ tư thím vẫn lặp lại câu nói đó. Tuy nhiên,
người ta không cảm động trước câu chuyện của thím nữa, người ta bỏ đi trong sự
khinh bỉ và vô tình câu nói của thím chỉ là lời “độc thoại”, thím tự trách bản thân
mình và tự nói cho mình thím nghe. Câu nói đó của thím miêu tả tâm trạng, suy nghĩ
trăn trở của thím về cái chết của con trai mà thím không thể nào quên được.
Chị Tư Thiền không được Lỗ Tấn miêu tả kĩ về phần ngoại hình nhưng tác giả
vẫn có thể bộc lộ tính cách và tâm lí một cách hoàn thiện thông qua ngôn ngữ độc
thoại nội tâm. Đau khổ trước nỗi đau mất con, sau khi khóc lóc vật vã, chị tự an ủi
mình bằng cách nghĩ bụng: “Mình chiêm bao chăng? Những việc xảy ra kia đều là
chiêm bao cả”. Mặc dù chị biết chết rồi sẽ không thể sống lại được nữa, “chị thở dài,
lẩm bẩm một mình: Báu ơi! Hồn con còn vương vất đâu đây thì con hiện lên trong
chiêm bao cho mẹ được gặp mặt con, con ơi!” [14, 64]. Chị sống trong niềm mơ
tưởng để nghe tiếng thở khò khè của con trong gian nhà vắng vẻ.
Khi đọc tác phẩm của Lỗ Tấn chúng ta bắt gặp không biết bao nhiêu từ ngữ
chảy qua những dòng suy nghĩ của nhân vật nữ, những do dự, những tâm trạng lo
lắng. Tái hiện hiện thực tâm lý qua độc thoại bằng ngôn ngữ trực giác và cảm nhận
sâu sắc, cây bút LỗTấn đã bộc lộ khả năng nắm bắt những trạng thái của tâm hồn con
người, đặc biệt là phụ nữ. Đọc truyện ngắn của Lỗ Tấn, người đọc cảm nhận đó là
tiếng lòng của hình ảnh người mẹ trong xã hội lúc bấy giờ.


C. KẾT LUẬN
Văn chương là thanh âm của cuộc sống. Đến với nguồn mạch thăm thẳm ấy, con
người mới có thể bừng ngộ rồi chiếm bái cái thế giới vĩnh cửu và tuyệt diệu mà bấy
lâu nay mình đã lãng quên. Văn chương rất cần tri âm, tri kỉ bởi đó là nơi lưu trú


những tình cảm, những rung động thẩm mĩ của người nghệ sĩ khi phải đối diện với thế
giới nhạy cảm của con người.
Với Lỗ Tấn, ông vừa là nhà văn – nhà tư tưởng kì tài của người dân Trung Hoa.
Nhà văn khẽ lách sâu vào từng thân phận, lôi ra hết những u muội của người dân
Trung Hoa thời đó. Sự thống trị tàn bạo của bọn quan lại cường hào cùng những lề
thói gia phong đạo đức phong kiến cổ đã kìm hãm bản năng tự nhiên của con người.
Lỗ Tấn đã từng nói có hai loại người mà ông không bao giờ chĩa mũi dùi châm biếm,
đó là phụ nữ và trẻ em. Tác giả đã khắc họa hình tượng người mẹ một cách sắc nét về
số phận đầy bất hạnh, nghiệt ngã mà họ phải chịu đựng. Song ông vẫn luôn tạo cơ hội
để những người mẹ biết vươn lên, đấu tranh với những khát khao đời thường của bản
thân và ánh lên những phẩm chất tốt đẹp sâu thẳm trong họ.
Hi vọng vào một ngày mai, tin vào thiên lương con người, đó chính là phong
cách Lỗ Tấn. Trên chặng đường lao động nghệ thuật của mình ông đã luôn tìm tòi,
sáng tạo làm rạng danh cho văn học nhân loại bằng những tác phẩm bất hủ. Xứng
đáng là “người đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Trung Hoa”.
Tìm hiểu “Hình tượng người mẹ trong truyện ngắn Lỗ Tấn” giúp chúng ta hiểu
thêm những nỗi bất hạnh trong xã hội của người phụ nữ. Xây dựng hình tượng nhân
vật nữ trong truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn đã chứng tỏ chủ nghĩa hiện thực sắc bén
của ông khi nhận ra vấn đề lớn của thời đại.
Trong phạm vi đề tài, người viết nhận thấy mình vẫn còn chưa khai thác hết
chiều sâu của nhân vật. Phải có cái nhìn bao quát toàn bộ về phong cách sáng tác, tinh
tế trong cách chọn từ ngữ và phải am hiểu nhiều về tác giả Lỗ Tấn.
Người viết hi vọng, cùng với thời gian, bản thân sẽ tự đúc rút những kinh

nghiệm sâu sắc hơn về phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Lỗ Tấn để một
ngày kia có thể tự tin khi bàn về tác phẩm của Lỗ Tấn một cách trọn vẹn và hoàn hảo
hơn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữvăn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2]. Bùi Hạnh Cẩn (1998), 20 nữnhân Trung Quốc, NXB Văn hóa - Thông tin Hà Nội.
[3]. Phan Cự Đệ(Biên soạn) (2008), Nguyên Hồng toàn tập, tập I, NXB Văn học.
[4]. Nguyễn ThịBích Hải (2002), Văn học Châu Á trong trường phổthông, NXB Giáo
dục.
[5]. Nguyễn ThịBích Hải (2009), Đến với tác phẩm văn chương văn chương phương
Đông, NXB Giáo dục Việt Nam.
[6]. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đềthi pháp của truyện, NXB Giáo dục.
[7]. Phương Lựu (2005), Lý luận văn học, tập III, NXB Đại học sưphạm.
[8]. Phương Lựu (2006), Lý luận văn học Mác- Lênin, tập III, NXB Giáo dục.
[9]. Phạm Thị Mơ(2014), Sắc thái nữ quyền trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ
Ngân, Khóa luận tốt nghiệp.
[10]. Hoàng Nhân (Chủ biên) (1997), Những kiệt tác văn chương thế giới, tập 2, NXB
Thanh niên.
[11]. Vương Phú Nhân (2004), LỗTấn – Lịch sửnghiên cứu và hiện trạng(Nguyễn
ThịMai Hương, Lương Duy Thứdịch), NXB thống kê.
[12]. VũTrọng Phụng (1997), Tiểu thuyết Số đỏ, NXB Văn học Hà Nội.
[13]. Trần Đình Sử(2005), Giáo trình Lý luận văn học , tập 2, NXB Đại học sưphạm.
[14]. LỗTấn (1994), Tuyển tập truyện ngắn LỗTấn(Trương Chính dịch), NXB Văn
học.
[15] />[16] />



×