Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

đề thi thử THPTQG 2019 hóa học THPT trần văn kỷ TT huế lần 1 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.62 KB, 15 trang )

SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ
THPT TRẦN VĂN KỶ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi thành phần: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 40 câu )
Mã đề: 102

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P
= 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1(NB): Trong các kim loại sau Cu, Al, Fe, Au, kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Al.
B. Fe.
C. Au.
D. Cu.
Câu 2(NB): Trong các axit nào sau đây axit có khả năng ăn mòn thủy tinh là
A. HI.
B. HBr.
C. HCl.
D. HF.
Câu 3(NB): Trong các loại tơ sau, loại tơ khi đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O là
A. Tơ olon.
B. To lapsan.
C. Tơ nilon-6,6.
D. Tơ tằm.
Câu 4(NB): Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong Valin là
A. 18,67%
B. 15,73%.
C. 13,59%.
D. 11,97%.


Câu 5(NB): Thành phần chính của phân đạm ure là
A. (NH2)2CO.
B. Ca(H2PO4)2.
C. NaNO3.
D. K2SO4.
Câu 6(NB): Dung dịch lòng trắng trứng tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu
A. trắng.
B. đỏ.
C. tím.
D. vàng
Câu 7(NB): Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương gồm
A. hạt nơtron và electron.
B. chỉ có hạt proton.
C. hạt electron và proton.
D. chỉ có hạt electron.
Câu 8(NB): Kim loại tác dụng với Cl2 và HCl tạo cùng loại muối là
A. Cu.
B. Mg.
C. Fe
D. Ag.
Câu 9(NB): Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là
A. KNO3.
B. FeCl3.
C. BaCl2.
D. K2SO4.
Câu 10(NB): Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nhóm halogen là
A. nhóm VIIA
B. nhóm VIIIA
C. nhóm VA.
D. nhóm VIA

Câu 11(NB): Trong các chất sau, chất không bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là
A. vinyl axetat.
B. triolein.
C. Protein.
D. tinh bột.
Câu 12(TH): Cho m gam axit glutamic tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của m là
A. 44,10.
B. 33,45.
C. 22,05.
D. 43,80
Câu 13(NB): Khí metan - thành phần chính của biogas, thoát ra từ sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ
trong các bể ủ phân rác đã trở thành nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho nhiều trang trại, hộ nông
dân ở nhiều nơi trên thế giới. Công thức phân tử của khí metan là
A. CH4.
B. C2H4.
C. C2H2.
D. C2H6.
Câu 14(NB): Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric... gây ra vị chua cho quả sấu xanh.
Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua
của quả sấu?
A. Nước vôi trong.
B. Giấm ăn.
C. Phèn chua
D. Muối ăn.
Câu 15(VD): Nung nóng một ống sứ chứa 36,1 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, ZnO và Fe2O3 rồi dẫn hỗn
hợp khí X gồm CO và H2 dư đi qua đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 28,1 gam chất rắn. Tổng
thể khí X (đktc) đã tham gia phản ứng khử là
A. 5,6 lít.
B. 11,2 lít.
C. 22,4 lít.

D. 8,4 lít.


Câu 16(NB): Kim loại nào sau đây khi cho vào dung dịch CuSO4 dư thì kim loại bị hòa tan hết và phản
ứng tạo thành kết tủa gồm 2 chất?
A. Zn.
B. Ba
C. Na
D. Fe.
Câu 17(TH): Hình vẽ bên mô tả hiện tượng của thí nghiệm thử tính tan của khí A trong nước. Khí A có
thể là khi nào trong các khí sau:

A. Cacbon đioxit.
B. Cacbon monooxit.
C. Hiđro clorua
D. Amoniac
4
Câu 18(TH): Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p . Phát biểu nào sau đây không đúng
khi nói về nguyên tử X?
A. X thuộc nhóm IVA.
B. Lớp ngoài cùng của X có 6 electron.
C. X là phi kim.
D. Trong bảng tuần hoàn X thuộc chu kỳ 3.
Câu 19(VD): Trung hòa 1 mol  -amino axit X cần 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng Clo là
28,286% về khối lượng. CTCT của X là
A. H2N-CH2-CH2-COOH.
B. CH3-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH.
D. H2N-CH2-COOH.
Câu 20(VD): Đung nóng 100 gam dung dịch Glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3

đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 16,2.
B. 21,6.
C. 10,8.
D. 32,4.
Câu 21(VDC): Hỗn hợp X có 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp, có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 15,8. Lấy
6,32 gam X lội vào 200 gam dung dịch chứa xúc tác thích hợp thì thu được dung dịch Z và thấy thoát ra
2,688 lít khí khô Y ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16,5. Biết rằng dung dịch Z chứa
anđehit với nồng độ C%. Giá trị của C% là:
A. 1,305%.
B. 1,407%
C. 1,043%.
D. 1,208%.
Câu 22(TH): Cho các phản ứng:
t
X  3NaOH 
 C6 H5ONa  Y  CH3CHO  H2O
0

t
Y  2NaOH 
 T  2Na 2CO3
0

CH3COOH  NaOH 
 Z  H2O
CaO,t
Z  NaOH 
 T  Na 2CO3
0


Công thức phân tử của X là
A. C12H20O6.
B. C11H12O4.
C. C11H10O4.
D. C12H14O4.
Câu 23(VDC): Cho từ từ x mol khí CO2 vào 500 gam dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí
nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên. Tổng nồng độ phần trăm khối lượng của các | chất tan có trong
dung dịch sau phản ứng là


A. 51,08%.
B. 42,17%
C. 45,11%.
D. 55,45%.
Câu 24(VD): Cho m gam triolein tác dụng hoàn toàn với H2 dư thu được (m + 0,3) gam chất X. Nếu cho
toàn bộ X tác dụng với dung dịch KOH dư, đun nóng thu được a gam muối. Giá trị của a là
A. 45,6.
B. 45,9.
C. 48,3.
D. 48,0.
Câu 25(VD): Cho m gam hỗn hợp Al và Na tác dụng với H2O dư phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
4,48 lít H2 ở đktc và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 7,35.
B. 5,48.
C. 5,45.
D. 8,54
Câu 26(TH): Cho các phát biểu sau:
(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua
(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho.

(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4.
(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu
hạn cho cây.
(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.
(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp.
Số phát biểu không đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1
Câu 27(NB): Cho các chất: axetilen, propin, phenol, axit axetic, buta-1,3-đien, metan, propilen. Số chất
làm mất màu dung dịch brom là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 28(TH): Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo còn có tên gọi khác là triglixerol.
(b) Isoamyl axetat có mùi chuối chín.
(c) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm thu được axit và ancol tương ứng.
(d) Xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH thu được C17H35COONa và glixerol.
(e) Trong công nghiệp một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng, glixerol và chế biến thực
phẩm.
(f) Các este thường là những chất lỏng, nhẹ hơn nước, tan nhiều trong nước.
Số phát biểu không đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 29(TH): Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu

được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào trong
các chất sau
A. AgNO3.
B. Cu.
C. NaOH.
D. Cl2.
Câu 30(TH): Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:


Thuốc thử
X
T
Z
Y
Nước Br2
Kết tủa
Nhạt màu
Kết tủa
không phản ứng
Dung dịch AgNO3 không phản ứng
Kết tủa
không phản ứng
trong NH3
Dung dịch NaOH
không phản ứng
không phản ứng
Kết tủa
không phản ứng
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. glucozơ, anilin, phenol, fructozơ.

B. anilin, fructozơ, phenol, glucozơ.
C. phenol, fructozơ, anilin, glucozơ.
D. fructozơ, phenol, glucozơ, anilin.
Câu 31(TH): Cho các chất (1) axetilen, (2) fructozơ, (3) etyl fomat, (4) saccarozơ, (5) amilozơ, (6) etilen.
Số chất khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa là
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 32(VD): Cho các chất X, Y, Z, T đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C4H6O2. X, Y, Z,
T có đặc điểm sau:
- X có đồng phân hình học và dung dịch X làm đổi màu quỳ tím.
- Y không có đồng phân hình học, có phản ứng tráng bạc, thủy phân Y trong NaOH thu được ancol.
- Thuỷ phân Z cho 2 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon và sản phẩm có phản ứng tráng bạc
- T dùng để điều chế chất dẻo và T không tham gia phản ứng với dung dịch NaHCO3.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Y là anlyl fomat.
B. Polime được điều chế trực tiếp từ T là poli(metyl metacrylat).
C. Z được điều chế trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.
D. X là axit metacrylic
Câu 33(TH): Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
(b) Dẫn khí CO qua Fe2O3 nung nóng.
(c) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn.
(d) Đốt bột Fe trong khí oxi.
(e) Cho kim loại Ag vào dung dịch HNO3 loãng.
(f) Nung nóng hỗn hợp rắn gồm Cu và NaNO3.
(g) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Số thí nghiệm có xảy ra sự oxi hóa kim loại là:
A. 2.

B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 34(VD): Este X có khối lượng phân tử là 103 đvc được điều chế từ một ancol đơn chức Y (có tỉ khối
hơi so với oxi lớn hơn 1) và một aminoaxit Z. Cho 25,75g X phản ứng hết với 300ml dung dịch NaOH
1M, thu được dung dịch T.
(a) Cô cạn dung dịch T thu được 26,25g chất rắn.
(b) Y là ancol metylic
(c) Z là glyxin.
(d) Khối lượng muối có trong T là 24,25g.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 35(VDC): Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch
chứa 0,61 mol HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 16,195) gam hỗn hợp muối không chứa ion Fe3+
và 1,904 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm H2 và NO với tổng khối lượng là 1,57 gam. Cho NaOH dư vào Y
thấy xuất hiện 24,44 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Cu có trong X là
A. 22,18%.
B. 25,75%.
C. 15,92%.
D. 26,32%.


Câu 36(VDC): Cho m gam hỗn hợp gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tác
dụng với CuO dư, nung nóng, thu được hỗn hợp X gồm khí và hơi có tỉ khối hơi so với H 2 là 13,75. Cho
X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH đun nóng, thu được 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 3,2.
B. 7,8.

C. 4,6.
D. 11,0.
Câu 37(VD):Thủy phân hoàn toàn 8,6 gam một peptit X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 4,5 gam
glyxin, 3,56 gam alanin và 2,34 gam valin. Thủy phân không hoàn toàn X thu được tripeptit Ala-Val-Gly
và đipeptit Gly-Ala, không thu được đipeptit Ala-Gly. Công thức cấu tạo của X là
A. Ala-Val-Gly-Ala-Ala-Gly.
B. Gly-Ala-Gly-Val-Gly-Ala.
C. Gly-Ala-Val-Gly-Gly-Ala.
D. Gly-Ala-Val-Gly-Ala-Gly.
Câu 38(VDC): Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C3H9O2N). Cho 15,55g X phản ứng vừa
đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 3 khí đều
làm xanh giấy quỳ tím tẩm ướt. Cô cạn dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 14,7.
B. 10,6
C. 14,0.
D. 11,8.
Câu 39(VDC): Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,18M và
Cu(NO3)2 0,12M, sau một thời gian thu được 4,21 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,92 gam bột Mg
vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,826 gam chất rắn Z và dung dịch T. Giá
trị của m là
A. 3,124
B. 2,648.
C. 2,700.
D. 3,280.
Câu 40(VDC): Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung
dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và
10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và 8,97 gam muối
cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối
lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 67,5.

B. 85,0.
C. 80,0.
D. 97,5.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN
1-D

2-D

3-B

4-D

5-A

6-C

7-B

8-B

9-B

10-A

11-D

12-C


13-A

14-A

15-B

16-B

17-C

18-A

19-B

20-B

21-A

22-C

23-C

24-C

25-A

26-C

27-C


28-C

29-B

30-B

31-A

32-A

33-C

34-C

35-B

36-B

37-C

38-C

39-C

40-B

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)


Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
Phương pháp: Tính chất vật lý của kim loại
Hướng dẫn giải:
HS ghi nhớ độ dẫn điện: Ag>Cu> Au> Al>Fe
=> Trong 4 đáp án Cu là kim loại có độ dẫn điện tốt nhất
Đáp án D
Câu 2:
Phương pháp: Tính chất hóa học của Halogen
Hướng dẫn giải:
HF hòa tan SiO2 (thành phần chính của thủy tinh) theo phản ứng: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
Đáp án D
Câu 3:
Phương pháp: Tính chất hóa học của polime
Hướng dẫn giải:
Loại tơ khi đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O thì trong thành phần không có nguyên tố Nito.
- Tơ olon (-CH2-CHCN-)n
- Tơ Lapsan: (-O-[CH2]2-O-CO-C6H4-CO-)n
- Tơ nilon-6,6: (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n
- Tơ tằm: Là protein (chứa Nito)
=>Vậy chỉ có tơ Lapsan không có chứa nguyên tố Nito
Đáp án B
Câu 4:
Phương pháp: Lý thuyết về amino axit
Hướng dẫn giải:
Valin có công thức là: (CH3)2-CH-CH(NH2)-COOH=>CTPT: C6H11O2N
=> %mg = (14 : 117).100% = 11,97%
Đáp án D
Câu 5:
Phương pháp: Lý thuyết về các loại phân bón hóa học

Hướng dẫn giải:
Phân đạm ure có thành phần chính là ure: (NH2)2CO
Đáp án A
Câu 6:
Phương pháp: Lý thuyết về tính chất hóa học của polipeptit
Hướng dẫn giải:
Lòng trắng trứng là 1 loại polipeptit (có nhiều hơn 2 liên kết peptit trong phân tử)
=> Có phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu tím đặc trưng
Đáp án C
Câu 7:
Phương pháp: Lý thuyết về cấu tạo nguyên tử
Hướng dẫn giải:


Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương là proton, electron mang điện tích âm và notron không mang
điện
Đáp án B
Câu 8:
Phương pháp: Tính chất hóa học của Clo và hợp chất của clo
Hướng dẫn giải:
- Cu, Ag không phản ứng với HCl=>Loại
- Fe tác dụng Cl2 tạo FeCl3; Fe tác dụng HCl tạo FeCl2
- Mg tác dụng với Cl2 và HCl đều tạo MgCl2
Đáp án B
Câu 9:
Phương pháp: Tính chất hóa học hợp chất của kim loại kiềm
Hướng dẫn giải:
KNO3, BaCl2, K2SO4 không phản ứng được với NaOH
FeCl3  3NaOH  Fe  OH 3  3NaCl
Đáp án B

Câu 10:
Phương pháp: Tính chất chung của nhóm Halogen
Hướng dẫn giải:
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nhóm halogen là nhóm VIIA.
Đáp án A
Câu 11:
Hướng dẫn giải:
Tinh bột bền trong môi trường kiềm nên không bị thủy phân.
Đáp án D
Câu 12:
Phương pháp:
Tính chất hóa học của amino axit
Hướng dẫn giải:
nKOH = 0,3.1 = 0,3 mol
HOOC-(CH2)2-CH(NH2)COOH + 2KOH → KOOC-(CH2)2-CH(NH2)COOK + 2H2O
Mol
0,15
 0,3
=> mglutamic = 0,15.147 = 22,05g
Đáp án C
Câu 13:
Metan có công thức hóa học là CH4
Đáp án A
Câu 14:
Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2 có tính kiềm để trung hòa tính axit gây ra vị chua cho sấu.
Đáp án A
Câu 15:
Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng của O trong oxit
=> mO = 36,1 - 28,1 = 8 gam => nO = 8 : 16 = 0,5 mol
Tổng quát của quá trình phản ứng khử oxit là:

CO+ [O] → CO2
H2 + [O] → H2O


Như vậy, nCO+H2= no=0,5 mol
=> VCO+H2= 0,5.22,4 = 11,2 lít
Đáp án B
Câu 16:
Phương pháp: Tính chất hóa học chung của kim loại
Hướng dẫn giải:
A. Zn  CuSO4  ZnSO4  Cu  => Zn tan hết, chỉ tạo kết tủa là Cu
B. Ba  2H2O  CuSO4  BaSO4  Cu  OH 2  H2 => Ba tan hết, tạo kết tủa BaSO4 và Cu(OH)2
C. 2Na  2H2O  CuSO4  Na 2SO4  Cu  OH 2  H2 => Na tan hết, không tạo kết tủa
D. Fe  CuSO4  FeSO4  Cu  =>Fe tan hết, chỉ tạo Cu
Đáp án B
Câu 17:
Phương pháp: Tính chất hóa học của phi kim
Hướng dẫn giải:
Khí trong bình khi hòa tan trong dung dịch quì tím có màu đỏ => dung dịch có tính axit Mặt khác, khi khí
tan khiến có nước ở bình dưới phun lên bình trên => chứng tỏ khí tan rất mạnh trong nước làm giảm áp
suất trong bình trên => chênh lệch áp suất => nước bị kéo từ bình dưới đi lên.
=> Chỉ có khí HCl thỏa mãn 2 điều kiện trên
Đáp án C
Câu 18:
Phương pháp:
Lý thuyết về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Hướng dẫn giải:
X có phân lớp ngoài cùng là 3p4 => cấu hình e hoàn chỉnh của X là 1s2s22p63s23p4
A sai vì X thuộc nhóm VIA (vì có 6e lớp ngoài cùng, e cuối nằm ở phân lớp p)
B, C, D đúng

Đáp án A
Câu 19:
Phương pháp: Tính chất hóa học của amino axit
Hướng dẫn giải:
X+HCl theo tỉ lệ mol 1: 1 => X chỉ có 1 nhóm NH2 trong phân tử
X+ HCl → Muối
=> M muối = MX + 36,5 (g/mol)
35,5
%mCl = 28,286%=>
.100%  28, 286%  M X  89
M X  36,5
 X là Alanin (CH3-CH(NH2)-COOH)
Đáp án B
Câu 20:
Phương pháp:
Tính chất hóa học của cacbohidrat
Hướng dẫn giải:
mGlucozo = 100.18% = 18g => nGlucozo = 18 : 180 = 0,1 mol
Glucozo → 2Ag
=> nAg = 2nGlucozo = 0,2 mol
=> mAg = 108.0,2 = 21,6g


Đáp án B
Câu 21:
Phương pháp: Dựa vào phản ứng của khí X vào dung dịch => biện luận chất khí X thuộc dãy đồng đẳng
nào
=> Tìm được các chất trong X (dựa vào M trung bình)
=> Biện luận chất nào còn dư sau phản ứng
=> số mol các chất đã phản ứng

=> C%
Hướng dẫn giải:
Vì dung dịch sau phản ứng chứa andehit=>Khí ban đầu trong hỗn hợp X thuộc dãy đồng đẳng ankin
Ta có: Mkhí = 15,8.2 = 31,6 g/mol =>C2H2 và C3H4 (do là đồng đẳng kế tiếp)
Giả sử hỗn hợp X chứa C2H2 (a mol) và C3H4 (b mol)
+ nX= a + b = 6,32 : 31,6 = 0,2 mol
+ mX = 26a + 40b = 6,32 g
Giải hệ => a=0,12 ; b = 0,08 mol
Mặt khác: Mkhí Y = 16,5.2 = 33 g/mol => chứng tỏ C2H2 và CH đều dư
Giả sử nC2H2 dư =x và nC3H4 dư =y (mol)
n khí y=x+y= 2,688 : 22,4 = 0,12 mol
mY= 26x + 40y = 33.0,12 = 3,96g
Giải hệ =>x=y= 0,06 mol
=> nC2H2 p ứ = 0,12 – 0,06 = 0,06 mol ; nC3H4 p ứ = 0,08 – 0,06 = 0,02 mol

CH  CH  CH3  H2O  CH3COCH3  axeton 

CH  CH  H2O  CH3CHO
=>Andehit trong 2 chỉ có CH3CHO
Bảo toàn khối lượng: mdd Z= mdd bđ + mX – mY = 200 +6,32 – 3,96 = 202,36g
=> C%CH3CHO(Z) = (44.0,06/202,36). 100% = 1,305%
Đáp án A
Câu 22:
Phương pháp: Lý thuyết tổng hợp hóa học hữu cơ
Hướng dẫn giải:
+) CH3COOH + NaOH → Z + H2O
=>Z là CH3COONa
CaO, t
+) Z  NaOH 
 T  Na 2CO3 (Phản ứng với tôi xút)

0

=>T là CH4
CuO, t
 T  2Na 2CO3 (Phản ứng vôi tôi xút)
+ Y  2NaOH 
0

=> Y là CH2(COONa)2
t
 C6 H5ONa  Y  CH3CHO  H2O
+) X  3NaOH 
0

=>X là C6H3OOC-CH2-COOCH=CH2 có công thức phân tử là: C11H10O4
Đáp án C
Câu 23:
Thứ tự phản ứng:
Ba  OH 2  CO2  BaCO3 H2O 1

2KOH  CO2  K 2CO3  H2O  2 


K 2CO3  H2O  CO2  2KHCO3  3

BaCO3  CO2  H2O  Ba  HCO3 2  4 
Phân tích đồ thị ứng với các phản ứng xảy ra:
+ Đoạn 1: Đồ thị đi lên xảy ra (1)
+ Đoạn 2: Đồ thị nằm ngang xảy ra (2) (3)
+ Đoạn 3: Đồ thị đi xuống xảy ra (4)

nBaCO3 max = 0,8 mol => nBa(OH)2 = nBaCO3 max = 0,8 mol
- Tại nCO2 = 0,8 mol: Phản ứng (3) vừa kết thúc
Sản phẩm gồm: KHCO3 và BaCO3 (0,8 mol)
BTNT "C": nCO2 = nBaCO3 + nKHCO3 => 1,8 = 0,8 + nKHCO3 => nKHCO3 = 1 mol
=> nKOH bđ= nKHCO3 = 1 mol
- Tại nCO2 = x mol thì kết tủa đã bị hòa tan 1 phần
=> nBaCO3 bị tan = 0,8 - 0,2 = 0,6 mol
=> nBa(HCO3)2 =nBaCO3 bị tan = 0,6 mol
Lúc này sản phẩm gồm: KHCO3 (1 mol), BaCO3 (0,2 mol) và Ba(HCO3)2 (0,6 mol)
BTNT "C": nCO2 = nKHCO3 + nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 1 +0,2 +2.0,6 = 2,4 mol
*Xét dung dịch tại nCO2 =2,4 mol:
- BTKL: m dd sau pu = mCO2 + m dd KOH+Ba(OH)2 - mBaCO3 = 2,4.44 + 500 - 0,2.197 = 566,2 gam
- Khối lượng các chất tan: m chất tan = mKHCO3 + mBa(HCO3)2 = 1.100 + 0,6.259 = 255,4 gam
  C% chất tan = 255,4/566,2.100% = 45,11%
Đáp án C
Câu 24:
Phương pháp:
Tính toán theo phương trình phản ứng. Bảo toàn khối lượng.
Hướng dẫn giải:
Triolein có 3 liên kết pi trong gốc hidrocacbon có thể phản ứng với H2
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5
Bảo toàn khối lượng mTriolein + mH2 p ứ = mX
=> mH2 p ứ = (m +0,3) - m = 0,3g => nH2 = 0,3 : 2 = 0,15 mol => ntristearin = nH2 : 3 = 0,05 mol
Khi X+ NaOH:
(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
Mol
0,05

0,15 mol
=> mmuối = 0,15.322 = 48,3g

Đáp án C
Câu 25:
Phương pháp: Tính toán theo phương trình phản ứng
Hướng dẫn giải:
Vì sau phản ứng có chất rắn không tan => Al dư
Na + H2O → NaOH + 1/2 H2
Mol
x

x → 0,5x
NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 1,5H2
Mol x → x

1,5x
=> nH2 = 0,5x + 1,5x = 4,48 : 22,4 => x=0,1 mol
m = mNa + mAl pứ + mAl dư = 23.0,1 + 27.0,1 + 2,35 = 7,35g
Đáp án A


Câu 26:
Phương pháp: Lý thuyết về phân bón hóa học
Hướng dẫn giải:
(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua
=> Đúng. Vì phân đạm amino có NH4* có tính axit
(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho.
=> Sai. Đánh giá bằng phần trăm khối lượng P2O5
(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4.
=> Sai. Thành phần chính là Ca(H2PO4)2
(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu
hạn cho cây.

=> Đúng (e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.

=> Sai. Trong môi trường kiềm thì sẽ thu được muối và sản phẩm khác (ancol, anđehit, xeton, H2O,...)
(d) Xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH thu được C17H35COONa và glixerol.
=> Sai. Thu được C17H35COONa và glixerol
(e) Trong công nghiệp một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng, glixerol và chế biến thực
phẩm.
=> Đúng
(f) Các este thường là những chất lỏng, nhẹ hơn nước, tan nhiều trong nước.
=> Sai. Este tan ít trong nước
Vậy có 4 phát biểu sai
Đáp án C
Câu 29:
Phương pháp:
Viết PTHH xác định thành phần hỗn hợp rắn X
Hướng dẫn giải:
PTHH:
t
2Fe  3Cl2 
 2FeCl3 (Ta thấy: a/2 > a/3 nên Fe dư, Cl2 phản ứng hết)
0

2a/3dư a/3  a → 2a/3
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 (Ta thấy a/3:1= 2a/3 : 2 nên Fe phản ứng vừa đủ với FeC13)
a/3 → 2a/3 → a


Vậy hỗn hợp rắn X chứa a mol FeCl2
Trong các chất thì Cu không phản ứng được với FeCl2
Các phản ứng hóa học có thể xảy ra là:

3 AgNO3 + FeCl2 → 2AgCl + Fe(NO3)3 + Ag
2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2NaCl
Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3
Đáp án B
Câu 30:
Phương pháp:
Lý thuyết về tính chất hóa học các hợp chất hữu cơ
Hướng dẫn giải:
X+ nước Br2 tạo kết tủa => Phenol hoặc anilin =>Loại A và D
Mà X không phản ứng được với NaOH=> X phải là anilin (C6H5NH2)=> Loại C
Đáp án B
Câu 31:
Phương pháp: Những chất hữu cơ có khả năng phản với AgNO3/NH3 tạo kết tủa:
+ Có liên kết ba đầu mạch
+ Có nhóm -CHO
Hướng dẫn giải:
Có 3 chất phản ứng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa là: axetilen  CH  CH  , fructozo (C6H12O6) ; etyl
fomat (HCOOC2H5)
Đáp án A
Câu 32:
Phương pháp: Lý thuyết tổng hợp hóa học hữu cơ
Hướng dẫn giải:
- Dung dịch X làm đổi màu quì tím =>Z là axit
Mặt khác X có đồng phân hình học =>X phải là: CH3-CH=CH-COOH
=>X không phải là axit metacrylic (CH2=C(CH3)-COOH)=>D sai
- Y không có phản ứng tráng bạc, thủy phân Y tạo ancol
=>Y là este của axit fomic: HCOOCH2-CH=CH2=>Y là anlyl fomat => A đúng . . .
-Z thủy phân tạo 2 chất cùng số C (2C) và sản phẩm có phản ứng tráng bạc
=>Z là: CH3COOCH=CH2 => sản phẩm có phản ứng tráng bạc là CH3CHO
=>Z được điều chế bằng CH3COOH + CH=CH=>C sai

- T không phản ứng với NaHCO3 =>T không phải axit.
T dùng để điều chế chất dẻo =>T là: CH2=CHCOOCH3 (metyl acrylat) => B sai
=> Chỉ có đáp án A đúng
Đáp án A
Câu 33:
Phương pháp: Tính chất hóa học của kim loại
Hướng dẫn giải:
Có sự oxi hóa kim loại nghĩa là kim loại có tham gia phản ứng hóa học
(a) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
t
 Fe3O4
(d) 3Fe  2O2 
0

(e) 3Ag + 4HNO3 → 3AgNO + NO + 2H2O
t
 NaNO2 + 1/2 O2
(f) NaNO3 
0


t
Cu + 1/2O2 
 CuO
=> Có 4 thí nghiệm thỏa mãn
Đáp án C
Câu 34:
Phương pháp: Lý thuyết tổng hợp hóa học hữu cơ
Hướng dẫn giải:
- X được tạo ra từ ancol đơn chức và amino axit

Ancol có d/O2 >1=> Mancol > 32 đvc
Lại có MX = 103 => X là: H2NCH2COOCH2CH3
=>Y là C2H5OH (ancol etylic); Z là H2NCH2COOH (Glyxin)
=> nX = 25,75 : 103 = 0,25 mol ; nNaOH = 0,3.1 = 0,3 mol
H2NCH2COOC2H5 + NaOH → H2NCH2COONa + C2H5OH
Mol
0,25 →
0,25du 0,05 → 0,25
Vậy cô cạn T thu được chất rắn gồm: 0,05 mol NaOH và 0,25 mol H2NCH2COONa
=> mT = mNaOH + mmuối = 0,05.40 + 0,25.97 = 26,25g
Và mmuối (T) = 0,25. 97 = 24,25g
=> Có 3 ý (a), (c), (d) đúng
Đáp án C
Câu 35:
- Bảo toàn khối lượng: mX + mHCl = mmuối Y + mZ + mH2O tạo ra
=> m + 0,61.36,5 = m + 16,195 + 1,57 + mH2O
=> nH2O = 0,25 mol
- nZ= 1,904: 22,4 = 0,085 mol ; mZ= mH2 + mNO = 1,57g
-> Giải hệ PT =>Z chứa H2 (0,035 mol) và NO (0,05 mol)
Bảo toàn H: nHCl = 4nNH4 + 2H2O+ 2nH2 => nNH4 = 0,01 mol
Bảo toàn N: 2nFe(NO3)2 = nNH4 + nNO=> nFe(NO3)2 = 0,03 mol
Bảo toàn O: 4nFe3O4 + 6nFe(NO3)2 = nNO + nH2O => nFe3O4 = 0,03 mol
Đặt nCu = a ; nMg = b mol
Khi X+HCl thì sau phản ứng không có Fe
-> Chú ý Fe3O4 là FeO.Fe2O3 có Fe2O3 phản ứng thành
Fe2T: 2Fe3+ + 2e → 2Fe2+
ne = 2nCu + 2nMg = 2nFe2O3 + 2nH2 + 3nNO + 8nNH4
Bảo toàn electron: 2a + 2b = 0,03.2+0,035.2+ 0,05.3 + 0,01.8
m tủa = 98a + 58b + 90(0,03 +0,03.3) = 24,4g
Giải hệ PT=> a = 0,08 ; b = 0,1 mol

=> %mCu = 25,75%
Đáp án B
Câu 36:
MY = 13,75.2 = 27,5
Tổng quát ta có:
0

t
RCH2OH  CuO 
 RCHO  Cu  H2O
0

Hỗn hợp Y gồm RCHO và H2O, theo phương trình thì nRCHO=nH2O
=> MY = (MRCHO + MH2O)/2 = 27,5 => MRCHO = 37
Vì ancol no đơn chức mạch hở => andehit thu được cũng no đơn chức mạch hở
=> CTPT trung bình của andehit:CnH2nO
=> n = 1,5


=>2 andehit là HCHO và CH3CHO
=> nHCHO = nCH3CHO (Vì Số C trung bình = 1,5)
Phả ứng tráng bạc:
HCHO → 4Ag
Mol
x → 4x
CH3CHO → 2Ag
Mol

2x
nAg = 64,8: 108 = 0,6 mol = 4x + 2x => x = 0,1

=> nCH3OH = nC2H5OH = 0,1 mol
=> m = 32.0,1 + 46.0,1 = 7,8g
Đáp án B
Câu 37:
Phương pháp: Biện luận công thức peptit dựa vào sản phẩm thủy phân của nó
Hướng dẫn giải:
nGly = 4,5 : 75 = 0,06 mol ; n Ala = 3,56 : 89 = 0,04 mol ; nVal = 2,34 : 117 = 0,02 mol
=> Gly: Ala : Val = 0,06 : 0,04 : 0,02 = 3 : 2:1
4 đáp án đều là hexapeptit X là (Gly) (Ala) (Val):
Vì không thu được Ala-Gly =>Loại đáp án A và B và D (Chỉ cần dữ kiện này cũng đủ để tìm ra được đáp
án đúng
Đáp án C
Câu 38:
Phương pháp:
X+ NaOH thu được muối Natri và 3 khí làm xanh quì tím ẩm
=>T gồm 3 khí chứa Nito (NH3, amin)
=> Biện luận công thức cấu tạo của 2 chất X và Y
= > tên 3 khí => Tính toán theo phương trình phản ứng + NaOH
=> m
Hướng dẫn giải:
X+ NaOH thu được muối Natri và 3 khí làm xanh quì tím ẩm
=>T gồm 3 khí chứa Nito (NH3, amin)
=>X chỉ có thể chứa 2 muối là Y: NH4OCOONH3CH3 và Z: NH4OCOONH3C2H5
Vậy T gồm NH3 , CH3NH2 và C2H5NH2
nT = 5,6: 22,4 = 0,25 mol
Gọi số mol Y và Z lần lượt là a và b
NH4OCOONH3CH3 + 2NaOH → NH3 + CH3NH2 + Na2CO3 + 2H2O
Mol
a


a → a
→a
HCOONH3C2H5 + NaOH → C2H5NH2 + HCOONa + H2O
Mol
b

b→
b
=> mX = 110a + 91b = 15,55
Và nkhí = 2a + b = 0,25
=> a = 0,1 ; b = 0,05 mol
M gồm muối: HCOONa (0,05 mol) và Na2CO3 (0,1 mol)
=> mM= 0,05.68 + 106.0,1 = 14g
Đáp án C
Câu 39:
Phương pháp:


- Khi hỗn hợp A gồm Fe, Zn tác dụng với dung dịch chứa AgNO3, Cu(NO3)2 thì:
Bảo toàn khối lượng: mY = m + mAgNO3 + mCu(NO3)2 - mX=6,422 + m (1)
- Cho 0,08 mol một Mg vào dung dịch Y thu được dung dịch T có chứa Mg2+, NO3- và có thể có chứa
thêm các ion kim loại trong dung dịch Y.
Biện luận kiểm tra xem dung dịch muối cuối cùng gồm những chất nào ?
=> Chỉ có Mg(NO3)2
Bảo toàn khối lượng: mY + mMg = mMg(NO3)2 + mZ.
Thay (1) vào =>m
Hướng dẫn giải:
- Khi hỗn hợp A gồm Fe, Zn tác dụng với dung dịch chứa AgNO3, Cu(NO3)2 thì:
Bảo toàn khối lượng: mY = m + mAgNO3 + mCu(NO3)2 - mX=6,422 + m (1)
- Cho 0,08 mol một Mg vào dung dịch Y thu được dung dịch T có chứa Mg2+, NO3- và có thể có chứa

thêm các ion kim loại trong dung dịch Y.
Theo giả thuyết: nMg = nMg2+ = 0,08 mol và nNO3 = 2nCu(NO3)2 + nAgNO3 = 0,084 mol
Ta thấy: 2nMg2+ > nNO3 (Vô lý vì không thỏa mãn bảo toàn điện tích)
=> T chỉ chứa Mg(NO3)2: 0,042 mol
Bảo toàn khối lượng: mY + mMg = mMg(NO3)2 + mZ.
Thay (1) vào ta được: 6,422 + m + 1,92 = 0,042.148 +4,826
=> m = 2,7g
Đáp án C
Câu 40:
Trong dung dịch MOH có: mMOH=7,28g và mH2O= 18,72g
- Khi đốt cháy Y thì thu được muối cacbonat khan.
-> Bảo toàn M:
2MOH → MgCO3
7, 28
8,97
Mol

M  17 2M  60
=> M = 39 (Kali)
Chất lỏng X gồm: ancol AOH (a mol ) và H2O
mH2O=mH2O (trong dung dịch MOH) = 26.(100 – 280/100 = 18,72g
=> nH2O = 18,72: 18 = 1,04 mol
- Khi Y+ Na thì: nH2 = 9 nancol + nH2O = 0,5a + 0,5.1,04 = 12,768: 22,4 = 0,57 mol
=> a = 0,1 mol
mY= mAOH + mH2O = 24,72g =>MAOH= 60 => Ancol là C3H7OH
Ta có: mKOH bđ =26.0,28=7,28g =>nKOH bđ = 0,13 mol
Chất rắn Y gồm: RCOOK (0,1 mol) và KOH dư (0,03 mol)
Có mY = 10,08g = 0,1.(R+ 83) + 0,03.56 => R = 1 => HCOOK
-> %mHCOOK(Y) = 84.0,1: 10,08 = 83,33% (Gần nhất với giá trị 85)
Đáp án B




×