Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Hình tượng nhân vật đầy tớ Toinette trong vở kịch Người bệnh tưởng của Moliere

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.92 KB, 29 trang )

BÀI TẬP LỚN:
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CÔ HẦU GÁI TOINETTE
TRONG VỞ KỊCH “NGƯỜI BỆNH TƯỞNG” CỦA MOLIERE


MỤC LỤC

TRANG

I. MỞ ĐẦU
................................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài
................................................................................................................................
II. NỘI DUNG
................................................................................................................................
CHƯƠNG 1. Tác giả, tác phẩm
................................................................................................................................
1.1. Tác giả Moliere (1622 - 1673)
................................................................................................................................
1.1.1 Tiểu sử Moliere
................................................................................................................................
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
................................................................................................................................
1.2. Vở kịch Người bệnh tưởng
................................................................................................................................
1.2.1. Giới thiệu tác phẩm
................................................................................................................................
1.2.2. Nội dung tác phẩm
................................................................................................................................
1.2.3. Các nhân vật của vở kịch Người bệnh tưởng
................................................................................................................................


3. Một vài thống kê về nhân vật cô hầu gái Toanet trong vở kịch
Người bệnh tưởng
................................................................................................................................
3.1. Những hồi và cảnh kịch có nhân vật cô hầu gái Toinette
................................................................................................................................
3.2. Những nhân vật mà cô hầu gái Toanet tương tác và đối thoại
................................................................................................................................


CHƯƠNG 2. Vẻ đẹp tính cách nhân vật cô hầu gái Toinette
................................................................................................................................
2.1. Vẻ đẹp tính cách trong lời nói
................................................................................................................................
2.1.1. Thông minh, khéo léo đối đáp lại với các nhân vật
................................................................................................................................
2.1.1.1. Đối đáp, lí lẽ với ông chủ Argan khó tính
................................................................................................................................
2.1.1.2. Chế giễu, vạch mặt với các ông thầy thuốc “dởm”
................................................................................................................................
2.1.1.3. Tư vấn tình yêu bằng lí trí với nàng Angelique
................................................................................................................................
2.2. Vẻ đẹp tính cách trong hành động
................................................................................................................................
2.2.1. Đóng vai thầy thuốc vạch trần chứng “bệnh tưởng” của Argan
................................................................................................................................
2.2.2. Mưu kế và diễn kịch cùng Argan, giúp ông chủ nhận ra lòng người tốt
xấu
................................................................................................................................
2.2.3. Thái độ làm việc ân cần qua lời nói của Belinne
................................................................................................................................

….
................................................................................................................................
3. Vai trò của Toinette trong sự phát triển của cốt truyện
................................................................................................................................
4. So sánh nhân vật đầy tớ Toinette trong vở kịch Người bệnh tưởng và
Nicôn trong vở kịch Trưởng giả học làm sang của Molie
................................................................................................................................
CHƯƠNG 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
................................................................................................................................
3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
................................................................................................................................


3.1.1. Đối thoại
................................................................................................................................
3.1.2. Ngôn từ có tính tương phản, phóng đại
................................................................................................................................
3.1.3. Lời thoại lặp đi lặp lại
................................................................................................................................
3.2. Cái nhìn nhân vật
................................................................................................................................
3.3. Phương thức nghệ thuật nổi bật trong vở kịch
................................................................................................................................
3.3.1. Phương thức kịch hề
3.3.1.1. Giả trang
3.3.1.2. Hành động lố bịch, thái quá
3.3.1.3. Mâu thuẫn xung đột
3.3.2. Phương thức tính cách
III. KẾT LUẬN
................................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO
................................................................................................................................


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sân khấu Pháp trước kia chỉ có những kịch hề dân gian hết sức thô sơ mà chưa
có hài kịch đích thực. Đó là các bộ kịch ấu trĩ về tư tưởng và nghệ thuật, còn
khán giả thì bật cười một cách dễ dãi qua vở kịch có các động tác và ngôn từ
hài hước, cảnh ông nói gà bà nói vịt, các cảnh râu ông nọ cắm cằm bà kia,…
Nhưng rồi một thiên tài sinh thời vào giữa thế kỉ XVII có bút danh là Moliere,
ông là người đã có công xây dựng nên hài kịch Pháp từ bước đầu là những hề
kịch dung tục cho đến tiến lên nền đại hài kịch, người đã kết tinh được những lý
tưởng xã hội tiến bộ, những truyền thống tốt đẹp của nhân dân, dân tộc Pháp.
Moliere trong sự nghiệp sáng tác của mình đã có một số tác phẩm nổi tiếng có
thể kể đến là tác phẩm hài kịch “Người bệnh tưởng”, với nhân vật lão Argan
mắc chứng bệnh tưởng tượng và hay làm quá lên mọi chuyện đã khiến cho khán
giả cười đến nôn ruột. Như lẽ thường, khi nhắc đến nhân vật của vở kịch, mọi
người thường chú ý nhất vào các nhân vật chính như: ông chủ, bà chủ, người
con trai, người con gái,…. Sự chú ý này đôi lúc đã khiến ta bỏ quên đi một kiểu
nhân vật khá đặc biệt trong vở kịch. Đó là kiểu nhân vật người đầy tớ xuất hiện
không chỉ ở vở kịch “Người bệnh tưởng” nói riêng mà còn là các vở kịch nói
chung. Tuy rằng thân phận của họ không có gì đặc biệt và cực kì bình thường.
Nhưng sự xuất hiện của kiểu nhân vật đầy tớ này có vai trò cực kì quan trọng
trong nghệ thuật hài kịch của Moliere. Trong việc xây dựng các tình huống của
vở kịch, nếu thiếu đi vai trò của nhân vật người đầy tớ thì có lẽ vở kịch đó
không biết khi nào mới kết thúc, các mâu thuẫn tình huống không biết khi nào
mới được giải quyết triệt để. Tất cả là đều nhờ vào tài năng, tính cách của kiểu
nhân vật đầy tớ này: thông minh và rất tích cực trong việc xử lí mọi tình huống
cuộc sống quanh mình.

Vì lí do như trên, đề tài “HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CÔ HẦU GÁI
TOINETTE TRONG VỞ KỊCH “NGƯỜI BỆNH TƯỞNG” CỦA MOLIERE” là
đề tài nghiên cứu và khảo sát về một hình tượng nhân vật đầy tớ trong một vở


kịch của tác giả Moliere. Đó là cô hầu gái Toinette, một nhân vật đáng yêu
trong vở Người bệnh tưởng đã giúp gia chủ và những người thân của họ giải
quyết được tình huống và vấn đề của mình một cách khéo léo và sắc sảo. Qua
việc phân tích vẻ đẹp tính cách nhân vật của người đầy tớ - cô hầu gái Toinette
từ lời nói đến hành động để có thể khám phá được tư tưởng nghệ thuật của tác
giả Moliere khi ông xây dựng hình tượng nhân vật này đi từ sự yêu quý của
mình đến tầng lớp dân chúng là như thế nào.
Đề tài sử dụng sách Kiệt tác sân khấu thế giới Môlie – Người bệnh tưởng
của Đỗ Đức Hiểu dịch (2006), do nhà xuất bản sân khấu phát hành làm tài liệu
về tác phẩm để khảo sát và nghiên cứu.
II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. Tác giả, tác phẩm
1.1. Tác giả Moliere (1622 - 1673)
1.1.1 Tiểu sử Moliere
Moliere (1622 - 1673) là bút danh của Jean-Baptiste Poquelin. Là một trong
những nhà văn lỗi lạc nhất của chủ nghĩa cổ điển Pháp và của cả nền văn học
Pháp. Từ ba thế kỉ nay, nhân dân vẫn được nhân dân Pháp và nhân dân thế giới
ham thích và ca ngợi. các nhà văn Nga như Puskin, Googôn, Biêlinxki đánh giá
rất cao mặt hiện thực sâu sắc trong sự nghiệp sáng tác của ông. Lép Tônxtôi gọi
Moliere là “nhà hoạ sĩ giỏi nhất” của thời đại.
Moliere sinh thời trong một gia đình tư sản hầu cận nhà vua nên có điều kiện
học hành chu đáo. Ông yêu thích văn chương, nhiệt thành với triết học và chịu
ảnh hưởng của Gaxăngđi. Cha ông đã chọn con đường cho ông là đi học luật và
thừa kế chức vụ hầu cận nhà vua, nhưng Moliere lại không đi theo con đường
đã trải sẵn thảm nhung ấy. Ông chọn con đường sân khấu, gắn bó với nghề diễn

viên mà thời đó bị coi rẻ. Năm 1643, ông với anh em nhà Bejart lập “Đoàn kịch
trứ danh”, đến năm 1645 thì tan rã vì không diễn được ở thủ đô, ông liền rời
Pari về các tỉnh nhỏ.


Khoảng thời gian quan trọng nhất khởi đầu trong sự nghiệp của Moliere là
mười ba năm “lưu lạc giang hồ” (1645 - 1658) khi đoàn kịch Moliere đi qua
biểu diễn ở nhiều nơi, với những gian nan vất vả và túng đói. Lúc ấy ông vừa
làm diễn viên, đạo diễn, sáng tác kịch bản rồi lãnh đạo đoàn kịch,.. đã giúp ông
trưởng thành trong con con đường sự nghiệp mà mình chọn.
Tiếng tăm của Moliere vang xa đến kinh đô. Năm 1658, đoàn kịch được
vua cho gọi về Pari. Từ đây cuộc đời ông bước sang giai đoạn mới. Hàng loạt
vở kịch của ông ra đời gây tiếng vang rộng lớn. Tác phẩm của ông giáng vào
những thế lực phản động, thói hư tật xấu và thế lực thù địch.
Ngày 17-2-1673, trong đêm diễn thứ tư đóng vai nhân vật chính của vở kịch
Người bệnh tưởng, cảnh “Lễ nhận chức thầy thuốc” . Moliere đã kiệt sức trên
sân khấu, ông được đưa về nhà, bị lên cơn ho và thổ ra máu, hơn một tiếng
đồng hồ sau thì không may ông đã qua đời. Thế lực Giáo hội thù hằn ông từ lâu
vì bị những vở kịch của ông đả kích đã ngăn cản việc mai tang ông theo nghi
thức tôn giáo. Vợ ông phải quỳ phục dưới chân vua Lu-I XIV để hết lời cầu
khẩn. Moliere mới được chôn cất ở tại nghĩa địa của nhà thờ.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Theo giáo trình của thầy Phùng Văn Tửu đã phân loại sự nghiệp sáng tác của
Moliere làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1645 -1658, là giai đoạn đoàn kịch của ông đi diễn lang thang khắp
các tỉnh. Với các vở kịch Thằng ngốc (1655), Ghen (1656),.. nhiều vở ngày nay
đã thất lạc.
Giai đoạn 1659 – 1633, là giai đoạn mà nhà văn bắt đầu nổi tiếng. Với các vở
kịch như Những bà kiểu cách rởm (1659), Trường học làm chồng (1661),
Trường học làm vợ (1662),..

Giai đoạn 1664 -1666, là giai đoạn ông sáng tác nhiều vở kịch chĩa mũi nhọn về
các thế lực đang thống trị. Với các vở kịch như Tartuffe (1664), Don Juan
(16650), Anh ghét đời (1666).


Giai đoạn 1667 – 1673, là giai đoạn nhà văn chuyển hướng chĩa muĩ nhọn vào
giai cấp tư sản qua vở Lão Hà Tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670),
Người bệnh tưởng (1673).
Moliere chết đi đã để lại cho chúng ta ngày nay gần 40 tác phẩm, để lại những
vở kịch gây nhiều tiếng cười trong lòng công chúng, những thông điệp cuộc
sống ý nghĩa, sự yêu mến con người của tầng lớp dân chúng và tình yêu cuộc
đời của Moliere.
1.2. Vở kịch Người bệnh tưởng
1.2.1. Giới thiệu tác phẩm
Đây là tác phẩm cuối cùng của Moliere. Vở kiệt tác được ông đưa lên sân khấu
làm trò hề một bọn cổ hủ, bọn thầy thuốc giáo điều lại còn không tiếp thu sự
tiến bộ khoa học. Nó nói lên những thói giả nhân giả nghĩa , lừa bịp, ích kỉ của
quan hệ chủ nghĩa tư bản. Những buổi biểu diễn đầu tiên của Người bệnh tưởng
được hoanh nghênh nhiệt liệt chưa từng thấy. Nhưng đó cũng là lần cuối cùng
nhân dân Pari tiễn biệt nhà văn vĩ đại của mình.
Người bệnh tưởng được viết vào ngày 10-02-1673.
1.2.2. Nội dung tác phẩm
Ông Argan – một trong các nhân vật chính luôn tự huyễn bản thân rằng phải bị
đau ốm chứ không muốn khỏe mạnh, điều này đã làm cơ hội cho các ông thầy
thuốc bảo thủ thay nhau vẽ ra các thứ bệnh và thuốc để điều trị cho lão ta, với
mục đích móc túi của lão Argan càng nhiều tiền càng tốt. Bên cạnh đó vở kịch
còn có những lớp đối thoại của ông Argan với đứa con gái bé Louison để tìm
thông tin về người đàn ông lạ trong buồng chị Angelique, đoạn đối thoại với
những nhân vật bên lề khác. Trong đó, cô hầu gái tên Toinette nhanh nhẹn thông
minh cùng ông chú Beralde đã tích cực giúp cho Argan thấy rõ thủ đoạn của các

ông thầy thuốc “dởm”, cô nghĩ mưu kế giúp ông thử lòng những người thân
trong gia đình và giúp nàng Angelique cùng chàng Clealte vượt qua thử tình
yêu để đến được với nhau.


1.2.3. Các nhân vật của vở kịch Người bệnh tưởng
ARGAN

(ACGĂNG)

- Người bệnh tưởng

BELINNE

(BÊLIN)

- Vợ kế của Argan

ANGELIQUE

(ĂNGGIÊLICH) - Con gái Argan & người
yêu của Clealte

LOUISON

(LUIDÔNG)

- Con gái nhỏ của Argan
và là em gái Angelique


BERALDE

(BÊRANĐƠ)

- Em trai Argan

CLEALTE

(CLÊĂNG)

ÔNG DIAFOIRUT

(ĐIAFOARUT)

- Người yêu của Angelique
- Thầy thuốc

THOMAS DIAFOIRUS (TÔMAT ĐIAFOARUS)

- Con trai

Diafoirut, yêu nàng Angelique
ÔNG PURGON

(PUYÊCGÔNG) - Thầy thuốc của Argan

ÔNG BONNOEFOY

(BONNƠFOA)


- Trưởng khế

ÔNG FLEURANT

(FLƠRĂNG)

- Kê đơn, pha thuốc

TOINETTE

(TOANET)

- Cô ở gái

3. Một vài thống kê về nhân vật cô hầu gái Toanet trong vở kịch Người
bệnh tưởng
3.1. Những hồi và cảnh kịch có nhân vật cô hầu gái Toinette
Nhân vật cô hầu gái Toinette xuất hiện gần như đầy đủ trên các hồi và các cảnh
của vở kịch Người bệnh tưởng. Điểm qua các hồi và cảnh kịch như sau:
Trong hồi I của vở kịch, Toinette xuất hiện trong 5/7 lớp của kịch:
- Hồi I, lớp II: Toanet và Argan
- Hồi I, lớp III: Angelique, Toinette, Argan


- Hồi I, lớp IV: Angelique, Toinette
- Hồi I, lớp V: Argan, Angelique, Toinette
- Hồi I, lớp IV: Bélinne, Angelique, Toinette, Argan
Trong hồi II của vở kịch, Toinette xuất hiện trong 5/9 lớp của kịch:
- Hồi II, lớp I: Toinette, Clealte
- Hồi II, lớp II: Argan, Toinette, Clealte

- Hồi II, lớp IV: Toinette, Clealte, Angelique, Argan
- Hồi II, lớp V: Ông Diafoirut, Argan, Angelique, Clealte, Toinette
- Hồi II, lớp VI: Belinne, Argan, Toinette, Angelique, Ông Diafoirut,
Thomas Diafoirus
Trong hồi III của vở kịch, Toinette xuất hiện trong 11/14 lớp của kịch:
- Hồi III, lớp I: Beralde, Argan, Toinette
- Hồi III, lớp II: Beralde, Toinette
- Hồi III, lớp V: Ông Purgon, Argan, Beralde, Toinette
- Hồi III, lớp VII: Toinette, Argan, Beralde
- Hồi III, lớp VIII: Toinette (cải trang làm thầy thuốc), Argan, Beralde
- Hồi III, lớp IX: Toinette, Argan, Beralde
- Hồi III, lớp X: Toinette (giả làm thầy thuốc), Argan, Beralde
- Hồi III, lớp XI: Toinette, Argan, Beralde
- Hồi III, lớp XII: Belinne, Toinette, Argan, Beralde
- Hồi III, lớp XIII: Angelique, Argan, Toinette, Beralde
- Hồi III, lớp XIV: Clealte, Angelique, Argan, Toinette, Beralde

3.2. Những nhân vật mà cô hầu gái Toanet tương tác và đối thoại


Khi khảo sát về những nhân vật mà Toinette có tương tác và đối thoại, một số
lớp của kịch tuy rằng có sự xuất hiện của Toinette và các nhân vật khác nhưng
đôi khi Toinette lại không tham gia tương tác với một nhân vật này mà cô chỉ
tương tác với nhân vật còn lại, dấu hiệu nhận biết là nhờ vào cách xưng hô hoặc
thái độ của cô trong lời thoại.
Ví dụ:

- Con gái ông chứ ai. Cô ấy sẽ bảo là cô ấy cóc cần cái ông
Điaphoaruyt, cái cậu con Tômat Điaphoaruyt với tất cả họ hàng
hang hốc Điaphoaruyt ở trên đời này. (Toinette tương tác với

Argan)
- Học đường muôn năm! Ở học đường ra có khác, sao tài thế!
(Toinette tương tác với Thomas Diafoirus)

Tất cả được biểu diễn bằng bảng dưới đây:

Các nhân vật mà
Toinette có tương tác

Toinette tương
tác với nhân
vật ở Hồi I tại
lớp

Toinette tương
Toinette tương
tác với nhân
tác với nhân vật
vật ở Hồi II tại
ở Hồi III tại lớp
lớp

1. Argan

II, III, V, VI,

II, IV

I, V, VII, VIII,
IX, X, XI, XII,

XIV

2. Angelique

IV, VI

Không có

XIII

3. Clealte

Không có

I, II, IV, V

XIV

4. Belinne

VI

VI,

XII

V

V, VI


Không có

V

Không có

5. Thomas Diafoirus
6. Ông Diafoirut

Không có

7. Beralde

Không có

Không có

I, II, XI, XIV

8. Fleurant

Không có

Không có

V


9. Purgon


Không có

Không có

V

CHƯƠNG 2. Vẻ đẹp tính cách nhân vật cô hầu gái Toinette
2.1. Vẻ đẹp tính cách trong lời nói
2.1.1. Thông minh, khéo léo đối đáp lại với các nhân vật
2.1.1.1. Đối đáp, lí lẽ với ông chủ Argan khó tính
Vì là cô ở gái nên Toinette biết tỏng được tính tình của ông chủ Argan nhà
mình, đôi lúc vì quan trọng hóa đến căn bệnh mà Argan luôn có thái độ la mắng
hối thúc người nhà hết sức để họ phải đến mà phụ việc cho mình. Biểu hiện qua
việc lão gắn một chiếc chuông trong nhà, khi cần thì cứ gõ “leng keng” để
người nhà biết mà đến! Điều này hẳn làm người đọc và khán giả phải tưởng
tượng đến một viễn cảnh ông này như đang ở trong một bệnh viện vậy, Argan là
bệnh nhân và phải luôn luôn có những thức túc trực quanh ông như người điều
trị (thực tế là người nhà), chuông báo gọi bác sĩ (thực ra là cái chuông chỉ kêu
“leng keng”), Argan phải làm như vậy vì cho rằng mình đang bị bệnh mà.
Nhưng bệnh nào ở đây? Chắc chỉ có cái chứng… “bệnh tưởng” mới là bệnh của
ông thôi vậy.
Toinette một lúc mới đi vào, biết là lão ta sẽ thét ra lửa với cô vì bực mình, cô
nhanh trí “vừa kêu lên vừa nói” để mà “ngăn lời Argan và cho lão khỏi thét”
qua câu cảm thán: “- Ái chà đau!”. Có đến 6 lần Toinette ngắt lời ông chủ bằng
câu nói này trong hồi I lớp I của vở kịch. Điều này thật hiệu quả, Argan vì bị
ngắt lời mà không thể trách móc cô ở gái cố tình đi chậm trễ đến giúp mình mà
điều đó còn làm ông “đành phải qua chuyện khác” cho xong. Argan trong ức
chế đã phải mắng Toinette là “đồ con ranh !” , vì là người ở mà lại dám chiêu
trò, lí lẽ với ông chủ của mình.
Toinette còn nhắc nhở cho Argan về trách nhiệm “việc ai thì người nấy làm”

qua lời nói: “- Ô kìa! Những việc ấy con biết đâu. Lão Flơrăng đẽo được tiền


thì phải dí sát mũi vào đó mà ngửi chứ!” khi ông chủ hỏi mình về xem cho ông
việc đại tiện có khá không.
Cùng với đó, Toinette chỉ cho Argan biết rằng ông chủ đã bị bọn thầy thuốc lợi
dụng để móc tiền bằng câu hỏi “- Cái lão Flơrăng với cái lão Puyêcgông tha
hồ lấy cái thân ông ra mà nô giỡn. Ông là con cóc vàng của hai lão ta. Con
muốn hỏi hai lão, ông bệnh với tật gì mà cứ cho uống thuốc hoài như thế. ”.
Nhưng ông Argan không tin điều đó vì ông cho rằng Toinette chỉ là người ở,
không có quyền được kiểm tra đơn thuốc của y khoa. Đúng là một ông chủ khó
tính.
Trong lớp I hồi V của vở kịch, Tonette khéo léo thuyết phục Argan về việc bỏ ý
định mai mối giữa con gái ông là cô Angelique với con trai thầy thuốc Diafoirut
với một loạt lí lẽ như: “- …Của cải của ông như thế mà lại đi gả con gái cho
một anh thầy thuốc ư?” ; “- …cô con lấy chồng là lấy cho cô con mà cô con
không ốm thì không cần gì phải rước lấy ông chồng thầy thuốc đến cho cô con.
; “- .. Con hỏi thật, ông có muốn con cứ thẳng mà khuyên ông điều này
không”; “- Ông đừng mơ tưởng đến cái đám ấy nữa”; “- … con thành thật
khuyên ông nên chọn cho cô con người chồng khác, cô con chẳng sinh ra để
làm bà Điaphoaruyt đâu. ”; cuối cùng là thẳng thắng khẳng định “- Con đã bảo
cô con không lấy là cô con không lấy”. Ngay khi ông chủ Argan vẫn muốn giữ
quyết định mai mối của mình, Toinette đã lên tiếng quyết liệt “- Còn con, con
nhất quyết cấm không cho cô con lấy người ấy” ; cô lại vạch trần Argan rằng: “Ông chủ làm mà không biết nghĩ thì con ở có quyền uốn nắn ông chủ.” cùng với
câu nói như khẳng định lại trách nhiệm của con ở là: “- Con có bổn phận không
để cho ông làm điều điên rồ.”
Toinette còn nói hộ cho cô Angelique về việc mai mối “- Tại vì cô con không
chịu đâu.”; “- Cô ấy sẽ bảo là cô ấy cóc cần cái ông Điaphoaruyt, cái cậu con
Tômat Điaphoaruyt với tất cả họ hàng hang hốc Điaphoaruyt ở trên đời này” ;
“- Đừng hòng, ông chớ nói vậy.” ; “- Không. Chắc là cô con không lấy.”

Ông chủ nào mà chẳng tức giận khi nghe một người đầy tớ dưới bậc mình lại đi
nói với mình những lời có vẻ “giáo huấn” đến như vậy. Argan lúc này “nổi


giận, tay cầm cây gậy đuổi theo Toinette quanh cái ghế”, ông đuổi đánh rồi đến
la mắng nguyền rủa cô ở gái. Thế mà Toinette vẫn giữ nguyên quan điểm của
mình “- Không đời nào con chịu ưng cái đám ấy.” ; “- Con không muốn cho cô
con lấy cái thằng Tômat Điaphoaruyt của ông.” . Cô ở gái còn dõng dạc tuyên
bố sẽ thay mặt ông chủ nắm quyền tài sản: “- Cô con mà vâng lời thì con sẽ
không cho cô thừa hưởng gia tài của con.”. Với một loạt lí lẽ và thái độ cương
quyết như vậy, Toinette mang phẩm chất của một con người thẳng thắn và tràn
đầy tinh thần luôn sẵn sàng giúp đỡ và quan tâm đến người khác. Cô kiên quyết
đến cùng chống đối lại cuộc mai mối này cũng vì thấy rõ bộ mặt xảo trá và
không thật lòng của bọn thầy thuốc. Vì vậy mà Argan đã phải thốt lên “- Trời ơi
đất ơi, nó giết tôi đây này” và “- Nó làm tôi uất hết cả khí lên.”
Kiên quyết như vậy nhưng đôi khi Toinette vẫn nhanh nhảu giả vờ nịnh hót với
ông chủ Argan mang chứng bệnh tưởng của mình nhằm để ông “thuận lòng”. Ở
đây không phải là việc cô khen ông chủ mình da dẻ khỏe đẹp, mà là phải đau
ốm bệnh tật như “- Vâng, thưa ông, vâng, thì ông ốm: cái ấy chả phải tranh cãi
nữa… ông còn ốm nặng hơn là ông tưởng nữa kia.” ; “- Ông cháu khỏe hơn à?
Sai rồi. Ông cháu còn ốm liểng xiểng đấy chứ.” ; “-...Da dẻ ông cháu kém sắc
lắm.. Chưa bao giờ ông cháu ốm to như thế này”. Có như vậy, cô hầu gái mới
được ông chủ khó tính khen ngợi: “- Con bé nói phải đấy.” . Chi tiết này có khi
làm người đọc và khán giả phải bật cười vì sự xuất hiện của tình tiết trái ngược
thực tế này.
Tình huống Toanet tranh cãi với ông chủ Argan là rất dai dẳng và quyết liệt,
điều này trải qua tận hai lớp dài nhất của vở kịch trong hồi I. Nhưng chuyện này
vẫn chưa dừng lại ở chỗ ai đúng ai sai, cũng chưa dừng lại ở chỗ vì tranh cãi kết
thúc mà chỉ là vì Argan “đuổi không nổi, quá mệt mỏi và thở hổn hển” nên cuộc
tranh cãi mới chỉ tạm ngưng mà dần nhường chỗ cho sự kiện khác. Toinette là

cô gái bản lĩnh, ở cô có cái nhìn mới về tình yêu đôi lứa (thể hiện ở phân cảnh
Toinette trả lời giúp Angelique về tình yêu của mình) nên cô không chịu đựng
được sự mai mối vô lý, sự sắp đặt “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” từ ông Argan
với cô con gái. Cho nên cô luôn lên án và bảo vệ hết sức luận điểm của mình để


dành công bằng cho cô chủ Angelique: “- Thế nào thì thế, cũng phải phá cái
cuộc hôn nhân quái gở này…”.
2.1.1.2. Chế giễu, vạch mặt với các ông thầy thuốc “dởm”
Toinette đã bày tỏ thái độ không vừa ý với bọn thầy thuốc “dởm” này ngay từ
những hồi kịch đầu. Nhưng nếu cô có đổi ý, thì đó cũng chỉ là lời chế giễu nâng
tầm phóng đại của cô đối với bọn người xảo trá mà thôi. Điều này được thể hiện
qua cách gọi của cô với hai cha con nhà Diafoarut là “-…Ông Điaphoaruyt bố
với ông Điaphoaruyt con..” cùng với sự tâng bốc: “-… ông được một chàng rể
ra phết! Rồi ông xem, một cậu con trai xinh đẹp nhất đời, ý nhị tuyệt trần
gian…” và lời phóng đại quá mức rằng “-…cậu ấy mới nói với con mấy tiếng
mà con đã mê cả hồn, chắc cô con đến chết mê chết mệt cậu ấy mất.”
Thomas Diafoarus là người con trai của ông thầy thuốc “dởm” Diafoarut. Anh
chàng cùng cha đến nhà Argan để gặp mặt và nói chuyện về hôn lễ. Mới đầu
gặp Argan và một vài lời bày tỏ lời chúc mừng đến “ông thân gia tương lai”.
Đáng lẽ ra chỉ cần vài lời hỏi thăm và lời chúc mừng chân thành là đã đủ.
Nhưng anh chàng trong lời chúc mừng đã sử dụng hết mức có thể những từ ngữ
mỹ miều và cực kì sang trọng không cần thiết để nói với Argan. Toinette chỉ là
cô hầu gái nhưng khi nghe xong cũng phải giả vờ tung hô anh chàng tỏ vẻ tri
thức này: “- Học đường muôn năm! Ở học đường ra có khác, sao tài thế!” và
chèn thêm câu nói giễu: “- Học hành chữ nghĩa thế mới là học hành chứ, như
nhả ngọc phun châu vậy thay.”. Toinette công nhận cậu ta xuất thân có học,
nhưng trong nói năng đã lạm dụng từ ngữ quá phóng đại và hư cấu, không cần
thiết. Anh ta chúc mừng Angelique với cách gọi là “quí nương” và những sự ví
von không tưởng “- Thưa quí nương, không hơn không kém việc bức tượng

Memnông…nhan sắc rực rỡ như ánh mặt trời của quí nương..” ; với những lời
hứa hẹn bay bổng của anh chàng: “-… thì trái tim tôi, từ nay về mai hậu, sẽ
cũng cứ luôn luôn hướng về cái cực duy nhất là đôi mắt yêu quí của quí
nương…được trăm năn phụng thờ quí nương như một kẻ tôi tớ hèn mọn, ngoan
ngoãn trung thành.”. Cô còn chế giễu về việc treo cái luận án phô trương của
anh chàng ở trong buồng. Trước sự phản ứng của Toinette, người đọc và khán


giả đã thấy rõ sự ứng xử vô duyên đến buồn cười của cậu con trai nhà thầy
thuốc Diafoarut.
Toinette đã sớm muộn biết hết bộ mặt giả dối và cách thức làm ăn không chân
chính của ông thầy thuốc, cô tiếp tục vạch mặt Diafoarut khi ông này lí giải lí
do tại sao lại đi làm thầy thuốc ở ngoài công chúng: “-...ai lại đi muốn các ngài
chữa khỏi bệnh thì có láo không! Các ngài có phải làm việc ấy cho họ đâu”, là
một thầy thuốc nhưng lão ta lại sợ phiền vì những ông tai to mặt lớn “cứ khăng
khăng muốn thầy thuốc phải chữa cho họ khỏi bệnh kia”. Thật lố bịch, Toinette
càng muốn chứng tỏ cách làm ăn vụ lợi bất tín trong lời biện hộ của ông ta với
khẳng định “-…Đối với họ, các ngài chỉ có việc lĩnh tiền bổng với kê đơn thôi
chứ, còn khỏi hay không, thì họ phải tự lo liệu lấy chứ.”. Từ Toinette, đây
không phải là lời nói hùa theo mà là những lời nói vạch trần sự thật nghề nghiệp
giả dối của lão thầy thuốc kia, cô sẽ chẳng tốn những lời nói như vậy nếu ông
thầy thuốc này làm ăn chân chính, không bịp bợm móc túi ông chủ của mình
hoặc với “người công chúng dễ dãi” ngoài kia.
Thêm một nhân vật trong danh sách các ông thầy thuốc “dởm” là ông Purgon
với vai trò là người kê đơn pha thuốc cho Argan, Toinette cũng ra sức giễu nhại
lại ông thầy thuốc này qua những lời “kết luận” cho ông chủ của mình khi ông
Purgon phản ánh lại rằng Argan đã xem khinh và chẳng chịu dùng đơn thuốc
ông này cho. Lời nói của cô phủ nhận danh tính ông thầy thuốc này: “- Trên
bảng ghi tên các danh y của tôi không có lão này...”. Qua sự giễu nhại ấy cô
nàng muốn Argan thất rõ kết cục của việc mời những ông thầy thuốc này về, để

rồi người ta sẵn sàng lên mặt với mình nếu chẳng may bỏ sót đơn thuốc của họ.
2.1.1.3. Tư vấn tình yêu bằng lí trí với nàng Angelique
Cảnh tư vấn tình yêu của Toinette thể hiện trong lớp IV hồi I của vở kịch. Đến
đây người đọc và khán giả sẽ công nhận cô hầu gái này lại rất tâm lý và khéo
khi nói chuyện tình cảm với Angelique. Biểu hiện ở chỗ, Angelique nhìn
Toinette như muốn bảo điều gì, vì cô tin tưởng ở người hầu gái này sẽ đoán
được những điều mình định nói. Toinette chẳng ngại ngần mà đáp “- Cháu
cũng hơi đoán ra rồi…”. Trong phân cảnh ấy, cô hầu gái trả lời với Angelique


bằng những câu nói ngắn gọn mà thẳng thắn, những câu khẳng định không
vòng vo như: “- Có”; “- Đúng thế”; “- Hẳn thế”, “- Có thế”; “- Đời nào”; “Lạy trời, chả nên thế”; “- Tất nhiên rồi”, ở vài lời thoại cô có đưa ra sự lí giải
và cách làm giúp Angelique có cái nhìn của lí trí với người tình: “- Ấy ấy, điều
này thì có khi cũng phải ngờ vực tí ti đấy. Những điệu bộ giả đò ái ân y như
thật, cháu đã thấm lắm tên đóng kịch đại tài đấy”, “-…để xem cậu ấy có cho
người đến dạm hỏi xin cưới cô như cậu ấy đã viết thư cho cô hôm qua không,
lúc bấy giờ mới biết là cậu ấy thật hay không thật.”
Trong tình yêu, thường thì con người ta rất dễ rơi vào mù quáng và đưa ra đánh
giá không đúng về người yêu của họ. Toinette trong việc này đóng vai trò như
một người ngoài cuộc, bằng con mắt nhìn người và tư tưởng chín chắn đã giúp
Angelique nhìn nhận lại và đánh giá về anh chàng Clealte cũng như tình cảm
của mình trong tình yêu. Angelique thật may mắn vì bên cạnh mình có một
quân sư tình yêu tỉnh táo như Toinette vậy.
2.2. Vẻ đẹp tính cách trong hành động
2.2.1. Đóng vai thầy thuốc vạch trần chứng “bệnh tưởng” của Argan
Ý định đóng vai thầy thuốc của cô thể hiện trong lớp II hồi III của vở kịch.
Toinette đi từ vạch mặt các ông thầy thuốc “dởm” đến việc muốn ông chủ của
mình thấy rõ bộ mặt của họ. Cô hầu gái nghĩ một kế sách “gậy ông đập lưng
ông” như sau: “-…Con nghĩ bụng giá có cách nào đưa vào đây một ông thầy
thuốc về cánh ông con mình, để cho ông con chán ghét cái lão Purgon, thấy rõ

hành vi của lão, thì hay quá…”. Theo Toinette, nhân vật ông thầy thuốc này khá
là khó lòng tìm kiếm: “-…Nhưng, chẳng thể đào đâu ra ông thầy thuốc đó…”.
Kế hoạch này không chỉ có mình cô hầu gái mà còn có thêm ông chú Beralde
thực hiện. Vai trò của Beralde là trước tiên phải làm công tác tư tưởng với
Argan về các vấn đề mới rất gắn với khoa học: thực tế năng lực của những ông
thầy thuốc, tình trạng cơ thể con người, cách thức nghỉ ngơi khi bị đau ốm,.. và
Beralde không quên nêu sự thật về lão Purgon – một con người cứng nhắc bảo
thủ nhưng luôn gạt bỏ tư tưởng khoa học, ứng dụng y học với những kiến thức
lạc hậu không chính xác, như vậy sẽ dẫn đến hệ quả chết người.


Kế hoạch vạch trần chứng “bệnh tưởng” này phải đảm bảo sự loại trừ đi các
ông thầy thuốc mà Argan đang tin tưởng. Sau đó mới có thể viện cớ việc thiếu
người chữa bệnh mà đi mời thầy thuốc khác. Điều này Beralde và Toinette đã
làm rất tốt, từ việc công kích Fleruant trước mặt Argan và đến lượt ông Purgon
cũng vậy. Những con người nhân danh làm thầy thuốc nhưng khi thấy người
nhà bệnh nhân lí lẽ nhạo báng thì đã lên mặt và nguyền rủa, rồi dọa dẫm và phó
mặc cho họ. Thời điểm mà Argan thất vọng khi các thầy thuốc đã bỏ đi, đó lại là
cơ hội cho màn diễn kịch của Toinette đóng vai thầy thuốc mới, tại lớp VII đến
lớp IX của hồi III. Để cho ông chủ khỏi nghi ngờ, cô giả vờ đã trông thấy “ông
thầy thuốc mới” đó và khéo léo miêu tả ông ta rất giống với mình, cô lại giả vờ
đặt nghi vấn: “-…Nếu con không biết chắc mẹ là người đoan chính, thì con đã
bảo là cậu em nào đó mà mẹ đẻ ra, sau khi bố con mất.”. Sự miêu tả ấy đã
thuyết phục Argan tò mò và có lời mời đến “ông thầy thuốc” đó. Trong tình
huống đóng giả thầy thuốc, Toinette chứng minh cho Argan biết mình là một
lang y “có bí quyết mầu nhiệm của nghề thuốc” bằng cách cho ông chủ đoán về
tuổi tác, hóa ra “thầy thuốc mới” này tuổi đã rất cao nhưng khuôn măt mới chỉ
như người thanh niên vậy, Argan đã phải bất ngờ vì phép làm trẻ hóa con người
của “bí quyết nghề thuốc”.
2.2.2. Mưu kế và diễn kịch cùng Argan, giúp ông chủ nhận ra lòng người

tốt xấu.
Hành động tiếp theo của cô hầu gái là giúp ông chủ của mình nhận ra ai
là người thật lòng và giả dối trong chính ngôi nhà của mình. Mở đầu là phát
hiện của ông chú Beralde về con người của bác gái Belinne. Ông chú cho rằng
Argan vì say mê bác gái nên bà ấy “giương lên cái bẫy nào là Argan cũng ngoan
ngoãn chui đầu vào”. Cả Toinette cũng từ lí do ấy cùng hợp tác với Beralde mà
xin phép ông chủ làm theo lời mình đi thử thách để xem thái độ của bà Belinne
“đau khổ” như thế nào. Cô nghĩ ra một kế là cho Argan nằm thẳng cẳng trên
chiếc ghế để giả chết. Rồi Toinette giả vờ cho rằng việc này là vô ích và ông
chú sẽ một phen bẽ mặt. Phải hành động như vậy thì mới khéo léo cho Argan
vào đúng như kế hoạch của mình. Tưởng như vô tình nhưng lại là hữu ý, đó


mới là cách thuyết phục hiệu quả nhất của Toinette. Màn thử lòng bà mẹ kế này
có ở trong lớp XII hồi III của vở kịch. Cô hầu gái đã diễn một cảnh khóc lóc
đến ông chủ “đã khuất” của mình trước bà Belinne. Bà ấy ngay khi trông thấy
người chồng mình đã chết thì liền đổi thay thái độ rất nhanh. Chính thái độ và
lời nói chửi rủa với Argan đã lột tả bộ mặt thật của mụ ấy. Trước kia, bà ta dành
cho người chồng của mình những lời âu yếm hết mức: “- Mình ơi”; “- Mình
yêu quý!”; “-…bé tí teo của em!”; “Vâng mình ạ, nếu số phận em chẳng ra gì
mà mất mình…thì đối với em, cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì nữa” thì bây giờ
chúng đã được những lời nói cay độc: “- Lão ta chết đi thì có thiệt gì cho ai,
lão ta sống thì có được tích sự gì?”; “-…người đâu mà như của nợ cho thế
gian, bẩn thỉu, ghê tởm…lại đần độn, khó chịu, tính khí thì khoằm khoặm” và
câu nói “-…làm cho mọi người mệt cả xác, suốt cả ngày đêm mắng con ở , chửi
đầy tớ”; “-…Có những giấy tờ tiền bạc mà tao phải tóm lấy; thế mới bõ những
năm tao đã bỏ uổng ngày xanh, sống bên lão ta” là những minh chứng cho sự
chung sống của mụ với Argan chỉ vì đồng tiền chứ không phải là tình cảm thật
sự. Argan sau sự việc với bà ta đã nhận ra nhiều bài học đáng nhớ.
Không chỉ nghĩ mưu thử lòng bà vợ kế Belinne, Toinette còn dẫn cho ông

chủ thử lòng thêm với cô con gái của mình là Angelique. Cô con gái hiếu thảo
rất bất ngờ và đau khổ trước cái chết của cha. So với người tình Clealte, Argan
mới chính là người mà cô yêu quý nhất trên đời. Nàng thôi nhắc đến chuyện
tình cảm còn dang dở: “- À, anh Clêăng, thôi đừng nói tý ty gì về việc ấy nữa,
anh đừng nghĩ đến việc cưới xin nữa…”, mà xin vâng theo ý định của cha để có
thể chuộc tội đã làm phiền lòng cha: “-…Thưa cha cho con xin được hứa như
thế, con xin hôn cha để tỏ nỗi lòng đau đớn của con”
2.2.3. Thái độ làm việc ân cần qua lời nói của Belinne
Với vai trò là một cô ở gái, những phẩm chất, việc làm của Toinette được
bà Belinne kẻ lại với Argan: “-…Như con bé này nó được cái khéo chân khéo
tay, cẩn thận chịu khó, nhanh nhẹn và nhất là có nghĩa.”. Một phân cảnh nhỏ
nhưng phần nào làm cho người đọc và khán giả biết về cô ở gái này làm việc
như thế nào trong nhà ông chủ Argan. Bên cạnh những tình huống “đứng lên cãi


xa xả” với ông chủ, nghĩ mưu, đóng vai,.. thì Toinette vẫn tận tâm với công việc
phụ giúp nhà cửa trong vai trò là người ở của mình.
3. Vai trò của Toinette trong sự phát triển của cốt truyện
Suốt những hồi và lớp của vở kịch, nhân vật Toinette tuy thuộc thân phận
đầy tớ nhưng xét về vai trò xử lý những tình huống có trong vở kịch của cô là
không hề nhỏ. Toinette xử lý mọi chuyện rất tích cực và triệt để. Với lời nói, cô
sẵn sàng tranh cãi với ông chủ của mình qua nhiều lớp kịch, kiên quyết bảo vệ
quan điểm của mình đế cùng; cô còn tìm cách chen ngang, giễu nhại đến thầy
thuốc mặc dù đây là những cuộc đối thoại của ông chủ với những vị khách,
những ông thầy thuốc. Với hành động qua những sự việc như: ngăn cản cuộc
mai mối của Argan cho con gái: cô phản đối từ lời nói (tranh cãi, lí lẽ) cho đến
hành động (đóng vai, còn nhờ thêm ông chú Beralde giúp đỡ bênh vực); chế
giễu vạch trần bộ mặt thật của thầy thuốc (từ cha con nhà Diafoarut đến ông
Purgon, gián tiếp loại trừ những con người này); cùng ông chủ thử lòng người
tốt xấu (cô khuyên Argan giả chết để thử lòng tất cả mọi người trong nhà, từ bà

vợ kế Belinne rồi đến con gái Angelique). Những cách xử lí của cô rất khéo léo
và thông minh, nên mọi chuyện đều dẫn đến kết quả tốt.
Vai trò của Toinette trong sự phát triển của cốt truyện là rất quan trọng. .
Trong tác phẩm, hai nhân vật có “đầu óc tỉnh táo nhất” trong nhà Argan đó là
Toinette và ông chú Beralde. Đặc biệt là Toinette, cô xuất hiện xuyên suốt từ
đầu đến cuối tác phẩm. Molie đã xây dựng thành công một nhân vật đầy tớ có
cái nhìn đánh giá về con người rất tốt. Điều này không có ngữ liệu nào nói đến
nhưng qua những lời nói và hành động của cô đã chứng minh được điều đó.
Nhưng trong sự đối chiếu này, hẳn mọi người sẽ thấy:
Nếu không có Toinette phản đối với cuộc mai mối của Argan, liệu nàng
Angelique và chàng Clealte có đến được với nhau hay không? Hay là
Angelique vẫn phải trong cuộc hôn nhân với cậu Thomas Diafoarus?
Nếu không có cô đầy tớ giúp đỡ nàng Angelique trả lời về những câu hỏi
tình yêu còn bỡ ngỡ, liệu Angelique có thể tự mình trả lời chúng trong tư tưởng


của sự bay bổng tình yêu hay không? Hay là cô không bao giờ có thể giải đáp
được chúng?
Nếu cô đầy tớ này không tham gia chế giễu vạch trần những ông thầy
thuốc “dởm”, liệu rằng Argan có sớm nhận ra bộ mặt thật của họ hay không?
Liệu Argan có thể nhận thức mình đang bị lợi dụng hay không?
Nếu Toinette không nghĩ kế giúp ông chủ nhà mình thử lòng những người
trong gia đình, có lẽ Argan vẫn chưa thể nào có nhận thức và sự đối xử đúng
với bà vợ kế và con gái của mình. Nếu không nghe lời Toinette để giả chết thử
lòng bà vợ kế, liệu Argan có tiếp tục dành những yêu quý và xem trọng đến với
bà vợ kế mưu mô hiểm độc này không? Nếu không nghe lời Toinette tiếp tục giả
chết thử lòng cô con gái Angelique, liệu ông có kịp thay đổi cách nhìn về đứa
con hiếu thảo này không? Hay ông vẫn dùng những lời giáo điều và chửi mắng
của mình đến cô con gái?
Nếu không có Toinette giả làm thầy thuốc, liệu Argan có thay đổi được

lối sống theo hướng tích cực hơn không? Hay là ông ta vẫn sống trong “bệnh
tưởng” cùng với cách ăn uống phản khoa học?
Những sự đối chiếu ấy đã chứng minh cho vai trò của cô đầy tớ trong vở
kịch Người bệnh tưởng. Tuy rằng có một nhân vật là Beralde góp sức một phần
vào việc làm công tác tư tưởng cho Argan về chứng “bệnh tưởng” của mình
nhưng trong tất cả các tình huống kịch tính và mâu thuẫn, Toinette đã có công
lớn hơn nhiều. Sự xuất hiện của cô từ lời nói đến hành động đã giúp tháo gỡ
mâu thuẫn và làm mọi thứ trở nên đi đúng hướng. Người đọc và khán giả sẽ
nhận ra một điều rằng: nếu không có cô hầu gái Toinette, có lẽ vở kịch Người
bệnh tưởng không biết khi nào mới thực sự kết thúc, mà sự kết thúc ở đây phải
đi từ việc giải quyết được triệt để tất cả các tình huống, mâu thuẫn giữa các
nhân vật. Cô hầu gái Toinette đã làm được điều đó. Qua nhân vật này cũng thể
hiện tài năng của Molie trong xây dựng hình tượng người đầy tớ thành công và
xuất sắc như thế nào.


4. So sánh nhân vật đầy tớ Toinette trong vở kịch Người bệnh tưởng và
Nicôn trong vở kịch Trưởng giả học làm sang.

Nicôn trong vở kịch Trưởng
giả học làm sang

Toinette trong vở kịch
Người bệnh tưởng

Tương tác với
các nhân vật

Chỉ có tương tác với một vài
nhân vật là ông Juốcđanh,

Clêông, Côviên

Tương tác với hầu hết nhân
vật trong vở Người bệnh
tưởng

Tần xuất xuất
hiện

Ít, chủ yếu ở hồi III: Ông
Nhiều, hầu như mọi lớp của
Juôcđanh và những người hầu vở kịch

Lời nói

Nhã nhặn, dịu dàng, lễ phép
Đôi khi phàn nàn

Khéo léo, sắc sảo, khôn
ngoan, dứt khoát
Chế giễu bọn xảo trá đến
cùng

Hành động

Ông bà chủ dặn gì thì làm nấy

Rất chủ động

Cười vì ngoại hình lố lăng của

ông chủ nhưng ít chế giễu.

Hay chen ngang

Thụ động trong chuyện tình
cảm

Tư tưởng

Vai trò trong cốt
truyện

Ít khi nghe lời ông chủ mà
toàn góp ý giúp đỡ ông chủ
Quyết đoán trong chuyện
tình cảm

Thiên về tình cảm, cảm xúc

Thiên về lí trí

Biết lẽ phải

Có con mắt nhìn người

Vai trò thứ yếu

Vai trò quan trọng, tích cực

Xử lí tình huống lưng chừng


Xử lí tình huống triệt để


CHƯƠNG 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
3.1.1. Đối thoại
Ngôn từ đối thoại biểu hiện sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía)
trong đó sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía bên
này sang phía bên kia (giữa những người tham gia giao tiếp); mỗi phát ngôn
đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là phản xạ lại phát ngôn có trước
ấy.
Đối thoại mang màu sắc chủ quan và bộc lộ đặc tính của những chủ thể
phát ngôn. Trong vở kiệt tác, Molie chú trọng xây dựng những màn đối thoại có
tính “tranh cãi” cao của các nhân vật để cốt truyện phát triển hơn. Ví dụ những
màn đối thoại tiêu biểu của Toinette và Argan ở hồi I lớp II và V, hồi II lớp V,
hồi III lớp IX. Những màn tranh cãi này góp phần thể hiện tính cách nhân vật
đầy tớ được tác giả khắc họa nên: cứng đầu nhưng không bảo thủ, bảo về quan
điểm của mình nhưng cũng có lòng góp ý với người chủ. Cốt truyện từ đó cũng
đẩy cao kịch tính.
3.1.2. Ngôn từ có tính tương phản, phóng đại
Thể hiện qua những phân cảnh Toinette chen ngang để đưa ra lời tung hô
đến cậu con trai thầy thuốc Thomas Diafoarus, đó là những lời khen tương phản
với cách Molie mô tả anh chàng này (một chàng ngốc mới rời ghế nhà trường,
làm gì cũng hết sức vô duyên và trái mùa): “-… ông được một chàng rể ra
phết! Rồi ông xem, một cậu con trai xinh đẹp nhất đời, ý nhị tuyệt trần gian…”
và lời phóng đại quá mức rằng “-…cậu ấy mới nói với con mấy tiếng mà con đã
mê cả hồn, chắc cô con đến chết mê chết mệt cậu ấy mất.” Cảnh bà vợ kế vui
mừng vì thoát khỏi ông chồng tệ hại, trước đó Toinette khóc than “- Ông con
chết rồi” nhưng sau đó lại là câu cảm thán “- Á! À! Người chết chưa chết!”.

Với biện pháp này, người đọc và khán giả được đi từ bất ngờ này đến bất ngờ
khác. Đây cũng là lối gây cười độc đáo của tác phẩm.


Tính phóng đại còn biểu hiện ở lời nói của Toinette khi cô đóng giả thầy
thuốc mới: “- Tôi mà như ngài, thì tôi chặt phăng cánh tay này đi cho rảnh”
hoặc “- Con mắt của ngài cũng thế, tôi mà như ngài thì tôi chọc thủng quách nó
đi”. Cô còn thổi phồng việc mình đi thăm một bệnh nhân nhưng bệnh nhân ấy
là “người chết hôm qua”. Trong việc cô khóc thương Argan giả vờ chết, lời than
khóc cũng được phóng đại hóa lên: “- Ối trời đất ôi! Khốn khổ thế này! Tai
biến bất hạnh nhường thế này!” hoặc “-…Thảm thiết thế này! Cái ngày khốn
khổ thế này!”.
3.1.3. Lời thoại lặp đi lặp lại
Để đánh lạc hướng ông chủ trong lần gọi đến giúp việc, Toinette đã lặp đi
lặp lại câu cảm thán “- Ái chà đau!” để ngắt lời ông chủ khỏi mắng mình.
Trong phân cảnh có lời chế giễu cậu con thầy thuốc, cô đã lặp lại lời giả vờ
khen việc cư xử đậm chất học thức của anh ta: “- Học đường muôn năm! Ở học
đường ra có khác, sao tài thế!” và “- Học hành chữ nghĩa thế mới là học hành
chứ, như nhả ngọc phun châu vậy thay.”. Với phân cảnh cô đóng vai thầy thuốc
mới, cô đã vạch trần cách chữa bệnh của những lão thầy thuốc trước kia là
chuẩn đoán dai bệnh của Argan qua lời thoại lặp đi lặp lại: “- Đích thị là phổi
rồi”; “- Phổi rồi” được lặp lại 5 lần. Tiếp tục cô còn phản bác cách ăn uống của
Argan trước kia bằng lời phán: “- Ngu” lặp lại 6 lần trong hồi III lớp X của vở
kịch.
3.2. Cái nhìn của tác giả về nhân vật đầy tớ
Tác giả Molie đã nêu lên quan điểm nghệ thuật: “Ta đứng về phía ai? Ta
viết kịch cho ai?” Điều này đã được xác định rõ qua việc ông yêu thích giới
quần chúng như thế nào. Với ông, nguyên tắc cao nhất là làm hài lòng dân
chúng. Khán giả của ông là từ mọi thể loại con người. Tuy phần lớn các vở kịch
được ông sử dụng thủ pháp giễu nhại nhưng bên cạnh đó vẫn có những tầng lớp

được ông đánh giá cao như: vô sản, vô tri, dân thường, tư sản có lương tri và
đầy tớ. Quan điểm này đã khiến ông xây dựng nên hình tượng người đầy tớ
trong tác phẩm kịch với những sự trân trọng và đề cao. Không chỉ vậy, họ còn
là những con người rất đáng yêu và pha chút nét tinh nghịch. Những người đầy


tớ này không ít lần bị ông chủ mắng là “con ranh” chỉ vì họ có hành động vạch
trần sự vô lí về ngoại hình và suy nghĩ của ông chủ mình mà thôi. Bản chất con
người họ chỉ mới qua vở Người bệnh tưởng đã nổi bật lên những vẻ đẹp tính
cách, những phẩm chất tốt. Sự xuất hiện của họ đã giúp sửa chữa một tế bào là
gia đình trở nên tốt hơn. Vì vậy, cho dù tại bất cứ thời đại nào, nhân loại cũng
nên xem trọng họ và học hỏi ở những tính cách phẩm chất của họ, để xây dựng
cho xã hội cộng đồng một dân tộc và nhân loại những con người tốt, gia đình
tốt và cộng đồng xã hội tốt.
3.3. Phương thức nghệ thuật nổi bật trong vở kịch
3.3.1. Phương thức kịch hề
3.3.1.1. Giả trang
Đây là một phương thức do chính nhân vật làm nên, thể hiện hình thức
kịch trong kịch. Là phân cảnh Toinette hóa trang người thầy thuốc mới. Hình
thức giả trang giúp cho nhân vật được hóa thân thành một nhân vật khác trong
vở kịch tùy vào ý đồ của họ. Giả trang là một trong những cách thức giúp nhân
vật giải quyết vấn đề mâu thuẫn. Toinette đóng vai thầy thuốc mới để vạch trần
những cách chữa bệnh, chuẩn đoán sai lệch của ông thầy thuốc khác và lối ăn
uống phản khoa học của ông chủ. Cách giả trang thành công đã khiến Argan
thay đổi tư tưởng và dần tách mình ra với các ông thầy thuốc trước đó.
Nhân vật giả trang phải đảm bảo sắp xếp được thời điểm bản thân và vai
giả trang xuất hiện đúng lúc. Toinette đã làm được điều đó, cô tránh cho Argan
nghi ngờ mình bằng cách viện cớ đi chỗ khác sai đầy tớ để lột bỏ lớp quần áo
thầy thuốc, trở lại làm cô hầu gái; cô lại giả vờ đi vào gặp Argan vì lí do nghe
ông gọi mình; rồi lại đi ra đóng giả thầy thuốc tiếp tục bước vào. Thật là khéo

léo. Argan từ nghi ngờ này nảy sang nghi ngờ khác mà vẫn không dám khẳng
định gì, có lẽ vì ông chóng mặt với hành động đổi vai liên tục của Toinette.
Giả trang là một hình thức làm nên nét độc đáo của vở kiệt tác.


×