Tải bản đầy đủ (.docx) (173 trang)

Bài giảng môn học Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 173 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TS. Phan Thị Thái

BÀI GIẢNG

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠNG TRÌNH NÂNG CAO
(DÀNH CHO HỌC VIÊN CAO HỌC QUẢN LÝ KINH TẾ)

Hà Nội, 2016


MỞ ĐẦU
Đầu tư là một hoạt động kinh tế có vị trí quan trọng đói với quốc gia cũng như
của mỗi địa phương. Từ góc độ các tổ chức, doanh nghiệp, đầu tư là một bộ phận
hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp. Đầu tư có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh
doanh của các đơn vị nói riêng. Mỗi hoạt động đầu tư được tiến hành với rất nhiều
cơng việc có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đa dạng. Nguồn lực về tài chính và
nhân lực cần huy động cho hoạt động đó thường rất lớn. Thời gian thực hiện và kết
thúc đầu tư, nhất là việc thu hồi đầu tư vốn đã bỏ ra, hoặc đem lại những lợi ích cho
xã hội, là một q trình có thời gian dài và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác
nhau trong từng thời kỳ. Do đó, để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã chi cho công
cuộc đầu tư, đem lại lợi ích kinh tế xã hội lớn nhất cho đất nước, ngành và các đơn vị,
một trong những vấn đề quan trọng có tính chất quyết định của mọi công cuộc đầu tư
là những người trực tiếp quản lý điều hành quá trình đầu tư và thực hiện đầu tư phải
được trang bị đầy đủ các kiến thức về hoạt động đầu tư và quản lý dự án đầu tư.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý dự án đầu tư trong nền kinh tế nói chung, trong
các đơn vị, doanh nghiệp nói riêng, bài giảng mơn học “Quản lý dự án đầu tư xây


dựng cơng trình nâng cao” đã ra đời và được giảng dạy cho học viên cao học ngành
quản lý kinh tế. Cùng với quá trình giảng dạy, tài liệu mơn học ngày càng được hoàn
thiện và được đánh giá là rất cần thiết và bổ ích phục vụ việc quản lý hiệu quả đầu tư.
Đồng thời bài giảng môn học này cũng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm
đến lĩnh vực này.
Nội dung cuốn bài giảng gồm 4 chương đề cập những kiến thức thiết thực về
quản lý dự án đầu tư. Trong đó :
Chương 1. Những vấn đề chung về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơng trình
Chương 2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình trong giai đoạn chuẩn bị
đầu tư
Chương 3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình trong giai đoạn thực hiện
đầu tư
Chương 4: Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình trong giai đoạn kết thúc
xây dựng, đưa cơng trình vào khai thác sử dụng
Trong lần viết này, nội dung bài giảng được hoàn thành trên cơ sở kế thừa,
chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung giáo trình “Quản trị dự án đầu tư” xuất bản năm
2008 tại nhà xuất bản Giao thông vận tải của TS. Phan Thị Thái chủ biên; tham khảo
giáo trình “Quản lý dự án đầu tư” của tác giả Nguyễn Thị Bạch Nguyệt, giáo trình
“Quản trị dự án đầu tư” của tác giả Bùi Xuân Phong, cập nhật sự thay đổi chính

1


sách quản lý đầu tư của Nhà nước trong các năm qua và một số tài liệu khác, đồng
thời tiếp thu ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp nhằm đạt tới mục đích nội
dung bài giảng dễ hiểu, vận dụng đúng các đường lối chính sách của Nhà nước hiện
nay và phù hợp với yêu cầu của thực tế. Chúng tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến nhiều hơn nữa của các đồng nghiệp để chất lượng bài giảng ngày một nâng cao
phục vụ cho công tác giảng dạy ngày càng tốt hơn.

Xin chân thành cám ơn!

Hà Nội ngày 17/12/2016
Tác giả

Phan Thị Thái

2


CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
1.1.

Khái niệm và phân loại dự án đầu tư

1.1.1. Khái niệm về đầu tư
a. Khái niệm chung về đầu tư
Đầu tư là một q trình có thời gian nhất định nhằm biến một nguồn lực nào
đó (tiền, tài nguyên, sức lao động...) hiện tại thành những lợi ích kinh tế - xã hội trong
một khoảng thời gian nhất định ở tương lai.
Theo quan điểm này, hiểu rằng:
- Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào
đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra.
Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động, là trí tuệ. Các kết
quả đạt được có thể là sự tăng thêm tài sản tài chính, tài sản vật chất và nguồn lực
khác.
- Đầu tư khơng bó hẹp trong ngữ nghĩa “bỏ vốn” mặc dầu bỏ vốn là một nội

dung quan trọng của đầu tư.
- Mục đích của đầu tư khơng chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư mà cịn
đem lại lợi ích cho xã hội trong tương lai. Cụ thể, mục tiêu của đầu tư bao gồm các
vấn đề về lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội như bảo vệ môi trường môi sinh, tạo cơ sở hạ
tầng công cộng và các vấn đề xã hội khác mà cả cộng đồng xã hội được hưởng. Thậm
chí có những q trình đầu tư cơng ích khơng nhằm mục đích lợi ích kinh tế mà chỉ
mang lại các lợi ích xã hội.
b. Khái niệm về đầu tư kinh doanh
Trên thực tế hầu hết các quá trình đầu tư đều là q trình bỏ vốn (bao gồm tiền
đã tích lũy được hoặc huy động bên ngoài) vào hoạt động kinh doanh nhằm thu được
lợi ích kinh tế - xã hội nhất định trong tương lai, trong đó lợi ích kinh tế là động lực
quan trọng nhất. Vì vậy, theo quan điểm của các nhà kinh tế cho rằng:
+ Từ góc độ của Nhà nước : Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó thu
được các hiệu quả kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển quốc gia.
+ Từ góc độ của doanh nghiệp : Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh với
mục tiêu thu được số tiền lớn hơn số tiền vốn đã bỏ ra thông qua lợi nhuận.
Theo Điều 3, Luật đầu tư số 67/2014/QH13 quy định:
“Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động
kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự
án đầu tư”
3


Như vậy, từ góc độ kinh doanh ta hiểu rằng, đầu tư là việc sử dụng tiền nhằm
mục đích thu được lợi ích kinh tế là quan trọng nhất và địi hỏi phải cân nhắc giữa lợi
ích thu được với vốn đầu tư đã bỏ ra để quyết định có đầu tư hay không.
Theo khái niệm này, nhận thấy đầu tư có 3 đặc điểm cơ bản sau:
+ Một là: Đầu tư là hoạt động sử dụng vốn nhằm mục đích sinh lợi. Khơng thể
coi là đầu tư nếu việc sử dụng vốn khơng nhằm mục đích thu được số tiền lớn hơn số

vốn bỏ ra ban đầu hay đầu tư với bất cứ giá nào. Mặc dầu ngoài mục đích này đầu tư
cịn mang lại các mục đích xã hội khác nữa.
+ Hai là: Đầu tư được thực hiện trong một thời gian dài. Vì vậy, hoạt động đầu
tư khơng tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn
định về tự nhiên, chính trị, xã hội, kinh tế...
+ Ba là: Mọi hoạt động đầu tư đều liên quan đến lượng vốn lớn và nằm khê
đọng trong suốt quá trình đầu tư. Bao gồm nhiều loại khác nhau: Vốn bằng tiền (Đồng
nội tệ, ngoại tệ và các tài sản có giá trị tương đương tiền như vàng, bạc, đá quý…);
Vốn bằng tài sản hữu hình, vơ hình và các tài sản đặc biệt khác. Dịng vốn đó được
vận động như sau:
Sản xuất
Vốn
Đầu tư
kinh doanh
Người thực
hiện đầu tư

Người đầu tư

Người chovay

Thu hồi
từ vôn

Người sản xuất
kinh doanh

Thu hồi
từ đầu tư


Thu hồi từ
sản xuất
kinh doanh

Hình 1-1. Dịng vận động của vốn đầu tư
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của dự án đầu tư
a. Khái niệm về dự án đầu tư
Theo Ngân hàng Thế giới:
Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với
nhau được hoạch định nhằm đạt những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định.
Theo điều 3 của Luật đầu tư số 67/2014/QH13:
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành
các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Theo điều 3 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13:
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng
vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình
xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm,
dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.

4


Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư
xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Những hoạt động cấu thành được nêu trong nội dung một dự án đầu tư có thể
bao gồm một số hoặc tồn bộ các công việc sau:
- Việc nghiên cứu hoạch định các chính sách, các chuẩn mực, các quy hoạch, kế
hoạch, chương trình.
- Việc thiết kế, chế tạo, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ.

- Việc xây dựng, lắp đặt thiết bị.
- Việc đổi mới tổ chức và phương thức quản trị điều hành.
- Việc đào tạo nhân lực.
- Việc chuyển giao "phần mềm" để cải tiến, đổi mới công nghệ.
b. Đặc điểm của dự án đầu tư
- Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một
cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được
những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan
với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết
quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác
định.
- Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật
tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế – xã hội trong một thời gian dài.
- Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi
tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, làm
tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
c. Yêu cầu của dự án đầu tư
Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Tính khoa học: Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có một q
trình nghiên cứu tỷ mỷ kỹ càng, tính tốn thận trọng, chính xác từng nội dung của
dự án đặc biệt là nội dung về tài chính, nội dung về cơng nghệ kỹ thuật. Tính khoa
học cịn thể hiện trong q trình soạn thảo dự án đầu tư cần có sự tư vấn của các
cơquan chun mơn.
- Tính thực tiễn: Các nội dung của dựán đầu tư phải được nghiên cứu, xác
định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh
cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư.
- Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc tức là phù hợp
với chính sách và luật pháp của Nhà nước. Muốn vậy phải nghiên cứu kỹchủ
trương, chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động

đầu tư.
5


- Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các
cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Với
các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủquy định chung mang tính quốc tế.
1.1.3. Phân loại dự án đầu tư
Phân loại dự án đầu tư là chia tổng thể các hình thức dự án đầu tư thành các
nhóm, loại căn cứ vào một tiêu thức nhất định để hiểu rõ đặc điểm của từng loại dự án,
làm cơ sở cho công tác quản lý đầu tư của Nhà nước cũng như mục đích khác nhau
của người sử dụng. Bảng 1-1. đưa ra một số cách phân loại dự án đầu tư.
Bảng 1-1. Phân loại các dự án đầu tư
Theo nguồn vốn đầu tư
Theo lĩnh vực đầu tư
Theo phân nhóm quản lý của
Nhà nước
DAĐT sử dụng vốn NSNN
DAĐT sản xuất kinh DAĐT quan trọng quốc gia
doanh
DAĐT sử dụng vốn NN DAĐT xây dựng cơ bản
DAĐT nhóm A
ngồi NS
DAĐT sử dụng vốn khác
DAĐT dịch vụ xã hội
DAĐT nhóm B
DAĐT sử dụng vốn viện
DAĐT nhóm C
trợ
DADT sử dụng vốn hỗn

hợp
a.Theo nguồn vốn đầu tư
+ Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: Là dự án có nguồn vốn đầu
tư nằm trong dự toán ngân sách Nhà nước được Quốc hội, Hội đồng
nhân dân quyết định chi hàng năm cho đầu tư xây dựng cơng trình. Được hình
thành từ nguồn thu ngân sách hàng năm và vốn trái phiếu Chính phủ.
+ Dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách: Là dự án có nguồn
vốn đầu tư khơng nằm trong dự toán ngân sách Nhà nước được Quốc
hội, Hội đồng nhân dân quyết định, gồm vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước, vốn nhà nước tại doanh nghiệp,...
+ Dự án đầu tư sử dụng vốn khác: Là dự án có nguồn vốn do tư nhân quản lý.
Tư nhân bao gồm cá nhân hay tập thể góp vốn, của cơng ty trong nước hoặc nước
ngồi.
+ Dự án đầu tư sử dụng vốn viện trợ - ODA (Oficial Development Asistance Viện trợ phát triển chính thức): Là dự án có nguồn vốn do các tổ chức nước ngồi viện
trợ cho các nước chậm phát triển. Các nước được viện trợ cần có chương trình giải
ngân hợp lý và được các tổ chức này đồng ý mới đựơc sử dụng nguồn vốn này.
+ Dự án đầu tư sử dụng vốn hỗn hợp

6


- Hợp đồng hợp tác kinh doanh - BCC (Business Cooperation Contract): Là dự
án đầu tư được ký hợp đồng giữa các nhà đầu tư nhằm góp vốn hợp tác kinh doanh,
phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
- Hợp đồng đối tác công tư – PPP ((Public Private Partnership): Là dự án đầu tư
được ký kết hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để thực
hiện dự án đầu tư. Các dạng cụ thể của hợp đồng PPP gồm:
Hợp đồng xây dựng vận hành và chuyển giao - BOT (Building Operating
Transfer): Là dự án đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu
tư. Chủ đầu tư chủ yếu là tư nhân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng, sau đó vận hành dự án để

thu hồi vốn cũng như lợi nhuận trong một khoảng thời gian nhất định và khi hết thời
hạn vận hành được phép theo quy định thì chuyển giao khơng bồi hồn tồn bộ cơng
trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
Hợp đồng xây dựng, chuyển giao và vận hành - BTO (Building Transfer
Operating): Là dự án đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu
tư để xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển
giao cơng trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền
kinh doanh cơng trình đó hoặc cơng trình khác trong một thời hạn nhất định để thu hồi
vốn đầu tư và lợi nhuận.
Hợp đồng xây dựng, chuyển giao - BT (Building Transfer): Là dự án đầu tư
được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho Nhà
nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu
hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp
đồng.
b. Theo lĩnh vực đầu tư
+ Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh: Là loại dự án nhằm tạo ra các sản phẩm
hàng hoá dịch vụ trong các ngành kinh tế quốc dân. Các dự án này có đặc điểm chung
là chủ đầu tư quan tâm chủ yếu đến lợi ích kinh tế mà dự án sẽ mang lại như lợi nhuận
cao, chi phí thấp, lượng hàng hố tăng trưởng cao... Vì vậy, quản lý Nhà nước cần phải
xem xét thẩm định kỹ các lợi ích xã hội mà dự án mang lại như sử dụng nguồn lực lao
động trong nước, chuyển dịch cơ cấu, bảo vệ môi trường sinh thái...
+ Dự án đầu tư xây dựng cơ bản: Là loại dự án nhằm tạo ra các sản phẩm như
cầu, cảng, đường giao thông công cộng, chợ, sân bay, cơng trình trị thuỷ, tải điện...
phục vụ chung cho nền kinh tế quốc dân. Các dự án này có đặc điểm chung là sử dụng
nguồn vốn đầu tư lớn, khơng mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp nhiều cho chủ đầu tư
nhưng mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân như tạo đà tăng trưởng chung
cho nền kinh tế, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm
an ninh quốc phịng. Vì vậy, dự án loại này thường là dự án đầu tư của Nhà nước đòi


7


hỏi phải quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư và đánh giá đúng đối tượng đầu tư để đảm
bảo phát huy cao nhất hiệu quả đồng vốn đầu tư.
+ Dự án đầu tư dịch vụ xã hội: Là loại dự án nhằm tạo ra các sản phẩm như
trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, trụ sở làm việc của các cơ quan quản lý Nhà
nước. Đặc điểm của dự án loại này cũng tương tự dự án xây dựng cơ bản.
c. Theo nhóm quản lý của Nhà nước
Tuỳ theo tính chất, quy mơ đầu tư và tầm quan trọng của dự án đầu tư mà Nghị
định 59/2015/NĐ-CP quy định chia ra các nhóm trong bảng 1-2.
Bảng 1-2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình
theo nhóm quản lý của Nhà nước
TT
I

TỔNG MỨC
ĐT (tỉ đồng)

LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

I.1 Theo tổng mức đầu tư:
Dự án sử dụng vốn đầu tư công
Theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả
năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Sử dụng đất có u cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu
rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên;

rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phịng hộ
I.2 chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ mơi trường
từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng
lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
d) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ
50.000 người trở lên ở các vùng khác;
đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần
được Quốc hội quyết định.
II

DỰ ÁN PHÂN THEO CÁC NHĨM

Nhóm A

II.1 1. Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc
biệt.
2. Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối
với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy
định của pháp luật về quốc phòng, an ninh.
3. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phịng, an
ninh có tính chất bảo mật quốc gia.
4. Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ.
8

Khơng
phân
biệt tổng
mức đầu



≥10.000

Khơng phân
biệt
tổng
mức đầu tư

Nhóm B

Nhóm C


II.2

II.3

II.4

II.5

5. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế
xuất.
1. Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng
sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.
2. Công nghiệp điện.
3. Khai thác dầu khí.
≥ 2.300
4. Hóa chất, phân bón, xi măng.
5. Chế tạo máy, luyện kim.

6. Khai thác, chế biến khoáng sản.
7. Xây dựng khu nhà ở.
1. Dự án giao thông trừ các dự án quy định
tại điểm 1 Mục II.2.
2. Thủy lợi.
3. Cấp thốt nước và cơng trình hạ tầng kỹ
thuật.
4. Kỹ thuật điện.
5. Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử.
≥1.500
6. Hóa dược.
7. Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại
điểm 4 Mục II.2.
8. Cơng trình cơ khí, trừ các dự án quy
định tại điểm 5 Mục II.2.
9. Bưu chính, viễn thơng.
1. Sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản.
2. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
≥ 1.000
3. Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới.
4. Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực
công nghiệp quy định tại Mục I.1, I.2 và I.3.
1. Y tế, văn hóa, giáo dục;
2. Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh,
truyền hình;
3. Kho tàng;
≥ 800
4. Du lịch, thể dục thể thao;
5. Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở

quy định tại Mục II.2.

120-2300

≤120

80-1500

≤80

60-1000

≤60

45-800

≤45

Các dự án đầu tư khác nhau sẽ có sự khác nhau về người có quyền quyết định
đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, cho phép đầu tư. Cụ thể:
9


- Các dự án quan trọng quốc gia, cơ quan cao nhất quản lý dự án là Quốc Hội.
- Các dự án nhóm A, cơ quan cao nhất quản lý dự án là Chính phủ
- Các dự án từ nhóm B trở xuống, cơ quan cao nhất quản lý dự án là UBND cấp
tỉnh, có ủy quyền phân cấp xuống cấp huyện.
Ngoài các cách phân loại trên ra, trong thực tế cịn có một số cách phân loại
khác nữa như phân loại theo hình thức lợi ích thu được, theo nguồn tài lực cần cho dự
án, theo mối quan hệ kinh tế của dự án, theo mục đích đầu tư …

1.2. Vịng đời và chu trình của dự án đầu tư xây dựng cơng trình
1.2.1. Vịng đời dự án đầu tư (Tuổi thọ của dự án đầu tư)
Là khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu bỏ vốn đầu tư xây dựng đến khi kết thúc
hoạt động của dự án.
Vòng đời dự án dài hay ngắn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khách quan như:
- Chu kỳ sống của sản phẩm mà dự án sẽ tạo ra trong tương lai,
- Đặc điểm các nguồn nguyên liệu đầu vào,
- Tốc độ phát triển và ứng dụng của khoa học công nghệ vào lĩnh vực đó,
- Các quy định của pháp luật.
Theo Điều 43, Luật đầu tư số 67/2014/QH13quy định: Thời hạn hoạt động của
dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
ngồi khu kinh tế khơng q 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc
dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng khơng q
70 năm.
1.2.2. Chu trình đầu tư xây dựng cơng trình
Chi trình đầu tư xây dựng cơng trình bao gồm 3 giai đoạn sau:
a. Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư
Khởi đầu của giai đoạn này, xuất hiện các yếu tố kích thích đầu tư như:
- Tài nguyên chưa được sử dụng.
-Thị trường chưa được thoả mãn.
Hai yếu tố này sẽ là động lực cho sự đạt được mục đích của đầu tư là các lợi
ích có thể thu được. Các yếu tố này có thể khai thác được khi có mơi trường đầu tư
thuận lợi như: điều kiện tiếp nhận đầu tư, các thể chế khuyến khích và sự ổn
định... Do vậy, để khuyến khích đầu tư, mỗi quốc gia, mỗi địa phương trong từng thời
kỳ nhất định đều có những chính sách cụ thể để tạo mơi trường đầu tư phát triển.
Khi môi trường đầu tư thuận lợi, các yếu tố trên sẽ kích thích các nhà đầu tư
tiến hành nghiên cứu chuẩn bị đầu tư, gồm các bước sau:

Yếu tố kích thích việc nghiên cứu đầu tư

-Tài nguyên chưa sử dụng
-Thị trường10
chưa thoả mãn
=> Lợi ích có thể thu được


1.1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Do chủ đầu tư tự làm, tài liệu tích luỹ đã có sẵn, chi phí
khơng đáng kể

Đánh giá

Khơng làm
Ngừng

1.Giai
đoạn
chuẩn
bị dự
án đầu


Tiếp tục làm

1.2. Nghiên cứu tiền khả thi
Sơ bộ xác định khung dự án, loại trừ các yếu tố không phù
hợp, do các nhà chuyên môn lập. Sản phẩm là Báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi (Báo cáo đầu tư xây dựng cơng trình)
Kiểm tra


Tiếp tục làm

Khơng làm Thay đổi ý đồ,
phân tích lại các
tài liệu cơ sở

1.3. Nghiên cứu khả thi
Do các nhà chun mơn lập. Nghiên cứu đầy đủ tồn diện
các mặt công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, quản lý… Sản phẩm là
Báo cáo nghiên cứu khả thi (Dự án đầu tư xây dựng công
Ra quyết định
Đầu tư

Không
đầu tư

Thay đổi ý đồ
nghiên cứu lại

2. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư

Kiểm tra bổ sung

Cần bổ
sung

Bổ sung,
điều chỉnh

Không cần bổ sung

3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình
của dự án vào khai thác, sử dụng

Hình 1-2. Sơ đồ các giai đoạn nghiên cứu và xây dựng dự án đầu tư

*Nghiên cứu lựa chọn cơ hội đầu tư
11


Là việc làm nhằm tìm kiếm khả năng, điều kiện tốt nhất để đầu tư phát triển.
Các nhà đầu tư thường xuyên chỉ đạo bộ máy nghiệp vụ của mình nghiên cứu khả
năng khai thác các tiềm năng và thị trường để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Thơng qua việc
phân tích, đánh giá sẽ lựa chọn cơ hội tốt nhất để tiếp tục nghiên cứu và để xin chủ
trương đầu tư đối với cơ quan quản lý Nhà nước.
*Nghiên cứu tiền khả thi
Các chủ đầu tư thông qua các nhà chuyên môn, các tổ chức tư vấn tiến hành
bước này nhằm loại bỏ bớt những vấn đề không cần thiết trước khi nghiên cứu khả
thi, định hướng nghiên cứu và tiết kiệm chi phí chuẩn bị đầu tư.
Sản phẩm của bước này là Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Báo cáo đầu tư xây
dựng cơng trình trước đây).
Đối với dự án đầu tư quan trọng quốc gia, nhóm A phải làm bước này để trình
cơ quan quản lý Nhà nước xem xét quyết định hoặc cho phép tiếp tục làm bước tiếp
hay không.
*Nghiên cứu khả thi
Đây là bước do các nhà chuyên môn thực hiện với khối lượng nghiên cứu lớn
nhất, đầy đủ và toàn diện nhất, đảm bảo quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế đến mức
thấp nhất các khả năng rủi ro có thể gặp phải.
Sản phẩm của bước này là Báo cáo nghiên cứu khả thi (Dự án đầu tư xây dựng
cơng trình trước đây).
Nghiên cứu khả thi là cơ hội cuối cùng và quan trọng nhất để các nhà đầu tư lựa

chọn giải pháp tối ưu cho mình trước khi bỏ vốn. Các cơ quan quản lý Nhà nước,
thông qua việc đánh giá từng nội dung của dự án đầu tư sẽ kiểm tra lại các mục tiêu
Nhà nước cần đảm bảo, các lợi ích mà dự án mang lại để xét duyệt cho phép đầu tư và
các chế độ ưu đãi đối với các nhà đầu tư.
*Chuẩn bị triển khai dự án
Sau khi dự án được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận đầu tư, thì
chủ đầu tư bắt đầu thực hiện các công việc:
- Xin thuê đất, xin giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có)
- Lập hồ sơ thiết kế - dự tốn
- Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu (nếu có).
b. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư
Đây là giai đoạn các nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện thi công dự án, tạo ra năng
lực sản xuất mới. Các bước công việc trong giai đoạn này bao gồm:
- Thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng, khảo sát thiết kế xây dựng
- Tiến hành thi công xây lắp
- Mua sắm thiết bị, công nghệ
- Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng theo tiến độ và chi phí, quản lý kỹ thuật,
chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng
12


- Quản lý mơi trường và an tồn lao động...
c. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng
Đây là giai đoạn cuối cùng của chu trình đầu tư, bao gồm các công việc:
- Vận hành thử, nghiệm thu
-Bàn giao (hướng dẫn sử dụng) và thực hiện bảo hành sản phẩm công trình
- Quyết tốn và thanh tốn vốn đầu tư.
Chú ý:
- Sơ đồ trên mang tính khái quát chung các giai đoạn nghiên cứu và xây
dựng dự án đầu tư. Trong thực tế, tuỳ từng trường hợp, người ta có thể bỏ qua bước

1 hoặc bước 2 hoặc đồng thời cả 2 bước 1, 2 của giai đoạn chuẩn bị đầu tư để tiến
hành ngay bước 3. Cụ thể, theo điều 7, điều 9 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định:
Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc
gia, dự án nhóm A phải tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem
xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A đã có quy
hoạch được phê duyệt thì khơng phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
- Chủ đầu tư không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi mà chỉ lập Báo cáo
kinh tế – kỹ thuật xây dựng cơng trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt
trong các trường hợp sau:
Các dự án đầu tư xây dựng cơng trình cho mục đích tơn giáo;
Các dự án xây dựng cơng trình có mức vốn dưới 15 tỉ đồng (không bao gồm
tiền sử dụng đất).
1.3. Khái niệm và mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
1.3.1. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Theo Ben Obinero Uwakweh trường đại học Cincinnati-Mỹ: Quản lý dự án là
sự lãnh đạo và phân phối các nguồn lực và vật tư để đạt được các mục tiêu định trước
về: phạm vi, chi phí, thời gian, chất lượng và sự hài lịng của các bên tham gia.
Theo Trịnh Quốc Thắng: Quản lý dự án là điều khiển một kế hoạch đã được
hoạch định trước và những phát sinh xảy ra trong một hệ thống bị ràng buộc bởi các
yêu cầu về pháp luật, tổ chức, con người, tài nguyên nhằm đạt được các mục tiêu
đãđịnh ra về chất lượng, thời gian, giá thành, an tồn lao động và mơi trường.
Mặt dù các khái niệm về quản lý dự án có vẻ khác nhau, nhưng có thể hiểu
quản lý dự án là một q trình, bao gồm cơng tác hoạch định, theo dõi, điều phối và
kiểm sốt tất cả những khía cạnh của một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia
vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong dự án. Trong đó:
- Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những cơng việc
cần được hồn thành, nguồn lực cần thiết đểthực hiện dựán và là quá trình phát triển
một kế hoạch hành động theo trình tự lơgic mà có thể biểu diễn được dưới dạng sơ đồ
hệ thống.
13



- Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền
vốn, lao động, thiết bịvà đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian.
- Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dựán, phân tích tình hình
hồn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, cần có các yếu tố cơ bản của quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình như sau:
- Thứ nhất, muốn quản lý được dự án cần phải có một chương trình, một kế
hoạch được định trước.
- Thứ hai, phải có các cơng cụ, các phương tiện để kiểm soát và quản lý.
- Thứ ba, phải có các quy định, các luật lệ cho quản lý.
- Thứ tư, phải có con người bao gồm các tổ chức và các cá nhân có đủ năng lực
để vận hành bộ máy quản lý.
1.3.2. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Mục tiêu quản lý dự án đầu tư là dẫn dắt dự án đến thành cơng, nghĩa là hồn
thành cơng trình xây dựng đảm bảo các thông số kỹ, mỹ thuật theo thiết kế trong sự
ràng buộc về nguồn lực thực hiện đã xác định trong dự án khả thi được duyệt. Tùy
theo điều kiện của các quốc gia, các giai đoạn phát triển kinh tế mà người ta có thể
chọn các tổ hợp mục tiêu biểu diễn trong hình 1.3.
CHẤT LƯỢNG

CHẤT LƯỢNG

TIẾN ĐỘ

CHI PHÍ

CHẤT LƯỢNG


ATLĐ

CHẤT LƯỢNG

TIẾN ĐỘ

CHI PHÍ

TIẾN ĐỘ

TIẾN ĐỘ

ATLĐ

ATLĐ

MƠI TRƯỜNG

CHI PHÍ

MƠI TRƯỜNG

Hình 1-3. Các mục tiêu của quản lý dự án đầu tư

14

CHI PHÍ

RỦI RO



Ở nước ta hiện nay các mục tiêu của quản lý dự án đầu tư được nâng lên thành
5 mục tiêu bắt buộc phải quản lý đồng thời đó là: Chất lượng - Thời gian (tiến độ) Chi phí - An tồn lao động - Bảo vệ mơi trường.
Nhiều nước trên thế giới đã hướng tới thêm các mục tiêu khó khăn hơn như:
Quản lý rủi ro dự án, quản lý phối hợp nhiều dự án...
1.4. Nguyên tắc và phương pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.4.1. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư
- Nhà nước thống nhất quản lý đầu tưxây dựng đối với tất cảcác thành phần
kinh tếvề mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tếxã hội, quy hoạch và kế hoạch phát
triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch và kế hoạch xây dựng đô thị và nông thôn; quy chuẩn
và tiêu chuẩn xây dựng, lựa chọn công nghệ, sử dụng đất đai tài nguyên, bảo vệ môi
trường sinh thái, thiết kế kỹ thuật, kiến trúc, xây lắp, bảo hiểm, bảo hành cơng trình và
các khía cạnh xã hội khác của dự án.
Riêng các dự án sử dụng vốn ngân sách thì Nhà nước cịn quản lý về các mặt
thương mại, tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án.
- Đảm bảo thực hiện đúng trình tự đầu tư xây dựng theo 3 giai đoạn là chuẩn bị
đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.
- Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước ở tầm vĩmô với chức năng quản lý
ở tầm vi mô của cơ sở, chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý sản xuất
kinh doanh. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư,
các tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp có liên quan trong q trình thực hiện đầu tư.
1.4.2. Phương pháp quản lý dự án đầu tư
a. Phương pháp giáo dục:
Nội dung của các biện pháp giáo dục bao gồm giáo dục về thái độ lao động, ý
thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, khuyến khích phát huy sáng kiến, thực hiện các
biện pháp kích thích sự say mê hăng hái lao động, giáo dục về tâm lý tình cảm lao
động, về giữ gìn uy tín đối với người tiêu dùng. Các vấn đề này đặc biệt quan trọng
trong lĩnh vực đầu tưdo những đặc điểm của hoạt động đầu tư (lao động vất vả, di
động ln địi hỏi tính tự giác trong lao động cao để đảm bảo chất lượng cơng trình
tránh tình trạng phá đi làm lại gây thất thốt lãng phí,...)

b. Phương pháp hành chính:
Là phương pháp được sử dụng trong quản lý cảlĩnh vực xã hội và kinh tếcủa mọi
nước. Đây là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý
bằng những văn bản, chỉ thị, những quy định về tổ chức. Ưu điểm của phương pháp
này là góp phần giải quyết trực tiếp và nhanh chóng những vấn đề cụ thể, nhưng cũng
dễ dẫn đến tình trạng quan liêu máy móc, bộ máy hành chính cồng kềnh và độc đốn.
Phương pháp hành chính trong quản lý được thể hiện ở hai mặt: Mặt tĩnh thể
hiện ở những tác động có tính ổn định về mặt tổ chức thơng qua việc thể chế hố
15


tổchức (gồm cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý) và tiêu chuẩn hoá tổchức (định mức
và tiêu chuẩn tổchức). Mặt động của phương pháp là sự tác động thơng qua q trình
điều khiển tức thời khi xuất hiện và các vấn đềcần giải quyết trong quá trình quản lý.
c. Phương pháp kinh tế:
Là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý bằng các chính sách và
địn bẩy kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, tín dụng,
thuế,... Khác với phương pháp hành chính dựa vào mệnh lệnh, phương pháp kinh
tếthơng qua các chính sách và địn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và
điều chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia quá trình thực hiện đầu tưtheo
mục tiêu nhất định của nền kinh tế xã hội. Nhưvậy, phương pháp kinh tế trong quản lý
đầu tư chủ yếu dựa vào lợi ích kinh tếcủa đối tượng tham gia vào quá trình đầu tư với
sự kết hợp hài hồ lợi ích của Nhà nước, xã hội với lợi ích của tập thể và cá nhân
người lao động trong lĩnh vực đầu tư.
Như vậy, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình cũng sử dụng các phương
pháp quản lý chung. Vận dụng tổng hợp, linh hoạt các phương pháp quản lý trên đây
trong quản lý hoạt động đầu tư cho phù hợp với từng dự án đầu tư trong từng lĩnh vực
khác nhau, bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau sẽ cho phép nâng cao hiệu quả của quản
lý trong hoạt động đầu tư.
1.5. Mơ hình quản lý và cán bộ quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình

1.5.1. Các mơ hình quản lý dự án đầu tư
a. Mơ hình chủ đầu tư (chủ dự án) trực tiếp quản lý dự án
Là mơ hình tổ chức quản lý dự án khi chủ đầu tư và bộ máy điều hành có đủ
năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, không cần lập ban quản lý dự án. Cán bộ
chuyên trách quản lý dự án th ngồi khơng trực tiếp tham gia điều hành, không chịu
trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện và kết quả cuối cùng của dự án mà chỉ đóng vai
trị tư vấn cho chủ đầu tư. Mơ hình này được mơ tả trong hình 1-4.
Chủ đầu tư – Chủ dự án

Chuyên gia quản lý dự án
(cố vấn)

Tổ chức thực hiện
dự án 1

Tổ chức thực hiện
dự án 2



Tổ chức thực hiện
dự án n

Hình 1-4. Mơ hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
16


Mơ hình này thường được áp dụng cho các dự án có quy mơ nhỏ, đơn giản về
kỹ thuật và gắn với chuyên môn của chủ dự án. Đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực
chun mơn kỹ năng và kinh nghiệm quản lý dự án.

b. Mơ hình chủ nhiệm điều hành dự án
Là mơ hình tổ chức quản lý dự án trong đó, chủ đầu tư giao cho ban quản lý dự
án chuyên ngành hoặc thuê tổ chức có năng lực chun mơn để làm chủ nhiệm điều
hành dự án. Họ là một pháp nhân độc lập, có năng lực, được đại diện toàn quyền trong
chỉ đạo hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện dự án. Mọi quyết định của
chủ đầu tư có liên quan đến các đơn vị thực hiện đầu tư sẽ được triển khai thông qua
chủ nhiệm điều hành dự án. Mơ hình này được mơ tả ở hình 1-5.
Mơ hình này áp dụng cho những dự án có quy mơ lớn, tính chất phức tạp mà
chủ đầu tư khơng đủ điều kiện năng lực quản lý.
Chủ đầu tư – chủ dự án
Chủ nhiệm điều hành

Tổ chức thực hiện dự án 1

Hạng mục 1

Tổ chức thực hiện dự án 2

Hạng mục 2



Hạng mục n

Hình 1-5. Mơ hình chủ nhiệm điều hành dự án
c. Mơ hình chìa khố trao tay
Là mơ hình tổ chức trong đó nhà quản lý dự án khơng chỉ là đại diện toàn
quyền của chủ đầu tư mà cịn là “chủ” của dự án. Mơ hình này áp dụng khi chủ đầu
tư được phép đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án. Nhà
thầu là trung gian nhận thầu thực hiện toàn bộ dự án từ khảo sát, thiết kế, mua sắm vật

tư thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao cơng trình đưa cơng trình vào sử dụng. Tổng
thầu phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thực hiện cũng như kết quả của dự án.
Mơ hình này được mơ tả trong hình 1-6.

17


Chủ đầu tư – chủ dự án
Thuê tư vấn hoặc tự lập dự án
Chọn tổng thầu

Tổ chức thực hiện dự án 1
(tự làm hoặc chọn thầu phụ)

Gói thầu 1

Tổ chức thực hiện dự án n

Gói thầu 2



Gói thầu n

Hình 1-6. Mơ hình chìa khố trao tay
Trong một số trường hợp, khi nhà thầu dự án không phải là một cá nhân mà là
một tổ chức quản lý dự án chuyên nghiệp thì họ khơng chỉ được giao tồn quyền thực
hiện dự án mà còn được phép chọn người khác nhận thầu từng phần việc trong dự án
đã trúng thầu. Họ giống như một thứ “cai” điều hành dự án.
1.5.2. Tổ chức nhân lực trong bộ phận quản lý dự án đầu tư

a. Tổ chức bộ phận quản lý dự án đầu tư theo chức năng:
*Đặc điểm:
- Dự án đầu tư được đặt vào một phịng chức năng nào đó trong cơ cấu tổ chức
của doanh nghiệp (tuỳ thuộc vào tính chất của dự án)
- Các thành viên quản lý dự án được điều động tạm thời từ các phòng chức
năng khác nhau đến và họ vẫn thuộc quyền quản lý của phòng chức năng nhưng lại
đảm nhận phần việc chuyên mơn của mình trong q trình quản lý điều hành dự án
* Ưu điểm:
- Linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ. Phịng chức năng có dự án đặt vào chỉ
quản lý hành chính và tạm thời một số mặt đối với các chuyên viên tham gia quản lý
dự án đầu tư. Họ sẽ trở về vị trí cũ của mình tại các phịng chun mơn khi kết thúc
dự án.
- Một người có thể tham gia vào nhiều dự án để sử dụng tối đa, hiệu quả vốn,
kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên viên.
* Nhược điểm:
- Đây là cách tổ chức quản lý không theo yêu cầu của khách hàng.

18


- Vì dự án được đặt dưới sự quản lý của một phịng chức năng nên phịng này
thường có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính của nó
mà khơng tập trung nhiều nỗ lực vào việc giải quyết thoả đáng các vấn đề của dự án.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với các phòng chức năng khác cùng thực hiện dự
án. Do đó dự án khơng nhận được sự ưu tiên cần thiết, không đủ nguồn lực để hoạt
động hoặc bị coi nhẹ.
b.Tổ chức bộ phận quản lý dự án đấu tư theo chuyên trách:
* Đặc điểm: Các thành viên ban quản lý dự án tách hồn tồn khỏi phịng chức
năng chun môn, chuyên thực hiện quản lý điều hành dự án theo yêu cầu được giao.
*Ưu điểm:

- Đây là hình thức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu của khách hàng nên có
thể phản ứng nhanh trước yêu cầu của thị trường.
- Nhà quản lý dự án có đầy đủ quyền lực hơn đối với dự án
- Các thành viên trong ban quản lý dự án chịu sự điều hành trực tiếp của chủ
nhiệm dự án, chứ không phải những người đứng đầu các bộ phận chức năng điều
hành.
- Do tách khỏi các phịng chức năng nên đường thơng tin được rút ngắn, hiệu
quả thông tin sẽ cao hơn.
* Nhược điểm:
- Khi thực hiện đồng thời nhiều dự án ở những địa bàn khác nhau và phải đảm
bảo đủ số lượng cán bộ cần thiết cho từng dự án thì có thể dẫn đến lãng phí nhân lực.
- Do yêu cầu phải hoàn thành tốt mục tiêu về thời gian, chi phí của dự án nên
các ban quản lý dự án có xu hướng tuyển hoặc thuê các chuyên gia giỏi trong từng lĩnh
vực vì nhu cầu dự phịng hơn là do nhu cầu thực cho hoạt động quản lý dự án.
c. Tổ chức bộ phận quản lý dự án theo ma trận:
*Đặc điểm: Kết hợp giữa mơ hình quản lý dự án theo chức năng và mơ hình
quản lý chun trách dự án.
*Ưu điểm:
- Mơ hình này giao quyền cho Chủ nhiệm dự án quản lý, thực hiện dự án đúng
tiến độ, trong phạm vi kinh phí được duyệt.
- Các tài năng chuyên môn được phân phối hợp lý cho các dự án khác nhau.
- Khắc phục được hạn chế của mơ hình quản lý theo chức năng. Khi kết thúc dự
án các thành viên ban quản lý dự án có thể trở về tiếp tục cơng việc cũ tại phịng chức
năng của mình.

19


- Tạo điều kiện phản ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn trước yêu cầu của khách hàng
và những thay đổi của thị trường.

*Nhược điểm:
- Nếu việc phân quyền quyết định trong quản lý dự án không rõ ràng hoặc trái
ngược, trùng chéo sẽ ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện dự án.
- Về lý thuyết các Chủ nhiệm dự án quản lý các quyết định hành chính, những
người đứng đầu bộ phận chức năng ra quyết định kỹ thuật. Nhưng trên thực tế quyền
hạn và trách nhiệm khá phức tạp. Do đó, kỹ năng thương lượng là một yếu tố rất quan
trọng để đảm bảo thành công của dự án.
- Mơ hình này vi phạm ngun tắc tập trung dân chủ trong quản lý. Vì một nhân
viên có hai thủ trưởng nên sẽ gặp khó khăn khi phải quyết định thực hiện lệnh nào
trong trường hợp hai lệnh từ hai nhà quản lý cấp trên mâu thuẫn nhau.
* Những căn cứ lựa chọn mơ hình quản lý dự án đầu tư
Qua các phân tích trên cho thấy, mơ hình quản lý dự án nào cũng đều có những
ưu, nhược điểm của nó. Để lựa chọn mơ hình quản lý dự án phù hợp cần dựa vào
những nhân tố cơ bản như quy mô dự án, thời gian thực hiện, công nghệ sử dụng, độ
bất định và rủi ro của dự án, địa điểm thực hiện dự án, nguồn lực và chi phí cho dự án,
số lượng dự án thực hiện trong cùng thời kỳ và tầm quan trọng của nó. Ngồi ra cũng
cần phân tích các tham số quan trọng khác là phương thức thống nhất các nỗ lực, cơ
cấu quyền lực, mức độ ảnh hưởng và hệ thống thông tin.
* Thực tiễn quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình ở Việt Nam hiện nay
Theo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ – CP của Chính phủ: Căn cứ quy mơ,
tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tư
quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng khu vực
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng khu vực để thực hiện chức năng chủ đầu tư và nhiệm vụ quản
lý đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngồi ngân
sách. Hình thức này áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Quản lý các dự án được thực hiện trong cùng một khu vực hành chính hoặc trên

cùng một hướng tuyến;
+ Quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc cùng một chuyên ngành;
+ Quản lý các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay của cùng một nhà tài trợ có yêu
cầu phải quản lý thống nhất về nguồn vốn sử dụng.
Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực có tư cách pháp
nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và
20


ngân hàng thương mại theo quy định; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách
nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý
vận hành, khai thác sử dụng cơng trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư
giao.
Thực chất của cách tổ chức quản lý theo ban quản lý dự án chuyên ngành và ban
quản lý dự án khu vực này là mơ hình chủ nhiệm điều hành dự án.
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Chủ đầu tư quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để
quản lý thực hiện dự án nhóm A có cơng trình xây dựng cấp đặc biệt, dự án áp dụng
công nghệ cao được xác nhận bằng văn bản, dự án về quốc phịng, an ninh có u cầu
bí mật nhà nước, dự án sử dụng vốn khác.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức sự nghiệp trực thuộc chủ
đầu tư, có tư cách pháp nhân độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản
tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định để thực hiện các nhiệm
vụ quản lý dự án được chủ đầu tư giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư
về hoạt động quản lý dự án của mình. Các ban này phải có đủ điều kiện năng lực theo
quy định, được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thực
hiện một số công việc thuộc nhiệm vụ quản lý dự án của mình.
Thực chất của cách tổ chức quản lý Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
này là mơ hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.

- Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc
chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số cơng việc quản lý dự án
thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực
hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ
đầu tư.
Thực chất của cách tổ chức thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng này là mơ
hình chủ nhiệm điều hành dự án.
- Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án
Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chun mơn trực
thuộc để trực tiếp quản lý đối với dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơng trình xây
dựng quy mơ nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng.
Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có
chun mơn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận. Chủ đầu tư được thuê tổ
chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để giám sát thi công và tham gia nghiệm thu
hạng mục, cơng trình hồn thành. Chi phí thực hiện dự án phải được hạch toán riêng
theo quy định của pháp luật.
Thực chất của cách tổ chức này là mơ hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
21


- Hợp đồng tổng thầu xây dựng quản lý dự án
Tổng thầu xây dựng thực hiện hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay có
trách nhiệm tham gia quản lý một phần hoặc toàn bộ dự án theo thỏa thuận hợp đồng
với chủ đầu tư và phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định.
Tổng thầu xây dựng được hưởng một phần chi phí quản lý dự án theo thỏa thuận với
chủ đầu tư.
Thực chất của cách tổ chức hợp đồng tổng thầu xây dựng quản lý dự án là mơ hình
chìa khóa trao tay.
1.5.3. Cán bộ quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình

a. Chức năng của cán bộ quản lý dự án đầu tư
Cán bộ quản lý dự án giữ một vai trò rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức dự án.
Những chức năng cơ bản cần có của cán bộ quản lý dự án là:
- Lập kế hoạch dự án: Mục đích của lập kế hoạch là đảm bảo thực hiện mục tiêu
của dự án và chỉ ra phương pháp để đạt các mục tiêu đó một cách nhanh nhất. Cán bộ
quản lý dự án phải quyết định cái gì cần làm, mục tiêu và cơng cụ thực hiện trong
phạm vi giới hạn về nguồn lực.
- Tổ chức thực hiện dự án: Cán bộ quản lý dự án có nhiệm vụ quyết định cơng việc
được thực hiện như thế nào. Họ có trách nhiệm lựa chọn, đào tạo các thành viên của
nhóm dự án, báo cáo kết quả và tiến trình thực hiện dự án của nhóm cho cấp trên,
thơng tin cho cả nhóm để cùng biết và có kế hoạch cho giai đoạn sau nhằm huy động
và sắp xếp hợp lý các nguồn lực, vật tư, thiết bị và tiền vốn. Tổ chức thực hiện dự án
nhằm phối hợp hiệu quả giữa các bên tham gia, phân định rõ vai trò và trách nhiệm
cho những người tham gia dự án.
- Chỉ đạo hướng dẫn: Sau khi nhận nhiệm vụ quản lý, cán bộ quản lý dự án chỉ đạo
và hướng dẫn, uỷ quyền, khuyến khích động viên, phối hợp mọi thành viên trong
nhóm thực hiện tốt dự án, phối hợp các lực lượng nhằm đảm bảo thực hiện thành công
dự án.
- Kiểm tra giám sát: Cán bộ quản lý dự án có chức năng kiểm tra giám sát sản
phẩm dự án, chất lượng, kỹ thuật, ngân sách và tiến độ thời gian. Kiểm tra giám sát là
một quá trình 3 bước bao gồm: đo lường, đánh giá và sửa chữa. Cần xây dựng các tiêu
chuẩn thực hiện, các mốc thời gian và dựa vào đó để so sánh đánh giá tình hình thực
hiện dự án, đồng thời phải xây dựng một hệ thống thông tin hữu hiệu để thu thập và sử
lý sốliệu .
- Chức năng thích ứng: Trong hoạt động, cán bộ quản lý dự án thường xuyên phải
đối đầu với những thay đổi, từ đó dẫn đến những kế hoạch, các hành động, chuẩn mực
thực hiện cũng thay đổi theo và do vậy cần linh hoạt thích ứng với mơi trường.
b. Kỹ năng của cán bộ quản lý dự án đầu tư

22



- Kỹ năng lãnh đạo: Đây là kỹ năng cơ bản của cán bộ quản lý dự án đểchỉ đạo,
định hướng, khuyến khích và phối hợp các thành viên cùng thực hiện dự án. Kỹnăng
này đòi hỏi các cán bộ quản lý dự án có những phẩm chất cần thiết, có quyền lực nhất
định để đạt mục tiêu dự án.
- Giao tiếp và thông tin trong quản lý dự án: Cán bộ quản lý dự án có trách nhiệm
phối hợp, thống nhất các hành động giữa các bộ phận chức năng và những cơ quan
liên quan để thực hiện công việc dự án nên rất cần thiết phải thông thạo kỹ năng giao
tiếp. Cán bộ quản lý dự án cần giỏi kỹ năng thông tin, kỹ năng trao đổi tin tức giữa các
thành viên dự án và những người liên quan trong quá trình triển khai dự án.
- Kỹ năng thương lượng và giải quyết khó khăn vướng mắc: Để phối hợp mọi cố
gắng nhằm thực hiện thành công dự án buộc các cán bộ quản lý dự án phải có kỹ năng
thương lượng giỏi với cấp trên và các phòng chức năng để giành được sự quan tâm của
cấp trên và giành đủ nguồn lực cần thiết cho hoạt động dự án.
- Kỹ năng tiếp thịvà quan hệvới khách hàng: Một trong những nhiệm vụ quan
trọng của cán bộ quản lý dự án là trợ giúp trong hoạt động Marketing. Làm tốt công
tác tiếp thị sẽ giúp cho việc duy trì được khách hàng hiện tại, tăng thêm khách hàng
tiềm năng.
- Kỹ năng ra quyết định: Lựa chọn phương án và cách thức thực hiện các công
việc dự án là những quyết định rất quan trọng, đặc biệt trong những điều kiện thiếu
thơng tin và có nhiều thay đổi. Để ra được quyết định đúng đắn và kịp thời cần đến
nhiều kỹ năng tổng hợp của cán bộ quản lý dự án.
Cán bộ quản lý dự án lý tưởng phải là người có đủ các tố chất cần thiết liên quan
đến kỹ năng quản trị, trình độ chun mơn kỹ thuật và tính cách cá nhân. Cán bộ quản
lý dự án có những đặc điểm khác nhau cơ bản so với cán bộ quản lý chức năng.
1.6. Nội dung và công cụ quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
1.6.1 Nội dung của quản lý dự án đầu tư
1.6.1.1. Trên giác độ quản lý vĩ mô
Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động đầu tư thông qua xây dựng, hoàn chỉnh

hệ thống luật pháp liên quan đến đầu tư bao gồm:
- Ban hành, sửa đổi, bổ sung luật đầu tư và các văn bản dưới luật nhằm một mặt
khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngồi nước đầu tư, mặt khác đảm bảo cho các
công cuộc đầu tư thực hiện đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại
hóa đất nước, sự phát triển ổn định và tăng trưởng bền vững nền kinh tế xã hội.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch đầu tư theo từng ngành, từng địa phương nằm
trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, từ đó xác
định danh mục các dự án ưu tiên.
- Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, các chuẩn mực đầu tư.

23


- Thực hiện các biện pháp nhằm huy động vốn đầu tư trong dân và thu hút vốn
đầu tư từ nước ngồi, cải thiện mơi trường thủ tục đầu tư.
- Kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các chủ đầu tư, xử lý những vi
phạm pháp luật, quy định của Nhà nước, của giấy phép đầu tư, các cam kết của chủ
đầu tư. Điều chỉnh, xử lý các vấn đề cụ thể, phát sinh trong quá trình phát huy tác dụng
của các kết quả đầu tư.
- Phân tích đánh giá hiệu quảcủa hoạt động đầu tư, kịp thời bổ xung, điều chỉnh
những bất hợp lý, chưa phù hợp trong cơ chế, chính sách.
- Đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu cho từng lĩnh vực của hoạt
động đầu tư.

Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng
cơng trình của Việt Nam hiện nay
Để thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình, Nhà nước ban hành hệ
thống văn bản pháp lý từ cao đến thấp:
Luật => Nghị định => Thông tư => Quyết định
Một số văn bản pháp lý chủ yếu liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng

cơng trình đang có hiệu lực hiện nay được tập hợp trong bảng 1-5.
Bảng 1-3. Một số văn bản pháp lý liên quan đến
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
ST
T
1
-

Luật
Luật đầu tư 2014

-

Luật dầu tư cơng 2014

-

Luật xây dựng 2014

-

Luật đấu thầu 2013

2
-

Nghị định
Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị
định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính

phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Nghị định 38/2017/NĐ – CP về đầu tư xây dựng,
quản lý khai thác cảng cạn
Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một

-

Tên văn bản

Ngày ban hành

Ban hành: 26/11/2014
Hiệu lực: 01/07/2015
Ban hành: 18/06/2014
Hiệu lực: 01/01/2015
Ban hành: 18/06/2014
Hiệu lực: 01/01/2015
Ban hành: 29/11/2013
Hiệu lực: 01/07/2014

24

Ban hành: 05/04/2017
Hiệu lực: 01/06/2017

Ban hành: 04/04/2017
Hiệu lực: 01/07/2017
Ban hành: 31/12/2015



×