Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.27 KB, 14 trang )

ĐỀ CƯƠNG LÂM LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH
LÂM NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN:
LỚP:
MSSV:
GVGD:
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ
SỐ 23/2006/NĐ- CP NGÀY 03 THÁNG 3 NĂM 2006
VỀ THI HÀNH LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:
Điều 22. Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân
1. Hạn mức rừng phòng hộ, rừng sản xuất giao cho mỗi gia đình, cá nhân không
quá 30 ha đối với mỗi loại rừng.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi
trồng thuỷ sản, đất làm muối lại được giao thêm rừng phòng hộ, rừng sản xuất thì diện
tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất giao thêm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá
25 ha.
2. Trường hợp diện tích giao rừng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân vượt quá hạn
mức quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng diện tích rừng được giao trước ngày 01 tháng
01 năm 1999 nếu có diện tích vượt hạn mức thì diện tích vượt hạn mức đó được tiếp
tục sử dụng với thời hạn bằng 1/2 thời hạn được ghi trong quyết định giao rừng, sau
Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp


Trang 1


thời hạn đó hộ gia đình, cá nhân phải chuyển sang thuê rừng theo Điều 25 của Luật
Bảo vệ và phát triển rừng đối với diện tích vượt hạn mức.
b) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng diện tích rừng được giao từ ngày 01 tháng 01
năm 1999 đến trước ngày 01 tháng 4 năm 2005 mà có diện tích vượt hạn mức mà đã
chuyển sang thuê rừng thì được tiếp tục thuê rừng theo thời hạn còn lại trong hợp đồng
thuê rừng; trường hợp chưa chuyển sang thuê rừng thì phải chuyển sang thuê rừng kể
từ ngày 01 tháng 4 năm 2005 (ngày Luật Bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực) thời
hạn thuê rừng là thời hạn còn lại của thời hạn đã ghi trong quyết định giao rừng đó.
c) Hộ gia đình, cá nhân được giao rừng sau ngày 01 tháng 4 năm 2005 mà có
diện tích vượt hạn mức, thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê rừng kể từ
ngày 01 tháng 4 năm 2005, thời hạn thuê rừng là thời hạn còn lại của thời hạn ghi
trong quyết định giao rừng đó.
3. Hạn mức giao đất trống thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho mỗi hộ gia đình,
cá nhân để sản xuất lâm nghiệp không quá 30 ha và không tính vào hạn mức nêu tại
khoản 1 Điều này.
Điều 23. Thời hạn sử dụng rừng được Nhà nước giao, cho thuê
1. Thời hạn giao rừng, cho thuê rừng được quy định như sau:
a) Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cho chủ rừng để quản lý, bảo
vệ và sử dụng ổn định lâu dài.
b) Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng
hoặc cho thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng cho chủ rừng
với thời hạn không quá 50 năm; đối với các loài cây rừng có chu kỳ kinh doanh vượt
quá 50 năm, đối với dự án đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc
đặc biệt khó khăn, mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao rừng, cho thuê rừng
không quá 70 năm.
c) Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ, thuê rừng đặc dụng để kết
hợp kinh doanh cảnh quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường với thời hạn

không quá 50 năm.
d) Khi hết thời hạn sử dụng rừng, nếu chủ rừng có nhu cầu tiếp tục sử dụng và
trong quá trình sử dụng rừng, chủ rừng chấp hành đúng pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng, sử dụng rừng phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thì chủ rừng
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét gia hạn sử dụng rừng.
2.a) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê thì thời điểm sử dụng rừng tính từ
ngày ký quyết định giao rừng, cho thuê rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Trường hợp rừng đã giao, đã cho thuê trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà
trong quyết định giao rừng hoặc trong hợp đồng thuê rừng không ghi rõ thời hạn giao
rừng, cho thuê rừng thì thời điểm giao rừng, cho thuê rừng được tính từ ngày 15 tháng
10 năm 1993.

Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp

Trang 2


Điều 32. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân
1. Về chuyển đổi.
a) Được chuyển đổi quyền sử dụng rừng phòng hộ nhà nước giao.
b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho,
nhận thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng hợp pháp
từ chủ rừng khác thì được chuyển đổi quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất
là rừng trồng đó; trường hợp nhận chuyển đổi thì chỉ được chuyển đổi cho hộ gia đình,
cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn.
2. Về chuyển nhượng:
a) Được chuyển nhượng rừng sản xuất là rừng trồng do nhà nước giao và rừng
trồng bằng vốn ngân sách nhà nước đầu tư trên đất Nhà nước giao hoặc cho thuê để
trồng rừng nhưng phải hoàn trả giá trị Nhà nước đã đầu tư.
b) Được chuyển nhượng rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trên đất được

Nhà nước giao hoặc cho thuê để trồng rừng.
3. Về tặng cho:
Được tặng cho Nhà nước, cộng đồng dân cư thôn rừng sản xuất là rừng trồng Nhà
nước giao hoặc rừng sản xuất là rừng trồng trên đất Nhà nước giao đất hoặc cho thuê.
4. Về cho thuê, cho thuê lại rừng: được cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng
Nhà nước giao hoặc Nhà nước cho thuê nhưng thời gian cho thuê, cho thuê lại rừng
không vượt quá thời hạn quy định trong quyết định Nhà nước giao đất, cho thuê đất,
thuê rừng.
5. Về thế chấp, bảo lãnh, góp vốn:
a) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng
được Nhà nước giao.
b) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị tăng thêm của rừng sản xuất là
rừng trồng Nhà nước cho thuê do chủ rừng đầu tư.
c) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do
chủ rừng tự đầu tư trên đất Nhà nước giao hoặc cho thuê.
d) Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên Nhà nước giao hoặc cho thuê thì chỉ
được thế chấp, bảo lãnh, góp bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng
tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao
rừng, cho thuê rừng.
đ) Việc thế chấp, bảo lãnh chỉ được thực hiện tại tổ chức tín dụng hoạt động
hợp pháp tại Việt Nam; được góp vốn với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
6. Về thừa kế:
a) Được để thừa kế quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng sản xuất Nhà nước giao
theo quy định của pháp luật về thừa kế.
b) Được để thừa kế rừng trồng do cá nhân tự đầu tư trên đất được Nhà nước
giao, cho thuê theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp

Trang 3



Điều 43. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ
1. Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ 5.000 ha trở
lên hoặc có diện tích dưới 5.000 ha nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ:
chắn gió, chắn cát bay; khu rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, liền vùng, tập trung,
được thành lập Ban quản lý.
2. Ban quản lý khu rừng phòng hộ hoạt động theo cơ chế tài chính của đơn vị sự
nghiệp.
3. Tổ chức bộ máy quản lý và biên chế của Ban quản lý khu rừng phòng hộ
thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Ban quản lý khu rừng phòng hộ được khoán các công việc về bảo vệ rừng,
gây trồng rừng, chăm sóc và làm giàu rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
thôn, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tại
chỗ để thực hiện việc bảo vệ và phát triển rừng.
5. Những khu rừng phòng hộ khác với quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh giao, cho thuê cho các tổ chức khác; Ủy ban nhân dân cấp huyện
giao, cho thuê cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng.
6. Những diện tích rừng phòng hộ chưa giao, chưa cho thuê, căn cứ quy hoạch
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 38 Luật Bảo
vệ và phát triển rừng.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập phương án bảo vệ; lập phương án
và kế hoạch giao, cho thuê rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện để từng bước đưa
rừng vào sử dụng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 44. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng
1. Những khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên tập
trung, là khu bảo vệ cảnh quan gắn với di tích lịch sử đã được xếp hạng được thành lập
Ban quản lý khu rừng đặc dụng.

Những khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được phân
ra các khu chức năng để quản lý, gồm: một hoặc nhiều phân khu bảo vệ nghiêm ngặt,
phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ hành chính.
2. Những khu rừng đặc dụng là rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học được
Nhà nước giao cho tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy
nghề về lâm nghiệp, thì những tổ chức đó có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, sử dụng và
phát triển diện tích rừng được giao theo quy chế quản lý rừng.
3. Những khu rừng đặc dụng không thuộc diện quy định tại khoản 1 và 2 Điều
này; những khu rừng đặc dụng có diện tích nhỏ, phân tán Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
cho các tổ chức kinh tế thuê rừng để quản lý, bảo vệ, kết hợp kinh doanh cảnh quan,
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.
Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp

Trang 4


4. Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoạt động theo cơ chế tài chính của đơn vị sự
nghiệp.
5. Tổ chức bộ máy quản lý và biên chế của Ban quản lý khu rừng đặc dụng thực
hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Ban quản lý khu rừng đặc dụng được khoán các công việc về bảo vệ rừng,
gây trồng rừng, chăm sóc và làm giàu rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
thôn, lực lượng vũ trang tại chỗ để thực hiện việc bảo vệ và phát triển rừng. Đối với
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chưa có điều kiện chuyển dân ra khỏi phân khu thì chỉ
được khoán ngắn hạn công việc bảo vệ rừng, phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân
trong khu vực đó.
Điều 45. Tổ chức quản lý rừng sản xuất
1. Những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên tập trung, có trữ lượng giàu, trung
bình nhưng phải đóng cửa, không khai thác, thì thực hiện tổ chức quản lý theo quy
định tại quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Những khu rừng sản xuất tập trung, liền vùng, liền khoảnh thì ưu tiên giao,
cho thuê cho các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế để sản xuất kinh doanh lâm
nghiệp.
3. Những khu rừng sản xuất có diện tích nhỏ dưới một ngàn (1.000) ha, phân
tán, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao, cho thuê cho các tổ chức, cho hộ gia
đình, cá nhân hoặc giao cho cộng đồng dân cư thôn để quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng theo quy chế quản lý rừng.
4. Đối với những diện tích rừng sản xuất chưa giao, chưa cho thuê:
a) Căn cứ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo quy định
tại điểm đ khoản 3 Điều 38 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập phương án bảo vệ; lập phương án
và kế hoạch giao, cho thuê rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, để từng bước giao
rừng, cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 52. Khai thác lâm sản
1. Đối với rừng phòng hộ:
a) Các hoạt động khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải đảm bảo nguyên
tắc duy trì và phát triển khả năng phòng hộ của khu rừng; việc khai thác lâm sản trong
rừng phòng hộ chỉ là kết hợp nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động sống tại chỗ
gắn bó với rừng, tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
b) Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải có kế hoạch, phương án
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc săn, bắt động vật rừng thông thường phải
thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 46 Nghị định này.

Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp

Trang 5


c) Thủ tục, biện pháp kỹ thuật khai thác thực vật rừng; săn, bắt động vật rừng

phải tuân theo quy chế quản lý rừng của Thủ tướng Chính phủ và theo hướng dẫn của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Đối với rừng đặc dụng:
a) Các hoạt động khai thác trong rừng đặc dụng phải đảm bảo chức năng bảo
tồn, duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học của rừng, đảm bảo môi trường sống của
các loài thực vật rừng, động vật rừng đặc hữu, quý hiếm; loài thực vật rừng, động vật
rừng có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch và kinh tế; bảo tồn cảnh quan để khai
thác các giá trị thẩm mỹ, văn hoá, khoa học, lịch sử và môi trường.
b) Được khai thác, thu dọn, làm vệ sinh những cây gỗ đã chết, cây gẫy đổ, thực
vật rừng ngoài gỗ tại khu vực dịch vụ hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn
thiên nhiên, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ.
c) Được phép khai thác lâm sản để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học,
đào tạo nghề về lâm nghiệp trong các khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
theo kế hoạch nghiên cứu đào tạo của tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được nhà nước giao rừng.
d) Thủ tục, biện pháp kỹ thuật khai thác phải tuân theo quy chế quản lý rừng
của Thủ tướng Chính phủ, theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
3. Đối với rừng sản xuất:
a) Việc khai thác lâm sản trong rừng tự nhiên và rừng trồng thực hiện theo quy
định tại Điều 56 và Điều 57 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
b) Việc khai thác lâm sản trong rừng tự nhiên phải đảm bảo nguyên tắc duy trì
sự phát triển bền vững của khu rừng; lượng khai thác không được lớn hơn lượng tăng
trưởng về trữ lượng của rừng.
c) Điều kiện rừng được khai thác; sản phẩm được khai thác; trình tự, thủ tục
khai thác; biện pháp kỹ thuật khai thác phải tuân theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ tại quy chế quản lý các loại rừng, theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Việc khai thác gỗ rừng trồng là các loài cây quý, hiếm thực hiện theo quy

định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và
chế độ quản lý, bảo vệ và theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 53. Sản xuất nông lâm kết hợp
1. Việc sản xuất nông lâm kết hợp chỉ được áp dụng trong rừng phòng hộ và
rừng sản xuất nhưng phải tuân theo quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
2. Đối với rừng phòng hộ: được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu và
sản xuất ngư nghiệp trên đất rừng nhưng không được làm ảnh hưởng đến khả năng
phòng hộ của rừng.
Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp

Trang 6


3. Đối với rừng sản xuất:
a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược
liệu dưới tán rừng nhưng không làm suy giảm rừng tự nhiên và không ảnh hưởng đến
mục đích kinh doanh lâm sản của khu rừng.
b) Rừng sản xuất là rừng trồng: được sử dụng không quá 30% diện tích đất
chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được trồng xen cây nông
nghiệp, cây dược liệu trên đất rừng nhưng không làm ảnh hưởng đến mục đích kinh
doanh lâm sản của khu rừng.
4. Việc chọn giống cây trồng xen phải tuân theo các quy định của pháp luật về
giống cây trồng, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thuỷ sản và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 55. Kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng
1. Chủ rừng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê,
nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch
sinh thái trong rừng và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Không gây ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan

môi trường và tác dụng phòng hộ của khu rừng.
b) Không được xây dựng các công trình phục vụ du lịch ở phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái trong rừng đặc dụng.
c) Phải đảm bảo an toàn và tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Ban
quản lý khu rừng.
d) Tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân sống trong khu rừng tham gia các
hoạt động dịch vụ du lịch.
2. Tổ chức hoạt động kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong
rừng.
Chủ rừng phải lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức
thực hiện theo đúng dự án đã được phê duyệt; trình tự, thủ tục đầu tư thực hiện theo
quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Chủ rừng tự
quyết định đầu tư và tự chịu trách nhiệm đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khác.

Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp

Trang 7


QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 178/2001/QĐ-TTG
NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ QUYỀN HƯỞNG LỢI,
NGHĨA VỤ CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐƯỢC GIAO,
ĐƯỢC THUÊ, NHẬN KHOÁN RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Luật Đất đai, ngày 14 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Đất đai ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Đất đai ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính
phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về việc
giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng
thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 5. Hộ gia đình, cá nhân được giao rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ,
khoanh nuôi tái sinh:
1. Được Nhà nước cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và
khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định hiện hành.
2. Được thu hái lâm sản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa..., trong quá trình bảo vệ,
khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định hiện hành.

Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp

Trang 8


3. Được khai thác cây gỗ chết khô, cây đổ gẫy, cây sâu bệnh theo thiết kế khai
thác do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp giấy phép. Lâm sản
nói trên được tự do lưu thông khi có đủ thủ tục theo quy định.
4. Được khai thác tre, nứa với cường độ tối đa 30% khi rừng đạt độ che phủ
80% trên diện tích đất được giao theo quy chế khai thác lâm sản hiện hành; được
hưởng toàn bộ giá trị lâm sản thu được sau khi nộp thuế.
5. Được khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không
quá 20% khi rừng phòng hộ được phép khai thác (trừ những động vật, thực vật nằm
trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm theo quy định của Chính phủ
và danh mục động vật, thực vật ghi trong phụ lục công ước về buôn bán quốc tế các

loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp - CITES ) theo thiết kế được Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp giấy phép khai thác. Việc khai thác
phải tuân theo quy chế khai thác lâm sản hiện hành. Hộ gia đình, cá nhân được hưởng
từ 85% - 90% sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế, phần còn lại nộp ngân sách Nhà
nước.
Điều 6. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc
quy hoạch rừng phòng hộ:
1. Được Nhà nước cấp kinh phí để trồng và chăm sóc rừng theo quy định hiện
hành.
2. Được sử dụng cây nông nghiệp lâu năm làm cây trồng chính rừng phòng hộ
hoặc trồng xen với cây rừng bản địa lâu năm theo thiết kế trồng rừng được Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
3. Được hưởng 100% sản phẩm khai thác từ cây phù trợ, cây trồng xen, sản
phẩm tỉa thưa theo thiết kế được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và
phải đảm bảo độ tàn che của rừng trên 0,6 sau khi tỉa thưa.
4. Được sử dụng tối đa không quá 20% diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng
để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.
5. Được khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không
quá 20% khi rừng phòng hộ được phép khai thác theo thiết kế được Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp giấy phép khai thác.
Giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế được phân chia theo tỷ lệ như sau:
hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ 90 - 95%, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.
6. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư vốn để trồng rừng thì được hưởng
100% sản phẩm khi rừng đạt tuổi khai thác, mỗi năm được phép khai thác không quá
10% diện tích do chủ rừng đã gây trồng thành rừng theo quy trình, quy phạm kỹ thuật
hiện hành.

Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp

Trang 9



Điều 7. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng tự nhiên quy hoạch
rừng sản xuất:
1. Được trồng xen các cây nông nghiệp, cây dược liệu, chăn thả gia súc và khai
thác các lợi ích khác của rừng phù hợp với quy chế quản lý rừng sản xuất.
2. Được tận dụng sản phẩm trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh theo quy trình, quy phạm hiện hành.
3. Nếu có nhu cầu làm nhà mới để tách hộ hoặc thay thế nhà cũ, sửa chữa lớn
nhà ở cho mình tại xã nơi có rừng, hộ gia đình, cá nhân phải làm đơn gửi Uỷ ban nhân
dân xã xác nhận, trình Uỷ ban nhân dân huyện xét duyệt, cấp giấy phép khai thác
3
không quá 10 m gỗ tròn cho 1 hộ. Phải khai thác theo sự hướng dẫn và giám sát của
xã. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng việc khai thác gỗ làm nhà để buôn bán.
4. a. Đối với rừng gỗ:
- Rừng thứ sinh nghèo kiệt: Hộ gia đình, cá nhân được hưởng 100%.
- Rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác với cây gỗ có đường kính
phổ biến dưới 20 cm: Hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ 70% - 80%, phần còn lại
nộp ngân sách Nhà nước.
- Rừng có trữ lượng còn ở mức trung bình hoặc giầu, lớn hơn 100 m 3/ha, từ lúc
giao đến khi khai thác, mỗi năm Hộ gia đình, cá nhân được hưởng 2%, phần còn lại
nộp ngân sách Nhà nước.
b. Đối với rừng tre, nứa: được phép khai thác theo quy trình, quy phạm kỹ thuật
hiện hành. Sau khi nộp thuế, hộ gia đình, cá nhân được hưởng 95%, nộp ngân sách
Nhà nước 5%.
Điều 9. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc
quy hoạch rừng sản xuất để gây trồng rừng:
1. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để trồng rừng theo quy định hiện hành.
2. Nếu nhận vốn hỗ trợ của các dự án để gây trồng rừng thì được hưởng các
quyền lợi theo quy định tại quy chế các dự án đó.

3. Nếu tự bỏ vốn để trồng rừng thì được quyền tự quyết định mục đích và
phương thức gây trồng rừng (khoanh nuôi xúc tiến tái sinh hoặc trồng rừng mới), lựa
chọn loài cây trồng, kỹ thuật trồng; được quyền tự quyết định việc khai thác và sử
dụng lâm sản.
4. Mọi sản phẩm khai thác từ rừng được tự do lưu thông.
5. Được sử dụng một phần đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản nhưng không quá 20% diện tích đất được giao.

Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp

Trang 10


Điều 11. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất rừng đặc dụng, đất
rừng phòng hộ để kinh doanh cảnh quan, du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng:
1. Được sử dụng sinh cảnh của rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng; được xây dựng cơ sở dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng theo dự án
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ; nghiêm cấm các hoạt động gây ô nhiễm và có hại đến sinh
trưởng và phát triển bình thường của các loài động, thực vật rừng.
Điều 13. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh
rừng đặc dụng:
1. Được nhận tiền công khoán để trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh theo hợp
đồng khoán.
2. Được Ban quản lý Khu rừng đặc dụng tạo điều kiện tham gia các hoạt động
dịch vụ, du lịch.
Điều 14. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng
tự nhiên ở những vùng phòng hộ đầu nguồn:
1. Được nhận tiền công khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng theo hợp đồng

khoán.
2. Được thu hái lâm sản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa.. ., trong quá trình bảo vệ,
khoanh nuôi tái sinh rừng theo hướng dẫn của Bên giao khoán.
3. Được khai thác cây gỗ chết khô, cây đổ gẫy, cây sâu bệnh, sản phẩm tỉa thưa
theo thiết kế do Bên giao khoán lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê
duyệt và cấp giấy phép khai thác. Lâm sản nói trên được tự do lưu thông.
4. Được khai thác tre, nứa với cường độ tối đa 30% khi rừng đảm bảo độ che
phủ trên 80% diện tích nhận khoán theo sự hướng dẫn và giám sát của Bên giao khoán.
Giá trị lâm sản thu được sau khi nộp thuế, hộ được hưởng từ 80 - 90%, phần còn lại
nộp Bên giao khoán.
5. Căn cứ vào hiện trạng rừng khi hộ gia đình, cá nhân nhận khoán, giá trị gỗ
khai thác sau khi nộp thuế được phân phối như sau:
- Rừng thứ sinh nghèo kiệt: Hộ gia đình, cá nhân được hưởng 95%, phần còn
lại nộp Bên giao khoán.
- Rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác với cây gỗ có đường kính
phổ biến dưới 20 cm: Hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ 75% - 85%, phần còn lại
nộp Bên giao khoán.
- Rừng có trữ lượng còn ở mức trung bình hoặc giàu, lớn hơn 100m 3/ha: từ lúc
nhận khoán đến khi khai thác mỗi năm hộ gia đình, cá nhân được hưởng 2%, phần còn
lại nộp Bên giao khoán.
Trường hợp hộ nhận khoán tự đầu tư vốn để khoanh nuôi phục hồi rừng được
hưởng 100% giá trị gỗ khai thác sau khi nộp thuế.
Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp

Trang 11


Hộ gia đình, cá nhân phải tự đầu tư tái tạo rừng trong vòng 1 năm sau khi khai
thác.
Điều 15. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ở

vùng phòng hộ đầu nguồn:
1. Được Nhà nước cấp kinh phí để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo quy định
hiện hành.
2. Được sử dụng cây nông nghiệp lâu năm làm cây trồng chính rừng phòng hộ
hoặc trồng xen với cây rừng bản địa lâu năm theo thiết kế trồng rừng do Bên giao
khoán lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
3. Được hưởng 100% sản phẩm khai thác từ cây phù trợ, cây trồng xen, sản
phẩm tỉa thưa, nhưng phải đảm bảo độ tàn che của rừng trên 0,6 sau khi tỉa thưa.
4. Được thu hái lâm sản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa..., theo hướng dẫn của Bên
giao khoán.
5. Được sử dụng tối đa không quá 20% diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng
để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp theo sự hướng dẫn của Bên giao khoán.
6.a. Nếu hộ gia đình, cá nhân nhận kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để trồng, chăm
sóc, bảo vệ rừng thì được hưởng từ 80 - 90%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.
b. Nếu hộ gia đình, cá nhân nhận khoán tự đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng
thì được hưởng 100% giá trị sản phẩm sau khi nộp thuế.
c. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán phải tự đầu tư tái tạo rừng trong vòng 1
năm sau khi khai thác.
Điều 18. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự
nhiên:
1. Được tận dụng lâm sản trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành; được khai thác lâm sản phụ.
2. Được trồng xen các loại cây đặc sản rừng, cây nông nghiệp và chăn thả gia
súc dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng nhưng không được làm ảnh hưởng xấu đến
sự sinh trưởng của rừng.
3. Khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác, Bên giao khoán thống nhất với hộ gia
đình, cá nhân nhận khoán tiến hành khai thác theo thiết kế được Uỷ ban nhân dân tỉnh
phê duyệt và cấp giấy phép khai thác.
Giá trị lâm sản khai thác sau khi nộp thuế được phân chia như sau: Hộ gia đình,
cá nhân nhận khoán được hưởng từ 1,5 - 2 % cho mỗi năm nhận khoán bảo vệ rừng,

phần còn lại nộp Bên giao khoán.

Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp

Trang 12


Điều 20. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản
xuất:
1. Được Bên giao khoán cấp kinh phí trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo quy
định hiện hành.
2. Được trồng xen cây nông nghiệp với cây rừng khi rừng chưa khép tán; được
sản xuất nông, lâm kết hợp dưới tán rừng nhưng không được làm ảnh hưởng xấu đến
sinh trưởng của cây rừng; được hưởng toàn bộ sản phẩm trồng xen.
3. Được tận dụng lâm sản trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành.
4. Khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác, Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán thống
nhất với Bên giao khoán thời điểm và phương thức khai thác.
Giá trị lâm sản khai thác sau khi nộp thuế được phân chia như sau: Hộ gia đình,
cá nhân nhận khoán được hưởng từ 2 - 2,5 % cho mỗi năm nhận khoán bảo vệ rừng;
phần còn lại nộp Bên giao khoán.
Nếu hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn để trồng, chăm sóc, bảo vệ thì được hưởng
95% giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế, phần còn lại nộp Bên giao khoán.
Nếu Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán cùng đầu tư với Bên giao khoán thì phân
phối theo tỷ lệ góp vốn và ngày công lao động của mỗi bên quy thành tiền.

Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp

Trang 13



MỤC LỤC
Trang
Nghị định 23
Điều 22. Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân..............................................1
Điều 23. Thời hạn sử dụng rừng được Nhà nước giao, cho thuê...............................2
Điều 32. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân................................................................3
Điều 43. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ..................................................................4
Điều 44. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng..................................................................4
Điều 45. Tổ chức quản lý rừng sản xuất....................................................................5
Điều 52. Khai thác lâm sản......................................................................................5
Điều 53. Sản xuất nông lâm kết hợp........................................................................6
Điều 55. Kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng..........7
Quyết định 178
Điều 5. Hộ gia đình, cá nhân được giao rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh
nuôi tái sinh:..............................................................................................................8
Điều 6. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc quy
hoạch rừng phòng hộ:................................................................................................9
Điều 7. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng tự nhiên quy hoạch rừng sản
xuất:........................................................................................................................... 10
Điều 9. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc quy
hoạch rừng sản xuất để gây trồng rừng:.....................................................................10
Điều 11. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất rừng đặc dụng, đất rừng
phòng hộ để kinh doanh cảnh quan, du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng:...................11
Điều 13. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng
đặc dụng:...................................................................................................................11
Điều 14. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên
ở những vùng phòng hộ đầu nguồn:..........................................................................11
Điều 15. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ở vùng
phòng hộ đầu nguồn:.................................................................................................12

Điều 18. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên:
................................................................................................................................... 12
Điều 20. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản xuất:
................................................................................................................................... 13

Đề cương lâm luật và chính sách lâm nghiệp

Trang 14



×