Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề cương quản lý rừng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.91 KB, 9 trang )

Tên:
Lớp:
MSSV:
GVGD:

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
Câu 1: Trình bày quy trình của khai thác rừng trồng? (3 điểm).
1.1. Giao nhận rừng khai thác:
Trước khi tiến hành khai thác, giữa chủ rừng và đơn vị khai thác cần tiến hành
giao nhận rừng để khai thác:
- Chủ rừng giao cho đơn vị khai thác các tài liệu, hồ sơ lien quan như: Hồ sơ khai
thác, quyết định phê duyệt và cấp phép khai thác
- Giao nhận diện tích, hiện trạng, cọc mốc, khối lượng gỗ khai thác từng lô trên hồ
sơ và tiến hành bàn giao ngoài thực địa. Trong khi giao nhận, cần thể hiện rõ về trình tự
khai thác (lô nào khai thác trước, lô nào khai thác sau).
- Các công trình phục vụ sản xuất
- Những cam kết trong việc thực hiện quy trình kỹ thuật trong khai thác, an toàn
lao động; trách nhiệm của bên giao và của bên nhận trong quá trình khai thác; thời gian
bắt đầu và kết thúc khai thác.
1.2. Luỗng phát, chặt hạ, cắt khúc và bóc vỏ:
- Luỗng phát: Trước khi khai thác cần phải tiến hành luỗng phát toàn bộ dây leo,
cây bụi trên diện tích khai thác hoặc xung quanh cây khai thác. Dây leo được phát sát gốc
và ngang tầm với. Cây bụi được phát sát gốc, chiều cao gốc chặt không quá 15 cm, băm
dập rải trên mặt đất để không ảnh hưởng đến quá trình chặt hạ, cắt khúc.
- Chặt hạ: Chọn hướng đỗ thích hợp, ít ảnh hưởng nhất đến những cây xung quanh
và đảm bảo an toàn lao động. Để cây có khả năng tái sinh chồi tốt, chiều cao gốc chặt từ
1⁄2 - 1 lần đường kính gốc, mặt cắt trên gốc cây hơi nghiêng và nhẵn đểthoát nước tốt,
tránh cho gốc cây bị thối, mục. Nếu mặt cắt bị xước râu tôm phải tiến hành sửa lại.
- Mở miệng: Muốn cây đổ theo hướng nào thì mở miệng theo hướng đó, góc mở
miệng khoảng 450 hoặc lớn hơn tùy theo cây và địa hình nơi cây mọc. Độ sâu của miệng
khoảng 1/3 đường kính của cây vaddarm bảo sao cho chiều dài bản lề bằng 2/3 đường


kính gốc cây chặt.
- Cắt gáy: Mặt cắt gáy phải đối diện với miệng và được cắt sau khi mở miệng.
Mạch cắt phải bằng hoặc cao hơn mặt cắt dưới của miệng.
- Chừa bản lề để làm để lam chỗ tựa cho cây đổ đúng hướng: Muốn cây đỏ theo
hướng tự nhiên, để bản lề thẳng. Muốn cây đổ lệch với hướng đổ tự nhiên 1 góc nhỏ,
đểbản lề chéo, phần rộng hơn của bản lề được để ở phía hướng đổ theo ý muốn. Muốn
cây đổ khác với hướng đổ tự nhiên 1 góc lớn, để bản lề hình tam giác, phần rộng của bản
lề được để ở phía hướng đổ theo ý muốn.
- Cắt khúc và bóc vỏ: Sau khi chặt hạ tiến hành cắt khúc và bóc vỏ ngay tránh để
lâu, mặt cắt khúc phải vuông với thân cây gỗ.


Câu 2: Hãy cho biết thực trạng và giải pháp quản lý lâm sản ngoài gỗ để quản lý
rừng bền vững? (3.5 điểm).
2.1. Thực trạng:
Lâm sản ngoài gỗ là 1 nguồn lợi đáng kể từ rừng. Tuy nhiên, trong thời gian qua
chưa có những thống kê và nghiên cứu đầy đủ về nguồn lợi này. Có thể khẳng định tồn
tại này là do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trước hết phải kể đến việc quản lý của nhà
nước, các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành. Tinh trạng khai
thác lâm sản ngoai gỗ trái phép từ rừng ngày 1 nhiều nhưng nhiều địa phương, cơ quan
chưa có giải pháp bảo vệ hợp lý. Nhu cầu xã hội ngày càng cao, nhiều sản phẩm từ rừng
đã bị khai thác kiệt quệ, làm cho đa dạng sinh học của rừng ngày 1 giảm sút nhưng nhà
nước chưa có chính sánh phù hợp và chưa có nhiều quan tâm đến lâm sản ngoài gỗ.
Trong thời gian qua đã có những quan tâm và nghiên cứu về việc nuôi trồng các lâm sản
ngoài gỗ nhưng chưa nhiều, chưa đáp ứng được tiềm năng sẵn có và nhu cầu của thị
trường.
2.2. Giải pháp:
Nhà nước cần có sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu và nuôi trồng nhiều về nguồn lợi
lâm sản ngoài gỗ, vừa đem lại thu nhập cho người dân, vừa đảm bảo được việc hạn chế
tác động bất lợi vào rừng thông qua các chương trình đầu tư, khuyến lâm,…

Một vấn đề nữa cần được quan tâm hiện nay là việc đảm bảo có 1 thị trường tiêu
thụ ổn định về mặt giá cả và đáp ứng về mặt quy mô. Khi có được 1 thị trường tiêu thụ
ổn định, việc xúc tiến và định hướng cho việc nuôi trồng các lâm sản ngoài gỗ sẽ có được
mục tiêu rõ ràng, hạn chế được những rủi ro,… Điều này cũng đồng nghĩa với việc bảo
vệ được các lâm đặc sản từ rừng được thuận lợi hơn nhưng vẫn đảm bảo được thu nhập
của người dân và nhu cầu của thị trường.
Câu 3: Vai trò của nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng rừng tự nhiên trong quản lý
rừng bền vững? (3.5 điểm).
Sinh trưởng là sự tăng lên của 1 đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa của 1 vật
sống. Trong sản lượng rừng, sinh trưởng được hiểu là sự biến đổi theo thời gian của 1 đại
lượng nào đó của 1 cây cá thể như đường kính, chiều cao, đường kính tán, thể tích,…
Sinh trưởng gắn liền với thowig gian nên thường được gọi là quá trình sinh trưởng.
Sản lượng là kích thước của 1 hay nhiều cá thể trong lâm phần tại cuối giai đoạn
nào đó hoặc là lượng gỗ của lâm phần có thể cho thu hoạch ở 1 thời điểm xác định hay
lượng gỗ mà rừng có thể tạo ra được tại 1 tuổi xác định. (Trữ lượng).
Vai trò: Vai trò của các kiến thức về lượng tăng trưởng của rừng là rất lớn trong
việc quản lý rừng bền vững. Chỉ khi chúng ta biết chính xác lượng tăng trưởng của rừng,
chúng ta mới tính toán chính xác lượng khai thác cho phép để đảm bảo tính bền vững.
Câu 4: Trình bày các đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên? Ý nghĩa nghiên cứu cấu trúc
rừng tự nhiên?
4.1. Các đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên:
Cấu trúc rừng bao gồm: Cấu trúc sinh thái (tổ thành, dạng sống, tầng phiến), cấu
trúc hình thái (tầng thứ, mật độ, mạng hinh phân bố) và cấu trúc thời gian.


- Cấu trúc sinh thái: Rừng tự nhiên nhiệt đới nói chung và rừng tự nhiên tại Việt
Nam nói riêng là các kiểu rừng có cấu trúc sinh thái rất phức tạp về tổ thành loài, tầng
phiến và có sự đa dạng sinh học cao.
+ Tổ thành loài là nhân tố diễn tả số loài tham gia và số cá thể của từng loài
trong thành phần cây gỗ của rừng. Tổ thành cho biết sự tổ hợp và mức độ tham gia của

các loài cây khác nhau trên cùng 1 đơn vị diện tích. Nghiên cứu tổ thành loài nhằm xác
định được các loài cây đang tồn tại, sự phân bố của chúng trong không gian, xác định
những loài thường kết nhóm cùng nhau và giá trị kinh tế của các loài, nhóm loài trong
quần xã. Để xác định tổ thành loài, chỉ số IV được sử dụng để viết công thức tổ thành loài
(tổng % của số lần xuất hiện của loài, tiết diện ngang và trữ lượng). Theo Daniel, những
loài cây có IV > 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái
Văn Trừng thì trong lâm phần, nhóm loài cây nào đó >50% tổng số cá thể của tầng cây
cao thì là nhóm loài ưu thế.
+ Các chỉ tiêu để chỉ sự đa dạng về loài của rừng tự nhiên là hệ số hỗn loài
(số loài/số cây), chỉ số đa dạng Simpon,…
- Cấu trúc hình thái (cấu trúc thẳng đứng, tầng thứ): Phân bố số cây theo chiều cao
cũng được các nhà lâm học quan tâm để xác định tầng thứ của rừng. Rừng tự nhiên nhiệt
đới Việt Nam có thể chia làm các tầng sau:
+ Tầng vượt tán: Là các loài cây vươn cao trội hẳn lên và không liên tục.
+ Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng thứ chính, liên
tục.
+ Tầng dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ chịu bóng.
+ Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài cây thân thảo.
+ Ngoại tầng: Chủ yếu là các loài dây leo.
- Cấu trúc thời gian (N/D):
+ Phân bố số cây theo cấp đường kính là một trong những cơ sở quan trọng
nhất của kết cấu lâm phần (có thể xác định tuổi của rừng). Đường kính là thành phần
tham gia chủ yếu trong việc tính toán thể tích cây, từ đó xác định trữ lượng của rừng.
Phân bố đường kính cũng là cơ sở cho các biện pháp xử lý lâm sinh, đặc biệt là khai thác
và điều chế. Không đề cập đến chỉ tiêu chiều cao, vì chiều cao khó đo. Quy luật chung là
giảm dần theo cấp đường kính, khi đường kính càng tăng thì cây giảm dần (chiều cao
tăng thì số lượng cây giảm), đường cong giảm có 1 đỉnh lệch trái và đường cong giảm có
2 đỉnh lệch trái. Rừng tự nhiên ít bị tác động, đều có cấu trúc N/D ở dạng 1 đỉnh lệch trái.
+ Quy luật kết cấu trữ lượng: Là quy luật phân bố thể tích theo cỡ kính, đây
là cơ sở quan trọng để xác định phương thức và cường độ khai thác. Phương thức khai

thác chính đối với rừng tự nhiên khác tuổi là khai thác chọn. Chia làm 3 lớp: Lớp dự trữ
(D1,3 < 25 cm), lớp kế cận (D1,3 = 25 – 40 cm) và lớp thành thục (D1,3 > 40 cm). Một mô
hình rừng được coi là có tỷ lệ thể tích giữa 3 lớp cây trên là 1:3:5.
4.2. Ý nghĩa nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên:
Góp phần làm cơ sở khoa học cho quản lý rừng tự nhiên theo hướng bền vững, đa
chức năng nói chung và làm cơ sở cho nghiên cứu động thái cấu trúc rừng ở các giai đoạn
tiếp theo nói riêng. Tính toán được các chỉ tiêu…


Để ta đánh giá được mức độ sinh sản của quần thể, mức độ tử vong cuả quần thể,
và sự phân bố hay phát tán của quần thể đó.
Đánh giá sinh thái rừng qua các chỉ tiêu đã tính toán.
Đánh giá hiệu quả sự quản lý và sử dụng rừng bền vững.
Làm quen với 1 số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này.
Việc nghiên cứu này sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về khả năng phục hồi tự
nhiên của rừng và có cơ sở đề ra những biện pháp lâm sinh như khoanh nuôi phục hồi
rừng, làm giàu rừng để có thể tận dụng được những khu rừng sinh trưởng phát triển tự
nhiên mang lại hiệu quả hơn cho cuộc sống của người dân cũng như việc cải tạo môi
trường, tăng mức độ đa dạng sinh học.
Câu 5: Trình bày các quy luật diễn thế và tái sinh rừng? Ý nghĩa của nghiên cứu tái
sinh?
5.1. Các quy luật diễn thế và tái sinh rừng:
Quá trình tái sinh và diễn thế của rừng tự nhiên là những vấn đề hết sức quan
trọng trong nghiên cứu sinh thái rừng nhiệt đới. Mỗi sự phá hoại rừng nguyên sinh đều
dẫn đến quá trình diễn thế theo xu hướng trở lại trạng thái ban đầu. Sự thay đổi như vậy
thường được gọi là quá trình diễn thế thứ sinh. Theo Thái Văn Trừng thì có thể phân ra
thành 2 loại trong quá trình diễn thế thứ sinh: Trên đất rừng nguyên trạng và trên đất rừng
thoái hóa.
Tái sinh tự nhiên là quá trình chủ yếu để phục hồi rừng qua các pha diễn thế. Có 2
cách tái sinh tự nhiên:

- Cách tái sinh liên tục dưới tán kín rậm của những loài chịu bóng thường thưa
thớt và yếu ớt vì thiếu ánh sáng nên chỉ có 1 số ít cây thoát khỏi giai đoạn nguy hiểm, ức
chế kéo dài để chờ cơ hội vươn lên tầng cao có đủ nhu cầu về sinh thái.
- Cách tái sinh theo vệt để hàn gắn những lổ trống trong tán rừng do cây già đổ rụi
hay gió bão làm đổ gãy. Trên lổ trống trước hết mọc lên các loài cây tiên phong ưa sáng,
mọc nhanh. Dưới tán của các cây tiên phong, các loài cây định vị trong thành phần quần
thụ cũ thường đòi hỏi che bóng trong 1 – 2 năm đầu sẽ mọc sau và dần dần vươn lên thay
thế những loài tiên phong tạm thời có tuổi thọ ngắn.
5.2. Ý nghĩa nghiên cứu tái sinh:
Nếu lớp cây tái sinh có thành phần khác với tầng cây đứng thì quá trình diễn thế
xảy ra. Ngược lại, nếu giống thì đó là dấu hiệu của sự thay thế một thế hệ cây này bằng
một thế hệ cây khác.
Nghiên cứu tái sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định các giải
pháp lâm sinh xúc tiến tái sinh rừng.
Để ta đánh giá được sự phân bố hay phát tán của quần thể đó.
Nghiên cứu tái sinh nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận cho việc ứng dụng
các mô hình trong nghiên cứu để xác định được cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên..
Đề xuất định hướng cho các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm xúc tiến tái sinh tự
nhiên phục vụ công tác khoanh nuôi tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên.
Câu 6: Hãy nêu ưu, nhược điểm của kỹ thuật làm giàu rừng?


6.1. Ưu điểm:
- Giá thành tương đối thấp;
- Thi công đơn giản;
- Bảo vệ và lợi dụng được nền rừng cũ và những cây giá trị sẵn có trong rừng, đồng thời
duy trì được khả năng phòng hộ của rừng.
6.2. Nhược điểm:
- Sinh trưởng của cây trồng thường quá thấp;
- Công việc chăm sóc phải thường xuyên và kéo dài.

Câu 7: Trình bày quản lý rừng tự nhiên bền vững dựa vào cộng đồng dân cư địa
phương?
7.1. Những đặc điểm xã hội của cộng đồng dân cư địa phương có tác động đến quản
lý rừng bền vững:
Ở Việt Nam, diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của
cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của số nhiều dân tộc ít người có trình độ dân trí thấp,
phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn,
phụ thuộc vào rừng (đất rừng làm nương rẫy; khai thác gỗ, củi; thu hái lâm sản,săn bắt
chim thú,…).
Trong đời sống xã hội, cộng đồng thôn bản của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi
là 1 thể chế xã hội cơ bản đã có từ lâu trong lịch sử và ngày nay vẫn còn tồn tại. Mỗi
cộng đồng có 1 nét đặc trưng về phong tục tập quán, tập tục, thói quen với điều kiện sống
và quy ước riêng được các cộng đồng khác thừa nhận và tôn trọng. Mỗi cộng đồng có
truyền thống riêng về sỡ hữu, trong đó tính sỡ hữu theo quản lý cộng đồng là 1 đặc điểm
nổi bật và đặc thù của họ. Nhu cầu không phải ấm, không phải no; mà chỉ phụ thuộc vào
lễ cúng,… Trải qua nhiêu thời kì với nhiều biến động của lịch sử, đã ít nhiều có sự mai
một, nhưng các cộng đồng vẫn giữ và duy trì được các truyền thống của mình trong công
tác quản lý rừng.
7.2. Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong quản lý, bảo vệ rừng:
7.2.1. Vai trò xã hội của làng bản đối với quản lý bảo vệ rừng:
Ở nhiều địa phương vẫn còn tồn tại 1 số loại rừng như rừng thiêng, rừng ma, rừng
đình, rừng thổ công, rừng mó nước (giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng),
rừng phòng hộ xóm làng (chống sạt lở, đá lăn,…), những khu rừng cung cấp lâm sản
truyền thống cho cộng đồng (săn bắt, thu hái măng, cây thuốc,…), bãi chăn thả. Tự cộng
động quản lý, chính quyền địa phương chưa cấp giấy phép. Nhưng Nhà nước hoặc các tổ
chức khác có tác động vào rừng đều phải có sự đồng thuận của cộng đồng. Những khu
rừng này có vai trò quan trọng trong sản xuất, đời sống hoặc có ý nghĩa tâm linh, tôn giáo
đối với cộng đồng và gần như cộng đồng có toàn quyền quyết định trong việc bảo vệ và
sử dụng rừng cũng như hưởng lợi từ rừng.
7.2.2. Những mô hình quản lý rừng của cộng đồng dân cư thôn hiện nay: Việt Nam

có 3 mô hình chủ yếu:
- Rừng do cộng đồng quản lý theo truyền thống, được pháp luât công nhận.
- Rừng và đất lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho các cộng đồng dân cư
thôn quản lý: Hiệu quả, phù hợp với tình hình và điều kiện hiện tại ở Việt Nam.


-Cộng đồng dân cư thôn nhận khoáng bảo vệ cho các chủ rừng Nhà nước và đã liên kết
để nhận khoáng bảo vệ rừng đã giao cho các tổ chức Nhà nước quản lý, cùng hưởng lợi
bằng nhiều hình thức liên kết khác nhau (như nhóm: Hộ gia đình, nhóm đồng sở thích
hoặc toàn bộ cộng đồng dân cư thôn bản).
7.3. Xu thế phát triển của quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng dân cư:
Trong quá trình phát triển của xã hội, rừng cộng đồng đã và đang tồn tại như 1 xu
thế khách quan và ngày càng có vai trò và vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức quản
lý tài nguyên rừng ở Việt Nam.
Để được giao rừng, cộng đồng dân cư thôn phải có các điều kiện sau:
- Cộng đồng dân cư thôn có phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng
đồng với rừng về sản xuất đời sống, văn hóa, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có
nhu cầu và đơn xin giao rừng;
- Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa
phương.
Nhà nước cũng quy định những diện tích rừng nào được giao cho cộng đồng:
- Khu rừng hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý, sử dụng có hiệu quả;
- Khu rừng giữ nguôn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích
chung khác của cộng đồng mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
Khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng.
Câu 8: Quản lý rừng bền vững là gì?
Là việc đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng tái tạo
để đáp ứng nhu cầu tương lai (theo ủy ban quốc tế môi trường và phát triển năm 1987).

Đảm bảo sự bền vững về kinh tế, môi trường, và xã hội, cụ thể:
- Kinh tế: là đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài, liên tục với năng suất, hiệu quả ngày
càng cao.
- Xã hội: Là đảm bảo kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp, thực hiện tốt các
nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt
với nhân dân, với cộng đồng địa phương
- Môi trường: Là đảm bảo kinh doanh rừng duy trì được khả năng phòng hộ môi
trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây tác hại đối
với hệ sinh thái khác.
Câu 9: Các nguyên lý quản lý rừng bền vững?
- Bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng: Nguồn tài nguyên rừng
không phải là vô tận vì vậy phải đảm bảo việc sử dụng lâm sản không được vượt quá khả
năng tái sinh của rừng.
- Bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ở cùng thế hệ: Tất cả mọi
người đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong việc được cung cấp các nguồn
tài nguyên rừng.
- Sự bất bình đẳng chỉ có thể tồn tại nếu: Có lợi cho người nghèo, mọi người đều
tiếp cận được tài nguyên rừng là như nhau.


- Tính hiệu quả: Tài nguyên rừng phải được sử dụng 1 cách hợp lý.
- Trong quản lý tài nguyên rừng bền vững, sự phòng ngừa được hiểu là: Ở đâu có
những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng mà chưa đủ cơ sở khoa học thì chưa nên
sử dụng các biện pháp phòng ngừa suy thoái về môi trường.
Câu 10: Các hệ thống quản lý rừng tự nhiên ở Việt Nam?
10.1. 4 định hướng về chiến lược phát triển lâm nghiệp:
- Chuyển lâm nghiệp từ ngành kinh tế có nhiệm vụ khai thác rừng là chính, trở
thành 1 ngành kinh tế có nhiệm vụ cơ bản là xây dựng và phát triển vốn rừng.
- Chuyển lâm nghiệp từ ngành kinh tế chỉ có nhà nước tập trung sang ngành kinh tế
nhiều thành phần tham gia như: Hộ gia đình, cá nhân, các lực lượng xã hội,…

- Chuyển từ ngành chuyên khai thác gỗ tự nhiên sang ngành kinh tế kinh doanh
nhiều sản phẩm, phát triển nhiều ngành nghề.
- Chuyển lâm nghiệp từ tình trạng quảng canh, trình độ khoa học kỹ thuật thấp
sang 1 ngành lâm nghiệp thâm canh, có trình độ khoa học kỹ thuật cao.
10.2. Để thực hiện được 4 định hướng trên có 4 chương trình
- Chương trình quản lý rừng (điều chế rừng), bảo về rừng và tổ chức lại sản xuất
lâm nghiệp.
- Chương trình trồng rừng, sử dụng đất trống, đồi núi trọc và phát triển lâm nghiệp
theo phương thức nông lâm kết hợp.
- Chương trình khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng.
- Chương trình đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm nghiệp theo cơ chế thị
trường.
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách lien quan đến quản lý rừng đó là: Luật đất
đai và chính sách lâm nghiệp; Luật bảo về và phát triển rừng (1991, và 2004) và các thể
chế tăng cường quản lý, bảo vệ rừng; quy chế quản lý 3 loại rừng.
Câu 11: Các chỉ tiêu kỹ thuật hồ sơ và thủ tục khai thác?
11.1. Khai thác rừng trồng tập trung của tổ chức nhà nước bằng vốn ngân sách, vốn
viện trợ không hoàn lại:
- Các chỉ tiêu kỹ thuật:
+ Tuổi khai thác: dc xác định tùy theo loại cây, quy cách sản phẩm, mục đích kinh
doanh do sở NN và PTNN quyết định (trực thuộc tỉnh) hoặc Công ty, tổng công ty quyết
định, theo đề nghị của chủ rừng.
+ Phương thức khai thác: Do chủ rừng quyết định, nhưng phải đảm bảo trồng lại
rừng ngay sau vụ kế tiếp nêu khai thác trắng.
+ Tỷ lệ lợi dụng:
Gỗ nguyên liệu: 70-80%
Củi: 10-15%
- Hồ sơ khai thác: Việc lập hồ sơ gồm:
+ Xác định địa danh, diện tích khu khai thác.
+ Xác định tuổi, trữ lượng, tỷ lệ lợi dụng và sản lượng.

+ Lập bản đồ khu khai thác, tỷ lệ 1/5000.
+ Lập phương án trồng lại rừng.
+ Tổng hợp hồ sơ khai thác.
- Thủ tục cấp giấy phép khai thác:


+ Đối với các tổ chức, doanh nghiệp thuộc tỉnh, do SNNVPTNN phê duyệt hồ sơ
và giấy phép khai thác.
+ Đối với các đơn vị không trực thuộc tỉnh, do công ty, tổng công ty thẩm định hồ
sơ cho chủ rừng là thành viên của công ty, tổng công ty, trình bộ chủ quản cho phép thực
hiện. Gỗ sau khi khai thác được tự do tiêu thụ, lưu thông.
11.2. Khai thác rừng trồng, gỗ vườn, cây trồng phân tán của chủ rừng là tổ chức,
doanh nghiệp tự đầu tư gây trồng hoặc vay ưu đãi:
- Tuổi khai thác:
+ Nếu 100% vốn của chủ rừng thì chủ rừng tự quyết định.
+ Nếu vay của nhà nước thì giống như trên kia (hí hí).
- Thủ tục khai thác:
+ Nếu 100% vốn của chủ rừng thì chủ rừng tự quyết định.
+ Nếu vay vốn của nhà nước hoặc vay của tổ chức khác mà nhà nước bão lãnh thì:
Chủ rừng là tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, do UBNN cấp huyện cấp phép
khai thác.
Chủ rừng là thành viên của công ty, tổng công ty nếu trực thuộc tỉnh thì do công
ty, tổng công ty cấp phép khai thác
11.3. Khai thác rừng trồng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bằng
nguồn vốn viện trợ, vốn ngân sách nhà nước: Được thực hiện theo quy định cụ thể của
từng dự án.
11.4. Chặt nuôi dưỡng (tỉa thưa) đối với rừng trồng
- Trường hợp không có tận thu lâm sản do chủ rừng tự quyết định.
- Trường hợp có tận thu lâm sản:
+ Đối với rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn: chủ rừng được tự chủ trong việc thực

hiện và được tự do tiêu thụ, lưu thông.
+ Đối với rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi theo quy dịnh sau:
Về kỹ thuật: Thực hiện theo quy trình, quy phạm tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng.
Về thủ tục khai thác: do chủ rừng tự quyết định.
Câu 12: Sơ đồ hệ thống quản lý rừng tự nhiên nhiệt đới? (SGK)
Câu 13: Mục tiêu của kỹ thuật khai thác đảm bảo tái sinh?
- Bảo toàn được vốn rừng và bền vững trong sử dụng tài nguyên. Để làm được điều này
phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản là lượng khai thác không được vượt quá lượng tăng
trưởng của rừng hàng năm.
- Vốn tái đầu tư để phục hồi sau khai thác tối thiểu nhằm giảm thiểu các tác hại của quá
trình khai thác đến cấu trúc rừng và tầng cây tái sinh.
- Tạo điều kiện tốt cho quá trình tái sinh tự nhiên và sinh trưởng, phát triển của các thế hệ
kế tiếp sau khai thác.
- Giữ vững tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng.
- Giữ gìn được những cây giống tốt và giảm nhẹ nguy cơ rừng bị tổn hại.
Câu 14: Đặc điểm chung của kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác động? (SGK)
Câu 15: Nguyên tắc khi xây dựng du lịch sinh thái? (SGK)


Câu 16: Kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh? (SGK)
Câu 17: Bài cây, đo đếm cây khai thác? (SGK)
Câu 18: Hồ sơ thiết kế khai thác? (SGK)



×