Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Nghiên cứu chất lượng phần mềm kế toán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG
PHẦN MỀM KẾ TOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG
PHẦN MỀM KẾ TOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành

: Quản trị Kinh doanh

Mã số

:

60.34.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TOÀN

Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Võ Thị Bích Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................3
5. Bố cục đề tài...........................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - MÔ HÌNH LÝ THUYẾT.....................7
1.1. PHẦN MỀM KẾ TOÁN............................................................................7
1.1.1. Khái niệm phần mềm.......................................................................7
1.1.2. Khái niệm phần mềm kế toán.......................................................... 7
1.1.3. Phân loại phần mềm kế toán............................................................ 8
1.2. CHẤT LƢỢNG......................................................................................... 8

1.2.1. Khái niệm chất lƣợng...................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm chất lƣợng..................................................................... 10
1.2.3. Đánh giá chất lƣợng...................................................................... 10
1.3. CHẤT LƢỢNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN...............................................11
1.3.1. Chất lƣợng phần mềm...................................................................11
1.3.2. Tiêu chuẩn – điều kiện của PMKT áp dụng tại đơn vị kế toán......13
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng phần mềm kế toán.....................14
1.4. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG PHẦN MỀM.....18
1.4.1. Mô hình McCall.............................................................................18
1.4.2. Mô hình chất lƣợng phần mềm Boehm.........................................20
1.4.3. Mô hình chất lƣợng phần mềm của Dromey.................................22
1.4.4. Mô hình ISO/IEC – 9126...............................................................22


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................26
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
HIỆN NGHIÊN CỨU....................................................................................27
2.1. THIẾT KẾ - ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................... 27
2.1.1. Thiết kế mô hình nghiên cứu......................................................... 27
2.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................... 33
2.2. CÁC BƢỚC KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU..............................................33
2.2.1. Xây dựng bảng câu hỏi..................................................................33
2.2.2. Xác định mẫu và thang đo............................................................. 34
2.2.3. Điều tra, thu nhận kết quả..............................................................34
2.2.4. Xử lý dữ liệu.................................................................................. 34
2.3. PHƢƠNG PHÁP VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU............................34
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................34
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................35
2.4. THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU.................................................................. 36
2.4.1. Nghiên cứu sơ bộ........................................................................... 36

2.4.2. Nghiên cứu chính thức...................................................................39
2.4.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu thu thập........................................42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................43
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ.......................................................44
3.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU.................................................................44
3.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ
CRONBACH’S ALPHA.................................................................................49
3.2.1. Kết quả phân tích thang đo Thiết kế hệ thống............................... 49
3.2.2. Kết quả phân tích thang đo Chức năng..........................................50
3.2.3. Kết quả phân tích thang đo Khả chuyển........................................52
3.2.4. Kết quả phân tích thang đo An toàn...............................................53


3.2.5. Kết quả phân tích thang đo Hỗ trợ khách hàng..............................55
3.2.6. Kết quả phân tích thang đo Chất lƣợng phần mềm.......................56
3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA).........................................57
3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá lần 1..................................................57
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá lần 2..................................................59
3.3.3. Phân tích nhân tố thang đo chất lƣợng PMKT..............................62
3.3.4. Đánh giá lại độ tin cậy các nhân tố................................................63
3.4. ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.............................................. 64
3.5. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG PHẦN MỀM .. 67

3.5.1. Phân tích tƣơng quan (Hệ số Pearson).......................................... 67
3.5.2. Phân tích hồi quy........................................................................... 69
3.5.3. Phân tích phƣơng sai ANOVA...................................................... 73
3.5.4. Kiểm định giả thuyết của mô hình.................................................74
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...............................................................................75
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN............................................................................76
4.1. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT KẾT QUẢ.......................................................76

4.1.1. Kết quả nghiên cứu........................................................................76
4.1.2. Ứng dụng kết quả mô hình nghiên cứu vào đánh giá CLPM kế toán .. 77

4.1.3. Nhận xét thông qua kết quả nghiên cứu.........................................78
4.1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu................................................................. 79
4.2. MỘT SỐ KHÓ KHĂN GẶP PHẢI KHI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..........80
4.3. HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT CHO CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO......80
KẾT LUẬN.................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Chi tiết các nhân tố đánh giá chất lƣợng phần mềm kế toán

36

2.2

Thang đo chất lƣợng phần mềm


39

2.3

Bảng mã hóa thang đo

40

3.1

Kết quả thu thập mẫu

44

3.2

Thông tin mô tả mẫu

44

3.3

Thống kê mô tả các biến thu thập

46

3.4

Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần Thiết kế hệ thống


50

3.5

Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần Chức năng (lần 1)

51

3.6

Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần Chức năng (lần 2)

52

3.7

Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần Khả chuyển

53

3.8

Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần An toàn (lần 1)

54

3.9

Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần An toàn (lần 2)


54

3.10

Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần HTKH

55

3.11

Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần HTKH (lần 2)

56

3.12

Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần Chất lƣợng

56

3.13

Kết quả phân tích nhân tố lần 1

57

3.14

Kết quả phân tích nhân tố lần 2


59

3.15

Kết quả phân tích nhân tố thang đo Chất lƣợng

62

3.16

Kết quả phân tích tƣơng quan

68

3.17

Hệ số xác định và kiểm định Durin-Watson

70

3.18

Bảng kiểm định phần dƣ

71

3.19

Các hệ số hồi quy theo phƣơng pháp StepWise


72

4.1

Thống kê điểm đánh giá chất lƣợng PMKT

77

4.2

Thống kê điểm đánh giá chất lƣợng các phần mềm

78


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

1.1

Mô hình chất lƣợng McCall et al. (1977)

19


1.2

Mô hình chất lƣợng Boehm phỏng theo Pfleeger (2003),
Boehm et al (1976 - 1978)

21

1.3

Mô hình chất lƣợng Dromey

22

1.4

Mô hình chất lƣợng cho chất lƣợng trong và ngoài

23

2.1

Mô hình nghiên cứu chất lƣợng Phần mềm Kế toán

33

2.2

Quy trình nghiên cứu

35


2.3

Các giả thuyết nghiên cứu của mô hình

35

3.1

Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

67

3.2

Kết quả hồi quy đa biến

73


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chỉ hơn mƣời năm trƣớc đây, hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện
công tác ghi chép kế toán một cách thủ công trên giấy, chỉ các báo cáo tài
chính là đƣợc đánh máy dƣới dạng văn bản. Hiện nay với sự ra đời của máy
tính, phần mềm kế toán (PMKT) đã trở thành thông dụng và ngày càng xuất
hiện nhiều PMKT đơn giản có thể dễ dàng sử dụng bởi các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, giúp kiểm soát tốt nhất công tác kế toán tại đơn vị.

Phần mềm kế toán là sản phẩm ứng dụng của công nghệ thông tin giúp
việc xử lý công việc kế toán một cách nhanh chóng, từ đó cho ra các báo kế
toán cần thiết đáp ứng các yêu cầu của nhà quản lý một cách chính xác.
PMKT không chỉ giải quyết về mặt phƣơng pháp kế toán mà còn giải quyết
liên quan hàng loạt vấn đề nhƣ thu thập, xử lý, kiểm soát, bảo mật, tuân thủ
các quy định nhà nƣớc.
Hiện nay trên thị trƣờng có rất nhiều PMKT của các hãng khác nhau kể
cả trong nƣớc và ngoài nƣớc đang đƣợc sử dụng, từ các PMKT sẵn có nhƣ
Misa, Acc net, Ac soft, Bravo…đến các phần mềm đƣợc thiết kế riêng cho từng
doanh nghiệp với những tính năng, giá cả, chất lƣợng khác nhau. Sự đa dạng
phong phú của các PMKT tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên cũng chính sự phát triển ồ ạt của thị trƣờng PMKT với sự
quảng bá giới thiệu rầm rộ của các nhà cung cấp làm doanh nghiệp lúng túng,
gặp khó khăn trong việc lựa chọn cho mình một phần mềm đảm bảo chất
lƣợng, phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp và khả năng tài
chính. Đã có không ít doanh nghiệp sau thời gian khai thác sử dụng mới thấy
đƣợc những bất cập, điểm yếu trong PMKT làm tốn kém chi phí để nâng cấp,
cải tiến, thậm chí phải thay mới phần mềm khác.


2

Về phía các công ty thiết kế PMKT cũng gặp không ít khó khăn trong
vấn đề cạnh tranh sản phẩm khi thị trƣờng có hàng loạt phần mềm đƣợc sản
xuất nhƣng hầu nhƣ chƣa có một tiêu chuẩn, định hƣớng nào cho sản phẩm
cũng nhƣ nhận biết đƣợc nhu cầu sử dụng phần mềm từ phía khách hàng nhƣ
thế nào? Họ đánh giá thế nào và cần gì ở một PMKT đƣợc cho là chất lƣợng?
Chính nguyên nhân chƣa xác định đƣợc các tiêu chí, nhân tố cần thiết
để đánh giá một PMKT chất lƣợng nên các doanh nghiệp đã gặp khó khăn

trong việc lựa chọn phần mềm thích hợp cũng nhƣ các công ty thiết kế phần
mềm không nắm rõ đƣợc tiêu chí chất lƣợng từ phía ngƣời dùng để thiết kế
phần mềm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng, vì vậy đề tài Nghiên chất lượng
phần mềm kế toán Việt Nam trở nên cần thiết.
Nhận thức đƣợc vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu chất
lượng phần mềm kế toán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Mục tiêu của nghiên cứu là xác định, đánh giá các thành phần của
chất lƣợng PMKT dựa trên sự hài lòng của ngƣời sử dụng, đề xuất và thử
nghiệm mô hình đánh giá chất lƣợng phần mềm Kế toán.
(2) Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng của PMKT, xem
xét mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến chất lƣợng PMKT.
(3) Dựa vào kết quả nghiên cứu đánh giá chất lƣợng PMKT.
(4) Đƣa ra ý kiến nhận xét góp phần nâng cao chất lƣợng PMKT.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu: chất lƣợng PMKT đang đƣợc sản xuất sử
dụng tại Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu :
Phần mềm kế toán đang đƣợc sản xuất và sử dụng tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Tập trung


3

vào ba phần mềm chính đang đƣợc các DN sử dụng nhiều hiện nay là Misa,
Fast Acounting và Bravo.
Thời gian điều tra: tháng 8-11/2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện qua hai bƣớc chính. Nghiên cứu khám phá
sử dụng phƣơng pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phƣơng

pháp định lƣợng.
Nghiên cứu khám phá đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu
định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục đích của nghiên
cứu này là dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo đánh giá chất lƣợng phần
mềm (cụ thể là phần mềm kế toán).
Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu
định lƣợng. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp đƣợc sử dụng để thu thập thông tin
từ các chuyên gia là các kế toán trƣởng, các khách hàng đang sử dụng phần
mềm kế toán trong các doanh nghiệp.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cấu trúc nghiên cứu của đề tài gồm có
4 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình lý thuyết
Chương 2: Thiết kế mô hình nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu
Chương 3: Phân tích kết quả
Chương 4: Kết luận
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nói đến chất lƣợng phần mềm (PM), không ít ngƣời nghĩ ngay đến vấn
đề là xác định xem PM đó có phát sinh lỗi hay không, có “chạy” đúng nhƣ yêu
cầu hay không và cuối cùng thƣờng quy về vai trò của hoạt động kiểm tra phần
mềm (testing) nhƣ là hoạt động chịu trách nhiệm chính.Với quan điểm của


4

khách hàng, điều này có thể đúng, họ không cần quan tâm nội tình của hoạt
động phát triển PM, điều họ cần quan tâm là liệu sản phẩm cuối cùng giao cho
họ có đúng hạn hay không và làm việc đúng nhƣ họ muốn hay không.
Chất lƣợng phần mềm đang là vấn đề bức xúc làm đau đầu cả giới sản
xuất và ứng dụng ở Việt Nam. Đến nay, vẫn chƣa có một tiêu chuẩn nào để

đánh giá chất lƣợng phần mềm cũng nhƣ chƣa có các tổ chức độc lập thực
hiện công việc này.
Theo Olivier Coudert, 2011 “What is software quality” Chất lƣợng của
phần mềm đƣợc đánh giá bởi một số biến. Các biến này có thể đƣợc chia
thành các tiêu chí chất lƣợng bên ngoài và bên trong. Chất lƣợng bên ngoài là
những gì một ngƣời dùng kinh nghiệm đánh giá khi chạy các phần mềm. Chất
lƣợng bên trong đề cập đến các khía cạnh thuộc về kỹ thuật, và nó không hiển
thị ra bên ngoài để ngƣời dùng có thể nhận xét.
Olivier đã đƣa ra một số tiêu chí nhằm đo lƣờng chất lƣợng phần mềm
nhƣ chức năng, tốc độ, ổn định, dễ sử dụng, tƣơng thích, an toàn, di động,
bảo trì, tài liệu hƣớng dẫn, khả năng mở rộng…
Qua tìm hiểu một số mô hình nghiên cứu chất lƣợng phần mềm, mô
hình McCall, Boeym, Dromey có một số nhân xét tổng quan:
McCall xác định chất lƣợng của một sản phẩm phần mềm thông qua 3
quan điểm khác nhau cụ thể là Hoạt động sản phẩm, sửa đổi sản phẩm và
chuyển tiếp sản phẩm. Nó bao gồm 11 yếu tố chất lƣợng mô tả quan điểm bên
ngoài của phần mềm (dành cho ngƣời sử dụng), và 23 yếu tố chất lƣợng mô
tả quan điểm bên trong của phần mềm (dành cho nhà phát triển phần mềm),
và một tập hợp các số liệu đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng. Ý tƣởng
của mô hình này là đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố bên ngoài phần mềm
và tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo chất lƣợng phần mềm.


5

Mô hình Boeym đã trình bày một cấu trúc phân cấp tƣơng tự nhƣ mô
hình chất lƣợng phần mềm của McCall gồm cấp cao nhất, cấp trung gian và
cấp thấp nhất. Mỗi đặc điểm mô tả góp phần vào chất lƣợng tổng thể của sản
phẩm phần mềm. Boehm cũng mở rộng các đặc tính để mô hình McCall bằng
cách nhấn mạnh các yếu tố duy trì của một sản phẩm phần mềm, đó là một

trong những ƣu điểm của mô hình này. Tuy nhiên mô hình này không đề nghị
bất kỳ phƣơng pháp nào để đo lƣờng các đặc tính chất lƣợng phần mềm.
Mô hình của Dromey đề xuất mô hình gồm 3 yêu cầu: Yêu cầu chất
lƣợng mô hình, thiết kế mẫu chất lƣợng và chất lƣợng thực hiện mô hình.
Điểm mạnh của mô hình là có thể áp dụng đƣợc cho nhiều hệ thống khác
nhau. Tuy nhiên cần một mô hình năng động hơn vì mô hình này thiếu các
tiêu chuẩn để đo lƣờng chất lƣợng phần mềm.
Mô hình ISO-9126: Mô hình này dựa trên các mô hình nghiên cứu
trƣớc đây của McCall, Boehm, Dromey, FURPS,…Ý tƣởng cơ bản đằng sau
mô hình này là xác định và đánh giá chất lƣợng của một sản phẩm phần mềm
về chất lƣợng bên trong và bên ngoài. Các thuộc tính chất lƣợng đƣợc phân
loại thành một cây cấu trúc phân cấp. Mức cao nhất bao gồm các đặc tính chất
lƣợng và thấp nhất là các cấp độ bao gồm các tiêu chuẩn chất lƣợng. ISO
9126 xác định 6 đặc điểm đƣợc chia thành thành 21 đặc điểm con, mỗi đặc
điểm đại diện cho tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng PM. Ƣu điểm của mô hình
này là kết hợp đƣợc các ý kiến của mô hình đi trƣớc (McCall, Boehm,
Dromey …), các nhân tố có thể xác định đƣợc với tất cả các loại phần mềm,
thuật ngữ phù hợp dễ hiểu dễ nghiên cứu.
Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh “Tiêu chí
đánh giá chất lượng PMKT” đã đƣa ra một số tiêu chí khi đánh giá chất
lƣợng PMKT: Tuân thủ các qui định về chế độ kế toán của Việt Nam, đảm
bảo sự chính xác của số liệu kế toán, tính mở, mức độ tự động hóa, tính bảo


6

mật thông tin và an toàn dữ liệu, dễ sử dụng và linh hoạt, tính liên kết, liên
hoàn và tƣơng thích với các phần mềm khác.
Nhìn chung các mô hình nghiên cứu khá cồng kềnh, chi tiết, ngay bản
thân các thuộc tính rất khó xác định và đo lƣờng, thiếu các thang đo cụ thể.

Các mô hình này đã đƣợc tác giả tham khảo cùng với các nghiên cứu định
tính về đánh giá chất lƣợng PM để thiết kế nên mô hình đánh giá CLPM kế
toán.


7

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN - MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
1.1. PHẦN MỀM KẾ TOÁN
1.1.1 . Khái niệm phần mềm
Phần mềm máy tính (Computer Software) hay gọi tắt là phần mềm
(Software) là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) đƣợc viết
bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ
liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức
năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị
trực tiếp đến phần cứng (hay phần cứng máy tính, Computer Hardware) hoặc
bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các chƣơng trình hay phần mềm khác.
Theo Bách khoa toàn thƣ Wikipedia, phần mềm là một khái niệm trừu
tƣợng, nó khác với phần cứng ở chỗ là "phần mềm không thể sờ hay đụng
vào" và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thi đƣợc.
1.1.2 . Khái niệm phần mềm kế toán
Phần mềm kế toán là bộ chƣơng trình dùng để tự động xử lý các thông
tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại
chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo quy trình của chế độ kế toán
đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị. [1]
Phần mềm kế toán hoạt động nhƣ là một bộ phận quan trọng của hệ
thống thông tin kế toán. Nó có thể đƣợc phát triển bởi công ty hay tổ chức sử

dụng, có thể đƣợc mua từ một bên thứ ba hoặc có thể là một sự kết hợp một
gói phần mềm ứng dụng của bên thứ ba với sự sửa đổi cho phù hợp với đặc
thù công ty sử dụng.


8

1.1.3 . Phân loại phần mềm kế toán
Theo phƣơng thức của sản phẩm phần mềm đƣợc chào bán trên thị trƣờng
bởi nhà cung cấp phần mềm, ngƣời ta có thể chia phần mềm kế toán làm 2 loại:

• Phần mềm đóng gói: Phần mềm đóng gói là các phần mềm đƣợc nhà
cung cấp thiết kế sẵn, đóng gói thành các hộp sản phẩm với đầy đủ tài liệu
hƣớng dẫn cài đặt, sử dụng và bộ đĩa cài phần mềm. PMKT dạng này thƣờng
đƣợc bán rộng rãi và phổ biến.
• Phần mềm đặt hàng: PMKT đặt hàng là phần mềm đƣợc nhà cung cấp
phần mềm thiết kế riêng biệt cho một doanh nghiệp hoặc một số nhỏ các doanh
nghiệp trong cùng một tập đoàn và hệ thống theo đơn đặt hàng. Trong trƣờng
hợp này nhà cung cấp phần mềm không cung cấp một sản phẩm sẵn có mà cung
cấp dịch vụ phát triển sản phẩm dựa trên những yêu cầu cụ thể. Đặc điểm chung
của loại phần mềm này là không phổ biến và có giá thành rất cao.

1.2 . CHẤT LƢỢNG
1.2.1 . Khái niệm chất lƣợng
Nâng cao chất lƣợng có lẽ là hoạt động quan trọng nhất và là vấn đề
phức tạp trong chiến lƣợc kinh doanh. Các công ty cạnh tranh dựa trên chất
lƣợng, khách hàng tìm kiếm chất lƣợng và thị trƣờng đƣợc dẫn dắt bởi chất
lƣợng. Nó là một điều kiện quan trọng hàng đầu để làm khách hàng hài lòng,
làm tăng lợi nhuận công ty và tăng tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các quốc
gia (Deming 1982; Kennedy 1987; Rust,Zahorik , và Keiningham 1995).

Zeithaml (1988) định nghĩa rằng "giá cả, chất lƣợng và giá trị là từ
quan điểm của khách hàng " và lƣu ý rằng " mục tiêu chất lƣợng có thể
không tồn tại bởi vì tất cả chất lƣợng có đƣợc là cảm nhận của một ngƣời
nào đó ". Ngƣợc lại, suy nghĩ của các nhà lãnh đạo trong các tài liệu quản lý
chất lƣợng cho rằng chất lƣợng cảm nhận chỉ là một trong nhiều khía cạnh
của chất lƣợng (Garvin 1984)


9

Định nghĩa về chất lƣợng đã đƣợc các chuyên gia chất lƣợng diễn đạt
khác nhau: Theo Juran “ Chất lƣợng là sự phù hợp với nhu cầu”, Crosby lại
cho rằng : “Chất lƣợng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”.
Theo Ishikawa “ Chất lƣợng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trƣờng với chi phí
thấp nhất”.
Vào những năm 1990, các viện sĩ, nhà quản lý và những ngƣời trực
tiếp điều hành đã đƣa ra một số khái niệm về chất lƣợng nhƣ sau:
- Chất lƣợng là sự quyết tâm và sự cố gắng của mỗi ngƣời trong tổ
chức để hiểu biết và đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng.
- Chất lƣợng là sản phẩm tốt nhất mà ta có thể sản xuất đƣợc bằng các
yếu tố đầu vào sẵn có.
- Chất lƣợng không chỉ là sự hài lòng của khách hàng mà còn làm cho
họ say mê sản phẩm, tìm cách đƣa ra những cái mới, cái sáng tạo.
Theo tiêu chuẩn của Viện Quốc gia Hoa Kỳ, chất lƣợng "là toàn bộ
các tính năng và đặc điểm của một sản phẩm hoặc dịch vụ mà có khả năng
đáp ứng được các nhu cầu " ( ANSI / ASQC 1978)
Bednar (1994) đã kết luận "Các định nghĩa khác nhau của chất lƣợng
là thích hợp trong các hoàn cảnh khác nhau”
Gần đây hơn, Karmarkar và Apte (2007, p.451) cho rằng "Đo lƣờng
chất lƣợng và định nghĩa chất lƣợng là một vấn đề đặc biệt phức tạp”.

Chất lƣợng là khái niệm đặc trƣng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của
khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng đƣợc nhu cầu
của khách hàng thì bị coi là kém chất lƣợng cho dù trình độ công nghệ sản
xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lƣợng cao hay thấp phải
đứng trên quan điểm ngƣời tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng nhƣ nhau,
sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lƣợng cao hơn.


10

Trong nghiên cứu này, định nghĩa chất lƣợng đƣợc sử dụng là dựa trên
sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
1.2.2 . Đặc điểm chất lƣợng
- Chất lƣợng đƣợc đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì
lý do nào đó mà không đƣợc nhu cầu chấp nhận thì bị coi là có chất lƣợng
kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm có thể rất hiện đại.
- Do chất lƣợng đƣợc đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn
biến động nên chất lƣợng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian,

điều kiện sử dụng.
- Khi đánh giá chất lƣợng của một đối tƣợng ta phải xét đến mọi đặc tính
của đối tƣợng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu
này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên liên quan, ví dụ nhƣ các

yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.
- Nhu cầu có thể đƣợc công bố rõ ràng dƣới dạng các quy định, tiêu
chuẩn nhƣng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, ngƣời sử
dụng chỉ có thể cảm nhận chúng hoặc có khi chỉ phát hiện đƣợc trong quá
trình sử dụng chúng.
- Chất lƣợng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta

vẫn hiểu hằng ngày, chất lƣợng có thể áp dụng cho một hệ thống một quá trình.

1.2.3 . Đánh giá chất lƣợng
Hiện nay tại Việt Nam, cả nhà sản xuất lẫn ngƣời tiêu dùng đều thiếu
thông tin và kiến thức về tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng nói chung và chất
lƣợng phần mềm nói riêng. Vì vậy việc sản xuất, định giá và tiêu thụ sản
phẩm đều thiếu tính khoa học, gây ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất cũng
nhƣ đầu tƣ ứng dụng. Mặt khác, nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng phân vân
khi mua hay đặt hàng doanh nghiệp trong nƣớc gia công phần mềm vì không
an tâm về chất lƣợng sản phẩm.


11

Để đánh giá đƣợc chất lƣợng cần phải xây dựng các tiêu chí về chất
lƣợng cho chính sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ cần đánh giá. Dựa vào các
tiêu chí đề ra, ngƣời ta xác định chất lƣợng theo từng mức độ, từng cấp bậc.
1.3 . CHẤT LƢỢNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN
1.3.1 . Chất lƣợng phần mềm
Định nghĩa về chất lƣợng phần mềm của Pressman:
Theo Pressman cho rằng: Phần mềm chất lƣợng là phần mềm phù hợp
với các quy định, yêu cầu về chức năng và hiệu suất, có các tiêu chuẩn phát
triển hệ thống một cách rõ ràng, các đặc điểm tiềm ẩn phải đƣợc dự kiến và
phát triển một cách chuyên nghiệp.
Theo Viện kỹ nghệ và điện tử IEEE

(Institute of Electrical and

Electronics Engineers) Chất lƣợng phần mềm gồm 2 yếu tố sau:
(1) Mức độ mà một hệ thống, thành phần, hoặc quá trình đáp ứng yêu

cầu quy định .
(2) Mức độ mà một hệ thống, thành phần, hoặc quá trình đáp ứng nhu
cầu của khách hàng hoặc ngƣời sử dụng hoặc mong đợi.
Chất lƣợng của phần mềm đƣợc đánh giá bởi một số biến. Các biến này
có thể đƣợc chia thành các tiêu chí chất lƣợng bên ngoài và bên trong. Chất
lƣợng bên ngoài là những gì một ngƣời dùng kinh nghiệm đánh giá khi chạy các
phần mềm. Chất lƣợng bên trong đề cập đến các khía cạnh thuộc về kỹ thuật và
không hiển thị ra bên ngoài để ngƣời dùng có thể nhận xét. Chất lƣợng bên
ngoài là rất quan trọng đối với ngƣời sử dụng, trong khi chất lƣợng bên trong lại
có ý nghĩa cho các nhà phát triển phần mềm. (Olivier Coudert , 2011)

Có thể đo lƣờng chất lƣợng phần mềm bằng một số tiêu chí sau:
- Chức năng: Đây là lý do mà các phần mềm đƣợc viết ra nhƣ một sản
phẩm dịch vụ đƣợc cung cấp cho ngƣời dùng. Bởi chức năng thực sự góp
phần vào sự thỏa mãn các yêu cầu và kỳ vọng đƣợc đáp ứng của khách hàng.


12

Ví dụ nhƣ: một kết quả bằng số, một chuỗi, một ảnh chụp màn hình, một
trang web, một âm thanh, …
- Tốc độ: tốc độ xử lý khi ngƣời dùng thực hiện thao tác, ra các lệnh.
- Ổn định: phần mềm ổn định là phần mềm không cần phải vá, sữa lỗi
để khắc phục vấn đề cho ngƣời sử dụng, phần mềm chạy không ổn định là
một sự bất tiện. Đối với các nhà phát triển, điều này có nghĩa là phải thử
nghiệm nhiều hơn hoạc là viết lại phần mềm đảm bảo hơn.
- Dễ sử dụng: đây có thể là một yếu tố rất chủ quan, khó để định lƣợng.
Nó bao gồm các tài liệu hƣớng dẫn sử dụng, các thông báo lỗi, quản lý các
trƣờng hợp ngoại lệ và phục hồi sau khi thất bại.
- Tƣơng thích: Một phiên bản mới của ứng dụng có thể đƣợc sử dụng

với dữ liệu của một phiên bản cũ không? Đây là điều cần thiết cho ngƣời sử
dụng, bởi vì một phiên bản mới không nên đòi hỏi sự chuyển đổi tốn kém
nhiều chi phí cho các dữ liệu hiện có.
- An toàn (bảo mật): Ngƣời đƣợc ủy quyền để truy cập vào dữ liệu?
Các dữ liệu đƣợc xử lý bởi các ứng dụng có thể bị tổn hại? Đây là một khía
cạnh quan trọng của nhiều ứng dụng phần mềm.
- Tính di động: Ứng dụng có thể chạy trên win 32 và 64 bit? Nó sẽ chạy
trên điện thoại di động? Nó chạy đƣợc trên nhiều hệ điều hành (Windows,
Linux, Mac OS X , Solaris, iOS , Android, RIM )? Liệu nó chạy tốt trên tất cả
các trình duyệt web (IE , Firefox, Chrome , Safari, Opera)?
- Bảo trì: làm gì để cung cấp dịch vụ sữa chữa bảo hành nhanh chóng?
Làm thế nào để phát hiện ra lỗi nhanh chóng? Bảo trì là một khía cạnh rất
quan trọng, khá khó khăn để xác định số lƣợng. Bảo trì đƣợc tăng lên với khả
năng kiểm tra lỗi tốt và linh hoạt.
- Tài liệu hƣớng dẫn: đây là một yếu tố khá chủ quan. Một số ngƣời
cho rằng một tài liệu riêng biệt đƣợc viết bằng tiếng Anh là cần thiết. Một số


13

ngƣời khác nói rằng ít nhất 30% của tài liệu nên đƣợc viết ra bằng các mã sử
dụng khi viết phần mềm. Một số cuối cùng cho rằng các mã chính là tài liệu,
là hƣớng dẫn tốt nhất trong các loại tài liệu. Điều này chỉ cần thiết đối với các
kỹ sƣ khi đọc phần mềm.
- Khả năng mở rộng: Cách dễ dàng là để mở rộng tính năng, hoặc để
thêm một cái mới, bổ sung hoặc tăng kích thƣớc của ứng dụng. Điều này phụ
thuộc nhiều vào kiến trúc phần mềm và dự đoán nhu cầu trong tƣơng lai.
Điều quan trọng hơn khi đánh giá phần mềm là chúng ta cần phải xem
xét khó khăn nhƣ thế nào khi đo lƣờng mỗi tiêu chí vì các thang đo khá phức
tạp để xem xét, quá trình đo lƣờng rất tốn kém chi phí và đòi hỏi một cơ sở hạ

tầng phức tạp. (Olivier Coudert (2011))
1.3.2 . Tiêu chuẩn – điều kiện của PMKT áp dụng tại đơn vị kế toán

Theo Thông tƣ Số 103/2005/TT-BTC Hƣớng dẫn tiêu chuẩn và điều
kiện của phần mềm kế toán:
 Tiêu chuẩn của phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho ngƣời sử dụng tuân thủ các quy
định của Nhà nƣớc về kế toán; khi sử dụng phần mềm kế toán không làm thay
đổi bản chất, nguyên tắc và phƣơng pháp kế toán đƣợc quy định tại các văn
bản pháp luật hiện hành về kế toán.


Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ

sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách
tài chính mà không ảnh hƣởng đến cơ sở dữ liệu đã có.


Phần mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số

liệu kế toán.

Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ
liệu.


14

 Điều kiện của phần mềm kế toán



Phần mềm kế toán trƣớc khi đƣa vào sử dụng phải đƣợc đặt tên,
thuyết minh rõ xuất xứ, tính năng kỹ thuật, mức độ đạt các tiêu chuẩn hƣớng
dẫn tại Thông tƣ Số 103/2005/TT-BTC và các quy định hiện hành về kế toán.

Phần mềm kế toán khi đƣa vào sử dụng phải có tài liệu hƣớng dẫn cụ
thể kèm theo để giúp ngƣời sử dụng vận hành an toàn, có khả năng xử lý các
sự cố đơn giản.


Phần mềm kế toán do tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị kế toán cung cấp
phải đƣợc bảo hành trong thời hạn do hai bên thỏa thuận, ít nhất phải hoàn
thành công việc kế toán của một năm tài chính.
1.3.3 . Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng phần mềm kế toán
Thông tƣ của Bộ Tài chính hƣớng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của
PMKT còn chung chung, chƣa đầy đủ và chi tiết, nhất là những nội dung liên
quan đến việc đánh giá khả năng xử lý thông tin kế toán một cách hiệu quả,
chính xác và an toàn.
Bài viết “Tiêu chí đánh giá chất lƣợng phần mềm kế toán” Nguyễn
Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2012) đã trình bày một số tiêu chí quan
trọng khi đánh giá chất lƣợng PMKT.


Tuân thủ các qui định về chế độ kế toán của Việt Nam

Đây là tiêu chí bắt buộc khi lựa chọn PMKT tại Việt Nam. PMKT
trƣớc hết phải hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định của Nhà
nƣớc về kế toán. PMKT đƣợc thiết kế phải đảm bảo việc lập và in chứng từ
trên máy, sử dụng hệ thống tài khoản, sổ kế toán, các phƣơng pháp kế toán và

lập báo cáo kế toán theo quy định hiện hành. Thực tế hiện nay các cơ chế
chính sách về kế toán chƣa thật sự ổn định, luôn có sự thay đổi nên PMKT tốt
phải có khả năng cho phép ngƣời sử dụng tự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung khi
có những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính nhƣ


15

thay đổi phƣơng pháp hạch toán, hệ thống tài khoản, báo cáo tài chính mà
không ảnh hƣởng đến cơ sở dữ liệu đã có, không hoàn toàn lệ thuộc vào công
ty sản xuất phần mềm.


Đảm bảo sự chính xác của số liệu kế toán

- Phải cho phép kiểm soát quá trình nhập liệu: Phần mềm thiết kế tốt
phải có khả năng tự động cảnh báo, phát hiện và ngăn chặn các sai sót trong
quá trình nhập liệu nhƣ trùng số liệu, số liệu không đúng định dạng khai báo,
kiểm tra tính hợp lý (ví dụ kiểm tra ngày bán hàng phải trƣớc hoặc bằng ngày
nhập liệu); kiểm tra tính có thực (kiểm tra mã khách hàng, mã vật tƣ, kiểm tra
giới hạn dữ liệu (ví dụ số lƣợng hàng xuất không vƣợt quá số tồn kho hiện
tại, ghi nhận nợ phải thu khách hàng không vƣợt quá hạn mức tín dụng)...
- Xét duyệt và thực hiện nghiệp vụ trên phần mềm: Trong hệ thống máy
tính, một số nghiệp vụ có thể đƣợc thực hiện tự động và không lƣu lại phê
duyệt trên chứng từ. Trong trƣờng hợp này, có thể hiểu rằng ngƣời quản lý đã
ngầm định sự phê duyệt của mình ngay khi thiết kế chƣơng trình. Do đó,
PMKT tốt cần có nội dung biện pháp, các thủ tục cho phép xét duyệt nghiệp
vụ ngay trên phần mềm.
- Phải tự động xử lý các bút toán trùng: Thực tế có nhiều nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến đồng thời hai loại chứng từ, đƣợc lập hoặc xử

lý bởi hai phần hành kế toán khác nhau nên việc nhập liệu và định khoản từ cả
hai chứng từ sẽ phát sinh những cặp bút toán trùng nhau. (Nguyễn và Huỳnh,
2010). Yêu cầu đặt ra đối với một phần mềm kế toán có chất lƣợng là phải
xây dựng cách thức xử lý các bút toán trùng sao cho vừa giải quyết tốt vấn đề
trùng lắp trong hạch toán tổng hợp, vừa phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông
tin chi tiết, đồng thời thuận tiện cho kế toán các phần hành trong khâu nhập và
kiểm soát dữ liệu thuộc phạm vi trách nhiệm mình phụ trách.


16


Tính mở

Đối với một PMKT đóng gói thì đây là tiêu chí quan trọng để tăng
cƣờng khả năng lựa chọn, phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin của ngƣời
sử dụng và sự thay đổi của chế độ kế toán. Tính mở của PMKT thể hiện ở khả
năng doanh nghiệp có thể khai báo, bổ sung và hiệu chỉnh các thông tin cho
phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhƣ:
- Cho phép khai báo đầy đủ các thông tin chung của doanh nghiệp
- Cho phép lựa chọn các phƣơng pháp hạch toán phù hợp với điều kiện
và nhu cầu của đơn vị.
- Cho phép khai báo mối quan hệ giữa một bộ mã (danh mục) chi tiết
với mã tài khoản tổng hợp tƣơng ứng của nó. Phần mềm cũng phải kiểm soát
việc khai báo số dƣ ban đầu cũng nhƣ tình hình tại mỗi thời điểm của các đối
tƣợng kế toán nhằm đảm bảo nguyên tắc: số dƣ của tài khoản tổng hợp phải
bằng tổng số dƣ của các đối tƣợng chi tiết tƣơng ứng của nó.
- Cho phép doanh nghiệp lựa chọn kết chuyển theo lô hay kết chuyển
theo thời gian thực đối với từng đối tƣợng kế toán khác nhau.
- Cơ sở dữ liệu kế toán phải đƣợc thiết kế một cách khoa học.

- Cho phép in ra toàn bộ sổ kế toán để kiểm tra, xác nhận và lƣu trữ theo
hình thức sổ kế toán đƣợc lựa chọn cũng nhƣ cho phép ngƣời sử dụng thiết kế

mẫu báo cáo tài chính theo các mức độ chi tiết khác nhau của các chỉ tiêu.

Mức độ tự động hóa cao
Mức độ tự động hóa của PMKT thể hiện ở khả năng phần mềm tự động
xử lý, hạch toán, kết chuyển, lập báo cáo tài chính và lƣu trữ số liệu trên cơ sở
tuân thủ các quy trình và phƣơng pháp kế toán quy định. Tính tự động hóa của
PMKT còn thể hiện ở khả năng cho phép ngƣời sử dụng tự khai thác các thông
tin cần thiết để lập các báo cáo kế toán quản trị nhƣ báo cáo tình hình bán hàng,
báo cáo tình hình công nợ khách hàng theo thời gian nợ, báo cáo tình hình tồn


17

kho... trên cơ sở khai báo các yêu cầu về thông tin cho quản lý.

Tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu
Trong hệ thống xử lý trực tuyến, dữ liệu và chƣơng trình đƣợc truy
cập từ nhiều máy trạm, vì vậy khả năng bị sửa đổi, đánh cắp, phá hủy dữ liệu
và chƣơng trình thƣờng rất cao. Việc truy cập, phá hủy hệ thống và dữ liệu
cũng có thể xuất phát từ những sai sót do con ngƣời gây ra trong quá trình
phát triển, duy trì hoặc vận hành hệ thống. Khả năng gian lận trong việc ứng
dụng hệ thống thông tin trên máy tính cũng cao hơn do việc truy cập trái
phép, đánh cắp thông tin và sửa đổi dữ liệu mà không để lại bằng chứng hay
dấu vết có thể nhận thấy đƣợc. Do vậy, trƣớc hết các phần mềm kế toán phải
đƣợc phân tích, thiết kế tốt để giới hạn quyền truy cập vào hệ thống đối với
từng ngƣời sử dụng, ngăn chặn truy cập tất cả dữ liệu và thông tin đối với
ngƣời không đƣợc phép và giới hạn truy cập của những ngƣời đƣợc phép đối

với những dữ liệu, thông tin nhất định thông qua phân quyền sử dụng. Tƣơng
ứng với quyền hạn, trách nhiệm của từng nhân viên kế toán, PMKT cho phép
họ đƣợc cập nhật, hiệu chỉnh, xử lý, tổng hợp, truy xuất dữ liệu đối với một
số phần hành và thông tin nhất định theo phân quyền sử dụng.
PMKT phải có chức năng cho phép áp dụng các biện pháp kỹ thuật
nhƣ:
- Sử dụng mật khẩu để xác nhận đúng ngƣời sử dụng, mỗi nhân viên sẽ
đƣợc cấp một tên truy cập cùng với mật khẩu của họ và hệ thống chỉ cho phép
truy cập đối với những tên truy cập với đúng mật khẩu đã đăng ký
- Khóa bàn phím: kỹ thuật tự động khóa bàn phím có thể làm cho bộ
điều khiển máy tính không hoạt động nhằm ngăn chặn đƣợc sự truy cập khi
ngƣời sử dụng rời khỏi máy tính nhƣng có thể vô tình chƣa thoát khỏi hệ
thống.
- Sử dụng hộp lưu để lưu trữ toàn bộ thông tin liên quan đến việc truy


×