Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện hoài nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.48 KB, 0 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THÙY NGA

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THÙY NGA

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ DÂN

Đà Nẵng – Năm 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thùy Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 2
5. Bố cục của đề tài.................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ..... 7
1.1. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP ............................................................................................................ 7
1.1.1. Định nghĩa nông nghiệp................................................................... 7
1.1.2. Vị trí của ngành sản xuất nông nghiệp ............................................ 7
1.1.3. Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp ..................................... 8
1.1.4. Vai trò của ngành sản xuất nông nghiệp.......................................... 9
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ................ 12
1.2.1. Mở rộng quy mô, gia tăng các nguồn lực đầu vào ........................ 13
1.2.2. Tổ chức tốt sản xuất nông nghiệp.................................................. 14

1.2.3. Bảo đảm cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý ............................... 17
1.2.4. Bảo đảm thị trường đầu ra ............................................................. 18
1.2.5. Gia tăng sản lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp .................. 19
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .. 19
1.3.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 19
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .............................................. 20
1.3.3. Các chính sách phát triển nông nghiệp.......................................... 21
1.3.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ................................................................... 22


1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG ........................................................................................................ 25
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiêp của huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên về thâm canh trong sản xuất, nông nghiệp................................... 25
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiêp của huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa về cơ giới hóa trong sản xuất, nông nghiệp ................................ 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH.............................. 30
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN HOÀI NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH................................................... 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 30
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .............................................................. 31
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN HOÀI NHƠN
TỈNH BÌNH ĐỊNH ......................................................................................... 34
2.2.1. Quy mô, các nguồn lực đầu vào .................................................... 35
2.2.2. Tình hình tổ chức sản xuất nông nghiệp........................................ 55
2.2.3. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp......................................................... 56
2.2.4. Tình hình bảo đảm thị trường đầu ra ............................................. 60
2.2.5. Tình hình sản lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ................ 61
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN HOÀI NHƠN .............................. 64
2.3.1. Những lợi thế của huyện Hoài Nhơn............................................. 64
2.3.2. Những hạn chế và thách thức ........................................................ 65
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP HUYỆN HOÀI NHƠN................................................................. 70
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP.............................................. 70
3.1.1. Quan điểm và phương hướng phát triển nông nghiệp của huyện......... 70


3.1.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện .................................. 72
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN HOÀI
NHƠN ............................................................................................................. 74
3.2.1. Nhóm giải pháp mở rộng quy mô, gia tăng các nguồn lực đầu vào...... 74
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm tổ chức tốt sản xuất nông nghiệp .............. 77
3.2.3. Nhóm giải pháp bảo đảm cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý..... 78
3.2.4. Nhóm giải pháp bảo đảm thị trường đầu ra................................... 79
3.2.5. Nhóm giải pháp khác ..................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CGH

: Cơ giới hóa

CP

: Cổ phần


RVAC

: Rừng - vườn - ao - chuồng

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

TP

: Thành phố

TT

: Thị trấn

VAC

: Vườn - ao - chuồng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1


Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của
huyện Hoài Nhơn qua các năm

2.2

39

Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp nghĩa hẹp
huyện Hoài Nhơn theo giá hiện hành qua các năm

2.3

Trang

42

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành
phân theo ngành kinh tế của huyện Hoài Nhơn qua các
năm

2.4

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa và ngô năm 2013
của huyện Hoài Nhơn

2.5

53

Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế phân theo

ngành hoạt động của huyện Hoài Nhơn qua các năm

2.11

52

Kết quả sản xuất lâm nghiệp của huyện Hoài Nhơn qua
các năm

2.10

50

Giá trị sản xuất Lâm nghiệp của huyện Hoài Nhơn theo
giá hiện hành qua các năm

2.9

47

Số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Hoài Nhơn qua
các năm

2.8

46

Diện tích, năng suất và sản lượng cây khoai lang, sắn và
lạc năm 2013 của huyện Hoài Nhơn


2.7

44

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Hoài
Nhơn và các huyện khác, thị xã, thành phố năm 2013

2.6

43

54

Diện tích và sản lượng cây cao su và hồ tiêu của huyện
Hoài Nhơn qua các năm:

59


2.12

Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu của
huyện Hoài Nhơn qua các năm

2.13

60

Giá trị sản xuất nội bộ ngành nông, lâm, thủy sản huyện
Hoài Nhơn qua các năm (giá cố định 1994, đơn vị triệu

đồng)

2.14

62

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ
nông nghiệp huyện Hoài Nhơn qua các năm (theo giá cố
định năm 1994)

2.15

Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt hàng
năm của huyện Hoài Nhơn

2.16

62
63

Năng suất lúa cả năm của huyện Hoài Nhơn qua các
năm

63


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ


biểu đồ
2.1

Tình hình sử dụng đất của huyện Hoài Nhơn qua các năm

2.2

Cơ cấu sử dụng đất trồng cây hàng năm huyện Hoài Nhơn
qua các năm

2.3

36
37

Tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành của huyện
Hoài Nhơn qua các năm

2.4

Trang

40

Biểu đồ sản lượng cây lương thực có hạt của huyện Hoài
Nhơn và các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Bình Định năm
2013

2.5


Biểu đồ diện tích cây lâu năm của huyện Hoài Nhơn qua
các năm

2.6

52

Cơ cấu sử dụng đất nông, lâm, thủy sản huyện Hoài Nhơn
qua các năm

2.9

50

Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo
ngành hoạt động của huyện Hoài Nhơn qua các năm

2.8

49

Tốc độ tăng trưởng số lượng gia súc, gia cầm huyện Hoài
Nhơn qua các năm

2.7

45

57


Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản phân theo giá hiện hành của huyện Hoài Nhơn qua các
năm

2.10

Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hoài
Nhơn qua các năm

2.11

57
58

Tốc độ tăng trưởng diện tích và năng suất cây lúa huyện
Hoài Nhơn qua các năm

63


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: nông-lâm-ngư nghiệp. Nó là
một trong những ngành kinh tế rất quan trọng, là ngành trực tiếp sản xuất ra
lương thực, thực phẩm cho xã hội và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các
ngành kinh tế khác, tạo được nhiều việc làm cho người dân lao động nông
thôn; góp phần rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an

ninh lương thực ở mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt
Nam. Có thể nói, Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được.
Hoài Nhơn là huyện nằm về phía Bắc của tỉnh Bình Định, cách trung
tâm thành phố Quy Nhơn 100km về phía bắc. Phía Bắc giáp với huyện Đức
Phổ tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp với huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định, phía
Tây giáp với hai huyện Hoài Ân và An Lão, phía đông giáp biển Đông. Toàn
huyện có 15 xã và 2 thị trấn với diện tích tự nhiên là 421km2. Dân số 207.700
người, trong đó, dân số ở độ tuổi lao động là115.210 người (theo niên giám
thống kê tỉnh Bình Định năm 2013).
Hoài Nhơn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã
hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh. Nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh
của vùng trong nhiều năm nay với nhiều kết quả thu được đáng khích lệ.
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện đã được các cấp đầu
tư, quan tâm. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn chưa thoát khỏi
tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, năng suất cây trồng vật nuôi và năng suất lao
động chưa cao.
Trước tình hình đó, cần có những giải pháp thiết thực khắc phục những
khó khăn trên để đẩy mạnh nông nghiệp phát triển đạt hiệu quả ngày càng cao


2

và bền vững, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, tăng việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Xuất phát từ
những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Phát triển nông nghiệp trên
địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định” cho luận văn thạc sỹ của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ được lý luận và thực tiễn để hình thành khung nội dung nghiên
cứu phát triển nông nghiệp.

- Xác định được tiềm năng, thế mạnh và các nguồn lực cho phát triển
nông nghiệp của huyện.
- Chỉ ra được mặt mạnh, yếu kém trong phát triển nông nghiệp của
huyện.
- Kiến nghị được các giải pháp phát triển nông nghiệp của huyện trong
thời gian tới
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hệ thống giải pháp phát triển nông nghiệp
- Phạm vi:
+ Phạm vi về không gian: trên địa bàn huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình
Định
+ Phạm vi về thời gian: từ năm 2009-2013
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Khái quát được lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp để tạo
khung lý thuyết cho nghiên cứu; xác định được tiềm năng, thế mạnh và những
tồn tại, hạn chế phát triển nông nghiệp của huyện Hoài Nhơn giai đoạn 2009 2013; đồng thời đánh giá được thực trạng phát triển và đề ra các giải pháp
phát triển nông nghiệp huyện Hoài Nhơn thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.


3

- Phương pháp mô hình hóa.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp thống kê: thống kê mô tả, thống kê suy đoán.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phân tích SWOT: chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức trong việc phát triển nông nghiệp bền vững của huyện
5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận văn
được kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển Nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện Hoài Nhơn tỉnh
Bình Định
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp của
huyện
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Phát triển nông nghiệp là một quá trình lâu dài, được phân chia thành
các giai đoạn khác nhau và mô tả bằng các đặc trưng riêng. Có nhiều quan
điểm khác nhau về phát triển nông nhiệp, theo lý thuyết có các lý thuyết sau:
Theo Todaro (Todaro, 1990) phát triển nông nghiệp trãi qua ba giai
đoạn từ thấp đến cao:
- Giai đoạn tự cung tự cấp: Đất đai, lao động là những yếu tố sản xuất
chủ yếu, vốn đầu tư thấp; sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu là cây lương thực
và các loại vật nuôi truyền thống. Sản lượng tăng chủ yếu do tăng diện tích
canh tác. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra được tiêu dùng nội bộ trong khu vực
nông nghiệp.
- Giai đoạn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa:
Đây là giai đoạn trung gian chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang chuyên


4

môn hóa. Giai đoạn này cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển theo hướng hỗn
hợp, đa dạng dần thay thế chế độ canh tác độc canh trong sản xuất nên tính
thời vụ được hạn chế. Sản lượng nông nghiệp gia tăng chủ yếu từ việc tăng
năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác. Sản phẩm nông
nghiệp hướng đến thị trường.
- Nông nghiệp hiện đại: Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của nông

nghiệp. Yếu tố vốn, công nghệ đóng vai trò quyết định trong việc tăng sản
lượng nông nghiệp. Nông nghiệp được chuyên môn hóa sâu, cung ứng hoàn
toàn cho thị trường và lợi nhuận là mục tiêu của người sản xuất.
Sung SangPark (1992) phân chia quá trình phát triển nông nghiệp qua ba
giai đoạn: Sơ khai, đang phát triển và phát triển. Mỗi giai đoạn, sản lượng nông
nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau và được mô tả dưới dạng hàm
sản xuất. Giai đoạn sơ khai thì sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố
tự nhiên như đất đai, thời tiết, lao động. Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và
các yếu tố đầu vào được khái quát bởi hàm sản xuất Y = F(N,L), trong đó: Y
là sản lượng nông nghiệp, N là yếu tố tự nhiên, L là lao động. Giai đoạn này,
phần gia tăng của sản lượng trên một hecta đất sẽ giảm dần khi số lao động
tiếp tục tăng. Nguyên nhân năng suất biên giảm dần chủ yếu do không chuyển
được lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp
và dịch vụ. Giai đoạn đang phát triển: Ngoài việc phụ thuộc yếu tố tự nhiên
(N), lao động (L), sản lượng nông nghiệp còn phụ thuộc vào một số yếu tố
được sản xuất từ khu vực công nghiệp như phân bón, thuốc hóa học. Sản
lượng trên một ha đất nông nghiệp sẽ tăng lên tương ứng với lượng phân bón
và thuốc hóa học sử dụng. Hàm sản xuất được thể hiện như sau: Y = F (N,L) +
F(R). Giai đoạn phát triển: Hàm sản xuất được xác định: Y = F(N,L) + F(R) +
F(K). Theo đó, năng suất lao động tăng lên tương ứng với lượng vốn sản xuất
(K) sử dụng tăng thêm, từ đó thu nhập của lao động tăng thêm.


5

Qua mô hình này, thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp ở các
nước đang phát triển và phát triển sẽ có sự chênh lệch rất lớn do khác nhau về
năng suất lao động. Theo Park, để thu hẹp khoảng cách, không có con đường
nào khác ngoài việc dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu
vực công nghiệp.

Các nghiên cứu khác cũng đề cập tới từng khía cạnh của nội dung phát
triển nông nghiệp như nghiên cứu của Nguyễn Sinh Cúc (2003), Đặng Kim
Sơn (2008) và Hoàng Thị Chính (2010) đã khẳng định là sự gia tăng sản
lượng lương thực thực phẩm thông qua chỉ tiêu giá trị SXNN.
Tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng được đề cập tới, ở Việt Nam những
đột phá trong tổ chức SXNN đã trở thành cú hích phát triển. Nguyễn Sinh
Cúc, Trần Đức (1998) và Đặng Kim Sơn (2008), Bùi Quang Bình (2006)
khẳng định nên sử dụng mô hình kinh tế trang trại và thực hiện dồn điền đổi
thửa mở rộng quy mô sản xuất.
Theo PGS.TS Bùi Quang Bình (2010) Phát triển sản xuất nông nghiệp
còn theo mô hình dịch chuyển năng suất lao động nông nghiệp do thay đổi
công nghệ. Mô hình này được xác định bởi công thức:
Năng suất lao động nông nghiệp (yA) = Giá trị tổng sản lượng nông
nghiệp (YA) chia Số lượng lao động nông nghiệp (LA) = (YA/La) x (La/LA).
Trong đó: La là Diện tích đất nông nghiệp.
Như vậy, năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào (i) năng suất
đất (YA/La) và (ii) quy mô diện tích đất nông nghiệp (La/LA) hay là hệ số
của đất - lao động.
Theo đó, trong thời kỳ đầu phát triển nông nghiệp, do dân số còn ít,
trình độ công nghệ còn hạn chế nên năng suất lao động nông nghiệp tăng chủ
yếu do tăng diện tích đất nông nghiệp. Trong giai đoạn phát triển cao, tài
nguyên đất nông nghiệp hạn chế dần, dân số không ngừng tăng lên, muốn


6

tăng sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích, bắt buộc phải áp dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ, sử dụng cơ giới nhiều hơn. Từ đó tiết kiệm được lao
động, sản xuất nhiều diện tích hơn nên năng suất lao động nông nghiệp tăng.
Vì vậy, để tăng năng suất lao động nông nghiệp chúng ta có thể tăng

năng suất đất bằng cách nâng hệ số gieo trồng, sử dụng các loại giống mới, có
năng suất cao hơn, phát triển các loại nông sản có giá trị kinh tế cao và phù
hợp thị trường, mở rộng các mô hình đa dạng hóa sản xuất như VAC (vườn ao - chuồng), RVAC (rừng - vườn - ao - chuồng),…; đồng thời nâng hệ số đất
- lao động bằng cách dịch chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành
thương mại dịch vụ, công nghiệp, thực hiện dồn điền đổi thửa, phát triển kinh
tế trang trại, đưa cơ giới vào nông nghiệp, nhất là các khâu sử dụng nhiều lao
động như làm đất, thu hoạch, …
Thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng nhiều trong đời sống kinh
tế và xã hội. Theo GS.TS Đỗ Kim Chung cho rằng: Phát triển nông nghiệp thể
hiện quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn
trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nền nông
nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về
đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ
cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội
về nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp là một quá trình, không phải trong
trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi của nền nông nghiệp chịu sự tác động của
quy luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nông nghiệp của Chính phủ,
nhận thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm
và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp.


7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Định nghĩa nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, là một bộ phận cấu thành

của nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: Trồng trọt,
chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản; nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm: trồng
trọt, chăn nuôi và các dịch vụ trong nông nghiệp.
Ở nước ta, Nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nông
nghiệp là lĩnh vực sản xuất có những nét đặc thù, là ngành sản xuất gắn với
đối tượng sinh vật (cây trồng, vật nuôi), bị chi phối bởi qui luật sinh học, các
điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết, khí hậu) và là ngành sản xuất ra sản
phẩm tất yếu để xã hội tồn tại và phát triển; vì thế từ rất lâu được các nhà kinh
tế quan tâm và được đề cập nhiều trong các lý thuyết kinh tế, nhất là trong các
mô hình phát triển kinh tế của các nước chậm phát triển hiện đang tiến hành
công nghiệp hóa.
1.1.2. Vị trí của ngành sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức
tạp. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh
học - kỷ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử
dụng tiềm năng sinh học - cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo quy
luật sinh học nhất định, con người không thể ngăn cản các quá trình phát
sinh phát triển và diệt vong của chúng, mà trên cơ sở nhận thức đúng đắn
các quy luật để có những giải pháp tác động thích hợp với chúng. Mặt khác,
quan trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự quan tâm thỏa đáng,


8

gắn lợi ích của họ với sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng
nhiều sản phẩm cuối cùng.
1.1.3. Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã
hội. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm này cho

thấy, ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành khác
không có, cụ thể:
- Thứ nhất, đó là tính vùng. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên
một địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang
tính khu vực cao. Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết,
lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá, sử dụng khác nhau thì hoạt
động nông nghiệp sẽ khác nhau.
- Thứ hai, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế
được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng thêm
theo ý muốn chủ quan nhưng sức sản xuất của ruộng đất chưa giới hạn. Chính
vì thế, trong quá trình sử dụng phải biết quý trọng đất, sử dụng đất tiết kiệm,
cải tạo, bồi dưỡng để làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, cần xem xét
thật kỹ càng khi chuyển từ đất nông nghiệp sang các loại đất khác.
- Thứ ba, đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi. Các
loại này phát triển theo quy luật sinh học (sinh trưởng, phát triển và diệt
vong), nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh. Với tư cách là tư liệu sản xuất thì
chúng là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi nó được sản xuất trong nông nghiệp
bằng cách sử dụng sản phẩm thu được của chu kỳ trước. Do đó, đòi hỏi phải
thường xuyên chọn lọc, lai tạo ra những giống mới phù hợp với điều kiện
từng vùng để cho năng suất cao.


9

- Thứ bốn, sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao. Đây là đặc thù
điển hình nhất bởi quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất
kinh tế gắn với quá trình tái sản xuất tự nhiên; thời gian hoạt động và thời
gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh
ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. Tính thời vụ không thể xóa bỏ được mà

chỉ có thể hạn chế nó. Do đó, người nông dân phải khai thác tốt quy luật này
để giảm chi phí sản xuất, cũng như phải có giải pháp tổ chức sản xuất hợp lý
để hạn chế những khó khăn, khai thác hiệu quả sản xuất (giá cả các yếu tố đầu
vào tăng và đầu ra giảm trong mùa vụ, lao động và các loại máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất khan hiếm trong mùa vụ nhưng nông nhàn trong thời gian
khác,...)
1.1.4. Vai trò của ngành sản xuất nông nghiệp
a. Cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội
Có thể nói, lương thực rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con
người, là cơ sở để duy trì sự sống của toàn xã hội. Trong lý luận kinh điển của
mình, C. Mác và Ănghen đã chỉ rõ: “ Trước hết con người cần phải ăn, mặc, ở
trước khi lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo…”. Hay
ở Việt Nam, Lê Qúy Đôn đã kết luận: “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi
thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Mặc dù ngôn từ diễn đạt khác nhau nhưng
tựu trung đều nhấn mạnh ý nghĩa thiết thực của nông nghiệp đối với đời sống
kinh tế, xã hội.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, cung cấp những sản
phẩm tối cần thiết cho con người, đó là lương thực, thực phẩm; là yếu tố đầu
tiên, có tính chất quyết định cho sự tồn tại, phát triển của con người và phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia; nó giữ vai trò to lớn trong việc phát
triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển, đại bộ phận
người dân sống bằng nghề nông nghiệp. Tuy nhiên, ngay cả những nước có


10

nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn,
nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng
lên, đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho đời sống của nhân dân
nước đó.

“Nông nghiệp là một ngành duy nhất sản xuất lương thực, con người có
thể sống mà không cần sắt thép, than hoặc điện, nhưng không thể thiếu lương
thực”.
b. Cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu
vực đô thị
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu
vào cho công nghiệp và khu vực thành thị. Được thể hiện chủ yếu ở các mặt
sau đây:
- Nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là
khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.
- Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý
báu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
- Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát
triển kinh tế, trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp
hóa, bởi vì đây là khu vực lớn nhất xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân.
c. Nông nghiệp làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của ngành công
nghiệp và dịch vụ. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp
bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào
thị trường trong nước, mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự
thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp
đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp,
nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực


11

nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công
nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng có thể cạnh tranh với thị
trường thế giới.

d. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu
Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ to lớn.
Các loại nông, lâm, thủy sản dể dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với
các hàng hóa công nghiệp. Vấn đề thâm nhập thị trường tiêu thụ đối với các
loại hàng hóa là nông, lâm, thuỷ sản dễ hơn so với các hàng hoá công nghiệp.
Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu
dựa vào các loại nông, lâm, thuỷ sản. Xu hướng chung ở các nước trong quá
trình công nghiệp hóa, ở giai đoạn đầu giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản
chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó sẽ giảm dần
cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế. Tuy nhiên, xuất khẩu nông, lâm,
thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm
xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá cánh kéo
giữa hàng nông sản và hàng công nghệ ngày càng mở rộng, làm cho nông
nghiệp, nông thôn bị thua thiệt. Ở một số nước chỉ dựa vào một vài loại nông
sản xuất khẩu chủ yếu như Coca ở Ghana, đường mía ở Cuba, cà phê ở
Braxin, gạo ở Thái Lan và Việt Nam,...; đã phải chịu nhiều rủi ro và sự bất lợi
trong xuất khẩu. Vì vậy gần đây nhiều nước đã thực hiện đa dạng hoá sản
xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ
đáng kể cho đất nước.
e. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển
bền vững của môi trường; vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi
trường tự nhiên như: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử
dụng nhiều hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bệnh .v..v… làm ô


12

nhiễm đất và nguồn nước. Trong quá trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các
triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng v.v...

Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải
pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.
Tóm lại, nền kinh tế thị trường, vai trò của nông nghiệp trong sự phát
triển bao gồm hai loại đóng góp: Thứ nhất là đóng góp về thị trường - cung
cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm tiêu dùng cho các
khu vực khác; thứ hai là sự đóng góp về nhân tố diễn ra khi có sự chuyển dịch
các nguồn lực (lao động, vốn v.v...) từ nông nghiệp sang khu vực khác.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Mục tiêu cơ bản và quan trọng của tất cả các địa phương mà nền kinh tế
phụ thuộc vào nông nghiệp đó là tăng trưởng và phát triển kinh tế nông
nghiệp, đó cũng là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của
các địa phương. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với những nơi có
điểm xuất phát thấp đang theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các
nước phát triển.
* Phát triển nông nghiệp được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của
sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp được xem như quá trình biến
đổi cả về lượng và chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn
thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội của sản xuất nông nghiệp.
Theo cách hiểu như vậy, nội dung của phát triển nông nghiệp được khái
quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng sản lượng nông nghiệp của nền
kinh tế và mức gia tăng sản lượng bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu
thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của sản xuất nông nghiệp, là điều
kiện cần để nâng cao mức sống vật chất cho người dân và thực hiện các mục
tiêu khác của phát triển. Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu nông
nghiệp. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về chất kinh tế của sản


13

xuất nông nghiệp. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh

trình độ phát triển sản xuất nông nghiệp giữa các thời kỳ. Ba là, sự biến đổi
ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội.
Từ đó nội dung phát triển nông nghiệp bao gồm:
1.2.1. Mở rộng quy mô, gia tăng các nguồn lực đầu vào
Trong văn phong kinh tế thì phát triển kinh tế nói chung là sự vận động
đi lên theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt cả kinh tế và xã hội.
Sự phát triển được bảo đảm bằng sự gia tăng quy mô sản lượng của nền kinh
tế (thường được phản ánh bằng gia tăng GDP hay GNP thực) đồng thời duy
trì ổn định cùng với việc gia tăng không ngừng mức sống cho dân chúng. Do
vậy sự phát triển của các hoạt động kinh tế nào đó chính là sự gia tăng sản
lượng được tạo ra và duy trì theo thời gian; đồng thời bảo đảm nâng cao mức
sống cho người sản xuất.
Nếu tiếp cận theo hàm sản xuất trong lý thuyết phát triển thì phát triển
sản xuất nông nghiệp bắt đầu từ việc mở rộng quy mô sản xuất bao gồm mở
rộng và tăng cường các yếu tố nguồn lực đầu vào của sản xuất nông nghiệp
như tăng thêm vốn, lao động, tăng thêm diện tích đất đai nông nghiệp. Chẳng
hạn, mở rộng quy mô sản xuất bằng cách mở rộng diện tích canh tác (khai
hoang, phục hóa), với phương thức canh tác cũ (đối với trồng trọt); gia tăng
quy mô chăn nuôi đầu con gia súc, gia cầm (đối với chăn nuôi); tăng diện tích
nuôi thủy sản. Việc làm này có giới hạn vì đất đai được giới hạn bởi một quốc
gia, bởi một đơn vị hành chính và nguồn tài nguyên, thuỷ sản khai thác cũng
không phải vô hạn.
Khi quy mô sản lượng tăng lên nghĩa là lượng sản phẩm được sản xuất
ra nhiều hơn và quá trình này cũng có sự điều chỉnh phân bổ và sử dụng
nguồn lực khác nhau. Điều đó có nghĩa là sự gia tăng sản lượng này chỉ là sự
phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình điều chỉnh phân bổ nguồn lực này,


14


nói cách khác sự gia tăng sản lượng này không nói rõ là do phân bổ sử dụng
các nguồn lực theo chiều rộng hay chiều sâu.
Mở rộng quy mô và gia tăng các yếu tố đầu vào phải đi kèm với việc
gia tăng sản lượng hay giá trị sản lượng, tức là phải gia tăng được kết quả sản
xuất nông nghiệp. Mức gia tăng sản lượng nông nghiệp này có thể cùng tỷ lệ
với gia tăng đầu vào hoặc có sự khác biệt lớn hơn hay nhỏ hơn tùy thộc vào
tính kinh tế của quy mô tương ứng với mỗi nền sản xuất.
Việc gia tăng các yếu tố đầu vào này được thực hiện bởi các tổ chức,
nhà sản xuất trong nông nghiệp. Họ có thể hoạt động trong nông nghiệp, lâm
nghiệp hay thủy sản theo nghĩa hẹp của nông nghiệp. Phía đầu ra hay kết quả
sản xuất của các ngành này vì thế cũng gia tăng theo, nhưng tùy theo trình độ
kỹ thuật và công nghệ sẽ khác nhau. Do đó, trong nhiều nghiên cứu người ta
có thể thông qua sự gia tăng các nhân tố sản xuất từng ngành, cùng với sản
lượng của nó để phản ánh sự gia tăng quy mô sản xuất.
Tiêu chí để đánh giá việc mở rộng quy mô, gia tăng các nguồn lực đầu vào:
- Mức gia tăng sản lượng và giá trị sản lượng nông nghiệp hay từng
ngành;
- Mức tăng quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp;
- Mức tăng các nhân tố sản xuất như vốn, lao động,…
1.2.2. Tổ chức tốt sản xuất nông nghiệp
Tổ chức sản xuất theo mô hình nào quyết định mức sản lượng đầu ra
hay quy mô sản xuất nông nghiệp. Các mô hình phát triển nông nghiệp đặc
biệt là mô hình của Todaro (1990) đã chỉ ra rằng quá trình này gắn với quá
trình thay đổi tổ chức sản xuất nông nghiệp từ sản xuất tự cấp tự túc của hộ
gia đình chuyển dần tới mô hình trang trại chuyên môn hóa cao. Các trang
trại phát triển sẽ xuất hiện nhu cầu hợp tác với nhau và mô hình hợp tác xã sẽ
được áp dụng.


15


Phát triển nông nghiệp cũng là mục tiêu của nhiều nhà nghiên cứu ở
Việt Nam; các nghiên cứu này cũng cho rằng phát triển nông nghiệp thể hiện
nhiều khía cạnh khác nhau. Tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng được đề cập
tới, ở Việt Nam những đột phá trong tổ chức sản xuất nông nghiệp đã
trở thành cú hích phát triển. Nguyễn Sinh Cúc, Trần Đức (1998) và Đặng Kim
Sơn (2008), Bùi Quang Bình (2006) khẳng định nên sử dụng mô hình kinh
tế trang trại và thực hiện dồn điền đổi thửa mở rộng quy mô sản xuất nông
nghiệp đặc biệt là sản xuất cây hồ tiêu trên quy mô lớn chuyên môn hóa cao.
Ngoài ra, thu nhập của các hộ nông dân cũng được quan tâm nghiên cứu.
Quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất này cũng sẽ bảo đảm
cho nguồn lực được phân bổ và sử dụng trong sản xuất nông nghiệp một cách
có hiệu quả và kết quả là năng suất nông nghiệp tăng lên và sản lượng nông
nghiệp do đó mà tăng lên.
Rõ ràng với đặc thù là một loại cây công nghiệp lâu năm, việc phát
triển sản xuất hồ tiêu đòi hỏi sản xuất chuyên canh tập trung trên quy mô lớn
do đó đòi hỏi mô hình tổ chức sản xuất phải thay đổi cho phù hợp mà xu thế
tất yếu là mô hình kinh tế trang trại và hợp tác xã.
Hiện nay, kinh tế hộ đang đi vào sản xuất hàng hóa, chịu sự chi phối
của kinh tế thị trường, song chưa nắm bắt được thị trường, chưa biết và chưa
đủ điều kiện để tổ chức sản xuất thích hợp với thị trường.
Vì vậy, trước mắt Nhà nước cần thực hiện thông tin thị trường cụ thể
hơn và thường xuyên hơn, nhất là trước khi bắt đầu các mùa vụ gieo trồng và
thu hoạch; thực hiện tốt việc chuyển giao công nghệ thiết thực, phù hợp với
từng loại cây trồng con vật nuôi; tăng cường đầu tư cho vay vốn gắn với các
dự án kinh doanh của các nông hộ, các trang trại hoặc dự án phát triển nông
nghiệp hàng hóa của cộng đồng thôn, xã.
Về phía bản thân các nông hộ, nông trại với tư cách đơn vị kinh tế cơ



×