Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.76 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VƢƠNG THỊ KIẾN GIANG

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN HUYỆN QUẢNG TRẠCH
TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số

: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THẾ GIỚI

Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả

Vương Thị Kiến Giang


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn ...................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ............................................... 3
5. Đóng góp của luận văn ....................................................................... 3
6. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 3
7. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................ 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ............................ 6
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN, VIỆC
LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ............................................................... 6
1.1.1. Một số khái niệm .......................................................................... 6
1.1.2 Đặc điểm của lao động nông thôn ............................................... 12
1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN .............................................................................................................. 13
1.3. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN .............................................................................................................. 15
1.3.1. Hƣớng nghiệp ............................................................................. 15
1.3.2. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ........................................ 17
1.3.3. Giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động ................................. 20
1.3.4. Phát triển sản xuất để giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn ...................................................................................................... 23


1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN ..................................................................................... 32
1.4.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên ..................................................... 32
1.4.2. Nhân tố điều kiện xã hội ............................................................. 32
1.4.3. Nhân tố điều kiện kinh tế ............................................................ 34

1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ......................................................... 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH
QUẢNG BÌNH ............................................................................................... 41
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ
HỘI CỦA HUYỆN QUẢNG TRẠCH ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ............................................. 41
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên .................................................... 41
2.1.2. Điều kiện kinh tế ......................................................................... 43
2.1.3. Điều kiện xã hội .......................................................................... 45
2.2. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN CỦA HUYỆN
QUẢNG .......................................................................................................... 48
2.2.1. Trình độ văn hoá của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch ....... 48
2.2.2. Trình độ chuyên môn .................................................................. 50
2.3. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ....................... 52
2.3.1. Hoạt động hƣớng nghiệp ............................................................ 52
2.3.2. Hoạt động đào tạo nghề .............................................................. 53
2.3.3. Hoạt động giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động ................ 55
2.3.4. Thực trạng phát triển sản xuất với việc giải quyết việc làm trong
nông thôn ở huyện Quảng Trạch .......................................................... 57


2.4. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH GIAI ĐOẠN 2010-2012 ................................ 70
2.5. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH........... 72
2.5.1. Những tồn tại trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn .... 72
2.5.2. Nguyên nhân ............................................................................... 74

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH .................. 75
3.1. CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN QUẢNG
TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ..................................................................... 75
3.1.1. Những quan điểm giải quyết việc làm ........................................ 75
3.1.2. Phƣơng hƣớng giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông thôn
ở huyện Quảng Trạch trong thời gian tới ............................................. 75
3.1.3. Mục tiêu giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở
huyện Quảng Trạch .............................................................................. 76
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................... 76
3.2.1. Đẩy mạnh công tác hƣớng nghiệp .............................................. 76
3.2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn thực tế địa phƣơng .......... 80
3.2.3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác giới thiệu việc làm và
xuất khẩu lao động ............................................................................... 84
3.2.4. Đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn ở huyện Quảng Trạch................................................. 88
3.2.5. Các giải pháp khác ...................................................................... 99


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 102
1. Kết luận ........................................................................................... 102
2. Kiến nghị ......................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao).



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐVT

: Đơn vị tính

GDHN

: Giáo dục hƣớng nghiệp

KT

: Kinh tế

LĐNT

: Lao động nông thôn

SX

: Sản xuất

TN TH

: Tốt nghiệp tiểu học


TH

: Trung hoc

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TVHN

: Tƣ vấn hƣớng nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
2.1
2.2
2.3

Tên bảng
Tình hình dân số huyện Quảng Trạch giai đoạn 2010 2012
Lực lƣợng lao động chia theo trình độ học vấn
Tình hình lao động chia theo trình độ chuyên môn giai
đoạn 2010-2012


Trang
45
49
50

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của
2.4

huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 -

53

2012
2.5

Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành nông, lâm
thuỷ sản của huyện Quảng Trạch giai đoạn 2010-2012

57

Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, tiểu thủ công
2.6

nghiệp theo giá hiện hành ở huyện Quảng Trạch, tỉnh

58

Quảng Bình
2.7


2.8

2.9

2.10

Cơ cấu lao động làm việc trong ngành công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và xây dựng của huyện Quảng Trạch
Lao động sản xuất công nghiệp ở huyện Quảng Trạch
phân theo ngành kinh tế
Cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ và thƣơng mại của
huyện Quảng Trạch
Cơ cấu lao động trong các ngành sản xuất của huyện
Quảng Trạch giai đoạn 2010 – 2012

59

60

61

62


2.11

2.12

2.13


Giá trị sản xuất ngành dịch vụ của ngƣời lao động nông
thôn ở huyện Quảng Trạch tính theo giá hiện hành
Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở huyện Quảng Trạch
giai đoạn 2010-2012
Tổng số hộ nghèo của huyện Quảng Trạch giai đoạn
2010-2012

63

66

67


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
2.1
2.2

Tên biểu đồ
Cơ cấu lao động chia theo trình độ học vấn
Lao động chia theo trình độ chuyên môn ở huyện Quảng
Trạch giai đoạn 2010-2012

Trang
49
51

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ so với tổng giá trị sản
2.3


xuất tất cả các ngành ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng

63

Bình
2.4

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn

65


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề việc làm luôn là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng
đầu trong các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để hƣớng
tới sự phát triển bền vững. Có việc làm vừa giúp bản thân ngƣời lao động có
thu nhập, vừa tạo điều kiện để phát triển nhân cách và lành mạnh hóa các
quan hệ xã hội.
Ở Việt Nam, với đặc điểm dân số đông, trẻ, nên có nguồn lao động
phong phú, dồi dào. Đặc điểm đó là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội
của nƣớc ta, song đồng thời nó cũng luôn tạo ra sức ép về việc làm cho toàn
xã hội. Hiện nay nƣớc ta có trên 70% lao động sống và làm việc ở nông thôn.
Trên địa bàn nông thôn cả nƣớc có 6 -7 triệu lao động dƣ thừa, không có việc
làm thƣờng xuyên, trong đó trên 50% lao động có việc làm từ 3 - 4
tháng/năm. Hàng năm nguồn lao động của cả nƣớc vẫn tăng từ 3,4 -3,5%,
trong đó nguồn lao động nông thôn tăng nửa triệu lao động. Song song với sự

tăng lên của lao động nông thôn, quỹ đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm do
quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nên bình quân diện tích đất nông
nghiệp trên đầu ngƣời ngày càng giảm. Đất chật ngƣời đông, lao động thừa,
việc làm thiếu là tất yếu.
Chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng chuyển dần
lao động nông nghiệp sang ngành nghề dịch vụ và phi nông nghiệp đã có từ lâu
nhƣng do nhiều nguyên nhân nên quá trình chuyển dịch lao động nông thôn sang
ngành nghề phi nông nghiệp diễn ra còn rất chậm. Thực trạng này đang là một
trong những lực cản chính đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo
dục, nâng cao dân trí, là nguyên nhân sâu xa phát sinh các vấn đề tiêu cực và tệ
nạn xã hội.


2

Ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình là huyện chủ yếu sản xuất nông
nghiệp nên số lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn (55%) so với công
nghiệp và dịch vụ mặc dù số lao động nông thôn đƣợc giải quyết việc làm không
ngừng tăng lên, nhƣng hiện vẫn còn khoảng hơn 20 % lao đông thất nghiệp và
trên 30 % có việc làm nhƣng không ổn định, thu nhập thấp... Vì vậy, vấn đề tạo
việc làm và ổn định cuộc sống cho ngƣời dân nông thôn trở thành nhiệm vụ cấp
bách và thời sự đối với các cấp chính quyền địa phƣơng Quảng Trạch nói riêng và
tỉnh Quảng Bình nói chung vấn đề này có ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chính vì vậy, tôi chọn vấn đề “Giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ, với hy
vọng đƣa ra đƣợc những giải pháp mang tính khả thi nhằm giải quyết việc
làm cho ngƣời lao động nông thôn ở tỉnh Quảng Bình, góp phần tạo sự phát
triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

- Khái quát những vấn đề cơ bản lý luận về việc làm và các nhân tố ảnh
hƣởng đến vấn đề giải quyết việc làm ở nƣớc ta hiện nay.
- Đánh giá đúng thực trạng giải quyết việc làm ở nông thôn huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, tìm ra nguyên nhân ảnh hƣởng.
- Đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là vấn đề giải quyết việc
làm cho lao động ở nông thôn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Luận văn nghiên cứu vấn đề lao động, việc làm trên địa bàn nông thôn
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình thời gian từ năm 2010-2012 và đƣa ra


3

giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Kết hợp sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, phƣơng pháp
phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp, dựa trên những tài liệu thực tiễn của
các ngành có liên quan đến phạm vi nghiên cứu để làm rõ vấn đề mà đề tài đề
cập. Ngoài ra, tác giả luận văn trực tiếp điều tra một số xã đại diện cho các
vùng nông thôn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
5. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ ý nghĩa kinh tế - xã hội của vấn đề giải quyết việc làm cho lao
động ở nông thôn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho ngƣời lao động
ở nông thôn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

- Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời
lao động ở nông thôn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn.
Chƣơng 2. Thực trạng việc làm cho ngƣời lao động nông thôn tại
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Chƣơng 3. Định hƣớng và một số giải pháp tạo việc làm cho ngƣời lao
động nông thôn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình


4

7. Tổng quan nghiên cứu
Giải quyết việc làm là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
nhiều quốc gia. Do vậy, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này. Tiêu biểu nhƣ:
- PGS. Nguyễn Quang Hiển (1995), Thị trường lao động, thực trạng và
giải pháp, Nxb Thống kê, Hà Nội. Trong cuốn sách này tác giả đã nêu và
phân tích đƣợc điểm mạnh và yếu của thị trƣờng lao động Việt Nam. Đồng
thời, tác giả cũng đã đề xuất ra đƣợc một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực có chất lƣợng để cung cấp cho thị trƣờng lao động Việt Nam.
- PTS. Nguyễn Hữu Dũng, PTS. Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách
giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong cuốc
sách này tác giả đã tập trung giải quyết các chính nhằm để giải quyết việc làm
cho lao động Việt Nam. Những chính sách này đã đƣợc tác giả đề cập ở tầm
vi mô và vi mô.
- Thạc sĩ. Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2002), Thị trường lao động ở Việt

Nam, định hướng và phát triển, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Trong cuốn
sách này tác giả đã tập trung phân tích thực trạng của lao động Việt Nam. Đó
là thiếu nguồn nhân lực có chất lƣợng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nƣớc. Tác giả cũng đã đề cập đến tình trạng đào tạo ra nhƣng
không đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp sau khi
nhận lao động đã phải bỏ ra nguồn kinh phí để đào tạo lại. Để giải quyết thực
trạng trên tác giả đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân
lực cho thị trƣờng lao động. Các giải pháp này cũng đã giải quyết đƣợc những
vƣớng mắc mà thị trƣờng lao động ở Việt Nam đang gặp phải.
- Đề tài “Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải
quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”
(2001) do PGS.TS Trần Văn Chử làm chủ nhiệm đề tài. Các cộng tác viên của


5

đề tài đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa nâng cao chất lƣợng lao động với
giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu với những cách tiếp cận khác nhau,
nhƣng đã đánh giá đƣợc thực trạng nguồn lao động Việt Nam hiện nay đó là
thiếu nguồn lao động có tay nghề, vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam nói
chung và một số địa phƣơng nói riêng. Đồng thời cũng đã đƣa ra đƣợc các giải
pháp mang tính khả thi để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và giải quyết
việc làm cho ngƣời lao động.
Tuy nhiên chƣa có đề tài, công trình khoa học nào phân tích, đánh giá vấn
đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng
Bình dƣới dạng một luận văn khoa học kinh tế. Để thực hiện đề tài khoa học
này, tác giả có lựa chọn và kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã công bố, kết
hợp khảo sát thực tiễn ở nông thôn huyện Quảng Trạch để phân tích, từ đó đƣa
ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng trên cơ sở những

đƣờng lối, quan điểm, chủ trƣơng phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nƣớc,
của tỉnh Quảng Bình và huyện Quảng Trạch trong những năm tới.


6

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN,
VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.1.1. Một số khái niệm
a. Lao động nông thôn
Lao động nông thôn là những ngƣời thuộc lực lƣợng lao động và hoạt
động trong hệ thống kinh tế nông thôn, là toàn bộ hoạt động lao động sản xuất
tạo ra sản phẩm của những ngƣời sống ở nông thôn. Nguồn là lực lƣợng lao
động cơ bản của hoạt động sản xuất xã hội, bao gồm những ngƣời có khả năng
tham gia lao động. Chất lƣợng nguồn lao động biểu hiện ở trình đọ văn hóa,
trình độ về nghề nghiệp, trình độ về tổ chức hoạt động và sức khoe lao động.
b. Việc làm
Ở Việt Nam trƣớc đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu
bao cấp, ngƣời lao động đƣợc coi là có việc làm và đƣợc xã hội thừa nhận,
trân trọng là ngƣời làm việc trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (Quốc
doanh và tập thể). Theo cơ chế đó, xã hội không thừa nhận việc làm ở các
thành phần kinh tế khác và cũng không thừa nhận thiếu việc làm, thất nghiệp.
Ngày nay các quan niệm về việc làm đƣợc hiểu rộng hơn, đúng đắn và
khoa học hơn, đó là các hoạt động của con ngƣời nhằm tạo ra thu nhập, mà
không bị pháp luật cấm. Điều 9, chƣơng II, Bộ Luật lao động Việt Nam năm
2012 quy định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị

pháp luật cấm” và nhƣ vậy mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập,
không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm.
Theo quy định của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội điều 13 quy


7

định: Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị
pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm.
Theo quan niệm trên, một hoạt động đƣợc coi là việc làm cần thoả mãn
hai điều kiện;
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho ngƣời lao động
và các thành viên trong gia đình.
Hai là, ngƣời lao động đƣợc tự do hành nghề, hoạt động đó không bị
pháp luật cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm.
Hai điều kiện này có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ
của một hoạt động đƣợc thừa nhận là việc làm quan niệm đó đã góp phần mở
rộng quan niệm về việc làm, khi đa số lao động đƣơng thời chỉ muốn chen
chân vào trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nƣớc.
 Thiếu việc làm
Khi nguồn lao động đƣợc huy động, sử dụng không hiệu quả thì tình
trạng thiếu việc làm sẽ xảy ra, dẫn đến thu nhập ngƣời lao động thấp. Đồng
thời đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, vấn
đề tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo trở nên có ý
nghĩa to lớn.
Thiếu việc làm là trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và thất
nghiệp. Ngƣời thiếu việc làm gồm những ngƣời trong tuần lễ có tổng số giờ
làm việc dƣới 40 giờ hoặc có số giờ làm việc ít hơn giờ quy định đối với các
công việc theo quy định hiện hành của nhà nƣớc. Họ có nhu cầu làm thêm giờ
và sẵn sàng làm việc nhƣng không có việc để làm.

Thiếu việc làm đƣợc thể hiện dƣới dạng: Thiếu việc làm vô hình và
thiếu việc làm hữu hình.
Thiếu việc làm vô hình là trạng thái những ngƣời có đủ việc làm, làm
đủ thời gian, thậm chí nhiều hơn mức bình thƣờng nhƣng thu nhập thấp. Có


8

thể nói, nguyên nhân của tình trạng này là do dân số không ngừng tăng lên
trong khi diện tích đất canh tác có nguy cơ thu hẹp là dƣ thừa lao động. Số
ngƣời lao động trên một đơn vị diện tích tăng có nghĩa là thời gian sử dụng để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm. Trên thực tế, họ vẫn làm việc nhƣng
sử dụng rất ít thời gian trong sản xuất do vậy thời gian nhàn rỗi nhiều. Thƣớc
đo khái niệm thiếu việc làm vô hình là mức thu nhập thấp hơn mức lƣơng tối
thiểu.
Thiếu việc làm hữu hình là khái niệm để chỉ hiện tƣợng ngƣời lao động
làm việc có thời gian ít hơn thƣờng lệ, họ không đủ việc làm đang tìm kiếm
thêm việc làm và sẵn sàng để làm việc. Tình trạng thiếu việc làm hữu hình
đƣợc biểu hiện bởi hàm số sử dụng thời gian lao động nhƣ sau:
K=

Số giờ làm việc thực tế
x 100% (Tính theo ngày, tháng, năm)
Số giờ quy định

 Về thất nghiệp
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học, thất nghiệp là hiện tƣợng gồm
những phần mất thu nhập, do không có khả năng tìm đƣợc việc làm trong khi
họ con trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, muốn làm việc và đã
đăng ký ở cơ quan môi giới về lao động nhƣng chƣa đƣợc giải quyết.

Nhƣ vậy, những ngƣời thất nghiệp tất yếu họ phải thuộc lực lƣợng lao
động hay dân số hoạt động kinh tế. Một ngƣời thất nghiệp phải có 3 tiêu chuẩn:
+ Đang mong muốn và tìm việc làm
+ Có khả năng làm việc
+ Hiện đang chƣa có việc làm
Với cách hiểu nhƣ thế, không phải bất kỳ ai có sức lao động nhƣng
chƣa làm việc đều đƣợc coi là thất nghiệp. Do đó, một tiêu chí quan trọng để
xem xét một ngƣời đƣợc coi là thất nghiệp thì phải biết đƣợc ngƣời đó có
muốn đi làm hay không. Bởi lẽ, trên thực tế nhiều ngƣời có sức khoẻ, có nghề


9

nghiệp song không có nhu cầu làm việc, họ sống chủ yếu dựa vào “nguồn dự
trữ” nhƣ kế thừa của bố mẹ, nguồn tài trợ.
Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình
trạng tồn tại khi một số ngƣời trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhƣng
không thể tìm đƣợc việc làm ở mức tiền công nhất định.
Thất nghiệp đƣợc phân thành các loại sau:
+ Xét về nguồn gốc thất nghiệp, có thể chia thành:
Thất nghiệp tự nhiên: là loại thất nghiệp khi có một tỷ lệ nhất định số
lao động ở trong tình trạng không có việc làm.
Thất nghiệp tạm thời: là do thay đổi việc làm, do sự di chuyển không
ngừng của ngành lao động giữa các vùng, giữa các loại công việc hoặc do
cung cầu lao động không phù hợp.
Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối
giữa cung và cầu lao động trong một ngành hoặc một vùng nào đó.
Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng
sản lƣợng của nền kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh,
tổng giá trị sản xuất giảm dần dẫn tới hầu hết các nhà sản xuất giảm lƣợng

cầu đối với các yếu tố đầu vào, trong đó có lao động. Đối với loại thất nghiệp
này, những chính sách nhằm khuyến khích để tăng tổng cầu thƣờng mang lại
kết quả tích cực.
+ Xét về tính chủ động của ngƣời lao động, thất nghiệp bao gồm:
Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp xảy ra khi ngƣời lao động bỏ
việc để tìm công việc khác tốt hơn hoặc chƣa tìm đƣợc việc làm phù hợp với
nguyện vọng.
Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp xảy ra khi ngƣời lao
động chấp nhận làm việc ở mức tiền lƣơng, tiền công phổ biến nhƣng vẫn
không tìm đƣợc việc làm.


10

+ Xét theo hình thức thất nghiệp có thể chia:
Thất nghiệp theo giới tính: là loại thất nghiệp của lao động nam (hoặc nữ).
Thất nghiệp chia theo lứa tuổi: là loại thất nghiệp của một lứa tuổi nào
đó trong tổng số lao động.
Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ: là hiện tƣợng thất nghiệp xảy ra ở
một ngành nghề nào đó.
+ Ngoài ra, ở các nƣớc đang phát triển, ngƣời ta chia thất nghiệp thành
thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp vô hình.
Thất nghiệp hữu hình xảy ra khi ngƣời có sức lao động muốn tìm kiếm
việc làm nhƣng không tìm đƣợc trên thị trƣờng.
Thất nghiệp vô hình hay còn gọi thất nghiệp tra hình là biểu hiện chính
của tình trạng chƣa sử dụng hết lao động ở các nƣớc đang phát triển. Họ là
những ngƣời có việc làm trong khu vực nông thôn hoặc thành thị không chính
thức nhƣng việc làm đó có năng suất thấp, những ngƣời này đóng góp rất ít
hoặc không đáng kể vào phát triển sản xuất.
c. Giải quyết việc làm

Theo nghĩa rộng: Giải quyết việc làm là tổng thể những biện pháp,
chính sách kinh tế xã hội của nhà nƣớc, cộng đồng và bản thân ngƣời lao
động tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lơi để đảm
bảo cho mọi ngƣời có khả năng lao động có việc làm.
Theo nghĩa hẹp: Giải quyết việc làm là các biện pháp chủ yếu hƣớng
vào đối tƣợng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm tạo ra việc làm cho ngƣời lao
động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất.
 Điều kiện giải quyết việc làm
- Về phía cung lao động
Cung lao động là lƣợng lao động mà ngƣời làm thuê có thể chấp nhận
đƣợc ở mỗi mức giá nhất định. Cung lao động mô tả toàn bộ hành vi của
ngƣời đi làm thuê khi thỏa thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao đông có quan


11

hệ tỉ lệ thuận với giá cả sức lao động, khi tiền lƣơng tăng, lƣợng cung lao
động sẽ tăng.
Cung trên thị trƣờng lao động phụ thuộc vào: quy mô dân số, tỷ lệ tham
gia và lực lƣợng lao động, tổng số lao động có thể cung cấp, độ dài của thời
gian làm việc và tính chất của lực lƣợng lao động, mức sống của tầng lớp dân
cƣ, trình độ dân trí, phong tục tập quán.
Muốn giải quyết đƣợc việc làm thì về phía cung lao động cần phải có
trình độ tay nghề tƣơng ứng với nhu cầu; có năng lực để làm việc (có sức
khỏe, có trình độ văn hóa, có ý thức làm việc...). Vì vậy, cần đẩy mạnh công
tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động nông thôn dƣới nhiêu hình thức. Đồng
thời hỗ trợ về vốn, kiến thức, hƣớng dẫn bà con sản xuất để ngƣời lao động có
khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm.
- Về phía cầu lao động
Cầu lao động là lƣợng lao động mà ngƣời thuê có thể thuê ở mỗi mức

giá có thể chấp nhận đƣợc. Đối với lao động nông thôn, cầu thị trƣờng lao
động là tổng cầu lao động của các trang trại, các hộ nông dân, các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh ở nông thôn với từng mức giá tiền công lao động.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu lao động: Giá cả sức lao động; năng suất
lao động để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ và giá trị các loại hàng hóa, dịch vụ
đó trên thị trƣờng, khả năng phát triển kinh tê của đất nƣớc, cơ cấu ngành
nghề và sự phân bố ngành nghề, trình độ công nghệ máy móc, thiết bị đƣợc sử
dụng, tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát, các chính sách tác động của nhà nƣớc.
Muốn giải quyết đƣợc việc làm thì về phía cầu lao động cần phải có
nhiều chỗ làm việc do đó phải phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề kinh
doanh, áp dụng khoa học công nghệ mới, phải có thông tin về thị trƣờng. Vì
vậy, cần phải mở rộng các ngành sản xuất với quy mô nhỏ, lựa chọn công
nghệ sản xuất phù hợp, sử dụng nhiều lao động. Chọn công nghệ với chi phí


12

tối thiểu để sử dụng nhiều lao động hơn thay vì nhập khẩu và áp dụng các
công nghệ với lƣợng vốn lớn, bên cạnh đó khuyến khích phát triển các ngành
công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp cả truyền thống lẫn hiện đại ở cả thành
thị và nông thôn.
Cung, cầu lao động là hai yếu tố cơ bản của sức lao động. Sự cân
bằng của hai yếu tố này phản ánh mức độ có việc làm của ngƣời lao động
trong nền kinh tế. Trƣờng hợp cung lao động phù hợp với mức cầu lao
động thì thị trƣờng lao động vận hành tốt, ngƣời lao động có việc làm và
thu nhập ổn định. Trƣờng hợp nếu cung lao động lớn hơn cầu lao động thì
thị trƣờng lao động sẽ lâm vào trạng thái không ổn định, ngƣời lao động sẽ
thiếu việc làm, giá cả sức lao động sẽ rẻ hơn giá trị sức lao động. Còn nếu
ngƣợc lại cung lao động nhỏ hơn nhu cầu lao động, nền kinh tế sẽ thiếu
nguồn nhân lực để phát triển.

1.1.2 Đặc điểm của lao động nông thôn
Trình độ thể lực hạn chế do kinh tế kém phát triển, mức sống thấp. Điều
này ảnh hƣởng đến năng suất lao động và trình độ phát triển kinh tế; Trình độ
văn hoá, khoa học kỹ thuật cũng nhƣ trình độ tiếp cận thị trƣờng thấp. Đặc điểm
này cũng ảnh hƣởng đến khả năng tự tạo việc làm của lao động; Lao động nông
thôn nƣớc ta còn mang nặng tƣ tƣởng và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại
thay đổi nên thƣờng bảo thủ và thiếu năng động.
Lực lƣợng lao động nông thôn hiện nay đang chuyển dịch theo hƣớng
giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng tỷ trọng trong các ngành công
nghiệp và dịch vụ. Nền sản xuất nông thôn đã có chuyển hƣớng từ thuần nông,
tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, đa dạng nhiều ngành nghề. Ngoài trồng
trọt chăn nuôi ngƣời lao động có thể làm việc trong các ngành nghề khác tại các
xí nghiệp vừa và nhỏ ở địa phƣơng.
Lực lƣợng lao động nông thôn có sự phân bổ không đều giữa các vùng


13

các ngành. Do ngành nông nghiệp của nƣớc ta chủ yếu thiên về trồng trọt nên
phần lớn lực lƣợng lao động tập trung ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho việc trồng cây nông nghiệp nhất là cây lúa, vì vậy làm cho vùng đồng
bằng đất chật ngƣời đông thiếu việc làm trong khi đó vùng núi có diện tích đất
đai rộng lớn nhƣng dân cƣ thƣa thớt, không đủ lao động để phát triển nghề rừng.
Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi với
các cây trồng vật nuôi khác nhau, đồng thời thu nhập cũng rất khác nhau, vì vậy
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣơnga thu dụng nhiều lao động
cũng là biện pháp tạo nghiều việc làm ngay trong sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là hoạt động phi nông
nghiệp với một số nghề thủ công mỹ nghệ đƣợc lƣu truyền từ đời này sang
đời khác trong từng gia đình, từng dòng họ, từng xã dần dần hình thành nen

những làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm tiêu dùng độc đáo
vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trwngcho từng
cộng đồng từng dân tộc. Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực tạo việc làm
truyền thống và thu hút nhiều lao động của dân cƣ nông thôn, nhƣng diện
tích đát canh tác có xu hƣớng giảm đã hạn chế khả năng giải quyết việc
làm trong nông thôn . Hiện nay, những việc làm trong nông thôn chủ yếu là
những công việc giản đơn, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao với tƣ liệu sản
xuất chủ yếu là những công việc giản đơn, thủ công itsd dòi hỏi tay nghề
cao với tƣ liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay học hỏi, dễ
chia sẻ. Vì vậy, khả năng thu dung lao động cao.
1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN
Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì con ngƣời là mục tiêu, động lực
của sự phát triển kinh tế và là yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế xã hội.


14

C.Mác và Ăngghen khi nghiên cứu vai trò của sản xuất xã hội và các
yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất đã cho rằng: sản xuất ra của cải
vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài ngƣời và là hoạt động cơ bản nhất
trong tất cả các hoạt động của con ngƣời.
Ngày nay với trình độ khoa học công nghệ cao là một thành tố quan
trọng của lực lƣợng sản xuất cũng nhƣ trong công cuộc xây dựng đổi mới đất
nƣớc, các chính sách của Đảng và nhà nƣớc ta là chăm sóc, bồi dƣỡng và phát
huy nhân tố con ngƣời với tƣ cách vừa là động lực vừa là mục tiêu chung của
cách mạng. Đảng ta coi việc phát huy nhân tố con ngƣời nhƣ là nguồn lực
quan trọng nhất của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đây
chính là nguồn tài nguyên vô giá, nguồn nội lực dồi dào cần chăm sóc để phát

triển. Đầu tƣ vào con ngƣời và phát huy nhân tố con ngƣời là yếu tố cơ bản để
phát triển nhanh và bền vững.
Việc làm đối với ngƣời lao động là nhu cầu để tồn tại và phát triển, là
yếu tố khánh quan của ngƣời lao động. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh có
ba điều kiện cơ bản nhất để phát triển con ngƣời là đảm bảo an toàn lƣơng
thực, an toàn việc làm và an toàn môi trƣờng.
Giải quyết việc làm là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Vì vậy, giải quyết việc làm không chỉ là trách nhiệm của cơ quan trực
tiếp quan hệ đến lao động, việc làm mà cong là trách nhiệm của tất cả các cấp,
các ngành, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và bản thân ngƣời lao động.
Đối với khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động
là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội. Nƣớc
ta hiện nay vẫn còn hơn 65 triệu ngƣời sống ở nông thôn, trong đó số ngƣời
nằm trong độ tuổi lao động khoảng 47 triệu ngƣời, chiếm 72,15% lực
lƣợng lao động, nguồn thu nhập chính là nông nghiệp.


15

Sau hơn 25 năm qua thực hiện đƣờng lối đổi mới, sản xuất nông
nghiệp đã phát triển tƣơng đối toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa và
đặt tốc độ tăng trƣởng cao. Trong quá trình công nghiệp hóa, nhiều diện
tích đất nông nghiệp biến thành khu công nghiệp, đƣờng giao thông, trung
tâm thƣơng mại, khu đô thị. Trung bình mỗi năm nƣớc ta chuyển khoảng
50 - 70 nghìn ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Trong khi đó
lao động nông nghiệp đã dƣ thừa trên 25% và số lƣợng cứ tăng dần với tốc
độ 2%/năm. Vì vậy, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông là yêu
cầu bức thiết. Bởi vì, khi giải quyết đƣợc việc làm cho lao động nông thôn
sẽ có điều kiện nâng cao mức sống của ngƣời dân, đây là điều kiện phát

triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế ở nông thôn, là điều kiện quan trọng
hình thành nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cung cấp cho xã hội.
Tạo việc làm, nâng cao mức sống của cƣ dân nông thôn là điều kiện
quan trọng để ổn định xã hội, phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng
nông thôn mới.
Tạo việc làm cho lao động nông thôn sẽ ngăn chặn đƣợc dòng ngƣời
di cƣ tự do từ nông thôn ra thành thị, ổn định kinh tế xã hội ở cả nông thôn
và thành thị.
1.3. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN
1.3.1. Hƣớng nghiệp
"Hƣớng nghiệp" là khái niệm chung của một trong những lĩnh vực văn
hóa xã hội, thực hiện dƣới hình thức quan tâm của xã hội và tạo nghề cho thế
hệ đang lớn lên, hỗ trợ và phát triển những thiên hƣớng và thực hiện đồng bộ
các biện pháp chuyên môn tác động đến con ngƣời trong việc tự xác định
nghề nghiệp và chọn lựa hình thức tối ƣu để có việc làm, có tính đến nhu cầu
và năng lực của con ngƣời, kết hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội trong thị


×