Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tâm lí học quản trị kinh doanh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.8 KB, 3 trang )

Kinh tế học quản trị kinh doanh.
Họ tên: Đặng Văn Năm. Bài tập.
MSSV:10124119. Tâm lí học quản trị kinh doan h.
Khoa: Kinh tế.
Ngành: Quản lí công nghiệp.
Câu hỏi:
Hãy vận dụng những hiểu biết của anh (chị) về trí nhớ để lập kế hoạch
quảng cáo cho một sản phẩm nhằm mục đích giúp khách hàng hình thành
biểu tượng đẹp về sản phẩm đó trong tâm trí khách hàng.
Bài Làm.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị
trường , một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển; ngoài sản phẩm tốt
còn phải có kế hoạch quảng bá thương hiệu nhằm định vị thương hiệu trong
tâm trí người tiêu dùng. Để làm được điều này thì việc vận dụng những kiến
thức về tâm lí học vào việc quảng bá thương hiệu là một việc rất quan trọng.
Việc hình thành biểu tượng sản phẩm trong tâm trí khách hàng thực
chất là việc tiếp nhận và lưu trữ thông tin sản phẩm lên vỏ não dẫn đến hình
thành trí nhớ. Việc tiếp nhận thông tin được thực hiện thông qua các giác
quan của con người (chủ yếu là thị giác và thính giác). Vậy nên làm thế nào
để khách hàng “mát con mắt” và “sướng lỗ tai” thì sẽ giúp hình tượng sản
phẩm dễ đi vào tâm trí khách hàng hơn rất nhiều.
I. Tác động vào thị giác:
1. Thông qua logo thương hiệu:
Đây là hình thức phổ biến, tác động vào thị giác để truyền tải thông tin
ghi dấu trên não. Khi chúng ta tham gia giao thông, chẳng khó khăn gì để
bắt gặp những tấm biển quảng cáo lớn chạy dọc hai bên đường. Thế nhưng
làm sao để khách hàng nhận biết được sản phẩm của mình chỉ trong một cái
liếc mắt ?..., thế nên việc tạo lập logo phải tuân thủ những nguyên tắc nhất
định:
Thứ nhất: Trong logo phải có chữ (tên thương hiệu) hoặc những
hình ảnh đặc trưng giúp người đọc dễ dàng nhận ra thương hiệu cùng với


sản phẩm cần quảng cáo. Trong thực tế khách hàng gặp rất nhiều logo ngớ
ngẩn vì không thể đoán được nó có ý nghĩa gì, hay quảng cáo cái gì vì họ có
rất ít thời gian để quan tâm đến. Vậy nên logo thương hiệu cần rõ ràng, dễ
hiểu.
Người thực hiện: Đặng Văn Năm. 1
Kinh tế học quản trị kinh doanh.
VD 1: khi nhìn vào logo của công ty sản xuất trang phục thể thao NIKE,
người ta sẽ dễ dàng nhận ra (nike:
thần chiến thắng của hilạp; hình lưỡi
liềm xéo: tốc độ).
VD2: Logo đại học Sư Pạm Kĩ
Thuật có quyển sách và ngọn đuốc
biểu tượng cho “sư phạm” và bánh
răng biểu tượng cho kĩ thuật.
Thứ hai: việc lựa chọn và phối màu cho logo phải nổi bật và phù
hợp với tính chất sản phẩm.
VD: Trên thị trường viễn thông, ta dễ dàng nhận
ra thương hiệu của nhà cung cấp mạng di động
Beeline với hai màu đen-vàng rất nổi bật cùng với
chú gà con.
Thứ ba: Đối với những thương hiệu cạnh tranh thì ta phải tạo logo
nổi bật và tương phản.Khi khách hàng quen sử dụng một sản phẩm nào đó
sẽ có tâm lí không thích (hoặc đánh giá thấp)những sản phẩm cùng loại có
tính tương phản (dù chỉ là hình ảnh bên
ngoài).
VD1: Trên thị trường nước giải khát,
coca-cola có logo nền đỏ chữ trắng nổi bật
thì đối với PEPSI lại là màu xanh nước biển đầy mát mẻ.
VD2: Đại học Bách Khoa có logo màu
xanh hình tam giác trong khi Đại học sư

phạm kĩ thuật có logo màu đỏ hình tròn.
2. Thông qua cách trình bày sản phẩm.
Việc trình bày sản phẩm gọn gàng,
sạch đẹp, ngay ngắn trên kệ kết hợp với ánh sáng hợp lí sẽ rất hiệu quả trong
việc hình thành biểu tượng tốt trong tâm lí khách hàng.
VD1: Trong các tiệm vàng người ta thường chọn loại bóng đèn dây tóc
nhỏ để thắp sáng các tủ trưng bày sản phẩm nhằm làm nổi bật tối đa vẻ lấp
lánh của các món nữ trang, như thế sẽ thu hút được
khách hàng nhiều hơn.
VD2: Trong siêu thị, các gian hàng được bày trí
gọn gàng, sạch sẽ, có hệ thống, niêm yết giá nhằm
tạo sự tiện lợi nhất cho khách hàng trong việc tìm
kiếm và lựa chọn sản phẩm. Một thời gian sau, siêu
Người thực hiện: Đặng Văn Năm. 2
VS
Kinh tế học quản trị kinh doanh.
thị lại đổi chỗ các sản phẩm. Điều này tuy khiến cho khách hàng mất một ít
thời gian tìm kiếm nhưng lại tạo cho khách hàng có cơ hội “đi vòng quanh
siêu thị” và biết thêm được nhiều sản phẩm khác.
II. Tác động vào thính giác:
Việc sử dụng âm thanh để gây chú ý, giới thiệu sản phẩm là việc làm
rất hữu dụng. Nếu rằng các mẩu quảng cáo, các tờ bướm, tờ rơi chúng ta
không có thời gian để xem thì những âm thanh quảng cáo, chào mời chúng
ta lại chẳng có cách gì để không nghe được. Có khi chúng ta lại như bị bắt
buộc phải nghe những lời quảng cáo đó vậy.
VD1: Khi ta đi ngang qua các shop bán quần áo không ít thì nhiều cũng
phải chú ý tới những bài nhạc sôi động đang chan chát trước cửa và như vô
tình mắt ta lại “dán” vào những bộ trang phục đang trưng bày trước cửa.
VD2: Nếu ai hay nghe nhạc Mp3 thì chắc cũng đã quen với câu: “bài
hát các bạn đang xem được phát trên trang web www.sonhai.infor chúc các

bạn vui vẻ” hoặc “bài hát bạn đang nghe được phát bởi trang trí nội thất hiệp
thành, trà vinh-một trong năm siêu thị nội thất lớn nhất Việt Nam, chúc các
bạn luôn phát tài và vui vẻ”; nếu bạn ở miền tây thì khi nghe những lời này
thì chắc hẳn cũng muốn đến để xem cho biết cái siêu thị này như thế nào.
III. Tác động vào các giác quan khác:
Việc tác động vào các giác quan khác của con người cũng được áp
dụng cho những loại sản phẩm nhất định như thực phẩm chế biến sẵn,thức
ăn nhanh (vị giác); nước hoa, lăn khử mùi (khướu giác); sữa rửa mặt, kem
dưỡng da, dầu gội đầu (xúc giác) thông qua khuyến mãi, sử dụng thử sản
phẩm, … cũng góp phần vào việc định vị sản phẩm trong tâm trí người tiêu
dùng.
Kết luận: Việc vận dụng những kiến thức về tâm lí học quản trị kinh
doanh nói chung và trí nhớ nói riêng để áp dụng vào trong lĩnh vực kinh
doanh là việc làm hết sức cần thiết và hiệu quả. Thông qua việc tác động
thường xuyên, kích thích các giác quan sẽ khắc sâu hình tượng tốt đẹp của
sản phẩm vào trong tâm trí người tiêu dùng.
-----hết-----
Người thực hiện: Đặng Văn Năm. 3

×