Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Kế toán trách nhiệm tại viễn thông quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.58 KB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THANH HƯNG

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI VIỄN THÔNG QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THANH HƯNG

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI VIỄN THÔNG QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành

: Kế toán

Mã số

: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG



Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả phương án nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hưng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 2
4. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 3
6. Bố cục luận văn................................................................................................................ 3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP...................................................................................................... 6
1.1. TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
DOANH NGHIỆP.............................................................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm.................................................................. 6
1.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm........................................................................ 7
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ - CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH

NHIỆM.................................................................................................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm về phân cấp quản lý........................................................................ 8
1.2.2. Ý nghĩa của phân cấp quản lý........................................................................... 8
1.2.3. Những tác động của phân cấp quản lý tới kế toán trách nhiệm....9
1.3. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP....................................................................................................... 12
1.3.1. Khái niệm trung tâm trách nhiệm................................................................ 12
1.3.2. Xác định các trung tâm trách nhiệm........................................................... 12
1.4. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CỦA CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM15
1.4.1. Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí............................................... 15


1.4.2. Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu........................................ 16
1.4.3. Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận......................................... 17
1.4.4. Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư................................................ 18
1.5. VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ TRÁCH
NHIỆM QUẢN LÝ........................................................................................................................ 20
1.5.1. Khái niệm thẻ điểm cân bằng......................................................................... 20
1.5.2. Nội dung của thẻ điểm cân bằng.................................................................. 20
1.5.3. Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong xác định và đánh giá trách
nhiệm của quản lý............................................................................................................................ 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................................ 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI VIỄN
THÔNG QUẢNG BÌNH........................................................................................................... 30
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ VIỄN THÔNG QUẢNG BÌNH ..30

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................... 30
2.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Viễn thông Quảng Bình .31

2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH TẠI VIỄN THÔNG QUẢNG BÌNH................................................................... 32
2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý tại Viễn Thông Quảng Bình......................... 32
2.2.2. Phân cấp quản lý tài chính tại Viễn thông Quảng Bình....................34
2.2.3. Chế độ khen thưởng trong mô hình phân cấp quản lý tại Viễn
thông Quảng Bình............................................................................................................................ 38
2.2.4. Mô hình tổ chức kế toán tại Viễn thông Quảng Bình........................39
2.3. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI VIỄN THÔNG
QUẢNG BÌNH................................................................................................................................. 42
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm quản lý tại Viễn thông Quảng
Bình......................................................................................................................................................... 42


2.3.2. Phân cấp công tác lập kế hoạch và giao kế hoạch tại Viễn thông
Quảng Bình......................................................................................................................................... 44
2.3.3. Đánh giá việc hoàn thành trách nhiệm tại Viễn thông Quảng Bình53
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI VIỄN
THÔNG QUẢNG BÌNH............................................................................................................. 62
2.4.1. Những mặt mạnh.................................................................................................. 62
2.4.2. Những mặt hạn chế.............................................................................................. 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................ 65
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI VIỄN
THÔNG QUẢNG BÌNH........................................................................................................... 66
3.1. SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TẠI VIỄN THÔNG QUẢNG BÌNH.................................................................. 66
3.2. TỔ CHỨC CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠI VIỄN THÔNG
QUẢNG BÌNH................................................................................................................................. 67
3.2.1. Thiết lập các trung tâm trách nhiệm tại Viễn thông Quảng Bình67
3.2.2. Xác định trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm tại Viễn
thông Quảng Bình............................................................................................................................ 69
3.3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN GẮN LIỀN VỚI CÁC

TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠI VIỄN THÔNG QUẢNG BÌNH.............73
3.3.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán tại các trung tâm lợi nhuận của
Viễn thông Quảng Bình................................................................................................................ 73
3.3.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán ở trung tâm đầu tư tại Viễn
Thông Quảng Bình.......................................................................................................................... 83
3.4. HOÀN THIỆN VIỆC ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH TRÁCH NHIỆM
THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU VÀ BÁO CÁO CỦA CÁC TRUNG TÂM
TRÁCH NHIỆM TẠI VIỄN THÔNG QUẢNG BÌNH.............................................. 88


3.4.1. Hoàn thiện việc đánh giá hoàn thành trách nhiệm ở các trung tâm
lợi nhuận tại Viễn thông Quảng Bình.................................................................................... 89
3.4.2. Hoàn thiện việc đánh giá hoàn thành trách nhiệm ở trung tâm đầu
tư tại Viễn thông Quảng Bình.................................................................................................... 96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số
hiệu

Tên bảng

Trang

2.1.


Dự toán phát triển thuê bao dịch vụ Viễn thông – Công nghệ
thông tin năm 2013

45

2.2.

Dự toán về doanh thu dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông
tin năm 2013

46

2.3.

Dự toán về chi phí ở Viễn thông Quảng Bình năm 2013

47

2.4.

Dự toán lợi nhuận năm 2013

48

2.5.

Dự toán về phát triển thuê bao viễn thông – công nghệ thông tin

49


2.6.

Dự toán về doanh thu dịch vụ viễn thông – Công nghệ thông
tin năm 2013

50

2.7.

Dự toán chi phí tại Viễn thông Đồng Hới năm 2013

52

2.8.

Đánh giá phát triển thuê bao trong năm của Viễn thông Đồng
Hới năm 2013

54

2.9.

Đánh giá về doanh thu dịch vụ viễn thông – Công nghệ thông
tin năm 2013

55

2.10. Báo cáo tổng hợp chi phí năm 2013

56


2.11. Tình hình phát triển thuê bao trong năm của Viễn thông
Quảng Bình năm 2013

59

2.12. Báo cáo tổng hợp doanh thu Viễn thông Quảng Bình năm
2013

60

2.13. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013

61

3.1.

Dự toán doanh thu từ khách hang năm 2013

74

3.2.

Bảng phân loại chi phí tại các Viễn thông trực thuộc Viễn
thông Quảng Bình theo cách ứng xử

75


3.3.


Bảng dự toán các khoản mục chi phí theo cách ứng xử năm
2013

76

3.4.

Dự toán trung tâm lợi nhuận năm 2013

78

3.5.

Dự toán các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm về phương diện
khách hàng

79

3.6.

Mẫu phiếu khảo sát sự hài lòng của khách hàng

80

3.7.

Dự toán về phương diện quy trình nội bộ

82


3.8.

Dự toán lợi nhuận theo cách ứng xử chi phí năm 2013

84

3.9.

Dự toán trung tâm đầu tư năm 2013

85

3.10. Dự toán các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm về phương diện
khách hàng

86

3.11. Dự toán về phương diện quy trình nội bộ

87

3.12. Bảng đánh giá tình hình doanh thu từ khách hàng năm 2013

90

3.13. Dự toán điều chỉnh lại biến phí theo thực tế

91


3.14. Bảng tổng hợp chi phí thực hiện của Viễn thông Đồng Hới
năm 2013

92

3.15. Báo cáo đánh giá thành quả thực hiện lợi nhuận năm 2013

93

3.16. Đánh giá hoàn thành trách nhiệm về phương diện khách hàng

94

3.17. Đánh giá về phương diện quy trình nội bộ

95

3.18. Báo cáo thành quả thực hiện lợi nhuận theo cách ứng xử chi phí

96

3.19. Đánh giá hiệu quả đầu tư năm 2013

97

3.20. Đánh giá thực hiện các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm về
phương diện khách hàng

98


3.21. Đánh giá thực hiện về phương diện quy trình nội bộ

99


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số
hiệu

Tên sơ đồ

Trang

1.1.

Sơ đồ liên kết giữa các thông tin triển vọng

21

1.2.

Mô hình chuỗi giá trị kinh doanh nội bộ

24

2.1.

Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Viễn thông Quảng Bình

32


2.2.

Sơ đồ bộ máy kế toán tại Viễn thông Quảng Bình

40

2.3.

Sơ đồ bộ máy kế toán tại các Viễn thông trực thuộc

42

3.1.

Sơ đồ các trung tâm trách nhiệm

68


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ngày càng có nhiều sự cạnh tranh
gay gắt, xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu đặt ra cho doanh nghiệp bài toán
khó về hoạt động hiệu quả. Việc nâng cao nội lực, nâng cao khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp trên thương trường là một vấn đề sống còn. Có thể
ví toàn bộ hoạt động doanh nghiệp như một cỗ máy khổng lồ, trong đó mỗi bộ
phận là mỗi chi tiết máy của nó, chỉ cần một bộ phận không hoạt động hoàn

hảo thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn doanh nghiệp.
Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì đòi hỏi các
bộ phận trong doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả và phối hợp một cách
nhịp nhàng với nhau để hoàn thành các mục tiêu chung. Muốn vậy, kế toán
quản trị cần xây dựng được các phương pháp giúp nhà quản trị thấy được kết
quả hoạt động của từng bộ phận, qua đó phát huy những yếu tố tích cực và
ngăn ngừa những mặt yếu kém trong việc thực hiện mục tiêu chung của tổ
chức. Kế toán trách nhiệm là một trong những công cụ có thể giúp doanh
nghiệp đáp ứng nhu cầu trên.
Viễn Thông Quảng Bình là doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt
động rộng và cơ chế quản lý kinh tế đối với các đơn vị phụ thuộc cũng khá đa
dạng. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có cơ cấu quản lý tài chính phù
hợp, phân công rõ trách nhiệm của từng bộ phận như thế nào, qua đó làm cho
doanh nghiệp hoạt động một cách nhịp nhàng và đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Xuất phát từ những yêu cầu khách quan như vậy, tác giả đã vận dụng
những lý luận của kế toán trách nhiệm vào thực tiễn để thực hiện đề tài: “ Kế
toán trách nhiệm tại Viễn Thông Quảng Bình” để làm đề tài nghiên cứu. Đề
tài tập trung nghiên cứu về tình hình phân cấp quản lý, quá trình hạch toán và


2
việc đánh giá trách nhiệm tại doanh nghiệp. Đồng thời xác định các trung tâm,
nhiệm vụ của từng trung tâm, công tác lập dự toán, đánh giá, xây dựng thông
tin báo cáo cho nhà quản trị để đánh giá đúng thành tích của từng trung tâm.
Ngoài ra, theo quan điểm của tác giả ngoài việc đánh giá trách nhiệm về
phương diện tài chính, thì cần phải đánh giá thêm trách nhiệm quản lý về các
phương diện khác (như: Khách hàng, quy trình nội bộ, học tập và phát triển)
nhằm giúp cho nhà quản lý đánh giá một cách toàn diện về mọi hoạt động của
doanh nghiệp, đưa ra được các mục tiêu phù hợp cho việc phát triển của

doanh nghiệp. Do đó, việc kết hợp giữa kế toán trách nhiệm và thẻ điểm cân
bằng giúp cho nhà quản lý đánh giá một cách toàn diện và chính xác về các
phương diện tồn tại trong doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng đến các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu thực trạng kế toán trách nhiệm trên cơ sở phân cấp quản lý
tại Viễn Thông Quảng Bình để tìm ra ưu, nhược điểm còn tồn tại trong kế toán
trách nhiệm tại doanh nghiệp.
- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Viễn
Thông Quảng Bình, giúp nhà quản lý có cơ sở đánh giá một cách đúng đắn,
toàn diện thành quả của đơn vị, bộ phận để hướng tới mục tiêu chung mà Viễn
Thông Quảng Bình đề ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung
cơ bản của kế toán trách nhiệm và việc vận dụng kế toán trách nhiệm tại Viễn
Thông Quảng Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Là Viễn Thông Quảng Bình, bao gồm tất cả các
đơn vị trực thuộc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc Viễn Thông
Quảng Bình.


3
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Phân cấp quản lý tại doanh nghiệp được thể hiện như thế nào? Việc
thành lập các trung tâm và trách nhiệm của các trung tâm có phù hợp với phân
cấp quản lý hay không?
- Việc đánh giá trách nhiệm quản lý hiện nay ở đơn vị, các bộ phận như
thế nào? Có giải pháp nào để đánh giá trách nhiệm quản lý nào toàn diện hơn
hay không?
5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp cụ thể như: Hệ thống hóa, so sánh, phân
tích, logic, ... để hệ thống hóa lý luận về kế toán trách nhiệm, tìm hiểu thực tế
liên quan đến kế toán trách nhiệm, từ đó triển khai kế toán trách nhiệm đáp
ứng yêu cầu quản trị nội bộ tại doanh nghiệp.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia làm ba chương: Chương
1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Chương 2:
Thực trạng kế toán trách nhiệm tại Viễn Thông Quảng Bình. Chương 3:
Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Viễn Thông Quảng Bình.

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tính đến thời điểm hiện tại thì đã có nhiều đề tài, cũng như bài báo
nghiên cứu liên qua đến đề tài kế toán trách nhiệm, như một số đề tài sau:
-

Luận văn thạc sỹ, Đại Học Đà Nẵng (2013) “ Kế toán trách nhiệm tại

tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai” của tác giả: Đỗ Thị Thu Loan. Luận văn đã giải
quyết được một số nội dung:
Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận cơ bản về
kế toán trách nhiệm, làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng kế toán trách
nhiệm tại công ty.


4
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã tập trung nghiên cứu thực tiễn về đặc điểm
tổ chức hoạt động kinh doanh, đặc điểm về tổ chức quản lý, cơ cấu bộ máy kế
toán, đi sâu tìm hiểu thực trạng kế toán trách nhiệm tại công ty. Đồng thời, đã
đưa ra nhận xét và đánh giá khách quan về thực trạng công tac kế toán trách
nhiệm tại công ty, từ đó có hướng hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty.


- Luận văn thạc sỹ, Đại Học Đà Nẵng (2012)“ Tổ chức công tác kế toán
trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Dược DANAPHA” của tác giả: Tôn Nữ
Xuân Hương. Luận văn đã giải quyết được một số nội dung:
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kế toán trách
nhiệm trong doanh nghiệp sản xuất.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như: Hệ
thống hóa, so sánh, thống kê, phân tích..., để hệ thống hóa lý luận, tìm hiểu
thực tế liên quan và từ đó triển khai kế toán trách nhiệm phù hợp với yêu cầu
quản trị tại công ty. Kết quả thu được cho thấy mặc dù công ty đã thực hiện
phân cấp quản lý, nhưng thông tin kế toán đưa ra chưa gắn liền với việc phân
cấp quản lý đó. Qua đó tác giả đã đưa ra giải pháp cần tổ chức công tác kế
toán trách nhiệm tại công ty này.
- Luận văn thạc sỹ, Đại Học Đà Nẵng (2012) “Hoàn thiện kế toán trách
nhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam” của tác giả: Vũ Lê Bảo Trân. Luận văn
đã nêu lên được một số nội dung:
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của kế toán trách
nhiệm, làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng cũng như đưa ra giải pháp
hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại
Bưu điện tỉnh Quảng Nam. Nêu ra được các tồn tại trong việc tổ chức, vận
dụng kế toán trách nhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam, và đề xuất số giải
pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại đơn vị như: Tổ chức các trung tâm


5
trách nhiệm, hoàn thiện công tác lập dự toán và đánh giá thành quả của các
trung tâm trách nhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
- Trong bài báo(2008): “ Kế toán trách nhiệm – Vũ khí của công ty lớn”
của tác giả: Nguyễn Xuân Trường, đã chỉ ra như thế nào là kế toán trách

nhiệm, sự quan trọng của việc thiết lập kế toán trách nhiệm và những lợi ích
thu được khi vận dụng mô hình kế toán trách nhiệm. Theo tác giả, thì mô hình
quản lý kế toán trách nhiệm được xem là vũ khí của công ty lớn, giúp phát
huy tối đa các nguồn lực trong doanh nghiệp, từ đó nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu chuyên sâu về
hệ thống kế toán trách nhiệm áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực
Viễn thông – Công nghệ thông tin. Cho nên hướng đi của đề tài là chất lọc,
hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm áp dụng cho lĩnh vực Viễn thông –
Công nghệ thông tin, cụ thể là áp dụng tại “ Viễn Thông Quảng Bình”, nhằm
cung cấp cho nhà quản trị những nhận thức về kế toán trách nhiệm và tầm
quan trọng của nó trong việc đưa ra các quyết định, định hướng phát triển.
Qua đó, có thể vận dụng vào doanh nghiệp nhằm cải tạo hệ thống kế toán
mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, trong các công
trình nghiên cứu trên thì người nghiên cứu chỉ chú trọng đến vấn đề tài chính
trong quá trình vận dụng kế toán trách nhiệm mà các phương diện khác không
được chú trọng, do đó không thể làm rõ được trách nhiệm của nhà quản lý
một cách chính xác. Vì vậy đối với bài nghiên cứu này của tác giả có điểm đổi
mới đó là: Vận dụng kết hợp giữa kế toán trách nhiệm và thẻ điểm cân bằng
nhằm giúp cho nhà quản lý đánh giá một cách toàn diện về mọi phương diện
trong doanh nghiệp (như là: Phương diện tài chính, phương diện khách hàng,
phương diện quy trình nội bộ, phương diện học tập và phát triển) tạo ra nền
tảng cho doanh nghiệp phát triển bền vững hơn trong tương lai.


6
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm
Trong quá trình quản lý, các cá nhân, bộ phận được giao quyền ra quyết
định và trách nhiệm để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào đó. Việc
phân quyền trong tổ chức tạo nên cơ cấu phức tạp và đòi hỏi cấp trên phải
nắm được kết quả thực hiện của cấp dưới. Vì thế, kế toán trách nhiệm được
xây dựng để theo dõi kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong doanh
nghiệp.
Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung cấp thông tin về kết quả,
hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một doanh nghiệp. Đó
là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu
tư, lợi nhuận, doanh thu, chi phí mà bộ phận đó có quyền kiểm soát và trách
nhiệm tương ứng.
Kế toán trách nhiệm được hiểu là hệ thống thu thập và báo cáo các thông tin
về hoạt động của từng nhóm trách nhiệm. Các cấp quản lý sẽ phải chịu trách
nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình (đó là lĩnh vực mà mình được ra quyết
định), của thuộc cấp và tất cả các hoạt động khác thuộc trách nhiệm của họ.

Vậy kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận (thành
viên, con người) trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về
những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định
và báo cáo cho tổ chức, thông qua đó các cấp quản lý cấp cao hơn sử dụng các
thông tin này để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức.
Hay nói cách khác, kế toán trách nhiệm trong một tổ chức chính là việc


7
thiết lập quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận, thành viên và một hệ thống
chỉ tiêu, báo cáo thành quả của mỗi bộ phận thành viên.

1.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm
- Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng
tổ chức và điều hành của doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm xác định các
trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản lý có thể hệ thống hóa các công việc
của từng trung tâm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá. Kế toán trách nhiệm
giúp nhà quản trị đánh giá và điều chỉnh các bộ phận cho thích hợp.
- Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng
kiểm soát tài chính và kiểm soát quản lý. Thông qua kế toán trách nhiệm, nhà
quản lý có thể phân tích đánh giá chi phí đã chi, doanh thu và lợi nhuận thực
hiện của bộ phận. Báo cáo trách nhiệm phản hồi cho người quản lý biết kế
hoạch thực hiện ra sao, nhận diện các vấn đề còn hạn chế để có sự điều chỉnh
các chiến lược mục tiêu sao cho kết quả kinh doanh là tốt nhất. Đây là nguồn
thông tin để nhà quản lý nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tăng doanh thu,
giảm chi phí một cách hợp lý, tối đa hóa lợi nhuận.
- Kế toán trách nhiệm khuyến khích nhà quản lý hướng đến mục tiêu
chung của tổ chức. Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp được gắn với các
trung tâm trách nhiệm. Khi kế toán trách nhiệm có thể kiểm soát được tài
chính và quản lý thì nhà quản lý sẽ điều chỉnh hoạt động hướng đến các mục
tiêu chung. Đồng thời, bản thân quản lý các trung tâm trách nhiệm được khích
lệ hoạt động sao cho phù hợp với mục tiêu cơ bản của toàn công ty.
- Kế toán trách nhiệm góp phần đánh giá thành quả của từng bộ phận.
Bởi vì mỗi bộ phận đã có hệ thống báo cáo riêng biệt, và nắm rõ được tình
hình thực hiện của nó. Xác định có hoàn thành các chỉ tiêu được giao cho
không.


8
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ - CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM
1.2.1. Khái niệm về phân cấp quản lý

Phân cấp quản lý là việc người quản lý giao quyền ra quyết định cho cấp
quản lý thấp hơn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Và cấp dưới đó
chỉ ra quyết định trong phạm vi trách nhiệm của mình. Tùy theo từng doanh
nghiệp, mức độ phân chia có thể khác nhau, gồm nhiều cấp độ hay chỉ một
cấp và việc giao quyền quyết định có thể nhiều hay ít.
Nếu quyền lực được phân tán quá rộng xuống cấp dưới thì nhà quản trị
sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát, hoạt động của các bộ phận sẽ
không đảm bảo được tính thống nhất. Ngược lại, nếu doanh nghiệp tập trung
quyền lực, trực tiếp quản lý điều hành xử lý những công việc mang tính chất
tác nghiệp đến những công việc mang tính chất chiến lược thì sẽ dẫn đến tình
trạng sa đà vào những công việc vụn vặt, hàng ngày, và gặp khó khăn trong
khâu hoạch định các chiến lược phát triển.
Các nhà quản lý cho rằng kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp
quản lý, hệ thống kế toán trách nhiệm hoạt động thực sự hiệu quả trong các tổ
chức mà sự phân quyền được thực hiện phù hợp với cơ cấu tổ chức của nó.
Phân cấp quản lý cao hay thấp sẽ quyết định hệ thống kế toán được tổ chức
như thế nào: Tập trung, phân tán, vừa tập trung vừa phân tán.
Như vậy, phân cấp quản lý là sự phân quyền cho cấp dưới, dẫn đến sự
phân định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý cho cấp dưới dựa
trên cơ sở cấu trúc phân quyền mà nhà quản trị đã lựa chọn.
1.2.2. Ý nghĩa của phân cấp quản lý
Sự phân cấp quản lý trải rộng việc quyết định cho nhiều cấp quản lý. Do
vậy, ban quản lý cấp cao hơn không phải giải quyết các vấn đề xảy ra hàng
ngày nên họ có thể tập trung vào việc lập ra các kế hoạch dài hạn và điều phối


9
hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, đảm bảo thực hiện hài hòa các mục
tiêu chung. Sự phân cấp quản lý còn giúp nhà quản lý các cấp có sự độc lập
trong điều hành công việc của mình, phát huy kỹ năng, nâng cao kiến thức

chuyên môn và năng lực quản lý, thúc đây họ phát huy tính năng động, sáng
tạo của mình trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ở bộ phận.
Sự phân cấp quản lý giúp cho nhà quản lý các cấp có sự hài lòng trong
công việc. Do đó động viên họ nỗ lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ của
mình.
Việc ra quyết định ở nơi trực tiếp phát ra vấn đề được coi là thuận lợi
nhất, vì những nhà quản lý cấp dưới tiếp xúc thường xuyên với các vấn đề nên
họ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và tìm ra biện pháp khắc phục tốt hơn
nhà quản lý cấp cao.
1.2.3. Những tác động của phân cấp quản lý tới kế toán trách nhiệm
Hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ tồn tại, hoạt động có hiệu quả trong các
tổ chức có phân quyền, ở đó quyền ra quyết định và trách nhiệm được trải
rộng trong toàn bộ tổ chức. Các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết
định và chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ.
Trên cơ sở quyền hạn và trách nhiệm dẫn đến nhu cầu về thiết lập các trung
tâm trách nhiệm gắn liền với chức năng, nhiệm vụ cụ thể, diễn ra quá trình
đánh giá trách nhiệm của các cấp quản lý hàng kỳ. Khi quy mô của doanh
nghiệp càng lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh càng phức tạp thì đòi hỏi
doanh nghiệp phải phân tán thành nhiều bộ phận, nhiều cấp quản lý khác
nhau. Lúc này, sự phân quyền cho các đơn vị, các bộ phận sẽ được thực hiện
nhiều hơn và nhà quản trị cần phải xác định mức độ phức tạp của tổ chức để
từ đó thực hiện phân quyền cho hợp lý.
Mức độ độc lập của từng đơn vi, bộ phận trong doanh nghiệp phản ánh
mức độ phân quyền của doanh nghiệp, sự độc lập ở mỗi đơn vị, bộ phận càng


10
nhiều chứng tỏ sự phân quyền trong doanh nghiệp càng lớn và khi phân cấp
quản lý được hợp lý sẽ là cơ sở hình thành kế toán trách nhiệm của một đơn
vị. Giữa kế toán trách nhiệm và phân cấp quản lý có sự tác động qua lại, liên

quan lẫn nhau ở mặt tích cực và cũng có mặt tiêu cực.
a. Tác động tích cực
Sự phân cấp quản lý trải rộng quyền lực và trách nhiệm trên toàn bộ tổ
chức. Người quản lý sẽ có thể giao bớt việc cho người khác, nên có thể tiết
kiệm thời gian làm việc của mình, nên có thể tập trung vào mục tiêu và chỉ
tiêu của doanh nghiệp đề ra. Đôi khi người quản lý thực hiện các công việc đó
sẽ hiệu quả hơn nhân viên cấp dưới, nhưng như vậy cấp dưới không có cơ hội
thử thách để thực hiện các chiến lược quan trọng và dẫn đến tiêu cực.
Trung tâm trách nhiệm được thiết lập phù hợp với môi trường hơn. Bởi
nếu các lĩnh vực kinh doanh nhiều, qui mô kinh doanh lớn, thị trường rộng thì
nhất thiết có nhiều nhân sự cùng gánh vác trách nhiệm và ngược lại. Trung
tâm trách nhiệm có thể điều chỉnh để thích nghi với môi trường kinh doanh
một phần là nhờ vào việc phân cấp đó.
Nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn. Chính sự phân
cấp quản lý mà các bộ phận có thể tiếp cận được thông tin và phản hồi nhanh
chóng. Các nhà quản trị có thể hiểu rõ hơn về khách hàng, nhân viên, nhà
cung cấp hay đối thủ cạnh tranh….Nó giúp thích ứng nhanh với sự thay đổi
của môi trường kinh doanh.
Khuyến khích nhân viên nổ lực với trách nhiệm được giao hơn. Khi
trung tâm trách nhiệm được xác định kết quả, hiệu quả làm việc của mỗi con
người, nó ghi nhận công lao của người thực hiện nên sẽ khuyến khích họ làm
việc tốt hơn. Bên cạnh đó, tạo ra môi trường thi đua lành mạnh giữa các cá
nhân, các đơn vị và khuyến khích họ đạt được các chỉ tiêu.


11
Nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên tốt và đào tạo lớp quản lý quản lý
liền cận mình. Cấp dưới có thể tập trung rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ, tích
lũy kinh nghiệm khi thực hiện các công việc, quyết định của mình.
Phân cấp quản lý phục vụ cho việc ra quyết định được tốt hơn. Qua các

lợi ích được nêu ở trên cho thấy phân cấp quản lý có thể giúp cho việc ra
quyết định đúng đắn và hiệu quả hơn. Cấp trên có thể tập trung vào quyết định
cho các mục tiêu chiến lược chung cho doanh nghiệp.
b. Tác động tiêu cực
Việc phân cấp càng nhiều thì càng khó có thể kiểm soát được. Điều tất
nhiên là việc ủy quyền đi chung với việc ít kiểm soát hơn đối với các quyết
định của các bộ phận. Quyết định của các trung tâm có ảnh hưởng lẫn nhau
hay đến cả doanh nghiệp nói chung. Nhà quản lý khó có thể điều hành và phối
hợp giữa các trung tâm để hoàn thành các mục tiêu chung.
Thậm chí nếu kiểm soát không tốt, phân cấp trách nhiệm có thể dẫn đến
tuân thủ sai lệch các mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Do các giám đốc
trung tâm trách nhiệm chỉ tập trung vào lợi ích của đơn vị, không xem xét
quyết định đó có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp, làm lệch mục tiêu
chung của doanh nghiệp.
Ngoài ra, phân cấp trách nhiệm còn dẫn đến sự trùng lặp không cần thiết
đối với các trung tâm trách nhiệm. Nếu bộ máy tổ chức quá cồng kềnh trong
khi công việc thực hiện ít thì có thể tạo nên sự mâu thuẩn, lãng phí nhân lực
trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phải xác định khi nào cần phải phân chia cấp bậc, và
mức độ phân quyền như thế nào cho hợp lý, thích hợp. Việc phân cấp đó còn
tùy thuộc và chiến lược chung của toàn doanh nghiệp. Ví dụ như: Doanh
nghiệp có chiến lược thành lập các đơn vị kinh doanh chiến lược thì phải xem
xét bố trí nguồn nhân lực thích hợp, phân chia các khu vực địa lý, đưa ra các


12
chỉ tiêu định mức để doanh nghiệp có thể quản lý.
1.3. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1. Khái niệm trung tâm trách nhiệm

Trung tâm trách nhiệm là một đơn vị hay bộ phận chức năng trong tổ
chức mà kết quả của nó được gắn với trách nhiệm trực tiếp của một nhà quản
lý cụ thể. Nói cách khác, mỗi trung tâm trách nhiệm trong tổ chức được giao
cho một nhà quản lý cụ thể, nhà quản lý này là người chịu trách nhiệm điều
hành trung tâm trong phạm vi quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm toàn
bộ về kết quả đạt được của trung tâm.
1.3.2. Xác định các trung tâm trách nhiệm
Trong kế toán quản trị, trung tâm trách nhiệm được phân loại theo chức
năng tài chính. Trong một tổ chức có thể được xác lập bởi bốn trung tâm trách
nhiệm cơ bản sau: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi
nhuận và trung tâm đầu tư.
a. Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có
quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với chi phí phát sinh ở trung tâm đó.
Thường ở đây là các trung tâm trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián
tiếp phục vụ kinh doanh (như phân xưởng sản xuất, các phòng ban chức
năng). Trung tâm này không có quyền hạn đối tiêu thụ và đầu tư vốn.
Trung tâm chi phí là phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là
điểm xuất phát của tất cả các công việc:
- Phân loại chi phí phát sinh
- Lập dự toán chi phí
- So sánh chi phí thực tế với định mức chi phí tiêu chuẩn


13
Trung tâm chi phí được chia thành hai nhóm đó là:
+ Trung tâm chi phí định mức: Là trung tâm có chi phí đầu vào được xác
định tương ứng với đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ. Thông thường chi phí
định mức được xác định để tính mức hiệu quả công việc, tức bằng cách xác
định tỷ số đầu ra và đầu vào. Ngoài ra, ta còn đánh giá kết quả thực hiện so

với kế hoạch dự toán, và xét chúng theo thời gian thực hiện và chất lượng sản
phẩm, dịch vụ.
+ Trung tâm chi phí linh hoạt. Là trung tâm có chi phí không xác định
được mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, hay không thể tính đầu ra một cách
rõ ràng được. Lấy ví dụ như trung tâm chi phí là các khối hành chính sự
nghiệp, bộ phận nghiên cứu phát triển, hoạt động tiếp thị khuyến mãi….Công
ty thường kiểm soát các bộ phận này bằng cách giám sát nguồn lực cung cấp
như: Con người, thiết bị, chi phí vật dụng….
b. Trung tâm doanh thu
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có
trách nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và
đầu tư vốn. Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng
trong khung giá cả cho phép để tạo ra doanh số tức là thu nhập của cả công ty.
Trung tâm này thường gắn với cấp bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở,
đây là các bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp như là: Phòng kinh doanh,
các cửa hàng, đại lý của doanh nghiệp….
Một số điều cần chú ý là khi xác định chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh
thu cần xem xét giá thành sản phẩm để khuyến khích trung tâm doanh thu đó
tạo ra lợi nhuận chứ không đơn thuần là chỉ đủ doanh số bán. Và các quản lý
bán hàng thường chiết khấu giảm giá hàng bán khi bán hàng số lượng lớn, hay
thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại, hoặc chỉ tập trung vào sản
phẩm có thu nhập thấp. Các loại hoạt động này sẽ làm tăng doanh số


14
nhưng đều làm giảm lợi nhuận mà doanh nghiệp chỉ chấp nhận trong một thời
gian kinh doanh có hạn. Tức là trung tâm này phải có chính sách giá cả bán
hàng, không chỉ dựa trên tình hình thị trường mà còn phải dựa trên chí phí, giá
thành và các mục tiêu lâu dài của công ty. Ngoài ra, trung tâm doanh thu sẽ
phản hồi kịp thời về sự biến đổi về giá, khuyến mãi của các đối thủ cạnh tranh

trên thị trường để so sánh đánh giá các mặt hàng hay hoạt động kinh doanh.
c. Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu
trách nhiệm về kết quả sản xuất, và tiêu thụ của trung tâm đó, nhưng không có
quyền quyết định đến vốn đầu tư của công ty. Trong đó trung tâm lợi nhuận có
thể quyết định về chi phí và doanh thu như: Sản xuất sản phẩm nào, sản xuất
ra sao, chất lượng, giá cả và phân phối sản phẩm ra sao….Tùy theo cơ
cấu tổ chức, trung tâm lợi nhuận là một đơn vị độc lập riêng biệt hay nó điều
hành cả trung tâm chi phí và doanh thu.
Loại trung tâm trách nhiệm này thường được gắn ở bậc quản lý cấp
trung, đó là giám đốc điều hành trong doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh
trong doanh nghiệp như các đơn vị phụ thuộc, các chi nhánh….
Điều kiện để một trung tâm lợi nhuận có thể thực hiện tốt chức năng của
mình là nó cần được hoàn toàn độc lập trong quản lý. Tức là có quyền quyết
định mọi hoạt động về doanh thu và chi phí của mình, không chịu ảnh hưởng
bởi các trung tâm trách nhiệm khác. Thứ hai là mục tiêu của trung tâm lợi
nhuận không mâu thuẫn với mục tiêu của toàn doanh nghiệp. Và cuối cùng là
giám đốc trung tâm này được tự do quyết định và phải kiên trì thực hiện các
quyết định đó theo kế hoạch đã đề ra.
d. Trung tâm đầu tư
Đây là loại trung tâm gắn với bậc quản lý cấp cao như hội đồng quản trị


15
công ty, các công ty con độc lập…. Đó là sự tổng quát của các trung tâm trách
nhiệm như lợi nhuận, doanh thu, chi phí. Trong đó khả năng sinh lời được gắn
với các tài sản sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó. Một trung tâm trách nhiệm
được xem là trung tâm đầu tư khi nhà quản trị của trung tâm đó không chỉ
quản lý chi phí, doanh thu, mà còn quyết định được lượng vốn sử dụng để tiến
hành quá trình đó.

Bằng mối liên hệ giữa lợi nhuận và tài sản sử dụng để tạo ra lợi nhuận
đó, chúng ta có thể đánh giá được lợi nhuận tạo ra có tương xứng với số vốn
đầu tư đã bỏ ra hay không. Thông qua đó cũng hướng sự chú ý của nhà quản
lý đến mức độ sử dụng hiệu quả vốn lưu động, đặc biệt là các khoản phải thu
và tồn kho được sư dụng tại trung tâm.
1.4. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CỦA CÁC TRUNG TÂM TRÁCH
NHIỆM
1.4.1. Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí
Quyền hạn và trách nhiệm của trung tâm chi phí được thể hiện cơ bản
qua hai chỉ tiêu:
- Tổng chi phí: Chỉ tiêu này cho thấy quy mô tài chính trong hoạt động
và phạm vi trách nhiệm của trung tâm chi phí.
- Tỷ lệ chi phí trên doanh thu: Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất tài chính
của trung tâm chi phí.
Với những quyền hạn và trách nhiệm trên nên thành quả của trung tâm
chi phí được thể hiện qua tình hình thực hiện những tiêu chí cơ bản sau:
Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán
Chênh lệch chi phí
trên doanh thu

=

Chi phí thực tế
Doanh thu dự toán

-

Chi phí dự toán
Doanh thu dự toán


Trung tâm chi phí được xem là kiểm soát và đáp ứng tốt được mục tiêu
của tổ chức khi đạt được một dấu hiệu chênh lệch về chi phí, về tỷ lệ chi phí


×