Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Cách chiếu vật nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Douvay BOUDDAHAO

CÁCH CHIẾU VẬT NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM CỦA VI HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Douvay BOUDDAHAO

CÁCH CHIẾU VẬT NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM CỦA VI HỒNG
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã ngành: 8 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO THỊ VÂN

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa
từng công bố ở bất kì công trình nào khác.
Tác giả

Douvay BOUDDAHAO

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Đào Thị Vân, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để
tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu. Vì vậy,
tôi xin chân thành cảm ơn đến những người thầy, người cô đã giảng dạy các
chuyên đề cao học cho lớp Ngôn ngữ K24 (2016 - 2018) tại trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên.
Xin chân thành cảm ơn trường Ban Giám hiệu, các thày cô giáo khoa Tiếng
Việt Trường Ngôn ngữ Đại học Quốc gia Lào.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ủng hộ và
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018
Tác giả

Douvay BOUDDAHAO

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7
7. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................ 8
1.1. Khái quát về chiếu vật .................................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm chiếu vật và phân loại nghĩa chiếu vật ..................................... 8
1.1.2. Khái quát về phương thức chiếu vật (cách chiếu vật) ............................. 14
1.2. Lí thuyết ba bình diện của ngôn ngữ .......................................................... 21
1.2.1. Bình diện kết học ..................................................................................... 21
1.2.2. Bình diện nghĩa học ................................................................................. 22
1.2.3. Bình diện dụng học .................................................................................. 23
1.3. Giao tiếp và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp ........................ 24
1.3.1. Khái niệm giao tiếp.................................................................................. 24
1.3.2. Các nhân tố giao tiếp ............................................................................... 25
1.4. Lí thuyết về lịch sự ..................................................................................... 29
1.4.1. Định nghĩa lịch sự.................................................................................... 29
1.4.2. Các lí thuyết về phép lịch sự ................................................................... 30


iii


Chương 2. KHẢO SÁT VÀ MIÊU TẢ CÁC CÁCH CHIẾU VẬT NHÂN
VẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI CỦA VI HỒNG ................ 34
2.1. Chiếu vật nhân vật bằng cách dùng các biểu thức tên riêng (gọi tắt là
phương thức dùng tên riêng) ............................................................................. 34
2.1.1. Nhận xét chung ........................................................................................ 34
2.1.2. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 36
2.1.3. Đặc điểm của các biểu thức ngôn ngữ là tên riêng dùng để chiếu Vật
trong tác phẩm của Vi Hồng .............................................................................. 44
2.1.4. Các cách dùng biểu thức tên riêng để chiếu vật nhân vật trong tác
phẩm của Vi Hồng ............................................................................................. 50
2.2. Chiếu vật nhân vật bằng cách dùng biểu thức miêu tả ............................... 52
2.2.1. Kết quả thống kê ...................................................................................... 52
2.2.2. Đặc điểm của các biểu thức miêu tả chiếu vật trong văn xuôi Vi Hồng....... 55
2.2.3. Một số cách xây dựng biểu thức miêu tả chiếu vật trong tác phẩm của
Vi Hồng ............................................................................................................. 59
2.3. Chiếu vật nhân vật bằng cách chỉ xuất trong văn Vi Hồng ........................ 63
2.3.1. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 63
2.3.2. Đặc điểm của các biểu thức ngôn ngữ chỉ xuất dùng để chiếu Vật
nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng ............................................................... 64
2.3.3. Một số cách chiếu vật bằng chỉ xuất trong tác phẩm của Vi Hồng ......... 69
Chương 3. VAI TRÒ CỦA CÁC CÁCH CHIẾU VẬT NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM CỦA VI HỒNG ......................................................... 74
3.1. Vai trò của chiếu vật nhân vật bằng cách dùng tên riêng trong tác phẩm
của Vi Hồng ....................................................................................................... 74
3.1.1. Dùng tên riêng để chiếu vật giúp người đọc xác định được chính xác
nhân vật trong tác phẩm mà nhà văn định nói đến ............................................ 74
3.1.2. Tên riêng thể hiện giới tính của nhân vật ................................................ 75

3.1.3. Tên riêng thể hiện nguồn gốc dân tộc của nhân vật và tính dân tộc
cho tác phẩm ...................................................................................................... 77
3.1.4. Tên riêng thể hiện thái độ của tác giả đối với nhân vật ........................... 78
iv


3.2. Vai trò của chiếu vật nhân vật bằng cách dùng biểu thức miêu tả trong
tác phẩm của Vi Hồng ....................................................................................... 81
3.2.1. Biểu thức miêu tả thể hiện được đặc điểm ngoại hình của nhân vật ....... 81
3.2.2. Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả thể hiện được đặc điểm tính cách
của nhân vật ....................................................................................................... 85
3.2.3. Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả thể hiện được vị thế, nghề nghiệp,
chức vụ, học hàm học vị của nhân vật được qui chiếu ...................................... 88
3.2.4. Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả thể hiện được thân phận của
nhân vật ............................................................................................................. 94
3.3. Vai trò của chiếu vật nhân vật bằng cách chỉ xuất trong tác phẩm của
Vi Hồng ............................................................................................................. 94
3.3.1. Thể hiện được vai giao tiếp và vị thế của nhân vật trong tác phẩm ........ 94
3.3.2. Thể hiện được nghề nghiệp, chức vụ, giới tính của nhân vật.................. 95
3.3.3. Thể hiện được thái độ của tác giả hay của nhân vật đối với nhân vật .... 96
3.3.4. Góp phần đa dạng cách diễn đạt cho tác phẩm ....................................... 97
3.3.5. Thể hiện giới tính của nhân vật ............................................................... 97
KẾT LUẬN....................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 101

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:


Bảng miêu tả mối quan hệ giữa các bộ môn ngôn ngữ học ........ 23

Bảng 2.1:

Bảng tổng kết số lượng nhân vật có tên riêng và không có tên
riêng trong 4 tác phẩm của Vi Hồng ........................................... 37

Bảng 2.2:

Bảng tổng kết số nhân vật có tên riêng và số các biểu thức tên
riêng trong 4 tác phẩm của Vi Hồng ........................................... 38

Bảng 2.3:

Bảng tổng kết các nhân vật không được chiếu vật bằng tên riêng ..... 39

Bảng 2.4:

Bảng tổng kết số lượt dùng của các biểu thức tên riêng để qui
chiếu nhân vật trong 4 tác phẩm của Vi Hồng (gồm tên và tổ
hợp từ biểu thị tên riêng) ............................................................. 41

Bảng 2.5:

Bảng tổng kết số lượt dùng của các biểu thức tên riêng trong
tác phẩm Vào hang ...................................................................... 41

Bảng 2.6:


Bảng tổng kết số lượt dùng của các biểu thức tên riêng trong
tác phẩm Người trong ống........................................................... 42

Bảng 2.7:

Bảng tổng kết số lượt dùng của các biểu thức tên riêng trong
tác phẩm Tháng năm biết nói ...................................................... 43

Bảng 2.8:

Bảng tổng kết số lượt dùng của các biểu thức tên riêng trong
tác phẩm Chồng thật vợ giả ........................................................ 44

Bảng 2.8:

Bảng tổng kết các biểu thức tên riêng cấu tạo đơn âm hoặc đa
âm ................................................................................................ 45

Bảng 2.9:

Bảng tổng kết biểu thức tên riêng có cấu tạo là một tổ hợp từ ....... 46

Bảng 2.10:

Bảng thống kê các biểu thức miêu tả chiếu vật trong 4 tác
phẩm văn xuôi của Vi Hồng ........................................................ 53

Bảng 2.11:

Bảng tổng kết số lượt sử dụng biểu thức chiếu vật nhân vật

theo phương thức chỉ xuất trong văn xuôi Vi Hồng ................... 64

Bảng 2.12:

Bảng tổng kết các biểu thức chiếu vật nhân vật theo phương
thức chỉ xuất có cấu tạo là từ trong 4 tác phẩm của Vi Hồng ..... 65
iv


Bảng 2.13:

Bảng tổng kết các biểu thức chiếu vật nhân vật theo phương
thức chỉ xuất có cấu tạo là cụm từ trong 4 tác phẩm của Vi Hồng ...... 66

Bảng 2.14:

Bảng tổng kết các biểu thức chỉ xuất nhân vật trong văn Vi
Hồng được phân loại theo ngôi. .................................................. 67

Bảng 2.15:

Bảng tổng kết các biểu thức chiếu vật nhân vật mang ý nghĩa
định vị vai giao tiếp số ít hay số nhiều ........................................ 68

Bảng 2.16:

Bảng tổng kết các cách chiếu vật theo phương thức chỉ xuất
trong tác phẩm của Vi Hồng ....................................................... 71

v



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Để hiểu được nghĩa của một phát ngôn, diễn ngôn, trước hết phải xác
định được nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiếu vật trong phát ngôn, diễn ngôn
đó. Nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiếu vật trong phát ngôn, diễn ngôn có
thể là sự vật (hiểu theo nghĩa rộng, trong đó bao gồm cả người), hành động hay
tính chất. Nói một cách khác, giá trị đúng, sai của một câu tùy thuộc vào sự chiếu
vật của các từ tạo nên câu và sự chiếu vật của cả câu. Bởi vậy, chiếu vật là vấn
đề dụng học đầu tiên mà các nhà ngữ dụng học quan tâm.
1.2. Vi Hồng là một nhà văn dân tộc được mệnh danh là “kiện tướng” của
văn học thiểu số. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học do nhà nước trao
tặng. Với sức sáng tạo của khối óc, sự chân thực của cảm xúc và bầu nhiệt huyết
của con tim, Vi Hồng đã góp một tiếng nói chân thành, sâu sắc vào bản đàn văn
học viết về miền núi. Các tác phẩm của ông được lấy từ chất liệu cuộc sống, thiên
nhiên và con người núi rừng Việt Bắc, nơi mà nhà văn sinh ra, yêu mến và vô
cùng am hiểu.
1.3. Nhân vật trong mỗi tác phẩm văn học chính là linh hồn, là tư tưởng,
là tình cảm mà người nghệ sĩ gửi gắm, kí thác. Trong tác phẩm của Vi Hồng, thế
giới nhân vật hiện lên sinh động, phong phú. Mỗi cái tên đều chứa đựng một ý
nghĩa. Phân tích, tìm hiểu tác phẩm văn chương nói chung, văn Vi Hồng nói
riêng, ngoài việc quan tâm đến ngôn ngữ, thi pháp, kết cấu, giọng điệu, phong
cách... không thể không chú ý đến cách gọi tên nhân vật, miêu tả nhân vật bằng
các phương tiện ngôn ngữ mà các nhà văn sử dụng.
1.4. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiếu vật và phương thức
chiếu vật nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về cách chiếu vật (phương
thức chiếu vật) nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng một cách công phu và
bài bản.


1


Phương thức chiếu vật nhân vật là một lĩnh vực nghiên cứu rất thú vị, mở
ra nhiều bất ngờ, mới mẻ khi đi tìm hiểu ngôn ngữ Vi Hồng, vì chiếu vật được
Vi Hồng sử dụng rất linh hoạt và tài tình trong tác phẩm của mình. Hiện tượng
này đã đem lại hiệu quả tu từ rõ rệt. Chọn đề tài “Cách chiếu vật nhân vật trong
tác phẩm của Vi Hồng” để nghiên cứu, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần vào việc
phân tích nhân vật trong tác phẩm văn chương nói chung, trong văn Vi Hồng nói
riêng, từ đó hiểu sâu sắc tác phẩm cũng như phong cách nghệ thuật, tư tưởng,
tình cảm của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về tình hình nghiên cứu chiếu vật và phương thức chiếu vật
Chiếu vật và phương thức chiếu vật được nghiên cứu từ lâu, song phải đến
những năm 1970 trở lại đây, vấn đề này mới thực sự được các nhà ngữ dụng học
quan tâm đặc biệt.
Nói đến tình hình nghiên cứu về chiếu vật và phương thức chiếu vật của
các nhà ngôn ngữ học trong nước và ngoài nước, trước hết phải nói rằng rất ít
công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Chỉ một số công trình khi
nghiên cứu về ngữ dụng học nói có sơ qua về hiện tượng ngữ dụng đang bàn.
Nói về chiếu vật và phương thức chiếu vật, không thể không kể đến ba tác giả
với các công trình tiêu biểu sau đây:
(1) G. Green (1989), Pragmatics and Natural language Understanding,
LEA London.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã bàn về khái niệm chiếu vật và
vai trò của chiếu vật trong việc hiểu nghĩa của một phát ngôn.
Trước hết, tác giả đã nêu quan niệm về thuật ngữ chiếu vật. Theo tác giả,
“Thuật ngữ chiếu vật (reference) được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói
phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp
cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan

hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến”. [43, tr 37].

2


G. Green cũng chỉ rõ vai trò của chiếu vật đối với việc hiểu nghĩa của một
phát ngôn. Tác giả đã chỉ rõ, các nhà logic học chú ý đến việc xác định tính đúng
- sai của các mệnh đề logic được diễn đạt bằng ngôn ngữ. Nhưng trong ngôn ngữ
tự nhiên, có rất nhiều câu cụ thể mà các nhà logic không thể kết luận được nội
dung của chúng đúng hay sai nếu không xác định được chúng qui chiếu với sự
vật nào đang được nói tới trong hiện thực.
(2) Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb GD,
HN.
Tác giả không dùng khái niệm chiếu vật mà dùng thuật ngữ “qui chiếu”
để chỉ khái niệm này. Theo tác giả, có hai loại qui chiếu là qui chiếu hướng ngoại
và qui chiếu hướng nội. Qui chiếu hướng ngoại là qui chiếu dựa vào tình huống,
còn qui chiếu nội hướng là qui chiếu vào văn bản.
Tác giả cho rằng, qui chiếu ngoại hướng là “sự thiết lập mối quan hệ trực
tiếp giữa tên gọi vật với vật được gọi bằng cái tên đó, cũng tức là đưa tên gọi vật
về với vật được gọi tên ngoài ngôn ngữ”. [DQB, tr 175]. Qui chiếu nội hướng
(hướng nội) là “Sự thiết lập mối quan hệ về mặt nghĩa giữa yếu tố ngôn ngữ này
với yếu tố ngôn ngữ kia cùng nằm trong một văn bản”. Với cách hiểu về qui chiếu
như vậy, tác giả đã phát biểu về qui chiếu như sau: “Trong văn bản nếu có từ ngữ
khác trong văn bản đó chưa rõ nghĩa thì nó cần phải được làm rõ bằng cách tìm ra
từ ngữ khác trong văn bản đó chỉ rõ cái nghĩa ấy hoặc tìm ra cái việc ngoài văn
bản cho biết nghĩa của từ ngữ chưa rõ nghĩa đó”. [2, tr 182].
(3) Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb GD, HN.
Từ góc độ nghĩa nghĩa, ngữ dụng, tác giả không dùng tên gọi sở chỉ mà
dùng thuật ngữ chiếu vật. Tác giả quan niệm: “Thuật ngữ chiếu vật (referent)
được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó mà người nói phát ra một biểu thức ngôn

ngữ, với biểu thức này, người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra
một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta
định nói đến”. [8, tr 61].

3


Tác giả ĐHC đã quan tâm tới sự tương tác giữa người nói và người nghe
trong giao tiếp ở góc độ hành vi chiếu vật. Ông cho rằng, “Chiếu vật không phải
là hành vi đơn phương do người nói (viết) quiết định. Nó đòi hỏi sự cộng tác của
người tiếp nhận”. [8, tr 69].
Ngoài việc nêu khái niệm về chiếu vật, tác giả còn nhấn mạnh đến vai trò
của chiếu vật và các phương thức chiếu vật. Theo tác giả, có ba phương thức
chiếu vật chủ yếu là: phương thức dùng tên riêng, phương thức dùng biểu thức
miêu tả và phương thức dùng chỉ xuất.
(4) Cao Xuân Hạo (2003), Câu trong tiếng Việt, quiển 1, Nxb Giáo dục. H.
Tác giả cho rằng, sở chỉ “là một sự vật cụ thể hay một tập hợp xác định
gồm những đối tượng cụ thể”. [18 tr.14].
Sở chỉ của từ chỉ được xác định khi nằm trong câu (phát ngôn), nói cách khác,
trong câu nói các từ ngữ mới có sở chỉ. Do đó, “Việc xác định sở chỉ của từ ngữ
không thuộc bình diện nghĩa mà thuộc bình diện dụng pháp”. [18, tr. 54].
2.2. Về tình hình nghiên cứu chiếu vật- chỉ xuất trong tác phẩm văn chương
nói chung và trong văn Vi Hồng nói riêng
- Có thể nói, việc tìm hiểu cách chiếu vật - chỉ xuất trong tác phẩm văn
học đã có nhưng chưa nhiều. Cũng có một số công trình nghiên cứu vấn đề này
khá công phu nhưng chưa thật khái quát. Dưới đây là một số công trình nghiên
cứu về chiếu vật - chỉ xuất trong tác phẩm văn chương:
+ Đỗ Xuân Quỳnh (2003), Sự chiếu vật và phương thức chiếu vật- khảo sát
qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP HN;
+ Nguyễn Tú Quiên (2005), Các phương tiện ngôn ngữ đồng sở chỉ biểu

thị nhân vật trong Truyện Kiều, Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ học, ĐHSP HN.
+ Nguyễn Tú Quiên (2011), Các phương tiện ngôn ngữ đồng sở chỉ biểu
thị nhân vật trong văn học Việt Nam hiện đại, Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu vừa dẫn đã ít nhiều nói về vấn
đề chiếu vật, chỉ xuất, song hầu hết các công trình nghiên cứu này tập trung

4


bàn về các phương tiện ngôn ngữ dùng để chiếu vật - chỉ xuất chứ chưa bàn
kĩ về cách thức chiếu vật - chỉ xuất cũng như vai trò của từng phương thức
chiếu vật - chỉ xuất. Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiếp thu thành tựu
nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng thời chúng tôi sẽ tập trung nghiên
cứu cách thức chiếu vật, vấn đề mà trước đây các nhà nghiên cứu còn nói
đến một cách rất sơ lược.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cách chiếu
vật nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
a) Phạm vi ngữ liệu khảo sát: Chúng tôi giới hạn phạm vi ngữ liệu khảo
sát là 4 tác phẩm của Vi Hồng là:
- Vào hang, Nxb Thanh niên, 1990;
- Chồng thật vợ giả, Nxb Hội nhà văn Việt Nam, Năm 1993;
- Người trong ống, Nxb Hội nhà văn Việt Nam, 2007, tái bản lần 1;
- Tháng năm biết nói, Nxb Thanh niên, 2009, tái bản lần 1.
b) Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đối tượng này, luận văn sẽ tập trung tìm hiểu ba nội dung chính:
- Thứ nhất: Nghiên cứu đặc điểm của các biểu thức ngôn ngữ dùng để
chiếu vật nhân vật mà Vi Hồng sử dụng để thực hiện hành vi chiếu vật.
- Thứ hai: Nghiên cứu cách dùng các biểu thức ngôn ngữ chiếu vật được

Vi Hồng sử dụng để chiếu vật nhân vật trong tác phẩm của mình.
- Thứ ba: Tìm hiểu vai trò của các biểu thức và phương thức chiếu vật
nhân vật nhân vật trong tác phẩm Vi Hồng.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm 3 mục đích:
- Thứ nhất: Nghiên cứu các cách chiếu vật nhân vật trong tác phẩm Vi
Hồng để góp phần làm rõ các cách chiếu vật nhân vật nói chung, cách chiếu vật
nhân vật được Vi Hồng sử dụng nói riêng.

5


- Thứ hai: Khẳng định giá trị của chiếu vật trong việc hiểu nội dung tác
phẩm và phong cách nghệ thuật của Vi Hồng.
- Thứ ba: Làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn nghiên cứu thêm về
cách chiếu vật nhân vật trong tác phẩm văn học và phân tích, giảng dạy tác phẩm
văn học.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Nghiên cứu và lựa chọn những vấn đề lí thuyết làm căn cứ lí luận cho
việc xử lí đề tài;
(2) Khảo sát, thống kê và phân loại các biểu thức ngôn ngữ và các phương
thức chiếu vật trong những tác phẩm của Vi Hồng đã được chọn làm nguồn ngữ
liệu khảo sát.
(3) Miêu tả, phân tích và tổng kết các cách chiếu vật trong tác phẩm của
Vi Hồng, từ đó chỉ ra được vai trò của các cách chiếu vật mà nhà văn đã dùng để
thấy được nét riêng của nhà văn trong việc lựa chọn ngôn từ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, người viết sử dụng một số phương pháp và thủ pháp
nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp nghiên cứu này được
dùng để thống kê và phân loại các biểu thức ngôn ngữ và các cách chiếu vật nhân
vật trong các tác phẩm nói trên.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Những phương pháp nghiên cứu này
được dùng để phân tích, tổng hợp đặc điểm của các biểu thức chiếu vật và các
cách chiếu vật nhân vật đã được thống kê và phân loại nói trên.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Thủ pháp so sánh, đối chiếu được dùng để
so sánh những cách chiếu vật nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng, theo đó chỉ
ra vai trò của từng cách chiếu vật - chỉ xuất mà nhà văn đã dùng.
6


6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lí luận: Đề tài góp phần chứng minh vai trò của lí thuyết chiếu
vật - chỉ xuất, đồng thời chỉ ra giá trị sử dụng của chúng trong tác phẩm văn học
cụ thể.
6.2. Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận văn hi vọng sẽ là tài
liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy ngữ văn trong xu thế đổi mới dạy học
theo hướng tích hợp hiện nay và sau này. Luận văn cũng có thể làm tư liệu cho
những ai quan tâm tìm hiểu về tác phẩm của Vi Hồng nói riêng, tác phẩm văn
học nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, tài liệu trích dẫn,
luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận
- Chương 2: Khảo sát và miêu tả các cách chiếu vật nhân vật trong một số
tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng
- Chương 3: Vai trò của các cách chiếu vật nhân vật trong tác phẩm của
Vi Hồng


7


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chương này trình bày sơ lược một số vấn đề lí thuyết cơ bản được luận
văn sử dụng làm căn cứ lí luận cho đề tài, cụ thể: lí thuyết về chiếu vật, lí thuyết
về giao tiếp, lí thuyết về lịch sự, lí thuyết ba bình diện của ngôn ngữ, và lí thuyết
về từ và câu.
1.1. Khái quát về chiếu vật
1.1.1. Khái niệm chiếu vật và phân loại nghĩa chiếu vật
1.1.1.1. Khái niệm chiếu vật
a) Một số quan niệm về chiếu vật
Chiếu vật và phương thức chiếu vật đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn
ngữ trực tiếp hay gián tiếp bàn đến và có những quan niệm riêng của mình. Trong
nước, không thể không kể đến ý kiến của hai nhà ngôn ngữ học có tên tuổi, đó là
tác giả Cao Xuân Hạo và tác giả Đỗ Hữu Châu.
a.1. Quan niệm của tác giả Cao Xuân Hạo
Với tên gọi “sở chỉ” (thay vì cho cách gọi “chiếu vật” như một số nhà
nghiên cứu khác), Cao Xuân Hạo đã nêu khái niệm “sở chỉ” như sau:
“Sở chỉ là một sự vật cụ thể hay một tập hợp xác định gồm những đối
tượng cụ thể”. [18, tr 104].
Không chỉ đưa ra khác niệm về sở chỉ, tác giả còn cho rằng: muốn xác
định sở chỉ của câu phải hiểu sở chỉ của các thành phần tạo câu và những tình
huống nói ra câu đó. Nói cách khác, tách ra khỏi câu, từ ngữ vẫn có nghĩa nhưng
chưa có sở chỉ. Và việc xác định sở chỉ của một từ ngữ không thuộc bình diện
nghĩa học mà thuộc bình diện dụng pháp. Nó là mối liên hệ giữa từ ngữ và thế
giới hiện thực. [18, tr.104].
Như vậy, theo ý kiến của tác giả Cao Xuân Hạo thì để hiểu nghĩa sở chỉ
của từ ngữ cần phải gắn nó với thế giới hiện thực, với hoạt động giao tiếp. Tác

giả còn chỉ rõ: Một danh từ riêng, một đại từ có thể được giảng nghĩa (“Nguyễn
8


Du là một nhà thơ lớn...”, “Tôi là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất...”) nhưng thật
ra như thế không phải là giảng nghĩa vì danh từ riêng và đại từ xác định không
có nghĩa, chỉ có sở chỉ. “Giảng nghĩa” các từ ấy thật ra chỉ là cố gắng xác định
cái sở chỉ của chúng. Đại từ không xác định cũng không có nghĩa, nó chỉ có một
sở chỉ trống, khi dùng để hỏi tức là yêu cầu xác định cái sở chỉ trống ấy, và khi
dùng để “phiếm chỉ” thì thật ra nó không “phiếm” chút nào. Tác giả đã dẫn ra
một số ví dụ để minh chứng cho quan điểm của mình như sau:
(1) Ai đi đâu đấy hỡi ai
Để ai gối chiếc đêm dài năm canh?
(2) Ở đâu và bao giờ, ai cũng cũng có thể đòi hỏi quiền được sống của mình.
Theo tác giả, trong câu (1), ai tất nhiên phải có sở chỉ rõ ràng lắm, không
thể vu vơ trong câu trách móc đáng yêu ấy.
Trong câu (2), các đại từ đâu, bao giờ, ai có nghĩa là “tất cả”: ở mọi nơi,
mọi lúc, mọi người đều “...có thể đòi quiền...”.
Tóm lại, cách hiểu về sở chỉ của tác giả Cao Xuân Hạo cho ta một cách
nhìn mới về việc xác định nghĩa của từ và các đơn vị ngôn ngữ khác khi chúng
đi vào hoạt động, đó là: khi hành chức, các từ, cụm từ hay câu, v.v... mới có
nghĩa sở chỉ. Nói cách khác, nghĩa sở chỉ của từ, cụm từ hay câu,... chỉ xác định
được khi đặt các biểu thức ngôn ngữ này trong ngữ cảnh.
a.2. Quan niệm của tác giả Đỗ Hữu Châu
Như đã nói ở phần Lịch sử vấn đề, tác giả ĐHC không dùng thuật ngữ sở
chỉ mà dùng thuật ngữ chiếu vật. Tác giả quan niệm:
“Chiếu vật là sự tương ứng của các yếu tố ngôn ngữ (của các tín hiệu)
trong diễn ngôn với sự vật, hiện tượng đang được nói tới trong một hoàn cảnh
giao tiếp nhất định”. [8, tr 231].
“Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người phát ra

một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho
người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ
nào, sự kiện nào anh ta định nói đến”. [8, tr 61].
9


Tác giả còn chỉ rõ rằng: “Tự bản thân từ ngữ không chiếu vật. Chỉ có con
người mới thực hiện hành vi chiếu vật. Bằng hành vi chiếu vật, người nói đưa ra
sự vật hiện tượng mình định nói tới vào diễn ngôn của mình bằng các từ ngữ,
bằng câu”. [8, tr 62].
Theo tác giả, “có rất nhiều câu cụ thể mà nhà logic không thể kết luận nội
dung của chúng đúng hay sai nếu không xác định được chúng qui chiếu với sự vật
nào đang được nói tới trong hiện thực” [8, tr. 61]. Tác giả đã dẫn một ví dụ để chứng
minh cho nhận định của mình là: Con mèo màu xanh. [8, tr.61] và phân tích: mệnh
đề vừa dẫn sẽ sai nếu từ mèo được qui chiếu tới một sinh vật được gọi là mèo, một
loài động vật biết ăn thịt, cá... và mọi người thường nuôi để nó bắt chuột, nhưng nó
sẽ đúng nếu mèo được qui chiếu tới một loại đồ chơi.
Tác giả Đỗ Hữu Châu còn khẳng định: “giá trị đúng sai của một câu tùy
thuộc vào sự chiếu vật của các từ tạo nên câu và sự chiếu vật của cả câu...”.
“Quan hệ chiếu vật là sự tương ứng của các yếu tố ngôn ngữ (của tín hiệu) trong
diễn ngôn với sự vật, hiện tượng đang được nói tới trong một ngữ cảnh nhất định,
nói cho đúng hơn là trong một thế giới khả hữu - hệ qui chiếu nhất định” [8, tr.
61]. Bởi thế, theo ông, để hiểu được nghĩa của phát ngôn, diễn ngôn, trước hết
phải xác định được nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiếu vai trong diễn ngôn
đó. “Xác định được nghĩa chiếu vật là xác định được, thứ nhất, thế giới khả hữu
- hệ qui chiếu của diễn ngôn và thứ hai, sự vật nào (hoạt động, tính chất, trạng
thái nào,...) trong đó (thế giới khả hữu) được nói tới bằng biểu thức chiếu vật của
diễn ngôn đang xem xét” [8, tr. 63].
Với cách hiểu về chiếu vật như vừa trình bày, tác giả Đỗ Hữu Châu đưa ra
khái niệm nghĩa chiếu vật và biểu thức chiếu vật như sau: “ Nghĩa chiếu vật

(nghĩa sở chỉ) là sự tương ứng giữa sự vật với một biểu thức chiếu vật” [tr.63].
Còn “Biểu thức chiếu vật là kết cấu ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) được dùng để
chiếu vật” [8, tr.63].
10


Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng dẫn một ví dụ và phân tích để giúp người đọc
hiểu về hai khái niệm này là: Nam bạn tôi học rất giỏi [8, tr. 63]. Ông chỉ rõ:
trong phát ngôn trên, Nam bạn tôi là một biểu thức chiếu vật và biểu thức chiếu
vật này có cấu tạo là một cụm từ. Biểu thức Nam bạn tôi có nghĩa chiếu vật là
chỉ một người tên Nam trong thực tế đã được xác định là bạn tôi, để phân biệt
với những người khác cũng tên là Nam nhưng không phải là bạn tôi.
So sánh phát ngôn đã dẫn của tác giả Đỗ Hữu Châu với phát ngôn: Nam
học rất giỏi thì biểu thức Nam chưa xác định được nghĩa chiếu vật, bởi ta chưa
biết Nam là chỉ ai trong số nhiều người có cái tên như vậy trong thực tế.
Nói tóm lại, tuy thuật ngữ khác nhau nhưng cách hiểu về chiếu vật (cách
gọi của Đỗ Hữu Châu) và sở chỉ (cách gọi của Cao Xuân Hạo) đã dẫn trên có
phần đồng nhất.
b) Quan niệm của luận văn về chiếu vật
Luận văn này theo tinh thần cơ bản của tác giả Đỗ Hữu Châu dùng khái
niệm chiếu vật và tạm đưa ra một định nghĩa như sau:
Chiếu vật là hành vi người nói dùng các phương tiện ngôn ngữ theo một
cách thức nhất định để chỉ rõ sự vật, hành động, tính chất mà mình muốn đề cập.
Với cách thức này, người nói nghĩ rằng người nghe có thể qui chiếu, có thể suy
ra hay nhận biết đúng sự vật, hành động, tính chất mà anh ta nói đến.
1.1.1.2. Phân loại nghĩa chiếu vật
Nếu nghĩa chiếu vật là sự vật, có thể chia chúng thành 4 loại, là: (1) Nghĩa
chiếu vật cá thể, (2) Nghĩa chiếu vật loại, (3) Nghĩa chiếu vật một số cá thể, (4)
Nghĩa chiếu vật tập hợp.
- Nghĩa chiếu vật cá thể: Khi từ, cụm từ hay câu (biểu thức chiếu vật) ứng

với một cá thể ta có nghĩa chiếu vật cá thể. Ví dụ: Bạn Hương lớp tôi rất xinh.
Biểu thức “Bạn Hương lớp tôi” có nghĩa chiếu vật cá thể. Biểu thức chiếu vật
này dùng để qui chiếu tới một cá thể ‘Hương’- một người trong lớp ‘tôi’ chứ
không phải người khác cũng có tên là ‘Hương’.

11


- Nghĩa chiếu vật một số cá thể: Khi một biểu thức chiếu vật ứng với một
số cá thể, ta nói biểu thức chiếu vật đó có nghĩa chiếu vật một số các thể. Ví dụ:
Những con vịt trắng đang bơi kia là của nhà tôi. Giả định có rất nhiều vịt đang
bơi dưới hồ, và những con vịt đó có con màu khoang nâu đen, có con màu nâu
xanh, lại có con màu trắng. Khi nói “Những con vịt màu trắng...” là ta đã loại
được một số con vịt ra khỏi tập hợp ‘vịt’ và biểu thức chiếu vật này qui chiếu tới
‘một số con vịt’ chứ không phải ‘một con vịt’. Biểu thức chiếu vật đó có nghĩa
chiếu vật một số cá thể.
- Nghĩa chiếu vật loại: Khi một biểu thức chiếu vật ứng với một loại sự
vật, ta có nghĩa chiếu vật loại. Ví dụ: Nhà tôi nuôi rất nhiều vịt. Biểu thức chiếu
vật “vịt” qui chiếu tới một loại động vật, đó là loài vịt chứ không phải là ngan,
gà hay ngỗng. Biểu thức “vịt” có nghĩa chiếu vật loại.
- Nghĩa chiếu vật tập hợp: Khi một biểu thức chiếu vật ứng với một số sự
vật đồng chất, tức một số sự vật này là một nhóm đã được phân loại theo tiêu chí
giống nhau, ta nói biểu thức chiếu vật đó có nghĩa chiếu vật tập hợp. Ví dụ: (Cô
giáo nói) Tất cả các em nhóm học sinh giỏi văn sẽ học thêm vào buổi sáng; còn
tất cả các em nhóm học sinh giỏi toán sẽ học thêm vào buổi chiều. Các biểu thức
“nhóm học sinh giỏi văn”, “nhóm học sinh giỏi toán” được qui chiếu tới một
nhóm sinh viên có chung bản chất: ‘giỏi văn’ hay ‘giỏi toán’.
1.1.1.3. Phân biệt nghĩa biểu vật và nghĩa chiếu vật
- Nghĩa của từ ngữ được ghi trong từ điển là nghĩa biểu vật. Đây là những
nghĩa chỉ phạm vi sự vật, hiện tượng mà cái từ ngữ đó có thể được dùng.

- Trong ngôn bản thì nghĩa biểu vật trở thành nghĩa chiếu vật. Ví dụ, một
từ như từ ‘ăn’ có nghĩa biểu vật là: đưa thức ăn vào miệng, nhai, nuốt xuống dạ
dày. Nhưng khi chúng ta nói: con bò ăn cỏ, em bé ăn sữa, tôi ăn cơm thì ba từ
ăn ở ba câu có khác nhau (tức ba từ ăn có nghĩa chiếu vật khác nhau) vì cách ăn
của ba đối tượng trên có khác nhau.
12


Cho nên cần phải chú ý đến sự chuyển hóa giữa nghĩa biểu vật và nghĩa
chiếu vật trong ngôn bản. Nói đến ngôn bản là nói đến mặt dụng học, tức là nói
đến nghĩa chiếu vật. Nhưng cơ sở để hiểu được nghĩa chiếu vật là nghĩa biểu vật
của từ. Đây là nói đến việc sử dụng từ ngữ bình thường, còn trong văn học nghĩa
chiếu vật có thể có sự sáng tạo. Ví dụ, trong truyện “Nửa đêm” của Nam Cao,
nhân vật Trương Dự có nói một câu: “Ở đây có một con gà mái tơ rất đẹp, tôi
muốn mua về để nuôi”. Ngữ “Con gà mái tơ” không phải để chỉ một con gà mà
để chỉ người con gái. Như vậy, nghĩa chiếu vật ở đây là ‘người con gái’.
Phân tích nghĩa của các từ ngữ gọi nhân vật trong văn chương nói chung,
trong văn Vi Hồng nói riêng là xác định nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiểu
vật này.
1.1.1.4. Phân biệt hiện tượng đồng nghĩa biểu vật và đồng nghĩa chiếu vật
Cần phân biệt hiện tượng đồng nghĩa biểu vật và đồng nghĩa chiếu vật. Có
khi các từ ngữ đồng nghĩa biểu vật cũng đồng nghĩa chiếu vật (đồng sở chỉ).
Chẳng hạn, như từ phụ nữ và từ đàn bà trong ví dụ sau đây:
Ví dụ (1): Phụ nữ lại càng phải phấn đấu. Đây là lúc đàn bà phải cố gắng
để không thua đàn ông.
Song cũng có trường hợp các biểu thức ngôn ngữ đồng nghĩa chiếu vật
nhưng không đồng nghĩa biểu vật (tức từ ngữ đồng nghĩa văn cảnh, đồng nghĩa
trong hoạt động chứ không đồng nghĩa ở dạng tĩnh tại). Xem lại cách gọi nhân
vật chị Dậu của Ngô Tất Tố trong tác phẩm Tắt Đèn, tác giả đã gọi chị bằng
những cái tên, như: chị Dậu, chị ta, chị này, chị chàng con mọn. Những biểu thức

ngôn ngữ này là đồng chiếu vật vì chúng cùng được dùng để chỉ một nhân vật
song không ai gọi chúng là những từ ngữ đồng nghĩa biểu vật.
Một ví dụ khác: Một người phụ nữ tạm kí hiệu là A, ta có nhiều biểu thức
ngôn ngữ để chiếu chỉ A, chẳng hạn:
- Con của A gọi A là mẹ;
- Chồng của A gọi A là em;

13


- Mẹ của A gọi A là con;
- Chú của A gọi A là cháu;
- Con chị gái A gọi A bằng dì,...
Các biểu thức: mẹ, em, con, cháu, dì nói trên không phải là những từ đồng
nghĩa nhưng là những từ đồng chiếu vật (đồng sở chỉ).
Vậy, đồng sở chỉ (hay đồng chiếu vật) được hiểu là các biểu thức ngôn
ngữ khác nhau cùng được dùng để qui chiếu một đối tượng (đối tượng có thể là
sự vật, hành động hay tính chất).
1.1.2. Khái quát về phương thức chiếu vật (cách chiếu vật)
1.1.2.1. Khái niệm về phương thức chiếu vật
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Phương thức chiếu vật là cách thức mà con
người sử dụng để thực hiện hành vi chiếu vật. Chúng là con đường mà người
nghe tìm ra nghĩa chiếu vật từ các biểu thức chiếu vật nghe (đọc) được” [8,
tr.64].
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, phương thức chiếu vật là cách thức
mà con người sử dụng phương tiện ngôn ngữ để thực hiện hành vi chiếu vật.
Ví dụ (2): Có một đối tượng (chẳng hạn có một sinh viên trong một lớp
học tên là Hồng), tạm kí hiệu là A. Khi nói đến A, muốn người nghe/đọc hiểu
được A là ai, ta thường có ba cách dùng các biểu thức ngôn ngữ (khác nhau) để
qui chiếu A, cụ thể:

- Dùng tên riêng để qui chiếu A (nếu trong lớp chỉ có một sinh viên tên
Hồng): Cô mời bạn Hồng phát biểu ý kiến!
- Dùng một biểu thức miêu tả: Cô mời bạn mặc áo len xanh phát biểu
ý kiến!
Nếu trong lớp chỉ có một sinh viên mặc áo len xanh thì nói như vậy đã đủ
cho người nghe biết mình định nói đến ai. Ở đây là người nghe hiểu cô nói đến
Hồng.
- Dùng cách chỉ xuất: Cô mời bạn ngồi đầu bàn thứ hai, dãy giữa, phía
bên phải cô phát biểu!
14


Cách định vị không gian cho A cũng giúp người nghe xác định được A,
loại được A ra khỏi tập hợp cùng phạm trù.
Xin xem thêm các cách chiếu vật này ở mục 1.1.2.2 dưới đây.
1.1.2.2. Các phương thức chiếu vật
Tác giả Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra ba phương thức lớn để chiếu vật, đó là:
dùng tên riêng, dùng biểu thức miêu tả và dùng cách chỉ xuất. (Xem lại ví dụ vừa
dẫn).
a) Phương thức dùng tên riêng
- Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật. Chức năng cơ bản của tên
riêng là chỉ ra cá thể sự vật đúng với phạm trù của cá thể được gọi bằng tên riêng
đó. Chẳng hạn, tên riêng chỉ người có chức năng cơ bản là chỉ cá thể người trong
phạm trù người; tên riêng của sông, núi có chức năng cơ bản là chỉ ra cá thể sông,
núi trong phạm trù vật thể tự nhiên.
- Tên riêng không phải hoàn toàn không có nghĩa biểu niệm. Giả định ở
một dân tộc nào đó, tên riêng của người khác hẳn với tên riêng của đất đai, núi
sông, khác hẳn với tên riêng của động vật (có người đặt tên cho chó, mèo...),
v.v... thì chỉ cần nghe tên riêng người nghe sẽ không rơi vào tình trạng mơ hồ
chiếu vật. Lúc này phạm trù người, đất đai, sông núi mà tên riêng gợi ra (do sự

khác nhau trong cách đặt tên) là nét nghĩa biểu niệm của của tên riêng.
- Tên riêng có thể trùng nhau. Trùng tên riêng dù là của các đối tượng
thuộc một phạm trù hay không cùng một phạm trù đều dẫn đến tình trạng mơ hồ
về chiếu vật. Bởi vậy, để xác định được nghĩa chiếu vật của các tên riêng trùng
nhau đó, ta có thể thêm danh từ chung đặt trước danh từ riêng, hoặc dùng định
ngữ hay tiểu danh vào sau tên riêng, tùy theo các đối tượng trùng tên nằm trong
một phạm trù hay khác phạm trù.
Nếu các đối tượng trùng tên cùng nằm trong một phạm trù, ta thêm tiểu
danh hay định ngữ hạn định vào sau tên riêng.
Ví dụ (3): a. Cô Hà khoa Vật lí vừa cưới chồng.
b. Cô Hà Minh vừa cưới chồng.
15


Trong ví dụ (a), người nói đã dùng định ngữ ‘vật lí’ vào sau tên riêng ‘Hà’
để phân biệt ‘Hà’ của khoa ‘Vật lí’ với những ‘Hà’ khác, chẳng hạn như ‘Hà
khoa Văn’, ‘Hà khoa Sinh’, v.v... Thêm định ngữ hạn định như vậy là một cách
giúp ta xác định được nghĩa chiếu vật của các tên riêng ‘Hà’ trùng nhau trong
cùng một phạm trù.
Trong ví dụ (b), ‘Minh’ là tiểu danh được người nói thêm vào sau tên riêng
trùng nhau ‘Hà’ để giúp người nghe xác định nghĩa chiếu vật của tên riêng này.
Tiểu danh không có nghĩa là ‘tên nhỏ’ mà là một tên riêng khác, được dùng với
chức năng không phải gọi tên mà là chức năng hạn định cho một tên riêng khác.
Việc dùng một tên riêng với chức năng để hạn định cho một tên riêng khác cũng
có vại trò giúp ta xác định được nghĩa chiếu vật của những tên riêng trùng nhau.
Tiểu danh lúc này có vai trò như một định ngữ hạn định.
Nếu các đối tượng trùng tên không cùng nằm trong một phạm trù, ta dùng
danh từ chung đặt trước danh từ riêng.
Ví dụ (4) (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu): Có ba đối tượng thuộc ba phạm trù
khác nhau có cùng tên là Hương Giang, một đối tượng là khách sạn, một đối

tượng là sông và một đối tượng là người, muốn người nghe biết mình định nói
tới ai, ta thêm danh từ chung chỉ ba phạm trù trên đặt trước tên riêng, chẳng hạn:
+ Khách sạn Hương Giang;
+ Sông Hương Giang;
+ Cô hương Giang
Các từ ‘khách sạn’, ‘sông’, ‘cô’ là những danh từ chung. Những danh từ
chung này cũng giúp ta xác định được đối tượng được nói đến dưới cái tên
‘Hương Giang’ là đối tượng nào, tức đã loại được một đối tượng ra khỏi ba đối
tượng khác phạm trù cùng được gọi bằng cái tên ‘Hương Giang’ đã nói.
- Trong quá trình sử dụng, tên riêng có thể được dùng theo lối dịch chuyển
phạm trù theo phương thức chuyển nghĩa hoán dụ và quan trọng là tên riêng được
dùng để xưng hô, tức tên riêng là một trong những phương tiện ngôn ngữ dùng
để chiếu vật. Luận văn này nghiên cứu tên riêng trong văn Vi Hồng ở chức năng
thứ hai này - chức năng xưng hô.
16


×