Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.56 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ KIỀU TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÚC TIẾN
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÀO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận vân này là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

VÕ THỊ KIỀU TRANG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1


2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 3
5. Những đóng góp của đề tài...................................................................4
6. Kết cấu của luận văn.............................................................................4
7. Tổng quan các nghiên cứu....................................................................4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI...............................................................................................7
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN

ĐẦU TƯ............................................................................................................7
1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài............................................................7
1.1.2. Xúc tiến.........................................................................................10
1.1.3. Xúc tiến đầu tư..............................................................................11
1.1.4. Vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư........................................... 12
1.2. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ............................13
1.2.1. Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư.............................................. 13
1.2.2. Chuẩn bị và huy động nguồn lực xúc tiến.................................... 16
1.2.3. Tiến hành các hoạt động xúc tiến................................................. 17
1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ..............23
1.3.1. Môi trường đầu tư của địa phương............................................... 23
1.3.2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội..............................................23
1.3.3. Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới..................... 24


1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO ĐÀ NẴNG.............................................................................................24
1.4.1. Kinh nghiệm của các nước........................................................... 24
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Đà Nẵng...............................................28
1.5. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.............................................29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC

NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.................................................... 34
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...............34
2.1.1. Môi trường đầu tư của thành phố Đà Nẵng.................................. 34
2.1.2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội..............................................38
2.3. THỰC TRẠNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.....................................................................41
2.3.1. Tình hình xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư...............................41
2.3.2. Chuẩn bị và huy động nguồn lực xúc tiến đầu tư.........................48
2.3.3. Tình hình thực hiện các hoạt động xúc tiến..................................53
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÚC
TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG......................................................................................................62
3.1. XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI
62
3.2. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP....................................................... 66
3.2.1. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố......................66
3.2.2. Đề án tái cơ cấu kinh tế Đà Nẵng................................................. 70
3.3. CÁC GIẢI PHÁP.....................................................................................72
3.3.1. Hoàn thiện xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư......................72


3.3.2. Cải thiện huy động nguồn lực cho hoạt động xúc tiến đầu tư......74
3.3.3. Cải thiện các hoạt động xúc tiến đầu tư........................................75
3.3.4. Hoàn thiện môi trường đầu tư.......................................................78
KẾT LUẬN....................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN

: Doanh nghiệp

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

KTXH : Kinh tế xã hội
NĐT : Nhà đầu tư
PCI

: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

R&D : Nghiên cứu và Phát triển
IPA

: cơ quan xúc tiến đầu tư – Investment Promotion Agency

UBND : Ủy ban nhân dân
XTĐT : Xúc tiến đầu tư


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu của cả thành phố

31

1.2

Số lượng việc làm được giải quyết trong khối doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

32

1.3

Đóng góp vào thu ngân sách của thành phố của khối
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

33

2.1

Đánh giá của chuyên gia về Chương trình xúc tiến đầu

tư trực tiếp nước ngoài của thành phố

44

2.2

Đánh giá của chuyên gia về việc xác định ngành ưu tiên
xúc tiến

45

2.3

Đánh giá của chuyên gia về các hình thức xúc tiến đầu
tư đang áp dụng

48

2.4

Đánh giá của chuyên gia về trình độ nhân lực trong hoạt
động XTĐT của thành phố

49

2.5

Đánh giá của người học sau khi tham dự các khóa học
đào tạo kỹ năng xúc tiến đầu tư


50

2.6

Ngân sách cho hoạt động XTĐT

51

2.7

So sánh ngân sách dành riêng cho tổ chức các hoạt động
XTĐT giữa Đà Nẵng và các tỉnh thành trực thuộc trung

51

ương năm 2014
2.8

So sánh phân bổ ngân sách XTĐT giữa Đà Nẵng và
Điều tra của UNCTAD

52

2.9

Công cụ truyền tin được phát hành năm 2013

53



2.10

Số lượng hội nghị, hội thảo tổ chức hằng năm

54

2.11

Đánh giá của DN về tính năng động và tiên phong của
chính quyền thành phố 2013

54

2.12

Đánh giá của DN FDI về môi trường đầu tư của Đà
Nẵng năm 2013

55

2.13

Thống kê các thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh
nghiệp

56

2.14

Đánh giá khảo sát mức độ hài lòng của NĐT đối với

dịch vụ công của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư

58

2.15

Đánh giá của doanh nghiệp FDI đối với dịch vụ của
chính quyền

59

2.16

Đánh giá của DN về những chính sách hỗ trợ sản xuất
kinh doanh của chính quyền địa phương

61


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ

Tên biều đồ

Trang

2.1

FDI vào các nhóm nước giai đoạn 1995 -2013, dự báo

2014 – 2016

63

2.2

Nhóm 20 quốc gia thu hút FDI nhiều nhất thế giới

64

2.3

Dòng vốn FDI vào Đông Nam Á và Đông Á, 2007 –
2013

65

2.4

Nhóm 10 quốc gia tiếp nhận vốn FDI lớn của Châu Á

66


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, kinh tế thành phố Đà Nẵng đã có những bước tiến
vượt bậc, GDP bình quân của thành phố giai đoạn 2006 – 2013 đạt 11%, so

với tốc độ tang trưởng GDP bình quân của cả nước là 5,4%. Sự phát triển
năng động này không thể phủ nhận có vai trò quan trọng của nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài với mức đóng góp bình quân 7,77%/năm tổng vốn đầu
tư xã hội trong giai đoạn 2000-2010, riêng năm 2012 đạt 11,13% (tương
đương 43 triệu USD), đóng góp vào ngân sách không ngừng tăng qua các
năm, riêng năm 2012 ước đạt 43 triệu USD. Năm 2013, nộp ngân sách là 53,8
triệu USD. Riêng 9 tháng đầu năm 2014 là 70,16 triệu, bằng 221,3% so với
cùng kỳ năm 20131.
Kể từ khi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành, Đà Nẵng là
một trong 14 tỉnh, thành phố có mật độ doanh nghiệp FDI cao nhất cả nước.
Lũy kế đến tháng 11/2014, thành phố Đà Nẵng có 305 dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 3,374 tỷ USD. Trong đó,
vốn giải ngân ước đạt 1,63 tỷ USD (chiếm 48.3%). Quy mô vốn đầu tư bình
quân 11,06 triệu USD/dự án2. Điều này có được một phần là nhờ các hoạt
động xúc tiến đầu tư mà thành phố Đà Nẵng đã không ngừng thực hiện đổi
mới và sáng tạo trong thời gian qua. Tuy nhiên, đến hiện nay công tác xúc tiến
đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế như chưa triển khai nhiều
các cuộc hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư vào thành phố tại nhiều địa phương
trong nước và nước ngoài để quảng bá môi trường đầu tư của Đà Nẵng, công
tác xúc tiến đầu tư tại nước ngoài chưa thực sự chuyên nghiệp. Hầu hết các
cuộc hội thảo này thường kết hợp với các đoàn công tác ra nước
1 Báo cáo số 95/BC-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng về Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
tháng, ước cả năm 2014 và xây dựng kế hoạch năm 2015 ngày 07 tháng 7 năm 2014
2 Nguồn số liệu: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng


2

ngoài của lãnh đạo thành phố do đó còn hạn chế rất nhiều trong việc phối kết
hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các doanh nghiệp FDI hoạt động có

hiệu quả tại thành phố để tạo tiếng nói quan trọng và niềm tin hơn cho thành
phố, các hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố chưa tập trung một đầu mối,
còn dàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực
trọng điểm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nên các thông tin
cung cấp cho nhà đầu tư khi tìm hiểu môi trường đầu tư tại Đà Nẵng chưa
thực sự nhất quán làm mất niềm tin đối với nhà đầu tư.
Nhận thức được sự ảnh hưởng không nhỏ của vấn đề trên cũng như tầm
quan trọng của xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài nên cần thiết phải tìm ra
giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành
phố Đà Nẵng.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn vấn đề “Hoàn thiện công tác xúc
tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên
cứu của Luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm định hướng các giải pháp, kiến nghị về chính sách
thích hợp giúp Đà Nẵng hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Để trả lời cho các câu hỏi đặt ra, Luận văn cần đạt được các mục tiêu
cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đánh giá tình hình xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2014.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.


3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xúc tiến
đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động xúc tiến
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng
+ Về không gian: Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
thành phố Đà Nẵng
+ Về thời gian: Đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2013. Nghiên cứu đề xuất giải pháp
hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian đến.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng Phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lenin
kết hợp với sử dụng một số phương pháp nghiên cứu riêng phù hợp với nội
dung phân tích của luận văn, bao gồm:
- Phương pháp hồi cứu: sưu tầm, tra cứu thu thập và chọn lọc thông tin
từ các sách, báo chuyên ngành; công trình nghiên cứu và tài liệu có liên quan.
- Phương pháp tổng hợp so sánh và phân tích thống kê: khai thác tư liệu,
số liệu của các cơ quan quản lý địaphương, tham khảo thông tin từ internet.
Tổng hợp phân tích sử dụng kết quả đã công bố.
- Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến của các chuyên gia, ban,
ngành liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Nguồn dữ liệu: Đề tài thực hiện phân tích đánh giá dựa trên dữ liệu
được lấy từ các báo cáo lưu trữ, tài liệu của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Ban
quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất, Ban quản lý khu công nghệ cao của
thành phố Đà Nẵng, sách, tạp chí khoa học, internet…


4

5. Những đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ một số cơ sở lý luận về công tác xúc tiến đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Đánh giá đúng thực trạng công tác xúc tiến đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào thành phố Đà Nẵng thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các
cơ quan xúc tiến đầu tư của thành phố cũng như các tỉnh thành khác.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2. Thực trạng xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố
Đà Nẵng
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng
7. Tổng quan các nghiên cứu
- Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là
một hoạt động đầu tư có lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên
lãnh thổ của một nước khác (nước nhận đầu tư), không phải tại nước mà
doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lý một cách
có hiệu quả doanh nghiệp”.
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan
hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang
lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp.


5

- Theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 mà Quốc hội Khoá XI Việt Nam
đã thông qua có các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước
ngoài”, nhưng không có khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy nhiên,

có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu nước ngoài bỏ vốn đầu tư và
tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Philip Kotler, 2003: Xúc tiến là hoạt động thông tin marketing tới
khách hàng tiềm năng.
- Alvin G. Wint (1992): Xúc tiến đầu tư “là những nỗ lực của một chính
phủ nhằm truyền đạt thông tin về môi trường đầu tư của đất nước mình tới các
nhà đầu tư nước ngoài, thuyết phục và trợ giúp họ đầu tư hoặc tái đầu tư vào
đất nước mình”.
- Theodore H. Moran (1998) đã xem xét xúc tiến đầu tư dưới góc độ là
một vấn đề của việc phân phối thị trường và đưa ra kết luận có tính 2 chiều.
Ông cho rằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, xúc tiến đầu tư không có
ý nghĩa gì hơn là sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, làm méo mó sự
phân phối nguồn lực, hạn chế những ngành công nghiệp không được khuyến
khích. Còn ở thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, xúc tiến đầu tư lại được
giải thích như những nỗ lực của chính phủ trong việc thu hút FDI, tuy nhiên
cái giá phải trả cho sự can thiệp này là nền kinh tế có thể bị bóp méo.
- Wells and Wint (2000) thì “xúc tiến đầu tư là hoạt động thông qua
chính phủ hướng đến thu hút dòng vốn FDI”. Các hoạt động này bao gồm
quảng cáo, tổ chức hội nghị, hội thảo đầu tư, tham gia hội chợ, triển lãm, các
buổi thuyết trình, các nổ lực marketing trực tiếp (one-to-one), các buổi làm
việc cụ thể với các nhà đầu tư tiềm năng, xuất bản các ấn phẩm, kết nối nhà
đầu tư tiềm năng với doanh nghiệp địa phương, chuẩn bị những đề xuất dự án


6

(project proposals), tiến hành các nghiên cứu khả thi và hỗ trợ nhà đầu tư
đang triển khai hoạt động tại địa phương.
- PriceWaterhouseCoopers (2003) và JICA. Chiến lược xúc tiến FDI tại

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khái niệm về “xúc tiến đầu tư”
được hiểu là các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một
biện pháp tiếp thị tổng hợp của các chiến lược sản phẩm, xúc tiến và giá.
- Ngân hàng Thế giới: xúc tiến đầu tư có thể tác động lớn đến mức độ
thu hút FDI của một địa phương. Cụ thể là, gia tăng 10% trong ngân sách xúc
tiến đầu tư sẽ làm tăng 2,5% lượng vốn FDI; và với mỗi 1$ chi phí cho các
hoạt động xúc tiến đầu tư ban đầu sẽ thu về được một giá trị ròng tương ứng
gấp gần 4 lần.
- Morriset (2003), thống kê cho thấy các tổ chức xúc tiến đầu tư tập
trung nhiều nguồn lực vào vận động chính sách thường hoạt động hiệu quả
hơn và đem lại lợi ích không những cho nhà đầu tư nước ngoài mà còn cho cả
những nhà đầu tư trong nước


7

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
ĐẦU TƢ
1.1.1. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động đầu tư có lợi ích lâu
dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nước khác khác
(nước nhận đầu tư), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước
đi đầu tư) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”.

Khái niệm này nhấn mạnh đến tính lâu dài trong hoạt động đầu tư và

động cơ của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận, kiểm soát hoạt động của
các doanh nghiệp và mở rộng thị trường.
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ
kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại
khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách:

+ Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc
toàn quyền quản lý của chủ đầu tư.
+ Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có.
+ Tham gia vào một doanh nghiệp mới.
+ Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm)
+ Quyền kiểm soát: nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết
trở lên.
Khái niệm của OECD cũng nhấn mạnh đến tính lâu dài của hoạt động
đầu tư, tạo ảnh hưởng đến việc quản lý doanh nghiệp tương tự như khái niệm


8

của IMF nhưng khái niệm này chỉ ra cách thức cụ thể để nhà đầu tư tạo lập sự
ảnh hưởng này.
- Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
(UNCTAD), luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông
qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các
doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ
doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư
và các khoản vay trong nội bộ công ty.
- Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau: “Đầu
tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu

tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài
sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản
được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
- Theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 mà Quốc hội Khoá XI Việt Nam
đã thông qua có các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước
ngoài”, nhưng không có khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy nhiên,
có thể hiểu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư do nhà đầu
nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư đòi hỏi một
mối quan tâm lâu dài và phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một
chủ thể cư trú ở một nền kinh tế trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền
kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài. Chủ đầu tư phải có một
mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở một


9

nền kinh tế khác. Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một mức
sở hữu cổ phần nhất định.
Hiện nay, trên thế giới dòng vốn FDI được biểu hiện dưới nhiều hình
thức, cụ thể:
- Phân theo bản chất đầu tư:
(1) Đầu tư phương tiện hoạt động: Đầu tư phương tiện hoạt động là hình
thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện
kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu
tư vào.

(2) Mua lại và sáp nhập (M&A): Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI
trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào
nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư
hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư.
Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
- Phân theo tính chất dòng vốn:
(1) Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc
trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ
lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
(2) Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu
được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
(3) Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay
công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư
hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
- Phân theo động cơ của nhà đầu tư:
(1) Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn
tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao
động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ


10

năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản
sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó
cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình
thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi
lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
(2) Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành
đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân
công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện, nước, chi phí thông tin liên lạc, giao

thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,...
(3) Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị
trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra,
hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa
nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp
để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.
1.1.2. Xúc tiến
- Xúc tiến là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng
(Philip Kotler, 2003).
- Theo các nhà lý luận của các nước tư bản: xúc tiến là hình thái quan hệ
xác định giữa người bán và người mua, là một lĩnh vực hoạt động định hướng
vào việc chào hàng một cách năng động và có hiệu quả.
- Các nhà kinh tế ở các nước Đông Âu cho rằng: xúc tiến là một công cụ,
một chính sách thương mại nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định
hướng giữa người bán và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên truyền
nhằm mục tiêu đạt được sự chú ý và chỉ ra những lợi ích của tập khách hàng
tiềm năng về hàng hóa và dịch vụ.
- Theo giáo trình thương mại dịch vụ, xúc tiến là hoạt động thông tin
marketing đến khách hàng tiềm năng.


11

Như vậy, có thể hiểu xúc tiến là chuỗi các hoạt động nhằm tìm kiếm,
thúc đẩy những cơ hội thuận lợi hóa các hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể.
Việc xúc tiến có thể bao gồm nhiều hoạt động, với tính chất và phương thức
khác nhau, nhưng có cùng chung một mục đích là tạo ra những cơ hội cho các
bên tham gia, thúc đẩy các cơ hội đó thành hiện thức.
1.1.3. Xúc tiến đầu tƣ
- Xúc tiến đầu tư “là những nỗ lực của một chính phủ nhằm truyền đạt

thông tin về môi trường đầu tư của đất nước mình tới các nhà đầu tư nước
ngoài, thuyết phục và trợ giúp họ đầu tư hoặc tái đầu tư vào đất nước mình”
(Alvin G. Wint (1992))
- Theodore H. Moran (1998) đã xem xét xúc tiến đầu tư dưới góc độ là
một vấn đề của việc phân phối thị trường và đưa ra kết luận có tính 2 chiều.
Ông cho rằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, xúc tiến đầu tư không có
ý nghĩa gì hơn là sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, làm méo mó sự
phân phối nguồn lực, hạn chế những ngành công nghiệp không được khuyến
khích. Còn ở thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, xúc tiến đầu tư lại được
giải thích như những nỗ lực của chính phủ trong việc thu hút FDI, tuy nhiên
cái giá phải trả cho sự can thiệp này là nền kinh tế có thể bị bóp méo.
- Một cách tiếp cận khác của Wells and Wint (2000) thì “xúc tiến đầu tư
là hoạt động thông qua chính phủ hướng đến thu hút dòng vốn FDI”. Các hoạt
động này bao gồm quảng cáo, tổ chức hội nghị, hội thảo đầu tư, tham gia hội
chợ, triển lãm, các buổi thuyết trình, các nổ lực marketing trực tiếp (one-toone), các buổi làm việc cụ thể với các nhà đầu tư tiềm năng, xuất bản các ấn
phẩm, kết nối nhà đầu tư tiềm năng với doanh nghiệp địa phương, chuẩn bị
những đề xuất dự án (project proposals), tiến hành các nghiên cứu khả thi và
hỗ trợ nhà đầu tư đang triển khai hoạt động tại địa phương.
Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới trong vài năm gần đây đã


12

có cái nhìn rõ ràng hơn về nội dung cũng như tầm quan trọng của công tác
xúc tiến đầu tư. Trong nghiên cứu về “Chiến lược xúc tiến FDI tại nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do công ty PriceWaterhouseCoopers thực
hiện năm 2003 dưới sự tài trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA),
khái niệm về “xúc tiến đầu tư” được đưa ra như sau:
Theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư có thể được định nghĩa là các biện pháp
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một biện pháp tiếp thị tổng hợp

của các chiến lược sản phẩm, xúc tiến và giá.
Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm, theo khái niệm xúc tiến đầu tư, được
hiểu là chính quốc gia tiến hành xúc tiến đầu tư, xây dựng chiến lược sản
phẩm là việc quốc gia đó xây dựng chiến lược marketing phù hợp. Để làm
được điều này, họ cần phải nắm được những lợi thế cũng như bất lợi nội tại
của nước mình trong mối tương quan đến các đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược giá cả: Giá cả ở đây chính là giá cả xây dựng và hoạt động
của nhà đầu tư ở nước tiếp nhận, bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng, chi phí
cố đinh, thuế ưu đãi, thuế bảo hộ…
Chiến lược xúc tiến: bao gồm các hoạt động nhằm phổ biến thông tin
hoặc tạo dựng hình ảnh của quốc gia đó và cung cấp các dịch vụ đầu tư cho
những nhà đầu tư có triển vọng.
1.1.4. Vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tƣ
Thứ nhất, các nghiên cứu tiến hành bởi Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra
rằng xúc tiến đầu tư có thể tác động lớn đến mức độ thu hút FDI của một địa
phương. Cụ thể là, gia tăng 10% trong ngân sách xúc tiến đầu tư sẽ làm tăng
2,5% lượng vốn FDI; và với mỗi 1$ chi phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư
ban đầu sẽ thu về được một giá trị ròng tương ứng gấp gần 4 lần.
Thứ hai, xúc tiến đầu tư với các hoạt động xây dựng hình ảnh đóng vai
trò như cầu nối giúp giải quyết bất cân xứng thông tin, các hoạt động này sẽ


13

giúp các nhà tư vấn/môi giới hay chính các nhà đầu tư có được những thông
tin tổng thể, chính xác về môi trường đầu tư, thông qua đó, lợi thế cạnh tranh
của nước sở tại về thu hút đầu tư nước ngoài cũng được tăng cường, nâng cao
Thứ ba, xúc tiến đầu tư sẽ giúp môi trường đầu tư của địa phương được cải
thiện, trở nên thông thoáng, các chi phí thủ tục hành chính được giảm
thiểu, chi phí gia nhập thị trường của NĐT sẽ thấp hơn.

1.2. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƢ
1.2.1. Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tƣ
Một kế hoạch xúc tiến đầu tư sẽ là một bản phác thảo các hoạt động và
phương thức thực hiện phối hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm đạt được
mục tiêu đề ra. Trong kế hoạch xúc tiến đầu tư sẽ phải trả lời các câu hỏi ai có
nhu cầu, cần có những hoạt động xúc tiến gì và phối hợp thế nào. Các hoạt
động xúc tiến bao gồm như quảng cáo, cung cấp thông tin thị trường, gửi thư
trực tiếp, tổ chức hội thảo và các đoàn vận động đầu tư, tổ chức và tham gia
triển lãm thương mại,… cần được sắp xếp hợp lý trong một kế hoạch tổng thể.
Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư là để xác định các ngành
lĩnh vực cụ thể tại các khu vực địa lý được chọn lựa mà địa phương bạn có
nhiều khả năng thu hút.
Như vậy, một kế hoạch xúc tiến đầu tư điển hình sẽ bao gồm năm yếu tố sau:
Thứ nhất, việc xác định sản phẩm/dịch vụ sẽ được bán cho các nhà đầu tư tiền
năng. Điều này sẽ dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng (thường dưới dạng
phân tích theo mô hình SWOT) về môi trường kinh doanh của quốc gia và sự
hấp dẫn của nó với những nhà đầu tư đã được nhắm đến.
Thứ hai, tập trung vào những nhà đầu tư có tiềm năng và nhu cầu của họ.
Yếu tố này có thể liên quan đến những vấn đề sau:
(a) Quốc tịch của nhà đầu tư được nhắm đến
(b) Nguồn tài chính của hoạt động đầu tư


14

(c) Phân loại nhà đầu tư: họ là người nước ngoài, địa phương, các công
ty xuyên quốc gia hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ…
(d) Nếu có thể, xác định lý do tại sao các nhà đầu tư tiềm năng đang tìm
kiếm địa điểm đầu tư.
(e) Những thông tin sơ lược điển hình về những nhà đầu tư mục tiêu,

sắp xếp từ những thông tin cơ bản về các công ty này đến những vấn đề riêng
biệt có thể hỗ trợ cho quá trình xúc tiến.
Thứ ba, xác định nội dung cơ bản cho kế hoạch xúc tiến. Tầm quan trọng
của công tác xúc tiến đầu tư sẽ dựa trên sự hiểu biết về những thuận lợi của
địa điểm so với những yêu cầu về địa điểm của ngành nghề. Những yêu cầu
này có thể bao gồm những vấn đề đa dạng như cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên
liệu, nhân lực, khả năng tiếp cận thị trường… Những yêu cầu này có thể khác
nhau tùy thuộc vào loại ngành nghề đang được xem là mục tiêu.
Thứ tư, lựa chọn cách thức tiếp cận và những phương pháp mời gọi chính
yếu. Việc tiếp cận này càng có mục tiêu thì chiến dịch càng có hiệu quả.

Thứ năm, xác định đầy đủ mục tiêu đầu tư và quy trình giám sát kế
hoạch xúc tiến đầu tư. Các loại mục tiêu có thể được thiết lập dưới dạng mục
tiêu đầu tư bao gồm:
(a) Các công ty được tiếp xúc
(b) Số lượng các chuyến viếng thăm địa điểm sẽ đầu tư
(c) Tầm cỡ và giá trị của việc đầu tư
(d) Lao động được tuyển dụng
Trên cơ sở năm yếu tố trên, kế hoạch xúc tiến đầu tư được xây dựng
theo 3 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Đánh giá tiềm năng và nhu cầu đầu tư
- Xác định các mục tiêu của cơ quan và mục tiêu phát triển của đất
nước: Các mục tiêu xúc tiến đầu tư của cơ quan cần phản ánh mục tiêu phát


15

triển của quốc gia để tối đa hóa lợi ích của những nổ lực xúc tiến.
- Khảo sát các xu hướng của đầu tư nước ngoài và các ảnh hưởng bên
ngoài: Khảo sát xu hướng FDI cho biết những yếu tố nào hấp dẫn nhà đầu tư

và điều gì có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ. Qua đó quốc gia tiến hành
khảo sát có thể xác định các ngành, lĩnh vực tiềm năng để hướng tới.
- Tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)

- Phân tích các đối thủ cạnh tranh: cùng với việc phân tích SWOT giúp
xác định khả năng cạnh tranh của một đất nước dưới góc độ là một điểm đến
đầu tư.
Kết thúc bước 1 sẽ cho thấy một bức tranh hiện tại về đất nước để xác
định lĩnh vực, ngành nghề mà đất nước đó có khả năng thu hút như trình bày
ở bước 2.
Bước 2: Hướng tới các ngành và các khu vực có nguồn vốn đầu tư
- Xây dựng một danh sách dài các ngành: Danh sách sơ bộ các ngành
có khả năng hướng tới bao gồm các ngành đã có, các ngành tại các nước cạnh
tranh, hoặc các nước có điều kiện tương tự.
- Phân tích các ngành: phân tích cơ cấu ngành, xác định các doanh
nghiệp chính,…
- Đánh giá sự phù hợp của ngành với đất nước: mỗi ngành cần được
đánh giá sự phù hợp của nó với các mục tiêu phát triển của quốc gia và các
thuộc tính cụ thể của nước bạn
- Lập danh sách ngắn các ngành phù hợp nhất: Bằng cách chấm điểm
cho mỗi ngành về sự phù hợp của nó. Danh sách này nên gồm càng nhiều lĩnh
vực càng tốt mà không đè nặng lên các nguồn lực của quốc gia.
- Hướng đến các khu vực địa lý có nguồn đầu tư: Các quốc gia được
chọn phụ thuộc vào các ngành hướng tới và quy mô của các chuyến đi cũng
như đại diện ở nước ngoài.


16

Bằng việc xác định các loại ngành trọng tâm hướng tới, một chiến lược

marketing sẽ được xây dựng phù hợp với những yêu cầu cụ thể của các công
ty trong ngành.
Bước 3: Xây dựng cách thức xúc tiến đầu tư
- Điều chỉnh phương pháp xúc tiến đầu tư: Các ngành,các công ty có
quốc tịch khác nhau cần áp dụng những kỹ thuật xúc tiến khác nhau.
- Đánh giá chức năng tổ chức và trách nhiệm của cơ quan tiến hành
hoạt động xúc tiến đầu tư.
- Đánh giá sử dụng ngân sách: Xác định chi phí cần thiết cho các hoạt
động xúc tiến mới và các chi phí này sẽ được trang trải như thế nào?
- Xây dựng tài liệu chiến lược: Tài liệu chiến lược sẽ trình bày rõ ràng
các mục tiêu xúc tiến và các hoạt động dự kiến trong thời gian tới.
Như vậy chiến lược xúc tiến đầu tư định hướng FDI vào các ngành,
lĩnh vực và khu vực địa lý cụ thể, qua đó tăng hiệu quả đồng vốn và giúp nền
kinh tế phát triển một cách bền vững.
1.2.2. Chuẩn bị và huy động nguồn lực xúc tiến
Bất cứ quá trình hoạt động kinh tế nào cũng cần phải sử dụng các
nguồn lực làm yếu tố đầu vào cho hoạt động đó (Mankiw (2002)). Xúc tiến
đầu tư cũng là một hoạt động kinh tế vì vậy quá trình này cũng cần phải có
các nguồn lực để duy trì hoạt động của nó. Các nguồn lực này bao gồm vốn,
lao động, công nghệ xúc tiến, các quy định và tài liệu liên quan…
Lao động là yếu tố nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực. Đây
là yếu tố kết nối các yếu tố nguồn lực khác trong quá trình xúc tiến đầu tư để
cho ra sản phẩm – các tài liệu giới thiệu về môi trường đầu tư, các dịch vụ xúc
tiến…Do đặc thù của hoạt động này nên lao động cho nó không chỉ cần số
lượng mà còn cần tới chất lượng. Nghĩa là lao động làm việc xúc tiến đầu tư
phải được đào tạo và phải có kỹ năng nhất định. Đây cũng là mặt yếu kém của


×