Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến mức độ CÔNG bố THÔNG TIN bắt BUỘC TRÊN THUYẾT MINH báo cáo tài CHÍNH của các DOANH NGHIỆP NIÊM yết TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ SANG TÂY

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN BẮT BUỘC TRÊN
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ SANG TÂY

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN BẮT BUỘC TRÊN
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 60.34.03.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM HOÀI HƢƠNG

Đà Nẵng - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguôn tài liệu đều
được tác giả trích dẫn và ghi cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.
Đà nẵng, ngày 1 tháng 8 năm 2016
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Sang Tây


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Kết cấu của đề tài .................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG
TIN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ

THÔNG TIN .................................................................................................... 8
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ
THÔNG TIN TRÊN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH .................... 8
1.1.1. Khái niệm công bố thông tin và tầm quan trọng của việc công bố
thông tin............................................................................................................. 8
1.1.2. Thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính ................................. 14
1.2. CÁC LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................. 15
1.2.1. Lý thuyết đại diện ........................................................................... 15
1.2.2. Lý thuyết tín hiệu ............................................................................ 17
1.2.3. Lý thuyết chi phí chính trị ............................................................... 17
1.2.4. Lý thuyết chi phí sở hữu ................................................................. 18
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN ................................................................................................... 19
1.3.1. Quy mô doanh nghiệp ..................................................................... 19
1.3.2. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp ............................................... 19


1.3.3. Đòn bẩy nợ ...................................................................................... 20
1.3.4. Công ty kiểm toán độc lập .............................................................. 20
1.3.5. Thời gian niêm yết của doanh nghiệp ............................................. 21
1.3.6. Khả năng thanh toán ....................................................................... 21
1.3.7. Sàn giao dịch chứng khoán mà công ty đang niêm yết .................. 21
1.3.8. Mức độ độc lập của hội đồng quản trị ............................................ 22
1.3.9. Tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc..................................................................... 23
1.3.10. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh .................................................... 23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 24
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN BẮT BUỘC
TRÊN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ..................................... 25

2.1. CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ....................................... 25
2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 25
2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 25
2.2. PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU ............................................................... 30
2.3. ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN BẮT BUỘC TRÊN
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ..................................................... 30
2.4. ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN ĐỘC LẬP ....................................................... 32
2.4.1. Biến quy mô doanh nghiệp ............................................................. 32
2.4.2. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp ............................................... 33
2.4.3. Đòn bẩy nợ của doanh nghiệp......................................................... 33
2.4.4. Công ty kiểm toán độc lập .............................................................. 33
2.4.5. Thời gian niêm yết .......................................................................... 34
2.4.6. Khả năng thanh toán ....................................................................... 34
2.4.7. Sàn giao dịch công ty niêm yết ....................................................... 34
2.4.8. Mức độ độc lập của hội đồng quản trị ............................................ 34


2.4.9. Tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc..................................................................... 35
2.4.10. Lĩnh vực kinh doanh ..................................................................... 35
2.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 38
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................ 39
3.1. THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN BẮT BUỘC TRÊN
THUYẾT MINH BCTC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................................. 39
3.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ĐỘC LẬP .......................................... 45
3.2.1. Thống kế mô tả các biến liên tục .................................................... 45
3.2.2. Thống kê mô tả các biến nhị phân .................................................. 49
3.3. PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH............ 52
3.3.1. Phân tích sự tƣơng quan giữa biến phụ thuộc và từng biến độc

lập riêng lẻ trong mô hình ............................................................................... 52
3.3.2. Phân tích sự tƣơng quan giữa các biến độc lập............................... 59
3.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG
BỐ THÔNG TIN BẮT BUỘC TRÊN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH ............................................................................................................ 60
3.4.1. Kết quả mô hình hồi quy lần thứ nhất............................................. 60
3.4.2. Kết quả mô hình hồi quy lần thứ hai............................................... 62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 71
CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ............................ 72
4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................................... 72
4.1.1. Đối với nhân tố khả năng sinh lời của doanh nghiệp ..................... 72
4.1.2. Đối vơi nhân tố đòn bẩy nợ............................................................. 73
4.1.3. Đối với nhân tố công ty kiểm toán độc lập ..................................... 74
4.1.4. Đối với nhân tố mức độ độc lập của HĐQT ................................... 75


4.1.5. Hàm ý chính sách từ các chủ thể liên quan đến việc công bố
thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTT của các công ty niêm yết ............ 75
4.2. KẾT LUẬN .............................................................................................. 80
4.2.1. Kết quả nghiên cứu đạt đƣợc .......................................................... 80
4.2.2. Những hạn chế của nghiên cứu ....................................................... 80
4.2.3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ý nghĩa


Viết tắt
BCTC

Báo cáo tài chính

BĐS

Bất động sản

CBTT

Công bố thông tin

CSKT

Chính sách kế toán

ĐBN

Đòn bẩy nợ

DN

Doanh nghiệp

GDCK

Giao dịch chứng khoán

HĐQT


Hội đồng quản trị

KNTT

Khả năng thanh toán

KTĐL

Kiểm toán độc lập

LVKD

Lĩnh vực kinh doanh

MĐĐL

Mức độ độc lập

QMDN

Quy mô doanh nghiệp

SGD

Sàn giao dịch

SHNN

Số năm niêm yết


TGNY

Thời gian niêm yết

TM

Thuyết minh

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TSCĐ

Tài sản cố định

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán

ƢTKT


Ƣớc tính kế toán


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.
3.1.

3.2.

Tổng hợp đo lƣờng các biến độc lập
Thống kê mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh
BCTC theo từng chuẩn mực
Mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC
của các công ty niêm yết

Trang
36
40

44

3.3.


Thống kê mô tả các biến độc lập liên tục

45

3.4.

Thống kê các doanh nghiệp có lợi nhận âm năm 2014

46

3.5.

3.6.

Phân tích tƣơng quan giữa biến liên tục với mức độ CBTT bắt
buộc trên thuyết minh BCTT
Nhóm thống kê phân tích Independent T-test của các biến nhị
phân

53

56

3.7.

Phân tích Independent T-test của các biến nhị phân

57

3.8.


Phân tích tƣơng quan giữa biến độc lập

59

3.9.

Kết quả kiểm định Durbin-Watson lần 1

60

3.10.

Kết quả kiểm định Anova lần 1

60

3.11.

Kết quả hồi quy bội lần 1

61

3.12.

Kết quả kiêm định Durbin-Watson lần 2

62

3.13.


Kết quả kiểm định Anova lần 2

62

3.14.

Kết quả hồi quy bội lần 2

62

3.15.

Bảng tóm tắt mối tƣơng quan giữa biến phụ thuộc và các biến
độc lập thông qua kết quả nghiên cứu

70


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

2.1.


Mô hình nghiên cứu chính thức

37

3.1.

Thống kê mô tả biến tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc

49

3.2.

Thống kê mô tả biến công ty kiểm toán độc lập

49

3.3.

Thống kê mô tả biến lĩnh vực kinh doanh

51

3.4.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT bắt buộc trên
thuyết minh BCTC

64



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thông tin trên báo cáo tài chính của một doanh nghiệp là vô cùng quan
trọng và đặc biệt hơn cả là thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính. Các
thông tin và số liệu trên thuyết minh sẽ giúp giải thích rõ hơn về các con số
tổng quát đƣợc trình bày trên bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh và báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp. Qua
đó, các đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể
phân tích, đánh giá và đƣa ra các quyết định phù hợp trong đầu tƣ hay cho
vay… Hiện nay, thông tin trên thị trƣờng chứng khoán là vô cùng nhạy cảm,
các doanh nghiệp niêm yết còn xem nhẹ việc công bố thông tin, đặt biệt là
thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính còn sơ sài, chƣa giải thích và
thuyết minh đƣợc cho những con số mà doanh nghiệp trình bày trên báo cáo
tài chính. Việc công bố các thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính phụ
thuộc và những yếu tố nào trong doanh nghiệp, liệu có phụ thuộc vào các yếu
tố bên ngoài doanh nghiệp hay không? Câu hỏi này cũng đƣợc nhiều tác giả
trong và ngoài nƣớc giải quyết qua những nghiên cứu của họ. Hầu hết, các
nghiên cứu trƣớc đây đều tập trung vào việc công bố thông tin trên báo cáo tài
chính. Nhận thấy các thông tin trên thuyết minh trên báo cáo tài chính là cụ
thể và chi tiết hơn nên tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
Qua việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông
tin bắt buộc trên thuyết minh BCTC, tác giả mong muốn đƣa ra một đánh giá
khách quan về thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam thời gian qua dựa trên quy định của



2

chuẩn mực Việt Nam về các thông tin cần thuyết minh trên báo cáo tài chính,
đồng thời phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố thuộc về quản lý, sở hữu và
đặc điểm tài chính của DN đến mức độ công bố. Từ đó rút ra hàm ý chính
sách nâng cao mức độ công bố thông tin trên thuyết minh BCTC của các
doanh nghiệp niêm yết, góp phần phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
theo hƣớng bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Định lƣợng mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh
BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin bắt
buộc trên thuyết minh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên
thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
- Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hƣởng
đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam. Từ đó đƣa ra hàm ý chính sách nhằm nâng cao mức
độ công bố thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thông tin bắt buộc công
bố trên thuyết minh báo cáo tài chính năm 2014 của các doanh nghiệp niêm
yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thông tin bắt buộc trình bày trên
thuyết minh BCTC đƣợc quy định bởi chuẩn mực kế toán Việt Nam của 100
doanh nghiệp trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam (50 doanh nghiệp trên
thị trƣờng chứng khoán TP Hồ Chí Minh và 50 doanh nghiệp trên thị trƣờng
chứng khoán Hà Nội), mẫu nghiên cứu không bao gồm các công ty tài chính,
ngân hàng và bảo hiểm.



3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Dựa trên quy định về công bố thông tin của chuẩn mực kế toán Việt
Nam, xác định danh mục các thông tin yêu cầu công bố trên thuyết minh
BCTC.
- Định lƣợng mức độ công bố thông tin dựa trên phƣơng pháp đo
lƣờng mức độ công bố thông tin đƣợc áp dụng ở các nghiên cứu trƣớc.
- Dựa vào lý thuyết đại diện, lý thuyết dấu hiệu, lý thuyết chi phí chính
trị, lý thuyết chi phí sở hữu… và kết quả của các nghiên cứu trƣớc đây để xây
dựng giả thuyết về các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin trên
thuyết minh BCTC.
- Áp dụng mô hình hồi quy bội để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến
mức độ công bố thông tin trên thuyết minh BCTC của các công ty niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, bảng biểu, và
phụ lục, luận văn đƣợc bố cục gồm 04 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công bố thông tin và các nhân tố ảnh
hƣởng đến mức độ công bố thông tin
Chƣơng 2: Thiết kế mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến
mức độ công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh báo cáo tài chính.
Chƣơng 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4: Hàm ý chính sách và kết luận.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong những năm trƣớc đây, các nghiên cứu về công bố thông tin đƣợc
rất nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu tập trung
vào mức độ công bố thông tin trong doanh nghiệp niêm yết và các công ty

chƣa niêm yết. Các nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến công bố thông


4

tin nhƣ: Năm 1994, Casol Streuly với nghiên cứu “The primary objective of
finacial reporting: How are we doing?” đã thực hiện khảo sát với 1.300 các
chuyên gia phân tích tài chính ở Mỹ. Kết quả cho thấy 53% số ngƣời đƣợc hỏi
cho biết thông tin đƣợc công bố trong BCTC hàng năm là đủ cơ sở để họ đƣa
ra quyết định đầu tƣ. Nghiên cứu đa quốc gia về minh bạch thông tin của
Meek &Gray (1995) với tựa đề “Factors influencing voluntary annual report
disloseures b U.S, U.K, and continental European miltinational corportions”
đề cập các nhân tố ảnh hƣởng đến việc công bố thông tin tự nguyên về chiến
lƣợc, thông tin tài chính và phí tài chính trên báo cáo thƣờng niên của các
công ty đa quốc gia thuộc Mỹ, Anh và lục địa Châu Âu. Hay nghiên cứu của
Zarzeski (1996) với tên gọi “Spontaneous harmoization effects of culture and
maket forces on accuting disclose practinces” trong tạp chí accouting
Horizons, kết quả chỉ ra rằng mức độ công bố thông tin phụ thuộc vào văn
hóa và sức mạnh của thị trƣờng thông qua nhân tố nhƣ doanh thu xuất khẩu,
đòn bẩy tài chính và quy mô công ty. Nghiên cứu thực hiện trên 7 quốc gia
với 256 công ty có quy mô nhỏ, vừa và lớn.
Năm 2002, tác giả Almazan và cộng sự đã công bố nghiên cứu
“Stakeholder, catital structure anh transparency”. Công trình nghiên cứu
mối quan hệ giữa tính minh bạch thông tin với quyết định cơ cấu vốn trong
doanh nghiệp và kết quả đã chỉ ra các doanh nghiệp có xu hƣớng lựa chọn cơ
cấu vốn an toàn thì mức độ minh bạch thông tin càng cao.
Năm 2003, một nghiên cứa của Jeffrey và Marie nghiên cứu mô hình
các nhân tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty, theo
nhóm tác giả, ở góc độ công ty, các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố
thông tin của doanh nghiệp là: quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, chính sách

cổ tức, kiểm toán và đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, tác giả còn cho rằng quá
trình hoạt động của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin


5

của các công ty niêm yết. Quá trình hoạt động này gồm: quy mô công ty, lĩnh
vực kinh doanh và doanh thu xuất khẩu. Năm 2004, nghiên cứu“Transparecy,
specialization and FDI” của tác giả Assaf Razin, Efraim Sadka đã phân tích
mối quan hệ giữa công bố thông tin và sự phát triển của đầu tƣ nƣớc ngoài.
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các quốc gia có dòng chảy FDI suy giảm thì
mức độ công bố thông tin kém.
Năm 2005, Nhóm tác giả Cheung và cộng sự trong nghiên cứu
“Determinants of Coporate disclosure and Transparecy: Evidence from
HongKong and Thailand” đã xem xét mức độ công bố thông tin và tính minh
bạch của công ty niêm yết ở hai thị trƣờng Hồng Kông và Thái Lan. Nghiên
cứu đã đƣa ra 2 nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin là
nhóm nhân tố tài chính và nhóm nhân tố quản trị công ty. Trong nhóm nhân
tố tài chính, tác giả đƣa ra 5 biến có ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin
gồm: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, kết quản tài chính, tài sản đảm bảo
và hiệu quả sử dụng tài sản. Đối với nhóm quản trị công ty, các biến gồm:
mức độ tập trung quyền sở hữu, cơ cấu hội đồng quản trị và quy mô hội đồng
quản trị. Nghiên cứu thực hiện khảo sát với 265 công ty niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Thái Lan và 148 công ty niêm yết trên thi trƣờng chứng
khoán Hồng Kông. Kết quả còn cho thấy mức độ công bố thông tin của các
công ty Thái Lan cao hơn nhiều so với các công ty ở Hồng Kông.
Bên cạnh các nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài, các nghiên cứu
của các tác giả trong nƣớc về công bố thông tin cũng đáng quan tâm nhƣ:
Nhóm tác giả Lê Trƣờng Vinh và Hoàng Trọng (2008) nghiên cứu về “các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp

niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư”. Trong nghiên cứu này tác giả đã
xây dựng mô hình sƣ dụng 5 biến nguyên nhân ảnh hƣởng đến tính minh bạch
thông tin bao gồm : quy mô, lợi nhuận, nợ phải trả tài sản cố định, vòng quay


6

tài sản để kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch thông tin của
các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán TP Hồ Chí Minh và
kết luận rằng chỉ có biến kết quả tài chính đại diện là chỉ tiêu lợi nhuận là ảnh
hƣởng đến tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Tuy
nhiên, quá trình tiếp cận để đề xuất mô hình của tác giả chƣa toàn diện và cỡ
mẫu khá nhỏ so với quy mô của thị trƣờng chứng khoán (30 công ty niêm
yết).
Năm 2010 nghiên cứu của tác giả Đoàn Nguyên Trang Phƣơng về các
nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy hai nhân tố chủ thể
kiểm toán và khả năng sinh lời có ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin
của doanh nghiệp niêm yết.
Nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Đình Hùng (2010) đề cập đến “Hệ
thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty
niêm yết tại Việt Nam” Trong nghiên cứu này, tác giả đã xác định các thành
phần, mối quan hệ và cơ cấu hoạt động của hệ thống kiểm soát gồm 6 thành
phần: hệ thống chuẩn mực kế toán, quy định liên quan đến công bố thông tin,
kiểm soát nội bộ, ban giám đốc, kiểm toán độc lập, ban giám đốc. Tuy nhiên,
tác giả chỉ mới dừng lại ở việc thống kê mô tả các biến đại diện mà chƣa thể
hiện đƣợc mối quan hệ giữa các nhân tố nghiên cứu cũng nhƣ mức độ ảnh
hƣởng của các biến đó đến sự minh bạch thông tin nhƣ thế nào. Đồng thời tác
giả cũng chủ yếu sử dụng phƣơng pháp định tính thể hiện cho các kết luận của
mình.

Qua việc tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc cho thấy, có rất
nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin trong doanh nghiệp.
Các nhân tố đó đƣợc xem xét ở nhiều góc độ từ vĩ mô nhƣ hệ thống kinh tế
chính trị, văn hóa đến vi mô nhƣ các đặc điểm tài chính hay đặc điểm quản trị


7

công ty. Nhìn chung, các nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài hầu hết xem
xét các nhân tố ảnh hƣởng tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau thông qua nhiều
quốc gia, rất ít nghiên cứu đi sâu vào một thị trƣờng cụ thể, trong đó chủ yếu
sử dụng phƣơng pháp định lƣợng. Trong khi đó các nghiên cứu trong nƣớc
chủ yếu tập trung vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán ở góc độ công ty. Các nghiên cứu trong
nƣớc còn mang tính đơn lẻ, tính hệ thống chƣa cao, phƣơng pháp nghiên cứu
đa phần là định tính và tập trung vào mức độ công bố thông tin nói chung.
Xác định các biến ảnh hƣởng còn chƣa đa dạng và chủ yếu là kế thừa từ
những nghiên cứu trƣớc. Và điều quan trọng hơn cả là các nghiên cứu trƣớc
chủ yếu nghiên cứu mức độ công bố thông tin trên BCTC, phạm vi nghiên
cứu khá rộng nhƣng rất ít tác giả nghiên cứu mức độ công bố thông tin trên
thuyết minh BCTC. Tác giả nhận thấy thông tin trên thuyết minh BCTC là vô
cùng quan trọng vì nó đƣợc lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình
hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng nhƣ kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp mà trong các bảng báo cáo khác không thể trình bày
rõ ràng và chi tiết. Từ việc xác định các khoảng trống trong các nghiên cứu,
bên cạnh kế thừa các nghiên cứa của các tác giả đi trƣớc, luận văn còn tập
trung phát triển thêm các nhân tố mới ảnh hƣởng đến mức độc ông bố thông
tin bắc buộc trên thuyết minh BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam.



8

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ
THÔNG TIN TRÊN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm công bố thông tin và tầm quan trọng của việc công
bố thông tin
a. Khái niệm công bố thông tin
Tùy thuộc vào trƣờng hợp thực tế cụ thể hoặc từng góc nhìn mà có các
khái niệm khác nhau về công bố thông tin. Để hiểu đƣợc công bố thông tin là
gì, luận văn tiến hành làm rõ khái niệm công bố thông tin.
Trong giao dịch tài sản, công bố thông tin liên quan đến việc ngƣời
bán, ngƣời môi giới cung cấp những thông tin liên quan và có thể ảnh hƣởng
đến giá trị tài sản. Những quy định liên quan đến thông tin phải đƣợc công bố
dù ngƣời mua có yêu cầu thông tin đó hay không. Trong kế toán, công khai
liên quan đến việc phổ biến thông tin của công ty liên quan đến hoạt động quá
khứ, dự báo cho tƣơng lai, hoạt động hiện tại và các thông tin khác mà nhà
đầu tƣ có thể yêu cầu.
Nói chung công bố thông tin là quá trình cung cấp tài liệu và những
bằng chứng liên quan (video, hình ảnh, dữ liệu…) rộng rãi cho quần chúng,
không che dấu thông tin và phổ biến rộng rãi trên các phƣơng tiện nhƣ
website, báo chí, internet.
Nội dung thông tin liên quan đến công ty niêm yết bao gồm các thông
tin trƣớc và sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng và sau khi chứng



9

khoán đƣợc niêm yết giao dịch trên thị trƣơng tập trung, các thông tin bao
gồm:
- Thông tin trên bảng cáo bạch: là bảng thông báo của công ty niêm yết
khi thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng nhằm giúp cho nhà đầu
tƣ hiểu rõ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính…và các
thông tin khác về mục tiêu phát hành chứng khoán.
- Thông tin định kỳ: là những thông tin do tổ chức niêm yết công bố
vào những thời điểm theo quy định của cơ quan quản lý nhƣ: hàng năm, bán
niên, hàng quý, hàng tháng. Nội dung thông tin liên quan đến báo cáo tài
chính, kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Các báo cáo
thƣờng niên phải có kiểm toán của tổ chức tài chính độc lập đƣợc ủy bán
chứng khoán nhà nƣớc chấp thuận.
- Thông tin bất thường: là thông tin đƣợc tổ chức niêm yết công bố
ngay sau khi xảy ra các sự kiện quan trọng, làm ảnh hƣởng đến giá chứng
khoán hoặc lợi ích của nhà đầu tƣ. Thông thƣờng, các thông tin này đƣợc
công bố trong vòng 24h sau khi xảy ra sự kiện hoặc sau 3 ngày. Nội dung các
thông tin bất thƣờng này cũng đƣợc quy định trong luật chứng khoán.
- Thông tin theo yêu cầu: là việc công bố thông tin khi ủy bán chứng
khoán hoặc sơ giao dịch chứng khoán yêu cầu công bố thông tin do có những
dấu hiệu bất thƣờng, hoặc tin đồn trên thị trƣờng có tác động đến giá chứng
khoán.
Trong bài luận văn này đề cập đế thông tin bắt buộc phải công bố trên
thuyết minh BCTC của doanh nghiệp. Mặc dù thuyết minh là phần bắt buộc
của BCTC và đã có mẫu thuyết minh BCTC, nhƣng các công ty niêm yết
thƣờng không công bố đầy đủ thông tin theo quy định. Thông thƣờng, các
công ty sẽ công bố thông tin ít nhất bằng yêu cầu tối thiểu của luật pháp để
tránh những rắc rối không đáng có. Nhƣng sự tối thiểu này nằm ở đâu thì lại



10

tuỳ thuộc vào phán xét chủ quan của đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Hơn thế
nữa, thuyết minh BCTC phải càng minh bạch càng tốt, nhƣng vẫn phải đảm
bảo các bí mật thƣơng mại và bí quyết duy trì khả năng cạnh tranh của công
ty. Trong luận văn, tác giả lấy chuẩn mực kế toán Việt Nam (phần công bố
thông tin trong mỗi chuẩn mực) làm cơ sở để đƣa các các mục thông tin bắt
buộc cần phải công bố trên thuyết mình báo cáo tài chính.
b. Tầm quan trọng của việc công bố thông tin
Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm, đặc điểm và yêu cầu công bố
thông tin, có thể thấy rằng việc công bố thông tin bắt buộc trên thuyết minh
BCTC nói riêng và công bố thông tin tài chính nói chung là hết sức cần thiết
và là một yêu cầu mang tính khách quan. Nhiều nghiên cứu cho thấy công bố
thông tin có vài trò quan trọng không chỉ với ngƣời sử dụng thông tin mà cho
cả thị trƣờng tài chính và nền kinh tế. Các bên liên quan cũng nhƣ bản thân thị
trƣờng chứng khoán đều mong muốn thông tin đƣợc công bố nhanh chóng,
kịp thời và có tính chính xác cao nhằm mục đích:
- Đối với nhà đầu tư: Công bố thông tin đầy đủ, chính xác góp phần
giảm thiểu rủi ro cho họ. Thiệt hại lớn nhất thƣờng tập trung vào các nhà đầu
tƣ thiểu số, mua chứng khoán với số lƣợng ít. Đồng thời việc ít công bố thông
tin cũng làm mất niềm tin của công chúng về sự minh bạch của công ty. Nhƣ
vậy, việc công bố thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác là điều kiện cần để
bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tƣ, giúp họ giảm thiểu rủi ro khi tham gia
vào TTCK. Nhƣ vậy, dƣới góc độ nhà đầu tƣ, mức độ công bố thông tin mang
đến niềm tin và sự bảo vệ, đồng thời giúp họ đƣa ra các quyết định hợp lý và
hiệu quả hơn.
- Đối với quản lý nhà nước: Với việc công bố thông tin đầy đủ, hợp lý
và kịp thời, các cơ quan quản lý nhà nƣớc có cái nhìn xác thực và cụ thể hơn

về TTCK. Từ đó, cơ quan quản lý nhà nƣớc sẽ có những biện pháp phù hợp


11

để hạn chế và ngăn chặn các hành vi vi phạm trên TTCK, thực hiện các chức
năng vĩ mô khác đồng thời cũng đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tƣ và các bên
tham gia trên thị trƣờng. Do vậy, ở góc độ nhà nƣớc, mức độ công bố thông
tin kịp thời, chính xác và đầy đủ giúp cho việc quản lý, giám sát đồng thời
phát hiện sai phạm đƣợc dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Đối với chính bản thân TTCK: Mức độ công bố thông tin phù hợp sẽ
góp phần xây dựng một TTCK minh bạch và hiệu quả. Vì khi các thông tin
cần đƣợc công bố bị che giấu là biển hiện của một TTCK không minh bạch.
Khi đó, nhà đầu tƣ sẽ ngại không muốn tham gia. Các nguồn vốn trong nền
kinh tế sẽ không đƣợc huy động và phân bố hiệu quả, gây tác động tiêu cực
đến nền kinh tế về nhiều mặt. Bên cạnh đó, sự chính xác và minh bạch thông
tin trên TTCK là một trong những nhân tố góp phần tăng khả năng cạnh tranh
của TTCK quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nhƣ vậy, ở góc
độ thị trƣờng, mức độ công bố thông tin chính xác góp phần tạo dựng một
TTCK hiệu quả, bềnh vững và tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội
nhập.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng mức độ công bố
thông tin trên thị trƣờng chứng khoán là vô cùng quan trọng, đặt biệt là các
thông tin bắt buộc là những thông tin tối thiểu quan trọng cần đƣợc công bố
góp phần tạo ra một TTCK hoạt động hiệu quả và minh bạch.
c. Nguyên tắc công bố thông tin
Hiện nay các công ty niêm yết đều thấy đƣợc tầm quan trọng về lợi ích
của việc công bố thông tin nhƣng họ không thể thực hiện công bố thông tin
một cách tùy tiện về hình thức, thời gian, địa điểm… mà hoạt động công bố
thông tin đã trở thành nghĩa vụ và tập quán trong kinh doanh và tuân thủ theo

một số nguyên tắc và tiêu chí nhất định. Việc đề ra các tiêu chí và nguyên tắc
mang tính chuẩn tắc trong hoạt động công bố thông tin trên thị trƣờng chứng


12

khoán, kể cả các thông tin của tổ chức niêm yết lẫn thông tin thị trƣờng là
nhằm duy trì lòng tin của các nhà đầu tƣ khi họ tham gia vào thị trƣờng chứng
khoán. Thông thƣờng, các nguyên tắc và tiêu chí cơ bản về công bố thông tin
ở hầu hết các thị trƣờng chứng khoán là:
- Tính chính xác, trung thực và đầy đủ: Đây là yêu cầu cơ bản và đầu
tiên của việc công bố thông tin. Điều này đòi hỏi tổ chức thực hiện và công bố
thông tin phải tôn trọng tính trung thực vốn có của thông tin, không đƣợc
xuyên tạc, bóp méo thông tin công bố hoặc có những hành vi cố ý gây hiểu
nhầm thông tin. Các thông tin đƣợc công bố, đặc biệt là thông tin từ các tổ
chức niêm yết là căn cứ cho hành vi mua bán của các nhà đầu tƣ trên thị
trƣờng, là một trong những vấn đề đảm bảo sự công bằng trong việc hình
thành giá cổ phiếu. Trái lại những thông tin thuộc loại tin đồn sẽ có mức độ
chính xác và độ tin cậy thấp. Nguyên tắc này đƣợc tuân thủ dựa trên cơ sở
một danh mục thông tin quan trọng và cần đƣợc cung cấp. Nói cách khác, các
tổ chức niêm yết có nghĩa vụ cung cấp tất cả các thông tin đƣợc xem là có ảnh
hƣởng đến nhận định của nhà đầu tƣ. Những thông tin nhƣ vậy bao giờ cũng
đƣợc quy định chặt chẽ trong luật chứng khoán và các quy định niêm yết và
công bố thông tin.
Một số thông tin quan trọng đƣợc cung cấp định kỳ dƣới dạng tài liệu
phải đƣợc kiểm tra kỹ để đảm bảo tính chính xác. Chẳng hạn, đó là những
thông tin về các khoản mục trên BCTC, đặc biệt là các khoản mục nằm ngoài
bảng cân đối kế toán, những thay đổi trong giá các hợp đồng giao dịch trên thị
trƣờng, các dự án đầu tƣ. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác, trung thực,
thông tin công bố cần phải đƣợc trình bày rõ ràng, không gây khó hiểu hoặc

đánh lừa ngƣời đọc. Về mặt nguyên tắc, các tổ chức phát hành phải cung cấp
cho nhà đầu tƣ những thông tin quan trọng về công ty một cách đầy đủ nhất
để từ đó các nhà đầu tƣ có thể đƣa ra các quyết định đầu tƣ chính xác và chịu


13

hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình. Nhƣng tổ chức niêm yết luôn
có sự mâu thuẫn vê lợi ích với nhà đầu tƣ về mặt công bố thông tin. Các công
ty thƣờng không muốn tiết lộ các thông tin quá bí mật. Ngƣợc lại các nhà đầu
tƣ thì muốn biết những thông tin này càng nhiều càng tốt. Vì vậy, thông tin
công bố ra bên ngoài phải minh bạch ngay cả khi thông tin đó bất lợi cho
công ty niêm yết. Về mặt lý thuyết, các cơ quan quản lý thị trƣờng đƣợc
quyền kiểm tra, xem xét nội dung các thông tin này trƣớc khi cho phép công
bố ra công chúng, nhƣ vậy các nhà đầu tƣ sẽ tránh đƣợc rủi ro khi mua chứng
khoán. Thực tế thì cơ quan quản lý không thể đánh giá đƣợc chất lƣợng của
tất cả các loại chứng khoán. Vì vậy, việc công bố thông tin cho công chúng
thì nhà đầu tƣ phải chịu hoàn toàn mọi rủi ro đối với quyết đinh đầu tƣ của
mình.
- Tính kịp thời và liên tục: trong những năm gần đây thì nguyên tắc này
đƣợc đặt biệt chú trọng. Điều này có nghĩa là thông tin phải đƣợc công bố trên
cơ sở thời gian một cách liên tục, bao gồm những thông tin tức thời và thông
tin định kỳ và cả những thông tin bất thƣờng liên quan đến công ty niêm yết.
Công bố thông tin định kỳ thông thƣờng đƣợc quy định trong luật
chứng khoán hoặc các quy định niêm yết chứng khoán, chẳng hạn báo cáo tài
chính quý hoặc năm. Những thông tin đôi khi kèm theo cả những báo cáo về
cuộc họp thảo luận, nhận định, phân tích kèm theo tình hình của ban điều
hành công ty, do vậy những thông tin này cũng phải đƣợc công bố. Những
thông tin phải đƣợc tuân thủ về mặt thời gian theo quy định, không gián đoạn.
Tuy nhiên một số thông tin có thể đƣợc công bố chậm lại hoặc không công bố

khi pháp luật cho phép ví dụ các thông tin mật liên quan đến an ninh quốc gia.
Việc công bố thông tin kịp thời sẽ giúp tránh hiểu lầm cho nhà đầu tƣ,
giảm bớt các vi phạm về giao nội gián có thể xảy ra. Với ý nghĩa đó, việc
công bố thông tin đúng thời hạn đóng vai trò quan trọng, thể hiện sự khách


14

quan của việc công bố thông tin. Vì vậy thông thƣờng các sở giao dịch hay
các trung tâm giao dịch chứng khoán buộc các công ty niêm yết phải công bố.
- Đảm bảo tính công bằng: thông tin phải đƣợc công bố rộng rãi, tổ
chức công bố thông tin không đƣợc cung cấp thông tin có một số nhà đầu tƣ
riêng biệt hoặc các bên có lợi ích khác trƣớc khi công bố rộng rãi ra công
chúng. Các trƣờng hợp ngoại lệ chỉ áp dụng khi cung cấp thông tin cho nhà tƣ
vấn các công ty định mức tín nhiệm hoặc có khi là đối tác của công ty niêm
yết đang có ý định hợp tác trong hoạt động đầu tƣ, kinh doanh.
1.1.2. Thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính
Thông tin trên thuyết minh BCTC là hệ thống các số liệu đƣợc lập để
giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh,
tình hình tài chính cũng nhƣ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua
đó, nhà đầu tƣ hiểu rõ về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
- Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng.
- Các chính sách kế toán áp dụng.
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế
toán.
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả

HĐKD
- Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong báo cáo lƣu chuyển
tiền tệ.
Trong bối cảnh TTCK sụt giảm, lạm phát gia tăng, thông qua thuyết
minh BCTC, nhiều nhà đầu tƣ đã bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về các khoản đầu


15

tƣ tài chính (ngắn hạn và dài hạn), tình trạng hàng tồn kho… của các công ty.
Bởi nếu chỉ nhìn vào bảng cân đối kế toán, có thể chúng ta hoàn toàn không
biết hoặc hiểu sai lệch về các thông tin này. Chẳng hạn, một số công ty có
khoản đầu tƣ ngắn hạn, đầu tƣ tài chính dài hạn trên bảng cân đối kế toán rất
lớn và nhà đầu tƣ lầm tƣởng đó là khoản đầu tƣ vào chứng khoán nên kết
luận, với đà suy giảm của TTCK nhƣ hiện nay thì tài chính của công ty đang
lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí có nguy cơ thua lỗ cao. Tuy nhiên, có
thể đó chỉ là khoản tiền gửi ngắn hạn tại một ngân hàng hay khoản đầu tƣ dài
hạn vào trái phiếu chính phủ, góp vốn đầu tƣ vào các công ty khác… Tất
nhiên, không loại trừ khả năng đó thực sự là khoản đầu tƣ vào chứng khoán.
Điều này, nhà đầu tƣ sẽ hiểu rõ khi đọc thuyết minh BCTC, từ đó đƣa ra
quyết định đầu tƣ chính xác nhất.
1.2. CÁC LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG
TIN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Lý thuyết đại diện
Lý thuyết đại diện đã chỉ ra sự mâu thuẫn về lợi ích trong các mối quan
hệ giữa cổ đông và nhà quản lý, giữa ngƣời quản lý là ngƣời cho vay, cổ đông
năm quyền kiểm soát và cổ đông không năm quyền kiểm soát. Theo Jensen
and Mec-Kling (1976) xác định mối quan hệ đại diện (hay quan hệ ủy thác)
nhƣ là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những ngƣời chủ principals), bổ nhiệm, chỉ định ngƣời khác, ngƣời quản lý công ty (ngƣời đại
diện - agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm

cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty. Các
mối quan hệ này có mục tiêu chung đó là lợi ích. Nhƣng không phải lúc nào
lợi ích của hai bên cũng giống nhau. Nếu cả hai bên trong mối quan hệ này
(chủ sở hữu và ngƣời quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình,
thì có cơ sở để tin rằng ngƣời quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động


×